You are on page 1of 2

QUY ĐỊNH VỀ SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và
cũng là một nguyên tắc luật định. Tuy nhiên, không phải lúc nà hợp đồng cũng được
thực hiện một cách suôn sẻ hoặc hoàn hảo. Vẫn có những biến cố xảy ra làm ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của các bên. Trong đó có những sự cố nằm
ngoài khả năng dự đoán và kiểm soát của các bên, và xảy ra không phải do lỗi của các
bên. Khi những sự cố này làm cho một bên không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ
nghĩa vụ của mình thì vấn đề trách nhiệm sẽ ra sao? Trong thực tiễn, chúng ta nghe
nhiều đến sự kiện bất khả kháng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vậy sự kiện bất khả
kháng là gì? Làm sao để được áp dụng sự kiện bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm
trong hợp đồng? Trong bài viết này, tác giả đề cập đến quy định về sự kiện bất khả
kháng và việc áp dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách
quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền,
nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.
Quy định về việc áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hoạt động kinh doanh
thương mại, cụ thể là trong các Biên bản thỏa thuận, Hợp đồng giữa hai hay nhiều bên.
Đây là một trong những cơ sở để miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật cũng như hoạt động thực tiễn áp dụng, quy định về
sự kiện bất khả kháng phải được hai bên thống nhất cách hiểu chung, chi tiết các sự
kiện xảy ra không thể lường trước, vượt quá tầm kiểm soát của một hoặc các bên đến
việc thực hiện hợp đồng. Các sự kiện như: chiến tranh, bạo động, lũ lụt, dịch bệnh, hỏa
hoạn, động đất, …. việc đình công, phá hoại ngầm, cấm vận giao thông, …; hay các
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng tới việc không thực
hiện được hoặc chậm trễ trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của một
hoặc hai Bên. Thời gian thông báo về sự kiện bất khả kháng cũng được các bên ghi
nhận tại văn bản. Trong khoảng thời gian quy định, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất
khả kháng cần phải có thông báo cho bên còn lại. Hình thức do các bên quy định: văn
bản, fax, email hoặc gọi điện liên lạc. Quá thời hạn thông báo được ghi nhận, các bên
sẽ không được loại trừ trách nhiệm. Ngoài việc được ghi nhận bằng văn bản về việc áp
dụng sự kiện bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng còn phải chứng minh được trường hợp
bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng.
Một số lưu ý cho doanh nghiệp trong việc áp dụng quy định của sự kiện bất khả
kháng. Trước khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp cần thiết lập điều khoản về bất khả
kháng về sự phù hợp đối với hợp đồng của mình. Không phải tất cả hợp đồng mà điều
khoản bất khả kháng đều được áp dụng (Ví dụ như hợp đồng tặng cho, hợp đồng vay).
Tuy nhiên, rất nhiều các hợp đồng sẽ cần có điều khoản về bất khả kháng như Hợp
đồng mua bán, xây dựng, cung cấp dịch vụ. Nếu hợp đồng của mình cần có điều khoản
bất khả kháng thì phải xem xét xem điều khoản bất khả kháng được soạn thảo như thế
nào? Lưu ý rằng danh mục các sự kiện bất khả kháng được liệt kê tại hợp đồng cũng
rất quan trọng, nó có thể bao gồm cả những trường hợp bất lợi cho mình. Ngoài ra
cũng cần phải lưu ý tại các điều khoản về bất khả kháng đã có quy định về nghĩa vụ
thông báo, thời hạn gia hạn hợp đồng, hậu quả của bất khả kháng hay chưa?
Khi hợp đồng đã được giao kết và trường hợp của doanh nghiệp thỏa mãn các
điều kiện luật định về bất khả kháng, khách hàng cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của
mình. Ví dụ nghĩa vụ phải thông báo, gia hạn hợp đồng v.v. Có cơ hội nào để hợp
đồng tiếp tục được thực hiện bằng việc gia hạn hợp đồng hay nhờ bên thứ ba?
Nếu trường hợp của doanh nghiệp không thỏa mãn điều kiện bất khả kháng, cần cân
nhắc xem mình có đủ điều kiện áp dụng Điều 420 BLDS để yêu cầu đàm phán lại hợp
đồng hoặc chấm dứt hợp đồng hay không.

You might also like