You are on page 1of 12

TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021- 2022


MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10

Phạm vi kiểm tra kiến thức: Bài 32, bài 33, bài 34, bài 36

Bài 32. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

* Câu 1 . Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào?
A. Luyện thép.
B. Luyện than.
C. Giao thông vận tải.
D. Ngành kéo sợi và dệt.
**Câu 2. Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp vì
A. cách mạng tư sản nổ ra sớm.
B. có lực lượng các nhà khoa học đông đảo.
C. có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.
D. thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 3: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp Anh là
A. tốc độ sản xuất tăng vượt bậc.
B. biến nước Anh trở thành “công xưởng thế giới”.
C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới.
D. thúc đẩy sự phát triển của các các ngành kinh tế khác ở nước Anh.

* Câu 4. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của
Giêm Oát?
A. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

* Câu 5. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của
Giêm Oát?
A. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

* Câu 6. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của
Giêm Oát?
A. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

** Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm
Oát?
A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
C. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

* Câu 8. Năm 1785, Ét-mơn Các-crai đã chế tạo ra


A. máy kéo sợi Gien-ny.
B. máy hơi nước.
C. máy dệt chạy bằng sức nước.
D. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

* Câu 9. Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã chế tạo ra


A. máy dệt chạy bằng sức nước.
B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
C. máy kéo sợi Gien-ny.
D. máy hơi nước.

* Câu 10. Năm 1769, Ác-crai-tơ đã chế tạo ra


A. máy kéo sợi Gien-ny.
B. máy hơi nước.
C. máy dệt chạy bằng sức nước.
D. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

** Câu 11. Đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghiệp Anh được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy Gien-ni.
B. Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
C. Năm 1785, Ét mơn Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước.
D. Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

* Câu 12. Năm 1814, Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công


A. đầu máy xe lửa đầu tiên.
B. máy hơi nước đầu tiên.
C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
D. máy kéo sợi Gien-ni.
*** Câu 13. So với máy kéo sợi Gien-ni của Giêm Ha-gri-vơ sáng chế năm 1764, máy kéo sợi do
Ác-crai-tơ chế tạo năm 1769 có ưu điểm là
A. Kéo được sợi nhỏ, chắc, đẹp và bền.
B. Năng suất lao động tăng gần 40 lần.
C. Giảm sức lao động cơ bắp của con người.
D. Máy hoạt động không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

*** Câu 14. Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát 1784 so với những phát
minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII-XIX là
A. làm năng suất lao động tăng.
B. được áp dụng trong sản xuất.
C. giảm sức lao động cơ bắp của con người.
D. máy móc hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

* Câu 15. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.

** Câu 16. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là
A. tư bản, nhân công, thuộc địa.
B. sự phát triển kĩ thuật, nhân công.
C. tư bản, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
D. nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.

** Câu 17. Nội dung nào dưới đây là một trong những tiền đề dẫn đến cách mạng công nghiệp
Anh thế kỉ XVIII-XIX?
A. Nước Anh có Hệ thống thuộc địa rộng lớn.
B. Giai cấp tư sản sớm tiến hành các cuộc phát kiến địa lý.
C. Giai cấp tư sản Anh tích lũy được nguồn tư bản lớn.
D. Kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa sớm thâm nhập vào nông nghiệp.

** Câu 18. Nội dung nào dưới đây là một trong những tiền đề dẫn đến cách mạng công nghiệp
Anh thế kỉ XVIII-XIX?
A. Lực lượng lao động đông đảo, có trình độ kĩ thuật.
B. Nước Anh có Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Giai cấp tư sản sớm tiến hành các cuộc phát kiến địa lý.
D. Kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa sớm thâm nhập vào nông nghiệp.

* Câu 19. Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp
thế kỉ XIII-XIX?
A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Các thành thị đông dân xuất hiện ngày càng nhiều.
D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.

* Câu 20. Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp
thế kỉ XIII-XIX?
A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
B. Các thành thị đông dân xuất hiện ngày càng nhiều.
C. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.

** Câu 21. Vì sao cách mạng công nghiệp làm cho giai cấp vô sản ngày càng trở nên đông đảo?
A. Do bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nên họ cần tập hợp lực lượng để tự vệ.
B. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp làm nông dân trở thành giai cấp vô sản.
C. Giai cấp nông dân muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn ở các thành phố.
D. Cần có nhiều lao động sử dụng các loại máy móc mới được phát minh.

* Câu 22. Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp
thế kỉ XVIII-XIX?
A. Giai cấp vô sản ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề.
B. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
C. Tạo ra sự khủng hoảng kinh tế theo chu kì ở các nước tư bản.
D. Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân.

* Câu 23. Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp
thế kỉ XVIII-XIX?
A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
B. Giai cấp vô sản ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề.
C. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
D. Tạo ra sự khủng hoảng kinh tế theo chu kì ở các nước tư bản.

* Câu 24.Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp
thế kỉ XVIII-XIX?
A. Giai cấp vô sản ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề.
B. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
C. Tạo ra sự khủng hoảng kinh tế theo chu kì ở các nước tư bản.
D. Thúc đẩy sự chuyển trong ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

** Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp thế
kỉ XVIII-XIX?
A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
B. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
C. Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân.
D. Thúc đẩy sự chuyển trong ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 26. Dưới tác động của cách mạng công nghiệp, nước Anh đã
A. trở thành siêu cường, tài chính của thế giới.
B. hình thành nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị.
C. đủ điều kiện để tiến hành cách mạng khoa học kĩ thuật.
D. trở thành nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới.
Câu 27. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX là
A. quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
B. quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân.
C. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước tư bản châu Âu.
D. quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp.

Bài 33
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA
THẾ KỶ XIX

* Câu 1. Giữa thế kỉ XIX kinh tế miền Bắc nước Mĩ phát triển theo con đường nào?
A. Kinh tế đồn điền.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

* Câu 2. Giữa thế kỉ XIX ở miền Bắc và miền Tây nước Mĩ, loại hình kinh tế nông nghiệp nào
chiếm ưu thế?
A. Kinh tế đồn điển.
B. Kinh tế công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
C. Kinh tế nông nghiệp trống lúa mì.
D. Kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do.

* Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, miền Nam nước Mĩ kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sự bóc lột sức
lao động của
A. nô lệ.
B. nông dân.
C. công nhân.
D. bình dân.

** Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nội chiến Mĩ (1861-1865) là mâu thuẫn giữa
A. tư sản, trại chủ với chủ nô.
D. tư sản với quý tộc phong kiến.
C. tư sản với tăng lữ và quý tộc phong kiến.
D. tư sản, trại chủ với quý tộc phong kiến.

* Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến Mĩ (1861-1865) là
A. cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860.
B. mâu thuẫn giữa trại chủ, tư sản miền Bắc với chủ nô miền Nam.
C. 11 bang miền Nam tuyên bố tách khỏi liên bang.
D. Đảng Cộng hòa chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ.
** Câu 6. Cuộc nội chiến Mĩ (1861-1865) được gọi là
A. cuộc cách mạng tư sản lần hai.
B. chiến tranh li khai.
C. cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ.
D. công cuộc thống nhất đất nước.

* Câu 7. Những giai cấp nào đã lãnh đạo cuộc nội chiến Mĩ (1861-1865)?
A. Tư sản và chủ nô.
B. Tư sản và quý tộc.
C. Chủ nô và quý tộc.
D. Quý tộc tư sản hóa và chủ nô.

** Câu 8. Kết quả lớn nhất của cuộc nội chiến Mĩ (1861-1865) là gì?
A. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.
C. Xây dựng được thị trường thống nhất.
D. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

** Câu 9. Sắc lệnh cấp đất miền Tây cho dân di cư (1862) ở Mĩ có tác dụng gì?
A. Tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại.
B. Thúc đẩy kinh tế đồn điền phát triển.
C. Tăng cường lực lượng cho quân đội Hiệp bang.
D. Giải quyết nạn thất nghiệp cho dân tự do.

** Câu 10. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ (1-1-1863) có tác dụng gì?
A. Tăng cường sức mạnh quân đội liên bang.
B. Tăng cường sức mạnh quân đội hiệp bang.
C. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Tăng cường lực lượng lao động cho kinh tế đồn điền.

* Câu 11. Giữa thế kỉ XIX kinh tế miền Nam nước Mĩ phát triển theo con đường nào?
A. Kinh tế đồn điền.
B. Trại chủ nhỏ.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

* Câu 12. Cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ giữa thế kỉ XIX là
gì?
A. Sự tồn tại của chế độ nô lệ.
B. Kinh tế trại chủ nhỏ chiếm ưu thế.
C. Kinh tế đồn điền ở miền Nam.
D. Kinh tế trồng trọt và chăn nuôi chiếm ưu thế.

*** Câu 13. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức với nội chiến Mĩ
giữa thế kỉ XIX là
A. mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
B. đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. xuất phát từ mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ phong kiến.
D. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
*** Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản giữa nội chiến Mĩ với cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
giữa thế kỉ XIX là
A. lật đổ chế độ phong kiến.
B. xóa bỏ chế độ nô lệ.
C. đấu tranh thống nhất đất nước.
D. giải quyết mâu thuẫn tư sản và quý tộc phong kiến.

BÀI 34
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN
ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA

* Câu 1. Nhà bác học Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 – 1854) đã có phát minh nào?
A. Phát minh về điện.
B. Thuyết điện tử.
C. Hiện tượng phóng xạ.
D. Phát minh về tia X.
* Câu 2. Nhà bác học người Pháp Hăng-ri Béc-cơ-ren (1852 – 1908) đã có phát minh nào?
A. Phát minh về điện.
B. Thuyết điện tử.
C. Hiện tượng phóng xạ.
D. Phát minh về tia X.
* Câu 3. Nhà bác học người Đức Vin-hem Rơn ghen (1845 - 1923) đã có phát minh nào?
A. Phát minh về điện.
B. Thuyết điện tử.
C. Hiện tượng phóng xạ.
D. Phát minh về tia X.
* Câu 4. Nhà bác học Men-đê-lê-ép (Nga) đã có phát minh nào?
A. Định luật tuần hoàn.
B. Sự tiến hóa và di truyền.
C. Phản xạ có điều kiện.
D. Chế tạo thành công vác xin chống bệnh chó dại.
* Câu 5. Nhà bác học Đác-uyn (Anh) đã có phát minh nào?
A. Định luật tuần hoàn.
B. Sự tiến hóa và di truyền.
C. Phản xạ có điều kiện.
D. Chế tạo thành công vác xin chống bệnh chó dại.
* Câu 6. Nhà bác học Pháp Lu-i Pa-xtơ đã có phát minh nào?
A. Định luật tuần hoàn.
B. Sự tiến hóa và di truyền.
C. Phản xạ có điều kiện.
D. Chế tạo thành công vác xin chống bệnh chó dại.
* Câu 7. Nhà bác học Nga Páp-lốp đã có phát minh nào?
A. Định luật tuần hoàn.
B. Sự tiến hóa và di truyền.
C. Phản xạ có điều kiện.
D. Chế tạo thành công vác xin chống bệnh chó dại.
* Câu 8. Nội dung nào sau đây là phát minh ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Phát minh về điện.
B. Đầu máy xe lửa.
C. Máy hơi nước.
D. Luyện gang thép bằng than cốc.
** Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải phát minh ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Phát minh về điện.
B. Thuyết điện tử.
C. Máy hơi nước.
D. Phát minh về tia X.
* Câu 10. Nội dung nào sau đây là phát minh ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Phát minh về tia X.
B. Đầu máy xe lửa.
C. Máy hơi nước.
D. Luyện gang thép bằng than cốc.
* Câu 11. Nội dung nào sau đây là phát minh ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Thuyết electron.
B. Đầu máy xe lửa.
C. Máy hơi nước.
D. Luyện gang thép bằng than cốc.
* Câu 12. Giữa thế kỉ XIX, phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực liên lạc là gì?
A. Điện thoại cố định.
B. Máy điện tín.
C. Điện thoại di động.
D. Máy Fax.
* Câu 13. Năm 1903 đánh dấu sự kiện tiểu biểu nào dưới đây?
A. xuất hiện ô tô đầu tiên trên thế giới.
B. xuất hiện máy bay đầu tiên trên thế giới.
C. xuất hiện tàu thủy đầu tiên trên thế giới.
D. xuất hiện tàu hỏa đầu tiên rên thế giới.
* Câu 14. Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp) thuộc lĩnh vực khoa học nào?
A. Toán học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
* Câu 15. Phát minh về tia X của bác học Vin-hem Rơn ghen (Đức) thuộc lĩnh vực khoa học nào?
A. Toán học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
* Câu 16. Phát minh của bác học Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc
vật chất thuộc lĩnh vực khoa học nào?
A. Toán học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
* Câu 17. Thí nghiệm về phản xạ có điều kiện của nhà bác học Páp-lốp (Nga) thuộc lĩnh vực khoa
học nào?
A. Toán học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
* Câu 18. Phát minh của nhà bác học Lu-I Pa-xtơ (Pháp) thuộc lĩnh vực khoa học nào?
A. Toán học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
* Câu 19. Học thuyết của Đác-uyn (Anh) đề cập đến vấn đề gì?
A. Hoạt động của tế bào.
B. Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp.
C. Biến dị và di truyền.
D. Sự tiến hóa và di truyền.
* Câu 20. Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng là do?
A. phát minh ra động cơ đốt trong.
B. phát minh ra máy hơi nước.
C. phát minh ra tuốc bin phát điện.
D. dầu hỏa được khai thác.
* Câu 21. Định luật tuần hoàn của nhà bác học Men-đê-lê-ép (Nga) có vai trò gì?
A. Tìm ra các nguyên tố hóa học.
B. Xếp loại các nguyên tố hóa học
C. Đặt cơ sở cho sự phân loại các nguyên tố hóa học.
D. Hoàn thiện bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
* Câu 22. Cuối thế kỉ XIX, tìm ra tuốc bin phát điện có tác tác dụng gì?
A. Cung cấp điện năng.
B. Phục vụ cho giao thông vận tải.
C. Phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
D. Phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.
* Câu 23. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp hóa học ra đời phục vụ cho ngành nào?
A. nhuộm, phân bón.
B. nhuộm, phân bón, thuốc trừ sâu.
C. nhuộm, phân bón và thuốc nổ.
D. phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc nổ.
** Câu 24. Tác động của những thành tựu về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
là gì?
A. làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
B. thúc đẩy những chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông.
C. làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
*** Câu 25. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự tiến bộ về thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế
kỉ XIX – đầu thế kỉ XX so với cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh cuối thế kỉ XVIII?
A. chế tạo ra máy móc trong công nghiệp nhẹ.
B. máy móc được ứng dụng trong công nghiệp.
C. Máy móc hiện đại hơn.
D. Phát minh về khoa học – kĩ thuật và được ứng dụng vào sản xuất.

Bài 36:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

*Câu 1. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể.
B. Tấn công chủ xưởng.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Tấn công chủ xưởng, phá máy móc.
*Câu 2. Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra trong thời gian nào?
A. Khoảng cuối thế kỷ XIX – thế kỷ đầu XX.
B. Những năm 20, 30 của thế kỷ XIX.
C. Cuối thế kỷ XVIII – đầu XIX.
D. Những năm 1836-1848.
*Câu 3. Trong những năm 20, 30 của thế kỷ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Tăng lương, giảm giờ làm.
B. Nghỉ ngày chủ nhật hưởng lương.
C. Đòi quyền tuyển cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
*Câu 4. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân
nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
*Câu 5. Năm 1831, công nhân dệt Li-ông (Pháp) đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Thiết lập nền cộng hòa.
B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương.
C. Tự do bầu cử.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
**Câu 6. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp).
B. Phong trào Hiến chương (Anh).
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din (Đức).
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và khởi nghĩa Sơ-lê-din (Đức).
*Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức nửa
đầu thế kỷ XIX thất bại?
A. Lực lượng công nhân ít.
B. Giai cấp tư sản đang mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa liên minh với giai cấp nông dân.
*Câu 8. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Vôn-te.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ, Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Rút-xô.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
**Câu 10. Hạn chế lớn nhất của các nhà xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để xóa bỏ chế độ bóc lột.
**Câu 11. Sự kiện lịch sử nào ở nửa đầu thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học
ra đời?
A. Sự phát triển của phong trào công nhân.
B. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
C. Sự thành lập Quốc tế thứ Nhất.
D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng-ghen.
**Câu 12. Điều gì sau đây không phải là công lao của các nhà xã hội không tưởng?
A. Phê phán sâu sắc xã hội tư bản.
B. Có ý thức bảo vệ quyền lợi công nhân.
C. Dự đoán về xã hội tương lai.
D. Chỉ ra đường lối đấu tranh cho giai cấp công nhân.
*Câu 13. Khẩu hiệu đấu tranh“Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” của công nhân Li-
ông (Pháp) đòi quyền lợi
A. về kinh tế.
B. về chính trị.
C. về kinh tế và chính trị.
D. về cải thiện điều kiện làm việc.
*Câu 14. Phong trào Hiến chương ở Anh là phong trào
A. có mục tiêu kinh tế rõ ràng.
B. có mục tiêu chính trị rõ ràng.
C. có mục tiêu chính trị và được giai cấp công nhân tham gia đông đảo.
D. có mục tiêu chính trị và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng.
**Câu 15. Ý nào sau đây không phải là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc.
B. Kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng.
C. Xây dựng xã hội mới bằng tuyên truyền, thuyết phục, nêu gương.
D. Xây dựng xã hội mới bằng đấu tranh vũ trang.
*Câu 16. Đóng góp tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Cổ vũ những người lao động.
B. Là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác.
C. Cổ vũ người lao động, là tiền đề cho học thuyết Mác.
D. Chỉ ra lực lượng lật đổ giai cấp tư sản.
*Câu 17. Ưu điểm của phong trào công nhân ở Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỷ XIX là
A. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
B. Xác định đúng đắn mục tiêu đấu tranh.
C. Biết đoàn kết với các giai cấp khác.
D. Có mục tiêu chính trị rõ ràng.

-----HẾT-----

You might also like