You are on page 1of 73

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ DU LỊCH MICE


LỚP HỌC PHẦN: 2021111009203
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP
Phạm Phú Gia 1921006926 19DSK
Nguyễn Ngọc Anh Thư 1921007013 19DSK
Nguyễn Mỹ Linh 1921006955 19DSK
Hoàng Thị Anh Thư 1921007012 19DLH01
Huỳnh Minh Trung 1921007028 19DLH02
Trần Nguyễn Thủy Tiên 1921007018 19DLH02
Trần Hữu Nghị 1921006977 19DLH01

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS. TRẦN THỊ THÙY TRANG

HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2020 – 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS. TRẦN THỊ THÙY TRANG


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
Phân tích rủi ro bên ngoài và
bên trong khi tổ chức MICE tại
TP.HCM.
1 Nguyễn Ngọc Anh Thư 1921007013 Biện pháp tránh rủi ro khi tổ
chức MICE tại TP.HCM
Tổng hợp word và hoàn thành
bản word

Giải pháp phát triển du lịch


2 Nguyễn Mỹ Linh 1921006955 MICE về cơ chế chính sách và
phát triển sản phẩm du lịch

Lập bảng phân tích SWOT và


3 Hoàng Thị Anh Thư 1921007012
các xây dựng chiến lược
Cơ sở lý thuyết
4 Phạm Phú Gia 1921006926
Hỗ trợ chỉnh sửa word

Điều kiện để TP.HCM phát


triển du lịch MICE, So sánh
5 Huỳnh Minh Trung 1921007028
tương quan loại hình MICE ở
TP.HCM và Đà Nẵng

Lý do chọn điểm đến, Tổng


quan về TP.HCM, Tình hình
6 Trần Nguyễn Thủy Tiên 1921007018
phát triển du lịch MICE tại
TP.HCM

Giải pháp phát triển du lịch


Mice về đầu tư, về quảng bá và
7 Trần Hữu Nghị 1921006977
xúc tiến sản phẩm du lịch và về
phát triển nguồn nhân lực
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm của chúng tôi gồm các thành viên

Nguyễn Ngọc Anh Thư MSSV: 1921007013

Nguyễn Mỹ Linh MSSV: 1921006955

Hoàng Thị Anh Thư MSSV: 1921007014

Phạm Phú Gia MSSV: 1921006926

Huỳnh Minh Trung MSSV: 1921007028

Trần Hữu Nghị MSSV: 1921006977

Trần Nguyễn Thủy Tiên MSSV: 1921007018

Chúng tôi xin cam đoan đây là dự án do chúng tôi thực hiện, là kết quả của quá
trình tìm hiểu và nghiên cứu của chúng tôi trong suốt thời gian học tập môn Quản Trị
Du Lịch MICE do Giảng viên, Tiến Sĩ Trần Thị Thùy Trang hướng dẫn. Tất cả nội
dung dưới đây chỉ là dự án, dự án này có thể sẽ trùng lắp về ý tưởng với những dự án
đã có trước đây nhưng nhóm xin cam đoan những nội dung dưới đây là những gì nhóm
đã nghiêm túc thực hiện.

Dự án có sử dụng tài liệu tham khảo và đã ghi rõ nguồn.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên TS.
Trần Thị Thùy Trang – giảng viên hướng dẫn môn Quản Trị Du lịch MICE, Trường
Đại học Tài chính – Marketing. Cô đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt những buổi học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học
Quản Trị Du Lịch MICE của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận, cô đã tận tình giải đáp
những thắc mắc cũng như luôn sẵn sàng hỗ trợ khi chúng em gặp phải khó khăn. Đồng
thời cô đã tạo nhiều cơ hội để chúng em tiếp cận với nhiều kiến thức không chỉ về mặt
lý thuyết mà còn là kinh nghiệm thực tế.

Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế
về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ Cô để bài tiểu luận của
chúng em được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô!
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……

Điểm chấm: ……………

Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ:..………...........................................………

Ngày ....... tháng ........ năm...........

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

……………………………
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................

1.1. Khái niệm du lịch MICE....................................................................................................

1.2. Các loại hình MICE...........................................................................................................

1.2.1. Theo phân khúc thị trường của MICE.........................................................................

1.2.2. Phân theo mục đích cơ bản của chuyến đi du lịch MICE, bao gồm:...........................

1.2.3. Phân theo phạm vi lãnh thổ.........................................................................................

1.2.4. Phân theo hình thức tổ chức chuyến đi........................................................................

1.2.5. Phân loại đối tượng khách hàng của du lịch MICE.....................................................

1.3. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE...........................................................

1.3.1. Đặc trưng của loại hình du lịch MICE.......................................................................

1.3.2. Các yếu tốc đảm bào cho sự thành công của MICE..................................................

1.3.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch MICE..............................................................

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG DU LỊCH MICE TẠI TP.HCM...........................................

2.1. Lý do chọn điểm đến.....................................................................................................

2.2. Tổng quan về TP.HCM..................................................................................................

2.2.1. Lịch sử hình thành.....................................................................................................

2.2.2. Vị trí địa lý – khí hậu.................................................................................................

2.2.3. Văn hóa – xã hội........................................................................................................

2.2.4. Kinh tế.......................................................................................................................

2.2.5. Tiềm năng du lịch......................................................................................................

2.3. Tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM............................................................

2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM.........................................
2.3.2. Tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM........................................................

2.4. Điều kiện để TP.HCM phát triển du lịch MICE.............................................................

2.4.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật...........................................................................................

2.4.2. Phương tiện vận chuyển............................................................................................

2.4.3. Nguồn nhân lực.........................................................................................................

2.4.4. Điểm tham quan hấp dẫn...........................................................................................

2.4.5. Vui chơi giải trí, mua sắm.........................................................................................

2.4.6. Ẩm thực.....................................................................................................................

2.4.7. An ninh, an toàn........................................................................................................

2.5. So sánh tương quan loại hình MICE ở TP.HCM và Đà Nẵng.......................................

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP................................

3.1. Đánh giá thực trạng..........................................................................................................

3.2. Các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động du lịch MICE tại TP.HCM...............................

3.2.1. Các rủi ro về tự nhiên................................................................................................

3.2.2. Các rủi ro thuộc về yếu tố bên ngoài.........................................................................

3.2.3. Các rủi ro thuộc về yếu tố bên trong..........................................................................

3.3. Giải pháp cho các rủi ro tại điểm đến...............................................................................

3.3.1. Đối với rủi ro về tự nhiên..........................................................................................

3.3.2. Đối với rủi ro bên ngoài............................................................................................

3.3.3. Đối với rủi ro bên trong.............................................................................................

CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở THÀNH PHỐ HỒ


CHÍ MINH.................................................................................................................................

4.1. Về cơ cấu chính sách........................................................................................................

4.2. Về sản phẩm – dịch vụ du lịch.........................................................................................

4.2.1. Củng cố và cải thiện các sản phẩm du lịch đã có để làm nền tảng vững chắc
cho sự phát triền của du lịch MICE.....................................................................................
4.2.2. Xây dựng các sản phẩm mới mang tính đặc thù của Thành phố Hồ Chí
Minh 41

4.2.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm khác....................................................................

4.3. Về đầu tư..........................................................................................................................

4.3.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE:........................

4.3.2. Giải pháp đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao....................................

4.3.3. Giải pháp đối với đầu tư xây dựng các khu trung tâm triển lãm, hội chợ,
trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại, vui chơi giải trí.........................................

4.3.4. Đầu tư xây dựng không gian, cảnh quan...................................................................

4.4. Về xúc tiến, quảng bá.......................................................................................................

4.5. Về phát triển nhân lực......................................................................................................

4.5.1. Công tác bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn của cơ quan quản lý du lịch......................

4.5.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng của các doanh nghiệp du lịch MICE........................

KẾT LUẬN................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2013-2019..................................

Bảng 2.2 Bảng so sánh tương quan loại hình MICE ở TP.HCM và Đà Nẵng.............................

Bảng 3.1 Bảng SWOT................................................................................................................


1
2

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính tổng
hợp liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa cao. Du lịch ngày càng phát triển thì
khuynh hướng tiêu thụ dịch vụ du lịch cơ cấu chi tiêu của con người đang tạo nên một
thị trường du lịch rộng lớn, không còn là phạm vi của một ngành kinh tế hay ở một
quốc gia nào. Và sự phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa, tài nguyên du lịch và
mức độ thuận lợi và tiện nghi của dịch vụ do các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác
phát triển.

Cùng với sự phát triển về đời sống, văn hóa, xã hội của con người đã làm tăng vọt
nhu cầu tìm hiểu những thứ mới lạ, nghỉ dưỡng cũng như vui chơi giải trí dẫn đến nhu
cầu đi du lịch của con người. Chính vì vậy, du lịch trên thế giới có sự tăng trưởng
mạnh và có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành
một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng
cho nhiều nước đang phát triển nói chung. Theo UNWTO dự báo, hoạt động du lịch
toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019. Dự báo đến năm 2030, lượng
khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực
thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới.

Sau gần 30 năm đổi mới, ngành du lịch ở nước ta nói chung và ở Thành Phố Hồ Chí
Minh nói riêng đã và đang gặt hái được những thành quả to lớn. Theo UNWTO, phần
lớn điểm đến ở Đông Nam Á duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam
thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây. Năm 2018, Việt
Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19,9% so với năm 2017, được đánh
giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và khu vực). 7 tháng đầu năm 2019 đã
có gần 9,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm
2018. Khách du lịch quốc tế, nếu như năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc
tế đến Việt Nam thì chỉ 5 năm sau đã tăng hơn 4 lần, đạt trên 1,3 triệu lượt; đạt mốc 5
triệu lượt vào năm 2010 và hơn 18 triệu lượt vào năm 2019 – tăng 72 lần so với năm
1990. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn
2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm - được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất
trên thế giới. Khách du lịch nội địa tăng 85 lần từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85
triệu lượt vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa,
3

hội nhập quốc tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và
khả năng đi du lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc đẩy
hoạt động kinh tế trong nước. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn
trong con mắt cộng đồng quốc tế, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh
bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Với lượng khách du lịch
quốc tế và nội địa ngày càng nhiều, du lịch mang lại nguồn thu ngày một lớn cho nền
kinh tế. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng
lớp nhân dân, mang lại nguồn thu không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh
du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho
các cộng đồng dân cư địa phương. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng
ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018:
8,3% và năm 2019: 9,2%. Du lịch đang từng bước hướng tới trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn theo mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sự phát triển của Du lịch đã thúc đẩy chất lượng đời sống xã hội của nước ta đồng thời
góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn.

Trong đó, loại hình Du Lịch MICE, loại hình du lịch được cho là sản phẩm chính
của điểm đến Thành Phố Hồ Chí Minh đang dần trở thành xu thế bởi nguồn lợi to lớn
mà loại hình du lịch này mang lại, lợi nhuận cao gấp từ 5 đến 6 lần loại hình du lịch
thông thường đã thúc đẩy chất lượng đời sống tại điểm đến du lịch được phát triển
nhanh vượt bậc bởi nhắc đến loại hình này không ai không biết đến điều kiện tiên
quyết để thực hiện nó là phải có điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tiện lợi, hiện
đại đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của nhóm du khách này.

Nhận thấy lợi ích của Du lịch nói chung và Du lịch MICE nói riêng đối với nền
kinh tế của nước nhà và càng nhận thức cụ thể hơn nữa về vai trò của các cơ quan nhà
nước phát triển du lịch, làm thế nào để đưa hình ảnh của điểm đến Thành Phố Hồ Chí
Minh gắn liền với loại hình du lịch MICE, làm thế nào để có những sản phẩm du lịch
mang chất lượng quốc tế xứng tầm với sự xa xỉ trong nhu cầu tiêu dùng của loại hình
này. Đây chính là dự án do nhóm tôi cùng nhau thực hiện nhằm đóng góp thêm những
ý tưởng khắc phục những thiếu xót tồn đọng ở Thành Phố Hồ Chí Minh và phát huy
những điểm mạnh sẵn có đến mức tối đa để mang lại cho du khách những trải nghiệm
đáng tin cậy và tốt nhất khi đến đây làm việc và du lịch.
4

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng của TP. Hồ Chí Minh

- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE của TP. Hồ Chí Minh

- Đề xuất các giải pháp, chiến lược để phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí
Minh

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin (thu thập dữ liệu thứ cấp): Thu thập thông tin
về đề tài, đối tượng nghiên cứu từ các văn bản, tài liệu, báo cáo, sách báo,
giáo trình, internet.

- Phương pháp xử lý thông tin (thống kê): Tổng hợp các thông tin thu thập
được và tiến hành phân tích, so sánh để đưa ra đánh giá và nhận định của
mình nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm du lịch MICE

Ngay từ khi mới manh nha ra đời, loại hình du lịch mà ở Việt Nam ta gọi là MICE,
đã có tên gọi là “Du lịch công vụ”. Từ này có mặt trong ngôn ngữ Anglo – Saxon
(Business tourism) và ngôn ngữ cộng đồng nói tiếng Pháp (Tourisme d’affaires). Ngay
từ đầu, từ “Du lịch công vụ” chỉ mới bao trùm chung một vài dạng du hành vì công
việc khoa học hoặc công việc xúc tiến thương mại.

Cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, người Mỹ mới tạo ra và sử dụng rộng rãi
cụm từ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của 4 từ phản ánh 4 tiểu ngành cơ bản của du lịch
công vụ, đó là Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (chuyến du lịch khen thưởng),
Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện).
Tuy nhiên, thuật ngữ này vốn gốc Mỹ nên không phải được mọi quốc gia sử dụng. Ví
dụ như ở Anh, người ta dùng thuật ngữ C và I  (Conference and Incentive). Để giải
quyết khó khăn này, các hiệp hội quốc tế về du lịch đã nhất trí lấy cái tên Meeting
Industry – viết tắt MI để chỉ du lịch công vụ. Như vậy, du lịch công vụ được người Mỹ
dùng thuật ngữ MICE, một số người chạy Âu thích MI, và trong nhiều trường hợp, cả
thế giới vẫn dùng từ “Du lịch công vụ” song song với việc dùng MICE hoặc MI.

Cần chấp nhận cả ba thuật ngữ trên: Business Tourism/ MICE / MI để có thể dễ
dạng trong thông tin, truyền thông.

MICE là tên ghếp chữ đầu của các từ chuyên biệt; Meeting (Hội nghị, hội thảo),
Incentive (Khen thưởng, khuyến mãi), Conference (Hội thảo, hội nghị),
Exhibition/Event/Entertainment (Triển lãm, hội chợ, Sự kiện, giải trí). Có thể định
nghĩa chung nhất, là loại hình du lịch MICE chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu
tố cấu thành nên một mô hình du lịch đem lại sự hứng khởi, thích thú tham gia của du
khách thông qua phong cách giao tiếp với nhà tổ chức tour du lịch, giúp cho khách
thấu hiểu hơn tính cách văn hóa – xã hội, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng,
từng miền du khách đến tham quan. Được hiểu như sau:

Meeting (M): là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân,
trong đó họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề. Theo Davision (Business travel and
Tourism, tr.5), thi hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận 
6

một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ, có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương
mại. Các cuộc hội thảo được chia làm hai loại. Các cuộc hội thảo được chia làm 2 loại:

 Cuộc họp giữa các công ty với nhau (Association meetings)


 Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Corporate meetings)

Incentive (I) – chuyến du lịch khen thưởng: Theo hiệp hội điều hành du lịch
(Rogers năm 1998, tr.47 theo J.Alen, Tldd) các chuyến du lịch khen thưởng là “một
công cụ quản lý toàn cầu” qua đó sử dụng trải nghiệm chuyến du lịch đặc biệt để thúc
dya963 và nhận biết người tham gia về mức tăng hiệu quả hoạt động dựa vào “mục
tiêu tổ chức”, theo J.Alen và cộng sự, 2006, nhờ vào sự đa sắc thái, độc đáo của địa
phương và quốc tế, một số quốc gia được xem là một điểm đến hàng đầu trong thị
trường du lịch khen thưởng.

Theo SITE (Business travel and Tourism, tr.6), du lịch khen thưởng là loại hình
thức kết hợp mang lại tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần
thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Bản chất Incentives được xem làn
hững cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting, Incentive thường được
tổ chức:

 Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những
chiến lược trong tương lai.
 Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu torng bán hàng
trong môi trường làm việc bên ngoài.
 Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán
hàng vượt chỉ tiêu.
 Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải hoạch định trước một năm.

Conference/ Convention (C): Ở nước Anh, người ta gọi Conference là hội nghị.
Đây là cuộc họp được tổ chức ở nơi thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng
hồ; số người tham gia dự hội họp ít nhất là 8 người; phải có chương trình cụ thể, chi
tiết và được sắp xếp trước. Một hội nghị phải được tổ chức nhằm mục đích trao đổi
những quan điểm, truyền đạt những thông diệp, đưa ra những vấn đề tranh luận hoặc
công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể.
7

Ở Mỹ, Úc và các quốc gia châu Á khác gọi là Convention. Đây là một nhóm người
vì mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ
đối với nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này cần phải mất tối thiểu 2 năm vì quy
mô lớn và thường được tổ chức bởi những hiệp đội quốc tế.

Convention được sử dụng ở Pháp là những sự kiện hàng năm được nhóm họp với
đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này có xu hướng
được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, đại biểu tham dự cùng thảo luận
một đề tài đặc biệt. Một cuộc hội thảo thường kéo dài vài ngày, các phiên họp cùng
được họp cùng một thời gian.

Hình thức hội nhập này có quy mô lớn hơn so với meeting và incentive. Các cuộc
họp thường được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham
dự hơn (được gọi là các cuộc hội thảo).

Event/Exhibition (E): Theo Davision, triển lãm, sự kiện, giải trí được xem là một
phần của ngành du lịch MICE vì chúng khuyến khích du lịch phát triển, tạo ra một nhu
cầu cao về dịch vụ du lịch, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí. Đây là một hình thức của
MICE mà qua đó nó thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Bao gồm hai
hình thức sau:

 Corporate event/ exhibition/ entertainment là hình thức hội họp nhằm mục
đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản
phẩm.
 Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất
nhiều cơ quan báo chí cũng như phương tiện truyền thông khác, đây chính là
các cuộc triển lãm.

1.2. Các loại hình MICE

Trong số nhiều bài viết trên mạng internet về chủ đề phân loại du lịch MICE, bài
viết của Wikipedia đã đưa ra một phân loại khá thuyết phục về ba nhánh thị trường
chủ yếu nằm bên trong du lịch MICE. Những ý chính trong bài của Wikipedia: Mặc dù
bốn chữ cái, biểu hiện cho 4 hợp phần của nhóm công nghiệp du lịch công vụ đã được
dùng để tạo nên từ MICE, song công nghiệp này thường được chia nhỏ thành ba phân
khúc thị trường sơ cấp (Three primary market segments) là:
8

1. Hội họp và hội nghị (Meetings and Conferences)


2. Khen thưởng (Incentives)
3. Triển lãm và Hội chợ (Exhibitions and Trade fairs)

1.2.1. Theo phân khúc thị trường của MICE

Du lịch hội họp và hội thảo

Chủ thể chủ trương tổ chức các cuộc hội họp hoặc hội nghị là các Hiệp hội và các
công ty. Mục đích hàng đầu của các hoạt động này là truyền thông, tức là cho phép sự
trao đổi ý tưởng giữa các cá nhân tham gia hội họp (Personal exchange of ideas), hoặc
cung cấp cơ hội cho sự đối thoại, tương tác hoặc nối mạng lưới liên hệ giữa các cá
nhân (Personal interaction or networking). Các cuộc hội họp có thể chỉ quy tụ ít người
(3 người trở lên), trong khi đó, các cuộc Hội nghị có thể quy tụ nhiều ngàn người tham
dự.

Để hiểu được động lực tổ chức Hội họp, Hội nghị, cần hiểu rõ hơn về các Hiệp hội
và các công ty. Một hiệp hội (Association) bao gồm một nhóm người liên kết với nhau
vì một mục đích chung. Mục tiêu trước hết của nó là nâng cao địa vị và hình ảnh của
các hội viên, tạo cơ hội tương tác và trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp và qua đó
mà tô đậm giá trị của sự tham gia làm thành viên của Hội. Hiện đang tồn tại hàng ngàn
Hiệp hội khác nhau. Có thể phân thành 7 nhóm Hiệp hội như sau:

1. Hiệp hội thương mại và chuyên ngành.


2. Hiệp hội do chính phủ tổ chức
3. Hiệp hội lao động
4. Hiệp hội ngành nghề
5. Hiệp hội khoa học và y học
6. Hiệp hội từ thiện
7. Hiệp hội SMERF (có tính xã hội, quân sự, giáo dục, tôn giáo và đoàn kết
hữu ái) 

Mỗi hiệp hội loại này đều có một không gian hoạt động chức năng riêng biệt. Việc
tham gia vào các hội họp, hội nghị của các hiệp hội là tự nguyện và cá nhân tham dự
viên phải chi tiền. Vì vậy người tổ chức du lịch Hội họp, Hội nghị phải cân nhắc kỹ
nội dung chương trình và lọc lựa các điểm đến và các cơ sở đón tiếp sao cho đáp ứng
9

được các hội viên. Các cuộc họp chủ yếu của Hội thường diễn ra 3 – 5 năm một lần và
được luân phiên tổ chức tại các địa điểm địa lý khác nhau.

Nếu như tham gia vào các Hội nghị của Hiệp hội là tự nguyện, thì việc tham gia
Hội nghị của công ty là bắt buộc. Tất cả chi phí bao gồm ăn, ở, vui chơi, giải trí đều do
công ty thanh toán.

Các cuộc họp của công ty thường ngắn, nhưng có nhiều dạng thức khác nhau: họp
quản lý, đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới, họp chiến lược tiếp thị, họp kỹ thuật –
nghiệp vụ… 

Du lịch khen thưởng

Từ lâu, du lịch khen thưởng đã được các công ty coi như một công cụ để khích lệ,
khen ngợi các nhân viên khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chẳng hạn như đạt được
mục tiêu tài chính của công ty, phát triển thành công một sản phẩm mới, hoặc hoàn
thành việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu các khách hàng cao cấp của công ty. Nơi đón
tiếp các cuộc du lịch khen thưởng là khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trên các du
thuyền cao cấp, với những chương trình nghỉ dưỡng và các tiện nghi độc đáo.

Du lịch tham gia Triển lãm, Hội chợ hay Sự kiện.

Triển lãm ngày càng được tổ chức vào thời gian trùng hợp với cuộc hội nghị
thường niên của các Hiệp hội quốc gia và quốc tế. Nó cho phép các nhà kinh doanh
chế vào và nhà cung ứng dịch vụ có thể đạt tới việc tiếp cận trực tiếp với “công chúng
mục tiêu” của công ty, giảm bớt chi phí và điều kiện tiếp xúc cũng sẽ dễ dàng hơn.
Triển lãm thường đóng cửa với công chúng rộng rãi.

Hội chợ thương mại là địa điểm dành cho những nhà cung ứng các sản phẩm hoặc
dịch vụ có quan tấm đến một ngành nghề hoặc một phân khúc thị trường nào đó. Hội
chợ thương mại thường được tổ chức hàng năm vào cùng một thời gian và cùng một
địa điểm. Có loại hội chợ đóng cửa, tức là chỉ dành riêng cho các nhà thương mại. Có
loại hội chợ mở cửa cho một bộ phận công chúng rộng rãi (ví dụ Hội chợ về nhà ở và
vườn, hội chợ xe hơi).

Sự kiện là những chương trình, hoạt động có quy mô, có giới hạn lượng người
tham gia hoặc không xác định được lượng người tham gia nhằm xúc tiến, tôn vinh,
quảng bá một giá trị nào đó bằng cách thu hút sự quan tâm, chú ý của các đối tượng
10

khác nhau. Ví dụ cho loại hình này như các chương trình liên hoan, lễ hội, các chương
trình du lịch xuất hiện tại các tỉnh thành, các quốc gia nhầm thu hút du lịch.

Ngoài cách phân loại vừa nêu, du lịch MICE còn có những cách phân loại theo
những lát cắt khác nhau như:

1.2.2. Phân theo mục đích cơ bản của chuyến đi du lịch MICE, bao gồm:

Khách M & C: mục đích chính trong chuyến đi của đối tượng khách này là hiệu
quả công việc.

Khách I: đối tượng khách này tham gia MICE với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn,
giải trí và tận hưởng cảm giác thành công trong công việc và hơn hết là sự nỗ lực, cống
hiến của họ đã được ghi nhận.

Khách E: mục tiêu chính của đối tượng khách này là tham quan, đồng đời cũng tìm
cơ hội mới trong kinh doanh.

1.2.3. Phân theo phạm vi lãnh thổ

- MICE trong nước


- MICE quốc tế:

MICE inbound

MICE outbound

1.2.4. Phân theo hình thức tổ chức chuyến đi

- Khách đoàn
- Khách lẻ

1.2.5. Phân loại đối tượng khách hàng của du lịch MICE

Hội họp và Hội nghị (Meeting/Convention/Conference)

Khách hội họp (Meeting) chia làm 2 loại: Khách Association Meeting và khách
Corperate Meeting.

Khách Association Meeting thường là những nhóm người có cùng mối quan tâm
hoặc cùng nghề nghiệp gặp gỡ để trao đổi thông tin với nhau. Họ có thể là thành viên
của các tổ chức, hiệp hội như các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức từ thiện, tổ chức tình
nguyện, tổ chức tôn giáo, các nghiệp đoàn…
11

Khách Corporate Meeting bao gồm loại: Internal Meeting và External Meeting.
Khách Internal Meeting là những người trong cùng một nhóm, một công ty hoặc một
tổ chức nhằm hội họp, trao đổi thông tin trong bội bộ công ty, tổ chức. Khách External
Meeting là những người trực thuộc giữa các công ty khác nhau tham gia nhằm thực
hiện hoạt động trao đổi về việc hợp tác, đầu tư kinh doanh giữa các công ty với nhau.

Khách hội thảo/ hội nghị (Conference/ Convention) là những chuyên giá có trình
độ ngang hàng tham gia hoạt động hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi thông tin với nhau.
Các hội nghị/ hội thảo thông thường được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia,
quốc tế lớn hoặc các chuyên đề quy mô lớn. Thành phần tham gia gồm người của
chính phủ và các cơ quan trực thuộc hoặc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

Khen thưởng (Incentive)

Hoạt động khen thưởng dành cho các đơn vị, cá nhân xuất sắc trong một công ty
hoặc một tập đoàn nhằm khuyến khách, động viên, thúc đầy thành tích và sự đoàn kết,
gắn bó giữa các thành viên với nhau và với công ty. Ngoài ra, hoạt động khen thưởng
còn dành cho nhân viên các đại lý hay các công ty có liên quan, gắn bó mật thiết với
lợi ích của công ty hoặc tập đoàn.

Sự kiện hoặc Triển lãm (Events/ Exhibition)

Sự kiện (Event): Khách tham gia sự kiện thường không giới hạn, phân loại đối
tượng cụ thể. Họ đơn thuần là những người tham gia một sự kiện nào đó hoặc khách
du lịch đến tham gia sự kiện được tổ chức như chương trình liên hoan, lễ hội.

Triển lãm (Exhibition): Hoạt động triển lãm bao gồm 2 loại: Trade show và
Consumer show. Hoạt động Trade show được dành riêng cho giới lãnh đạo kinh
doanh. Còn người tham gia Consumer show là những người tiêu dùng nhằm được giới
thiệu về sản phẩm, hàng hóa và những lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm, hàng
hóa đó.

1.3. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE.

1.3.1. Đặc trưng của loại hình du lịch MICE

MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp
với sự tổ chức và cơ sở hạ tầng nhất định.
12

Khách du lịch MICE là các tập đoàn, công ty, tổ chức, hiệp hội trong và ngoài
nước, tổ chức phi chính phủ hay chính phủ.

Dịch vụ du lịch MICE đòi hỏi cao cấp.

Đoàn du lịch MICE thường đông (vài trăm đến vài ngàn khách), với mức chi phí
tiêu cao hơn so với khách thông thường. Họ không chỉ chi tiêu trong hội nghị mà còn
ngoài hội nghị.

Cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, ăn uống, lưu trú, giải trí cho khách du lịch MICE
thường là cao cấp, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, công tác tổ chức chuyên
nghiệp, bài bản, khoa học và đầy tính sáng tạo.

Khách du lịch MICE được hưởng lợi từ lợi ich1k inh tế lẫn lợi ích hưởng thụ văn
hóa tinh thần cho cá nhân mỗi du khách.

Đối với doanh nghiệp: sau mỗi chương trình tổ chức, họ sẽ được lợi ích kinh tế là
yêu cầu sau mỗi chuyến đi đạt được mục đích kinh tế nhưng là lợi ích kinh tế phi lợi
nhuận như họ tạo thêm thương hiệu, hình ảnh, thể hiện đẳng cấp của một công ty.

Đối với cá nhân: mỗi du khách MICE được hưởng lợi ích chính là hưởng thụ
những tiện ích mà doanh nghiệp đem lại trong thời gian được nghỉ dưỡng theo sự sắp
xếp của công ty như: được ăn những món ăn ngon, ngủ những nơi sang trọng, tham
quan, giải trí những nơi có chất lượng tốt, khí hậu, phong tục tập quán địa phương,
kinh nghiệm sống tại nơi mình đến…

Kinh doanh du lịch MICE khác với các loại hình khác là các chương trình MICE
thường có nội dung đơn giản, nhưng đòi hỏi chất lượng cao, các tuyến điểm tham quan
được chọn lọc, các điểm tham quan thường gần với các trung tâm mua sắm, nghỉ
dưỡng.

Kinh doanh du lịch MICE không có tính mùa vụ, và các tour thường biến động về
số lượng, phụ thuộc vào quy mô, tính chất quan trọng của mỗi đoàn khách. Do đó, nó
không có khuôn mẫu nhất định, đòi hỏi các nhà tổ chức du lịch MICE phải lin hoạt,
nhanh nhạy với thị trường, sản phẩm và nhu cầu của khách mới có thể thực hiện được.
13

1.3.2. Các yếu tốc đảm bào cho sự thành công của MICE

Tính dễ tiếp cận: Địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo phải thuận tiện giao thông,
gần các sân bay quốc tế, trung tâm thành phố, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí.

Tính chuyên nghiệp: Các cuộc hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính chuyên nghiệp
về mọi mặt từ khâu tổ chức (chương trình chi tiết của hội thảo, hội nghị, lời giới thiệu,
lễ khai mạc, âm thanh, ánh sáng, sân khấu, phòng hội thảo), nhân sự, tài chính, kịch
bản, phương tiện kỹ thuật, tài liệu, ẩm thực, và các thứ khác từ khi khai mạc đến khi bế
mạc.

Địa điểm lưu trú: Các khách sạn đạt chuẩn quốc tế nằm gần nơi tổ chức hội thảo,
hội nghị càng tốt.

Địa điểm tổ chức tiện nghi, sang trọng: phòng hoặc hội trường tổ chức thường
được trang trí bắt mắt, thể hiện được mục đích, chủ đề của hội họp, đầy đủ trang thiết
bị âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, máy vi tính, máy quay phim, phòng Lab, micro chủ
tọa hoặc trên bàn mỗi đại biểu, máy chụp ảnh, internet Wifi…

Mức độ tin tưởng: Đảm bảo các nhà cung cấp có đủ điều kiện để đáp ứng và cam
kết thực hiện theo đúng hợp đồng.

Tính đa dạng: Nơi tổ chức phải có cảnh quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng tính văn hóa
dân tộc, đặc sắc, có nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,
phòng ca nhạc…

1.3.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch MICE

1.3.3.1. Điều kiện để khai thác khách du lịch MICE

Chính sách sản phẩm du lịch MICE

Chính sách sản phẩm du lịch MICE hiện nay chia theo địa lý và mục đích của
chuyến đi của khách hàng mục tiêu:

- Tour trong nước: tour cuối tuần, về nguồn, miền Bắc, Trung, Nam
- Tour theo chủ đề: Tour gia đình, mua sắm, nghỉ biển, văn hóa, hành
hương

Xây dựng sản phẩm du lịch MICE đặc thù


14

Định hướng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách MICE

Xây dựng hàng hóa, dịch vụ đặc thù:

- Địa điểm và không gian tổ chức hội nghị


- Trang thiết bị cần thiết cho hội nghị:

Bàn ghế phục vụ hội nghị

Vật trang trí trên bàn

Bục diễn thuyết

Phông nền của sân khấu

Ly, nước phục vụ khách trong hội nghị

Đồ ăn nhẹ/ teabreak trong hội nghị

Hệ thống âm thanh, ánh sáng

Các trang thiết bị hỗ trợ: (Thiết bị nghe nhìn: Micro, máy chiếu,
máy quay phim, chụp ảnh, ổ cắm và phích điện); Các tài liệu trình bày và
bảng tên, chỉ dẫn trong cuộc họp, pano, áp phích treo trước cửa nơi tổ
chức hội nghị, bảng tên trên bàn khách mời, bảng chỉ dẫn chỗ ngồi, chức
vụ, tên…; Các vật dụng phụ trợ khác: thuốc y tế, dây buộc, chỉ, kéo,
kim,… để phòng tình huống có thể xảy ra đối với khách.

- Trang trí đặc biệt trong nhà: trang trí như pháp khói, thiết bị phun khói
màu…

1.3.3.2. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước

- Tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua và tương lai
- Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
- Tình hình phát triển kinh tế du lịch của đất nước trong thời gian qua và
tương lai
- Xu hướng phát triển kinh tế du lịch của nước ta.

1.3.3.3. Tình hình chính trị hòa bình ổn định

- Ổn định trong nước


- Hòa bình ổn định chính trị
15

1.3.3.4. Điều kiện về văn hóa, giáo dục và con người

- Về văn hóa
- Về giáo dục
- Về con người

1.3.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch nhân văn


- Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.3.3.6. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch

- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật


- Điều kiện cơ sở hạ tầng và thiết bị
16

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG DU LỊCH MICE TẠI TP.HCM


2.1. Lý do chọn điểm đến

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt
Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương
thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Với lợi thế này,
TP.HCM đã trở thành 1 trong những điểm đến du lịch lớn có tên tuổi không chỉ trong
nước mà còn ở thế giới. Nổi tiếng bởi chất lượng cuộc sống, sự sôi nổi phát triển, sự
tiện nghi dịch vụ cùng với những công trình kiến trúc mang tầm vốc quốc tế đã biến
nơi đây trở thành một trong những thành phố phát triển loại hình du lịch MICE bậc
nhất tại Việt Nam, loại hình du lịch tuy mới nổi nhưng lại mang đến cho các doanh
nghiệp du lịch lợi nhuận rất lớn, gấp 5 – 6 lần lợi nhuận từ các hoạt động du lịch thông
thường. 

2.2. Tổng quan về TP.HCM

Được mệnh danh là “đất lành chim đậu”, thành phố Hồ Chí Minh với hơn 300
năm hình thành và phát triển, đã trở thành đô thị năng động nhất Việt Nam, có ảnh
hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của cả nước. Song vùng đất đầy
tiềm năng này được kỳ vọng sẽ sánh ngang với các thành phố lớn trong khu vực trên
nhiều lĩnh vực, nâng cao vị thế của TP.HCM trên bản đồ thế giới.

2.2.1. Lịch sử hình thành.

Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất
Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến
Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Khi đất
nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 02/7/1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn
thành thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố
có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. 

2.2.2. Vị trí địa lý – khí hậu

Nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10°10' – 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' – 106°54'
kinh độ Đông, thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
17

hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11
với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55°C.

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở
ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là
tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km
đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ
quốc tế.

2.2.3. Văn hóa – xã hội

Với diện tích 2.095,239 km2, dân số 8.993.082 người (2019) đây được xem là
nơi tập trung đông đúc dân cư nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn
hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Đất Sài Gòn – Gia Định là nơi hội tụ nhiều
dòng chảy văn hóa, là cơ cấu kiến trúc Việt – Hoa – Châu Âu. Vì trên 300 năm trước,
Bến Nghé – Sài Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập
nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào định cư ở Biên Hòa, Mỹ Tho cùng hội tụ với dân
cư bản địa. Sau đó, Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón
nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất
nước. Tính giao thoa hội tụ của những người cần cù vượt khó, hội tụ tài năng và sức
lực cả nước đã biến Sài Gòn thành một phức thể văn hóa thông qua phong tục tập
quán, cách thức ăn uống, trang phục, sinh hoạt ma chay, cưới hỏi, tôn giáo tín
ngưỡng; tinh thần đoàn kết dân tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng
yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng,
nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài...
vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và con người Thành phố.

2.2.4. Kinh tế

Thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người nhưng có
đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Kinh tế thành phố tăng
trưởng khá và ổn định qua các năm, GRDP tăng bình quân đạt 8,3%/năm, quy mô
GRDP của Thành phố năm 2020 ước chiếm 22,8% GDP cả nước và khoảng 48,4%
18

GRDP của Vùng. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 6.799 USD (cả
nước ước trên 3.000 USD/người). Cơ cấu kinh tế luôn duy trì tỷ trọng hợp lý, khu vực
dịch vụ thường xuyên giữ tỷ trọng lớn nhất trong GRDP, năm 2020 ước đạt 62,13%,
vượt chỉ tiêu đề ra là 56% - 58%, khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 24,61%.
Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 là
12,17%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GRDP. Ước thực hiện tổng thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 là 1.857.204 tỷ đồng, trong đó dự toán thu
ngân sách năm 2020 là 405.828 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước (khoảng
27%). Về đầu tư, trong năm 2019, TP có 44.004 doanh nghiệp được cấp phép thành
lập mới với tổng số vốn đăng ký là 643.244 tỷ đồng (tăng 2,01% số lượng doanh
nghiệp và tăng 10,35% về vốn đăng ký so cùng kỳ). Đối với đầu tư nước ngoài, trong
năm 2019, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
trong các doanh nghiệp trong nước, TP thu hút được 8,3 tỷ đô-la Mỹ (tăng bằng
139,45% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2018).

Từ đó thấy được trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh
luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả
nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế
trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế -
xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.2.5. Tiềm năng du lịch

Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố còn lưu giữ được nhiều
dấu tích kiến trúc xưa và cổ vật tại các hệ thống bảo tàng. Sở hữu không gian đô thị
đặc trưng, năng động và hiện đại, thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình những giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, dung hòa giữa đương đại và truyền thống,
tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt. Nhiều công trình hiện đại nổi bật đã và đang được
thành phố xây dựng cũng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách. Là nơi hội tụ cư
dân từ mọi miền đất nước, góp phần tạo nên một thành phố đa dạng văn hóa và đặc sắc
về ẩm thực. Đặc biệt với tính cách phóng khoáng, hào sảng, thân thiện và mến khách
của con người nơi đây đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách bốn hương. Hiện
nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70%
19

lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao
thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi
đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi
thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng
Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống
các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm
du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình
Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,...
đã thu hút và hấp dẫn du khách.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công
nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại
có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

2.3. Tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM


2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM

Tình hình phát triển du lịch ở TP.HCM nhìn chung trong những năm qua đã có
nhiều sự thay đổi, nhờ việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến đã giúp cho du khách trong
và ngoài nước biết nhiều hơn tới TP Hồ Chí Minh - một điểm đến thân thiện, hấp dẫn,
an toàn. Đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng ngành du lịch TP.HCM
trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Dưới đây là một vài con số
cụ thể đã được tổng hợp thống kê từ Tổng cục Thống kê và Sở Du Lịch TP.HCM.

Từ thống kê tính toán cho thấy giai đoạn 2013 – 2019, khách du lịch quốc tế
đến TP.HCM tăng bình quân 12,5%, chiếm khoảng 52% lượng khách quốc tế đến Việt
Nam.
20

Mức tăng
Lượng khách Lượng khách TP.HCM so
khách quốc tế
Năm quốc tế đến quốc tế đến với Việt Nam
đến TP.HCM
TP.HCM Việt Nam (%)
(%)

2013 4.100.000 7.572.352 55

2014 4.400.000 7 7.870.000 56

2015 4.600.000 4,6 7.940.000 57

2016 5.200.000 10 10.012.735 52

2017 6.400.000 22,8 12.900.000 50

2018 7.500.000 17,38 15.600.000 48

2019 8.600.000 13,5 18.000.000 47

Trung bình = 12,5% = 52%

Bảng 2.1 Lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2013-2019

Có thể thấy lượng khách đến TP.HCM cũng như là cả nước không ngừng tăng
qua các năm, đặc biệt là từ năm 2016 với công tác quản lý nhà nước và bồi dưỡng,
phát triển nguồn nhân lực du lịch được nâng cao, Tổng cục Du lịch đã triển khai chiến
dịch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú với việc tổ chức 16 hội nghị quán triệt chủ
trương với sự tham gia của 47 tỉnh, thành, tiến hành tổng kiểm tra cơ sở lưu trú tại 22
tỉnh, thành là địa bàn du lịch trọng điểm. Cũng năm 2016, cùng sự chung sức đồng
lòng của các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội đã tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá
xúc tiến, cũng như triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh đó
cũng đã hợp tác với các đơn vị vận chuyển cũng như các địa phương trên cả nước góp
21

phần xây dựng chính sách, phát triển ngành du lịch cả nước. Nhờ vậy từ năm 2016 du
lịch thành phố và cả nước có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đáng chú ý hơn hết là năm
2019, năm mà Du Lịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh trở nên thịnh vượng hơn bao giờ
hết 8,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 13,5% so với cùng kỳ, khách du lịch nội địa
đạt 32,77 triệu lượt, tăng 13% so với năm 2018. Tổng thu du lịch đạt trên 140 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,15% so với năm 2018.

2.3.2. Tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM

Việt Nam đăng cai các sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế như Tuần lễ cấp cao APEC
2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Châu
Á – Thái Bình Dương 2019… Mỗi sự kiện có thể đạt tới vài nghìn đến chục nghìn lượt
khách chỉ trong vài ngày. Việc tổ chức thành công các sự kiện này đã minh chứng cho
sự phát triển của du lịch MICE ở Việt Nam, đồng thời cũng là bàn đạp, là động lực
thúc đẩy, gây sự chú ý cho xu hướng phát triển loại hình du lịch này tại một số địa
phương như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,… trong đó phải kể đến TP.HCM.

Như đã phân tích ở những phần trên, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các điều
kiện để trở thành một điểm đến về du lịch sự kiện - MICE. Ngành du lịch Thành phố
cũng đã và đang chú trọng vào loại hình du lịch MICE để thu hút du khách, tăng lợi
nhuận cho ngành công nghiệp không khói này. Ngoài ra, du lịch MICE cũng được xác
định là một trong 4 loại hình du lịch chính cần hướng đến phát triển tốt trong tương lai
cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tại TP.HCM

Sở Du lịch TP.HCM đánh giá, sự tăng trưởng tích cực của ngành phải kể đến sự
đóng góp của thị trường khách công vụ (du lịch MICE) bởi đặc trưng loại hình này là
du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của
các công ty cho nhân viên, đối tác, sau khi dự hội nghị khách còn tham gia các buổi
chiêu đãi, tham quan… Thông thường các đoàn khách MICE rất đông. Vì vậy, du lịch
MICE sẽ là loại hình mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch thành phố nói
riêng.; mở ra một thị trường tiềm năng, trở thành một điểm đến mới tại Đông Nam Á.
Theo số liệu báo cáo năm 2017 của Tập đoàn tư vấn McKinsey – công ty tư vấn quản
lý toàn cầu của Mỹ, có đến 17% số du khách đến thành phố vì mục đích công việc, cao
hơn so với mức bình quân 14-15% khu vực. Ðiều này khẳng định thành phố có sức hút
22

mạnh đối với thị trường khách MICE, góp phần vào việc nâng cao giá trị kinh tế của
ngành du lịch, sự phát của thành phố. 

Trong các năm qua, ngành du lịch TP.HCM cũng đã nỗ lực và sáng tạo tổ chức
có định kỳ một số sự kiện du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, dần khẳng định
thương hiệu riêng, độc đáo của mình. Nhiều sự kiện du lịch đã được thành phố tổ chức
định kỳ như: Lễ hội Áo dài, Ngày hội Du lịch, Lễ đón khách quốc tế đầu năm, Liên
hoan Ẩm thực đất phương Nam và Lễ hội Trái cây Nam Bộ…

Để tổ chức, triển khai các sự kiện du lịch một cách hiệu quả, ngành du lịch
Thành phố luôn đề cao và nâng cao tính chuyên nghiệp bằng cách tìm hiểu nhu cầu
của người tiêu dùng du lịch trong và ngoài nước, để từ đó xác định được những hoạt
động, sự kiện cần được xây dựng và đầu tư chiều sâu. Với cách làm trên, các sự kiện
này đã phần lớn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng du lịch,
vì vậy đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho doanh nghiệp khi tham gia, dần tạo dựng được
thương hiệu độc đáo của mình và ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và hưởng
ứng.

Nổi bật, Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE HCMC 2019) với quy mô lớn nhất từ
trước tới nay đã thu hút sự tham gia của 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, 14 cơ quan xúc
tiến du lịch nước ngoài và 45 đơn vị tỉnh thành trong nước tham gia, quy mô Hội chợ
có 315 gian hàng triển lãm, tăng 10% so với năm 2018 về gian hàng và tăng 57,3% về
diện tích Hội chợ, hơn 8.000 cuộc hẹn đã được thực hiện giữa người mua và người
bán. Hội chợ có nhiều gian hàng thiết kế đẹp với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi
đã thu hút 30.000 lượt khách tham quan hội chợ, trong đó có 16.000 khách tham quan
và 14.000 khách thương mại.

Bên cạnh những thành công trên thì việc phát triển du lịch MICE tại TP.HCM
vẫn có những khó khăn, bất cập. Theo các chuyên gia du lịch nhận định, mặc dù chúng
ta có những lợi thế rõ rệt để phát triển loại hình du lịch MICE nhưng nhìn chung,
TP.HCM vẫn đang vướng phải trở ngại lớn để phát triển du lịch MICE là cơ sở vật
chất và nguồn nhân lực du lịch. Vì lượng khách mỗi chuyến du lịch MICE thường rất
đông (có khi lên đến vài nghìn người) và là đối tượng khách “cao cấp”. Ngoài ra, với
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn tồn tại những khó khăn khác như: Giá điện
cao, nhiều giấy phép con, hoạt động quản lý, kiểm tra chưa hợp lý, hiện tượng nhái
23

thương hiệu tràn lan, vấn đề ô nhiễm môi trường, tình trạng cướp giật xảy ra với du
khách…Vậy nên, muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch MICE ở TP.HCM, trong
tương lai cần có những biện pháp, chính sách cũng như phương hướng đúng đắn để
khắc phục những khó khăn này.

2.4. Điều kiện để TP.HCM phát triển du lịch MICE


2.4.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Năm 2019, TP.HCM có khoảng 2.320 khách sạn, gồm 20 khách sạn đạt chuẩn 5
sao, ngoài ra còn khoảng 120 khách sạn từ 3 sao trở lên. Các khách sạn đạt chuẩn quốc
tế, trang bị các phòng họp hiện đại, đáp ứng nhu cầu để phục vụ du lịch MICE. Một
vài khách sạn 5 sao nổi tiếng thế giới như: Sheraton, InterContinental, Novotel… trong
đó có các khách sạn từng được sử dụng trong các sự kiện quan trọng như: khách sạn
InterContinental Asiana từng đón tiếp cựu tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến
thăm Việt Nam của ông năm 2016, hay khách sạn New World từng đón tiếp nhiều
nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Mỹ George H. W. Bush (1995), Bill Clinton
(2000) và George W. Bush (2006) khi đến thăm Việt Nam, ngoài ra còn có thủ tướng
Đức Angela Merkel, cựu thủ tướng Đức Helmut Kohl, cựu thủ tướng Nhật Keizō
Obuchi, cựu thủ tướng Hàn Quốc Lee Han Dong, cựu thủ tướng Malaysia Abdullah
Ahmad…

Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lớn trung tâm hội nghị, sự kiện đa dạng
về qui mô, chất lượng và mức giá, phân bố rộng rãi để có những sự lựa chọn tốt nhất.
Các trung tâm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, nổi bật như:

 Gem Center tọa lại tại vị trí đắc địa, với diện tích mặt sàn lên đến
10.000m2 cùng 13 phòng sảnh tiệc lớn có sức chứa hơn 1.100 người
tham dự đáp ứng đủ cho tất cả các sự kiện có quy mô lớn, nhỏ.
 Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn SECC nằm ở trung tâm khu
đô thị Phú Mỹ Hưng, là triển lãm mới nhất và hiện đại nhất của miền
Nam Việt Nam. SECC còn là một trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc
tế có khả năng đáp ứng được tất cả những yêu cầu về tổ chức sự kiện
trong và ngoài nước. Với diện tích rộng lớn cho các cuộc họp và những
sự kiện đặc biệt, SECC là nơi được chọn để tổ chức nhiều sự kiện lớn
24

diễn ra thường niên như Triển lãm Ô tô Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc
tế,… và nhiều sự kiện quy mô khác.
 Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung nhiều hệ thống trung tâm
hội nghị đa dạng phân khúc như The Adora Dynasty, Capella Gallery
Hall,…
25

2.4.2. Phương tiện vận chuyển

Với quy mô đô thị lớn, thành phố Hồ Chí Minh sở hữu đa dạng phương tiện vận
chuyển phục vụ người dân và du khách:

Chỉ cách 8km tính từ trung tâm thành phố, sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là
cảng hàng không có sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa cao nhất cả nước, trở
thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn
hoá giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với thế giới. Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì
nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông – Tây và Nam – Bắc của khu
vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên
thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam
Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Là sân bay
nhộn nhịp nhất cả nước, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất thu hút nhiều sự tham gia hoạt
động của hơn 40 hãng hàng không nổi tiếng, uy tín trong và ngoài nước như Vietnam
Airlines, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Singapore Airlines,
Garuda Indonesia, Eva Air, Air France, Cathay Pacific Airlines,… hay các hãng hàng
không giá rẻ như Vietjet Air, Scoot,…

Với sự phát triển của giao thông đường bộ, thành phố Hồ Chí Minh có 2 bến xe
liên tỉnh là bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây phục vụ nhu cầu vận chuyển, kết
nối với các tỉnh thành khắp cả nước cùng hệ thông xe khách hiện đại, đa dạng nhiều
thương hiệu vận chuyển, ngoài ra còn có vài bến xe phụ trợ khác như bến xe An
Sương, bến xe Ngã tư Ga. Ngoài ra thành phố cũng đã khánh thành giai đoạn 1 bến xe
Miền Đông mới, tương lai sẽ trở thành bến xe lớn nhất cả nước. Hệ thống taxi ở
TP.HCM tương đối lớn, nổi tiếng với các hãng như Vinasun, Mai Linh,… ngoài ra taxi
công nghệ và xe ôm công nghệ cũng cực kỳ phát triển và được sử dụng rất nhiều, tiêu
biểu như Grab, Gojek,… TP.HCM vẫn đang phát triển hệ thống phương tiện công
cộng hiện đại, tiện nghi phục vụ cho người dân và du khách: thành phố hiện nay có
127 tuyến xe buýt hoạt động với đội ngũ xe hiện đại, thân thiện với môi trường. Ngoài
ra TP.HCM đã và đang xây dựng hệ thống metro nhằm tăng thêm lựa chọn cũng như
giảm tải lượng khách cho xe buýt, hiện tuyến metro số 1 đã hoàn thành được 89% khối
lượng công việc và được mong chờ sẽ hoàn thành vào năm sau.
26

Ga Sài Gòn tại TP.HCM là điểm cuối của tuyến đường sắt Bắc Nam, có thể di
chuyển đến các tỉnh miền Trung và miền Bắc, đi qua 21 tỉnh thành và kéo dài đến tận
thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây chất lượng toa tàu đã được ngành đường sắt Việt
Nam nâng cao chất lượng phục vụ, toa tàu được thiết kế lại với không gian ngồi thoải
mái, nội thất ngoại nhấp chất lượng cao, buồng vệ sinh hiện đại, các thiết bị tiện nghi
được trang bị như ổ sạc điện thoại, đèn đọc sách, hệ thống tv hiện đại… giúp tăng
thêm trải nghiệm cho người dân và du khách.

TP.HCM có các bến tàu phục vụ du lịch ngay trung tâm thành phố như:

 Bến Bạch Đằng chuyên phục vụ các tuyến du lịch đường sông, tàu nhà
hàng, tuyến buýt đường sông Saigon Water Bus mới lạ, người đi được vi
vu ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ giữa lòng sông Sài Gòn.
 Bến tàu cảng Sài Gòn chuyên phục vụ cho các tàu nhà hàng cao cấp, nổi
tiếng như tàu Princess, Indochina Queen.

Tuy nhiên, vận tải hành khách đường thủy vẫn ở TP.HCM vẫn còn nhiều hạn
chế khi các cảng biển ở TP.HCM bận rộn với mảng kinh doanh chính là đón tàu hàng
nên không còn chỗ cho tàu du lịch, làm cho thành phố bỏ lỡ cơ hội tiếp đón các đoàn
tàu lớn, nổi tiếng trên thế giới.

2.4.3. Nguồn nhân lực

Tính đến năm 2019, TP.HCM có khoảng 140.350 lao động trực tiếp trong
ngành du lịch. Trong đó 90% đã qua đào tạo, cụ thể Đại học chiếm 15%, trung cấp
50%, sơ cấp 25%, 10% còn lại chưa qua đào tạo. TP.HCM có nhiều trung tâm đào tạo
chuyên sâu về ngành du lịch, đảm bảo đầu ra chất lượng, nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo,
năng động, sẵn sàng tiếp thu cái mới. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo
TP.HCM, tính đến tháng 7/2017, toàn thành phố có 408 trung tâm dạy ngoại ngữ (số
trung tâm dạy tiếng Anh chiếm gần 90%, còn lại dạy tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Hoa,
tiếng Đức, Tây Ban Nha và tiếng Việt cho người nước ngoài), điều kiện học tập ngoại
ngữ ở TP.HCM rất tốt, đa dạng ngôn ngữ, tăng trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực
của thành phố.

2.4.4. Điểm tham quan hấp dẫn


27

Không chỉ nổi tiếng về kinh tế, TP.HCM còn là một trung tâm văn hóa, lịch sử
lớn của cả nước với nhiều bảo tàng, di tích lịch sử, các điểm tham quan mang tính biểu
tượng:

 TP.HCM có nhiều công trình kiến trúc mang tính lịch sử, biểu tượng
được gìn giữ từ thời Pháp thuộc cho đến ngày nay, thu hút nhiều khách
du lịch đến tham quan như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà
hát Thành phố,…
 Với hệ thống 13 bảo tàng công lập, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số
bảo tàng nhiều nhất so với cả nước. Ngoài các bảo tàng này, thành phố
còn có nhiều bảo tàng khác do tư nhân lập ra, thu hút sự quan tâm của cả
khách du lịch quốc tế và nội địa.
 Các khu di tích lịch sử: Địa đạo Củ Chi – Đền Bến Dược, Hội trường
Thống Nhất, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
2.4.5. Vui chơi giải trí, mua sắm

Là thành phố với số dân đông nhất cả nước, nhu cầu vui chơi giải trí của
TP.HCM luôn nằm ở mức cao, vì thế nơi đây tập trung nhiều loại hình giải trí khác
nhau phù hợp với mọi đối tượng:

 Được mệnh danh là “Thành phố không ngủ”, nhịp sống nơi đây bao giờ
cũng náo nhiệt, sôi động với những hoạt động thú vị về đêm như ở Phố
đi bộ Bùi Viện thường diễn ra các hoạt động giải trí với các gian hàng
ẩm thực, các trò chơi dân gian như nhảy dây, ô ăn quan,… đã nhận được
sự quan tâm đặc biệt từ các du khách nước ngoài, các màn trình diễn
đường phố, các tiết mục ca nhạc đến từ sân khấu nhạc dân tộc và sân
khấu nhạc quốc tế.
 Các khu du lịch sinh thái nằm giữa đô thị nhiều nhà cao tầng, mang đến
trải nghiệm trong lành, thư giãn như: Khu du ljch Văn Thánh, khu du
lịch Bình Qưới,…
 TP.HCM còn có nhiều khu vui chơi quy mô lớn, là địa điểm giải trí thân
thuộc không chỉ của người dân thành phố mà còn có cả người dân các
tỉnh lân cận và du khách khắp cả nước:
28

 Công viên Văn hóa Đầm Sen là một trong những công viên đặc sắc
nhất Việt Nam với khuôn viên rộng lớn, kiến trúc được kết hợp một
cách hoàn mĩ nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã.
Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách
sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đầm
Sen là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoài nước.
 Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một trung tâm giải trí, vui chơi
hàng đầu của cả nước, đồng thời khẳng định được vị thế trong khu
vực và trên thế giới. Với diện tích 105 ha, trên 150 công trình, vui
chơi giải trí, đa dạng và phong phú, hơn 1000 lao động, hàng năm
Suối Tiên đón hàng triệu lượt khách đến tham quan.
 Ngoài ra còn có các công viên giải trí vừa và nhỏ khác phân bố rộng
rãi trên khắp thành phố.
 TP.HCM là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, vì thế nơi đây là
trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam, tập trung nhiều trung tâm thương
mai trong và ngoài nước mang tầm vóc quốc tế, có thể kể đến như:
Vincom Center, Parkson, Union Square, Takashimaya, AEON MALL,
Cresent Mall,…
 Các cửa hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống có mặt rộng rãi ở nhiều
con đường trung tâm thành phố, các điểm tham quan nổi tiếng giúp du
khách có thể dễ dàng tiếp cận và mua sắm.
 TP.HCM là nơi có số lượng doanh nghiệp du lịch nhiều nhất cả nước, có
thể kết hợp với các công ty lữ hành thiết kế tour ngoại ô hay các tỉnh lân
cận.
2.4.6. Ẩm thực

Với đa dạng nền ẩm thực, TP.HCM sẵn sàng phục vụ các món ăn trên khắp thế
giới với các nhà hàng ẩm thực từ Á sáng Âu. Bên cạnh đó, các nhà hàng ẩm thực
truyền thống Việt Nam có mặt khắp thành phố, giúp du khách dễ dàng trải nghiệm như
Phở 24, Wrap and Roll, nhà hàng Ngọc Sương,…

2.4.7. An ninh, an toàn


29

TP.HCM vẫn luôn giữ vững an toàn trong nhiều năm qua, bạo loạn, biểu tình
xảy ra rất ít và luôn được xử lý gọn gàng, nhanh chóng. Vào tháng 01/2021, Công an
TP.HCM đã thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao
góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng, nhất là phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn, điều ra hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm mạng, tội phạm sử
dụng công nghệ cao xâm phạm an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố, bảo đảm an ninh chính trị ổn định,
tạo điều kiện phát triển kinh tế bề vững, điều đó cũng đã được chứng minh qua các sự
kiện mang tính quốc tế như chuyến thăm của tổng thống Obama khi đến TP.HCM đã
diễn ra tốt đẹp. An toàn, an ninh chính là điểm mạnh của TP.HCM nói riêng và Việt
Nam nói chung trong khu vực các quốc gia lân cận.

2.5. So sánh tương quan loại hình MICE ở TP.HCM và Đà Nẵng

Các điều kiện so sánh Thành Phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng

Hiện nay, số lượng cơ sở lưu Đà Nẵng đã có 943 cơ sở


trú trên toàn Thành phố vào lưu trú, với 40.074 phòng,
khoảng 2.320 khách sạn, gồm tăng 158 cơ sở với 4.459
20 khách sạn đạt chuẩn 5 sao, phòng so với cùng kỳ
ngoài ra còn khoảng 120 năm 2018 với 20 khách
khách sạn từ 3 sao trở lên. sạn 5 sao, 75 khách sạn từ
3 sao trở lên
Tiện nghi dịch vụ (cơ
sở lưu trú – cơ sở hạ Nhiều cơ sở tổ chức các hội Đà Nẵng có sự hiện diện
tầng – dịch vụ cộng nghị hội thảo có sức chứa rất của Trung Tâm hội nghị
thêm ) lớn có thể kể đến Trung tâm Ariyana Đà Nẵng đứng
Triển lãm và Hội nghị Sài trong top 4 của thế giới là
Gòn ( SECC) với sức chứa tối một trong những trung
đa lên đến 8000 người, Trung tâm hội nghị đẹp nhất, với
Tâm Hội Nghị Adora Center sức chứa tối đa 2500
với sức chứa hơn 10.000 người. Tuy nhiên chỉ với
người hoặc trung tâm hội nghi Ariyana Đà Nẵng là chưa
Luxury Palace với sức chứa đủ bởi Đà Nẵng hiện đang
30

tối đa là 4000 người, trung thiếu hụt trầm trọng các


tâm hội nghị tiếc cưới Tân trung tâm hội nghị có sức
Sơn Nhất Pavillon với sức chứa lên đến vài nghìn
chứa lên đến 7000 người cùng người kể cả những cơ sở
một thời điểm,… được cho là hàng đầu tại
Đà Nẵng như Khách sạn
Haian Beach Hotel Spa
với sức chứa chỉ hơn 350
khách, Khách sạn Royal
Lotus với sức chứa tối đa
1200 người, khách sạn
Mường Thanh Luxury Đà
Nẵng với sức chứa gần
đến 1000 khách,…

Khả năng tiếp cận bằng Khả năng tiếp cận bằng
đường hàng không đường hàng không

Báo cáo tổng kết năm 2019 Tính đến tháng 12/2019,
của Cục Hàng Không Việt mỗi tuần ước tính khoảng
Nam, Dự kiến tổng số chuyến 1158 chuyến bay quốc tế
bay điều hành đạt 963.000 lẫn nội địa đến Đà Nẵng,
chuyến bay tức tổng số chuyến bay
của năm 2019 ước tính
đạt 55.584 chuyến

Nguồn nhân lực Là đầu tàu của nền kinh tế của Tổng lực lượng lao động
cả nước Thành Phố Hồ Chí đang phục vụ trong ngành
Minh hiện tại có 140.350 lao du lịch Đà Nẵng chỉ mới
động trực tiếp trong ngành Du đạt khoảng 50.963 lao
lịch, Trong đó 90% đã qua động
đào tạo. Cụ thể đại học chiếm Theo Hiệp Hội Du Lịch
15%, trung cấp 50%, sơ cấp Đà Nẵng, tỷ lệ lao động
31

25%, 10% còn lại chưa qua du lịch được đào tạo
đào tạo. chuyên môn trên địa bàn
thành phố chỉ mới đạt
khoảng 40%.

Các sự kiện nổi bật Hội thảo quốc gia “Phát triển Diễn đàn Hợp tác Kinh
bền vững các thành phố xanh Tế Châu Á – Thái Bình
trên lưu vực sông” -5/2005 Dương (APEC) – 2017

Hội thảo quốc tế “Địa tin học Hội nghị thượng đỉnh
phục vụ phát triển bền vững Thành phố thông minh
các vùng lãnh thổ” năm 2019
(“Geoinformatics for regional Hội nghị GATES 2019
sustainable development”)

Hội thảo Quốc tế Môi trường


và Tài nguyên lần I với chủ đề
“ Bảo vệ môi trường đô thị và
khu công nghiệp hướng tới
Hội nhập quốc tế’

Hội thảo quốc tế về “Kinh


nghiệm Việt Nam và Hàn
Quốc trong lĩnh vực ĐTM và
ĐMC”

Hội thảo Quốc tế Môi trường


và Tài nguyên lần II với chủ
đề “ Bảo vệ môi trường đô thị
và khu công nghiệp ứng phó
với biến đổi khí hậu’

Hội thảo vùng Đông Nam Á


“Quản lý tài nguyên nước và
kiểm soát ô nhiễm nước lưu
vực sông” (tên tiếng Anh:
32

Water management and water


pollution control for river
basin)

Hội thảo quốc tế về Môi


trường và Tài nguyên Thiên
nhiên (ICENR2012), chủ đề:
“Sức khỏe môi trường và phát
triển kinh tế xã hội”

Hội thảo quốc tế CSoNet

Bảng 2.2 Bảng so sánh tương quan loại hình MICE ở TP.HCM và Đà Nẵng
33

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, RỦI RO VÀ GIẢI


PHÁP
3.1. Đánh giá thực trạng

- S1: Về cơ sở vật chất, TPHCM có số lượng cơ sở vật chất đạt


chuẩn các sao, Trung tâm hội nghị tại TPHCM nhiều cơ sở có
sức chứa khủng – với sức chứa ít nhất 4000 người và lớn nhất
là 10.000 người
- S2: Đầu mối giao thông thuận lợi, có sân bay Tân Sơn Nhất và
Điểm mạnh Cảng Sài Gòn
- S3: Nguồn nhân lực lao động trong du lịch của TPHCM qua
đào tạo xấp xỉ hơn 120.000 lao động
- S4: Nhiều điểm tham quan du lịch
- S5: Điều kiện hạ tầng tốt
- S6: Điều kiện chính trị ổn định

- W1: Cơ sở hạ tầng và giao thông còn nhiều bất cập và dần


xuống cấp, các tuyến đường giao thông lớn thường xuyên xảy
ra tắc nghẽn gây bất tiện trong lưu thông,
- W2: Môi trường tự nhiên ô nhiễm, bẩn
- W3: Còn nhiều tệ nạn xã hội
- W4: Chưa đa dạng về sản phẩm du lịch
Điểm yếu
- W5: Nguồn nhân lực tuy qua đào tạo nhưng chưa có chuyên
môn sâu để phục vụ loại hình du lịch MICE – chỉ có 30 – 40%
lao động có thể đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ
- W6: Tỷ lệ khách sạn 3 – 5 sao còn thấp
- W7: Thiếu điều kiện tự nhiên
- W8: Gía cả chưa cạnh tranh

- O1: Hình ảnh điểm đến của TPHCM nói riêng và Việt Nam
chung tương đối ‘đẹp’ với hình ảnh du lịch an toàn, tận dụng
danh tiếng của mình là TRUNG TÂM KINH TẾ VN, thu hút
sự quan tâm những đối tượng khách du lịch MICE thiêng về du
Cơ Hội
lịch công vụ, kinh tế
- O2: MICE đang là xu hướng phát triển tại Châu Á Thái Bình
Dương
- O3: Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm

- T1: Phát triển du lịch MICE đòi hỏi điểm đến cần phải có một
đội ngũ nguồn nhân lực có chuyên môn và chất lượng trong
phục vụ Lĩnh Vực MICE
Thách Thức
- T2: Làm thế nào để lồng ghép các hoạt động khác vào hoạt
động MICE 1 cách hợp lý và hiệu quả
- T3: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phố trong khu vực
34

Bảng 3.3 Bảng SWOT


35

a. SO

S1+O1: Với cơ sở vật chất đạt chuẩn sao và nơi diễn ra sự kiện có sức chứa khủng
có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách MICE mục đích công vụ, họ bị thu hút vì
hình ảnh điểm đến của TPHCM đẹp và an toàn, từ đó tạo nên sự uy tín trong lòng du
khách MICE ở TPHCM

S2+O1: Tạo nên sự thuận lợi khi tiếp cận với điểm đến TPHCM, giúp du khách tiết
kiệm thời gian vận chuyển vì sân bay Tân Sơn Nhất có vị trí thuận lợi ở TPHCM và có
nhiều chuyến bay trực tiếp mỗi ngày

S1+O2, S2+O2, S3+O2, S5+O2, S6+O2: Tạo nên điều kiện Cần để phát triển loại
hình du lịch MICE

S6+O3 là cơ sở để nhu cầu Du Lịch phát triển nói chung và loại hình du lịch MICE
cao cấp nói riêng

b. ST

S6+T3: Chính trị Việt Nam được cho là ổn định so với các nước trong khu vực, là
một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch

c. WO

W1+W2+W3+W4+W5+W6+W7+O1+O2+O3: với xu hướng phát triển loại hình


Du Lịch MICE và số lượng du khách MICE ngày càng lớn là động cơ thúc đẩy nhà
nước tại điểm đến phải đầu tư về Cơ Sở Hạ Tầng, cơ sở vật chất thêm nhiều cơ sở lưu
trú đạt chuẩn các sao, cải thiện môi trường của điểm đến, đời sống xã hội và đa dạng
hóa các loại hình sản phẩm du lịch nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của điểm
đến

d. WT

W5+T1: các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần liên kết với các doanh nghiệp
du lịch nhằm mang đến cho học viên kiến thức có thể đáp ứng nhu cầu thực tế của xã
hội từ đó có được 1 đội ngũ lao động chất lượng đáp ứng du khách MICE cao cấp.

W2+T3, W3+T3, W4+T3, W5+T3, W1+T3, W6+T3, W7+T3, W8+T3: Có các


chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, đầu tư
nâng cấp các cơ sở phục vụ du lịch tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành có nhiều
36

sản phẩm kết hợp, từ đó đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại TPHCM, nâng cao ý thức
của người dân về việc bảo vệ môi trường, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của
điểm đến TPHCM trên thị trường Du Lịch MICE.

e. S-W-O-T

Với sự nhận thức về những cơ hội phát triển phát triển du lịch và bên cạnh đó là
những nguy cơ, thách thức của các đối thủ cạnh tranh lớn không chỉ trên thế giới mà
ngay cả trong nước. Vì vậy, sở du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh cần có những biện
pháp để khắc phục những yếu điểm nhằm gia tăng sự thỏa mãn của du khách, đặc biệt
là nhóm du khách MICE với những nhu cầu tiện nghi cao cấp và xa xỉ đồng thời phát
huy tối đa một cách bền vững những điểm mạnh hiện tại của điểm đến. Với sự kết hợp
đó Thành Phố Hồ Chí Minh có thể tận dụng hoàn toàn những cơ hội mà điểm đến này
có được đồng thời giảm thiểu những thách thức và nguy cơ của đối thủ cạnh tranh lớn
trong khu vực.

3.2. Các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động du lịch MICE tại TP.HCM

3.2.1. Các rủi ro về tự nhiên

- Ô nhiễm môi trường trầm trọng về không khí từ các nhà máy và các phương
tiện giao thông, tiếng ồn, ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách trong
thời gian lưu lại tại điểm đến

- Thời tiết xấu ảnh hưởng đến lịch trình chuyến đi.

3.2.2. Các rủi ro thuộc về yếu tố bên ngoài

3.2.2.1. Các rủi ro về xã hội

- Các tệ nạn xã hội như trộm cướp, con nghiện ảnh hưởng đến sự an toàn của du
khách

- Sự lưu thông của các phương tiện vận chuyển đường bộ hỗn loạn ảnh hưởng
đến sự an toàn của du khách

- Nhiều hoạt động lừa đảo trên đường tổn hại đến an toàn và tài sản của du khách

- Có thể xảy ra các cuộc biểu tình, bạo loạn tại trung tâm thành phố
37

3.2.2.2. Các rủi ro trong thời gian diễn ra chương trình du lịch

- Ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến chương trình hoạt động của du khách

- Ngập nước và triều cường khi có mưa

- Nguồn điện bị ngắt khi diễn ra hội họp, hội thảo tại các trung tâm hội nghị và
hội thảo

- Các rủi ro về cháy nổ tại các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống và tại các trung tâm
hội nghị, hội thảo

3.2.3. Các rủi ro thuộc về yếu tố bên trong

a. Sản phẩm mới phục vụ cho công việc của du khách

- Hệ thống mạng không dây có thể bị mất kết nối

- Có du khách gặp nạn

- Xảy ra cháy nổ trên thuyền

b. Sản phẩm mới phục vụ giải trí sau giờ làm việc

- Các rủi ro về cháy nổ tại địa điểm diễn ra hoạt động du lịch mà cụ thể là sử
dụng phương tiện Airship do hệ thống khí hidro bị hở và hệ thống điện bị chập mạch

- Trường hợp du khách sợ độ cao

- Trường hợp du khách “say máy bay” ảnh hưởng đến chất lượng chuyến đi của
du khách

- Điều kiện thời tiết xấu ảnh hưởng đến chuyến đi.

- Có thể xảy ra va chạm với các đường bay của các chuyến bay.

3.3. Giải pháp cho các rủi ro tại điểm đến

3.3.1. Đối với rủi ro về tự nhiên

- Ô nhiễm môi trường không khí: trồng nhiều cây xanh để cản bụi, xây dựng các
quy chuẩn cho khí thải từ lò đốt chất thải công nghiệp không nguy hại làm nhiên liệu,
xây dựng các quy chuẩn về chỉ số mùi phát sinh từ các trạm trung chuyển và nhà máy
xử lý chất thải rắn. Phát triển chương trình “thí điểm kiểm tra khí thải” cho moto, xe
máy đang lưu hành trên địa bàn thành phố, góp phần cải thiện chất lượng không khí,…
38

- Ô nhiễm ánh sáng: để hạn chế tình trạng ô nhiễm ánh sáng, quan trọng nhất là
phải sử dụng các chóa đèn để khống chế góc chiếu cho phù hợp, ngăn các tia sáng
không cần thiết tỏa ra xung quanh. Cách chiếu sáng tốt nhất là ánh sáng chiếu hội tụ
xuống mặt đường. Ngoài ra, căn cứ theo chiều rộng, mật độ giao thông từng đường mà
chọn bóng đèn có độ sáng phù hợp, tránh hiện tượng sử dụng điện quá công suất cần
thiết.

- Ô nhiễm tiếng ồn: phân luồng giao thông hợp lý điều tiết lượng xe, hạn chế tốc
độ và giảm tiếng ồn. Nâng cao ý thức của người dân về việc giữ gìn một không khí
trong lành.

3.3.2. Đối với rủi ro bên ngoài

3.3.2.1. Rủi ro về xã hội

- Các tệ nạn trộm cướp, lừa đảo và con nghiện: xây dựng các đề án tổ chức lực
lượng cảnh sát hình sự đặc nhiệm, triển khai thí điểm thành lập đội Cảnh sát hình sự
đặc nhiệm phụ trách tại các quận trên địa bàn thành phố. Đẩy nhanh đầu tư trang thiết
bị hiện đại trong tổng thể đề án xây dựng thành phố thông minh như kết nối hệ thống
camera về hệ thống trung tâm chỉ huy của công an thành phố.

- Giao thông hỗn loạn: tăng cường tuần tra, kiểm soát của các cảnh sát giao thông
trên các cung đường nhằm điều phối giao thông, kiểm soát tình hình giao thông và kịp
thời có những chế tài cho những hành vi vi phạm giao thông nhằm răn đe người tham
gia giao thông và nâng cao ý thức về an toàn giao thông.

- Biểu tình, bạo loạn tại nơi diễn ra chương trình du lịch: lực lượng công an luôn
phải năm được tình hình an ninh xã hội tại các thành phố và khu công nghiệp lớn
nhằm kịp thời có những biện pháp khắc phục những kích động biểu tình trái pháp luật,
tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu đúng các chủ trương, chính sách pháp luật
của nhà nước nhằm nâng cao ý thức của người dân.

3.3.2.2. Đối với các rủi ro trong thời gian diễn ra chương trình du lịch

- Ùn tắc giao thông: xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và nghiên cứu lên
phương án tổ chức học lệch giờ để giảm áp lực ùn tắc giao thông những khung giờ cao
điểm
39

- Ngập nước và triều cường khi mưa lớn: triển khai dự án xây dựng mới và cải
tạo hệ thống thoát nước, nạo vét các tuyến kênh,… ngoài ra, tìm hiểu về yếu tố biến
đổi khí hậu nhằm có những biện pháp khắc phục hiện tượng triều cường.

- Nguồn điện bị ngắt tại các trung tâm hội nghị và hội thảo: các cơ sở tổ chức hội
nghị và hội thảo cần có các thiết bị cung cấp nguồn điện dự phòng như Máy phát điện
để kịp thời cung cấp các nguồn năng lượng cho hoạt động hội họp. Các cơ sở tổ chức
hội nghị và hội thảo còn có thể đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng
lượng mặt trời, năng lượng gió bằng cách đầu tư lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt
trời hoặc các cối xay gió nhằm có nguồn năng lượng dự phòng dồi dào và thân thiện
với thiên nhiên theo xu hướng phát triển du lịch bền vững

- Cháy nổ tại các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống và các trung tâm hội nghị: thực
hiện kiểm tra định kỳ về cơ sở vật chất, hệ thống nguồn điện, bố trí nhiều lối thoát
hiểm, lắp đặt các công cụ chữa cháy tại mỗi tầng của cơ sở. Đồng thời, huấn luyện cho
đội ngũ nhân viên các bước phòng cháy chữa cháy, cũng như các bước cứu hộ cứu nạn
trong đám cháy.

3.3.3. Đối với rủi ro bên trong

a. Sản phẩm mới phục vụ cho công việc của du khách

- Hệ thống mạng không dây bị ngắt kết nối: nâng cấp chất lượng hệ thống kết nối
internet qua vệ tinh và tăng cường số lượng thiết bị vệ tinh nhằm có thể cung cấp
internet đến mọi ngóc ngách trên tàu, mang đến sự tiện lợi nhất cho công việc của du
khách.

- Du khách gặp nạn và cháy nổ trên thuyền: trước khi tham gia chuyến đi trên
tàu, du khách sẽ được nhà thuyền cung cấp một buổi tập huấn về các bước cứu hộ cứu
nạn khi có tai nạn và cháy nổ xảy ra, du khách sẽ được hướng dẫn đi đến các khoang
thoát hiểm cũng như vị trí của các khoan thoát hiểm, ngoài ra cũng nên kiểm tra định
kỳ các kỹ năng cứu hộ cứu nạn của các nhân viên trên thuyền, điều đó sẽ giúp cho hoạt
động du lịch chuyên nghiệp hơn và giảm được nhiều tổn thất về tính mạng và tài sản.

b. Sản phẩm mới phục vụ hoạt động giải trí sau giờ làm việc

- Cháy nổ trên Airship: thường xuyên kiểm tra hệ thống nguồn điện và hệ thống
khí Hidro sau mỗi lần sử dụng phương tiện, phải bảo dưỡng phương tiện định kỳ,
40

ngoài ra nếu đi với thời gian ngắn, có thể thay thế khí hidro thành khí hiếm Heli vì khí
Heli không dễ cháy hạn chế tình trạng cháy nổ. Ngoài ra, trang bị cho đội ngũ nhân
viên trên airship các kiến thức cũng như kỹ năng phòng cháy chữa cháy đặc biệt là
cháy khí Hidro nhằm cứu hộ cứu nạn kịp thời nhằm hạn chế tổn thất về tài sản và con
người.

- Trường hợp du khách sợ độ cao: có thể thông báo trước cho họ về chuyến đi
nếu số người không muốn tham gia chuyến đi chiếm số lượng động, phải có những
phương án dự phòng thay thế cho du khách, nếu số lượng du khách không tham gia
chuyến đi ít, có thể sắp xếp cho họ những hoạt động giải trí khác tương đương và phải
có người đi cùng người khách đó

- Trường hợp du khách bị say máy bay: thông báo trước chuyến đi và hỏi thăm
khách trong đoàn có ai bị tình trạng say máy bay không để có thể chuẩn bị cho họ
thuốc chống say hoặc các phương pháp chống say trong trường hợp họ không muốn
dùng thuốc.

- Điều kiện thời tiết xấu: phải luôn theo dõi thường xuyên dự báo thời tiết nhằm
có những phương án dự phòng thay thế cho lịch trình chính và nếu chuyến đi còn thời
gian chúng ta có thể hẹn khách vào ngày hôm sau.

- Va chạm với các đường bay của các chuyến bay: huấn luyện, kiểm tra định kỳ
đội ngũ phi công, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nhằm bổ túc lại kỹ năng chuyên
môn và nâng cao tay nghề nhằm giảm thiểu các thảm họa có thể xảy ra.
41

CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Về cơ cấu chính sách
Thành lập Tổ chức quản lý và xúc tiến Du lịch MICE (MICE Bureau) thuộc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh. Ngày 13 tháng 9 năm 2012, UBND
Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 471/QĐUBND thành lập Trung tâm Xúc
tiến Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Theo Quy chế hoạt động, bộ máy Trung tâm có
04 phòng chức năng: Phòng Hành chính- Tổng hợp, Phòng Tổ chức Sự kiện, Phòng
Thị trường và Phòng Thông tin- Đầu tư. Vì vậy, Sở có thể thành lập một Tổ chức quản
lý Du lịch MICE trực thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch để đảm nhận nhiệm vụ quản lý
đồng thời đưa ra chiến lược phát triển Du lịch MICE Việt Nam nói chung cũng như
Du lịch MICE TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Chức năng và nhiệm vụ của MICE Bureau:


- Xây dựng thương hiệu du lịch MICE Tp. Hồ Chí Minh.
- Phối hợp các đơn vị tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch MICE
taiiij thị trường trong nước và nước ngoài.
- Đại diện Thành phố dành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị, triển lãm quốc
tế.
- Đề ra các chiến lược phát triển và hướng đi trong tương lai cho nền du lịch
MICE nước nhà. Những người trong tổ chức là những người tiên phong, đi đầu
trong việc đưa Du lịch MICE nước nhà vươn tầm quốc tế.

Khắc phục tình trạng giao thông phức tạp, bị tắc đường vào giờ cao điểm bao
gồm việc nâng cấp và mở rộng đường sá, cầu cống, nâng cao ý thức người dân đồng
thời xử lý nghiêm các vi phạm giao thông,..

Tạo điều kiện di chuyển: Tiếp tục mở thêm các đường bay thẳng quốc tế đến
TP.Hồ Chí Minh đến trung tâm MICE trong khu vực và thế giới. Hiện tại, các chuyến
bay quốc tế từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô, các thành phố trong khu vực và
trên thế giới còn nhiều hạn chế. Với những sự kiện du lịch MICE có quy mô lớn với số
lượng khách lớn, sức chở của máy bay đôi khi không đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt
là vào mùa du lịch. Do đó, một đề xuất ch kế hoạch cải thiện điều kiện trong việc đi lại
42

đó là xây dựng các đường bay mới, tăng tần suất các chuyến bay tới các thành phố và
thủ đô là trung tâm để thúc đẩy khách hàng nhắm đến thị trường MICE.

Tiếp tục duy trì và thông thoáng trong vấn đề VISA. Nghiên cứu cấp thị thực
MICE (MICE visa) dành cho du khách với thủ tục, thời gian ưu đãi nhằm khuyến
khích các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp chọn Việt Nam làm nơi tổ
chức sự kiện và đưa du khách MICE tới Việt Nam.

Thủ tục hải quan: Những đối tượng khách du lịch MICE thường là những khách
hàng cao cấp, có bằng cấp hay các quan chức, và thường có thời gian lưu trú tương đối
ngắn. Vì vậy, để làm hài lòng đối tượng khách này thì khi cung cấp dịch vụ cần chú
trọng cải tiến, nâng cấp chất lượng các dịch vụ bổ sung nhằm tạo điều kiện làm thủ tục
xuất nhập cảnh một cách tiện lợi và nhanh chóng.

Xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch MICE Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-
2023, tầm nhìn 2028.

Tăng cường công tác khảo sát, hậu kiểm các cơ sở lưu trú du lịch dành cho du
khách MICE để đảm bảo chất lượng dịch vụ và quản lý toàn diện hơn.

Thực hiện việc tiêu chuẩn hóa các hoạt động phục vụ dịch vụ du lịch như hoạt
động vận chuyển, hướng dẫn viên, nhà hàng, điểm mua sắm,.. Vì đối tượng khách du
lịch MICE thường là những khách hàng cao cấp, có học thức, bằng cấp và có địa vị
trong xã hội, họ đòi hỏi những sản phẩm cũng như cách phục vụ cao cấp, việc áp dụng
những tiêu chuẩn trong phục vụ sẽ đem đến những trải nghiệm khiến du khách hài
lòng.

Tổ chức các cuộc thi đua giữa các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trao giải cho
những doanh nghiệp đưa nhiều khách du lịch MICE đến với Tp. Hồ Chí Minh.

Củng cố vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Hiệp hội Du lịch trong
việc thu hút khách du lịch MICE.

Tiếp tục phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, trong đó khuyến khích các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển du lịch MICE.

Bảo vệ và cải thiện môi trường vì khách du lịch MICE khi lựa chọn ghé thăm
một điểm đến rất hay chú trọng và đánh giá cao cảnh quan, môi trường, cụ thể:
43

- Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về giữ gìn bảo
vệ môi trường, truyền tải thông điệp “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống –
Bảo vệ môi trường là bảo vệ tài nguyên du lich”, từ đó nâng cao trách nhiệm
của cá nhân, các tổ chức kinh doanh du lịch trong việc xử lý các loại chất thải
phát triển, khắc phục tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường
nhân văn, phòng chống các tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong các địa điểm phục vụ du lịch
như địa điểm lưu trú, phương tiện vận chuyển, khu vui chơi giải trí, trung tâm
thương mại,..
- Tăng cường công tác quản lý và thúc đẩy việc quy hoạch cảnh quan, xây dựng
thêm những công viên cây xanh nơi thành phố. Tạo mỹ quan và đảm bảo vệ
sinh môi trường ở những khu vực trung tâm, các vùng đô thị mới.
- Khuyến khích các doạnh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức các tour du lịch
sinh thái, tour du lịch xanh, có các chương trình đưa du khách tham gia các
phong trào “Trồng cây gây rừng” có các hoạt động như trồng và chăm sóc cây
xanh. Nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên, qua đó cho du khách hiểu
được giá trị của môi trường và những lợi ích mà nó mang lại, tạo ý thức cho du
khách tham gia vào nỗ lực bảo tồn.
- Khuyến khích các công ty du lịch, khách sạn tổ chức “hội nghị xanh”, “triển
lãm xanh”, “du lịch khen thưởng xanh” với việc sử dụng các dịch vụ tiêu hao ít
năng lượng, sản xuất ít rác thải, khí thải và các sản phẩm có lợi cho môi trường.
- Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch tới người dân, du khách cũng
như các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Liên kết, hợp tác với các tỉnh thành lớn lân cận bao gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,.. để phát
triển sản phẩm du lịch MICE và các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động MICE.
44

4.2. Về sản phẩm – dịch vụ du lịch

4.2.1. Củng cố và cải thiện các sản phẩm du lịch đã có để làm nền tảng vững
chắc cho sự phát triền của du lịch MICE

Tập trung phát triển các loại hình du lịch bổ sung, bổ trợ cho du lịch MICE như
du lịch tham quan, mua sắm, du lịch chữa bệnh, du lịch đường sông, du lịch sinh thái
biển Cần Giờ.

Tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút cao nhằm tạo
các chương trình du lịch hấp dẫn cho khách MICE như: khu di tích lịch sử địa đạo Củ
Chi, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử Tp.
Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh, các công trình kiến trúc có niên đại 100
năm về trước như: bưu điện thành phố, nhà thờ Đức Bà, hệ thống các chùa Việt-Hoa
như Chùa Giác Lâm, Lăng Ông-Bà Chiểu, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa bà Thiên Hậu…

Phát triển các món ăn hấp dẫn, độc đáo, mang đậm nét văn hóa ẩm thực Việt
Nam tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của khách du lịch MICE
đồng thời trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách MICE.

Đẩy mạnh hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc gắn liền tham quan các
làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các quận,
huyện trên địa bàn thành phố để phục vụ khách du lịch MICE

Tăng cường và cải thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ xích lô tour, cho phép một
lộ trình cố định và quy định thời gian hoạt động cho loại hình này.

Nâng cao chất lượng và đa dạng hơn nữa các hình thức hoạt động chợ đêm, tiếp
tục mở rộng mạng lưới hệ thống siêu thị như chuỗi Coopmart… nhằm phục vụ nhu
cầu mua sắm của khách du lịch MICE.

4.2.2. Xây dựng các sản phẩm mới mang tính đặc thù của Thành phố Hồ Chí
Minh

Gắn kết du lịch với văn hóa nhằm tăng sức hấp dẫn điểm đến như nghiên cứu tổ
chức hoạt động văn hóa, ngày hội văn hóa cho người nước ngoài sinh sống tại thành
phố Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật hàng đêm phục vụ du khách..
45

Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng các tour tham
quan các Bảo tàng trong thành phố với mục địch truyền bá các kiến thức văn hóa lịch
sử cho khách du lịch MICE trong nước và quốc tế.

Khuyến khích việc đầu tư các loại hình giải trí, nghệ thuật, trò chơi mới trong
các công viên Văn hóa trong địa bàn thành phố, đầu tư mở rộng diện tích và nâng cấp
các loại hình văn hóa và vui chơi giải trí công nghệ mới.

Đề ra các dự án triển lãm nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc, đầu tư xây
dựng và phát triển các trung tâm triển lãm và nhà hát có quy mô lớn và sân khấu hiện
đại để biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Khuyến khích phát triển xây dựng các mô hình khách sạn – bệnh viện 4-5 sao
đạt tiêu chuẩn quốc tế như Bệnh viện quốc tế Thảo Điền, Bệnh viện phụ sản quốc tế,
các bệnh việc có khu khám chữa bệnh chất lượng cao, phát triển dịch vụ giải phẫu
thẩm mỹ, spa kết hợp với điều trị y học dân tộc.

4.2.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm khác

Đa dạng hóa các sản phẩm và tăng tính hấp dẫn đối với các mặt hàng lưu niệm
bằng cách tổ chức các cuộc thi thiết kế các mẫu mã hàng thủ công mĩ nghệ, đồ lưu
niệm để gắn sản xuất thương mại với du lịch, đồng thời tạo điều kiện lao động cho
người dân thành phố, đặc biệt phối hợp các quận huyện trong việc phát triển làng nghề
truyền thống như Làng đúc lư đồng An Hội thuộc quận Gò Vấp, Làng làm lồng đèn
Phú Bình ở quận 11, Làng dệt vải Bảy Hiền thuộc quận Tân Bình,..

Mở rộng chương trình mua sắm đạt chuẩn du lịch, tổ chức tốt các công tác
quảng bá xúc tiến trong các chương trình du lịch đến Thành phố.

Tổ chức hiệu quả các chương trình khuyến mãi để kích cầu nhằm đáp ứng nhu
cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước.

Sắp xếp lại các bến bãi đỗ xe cho hợp lý và thuận tiện cho khách du lịch trong
đó có khách du lịch MICE đi tham quan mua sắm.

Tổ chức các buổi khảo sát, kiểm tra cho các đoàn liên ngành đến những di tích
lịch sử văn hóa trong Thành phố. Từ đó, đề xuất những phương án và kế hoạch trùng
tu, nâng cấp; đồng thời cải tạo hệ thống giao thông dẫn đến các điểm di tích lịch sử
văn hóa.
46

Tiếp tục củng cố và cải thiện môi trường kinh doanh thương mại đầu mối theo
hướng văn minh, lịch sự tại các chợ Bến Thành, Bình Tây,.. dang có sức hút với du
khách quốc tế vì đây là sản phẩm chợ đặc thù và cũng là một trong những địa điểm
biểu tượng của thành phố, khác với hệ thống siêu thị đã quá quen thuộc với khách du
lịch quốc tế.

Phối hợp với các tỉnh, thành phố mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết
hợp tác như Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương,.. để liên lết cùng khai thác và
đầu tư sản phẩm du lịch, qua đó hỗ trợ nhau trong việc thu hút du khách MICE và học
hỏi nhau nâng cao chất lượng phục vụ.

Mở rộng tính liên kết với các nước tiếp giáp như Campuchia, Lào, Thái Lan,
Myanmar tạo điều kiện thu hút du khách MICE quốc tế từ các nước lân cận.

Tăng cường việc hợp tác với các trung tâm du lịch của khu vực như Bangkok-
Pattaya, Phnom pênh-Siêm Riệp, Nam Ninh-Quảng Châu-Thượng Hải để thúc đẩy
việc thu hút nguồn khách từ 2 phía.

Tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch đã hình thành và phát triển thêm sản
phẩm mới, hội thảo và triển lãm mới theo nhiều chủ đề, đáp ứng đa dạng nhu cầu và
thị hiếu của khách du lịch MICE; tiếp tục nghiên cứu đưa thêm sản phẩm du lịch y tế
và du lịch xanh,.. vào chương trình kích cầu du lịch MICE.

Cùng với đó đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm đã
hình thành, truyền tải những thông điệp ý nghĩa góp phần bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa - lịch sử; tạo thêm động lực cho các tài nguyên du lịch nhanh chóng phục
hồi.

4.3. Về đầu tư

4.3.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật được ví như việc “mở đường”
để đón làn sóng đầu tư vào du lịch. Đồng thời, góp phần kết nối các khu, điểm, tour,
tuyến du lịch nội và ngoại tỉnh một cách hiệu quả.

Đối với nhiệm vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch, giải pháp khả thi nhất vẫn
là ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan
trọng, có tính chiến lược. Qua đó, nâng cao khả năng kết nối đến các khu du lịch trọng
47

điểm và hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch. Đồng
thời, chú trọng phát triển giao thông hàng không, hệ thống cảng biển và đường sông
phục vụ phát triển du lịch. Rõ ràng là, du lịch sẽ rất khó hoàn thành các mục tiêu đề ra,
nếu chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Để gỡ nút thắt vốn, cần có các giải pháp, cơ chế
để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch. Đặc biệt là chính sách khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng
các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các dự án du lịch quy mô lớn và các trung tâm giải
trí chất lượng cao tại các khu du lịch trọng điểm.

Mạng lưới và phương tiện giao thông, thông tin liên lạc là một bộ phận quan
trọng. Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp cận
thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch

Nâng cấp cải tạo bến tàu, bến xe, cầu cảng, đảm bảo yêu cầu chất lượng phục
vụ khách du lịch tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham
gia giao thông du lịch.

Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế tới các
khu, điểm du lịch.

Áp dụng kỹ thuật hiện đại - hiện đại hoá, tin học hoá vào kinh doanh và phục
vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các
cơ sở lưu trú...

Đầu tư xây dựng 1 số trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo khả
năng cạnh tranh quốc tế tại 1 số đô thị chính.

Quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết
định mức đô khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch sự
kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp du lịch
có hiệu quả.

Hệ thống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trở nên quá tải, trong khi hệ thống cầu
tàu, bến đỗ đường thủy chưa đầu tư đồng bộ đang tạo rào cản cho sự phát triển của loại
hình du lịch tiềm năng này. Thành phố vẫn thiếu các khu du lịch, công viên đạt được
tầm vóc và sức thu hút khách quốc tế. Trong khi đó, các điểm biểu diễn nghệ thuật quy
mô lớn, đạt chất lượng để thu hút du khách lưu lại thành phố vẫn còn là câu chuyện
48

của tương lai… Đối với hạ tầng công nghệ thông tin, hiện thành phố vẫn chưa có hệ
sinh thái dữ liệu mở do đó thiếu cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành du lịch thành
phố, chưa liên kết, tích hợp được dữ liệu giữa các ngành với nhau.

Những hạn chế đó đã trở thành điểm nghẽn cần được tháo gỡ để phát triển hạ
tầng dịch vụ du lịch của thành phố. Theo đó, việc đầu tư nâng cấp cảng hàng không -
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải được đẩy nhanh tiến độ. Thành phố cần tăng tốc
trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đô thị
để kết nối các điểm du lịch.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần đẩy nhanh việc triển khai xây dựng kho dữ
liệu dùng chung để có thể phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, dự báo trong phát triển
du lịch.

Phát triển cảng hàng không quốc tế tại Long Thành, Đồng Nai. Dự đoán đến
năm 2020, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ quá tải. Do vậy, việc xem xét xây dựng
sớm cảng hàng không quốc tế tại Long Thành là cần thiết nhằm đảm bảo phục vụ nhu
cầu vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không trong giai đoạn tới.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông nội thành nhằm giảm tình trạng ùn,
tắc giao thông.

Cải tạo nâng cấp bến Bạch Đằng.

Xây dựng lộ trình trong việc chuyển một phần Cảng Sài Gòn thành cảng du lịch
tàu biển.

Khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng bến
tàu khách, ca nô tại huyện Cần Giờ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình xe buýt chất
lượng cao từ Chợ Bến Thành đến các điểm du lịch trong thành phố và từ trung tâm
thành phố đến cửa khẩu Mộc Bài.

4.3.2. Giải pháp đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao

Đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo khả
năng cạnh tranh quốc tế tại một số đô thị du lịch chính.
49

Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các khách sạn nghỉ dưỡng với các loại
dịch vụ đa dạng ở các địa phương ven biển. Phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi
với thiên nhiên phục vụ loại hình du lịch sinh thái.

Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp nhu cầu và xu hướng phát triển.
Tập trung phát triển các khách sạn thương mại cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp với
trung tâm thương mại; tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội
thảo quốc tế.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá, tin học hoá vào kinh doanh và
phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của
các cơ sở lưu trú.

Đẩy mạnh việc quản lư chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, có quản lư
tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tŕnh độ nghiệp vụ phục vụ.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại
những địa bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục du lịch du lịch cao cấp.

Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao
& địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp...

Thông báo rộng rãi qua nhiều kênh thông tin về yêu cầu cấp bách phát triển
khách sạn cao cấp 3-5 sao để kêu gọi các thành phần kinh tế, kể cả vốn nước ngoài đầu
tư vào lĩnh vực này.

Khuyến khích, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho các khách sạn có điều kiện mở
rộng, nâng cấp thành các khách sạn từ 3-5 sao song song phát triển các dự án xây dựng
mới.

Thành phố ưu tiên dành quỹ đất ở các khu vực có vị trí thuận lợi để xây dựng
khách sạn 3-4-5 sao hoặc khu phức hợp có chức năng kinh doanh khách sạn, khẩn
trương quy hoạch xác định cụ thể địa điểm để kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhanh chóng quyết định đầu tư và tiến hành
các thủ tục xây dựng để sớm đưa công trình vào sử dụng.

Vận động các nhà khách của các Bộ, ngành Trung ương chuyển sang kinh
doanh khách sạn theo Quyết định số 317/TTg ngày 29/6/1993 của Thủ tướng Chính
phủ. Hiện tại, thành phố còn có một số nhà khách có mặt bằng rộng, vị trí tốt có thể
50

chuyển sang kinh doanh khách sạn như: Nhà khách của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam ở đường Cách Mạng tháng 8, nhà khách Chính phủ ở đường Lý Thái Tổ, nhà
khách Quốc hội ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Ngoài ra, tính thời vụ là một đặc điểm nổi bật, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp về khách sạn. Để hạn chế bớt các tác động bất lợi của tính
thời vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần xây dựng
chiến lược và đặt ra kế hoạch cụ thể để khắc phục.

Các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ  các tỉnh xúc tiến
du lịch trong thời gian thấp điểm. Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao,
các hoạt động văn hóa, văn nghệ toàn quốc và quốc tế trong thời gian từ tháng 9 đến
tháng 2 năm sau để thu hút khách. Giãn bớt việc tổ chức các hoạt động trong thời gian
cao điểm.

Mặc dù có nhiều cơ hội và sự hỗ trợ từ phía chính phủ, nhưng vốn đầu tư và chi
phí quá cao khiến các công chủ còn phần “chùn chân”. Thêm nữa, vấn đề thủ tục cũng
là một trở ngại khá lớn của các nhà đầu tư. Vì vậy nhà nước và các cơ quan chức năng
cần tạo nhiều cơ hội về vốn và nguồn tiền hơn để tạo đà cho sự phát triển của các
doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú hạng sang để phục vụ du lịch mice. Cũng như
giảm thiểu, cắt bỏ bớt những thủ tồng rườm rà không cần thiết trong quá trình xây
dựng và phát triển cơ sở lưu trú.

4.3.3. Giải pháp đối với đầu tư xây dựng các khu trung tâm triển lãm, hội chợ,
trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại, vui chơi giải trí

Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước xây dựng Trung tâm
Triển lãm kết hợp khách sạn và tổ chức Hội nghị với quy mô ngang tầm khu vực và
thế giới.

Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều loại hình tham quan,
vui chơi giải trí mới như đầu tư xây dựng bể cá biển tại Thành phố.

Xác định địa điểm cụ thể xây dựng các khu phức hợp thương mại cao cấp để
kêu gọi đầu tư.

Hoàn thiện các công trình phụ trợ (bãi xe, nhà vệ sinh, kho hàng…) và nâng
cấp, sửa chữa cơ sở vật chất - hạ tầng đã xuống cấp. Đồng thời, phát huy hết công suất
51

hoạt động của các khu trung tâm triển lãm, hội chợ, trung tâm mua sắm, khu phức hợp
thương mại, vui chơi giải trí hiện hữu; tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ mua bán
theo hướng bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, nguồn gốc xuất xứ, giá cả rõ ràng để
nâng cao sức cạnh tranh với các loại hình phân phối khác; rà soát, xây dựng phương án
chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ đối với những khu trung tâm triển lãm,
hội chợ, trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại, vui chơi giải trí hoạt động
không hiệu quả.

4.3.4. Đầu tư xây dựng không gian, cảnh quan

Trong phát triển du lịch bền vững, việc xây dựng và giữ gìn cảnh quan, không
gian du lịch đóng vai trò quan trọng. Do vậy, chính quyền thành phố, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đầu tư xây dựng không gian, cảnh quan Thành phố
xanh, sạch, đẹp.

Điều quan trọng để thực hiện thành công tiêu chí môi trường là các ngành, địa
phương phải thực hiện đồng bộ, tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi, tập quán, thói quen của người dân. Việc này được triển khai
từ nhà trường, trong các buổi hội họp, sinh hoạt của cộng đồng dân cư,...

Cùng với đó, phát các tờ rơi, in pa no áp phích tuyên truyền ở các tổ dân phố,
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cộng đồng dân cư, góp phần tạo cảnh
quang môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả,
công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo sạch sẽ, ý thức của người dân được nâng
lên rõ rệt.

Để cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể và người dân, ý thức, trách nhiệm
với việc bảo đảm vệ sinh môi trường, cần đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn, tổ
chức mạng lưới phân loại, thu gom hợp lý, thu gom triệt để lượng rác thải các loại
phát sinh trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ các điểm tập kết, trung chuyển, khu xử lý
chất thải tập trung. Cùng với đó, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và
tiến tới áp dụng các chế tài đủ mạnh để hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
cho cộng đồng dân cư.

Cùng với đó, quản lý chặt chẽ về môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chăn
nuôi, cụm công nghiệp... nhằm duy trì sự cân bằng bền vững của hệ sinh thái. Đặc
52

biệt, xây dựng các đoạn đường, phố, tổ dân phố sinh thái (sáng - xanh - sạch - đẹp -
văn minh), tăng tỷ lệ cây xanh trên một đơn vị diện tích khu dân cư; tăng mật độ và
đa dạng hóa các mô hình trồng cây xanh ven đường, trồng hoa tại các khu vực công
cộng.

Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Vì thế,
cùng với sự nỗ lực vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, khi mỗi cá nhân nâng cao
ý thức, có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, tương lai chúng ta sẽ có chất lượng
sống tốt hơn.

4.4. Về xúc tiến, quảng bá

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về du lịch MICE.

- UBND tỉnh – thành phố: chỉ đạo các sở, ngành trong suốt lộ trình triển khai hệ
thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và ban hành khung cơ sở dữ liệu dùng
chung của tỉnh cũng như quy chế vận hành hệ thống.
- Sở Thông tin và Truyền thông: cung cấp và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT
triển khai hệ thống, dự thảo – trình UBND tỉnh ban hành khung cơ sở dữ liệu
dùng chung của tỉnh và quy chế vận hành hệ thống. Ngoài ra, với vai trò là cơ
quan chuyên môn về CNTT của tỉnh – thành phố, đơn vị này chịu trách nhiệm
định hướng về mặt chuyên môn cho các sở, ngành trong lộ trình các đơn vị xây
dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như thực hiện giám sát nhật ký và
tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống.
- Các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành: trực tiếp quản lý và cập nhật cơ
sở dữ liệu theo chuyên ngành quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành kết
hợp với dữ liệu dùng chung và dữ liệu được chia sẻ từ các sở, ngành khác phục
vụ tác nghiệp hàng ngày. Trích xuất dữ liệu chuyên ngành phục vụ người dân,
doanh nghiệp, nhà đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư: người dân được phép tiếp cận thông tin
đất đai, quy hoạch, môi trường,… thông qua các ứng dụng công khai thông tin
trên web và di động. Doanh nghiệp, nhà đầu tư được tiếp cận thông tin phục vụ
kinh doanh, đầu tư như thông tin đất đai, quy hoạch, thông dự án đầu tư, thông
tin KTXH,… Du khách được tiếp cận thông tin văn hóa, du lịch, di sản,… trên
địa bàn tỉnh. Ngoài ra, người dân còn được cung cấp các công cụ cho phép
53

tương tác và gửi các phản ánh, kiến nghị từ hiện trường đến cơ quan quản lý
nhà nước bằng thiết bị di động.

Chủ động trong công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm
năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu để xây dựng sản phẩm du lịch
MICE phù hợp với sở thích, tâm lý và nhu cầu của từng đối tượng khách và xây dựng
các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường.

Xây dựng thương hiệu cho du lịch Thành phố để góp phần quảng bá, xúc tiến
hình ảnh du lịch Thành phố trên thị trường khu vực và quốc tế.

Tăng cường nội dung và hình thức hoạt động quảng bá phát triển du lịch MICE
thông qua những lễ hội du lịch trên địa bàn thành phố: Liên hoan ẩm thực món ngon
các nước (Taste of the World), Liên hoan Bánh-Kẹo, Hội chợ Du lịch quốc tế thành
phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam,
Ngày hội Du lịch, Lễ hội đón chào năm mới, Tết Nguyên tiêu, Lễ hội Kỳ Yên Lăng
Ông-Bà Chiểu, Lễ hội Nghinh ông Cần Giờ, Lễ hội 30/4…

Tham gia các sự kiện và hội chợ du lịch thương mại với các địa phương trong
nước để quảng bá sản phẩm du lịch MICE như:

- Vietnam Travel Fest – sự kiện du lịch bán lẻ B2C đầu tiên và LỚN NHẤT tịa
Việt Nam được tạp chí Travellive cùng AEONMALL Long Biên phối hợp tổ
chức.
- Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2020
- Triển lãm ITE – Hội chợ quốc tế du lịch HCM 2020
Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch MICE ra nước ngoài như tổ
chức các road show và tham gia các hội chợ chuyên ngành về du lịch MICE như: Hội
chợ Du lịch MICE Hàn Quốc (KME2021), Hội chợ du lịch quốc tế World Travel Mart
20919 (WTM), Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc , Hội chợ Trung Quốc-Asean.

Mở rộng mối quan hệ hợp tác và hội nhập du lịch quốc tế thông qua việc tham
gia các diễn đàn, hội thảo về du lịch của các tổ chức TPO, PATA, Tiểu vùng Mêkông.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá du lịch MICE trên các phương tiện
truyền thông như hệ thống truyền hình, phát thanh và báo chí.
54

Tổ chức famtrip, press trip cho các hãng lữ hành, các hãng truyền hình và nhà
báo du lịch quốc tế đến tham quan Tp. Hồ Chí Minh để tuyên truyền quảng bá về sản
phẩm du lịch MICE và hình ảnh của Thành phố đến với thị trường du lịch thế giới.

Xuất bản các ấn phẩm du lịch MICE với nhiều ngoại ngữ phổ biến và phát hành
rộng rãi các phim ảnh tư liệu về các di tích lịch sử-văn hóa, các công trình kiến trúc
nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội…

Xây dựng website quảng bá du lịch MICE. - Khuyến khích các doanh nghiệp
triển khai thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch MICE và mở văn phòng đại
diện du lịch tại một số thành phố và thị trường trọng điểm.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch để khai thác sử
dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp
nhằm nâng chất lượng các chương trình xúc tiến ngang tầm với các nước trong khu
vực.

Có kế hoạch gắn chặt hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch MICE với hoạt động
quảng bá văn hóa, xúc tiến đầu tư thương mại theo hướng phát triển đồng bộ, toàn
diện, linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao.

Đẩy mạnh việc khai thác thị trường du lịch MICE nội địa với sức mua đang
tăng do đời sống được cải thiện. Triển khai các biện pháp khuyến mãi, kích cầu du lịch
nội địa.

Triển khai kế hoạch khai thác nguồn khách nước thứ 3 nối tour đến Tp. Hồ Chí
Minh từ các thị trường Hồng Kông, Singapore, Mỹ, Thái Lan và khai thác nguồn
khách quốc tế qua các cửa khẩu biên giới phía Tây và Tây Nam thành phố. Quan tâm
việc tổ chức đón tiếp và phục vụ Việt kiều về Việt Nam dự hội nghị, hội thảo, triển
lãm và khen thưởng.

Đẩy mạnh việc khai thác khách MICE từ thị trường khách Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ, Canada, Úc, các nước ASEAN, các nước
Tây Âu (Pháp, Anh, Đức, Ý…), các nước Bắc Âu, khôi phục thị trường Liên bang Nga
và các nước Đông Âu. - Tăng cường chất lượng chuyên mục du lịch MICE và tần suất
phát sóng trên truyền hình, tiếp tục mở rộng các chuyên trang về du lịch MICE trên
các báo và tạp chí.
55

Tranh thủ sự hỗ trợ của các Tổng Lãnh sự tại thành phố và sự hỗ trợ của các
Đại sứ quán Việt Nam và Hàng không Việt Nam tại các thị trường MICE trọng điểm
trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của Thành phố ra nước ngoài.

4.5. Về phát triển nhân lực

Yếu tố con người là hết sức quan trọng trong việc tạo ấn tượng, lôi cuốn khách
du lịch, quảng bá trong cộng đồng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vì vậy vô cùng quan trọng. Các cơ quan quản lý du lịch
và một số doanh nghiệp khách sạn phải tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên dưới nhiều hình thức khác
nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực du
lịch, gồm những người có trình độ cao đẳng trở lên, đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý
nhà nước, đào tạo nghiên cứu du lịch, quản trị doanh nghiệp và lao động lành nghề là
những nghệ nhân, những lao động từ bậc 3 trở lên làm việc trong lĩnh vực du lịch.Với
vai trò quyết định, cải biến và hoạch định phát triển du lịch.Nguồn nhân lực du lịch
cao có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển du lịch bền vững, có
trách nhiệm, đáp ứng được sự ra đời và phát triển của các loại hình du lịch mới. Phát
triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao phù hợp với các loại hình du lịch mới chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, với những yêu cầu cụ thể và cần có những giải pháp
mang tính hệ thống để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế du lịch toàn diện ngày một
sâu, rộng. Nhân lực lao động du lịch nói chung, và nhân lực lao động du lịch chất
lượng cao nói riêng trong mọi bộ phận, các chức danh nghề,…

Đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch nhằm đáp ứng yêu
cầu thực tế sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Đội ngũ các chuyên gia, cán bộ và nhân viên du lịch: mặc dù có nhiều cố gắng
trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhưng vẫn thiếu trầm trọng lao động lành nghề,
chưa đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng giao tiếp ngoại
ngữ.
56

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phân bố vùng, miền
hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia. Xây dựng, công bố và thực hiện
chuẩn các trường đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng định kỳ đạt chuẩn.

4.5.1. Công tác bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn của cơ quan quản lý du lịch

Tổ chức các hội thảo về du lịch MICE

Tổ chức các lớp đào tạo Giám đốc lữ hành, Giám đốc khách sạn, PCO, DMC,
PEO về nghiệp vụ du lịch MICE.

Phối hợp với Lãnh sự quán một số nước tại Thành phố để tổ chức các buổi
chuyên đề về đặc điểm tâm lý, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch.

Tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức như JICA, PATA, UNWTo trong
việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch MICE.

Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo du lịch với các trường và các Học viện du lịch
nổi tiếng trên thế giới.

4.5.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng của các doanh nghiệp du lịch MICE

Xây dựng và tập huấn triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện
nâng cao năng lực của nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE và xây dựng
nội dung chương trình đào tạo lại, dạy nghề lại, huấn luyện và bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho nhân lực du lịch chất lượng cao trong các doanh
nghiệp du lịch nói chung và trong doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh du lịch
MICE (các cơ sở lưu trú du lịch; doanh nghiệp lữ hành; doanh nghiệp vận chuyển du
lịch, đại lý du lịch, đại lý lữ hành; doanh nghiệp kinh doanh tại điểm du lịch…)

Triển khai các khoá đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực
du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ, công chức
quản lý nhà nớc về du lịch, viên chức hoạt động sự nghiệp về du lịch và liên quan đến
du lịch của các ngành, các cấp trong toàn thành phố để hiểu biết kỹ hơn về du lịch
MICE.
57

Các doanh nghiệp đặt hàng đào tạo đối với các trường để đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng của mình, đồng thời các trường cũng nắm bắt được nhu cầu thực tiễn để cải tiến
chương trình cho phù hợp với thực tế.

Cần có chế độ khuyến khích các hình thức tự học đối với cán bộ, nhân viên
nhằm phát huy hơn nữa tinh thần tự bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đơn vị.

Xây dựng website về nguồn nhân lực du lịch để cung cấp những thông tin lao
động trong ngành.

Tiếp tục tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ du khách,
nghiệp đoàn xích lô quận 1 và đội ngũ tài xế du lịch, nhân viên của khách sạn, đại lý
du lịch, nhà hàng... phục vụ khách MICE. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức hội
thi kiểm tra, nâng cao tay nghề.

Tăng cường đào tạo đội ngũ phiên dịch viên, đội ngũ cán bộ tổ chức, quản lý sự
kiện. Bên cạnh những giải pháp nêu trên, người viết xin đề xuất một số giải pháp đột
phá trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các thành phố phát triển du lịch MICE thành
công trong khu vực như sau:

Tp. Hồ Chí Minh nên triển khai Chương trình Đại sứ hội thảo nhằm tặng thưởng
và khuyến khích các nhà tổ chức hội thảo không chuyên nghiệp. Đây là các chuyên gia
và những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong những lĩnh vực kinh tế chính của Tp. Hồ
Chí Minh. Những CXXIV “Đại sứ” này đại diện cho Tp. Hồ Chí Minh để giơ tay đăng
cai các hội nghị, hội thảo, sự kiện thương mại quốc tế và những sự kiện khác.

Xây dựng chương trình phát triển du lịch MICE “Be in Hochiminh city” nhằm
khuyến khích các hiệp hội, tổ chức quốc tế đặt trụ sở chi nhánh Châu Á-Thái Bình
Dương tại Tp. Hồ Chí Minh.

Xây dựng chính sách “Doing Business in Hochiminh city” nhằm khuyến khích
các công ty, tập đoàn (đa quốc gia và địa phương) đặt trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh
thông qua chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển kinh tế.

Xây dựng thương hiệu Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh như “Hochiminh
city- a MICE destination”, “Hochiminh city – a place for meeting and exhibition”,
“Business events in Hochiminh city” …
58

Phòng quản lý du lịch MICE của Tp. Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ việc
tìm kiếm và đấu thầu các sự kiện quốc tế, đặc biệt các sự kiện liên quan kinh tế,
thương mại.

Triển khai các chương trình hỗ trợ việc đăng cai hội nghị, triển lãm quốc tế như
tặng thưởng bằng tiền mặt, hiện vật, bằng khen… và các hình thức hỗ trợ khác nếu đáp
ứng đủ điều kiện về số lượng khách nước ngoài tham dự và có tác dụng xúc tác các
ngành kinh tế khác của Thành phố phát triển. Thành phố có thể chia ra các cấp độ khác
nhau để tặng thưởng tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của sự kiện như cấp 1
tương ứng với bao nhiêu đại biểu và được tặng thưởng bao nhiêu tiền, cấp 2, cấp 3
cũng tương tự như vậy.

Tp. Hồ Chí Minh mở rộng, hoàn thiện, nâng cấp các trung tâm hội chợ, triển lãm
hiện có và xây dựng thêm những trung tâm hội chợ, triển lãm lớn mang tầm khu vực
và quốc tế. Phân đoạn MICE Tp. Hồ Chí Minh nên tập trung ưu tiên phát triển

Trong 3 phân đoạn của du lịch MICE, tất cả các chuyên gia đều nhất trí tại thời
điểm này, Tp. Hồ Chí Minh nên tập trung phát triển phân khúc hội nghị, hội thảo. Lý
do được đưa ra là:

- Phù hợp với thế mạnh về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Thành phố
- Không đòi hỏi nhiều các dịch vụ bổ trợ
- Diễn ra trong thời gian ngắn
Nhằm trao đổi thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào Thành phố và các tỉnh
Đông Nam Bộ để giải quyết vấn đề kinh tế. Riêng Tiến sỹ Dietmar Kielnhof cho rằng
trong mảng hội nghị, hội thảo nên ưu tiên thị trường hội nghị của các công ty, tập đoàn
vì Thành phố đã có sẵn thị trường này do là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính,
đầu tư hàng đầu Việt Nam. CXXV Giải pháp ưu tiên triển khai trước mắt Trong các
giải pháp phân tích ở trên, các chuyên gia đều có những lựa chọn khác nhau về giải
pháp sẽ triển khai trước mắt, riêng TS. Dietmar Kielnhofer không trả lời câu hỏi này.
Theo quan điểm của học viên, ta nên triển khai song song, đồng bộ 5 nhóm giải pháp,
trong đó ưu tiên tập trung triển khai một số giải pháp trước mắt như sau:

Tập trung vào yếu tố con người: nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch MICE.
59

Khắc phục tình trạng giao thông: giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đặc
biệt vào giờ cao điểm.

Thành lập Phòng quản lý du lịch MICE (MICE Bureau) trực thuộc Trung tâm
xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh.

Nâng cao cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch (khách sạn 3-5 sao và Trung
tâm Hội chợ, Triển lãm.
60

KẾT LUẬN
Tóm lại, MICE là loại hình du lịch mang đến nhiều nguồn lợi nhuận lớn vì thế mà
nhiều điểm đến trong nước và trên thế giới có điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất đều đang theo đuổi phát triển loại hình du lịch này và trong đó Thành Phố Hồ Chí
Minh là một trong những điểm đến có tên tuổi trên thế giới về loại hình này, nổi tiếng
là trung tâm kinh tế của Việt Nam với chất lượng cuộc sống phát triển, dịch vụ tiện
nghi đầy đủ và nhiều công trình kiến trúc có tầm vốc quốc tế, thêm vào đó nơi đây
được đánh giá là điểm đến an toàn đã góp phần xây dựng hình ảnh của điểm đến trên
trường quốc tế. Tuy điều kiện phát triển đầy đủ nhưng Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn
chưa thể tận dụng hết tiềm năng nội tại của mình do hoạt động marketing điểm đến
chưa đúng đắn, hoạt động đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phù hợp
cùng với đó chưa có những sản phẩm du lịch thật sự có thể thu hút và đặc trưng cho
điểm đến được cho là Trung tâm kinh tế. Vì vậy, với dự án này, nhóm phát triển dự án
hy vọng có thể đóng góp ý tưởng của mình nhằm phát triển hoạt động du lịch của điểm
đến Thành Phố Hồ Chí Minh.
61

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Website: Wikipedia Tiếng Việt

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB
%93_Ch%C3%AD_Minh#:~:text=Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H
%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%20(c%C3%B2n%20g%E1%BB%8Di
%20l%C3%A0%20S%C3%A0i%20G%C3%B2n,v%E1%BB%9Bi%20th%E1%BB
%A7%20%C4%91%C3%B4%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i.

2. Website: Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch – Tổng Cục Du Lịch

https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/8832?gclid=Cj0KCQjwo-aCBhC-
ARIsAAkNQist1Sxn4nDeclNK7sAa6krREgNS_cmjHLkZu8tH9DM2gP7I4KChh24a
AoelEALw_wcB&fbclid=IwAR1CtKLxiycva1YbMOhrS9n-zkvcO-
i5qA6eUo4bFdDixGfrvHonIYodoyw

3. Website: Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch – Tổng Cục Du Lịch

https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/24789?gclid=Cj0KCQjwo-aCBhC-
ARIsAAkNQiv8_RLQT3uh_9rQvGv8bV-
lj3LFkrFFqs3W2RTSPWlb9Xr6ICAMOGoaAoB8EALw_wcB&fbclid=IwAR2goxXe
D5q8PsbgQa5roDF4mh73py8CZf_senJvfRSIP6qFeTVVQXrVa0w

4. Website: Công Thương - Industry and Trade Megazine

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam-trong-boi-
canh-cach-mang-cong-nghe-so-74405.htm?
fbclid=IwAR0nsFqzeNfa8kzE466N35z_1wqjnYSpN26mGhYCHmeZr9Pkob1azuX2
w_w

5. Website: Trang Tin Điện Tử - Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh

https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhan-luc-nganh-du-lich-can-tang-manh-ca-chat-
luong-va-so-luong-1491854659?
fbclid=IwAR23kXggOfsDG8RHNUosy2RpVcrRi6tuxiSI1KrCotmRjiGLFUa6pITjIg4

6. Website: Thương Trường


62

https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhan-luc-nganh-du-lich-can-tang-manh-ca-chat-
luong-va-so-luong-1491854659?
fbclid=IwAR23kXggOfsDG8RHNUosy2RpVcrRi6tuxiSI1KrCotmRjiGLFUa6pITjIg4

7. Website: Báo Điện Tử Đà Nẵng

https://baodanang.vn/du-lich-da-nang/202001/da-nang-dac-biet-hap-dan-du-khach-
quoc-te-3268734/index.htm?
fbclid=IwAR1EvJNh83K0CqAHTa2eZmRMnyxnRz_cAECnftOadQuYY8A96F1cma
4rqtY#:~:text=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20S
%E1%BB%9F%20Du,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n
%C4%83m%202018

8. Website: Cổng Thông Tin Điện Tử Thành Phố Đà Nẵng

https://www.danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?
id=38651&_c=39&fbclid=IwAR0uLj4afqiVyjfeAy5tmaSIWXLaQv5IGAahnJmshiqq
e6jNwH389DUBHH8

9. Website: Kinh Tế Sài Gòn Online – Tạp Chí Của UBND Thành Phố Hồ
Chí Minh

https://www.thesaigontimes.vn/298964/hang-khong-la-at-chu-bai-dua-khach-den-
cho-du-lich.html?
fbclid=IwAR2o4Utwt4bthh_ZnY1EpTGMbiN27XN5AFm7v5FhXVKjESnOvCXVE
vmi8sg

10. Website: BNEWS

https://bnews.vn/nam-2019-cac-hang-hang-khong-viet-nam-van-chuyen-gan-55-
trieu-hanh-khach/142482.html

11. Website: Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – Viện Môi Trường
và Tài Nguyên

http://www.hcmier.edu.vn/vn/chi-tiet/cac-hoi-nghi-hoi-thao-da-to-chuc-45-9-28?
fbclid=IwAR1Kcl5zEsrdg_d1s8dhog5UbjvI2qLk8MWMz5Ot34Q_yS2cOmeZcB6Ibl
g

12. Website: Viet Times News and Analysis


63

https://viettimes.vn/da-nang-dang-cai-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-tp-thong-minh-
2019-post116269.html?fbclid=IwAR1CtKLxiycva1YbMOhrS9n-
zkvcOi5qA6eUo4bFdDixGfrvHonIYodoyw

13. Website: Điện Tử Tiêu Dùng

https://dientutieudung.vn/ca-fe/hoi-nghi-gates-2019-se-duoc-to-chuc-tai-da-nang-
vao-thang-12/

14. Website: Vietnambiz

https://vietnambiz.vn/du-lich-mice-mice-tourism-la-gi-khach-du-lich-mice-
20191012125923088.htm?
fbclid=IwAR2o4Utwt4bthh_ZnY1EpTGMbiN27XN5AFm7v5FhXVKjESnOvCXVE
vmi8sg

15. Website: Hoteliers – Hotel, Travel and Hospitality News

https://www.4hoteliers.com/features/article/6748?
fbclid=IwAR0AeCYyAyJwrH4dDD3PAm62SE47XIQbZdr5Q7Ei5GKXA165zYA8H
AohTq0

16. Website: Cổng Thông Tin Điện Tử Thành Phố Đà Nẵng

https://danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?
id=3665&_c=3%2C9%2C33&fbclid=IwAR3fw8YSwHJk8kP_Tp0Ad8dLpUIdCe5rW
Gr0MOAO3ENUQWS6WS5Dk67yous

17. Website: Công An Thành Phố Hồ Chí Minh

http://congan.com.vn/tin-chinh/nhung-van-de-xa-hoi-nan-giai-tphcm-can-giai-
quyet-trong-nam-2017_31761.html?fbclid=IwAR1tU_8MzqIRybcfgtgnjTIXvq-
RvXtAbl7g6RzTmPMLAMBqV7g8Xpc0f84

You might also like