You are on page 1of 19

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TUYỀN

KHOA BÁO CHÍ


----------

Tiểu Luận
Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ


TÔN GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY

Sinh viên thực hiện: Vũ Ánh Ngọc


Lớp: Truyền thông đa phương tiện K41
Mã SV: 2151040034

Năm học: 2021 – 2022


2

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................4
1. Lý do nghiên cứu đề tài..................................................................................4
1.1 Sự cần thiết và tính thời sự của đề tài...........................................................4
1.2 Lý do chọn nghiên cứu đề tài........................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5
2.1 Mục đích nghiên cứu.....................................................................................5
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................6
CHƯƠNG I: DÂN TỘC – CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO – CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO................................................................................6
1. Dân tộc.............................................................................................................6
1.1Khái niệm dân tộc...........................................................................................6
1.2...Các nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin.
.............................................................................................................................7
1.2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.......................................................7
1.2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết........................................................8
1.2.3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc...............................................9
2. Tôn giáo...........................................................................................................9
2.1 Khái niệm tôn giáo........................................................................................9
2.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội......................................................................................................................11
CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ
TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................13
1. Tổng quan mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam..........................13
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam......13
3

2.1 Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kểt tôn giáo.......................................................14
2.2 Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với
cộng đồng quốc gia...........................................................................................14
2.3Phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân nhất là các
dân tộc thiểu số. Cùng lúc kiên quyết loại bỏ ý nghĩ lợi dụng vấn đề tôn giáo và
dân tộc vào mục đích chính trị..........................................................................14
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.......................16
1. Ý nghĩa với cá nhân người thực hiện..........................................................16
2. Liên hệ thực tiễn...........................................................................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18
4

LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do nghiên cứu đề tài.
1.1 Sự cần thiết và tính thời sự của đề tài.
Trên con đường hướng tới chủ nghĩa xã hội, vấn đề dân tộc phải gắn với vấn đề
tôn giáo, nhất là ở một quốc gia đa tôn giáo như Việt Nam. Quay ngược thời gian
về thế kỉ 16, giai đoạn Thiên chúa giáo bắt đầu du nhập về Việt Nam, tôn giáo này
đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt trong nhiều mối quan hệ giữa giáo dân với
lương dân, giữa “việc đạo” với “việc đời”, giữa giáo hội với chính quyền và bao
trùm hơn cả là mâu thuẫn giữa Thiên chúa giáo với dân tộc Việt Nam ngay trên quê
hương của “tam giáo đồng nguyên”. Mâu thuẫn đã có giai đoạn leo thang và dẫn
đến những xung đột, những cuộc chém giết đẫm máu giữa giáo dân và lương dân
làm ảnh hưởng không nhỏ đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc . Điều này hoàn toàn
có thể tham chiếu đến giai đoạn hiện nay nếu chúng ta không xử lí tốt hai vấn đề
này. Giải quyết ổn thỏa hai vấn đề này, tiềm lực của đất nước sẽ được phát triển tối
đa.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, “có
16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu
người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo
Công giáo là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn
giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo Phật giáo với
4,6 triệu người, chiếm 35% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả
nước” [1]. Các số liệu này cho thấy tôn giáo đã trở thành một phần không thể thiếu
đối với một bộ phận lớn nhân dân. Và do đó, với một quốc gia tồn tại trên tôn chỉ
“của dân, do dân và vì dân” như Việt Nam thì tôn giáo phải được nhìn nhận như
một “vấn đề còn tồn tại lâu dài”.

Chưa kể, tôn giáo có thể trở thành một công cụ để các thế lực thù địch lợi
dụng nhằm chia rẽ, can thiệp vào công việc nội bộ nước ta. Với những lí do trên,
mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo đã trở nên một vấn đề thời sự và cấp thiết,
nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đảng đã chủ trương nêu rõ trong Nghị quyết số
5

25-NQ/TW ngày 23/03/2003: “Tín ngưỡng, tôn giáo...đang và sẽ tồn tại cùng dân
tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.”
1.2 Lý do chọn nghiên cứu đề tài.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân
tộc và tôn giáo là vô cùng thực tế và chắc chắn sẽ là một vấn đề dài hạn và mang
tính phức tạp đối với con đường đi lên xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Bên
cạnh đó, sự liên kết giữa tôn giáo và dân tộc là một mối tương liên thú vị. Bởi, cả
hai định nghĩa này đều mang tính chất “hư cấu” ở thời điểm khởi nguyên của xã
hội loài người, là những định nghĩa góp phần hình thành nên các nhóm người cùng
chung những đặc trưng như đức tin, ngôn ngữ, tiếng nói,...trong xã hội, nhưng sau
hàng ngàn năm phát triển, hai thực thể “hư cấu” này phát triển dần lên, trở thành
một đề tài nghiên cứu vĩ mô, ảnh hưởng lên nhau, một dân tộc không thể bài trừ tôn
giáo ra khỏi nó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Để làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo cũng như đề ra những
giải pháp thực tiễn trong việc giải quyết mối quan hệ này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nêu trên, tiểu luận này sẽ làm rõ những nội dung sau đây:
- Dân tộc và nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề dân tộc.
- Tôn giáo và nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo.
- Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
- Các đề xuất giải pháp cho vấn đề quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu: đề tài là dân tộc, tôn giáo và mối quan hệ của chúng.
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam, giai đoạn hiện nay.
6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: DÂN TỘC – CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN GIẢI


QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO – CÁC NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

1. Dân tộc.
1.1 Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một khái niệm rộng và mang tính ví mô. Do vậy, ở mỗi nền văn hóa
khác nhau, dân tộc lại được gán cho một sự hình thành khác nhau. Nếu ở phương
Tây, sự thay thế từ phương thức sản xuất phong kiến sang tư bản chủ nghĩa đã góp
phần vào việc hình thành của thực thể “dân tộc” thì ở Đông phương, “dân tộc được
hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối
chín muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định, song nhìn
chung còn kém phát triển và ở trạng thái phân tán” [2, tr.196]
Ngày nay, dân tộc thường được hiểu với hai nghĩa phổ biến:
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cụ thể nào đó có
những mối liên hệ chặt chẽ, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của
cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng
khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; bộ tộc, có sự kế thừa và phát triển hơn những
nhân tố tộc người ở cộng đồng người đó và thể hiện ý thức tự giác tộc người của
dân cư cộng đồng đó. Hay nói tóm gọn, ở định nghĩa này, dân tộc được hiểu là một
bộ phậm của một quốc gia, ví dụ như Việt Nam có 54 dân tộc anh em: Dân tộc
Kinh, Tày, Dao, Thái,...
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững
hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất,
quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
Tóm lại, dân tộc hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội mà
đứng đầu là nhà nước, hình thành và phát triển trên một lãnh thổ nhất định, có tên
7

gọi, ngôn ngữ hành chính và biểu tượng văn hóa nhất quán hình thành nên bản sắc
riêng của dân tộc đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng yếu tố lịch sử có ảnh hưởng đến
tính ổn định của sự phát triển mỗi quốc gia dân tộc. Do đó, cấu trúc cộng đồng dân
tộc rất phong phú, điều này được xác định dựa trên sự đa dạng lịch sử, văn hóa, xã
hội,... Ngày nay, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, không gian xã hội được
mở rộng ra phạm vi toàn cầu nên xu hướng dân tộc đa tộc người trở nên phổ biến.
1.2 Các nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở chủ nghĩa Mác –
Lênin.
Giải quyết vấn đề dân tộc về cơ bản là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Với nền móng là tư tưởng G Mác, Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,
cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra
“Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các
dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi
là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể tách
rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề
dân tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở
lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và
nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1.2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, trình độ văn hóa cao hay thấp, được
bình đẳng là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của các dân tộc.  V.I.Lênin
nhấn mạnh việc bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là những
dân tộc ít người: “Chúng ta đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền lợi
cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của
mọi dân tộc ít người” [3, tr.266]. Như vậy, bình đẳng dân tộc gắn với việc bảo vệ
quyền của người dân tộc thiểu số trong một quốc gia. Để bảo đảm sự bình đẳng về
8

quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, V.I.Lênin phản đối gay gắt
việc ưu tiên đặc quyền cho bất cứ dân tộc nào: “Không có một đặc quyền nào cho
bất cứ dân tộc nào, mà là quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc”[4, tr.84] “Tất
cả các dân tộc trong nước đều tuyệt đối bình đẳng và mọi đặc quyền của bất cứ dân
tộc nào hoặc ngôn ngữ nào đều bị coi là không thể dung thứ và trái với hiến pháp”
[5, tr.157-158].Và sự bình đẳng đó, theo Lenin, là phải được quán triệt trên tất cả
mọi mặt xã hội: “Một Nhà nước dân chủ không thể dung thứ một tình trạng áp bức,
kiềm chế của một dân tộc này đối với bất cứ dân tộc nào khác trong bất cứ lĩnh vực
nào, trong bất cứ ngành hoạt động xã hội nào” [6, tr.86]. Bình đẳng trong kinh tế là
bảo đảm quyền lợi, lợi ích kinh tế, quyền được phân phối công bằng tư liệu sản xuất
cũng như thành quả của sự phát triển cho tất cả các dân tộc. Bình đẳng trong chính trị
là bảo đảm quyền của các dân tộc trong tham gia vào đời sống chính trị, hệ thống
chính trị của đất nước. Bình đẳng trong văn hóa, xã hội là bảo đảm quyền hưởng các
thành quả phát triển văn hóa, xã hội của đất nước, quyền được bảo vệ bản sắc văn hóa
riêng của mỗi dân tộc.
Để bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc được đề ra trong cương lĩnh, việ cban
hành và hoàn thiện luật pháp của quốc gia đó phải được ưu tiên hàng đầu, trong đó
phải ghi nhận đầy đủ sự bình đẳng trước hết là về quyền lợi giữa các dân tộc: “Vấn đề
bảo vệ quyền của một dân tộc thiểu số chỉ có thể được giải quyết bằng cách ban bố
một đạo luật chung của Nhà nước, trong một nước dân chủ triệt để, không xa rời
nguyên tắc bình quyền” [7, tr.182]. Pháp luật chính là cơ sở chắc chắn và có hiệu quả
nhất để bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc gia, thừa nhận sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các dân tộc trong
mọi lĩnh vực là yêu cầu đầu tiên để bảo đảm bình đẳng dân tộc.
Quyền bình đẳng là cơ sở để các dân tộc thực hiện quyền tự quyết và xây dựng các
mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộc với nhau.
1.2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết.
V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng, quyền dân tộc tự quyết của các dân
tộc chính là quyền tự quyết về chính trị: “Quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là
quyền phân lập về mặt Nhà nước của các dân tộc đó ra khỏi tập thể dân tộc khác,
có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc độc lập” [8,tr.303]. Để làm rõ cho
định đề trên, Người cho rằng: “Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có nghĩa là
9

các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập, về mặt chính trị,
khỏi dân tộc áp bức họ” [9, tr.327]. Như vậy, quyền dân tộc tự quyết là quyền của
một dân tộc có thể tách ra trở thành một quốc gia dân tộc độc lập với việc tự quyết
định thể chế chính trị của mình khỏi một dân tộc khác đang áp bức họ.Từ đó, có thể
hiểu quyền tự quyết của các dân tộc tức là quyền được tự quyết định vận mệnh dân tộc
mình, tự do trong lựa chọn thể chế chính trị và con đường phát triển.
Trong đó, quyền tự quyết bao gồm: quyền được tách ra thành một quốc gia độc lập,
quyền liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Tuy nhiên, cần phân biệt quyền được tách ra thành một quốc gia độc lập với quyền
của các tộc người thiểu số thuộc một quốc gia đa dân tộc. Giá trị của tư tưởng
V.I.Lênin về quyền dân tộc tự quyết chính là luôn đứng trên lập trường của giai cấp
vô sản để giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết. Không phải Ông ủng hộ bất cứ
một dân tộc nào trong một quốc gia thống nhất đòi tách ra thành lập quốc gia riêng
biệt mà V.I.Lênin chỉ ủng hộ việc tách ra thành một quốc gia riêng biệt khi dân tộc
đó bị áp bức, bóc lột bằng các biện pháp bạo lực. Cần nhấn mạnh điểm này để các
thế lực thù địch không nhân cơ hội lợi dụng chiêu bài “tự quyết”, đánh tráo khái
niệm để gây chia rẽ nội bộ các nước hoặc kích động đòi ly khai dân tộc.
1.2.3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
Đây là tư tưởng cơ bản và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của Lênin, nó
phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự nghiệp giải
phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp, nó đảm bảo cho dân tộc có đủ sức
mạnh để giành thắng lợi.
Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các
tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc vì độc lập dân tộc. Có thể suy ra, đây là nội dung chủ yếu, là giải pháp tối
ưu để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.
2. Tôn giáo
2.1 Khái niệm tôn giáo.
Tôn giáo là gì? Đây là một vấn đề vừa mới vừa cũ. Bởi vì, xuất phát từ những
góc nhìn, không gian văn hóa cũng như những luồng tư tưởng khác nhau mà nảy
10

sinh những quan niệm tôn giáo khác nhau. Mặt khác, khi đi sâu vào tínnh cá thể, ta
nhận ra một điều rằng mỗi cá nhân có thể tham gia hành vi và cảm nhận tôn giáo
theo những cách thức riêng, điều này xuất phát từ tính phức tạp và muôn màu của
đời sống xã hội. Do đó, ta có nhiều cách tiếp cận tôn giáo khác nhau.
Nếu tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa Mác thì tôn giáo là một hình thái ý thức
xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan. Ăng ghen cho rằng, “tôn giáo chẳng
qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người – của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [10, tr.437]
Song, chính những gì được cái nhà mácxít cho là “hư ảo” lại phần nào bù đắp cho
cuộc sống cơ cực nơi trần thế. Có một thứ để tin nào về mặt nào đó còn hơn là sống
giữa một cuộc đời dài rộng nhưng không biết tin vào điều gì, khi đó, “tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái
tim, cũng như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân” [13, tr.570]
Ta cũng có thể tiếp cận định nghĩa tôn giáo theo quan điểm của các học giả như
Luckmann, Schmidt, Y.Lambert,... Các học giả này bước đầu đã nahajn thức được
rằng khi nói tới tôn giáo là nói tới những yếu tố thiêng, và quan hệ giữa thiêng và
tục là bước đầu xây dựng nên những thuộc tính của tôn giáo; đồng thời thấy được
tôn giáo đã tạo ra những hệ quả quan trọng ảnh hưởng lên sự vận hành của xã hội
[11, tr,197 – 208; 12, tr.164 -188]. Tuy nhiên, về bản chất, những quan điểm trên
thường gán đặc tính của tôn giáo như một hình thái linh thiêng, siêu nhiên, nhưng
trên thực tế vẫn tồn tại những thứ được coi là tôn giáo nhưng không quy chiếu vào
cái linh thiêng, siêu nhiên như: Phật giáo, Khổng giáo,... Chưa kể, các quan điểm
trên đều có xu hướng nghiên cứu tôn giáo trên phương diện xã hội học.
Nguồn gốc của tôn giáo cũng đa dạng và được nhìn dưới nhiều khía cạnh khác
nhau.
Trong xã hội công xã nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, con
người cảm thấy yếu đuối và nhỏ bé trước sự hùng vĩ của thiên nhiên một cách
không giải thích được. Vậy là theo một lẽ dĩ ngẫu, con người gán cho tự nhiên
những sức mạnh, quyền lực siêu nhiên, huyền bí. “Khi xã hội xuất hiệnc ác giai cấp
11

đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân
hóa giai cấp và áp lức bóc lột, tội ác,.. công vớ lo sợ trước sự thống trị của các lực
lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên
ngoài trần thế” [14, tr.217]. Đây là nguồn khởi của tôn giáo khi nhìn dưới góc độ tự
nhiên, kinh tế - xã hội.
Khi soi chiếu dưới lăng kính nhận thức, sự ra đời của tôn giáo lại đến từ việc bị
hạn chế nhận thức của con người về chính bản thân mình, về tự nhiên và xã hội.
Tôn giáo sẽ trở thành một bệ đỡ cho niềm tin của con người trước những hiện
tượng mà khoa học chưa thể giải thích được. Thậm chí, ngay cả khi những vấn đề
đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức
đầy đủ thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất để tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.
Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường
điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái
siêu nhiên, thần thánh.
Tóm lại, tôn giáo đã có lịch sử hình thành và phát triển trước cả khi giai cấp xã
hội được hình thành. Do có bề dày lịch sử và tính phức tạp trong cách nhận thức
nó, tôn giáo đã lớn mạnh dần và trở thành một vấn đề cần có những hướng giải
quyết cụ thể.
2.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Tôn giáo khi đặt trong bối cảnh thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã có nhiều
biến đổi, vì vậy, để giải quyết vấn đề tôn giáo cũng cần phải suy xét trên nhiều mặt
và đặt chung với công việc giải quyết vấn đề xã hội, dân tộc. Đồng thời phải đảm
bảo một số nguyên tắc nhất định.
Thứ nhất, cần phải có quan điểm lịch sử rõ ràng khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở
những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của tôn giáo lên đời sống xã hội
cũng khác nhau. Chưa cần nói đến những người không theo bất cứ tôn giáo nào,
trong chính khuôn khổ một kiểu tôn giáo đã gặp phải những quan điểm, thái độ
khác biệt đến từ các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân. Do đó, việc có một quan điểm lịch
sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề liên quan đến tôn
giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết
12

Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải đi đôi với
quá trình cải tổ xã hội cũ, gây dựng xã hội mới. “Muốn thay đổi ý thức xã hội,
trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội. Muốn xóa bỏ những ảo tưởng
nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra những ảo tưởng
ấy. Đấu tranh chống và bài trừ những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là đang gián
tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng.” [15]. Vậy nên, cần phải thiết
lập một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, thất học và những
tệ nạn xã hội là điều trước nhất.
Một nguyên tắc quan trọng không kém đó là phải tôn trọng đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo cũng như không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. “Tín
ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng
liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng” [16, tr.220]. Do vậy,dù
tôn thờ hay không một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó thì cũng không nên được cho là
những trường hợp cá biệt mà cần phải có cách đối xử nhất quán, công bằng. Các
tôn giáo, tín ngưỡng đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước
pháp luật. Tuy nhiên, tôn trọng, đẩm bảo quyền tự do tín ngưỡng không đồn nghĩa
với việc dung túng cho các trường hợp lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để
chống phá cách mạng.
Cuối cùng, cần phân biệt rạch ròi nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo. Phân biệt được hai xu hướng này sẽ giúp cho việc phân rẽ thành
hai khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử vớ những vấn đề
nảy sinh tín ngưỡng, tôn giáo. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
hoàn toàn chính đáng của đồng bào có đại và nhu cầu ấy sẽ còn tồn tại lâu dài, phải
được tôn trọng và bảo đảm.
13

CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN


TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Tổng quan mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Nhìn một cách khái quát trước khi có sự du nhập các tôn giáo lớn vào Việt Nam
như Nho giáo, Phật giáo, Kitô giáo.... thì ở Việt Nam có hệ thống tín ngưỡng, tôn
giáo dân tộc khá điển hình đó là Thờ cúng Tổ tiên. Từ đó, ta thấy rằng quan hệ tôn
giáo và dân tộc bện chặt vào nhau. “Chính hệ thống tôn giáo này mới có sự tác
động thống nhất đến cộng đồng, mới là ý thức tiềm ẩn gắn bó vớ gia đình, quê
hương, đất nước; mặt khác, những tôn giáo ngoại sinh bằng con đường hòa bình
hay chiến tranh, muốn bám rễ vào dân tộc, phải bị dân tộc hóa, bị tôn giáo dân tộc
tiếp thu cho thích hợp với tâm thức tôn giáo dân tộc [11, tr.312]
Thờ cúng tổ tiên không ngoài gì khác, đó là: “Đạo thờ cúng tổ tiên hiểu theo
nghĩa rộng không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là
những người cùng huyết thống, mà thờ cả những người có công với cộng đồng làng
xã, đất nước” [11. tr. 315].
Nhìn chung, quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc thông qua trục chính là Nhà Làng-
Nước tạo nên một sự bền chặt. Tác giả Phan Ngọc đã nhận xét: “Đây cũng chính là
cách chuyển một văn hóa xây dựng trên tinh thần yêu nước thành tâm thức tôn
giáo, lấy tâm thức tôn giáo để củng cố tinh thần yêu nước” [17, tr.308] Từ đó, có
thể kết luận rằng, ngay từ thười tiền sử ở Việt Nam khi dân tộc với tư cách quốc gia
dân tộc được hình thành thì đồng thời với nó là quan hệ dân tộc và tôn giáo được
xác lập. Quan hệ này là nền tảng quan trọng và vững chắc để tiếp thu, tiếp biến
những tôn giáo ngoại sinh du nhập vào nước ta sau này.
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác tôn
giáo là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đảng xác định:
“Tôn giáo còn tồn tại lâu dài”, “Đạo đức tôn giáo còn nhiều điểm phù hợp với công
cuộc xây dựng xã hội mới”. Đồng thời, về phía giáo hội toàn cầu đã có nhiều cải
cách, giáo hội Việt Nam cũng đã khẳng định: “Là hội thánh trong lòng dân tộc Việt
14

Nam, chúng ta quan tâm gắn bó vớ vận mệnh quê hương, noi theo truyền thông dân
tộc, hòa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Vậy, hiện nay công tác tôn giáo
vẫn hướng đến mục tiêu giải quyết mối quan hệ hòa hợp, đồng hành tôn giáo với
dân tộc, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân.
2.1 Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kểt tôn giáo.
Trên con đường hướng tới xã hội xã hội chủ nghĩa, liên kết tất cả để tạo dựng
khối đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ cấp bách là lâu dài, tôn giáo cũng không
nằm ngoài khối đoàn kết chung ấy. Xã hội xã hội chủ nghãi ở nước ta phải luôn là
môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dân tộc, tôn giáo được tự do
phát triển theo đúng quy định của pháp luật.
2.2 Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối
quan hệ với cộng đồng quốc gia.
Cũng như dân tộc, tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm và đa chiều. Nếu những vấn
đề liên quan đến tôn giáo và dân tộc không được giải quyết thỏa đáng thì nguy cơ
mất ổn định, trật tự chính trị, xã hội dã tăng cao và dễ tạo đà cho các thế lực thù
địch bên ngoài lợi dụng để nhúng tay vào công việc nội bộ đẩt nước. Do đó, đi đến
một kinh nghiệm: phải giải quyết cvaasn đề tôn giao trên cơ sở vấn đề dân tộc,
tuyệt đối không lợi dụng vấn đề tôn giáo để đòi py khai hay chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc. Nói như vậy nghĩa là, vấn đề tôn giáo sẽ luôn song hành và được xem
như một vấn đề thuộc phạm trù dân tộc, ảnh hưởng đến lợi ích, độc lập chủ quyền
quốc gia - dân tộc.
2.3 Phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
nhất là các dân tộc thiểu số. Cùng lúc kiên quyết loại bỏ ý nghĩ lợi
dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc vào mục đích chính trị.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo về cơ bản là đang ra sức đảm bảo
những quyền cơ bản về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo
cho người dân. Vậy, nói cách khác, đảm bảo quyền của các dân tộc thuộc quốc gia
đa dân tộc, quyền tự do tôn giáo chính là đang bảo chứng cho việc thực hiện những
nội dung chủ chốt của quyền con người trong khuôn khổ pháp luật.
15

Bên cạnh đó, không thể nhân nhượng những âm mưu của các thế lực thì địch
trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo nằm “tôn giáo hóa dân tộc”. Phải
kiên quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt động vi phạm
pháp luật truyền đạo trái phép, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để
kích động quần chúng, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc và tôn giáo.
16

CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.


1. Ý nghĩa với cá nhân người thực hiện.
Nhờ nghiên cứu đề tài này, em đã hiểu được mối quan hệ giữa dân tộc và tôn
giáo một cách cân đối, toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ đó, trang bị vũ khí lý
luận khi bàn đến các nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và giải quyết
mối quan hệ của hai thực thể xã hội này để giả i quyết thỏa đáng mối quan hệ này,
từ đó hướng tớ một xã hội Việt Nam công bằng, tiến bộ, trong sạch.
Về mặt tư tưởng, việc nghiên cứu đề tài đã thay đổi góc nhìn , xác định lập
trường vững chắc, bản lĩnh chính trị vững vàng cho em về mối quan hệ giữa dân
tộc và tôn giáo, đây là một vấn đề thời sự và cần có sự chuẩn bị và thực hành giải
quyết lâu dài, nhất là ở một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam thì dân
tộc và tôn giáo sẽ luôn tác động và ảnh hưởng lên nhau.
2. Liên hệ thực tiễn
Cá nhân em là một người theo chủ nghĩa vô thần, tuy nhiên, vô thần không có
nghĩa là bài trừ tôn giáo. Ngược lại, vô thần giúp em có cái nhìn khách quan nhất
có thể khi nghiên cứu đề tài dân tộc và tôn giáo và giải quyết mối quan hệ này.
Việc bác bỏ sự tồn tại của tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn là bất khải thi bởi như đã
phân tích, tín ngưỡng, tôn giáo, hay nói cách khác là tục thờ cúng tổ tiên đã xuất
hiện ở Việt Nam kể từ khi lập trình xã hội còn chưa hình thành, vì vậy, thay vì bác
bỏ một trong hai, việc tìm ra những giải pháp để xử lí thỏa đáng mối quan hệ dân
tộc và tôn giáo là một hướng đi thiết thực.
17

KẾT LUẬN
Trên đây, em đã làm rõ và phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo bằng
cách đi từ việc giải quyết từng vấn đề một đến giải quyết mối liên hệ chung giữa
hai thực thể này. Tôn giáo là niềm tin vào một thế lực siêu nhiên, nhưng dân tộc lại
đề cập đến niềm tin vào cái có thực, tức một dân tộc độc lập, tự do, tiến bộ, và để
đạt được mục tiêu ấy thì cần những giải pháp cụ thể. Do đó, để giải quyết thỏa đáng
mối quan hệ này, cần một sự kiên trì và nỗ lực không chỉ của Đảng, nhà nước mà
còn phụ thuộc vào ý thức của nhân dân.
Từ đó, em xin đưa ra kiến nghị, đó là tổ chức các lớp cảm tình đoàn, nâng cao
nhận thức của bà con vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, miền núi, nahast là người
dân đang sinh sống tại vùng biên cương, hải đảo nước ta về tôn giáo. Người dân ở
đây thường không được tiếp xúc nhiều với kiến thức tiếp bộ nên tâm lí, hành vi rất
dễ bị ảnh hưởng nếu có sự xúi giục từ bên ngoài. Điều này sẽ cực kì nguy hiểm nếu
các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để tẩy não người dân và chia rẽ dân tộc ta.
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thành Chung, công bố kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019
http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Cong-bo-ket-qua-chinh-thuc-va-tong-ket-tong-
dieu-tra-dan-so-nha-o-nam-2019/382996.vgp
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.2021
3. V.I.Lênin: Toàn tập, t.23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980
4. V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
5. V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
6. V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
7. V.I.Lênin: Toàn tập, t.24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
8. V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980
9. V.I.Lênin: Toàn tập, t.27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
10. C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20
11. Đặng Nghiêm Vạn. Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam.
Nxb Khoa học xã hội, 1998
12.Yves Lambert, Về tôn giáo (Tập 1). Nxb: Khoa học xã hội, 1994
13. K.Marx, F, Engels Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, 1995.
14.Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2021
15. Nguyễn Văn Dương, https://luatduonggia.vn/su-van-dung-nguyen-tac-chu-
nghia-mac-lenin-giai-quet-van-de-ton-giao-cua-dang-va-nha-nuoc-o-viet-
nam-hien-nay/.
16. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.2021
17. Phan Ngọc, Một nhận thức về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin,
2005
19

You might also like