You are on page 1of 30

ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.

S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, nền công nghiệp trong quá trình phát triển mạnh mẽ, các yêu cầu về hiệu
suất, an toàn và tính ổn định được đặt lên hàng đầu đặc biệt là việc điều khiển và ổn định
tốc độ động cơ xoay chiều trong các hệ thống truyền động, dây chuyền sản xuất trong nhà
máy. Với sự phát triển nhanh của các linh kiện bán dẫn nên chúng ngày càng được sử dụng
rộng rãi để điều khiển động cơ trong tất cả các máy móc công nghiệp mà không cần dùng
đến các hộp số cơ khí thông thường. Với các ưu điểm như điều khiển hiệu quả, thuận tiện,
phạm vi điều chỉnh động cơ rộng với chất lượng điều chỉnh tốt, ổn định, dễ bảo trì.
Đồ án Điện tử ứng dụng là một đồ án môn học giúp sinh viên hiểu rõ về lí thuyết các
môn học như: kỹ thuật xung số, điện tử công nghiệp... cũng như tiếp cận với cách tính toán,
thiết kế một sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh và hình thành cho sinh viên một phong cách làm
việc khoa học khi giải quyết các bài toán cụ thể của thực tế sản xuất. Qua đó sinh viên có
khả năng phân tích điều kiện thực tế để tính toán linh kiện điện tử, sai số giữa lý thuyết và
thực tế, tạo ra sản phẩm ứng dụng trong thực tế đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế.
Trong nội dung đồ án môn học với đề tài “Điều khiển và ổn định tốc độ động cơ AC
CS: 24W”. Quá trình tính toán thiết kế, nội dung đồ án em đã cố gắng trình bày rõ ràng và
đầy đủ theo yêu cầu. Đồ án đã sử dụng các bảng tra đồng thời tính toán các bài toán cụ thể
trong tính toán thiết kế giúp cho đồ án có tính thực tế các như trong sản xuất. Tuy nhiên
việc tính toán thiết kế chắc chắn không tránh khỏi sai sót và hạn chế mong Thầy thông cảm.
Cuối cùng nhóm em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Duy
Nhật Viễn đã giúp đỡ nhóm em hoàn thành đồ án này.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn Thầy.
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 12 năm 2020

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN VÀ ỔN ĐỊNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
XOAY CHIỀU .................................................................................................................... 3
I. Giới thiệu chung ........................................................................................................... 3
II. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều có điều khiển ..................... 3
1. Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp đặt vào mạch stato ........................... 3
2. Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số .............................................. 4
3. Nguyên lý điều khiển động cơ xoay chiều ............................................................... 5
4. Yêu cầu kỹ thuật và lựa chọn phương án thiết kế .................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 6
I. Sơ đồ khối ..................................................................................................................... 6
II. Chức năng các khối ..................................................................................................... 7
1. Khối động cơ và phản hồi tốc độ động cơ ................................................................ 7
2. Khối so sánh............................................................................................................ 10
3. Khối đồng bộ .......................................................................................................... 11
4. Khối nguồn ............................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN LINH KIỆN ............................................. 16
I. Khối động cơ và phản hồi tốc độ tốc độ động cơ: ...................................................... 16
II. Khối so sánh .............................................................................................................. 18
III. Khối đồng bộ: ........................................................................................................... 19
IV. Khối nguồn: ............................................................................................................. 22
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG VÀ THI CÔNG MẠCH .................................... 24
I. Thiết kế, mô phỏng và thi công mạch: ....................................................................... 24
II. Thi công toàn bộ mô hình:......................................................................................... 26
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................. 29
I. Kết luận chung ............................................................................................................ 29
II. Ưu và nhược điểm ..................................................................................................... 29
1. Ưu điểm: ................................................................................................................. 29
2. Nhược điểm: ........................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 30

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 2
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN VÀ ỔN ĐỊNH TỐC ĐỘ


ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU
I. Giới thiệu chung
Trong quá trình làm việc tốc độ động cơ thường bị thay đổi do sự biến thiên tải của
nguồn và do đó gây ra sai lệch tốc độ làm giảm năng suất của máy sản xuất. Như ta biết
rằng hầu hết các máy sản xuất đều đòi hỏi có nhiều hệ thống tốc độ, nhưng tùy theo công
việc, điều kiện làm việc ta lựa chọn các tốc độ khác nhau, muốn có các tốc độ khác nhau
trên máy ta có thể thay đổi cấu trúc cơ học của máy như tỷ số truyền hoặc thay đổi tốc độ
động cơ truyền động chính.
Ở đây, chúng ta chỉ khảo sát phương pháp thay đổi tốc độ của động cơ truyền động, ở
động cơ xoay chiều việc điều khiển tốc độ động cơ có nhiều ưu việt hơn so với các động
cơ khác. Động cơ xoay chiều không những có khả năng điều khiển tốc độ động cơ dễ dàng
mà mạch điều khiển lại đơn giản hơn các loại động cơ khác và đạt tốc độ điều chỉnh cao
trong giải điều chỉnh rộng. Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
trong lĩnh vực điện tử bán dẫn công suất lớn, việc điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều đã
trở nên dễ dàng hơn, kể cả với những công suất động cơ lớn cỡ hàng trăm, hàng nghìn kW.
II. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều có điều khiển
1. Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp đặt vào mạch stato
Momen động cơ không đồng bộ tỉ lệ với bình phương điện áp đặt vào stato, do đó có
thể điều chỉnh được momen và tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách điều chỉnh giá trị
điện áp stato trong khi giữ nguyên tần số.

Hình 1.1: Sơ đồ khối Hình 1.2: Các đặc tính cơ tương ứng

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 3
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Ta có: ω0 và sth không đổi


Mth giảm theo bình phương điện áp stato. Điện áp stato chỉ thay đổi, giảm dưới giá trị
định mức U1đm
Khi điện áp đặt vào động cơ giảm, momen tới hạn của các đặc tính cơ giảm, tốc độ
không tải lý tưởng không đổi → Độ cứng đặc tính cơ giảm, độ ổn định tốc độ động cơ kém
đi.
Phương pháp này điều chỉnh điện áp stato phù hợp cho truyền động có momen tải theo
tốc độ. Vd: Quạt gió, máy bơm.
2. Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số

Hình 1.3: Sơ đồ khối Hình 1.4: Các đặc tính cơ tương ứng
Tốc độ động cơ: n = n1 (1 – s) = (60f / p) (1 – s)

 n: tốc độ quay của roto


 n1: tốc độ từ trường quay
 s: hệ số trượt
 f: tần số
 p: số cặp cực của động cơ
Khi hệ số trượt (s) thay đổi thì tốc độ tỷ lệ thuận với tần số.
Điều khiển tần số là một phương pháp điều khiển hiện đại cho phép điều chỉnh tốc độ
động cơ không đồng bộ.
* Ưu điểm:

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 4
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

 Động cơ có thể quay với bất kỳ tốc độ nào


 Phạm vi điều chỉnh rộng
 Điều chỉnh bằng phẳng
* Nhược điểm:

 Phải có nguồn điện có tần số thay đổi được


 Giá thành cao
3. Nguyên lý điều khiển động cơ xoay chiều
Trước đây, điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều bằng điều khiển điện áp đưa vào động
cơ, người ta thường sử dụng 2 cách phổ biến là mắc nối tiếp với tải một điện trở hay một
điện kháng mà ta coi là Zf hoặc là điều khiển điện áp như là Survolter hay các ổn áp.
Hai cách trên đây đều có nhược điểm là kích thước lớn và khó điều chỉnh liên tục khi
dòng điện lớn.
Ngày nay, với việc ứng dụng Thysistor và Triac vào điều khiển, người ta có thể điều
khiển động cơ xoay chiều bằng bán dẫn.
4. Yêu cầu kỹ thuật và lựa chọn phương án thiết kế
Thiết kế mạch điều chỉnh và ổn định tốc độ động cơ xoay chiều công suất 24W.
Phương án thiết kế:

 Điều chỉnh và ổn định tốc độ động cơ xoay chiều dùng triac bằng phương pháp
điều khiển pha (Thay đổi thời gian cấp điện cho động cơ).
 Như đã biết động cơ chạy với một tốc độ ổn định nào đó sẽ cho ra một mức điện
áp tương ứng. Vì vậy với mức điện áp đặt cho trước vấn đề đặt ra là phải làm
sao để ổn định điện áp ra của động cơ. Tăng hoặc giảm để ổn định đúng bằng
điện áp đặt vào nó.
* Ưu điểm:

 Đơn giản, dễ thi công.


 Có thể vận dụng các linh kiện điện tử cơ bản, dễ dàng điều khiển và ổn định tốc độ
động cơ.
 Động cơ ổn định tốt ở điện áp nhỏ.
* Nhược điểm:
 Độ ổn định chưa thực sự tối ưu

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 5
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Sơ đồ khối

Hình 2.1: Sơ đồ khối


* Nguyên lý làm việc:
Từ điện áp lưới ban đầu, đi qua khối chỉnh lưu (khối nguồn) rồi đi qua khối đồng bộ
cho ra điện áp Vđb có dạng xung răng cưa.
Điện áp Vdat được so sánh với điện áp trả về từ động cơ một chiều, tạo tín hiệu kích
dẫn Op-amp U3:A. Khi U3:A kích dẫn thì xuất hiện điện áp VA.
Sau đó, điện áp Vđb vào so sánh với điện áp VA, tạo ra tín hiệu xung vuông. Xung này
sẽ kích dẫn MOC3020 và Triac dẫn, động cơ hoạt động.
Khối phản hồi tốc độ động cơ biến đổi số vòng quay thành điện áp. Sau đó đưa vào so
sánh với điện áp đặt ban đầu để quyết định giá trị điện áp so sánh với điện áp Vđb.

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 6
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 2.2: Sơ đồ dạng sóng điều khiển tốc độ động cơ


II. Chức năng các khối
1. Khối động cơ và phản hồi tốc độ động cơ

Hình 2.3: Sơ đồ mạch khối động cơ và phản hồi tốc độ động cơ

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 7
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 2.4: Sơ đồ dạng sóng


Từ tín hiệu Vdb, Vphanhoi và Vdat đi qua op-amp tạo ra Vss
Ở trong nửa chu kỳ đầu, khi có xung 𝑉ss làm kích dẫn oppto, oppto kích dẫn triac tạo
ra góc kích 𝛼. Nếu trong nửa chu kỳ đầu, góc kích 𝛼 = 0 thì điện áp hoạt động trên động
cơ bằng điện áp lưới, dẫn đến động cơ hoạt động với tốc độ cực đại. Ngược lại, nếu góc
kích 𝛼 = 𝜋 thì điện áp hoạt động trên động cơ bằng không, khi đó động cơ không hoạt động.

⇒Khi góc kích 𝛼 lớn thì động cơ chạy chậm. Ngược lại khi góc kích 𝛼 nhỏ thì động
cơ chạy nhanh.
Ở trong nửa chu kỳ sau, tương tự nửa chu kỳ đầu.
Tính chọn Triac
𝑃𝑑𝑜𝑛𝑔𝑐𝑜
𝐼đ𝑐 =
𝑈đ𝑚 × 𝑐𝑜𝑠𝜑

𝐼đ𝑐 = 30% × 𝐼𝑡𝑟𝑖𝑎𝑐

𝑈𝑡𝑟𝑖𝑎𝑐 = √2𝑈đ𝑚
Chọn hệ số dự trữ Kdt

UđmTriac = Kdt ╳ U1max

Do công suất của tải là nhỏ nên việc bảo vệ triac là không cần thiết nhưng trong trường
hợp công suất của tải lớn thì ta phải sử dụng mạch R-C mắc song song triac để khi có sự

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 8
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

chuyển mạch, các điện tích tích tụ trong các lớp bán dẫn phóng ra ngoài tạo ra dòng điện
ngược trong thời gian ngắn.
Sự biến thiên nhanh chóng của dòng điện ngược gây ra suất điện động cảm ứng rất lớn
trong các điện cảm làm cho quá điện áp giữa hai cực triac. Khi có mạch R-C mắc song
song taọ ra mạch vòng phóng điện tích trong quá trình chuyển mạch nên triac không bị quá
điện áp.
Tính chọn Opto:
Dựa vào dòng kích cực đại của Triac để chọn opto cách ly có dòng hoạt động lớn hơn
dòng kích cực đại Triac, opto có điện áp hoạt động lớn hơn điện áp kích cực đại của Triac.

Ta có: UR10 + Uled = 9 ⇒ UR10 ⇒ Chọn R10 phù hợp.

Tính toán tản nhiệt cho Triac khi quá nhiệt:


Khi làm việc Triac có sụt áp, do đó có tổn hao công suất ∆P = ∆U × Ilv. Tổn hao công
suất này sinh nhiệt. Mặt khác Triac chỉ được làm việc tới tối đa nhiệt độ Tcp =125oC do đó
phải bảo vệ quá nhiệt cho Triac.

⇒ Làm mát Triac bằng cách sử dụng cánh tỏa nhiệt. Diện tích bề mặt tỏa nhiệt. Diện
tích bề mặt tỏa nhiệt có thể được tính gần đúng theo công thức:
∆𝑃
𝑆𝑡𝑛 =
𝑘𝑡𝑛 × 𝜏
Trong đó:
Stn : Diện tích bề mặt tản nhiệt (cm2).
∆P : Tổn hao công suất (W).
τ : Độ chênh lệch nhiệt so với môi trường τ = Tlv – Tmt.
Tlv : nhiệt độ làm việc (oC).
Tmt: Nhiệt độ môi trường (oC).
ktn: Hệ số xét tới điều kiện tỏa nhiệt (trong điều kiện làm mát tự nhiên, thường chọn
ktn = (6-10) . 10-4 (W/cm2.oC).
Các kích thước cơ bản: a < 200mm b < 200mm
h < 180mm h0 = 5 – 15mm

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 9
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 2.5: Cánh tản nhiệt


2. Khối so sánh

Hình 2.6: Sơ đồ mạch khối so sánh


Ta có: Vphanhoi lấy giá trị điện áp đọc từ động cơ DC, khi động cơ không hoạt động
Vphanhoi=0V, khi động cơ quay với số vòng quay tối đa Vphanhoi = 5V.
Vậy việc muốn động cơ chạy với tốc độ như thế nào ta chỉ cần thay đổi giá trị điện áp
đặt vào Vdat từ 0 đến 5V.
* Nguyên lí hoạt động:

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 10
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Khi Vphanhoi < Vdat tức là động cơ đang chạy chậm hơn yêu cầu, khi đó U3:A kích làm
tụ C4 nạp qua R9.

Tụ C4 càng nạp thì thời gian có điện của động cơ tăng ⇒ động cơ quay càng nhanh.

Khi Vphanhoi > Vdat tức là động cơ đang chạy nhanh hơn yêu cầu, khi đó U3:A không
kích, tụ C4 xả qua R8 và D4.

Tụ C4 càng xả thì thời gian có điện của động cơ giảm ⇒ động cơ quay càng chậm.

Tính chọn R8, R9 để dòng vào LM339 không vượt quá 50mA
Tính chọn R8, R9, C3 theo thời gian tụ nạp, xả:
Chọn T1=T2=T/2

T1=T2= R8╳C3=R9╳C3

Chọn tụ C3 ⇒ Giá trị R8, R9

3. Khối đồng bộ

Hình 2.7: Sơ đồ mạch khối đồng bộ

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 11
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Mạch đồng bộ dùng để tạo ra điện áp có dạng răng cưa.


Nguyên lí: Để tạo được xung có dạng răng cưa thì tụ C3 cần phải được nạp tuyến tính
và xả nhanh.

 Vchia < Vchuan thì Q1 dẫn, tụ C3 xả nhanh.


 Vchia > Vchuan thì Q1 không được dẫn, tụ C3 được nạp từ nguồn dòng.

Hình 2.8: Sơ đồ dạng sóng khối đồng bộ


Tính chọn R3, R4 cầu chia áp tạo điện áp chuẩn để so sánh:
𝑅4 × 𝑉𝑐𝑐
𝑉𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 =
𝑅4 + 𝑅3
Chọn R5 sao cho dòng không quá 15mA (Tránh làm hỏng BJT)
* Tính chọn nguồn dòng:
Điện áp ghim: VD2D3 = VD2 + VD3 ( VD2 = VD3)
Điện áp tụ C3 nạp xả: VC3 = 9 – VRV1 – VCE/Q2
Ta có: IE/Q2 = IRV1 = VRV1 / RRV1
Dòng điện tụ nạp: I0 = IC/Q2 = α . IE/Q2 = const

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 12
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Khi tụ nạp bằng nguồn dòng, phương


trình điện áp trên tụ:
1 𝑡
𝑉𝑐 (𝑡 ) = ∫ 𝑖 (𝑡 )𝑑𝑡 + 𝑉𝑐 (0)
𝐶 0 𝑐
𝑑𝑞 𝑑𝑉𝑐
𝑉𝑐 (𝑡 ) = =
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝐼0
𝑉𝑐 (𝑡 ) = 𝑡 + 𝑉𝑐 (0)
𝐶
Ta có:
𝐼𝐶
𝐼𝐸 = 𝐼𝐶 + 𝐼𝐵 = + 𝐼𝐶
𝛽

Chọn 𝛽 lớn ⇒ 𝐼𝐸 ≈ 𝐼𝐶

Hình 2.9: Nguồn dòng


Tính chọn biến trở RV1
𝑉𝑅𝑉1
𝑅𝑉1 =
𝐼𝐸

⇒Giá trị biến trở RV1

Tính chọn BJT Q2

Ta có: Ptt = ICS ╳ VCES

VCEmax = VCC
Ta có: Pc = (1,5 ÷ 2) Ptt
VCE0 = (1,5 ÷ 2) VCEmax = (1,5 ÷ 2) VCC
ICmax = (1,5 ÷ 2) ICS

Chọn BJT Q2
SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1
HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1 13
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Tính chọn BJT Q1


Ta có:VCEmax/Q1 = Vdb
IC/Q1 = I0
Công suất tiêu tán của Q1 là:

Ptt/Q1 = VCEmax/Q1 ╳ I0

Chọn BJT(NPN) Q1 thỏa mãn


Pc = Pp = (1,5 ÷ 2) Ptt/Q1
VCE0 = (1,5 ÷ 2) VCEmax = (1,5 ÷ 2) Vdb
ICmax = (1,5 ÷ 2) I0
4. Khối nguồn

Hình 2.10: Sơ đồ mạch khối nguồn

Hình 2.11: Sơ đồ dạng sóng khối nguồn

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 14


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Tụ C6 làm phẳng điện áp đầu vào LM7809.


Tụ C7 làm phẳng điện áp đầu ra LM7809 cấp nguồn cho các mạch khác.
Diode D5 chống lại sự làm phẳng điện áp sau cầu diode.

Điện áp xoay chiều qua biến áp với đầu ra 12V xoay chiều ⇒ điện áp chỉnh lưu được
tính theo công thức.
Hệ số hình dáng (Kd) là tỷ số trị số hiệu dụng của điện áp hoặc dòng điện trên trị số
trung bình của điện áp hoặc dòng điện chỉnh lưu.
𝐼𝑑
𝐼𝑉 = 𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 = √2𝑈2
2
𝐼2
Với: 𝐾𝑑 = = 1,11 𝑓đ𝑚 = 100𝐻𝑧
𝐼𝑑

Trong đó:
U2: Điện áp hiệu dụng cuộn thứ cấp biến áp nguồn.
Iv: Dòng trung bình qua biến áp.
Ungmax: Điện áp ngược lớn nhất mà biến áp chịu khi làm việc.
I2: Dòng hiệu dụng cuộn thứ cấp biến áp nguồn.
Id: Dòng điện chỉnh lưu.
Tính chọn R1, R2 của cầu chia áp tạo điện áp vào Op-amp so sánh
𝑅2 × 𝑉𝑐ℎ𝑖𝑛ℎ𝑙𝑢𝑢
𝑉𝑐ℎ𝑖𝑎 =
𝑅1 + 𝑅2

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 15


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN LINH KIỆN


I. Khối động cơ và phản hồi tốc độ tốc độ động cơ:

Hình 3.1: Sơ đồ mạch khối động cơ và phản hồi tốc độ động cơ


Thông số động cơ:
Công suất động cơ: P = 24W
Nguồn điện: U = 220√2 sin ωt
cos φ = 0,8
Từ các thông số trên ta có thể suy ra dòng điện chạy qua động cơ:
𝑃𝑑𝑐 24
𝐼𝑑𝑐 = = = 0,14 (𝐴)
𝑈𝑑𝑚 . 𝑐𝑜𝑠𝜑 220.0,8
Với dòng điện không quá lớn như thế này, tổn hao khi van dẫn không quá lớn nên ta
chọn điều kiện làm việc có cánh tản nhiệt đủ diện tích làm mát, không cần quạt đối lưu
không khí, để an toàn cho phép Triac làm việc với 30%Iđm.
Idc = (10% ÷ 30%) Itriac. Chọn Idc = 30% Itriac
𝐼𝑑𝑐 0,14
⇒ 𝐼𝑡𝑟𝑖𝑎𝑐 = = = 0,45 (𝐴)
0,3 0,3

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 16


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Điện áp làm việc của Triac:

𝑈𝑙𝑣 = √2. 𝑈𝑑𝑚 = √2. 220 = 311,13 (𝑉)


Hệ số Kdt = (1,6 ÷ 2) nên chọn Kdt=1,8

⇒UdmTriac = Kdt.Ulvmax = 1,8.311,13 = 560 (V)

Chọn Triac BTA16 có thông số sau:

 Dòng điện định mức của Triac: IdmTriac = 16 (A)


 Điện áp đỉnh: Uđm = 600 – 800 (V)
 Điện áp kích cực đại: VGT = 1,8 (V)
 Dòng kích: IGT = 50 – 100 (mA)
Dòng kích cực đại của Triac là 100mA, ta chọn opto cách ly có dòng hoạt động lớn
hơn dòng kích cực đại của Triac, opto có điện áp hoạt động lớn hơn điện áp kích cực đại
của Triac. Ta chọn opto cách ly MOC3020, có các thông số theo datasheet:

 Dòng điều khiển: 10 ÷ 60 (mA)


 Điện áp điều khiển:1,15 ÷ 1,5 (V)
 Dòng công tác: 1(A)
 Công suất: 330mW
 Điện áp ghim trên MOC khi chưa có dòng điều khiển: 3 (V)
 Điện áp hoạt động: 400 (V)
Tính chọn R10:
Ta có: VR10 + VD = 9 (V)

⇒VR10 = 9 – VD = 9 – 1,8 = 7,2 (V)

𝑉𝑅10 7,2
Với ILED = 30 (mA) ⇒𝑅10 = = = 240 ()
𝐼𝐿𝐸𝐷 30.10−3

⇒PR10 = R10.(IR10)2 = 330.(30.10-3)2 = 0,3 (W)

Ta chọn R10 có thông số: R10  330() và PR10 0,5 (W)


Tính chọn R11:
Khi điện áp càng nhỏ thì góc kích Triac càng lớn. Thường thì điện áp được chọn bằng
1/10 VAC.

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 17


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

12
𝑅11 = = 400 ()
30. 10−3
Chọn R11 = 470 (Ω)
Tính chọn cánh tỏa nhiệt để bảo vệ Triac. Dựa vào datasheet của BTA16 có:

 Điện áp sụt khi mở: U = 1,6 (V)


 Tổn hao công suất: P = U.Ilv = 1,6.0,45 = 0,72 (W)
 Độ chênh lệch nhiệt độ:  = Tlv – Tmt = 125 – 45 = 80 (oC )
 Hệ số có xét tới điều kiện tản nhiệt trong điều kiện làm mát tự nhiên không qua
cưỡng bức Ktn.
 Chọn Ktn = (6 – 10).10-4 W/cm2.oC

⇒Diện tích bề mặt tản nhiệt:

∆𝑃 0,72
𝑆𝑚 = = −4
= 11,25 (𝑐𝑚2 )
𝜏. 𝐾𝑡𝑛 80.8. 10
II. Khối so sánh

Hình 3.2: Sơ đồ mạch khối so sánh


Tín hiệu phản hồi từ 0 đến 5V nên tính chọn R12 để điện áp đầu vào so sánh lớn hơn
5V nhưng không quá lớn:
𝑉𝑐𝑐
5𝑉 ≤ 𝑉𝑑𝑎𝑡 = .𝑅 ≤ 6,2𝑉
𝑅𝑣𝑜𝑙𝑢𝑚 + 𝑅12 𝑣𝑜𝑙𝑢𝑚

⇒4,5 ≤ R12 ≤ 8 (k) nên ta chọn R12 = 4k7(Ω)

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 18


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Tính chọn R8, R9, C3 theo thời gian tụ nạp, xả:


Chọn T1 = T2 = T/2 = 10ms

Chọn tụ C3 có giá trị 1𝜇𝐹 và V = 25V => R8 = R9 = 10 (k)

=> Chọn R8 = R9 =10 k và PR8 = PR9 = 0,25W


III. Khối đồng bộ:

Hình 3.3:Sơ đồ khối đồng bộ


Tính R1, R2 để tạo cầu phân áp tạo điện áp đầu vào so sánh Op-amp:
Ta chọn điện áp đầu vào so sánh của Op-amp bằng một nửa điện áp chỉnh lưu.
𝑉𝐶𝐿 . 𝑅2 𝑉𝐶𝐿
𝑉𝑐ℎ𝑖𝑎 = =
𝑅1 +𝑅2 2

⇒R1 = R2

⇒Chọn R1 = R2 = 10 (kΩ) và P = 0,125 (W)

Tính chọn R3 và R4 tạo cầu phân áp để tạo điện áp chuẩn để so sánh:

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 19


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Chọn Vchuan = 0,2(V) để phát hiện điểm 0


𝑉𝐶𝐶 . 𝑅4
𝑉𝑐ℎ𝑢𝑎𝑛 = = 0,2 (𝑉)
𝑅3 +𝑅4

⇒R3 = 44R4

Chọn R4 = 220 (Ω) và PR4 = 0,125 (W)


Chọn R3 = 10 (kΩ) và PR3 = 0,125 (W)
Tính chọn R5 để dòng qua BJT không quá 15mA
𝑉𝐶𝐶 − 𝑉𝐵𝐸/𝑄1
≤ 15𝑚𝐴
𝑅5
𝑉𝐶𝐶 −𝑉𝐵𝐸
9−0,7
⇒ 𝑅5 ≥ = 533,33 (Ω)
𝑄1
=
15.10−3 15.10−3

Ta chọn R5 = 1k (Ω) và PR5 = 0,125 (W)


Tính chọn nguồn dòng:

Ta có: f = 100 Hz T = 10( ms)


Gọi thời gian nạp tụ là T1, thời gian xả tụ là T2. Vì tụ xả nhanh nên T2 << T1. Vì vậy,
T1 T
𝐼𝐶
𝐼𝐸 = 𝐼𝐵 + 𝐼𝐶 𝑣à 𝛼 =
𝐼𝐸
Để tạo xung răng cưa, ta dùng nguồn dòng để nạp cho tụ C3

⇒ IC = const
𝐼𝐶
Mà 𝐼𝐵 = ⇒ 𝐼𝐵 ≪ 𝐼𝐶 ⇒ 𝐼𝐸 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝛽

Điện áp ghim trên D2D3 là 1,4 (V)


Ta có: UVT = 1,4 – 0,7 = 0,7 (V)
0,7
⇒ 𝐼𝐸 = = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝑅𝑉𝑇 +𝑅6

Mà IE = IB + IC; IB ≪ IC nên IE ≈ IC = const

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 20


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Phương trình nạp tụ bằng nguồn dòng:


𝐼0 . ∆𝑡
∆𝑉 =
𝐶
𝐼0 ∆𝑉 8
⇒ = = = 800
𝐶 ∆𝑡 10.10−3

Chọn tụ C3 = 1 𝜇𝐹 và có VC3 = 50 (V)

⇒ I0 = 0,8 (mA)
0,7 0,7
𝐼0 = ⇒𝑅= = 875 (Ω)
𝑅 0,8.10−3

Nên ta chọn mắc một biến trở và một điện trở có giá trị R6 = 220 (Ω) để có thể điều
chỉnh được dòng nạp cho tụ điện.
Tính chọn R7: là điện trở định dòng sao cho dòng điện qua 2 diode D2 và D3 nhỏ hơn
5mA.

⇒ ID2D3 ≤ 5mA ⇒ IR7 ≤ 5mA

Điện áp qua R7 là:


UR7 = VCC – 1,4 = 9 – 1,4 = 7,6 (V)
𝑈𝑅7 7,6
⇒𝑅7 ≥ = = 1520 (Ω)
𝐼𝑅7 5.10−3

PR7 = R7.IR72  1520.(5.10-3)2 = 0,038 (W)


Chọn điện trở R7 = 2k2 (Ω) và PR7 = 0,125 (W)
Tính chọn BJT Q2:
Ta có: Công suất tiêu tán trên BJT Q2 là:
Ptt/Q2 = IC.VCE = 0,8.10-3.0,2 = 1,6.10-4 (W)
VCEmax = VCC = 9 (V)
Ta có: Công suất hao phí tại cực C của BJT
PC = (1,5 ÷ 2).Ptt/Q2 = 2.Ptt/Q2 = 2.1,6.10-4 = 3,2.10-4 (W)
VCEO = (1,5 ÷ 2).VCEmax = 2.VCC = 2.9 = 18 (V)
ICmax = (1,5 ÷ 2).ICsat = 2.0,8 = 1,6 (mA)

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 21


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

⇒Chọn BJT Q2 2SA1015 có các thông số sau:

2SA1015 Loại Pc Ic(mA) VCEO(V) T(℃) β F

Trị số PNP 400 mW 150 50 125 70 – 400 80MHz


Tính chọn BJT Q1:
Ta có: VCEmax = VDB = 8 (V)
IC/Q2 = I0 = 0,8 (mA)
Công suất tiêu tán của Q1:
Ptt/Q1 = I0.VCEmax = 0,8.10-3.8 = 6,4.10-3 (W)
Công suất hao phí trên cực C của BJT:
PC = (1,5 ÷ 2).Ptt/Q1 = 2.Ptt/Q1 = 2.6,4.10-3 = 1,28.10-2 (W)
VCEO = (1,5 ÷ 2).VCEmax = 2.Vdb = 2.8 = 16 (V)
ICmax = (1,5 ÷ 2).I0 = 2.0,8 = 1,6 (mA)

Chọn Q1 là 2SC1815 có thông số:

2SC1815 Loại Pc Ic(mA) VCEO(V) T(℃) β F


Trị số NPN 400 mW 150 50 150 70 – 700 80MHz

IV. Khối nguồn:

Hình 3.4: Sơ đồ mạch khối nguồn

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 22


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Từ điện áp lưới 𝑈𝑙𝑢𝑜𝑖 = 220√2𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡 (𝑉) qua máy biến áp ta được điện áp 𝑈2 =
12√2𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡 (𝑉) và dòng I2 = 3 (A)
𝐼 𝐼 3
Hệ số hình dáng: 𝐾𝑑 = ⇒ 𝐼𝑑 = = = 2,7 (𝐴)
𝐼𝑑 𝐾𝑑 1,11

⇒ Dòng điện trung bình qua van:

𝐼𝑑 2,7
𝐼𝑉 = = = 1,35 (𝐴)
2 2
Ta chọn cầu diode KBP307 có Imax = 3(A) Ung= 700 (V)
Điện áp sau cầu diode:

𝑉𝐶𝐿 = √2𝑉 = √2. 12 = 16,97 (𝑉)


Tính chọn C1:

Q = C1.VCL ⇔ IV.t = C1.VCL

𝐼𝑉 . 𝑇 𝐼𝑉 1,35
𝐶1 = = = = 8. 10−4 (𝐹)
𝑉𝐶𝐿 𝑉𝐶𝐿 . 𝑓 16,97.100
Q: điện tích trữ được trên tụ điện C1. Chọn tụ hóa có C1 = 4700 𝜇𝐹 có Vđm = 50 (V).
Chọn LM7809 để được điện áp đầu ra cấp cho các mạch khác là 9V
Để ổn định điện áp 9V ta sử dụng tụ C2 có C2 = 4700 𝜇𝐹 và Vđm = 50 (V)
Chọn diode D1 có Imax = 4 (A).

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 23


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG VÀ THI CÔNG MẠCH


I. Thiết kế, mô phỏng và thi công mạch:
Sử dụng phần mềm mô phỏng Proteus để thiết kế mạch bao gồm sơ đồ nguyên lý và
mạch in.

Hình 4.1: Thiết kế khối mạch nguồn.

Hình 4.2: Thiết kế khối đồng bộ

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 24


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 4.3: Thiết kế khối so sánh

Hình 4.4: Thiết kế khối điều khiển động cơ

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 25


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 4.5: Mô phỏng xung bằng phần mềm Proteus


II. Thi công toàn bộ mô hình:

Hình 4.6: Thi công mạch thực tế

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 26


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 4.7: Dạng sóng điện áp chỉnh lưu

Hình 4.8: Dạng sóng kích tạo xung răng cưa

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 27


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Hình 4.9: Xung răng cưa

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 28


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


I. Kết luận chung
Trong quá trình thực hiện đề tài với sự cố gắng và nổ lực của các thành viên trong
nhóm cùng như sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Duy Nhật Viễn, nhóm chúng em
đã hoàn thành đề tài “Điều khiển và ổn định tốc độ động cơ AC CS: 24W”. Qua việc thực
hiện đề tài trên, chúng em hiểu biết hơn về phương pháp điều khiển động cơ, hiểu được
cách thức và nguyên lý hoạt động của các khối trong mạch.
Đối với chúng em đồ án này là một chương trình tương đối khó và mới mẻ. Tuy đã cố
gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót mong thầy thông cảm.
II. Ưu và nhược điểm
1. Ưu điểm:

 Điều khiển dễ dàng bằng cách thay đổi góc kích.


 Giá thành thiết kế mạch thấp do sử dụng các linh kiện thông dụng.
 Động cơ ổn định khi điều khiển với điện áp thấp.
 Nhỏ gọn.
2. Nhược điểm:

 Động cơ chưa thực sự ổn định tốt.


 Dòng khởi động lớn.
 Chưa điều khiển được các loại động cơ xoay chiều có công suất lớn.

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 29


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG GVHD: T.S NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Điện tử công suất (Tập 1), Lê Văn Doanh(chủ biên) – Nguyễn Thế Công – Trần Văn
Thịnh, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật
[2] Điện tử công suất (Tập 2), Lê Văn Doanh(chủ biên) – Nguyễn Thế Công – Trần Văn
Thịnh, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật
[3] Điện tử công suất, Nguyễn Bính, Nhà xuất bảm Khoa học và Kĩ thuật
[4] Datasheet LM339
https://datasheet4u.com/datasheet-parts/LM339-datasheet.php?id=49612
[5] Datasheet LM358
https://datasheet4u.com/datasheet-parts/LM358-datasheet.php?id=576853
[6] Datasheet BTA16
https://datasheet4u.com/datasheet-parts/BTA16-datasheet.php?id=1135267
[7] Datasheet MOC3020
https://datasheet4u.com/datasheet-parts/MOC3020-datasheet.php?id=909376
[8] Datasheet 2SA1015:
https://html.alldatasheet.com/html-pdf/419597/SECOS/A1015/148/1/A1015.html
[9] Datasheet 2SC1815:
https://html.alldatasheet.com/html-pdf/278514/SECOS/2SC1815/150/1/2SC1815.html

SVTH: LÊ THỊ TRÚC 17CDT1 30


HOÀNG XUÂN TÌNH 17CDT1
NGUYỄN THIÊN VƯƠNG 17CDT1

You might also like