You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THẢO LUẬN BUỔI 2


MÔN: LUẬT THUẾ
Giảng viên: Lê Thị Ngân Hà

Nhóm 09 - DS44A3
DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Trọng Nhất 1953801012184
2 Phạm Thị Hồng Nhật 1953801012186
3 Lê Ý Nhi 1953801012191
4 Nguyễn Thái Linh Nhi 1953801012194
5 Phạm Hồng Uyển Nhi 1953801012197
6 Lê Tấn Quốc 1953801012220
7 Phan Thị Thanh Tâm 1953801012236
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA DỊCH VỤ

1.Tại sao thuế XK – thuế NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới
Việt Nam?
Thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu – nhập khẩu những
hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế XK- thuế NK không điều tiết vào hành vi xuất
khẩu, nhập khẩu dịch vụ qua biên giới Việt Nam tại vì:
Thứ nhất, xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa
mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình, là sự hưởng thụ kết quả lao động nào đó.
Bởi vì đặc điểm của thuế xuất khẩu – nhập khẩu có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với hàng
hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ dàng và khả thi. Ngược lại, đối với dịch
vụ, việc xác định sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó khăn và tốn kém chi phí nên
không điều tiết vào dịch vụ. Như đặt trong trường hợp so sánh với Thuế giá trị gia tăng, ở đây,
Nhà nước không quan tâm đến xác định sự dịch chuyển mà quan tâm đến sự tăng lên về giá trị
của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình luân chuyển, không phân biệt tính chất hữu hình hay vô
hình của nó. Vì vậy, thuế giá trị gia tăng điều tiết cả vào các loại hàng hóa được tiêu dùng, dịch
vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, truyền thống của việc thu thuế xuất khẩu – nhập khẩu ở Việt Nam là bảo hộ nền
sản xuất hàng hóa nên chủ yếu nhắm đến đối tượng hàng hóa chứ không phải dịch vụ là điều dễ
hiểu.
2.Thế nào là xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ? So sánh phương thức xuất khẩu-nhập khẩu tại
chỗ và phương thức xuất khẩu-nhập khẩu hàng hóa truyền thống? Nghĩa vụ thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu trong hai trường hợp này là giống nhau hay khác nhau? Tại sao?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trong
đó hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp
đồng mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán nhưng theo chỉ định của thương
nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
So sánh phương thức xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ và phương thức xuất khẩu-nhập khẩu
hàng hóa truyền thống:
Giống: hai phương thức này đều có đối tượng chịu thuế là những hàng hóa được phép xuất
khẩu – nhập khẩu.
Khác:
Yếu tố XK-NK tại chỗ XK-NK truyền thống

Địa điểm Giao hàng tại chỗ, trên lãnh Giao hàng ra nước ngoài, qua
thổ Việt Nam biên giới Việt Nam
Người xuất khẩu tại chỗ
Chủ thể Người nộp thuế được quy
(doanh nghiệp xuất khẩu):
định tại Điều 3 Luật Thuế
Là người được thương nhân
Xuất khẩu nhập khẩu năm
nước ngoài chỉ định giao
2016.
hàng tại Việt Nam.

- Người nhập khẩu tại chỗ


(doanh nghiệp nhập khẩu): là
người mua hàng của thương
nhân nước ngoài nhưng được
thương nhân nước ngoài chỉ
định nhận hàng tại Việt Nam
từ người xuất khẩu tại chỗ.

Đối tượng Hàng hóa được quy định cụ Các loại hàng hóa thuộc Điều
thể tại khoản 1 Điều 35 Nghị 2 Luật Thuế XK-NK năm
định 08/2015/NĐ-CP 2016.

Nghĩa vụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong hai trường hợp này là giống nhau. Bởi vì
theo như Điều 3 Luật Thuế XK-NK quy định thì hàng hóa XK-NK tại chỗ vẫn là đối tượng
chịu thuế XK-NK của Luật Thuế XK-NK. Cho nên nghĩa vụ thuế đối với hai phương thức này
là như nhau và điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi của phương thức XK-NK thông thường vẫn
áp dụng cho XK-NK tại chỗ.
3. Trình bày căn cứ xác định người nộp thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu.
Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, nguời nộp thuế xuất khẩu – thuế
nhập khẩu gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: các chủ thể sản xuất hàng hóa mang đi xuất khẩu;
hoặc kinh doanh các loại hàng hóa nhập khẩu. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm
bảo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mình phải theo giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn
thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm
quyền trước khi thông quan.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu: Chủ hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu có thể
ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện công việc này. Hai bên sẽ phải thỏa thuận ký hợp đồng
ủy thác. 
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận
hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam: Hàng hóa có sự dịch chuyển qua biên giới Việt
Nam sẽ phải chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu. Hay người đó gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Thì
người đó vẫn phải nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Trừ trường hợp thuộc diện không phải nộp
thuế.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế bao gồm: Đại lý làm
thủ tục hải quan (trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.); Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
tế(trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế.); Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác
hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế
thay cho người nộp thuế.); Người được chủ hàng hóa ủy quyền (trong trường hợp hàng hóa là
quà biếu, quà tặng của cá nhân. Hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập
cảnh.); Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.; Người
khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới
nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương
nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo
quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế.
Nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Nêu sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất
thuế xuất khẩu? Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc việc xác định thuế suất
thuế xuất khẩu; thuế suất thuế nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể?

Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất thuế xuất khẩu
- Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế đánh trên - Thuế suất thuế xuất khẩu: thuế đánh trên
hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia.
vào thị trường trong nước. - Căn cứ xác định thuế suất thuế xuất khẩu là
- Căn cứ xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hoá.
là căn cứ vào chủng loại hàng hoá và xuất xứ - Thuế suất thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ
của hàng hoá. Tài chính ban hành, phần lớn hàng hóa xuất
- Thuế suất thuế nhập khẩu gồm ba loại: khẩu có thuế suất 0%
Thuế suất ưu đãi; Thuế suất ưu đãi đặc biệt;
Thuế suất thông thường.

- Yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu là
chủng loại hàng hoá, biểu thuế xuất khẩu quy định theo phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định
số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn
ngạch thuế quan.
- Yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu là xuất
xứ của hàng hoá nhập khẩu. Gồm:
 Thuế suất ưu đãi: là thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại
với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng
Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong
quan hệ thương mại với Việt Nam. Hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.
 Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong
quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường
trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận
ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Ví dụ như: Ví dụ:
ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM); AANZFTA (ASEAN
– ÚC – NIUDILÂN); AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ); VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN),…
 Thuế suất thông thường: là loại thuế áp dụng với hàng hoá không áp dụng thuế
suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150%
thuế suất ưu đãi đối với từng mặt hàng tương ứng.
5. Thuế chống phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp áp dụng trong những trường hợp
nào? Quy định này có áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu không? Tại sao?

Thuế chống phá giá Thuế tự vệ Thuế chống trợ cấp


Trường hợp áp Hàng hóa bán phá Nhập khẩu hàng Hàng hóa được trợ cấp
dụng giá nhập khẩu vào hóa quá mức vào nhập khẩu vào Việt Nam
Việt Nam gây ra Việt Nam gây thiệt gây ra hoặc đe dọa gây ra
hoặc đe dọa gây ra hại nghiêm trọng thiệt hại đáng kể cho
thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra ngành sản xuất trong nước
cho ngành sản xuất thiệt hại nghiêm hoặc ngăn cản sự hình
trong nước hoặc trọng cho ngành sản thành của ngành sản xuất
ngăn cản sự hình xuất trong nước trong nước
thành của ngành sản hoặc ngăn cản sự
xuất trong nước hình thành của
ngành sản xuất
trong nước.
- Quy định này không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Vì thuế chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp và thuế tự vệ là những loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
6. Phân tích vai trò của các loại thuế nhập khẩu bổ sung trong việc bảo vệ nền kinh tế nội
địa? Thực trạng áp dụng các loại thuế nhập khẩu bổ sung ở Việt Nam hiện nay?
- Vai trò của thuế chống phá giá: ngăn cản hành vi bán phá giá nhằm duy trì môi trường cạnh
tranh công bằng giữa các nước, chống hành vi cạnh tranh bất hợp pháp đối với hàng hóa trong
nước và bảo vệ cho nền sản xuất hàng hóa trong nước.
- Vai trò của thuế tự vệ: hạn chế nhập khẩu hàng hóa quá mức vào thị trường Việt Nam gây
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
- Vai trò của thuế chống trợ cấp: ngăn ngừa, chống lại không cho phép sử dụng các biện pháp
trợ cấp cho hàng hóa khi bán vào thị trường Việt Nam.
- Thực trạng áp dụng các loại thuế nhập khẩu bổ sung ở Việt Nam hiện nay:
+ Thuận lợi: ngăn chặn được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà xuất khẩu,
bảo vệ và hổ trợ sản xuất trong nước, trả đũa các nước có hành vi phân biệt đối xử về thương
mại hàng hóa đối với Việt Nam.
+ Khó khăn: các nhà xuất khẩu sử dụng các hành vi tinh vi hơn để vượt qua sự kiểm tra từ thị
trường trong nước, khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế, số lượng nhập khẩu
quá thấp, kết luận không có phá giá, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra do không
có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa, không áp dụng thuế chống bán phá giá/thuế đối
kháng/thuế tự vệ đối với hàng Việt Nam do các điều kiện áp dụng không thỏa mãn, hoặc không
thiệt hại đáng kể
7. Ý nghĩa của việc xác định trị giá hải quan để tính thuế xuất khẩu và việc xác định giá
để áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu khác nhau như thế nào?
- Ý nghĩa của việc xác định trị giá hải quan để tính thuế nhập khẩu:
+ Là căn cứ trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp.
+ Nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra tính thuế thuận lơi và chính xác. Góp phần chống thất thu
cho ngân sách nhà nước, tạo sự minh bạch, bình đẳng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị
trường, kích thích phát triển giao lưu thương mại quốc tế,...
- Ý nghĩa của việc xác định giá để áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập
khẩu:
+ Nhằm phản ứng lại hành vi bán phá giá vào thị trường Việt Nam của nhà xuất khẩu nước
ngoài (bảo vệ ngành sản xuất trong nước).
+ Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nhà xuất khẩu nước ngoài.
8. Nêu thời điểm xác định trị giá hải quan? Ý nghĩa của quy định này?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì thời điểm xác
định trị giá hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế
suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không
chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy
định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Ý nghĩa: Quy định về thời điểm xác định trị giá hải quan là nhằm mục đích để cơ quan quản lý
thuế nắm bắt được hay kiểm soát các thông tin về chủng loại hay số lượng hang hoá xuất khẩu,
nhập khẩu để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
9. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế suất thông thường có phải là một biện pháp
trừng phạt về thuế không? Tại sao?
Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế suất thông thường không phải là một biện pháp trừng
phạt về thuế. Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2016, thuế suất thông thường được áp dụng đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp
hưởng thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng
150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng
0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng
mức thuế suất thông thường cụ thể:
1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu
cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, Tiết kiệm năng lượng, bảo
vệ môi trường.
2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành
chính về thuế.
5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có
tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu
thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Do đó, thuế suất thông thường được hiểu là thuế suất không có bất kỳ sự ưu đãi nào nhưng
không vì thế mà xem là biện pháp trừng phạt, mà nó chỉ là công cụ để thực hiện chính sách đối
ngoại. Khi giữa các bên không có bất kỳ sự ký kết các điều ước song phương hay đa phương
nào thì sẽ không tồn tại “ưu đãi” về thuế giữa các bên, điều đó có nghĩa nếu quốc gia này áp
dụng thuế suất thông thường đối với hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam như thế nào thì Việt
Nam cũng áp dụng thuế suất đó với quốc gia đó theo nguyên tắc có đi có lại. Ngoài ra, Nhà
nước đang khuyến khích hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá ra vào thị trường nên nếu xem
thuế suất thông thường là biện pháp trừng phạt thì sẽ vô tình làm kìm hãm sự phát triển hoạt
động xuất - nhập khẩu.
10. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất khẩu đối với
đa số mặt hàng xuất khẩu hiện nay là 0%?
Việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho đất nước như quảng bá
được sản phẩm của nước ta đến với bạn bè quốc tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn vì thế, việc
thuế suất thuế xuất khẩu đối với đa số mặt hàng xuất khẩu hiện nay là 0% là để khuyến khích
việc xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải hàng hóa nào nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu,
có thể kể đến như là nguyên liệu thô và khoáng sản khai thác chưa qua chế biến. Nếu để
nguyên liệu và khoáng sản xuất khẩu một cách ồ ạc khi mà thuế suất thuế xuất khẩu là 0% thì
sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên của đất nước vì thế hiện nay, Việt Nam chủ yếu đánh thuế
xuất khẩu đối với nguyên liệu thô và khoáng sản khai thác chưa qua chế biến nhằm hạn chế,
kiểm soát xuất khẩu. Đó cũng là lí do mà Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế
suất thuế xuất khẩu đối với đa số mặt hàng xuất khẩu hiện nay là 0%.
11. Có mấy loại thuế suất thuế nhập khẩu? Tại sao cùng một chủng loại hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia khác nhau thì thuế suất thuế nhập khẩu lại khác
nhau?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì có 3 loại
thuế suất thuế nhập khẩu:
- Thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Thuế suất thông thường
Cùng một chủng loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia khác nhau thì thuế
suất thuế nhập khẩu lại khác nhau vì tùy vào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ
quốc gia, nhóm quốc gia đó có mối quan hệ như thế nào với Việt Nam.
Cụ thể như: - Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với
Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều
kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan
hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ
thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong
nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi
đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc hai trường hợp
trên.
12. Thế nào là hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan? Trình bày xu hướng phát
triển của hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan hiện nay ở Việt Nam?
 Hàng rào thuế quan:
- Loại thuế quan này được áp dụng cho các hàng hoá xuất nhập khẩu khi đi qua cửa hải
quan của một quốc gia nào đó. Thuế quan này được đưa ra để đàm bảo sản xuất trong
nước, và nguồn thu chi phí của nhà nước. Khi sử dụng thuế quan này cao đối với các
hàng nhập khẩu, những nhà cung cấp trong nước không khó khăn cạnh tranh hơn với các
hàng hoá này.
 Hàng rào phi thuế quan:
- Khi hàng hoá được nhập khẩu vào các nước khác, còn phải thông qua những hàng rào
phi thuế quan. Đó là cách để gây trở ngại cho các mặt hàng nhập khẩu, cách thức này sẽ
không đánh thuế nhập khẩu. Nhưng sẽ ngăn chặn được phần nào đó, không dựa trên bất
kỳ cơ sở pháp lý nào cả.
 Xu hướng phát triển của hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan hiện nay ở Việt
Nam:
- Hàng rào thuế quan đang được dỡ bỏ mạnh mẽ. Việt Nam hiện đang là thành viên của
nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
(VKFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...
Sau khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được thực thi, hàng rào thuế
quan sẽ không còn là công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước nhập
khẩu có xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế quan.
- Hàng rào phi thuế quan ngày càng được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là các
nước phát triển, trong đó có nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Các
nước gia tăng rào cản phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại,
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), xuất xứ hàng
hóa, các biện pháp về phòng vệ thương mại. Chính vì vậy, rào cản phi thuế quan có ảnh
hưởng rất lớn và là thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam. Tác động tiêu cực của
nó là làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam, khiến xuất khẩu của
Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng. Thách thức với xuất khẩu của
Việt Nam còn rất lớn khi mà Việt Nam chưa giành được thế chủ động trong xuất khẩu
hàng hóa cả về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất.
13. Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với khu phi thuế quan và thị
trường nội địa khác nhau như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó?
- Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập áp dụng đối với khu phi thuế quan ưu đãi hơn so với thị
trường nội địa. Cụ thể, đối với những hàng hóa là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu năm 2016 thì nếu
hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng được các điều
kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc, thỏa thuận
ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thuế suất được áp dụng trong trường
hợp này là thuế suất ưu đãi, thuế suất đặc biệt. Ngoài ra, đối với hàng hóa xuất khẩu từ khu phi
thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử
dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế
quan khác thì theo khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, đây là những đối tượng
không chịu thuế. Do vậy đồng nghĩa với việc những chủ thể tác động lên các đối tượng này sẽ
không phải nộp tiền thuế cho Nhà nước. Mặt khác, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
trong trường hợp không thuộc điểm a, b và d khoản 4 Điều 2 và những trường hợp được miễn
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì chính sách thuế áp dụng với thị trường nội địa theo như
pháp luật quy định.
- Việc Nhà nước áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với khu phi thuế quan
với điều kiện thuận lợi, ưu đãi hơn. Bởi lẽ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
đăc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh
tế thị trường mang xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và cũng là tiền đề phát triển nền
kinh tế của đất nước. Hơn hết, việc áp dụng chính sách như trên phù hợp với các điều ước quốc
tế, hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên.
14. Những trường hợp nào được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu? Tại sao các
trường hợp đó được quy định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà không quy định
là trường hợp không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu dù hệ quả pháp lý của cả hai
trường hợp là đều không phải nộp tiền thuế cho Nhà nước?
- CSPL: Theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 những trường hợp được
miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là:
1. Các loại hàng hóa: xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và
trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
6. Nguyên liệu, sản phẩm: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất
khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất
khẩu.
7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên
liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định,
10. Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh,
phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư.
12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất
được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự
án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế
– xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao,
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập
khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để
sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu
trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.
16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về
đầu tư được miễn thuế đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu;
Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong
nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; Tàu biển xuất khẩu
17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt
động in, đúc tiền.
18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục
vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.
19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm:
20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho
giáo dục.
21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa
sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa
học và công nghệ, đổi mới công nghệ.
22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó
phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
- Các trường hợp đó được quy định miễn thuế XK, thuế NK mà không quy định là trường hợp
không chịu thuế XK, thuế NK dù hệ quả pháp lý của cả hai trường hợp là đều không phải nộp
tiền thuế cho nhà nước là vì:
Bản chất của đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác so với đối tượng
không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Về đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, vẫn thuộc sự điều chỉnh của Luật thuế
xuất khẩu thuế nhập khẩu và chủ thể tác động lên các đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu thì thực chất có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên do thuộc
một trong các trường hợp được liệt kê tại Điều 16 nên không phải nộp tiền thuế cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, so với các đối tượng không chịu thuế tại khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế
nhập khẩu thì đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhiều hơn rất nhiều. Nếu
trong trường hợp quy định những đối tượng miễn thuế thành những đối tượng không chịu thuế
thì dẫn đến hệ quả Nhà nước sẽ không điều thể chỉnh được các hàng hóa đó cũng như các vấn
đề pháp lý phát sinh. Và những đối tượng được miễn thuế được luật quy định những điều kiện,
mục đích ràng buộc chứ không tự do như đối tượng không chịu thuế. Mặt khác, về đối tượng
không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nó không thuộc điều chỉnh của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và chủ thể tác động lên các đối tượng đó thì không có nghĩa vụ phải nộp
thuế cho Nhà nước khác hoàn toàn so với đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
là chủ thể có nghĩa vụ nhưng được miễn.
Phạm vi của đối tượng không chịu thuế hẹp hơn và như tính chất, mục đích của việc sử dụng
những hàng hóa đó cũng khác biệt so với đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đối
tượng được miễn.
15. Hàng hóa trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu có phải chịu
thuế TTĐB không? Tại sao?
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2014; Điều 3 Nghị định 26/2009/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, thì hàng hóa trong danh mục chịu
thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu không phải chịu thuế TTĐB. Lý do bởi lẽ xuất phát từ
việc những hàng hóa đó không được tiêu dùng ở Việt Nam nên không tác động lên thị trường
nội địa, ngoài ra, nhằm tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước sản
xuất hàng hóa để xuất khẩu so với các hàng hóa của nước ngoài.
16. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật quy
định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật Thuế TTĐB 2008.
- Các đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa được quy
định tại khoản 1 Điều 2 trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở
kinh doanh khác để xuất khẩu;
+ Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:           
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt
Nam theo mức quy định của Chính phủ;
b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,
hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng
mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo
quy định của pháp luật;
+ Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,
khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng)
+ Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ
ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí,
thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
+ Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các
khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
- Bởi vì: Những hàng hóa đó không tiêu dùng tại Việt Nam, không tác động lên thị trường
nội địa như hàng hóa vận chuyển quá cảnh, hoặc vì mục đích nhân đạo, vì mục đích ngoại giao,
vì mục đích cộng đồng, an ninh, quốc phòng mà tiêu thụ tại Việt Nam. Như vậy, những trường
hợp này là những trường hợp đặc biệt mới không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
17. Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB và nguyên
liệu này cũng là đối tượng chịu thuế TTĐB thì khi tính thuế TTĐB đối với hàng hóa được
sản xuất có được khấu trừ phần thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nguyên liệu hay
không? Tại sao?
Được khấu trừ phần thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nguyên liệu. Vì căn cứ theo
khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2012/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế TTĐB thì đối
với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB
thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu.
Để tránh trùng thuế
18. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
không? Tại sao?
- Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 6 LTTTĐB 2008.
- Căn cứ theo quy định trên, đối với trường cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì phải nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt. Bên cạnh đó, trường hợp dùng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ
sở sản xuất dùng để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ không thuộc đối tượng không chịu thuế
theo Điều 3 LTTTĐB. Về bản chất thì hành vi biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ đối với hàng
hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn nằm trên lãnh thổ Việt Nam nên vẫn tác động
đến người dân, người sử dụng, môi trường, xã hội và nếu không quy định đây là đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt thì có khả năng những đối tượng lợi dụng việc này để trốn thuế.
19. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu
vẫn phải chịu thuế TTĐB?
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế, trong đó có
khoản: “Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua giữa khu
phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ”. Để đảm bảo tính đồng bộ của hệ
thống chính sách, pháp luật thuế, Luật thuế TTĐB quy định các loại hàng hóa đưa vào các khu
phi thuế quan thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô chở người dưới 24
chỗ ngồi do doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan là trường hợp ngoại lệ.
- Thứ nhất, xuất phát từ mục tiêu điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt là hạn chế sự tiêu
dùng của người dân đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tức là
Nhà nước nhằm định hướng cho người dân tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; đồng
thời hướng đến mục đích bảo vệ môi trường. Xét thấy, thứ nhất, ô tô dưới 24 chỗ ngồi
là mặt hàng khá xa xỉ so với mức sống trung bình của đại bộ phận người dân hiện nay,
do vậy, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này trước hết nhằm điều tiết một
phần thu nhập của người sử dụng loại ô tô này, thường là những người có thu nhập cao,
vào ngân sách Nhà nước.
- Thứ hai, việc đánh thuế như vậy còn xuất phát từ điều kiện đặc thù ở Việt Nam là cơ sở
hạ tầng đường bộ còn khá hiếu, chưa phát triển, nên việc gia tăng số lượng xe ô tô dưới
24 chỗ ngồi trở lên đã và đang là nguyên nhân quan trọng gay kẹt xe và ô nhiễm môi
trường.
- Thứ ba, thực tế ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào các khu phi thuế
quan nó không chỉ dùng trong khu phi thuế quan mà còn được tham gia giao thông
trong phạm vi cả nước.
Chính vì vậy, để tránh gian lận thương mại, đồng thời đảm bảo mục tiêu điều tiết của thuế
tiêu thụ đặc biệt, mặt hàng này khi từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hay từ trong
nước bán vào khu phi thuế quan vẫn là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
29. Theo anh (chị) đối tượng chịu thuế BVMT có thể trùng với đối tượng chịu thuế TTĐB
không? Tại sao? Trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT đồng thời
là đối tượng chịu thuế TTĐB thì có xảy ra hiện tượng trùng thuế không? Tại sao?
Đối tượng chịu thuế BVMT có thể trùng với đối tượng chịu thuế TTĐB.
Cơ sở pháp lý:
- Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
- Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2010
Theo cơ sở pháp lý trên, đối tượng chịu thuế BVMT có thể trùng với đối tượng chịu thuế
TTĐB vì đối tượng chịu thuế TTĐB có thể là hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường.
Trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT đồng thời là đối tượng chịu
thuế TTĐB thì không xảy ra hiện tượng trùng thuế vì bản chất của hai sắc thuế này là khác
nhau. Hơn nữa, theo Điều 4 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 khi liệt kê các đối tượng không
chịu thuế thì không có đối tượng đã chịu thuế TTĐB.
30. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu có thể làm phát sinh những
nghĩa vụ thuế nào? Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này có bị
xem là trùng thuế không? Tại sao?
Hàng hóa thuộc diện chịu thuế ĐB, khi nhập khẩu có thể làm phát sinh những nghĩa vụ
thuế:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế nhập khẩu.
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế bảo vệ môi trường.
Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này không bị xem là trùng thuế.
Vì đánh thuế hai lần (đánh trùng thuế) là một hiện tượng bất lợi liên quan đến việc phải nộp
thuế hai lần cho cùng một đối tượng đánh thuế như thu nhập hoặc tài sản. Trong trường hợp
này, hàng hoá chịu điều tiết bởi nhiều sắc thuế tuy nhiên bản chất của các sắc thuế này là khác
nhau nên không thể xem là hiện tượng trùng thuế.

You might also like