You are on page 1of 6

ĐỀ THI GIỮA KÌ HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: Triết học Mác - Lênin

Bài làm
Câu 1: (5 điểm)
Trình bày nội dung vấn đề cơ bản của triết học? Vì sao mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức được coi là vấn đề cơ bản của triết học?
• Nội dung vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Vấn đề cơ bản của triết học
giải quyết hai mặt, cụ thể là mặt thứ nhất ( bản thể luận ) và mặt thứ hai ( nhận
thức luận ). Với mặt thứ nhất triết học trả lời cho câu hỏi “ giữa vật chất và ý
thức cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào ? ”. Với mặt thứ hai triết học
trả lời cho câu hỏi “con người có khả năng nhận thức được thế giới không? ”.
Để giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên ba cách:
- Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất ( trường
phái chủ nghĩa duy tâm )
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
( trường phái chủ nghĩa duy vật )
- Vật chất và ý thức tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn
nhau
Cách thứ nhất và thứ hai là hai trường phái đối lập nhau về mặt thế giới quan
thuộc triết học nhất nguyên. Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại
độc lập với nhau, cách giải thích này thuộc triết học nhị nguyên. Lịch sử triết
học quy về thực chất là sự đấu tranh của hai chủ nghĩa duy tâm và duy vật.
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất
của thế giới chính là ý thức, ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất. Chúng
có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, sự xem xét phiến diện, tuyệt đối
hóa một mặt, một đặc tính nào đó ở trong quá trình nhận thức và thường gắn
liền với lợi ích của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột nhân dân lao động. Chủ
nghĩa duy tâm và tôn giáo có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào
nhau để cùng tồn tại và phát triển. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai
hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách
quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện
thực và khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “ phức hợp những cảm giảc
” của cá nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách quan thì cho rằng ý thức là tinh thần
khách quan, ý thức khách quan có trước, tồn tại độc lập với giới tự nhiên, với
con người.
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất
của thế giới chính là vật chất, vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức.
Chúng có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn
liền với lợi ích của giai cấp cũng như các lực lượng tiến bộ ở trong lịch sử. Bên
cạnh đó thì chủ nghĩa duy vật là quá trình đúc kết những gì khái quát nhất để
phản ánh được những thành tựu và con người đạt được trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng
đều là kết quả của những tương tác vật chất. Chủ nghĩa duy vật phát triển theo
giai đoạn và có sự kế thừa, chủ nghĩa duy vật chất phác : “ chủ yếu là phát
biểu nhận thức trực quan của con người ”, chủ nghĩa duy vật siêu hình: “ thế
giới tồn tại trong trạng thái đứng yên tuyệt đối ”, chủ nghĩa duy vật biện chứng:
“ coi một sự vật hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó với
các sự vật hiện tượng khác ”.
Để giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên thuyết
khả tri và thuyết bất khả tri
- Khả tri luận: thừa nhận khả năng nhận thức
- Bất khả tri luận: phủ nhận khả năng nhận thức
- Hoài nghi luận: nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, con
người cần hoài nghi mọi thứ trên thế giới
Đại đa số các nhà triết học đều cho rằng con người có khả năng nhận thức
được thế giới. Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận
thức thế giới. Song do vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định
đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con
người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng
nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư
duy. Một số nhà triết học duy tâm khác theo “ bất khả tri luận ” lại phủ nhận
khả năng nhận thức thế giới của con người.
• Theo Ph.Ăngghen “vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết
học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”
Thực chất đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và là vấn đề cơ
bản của triết học. Bởi lẽ đây là vấn đề rộng nhất, chung nhất đống vai trò là
nền tảng, định hướng để giải quyết vấn đề khác. Các trường phái triết học đều
trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào giải thích về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại
hay giữa vật chất và ý thức trước khi đi vào các quyết định của mình. Việc
quyết định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở xuất phát cho các
quyết định triết học nảy sinh. Việc quyết định vấn đề cơ bản của triết học là
tính chất khách quan khoa học để xác định lập trường tư tưởng triết học của
các nhà triết học trong lịch sử.
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể? Theo anh (chị), việc vận dụng
quan điểm lịch sử - cụ thể có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của bản thân
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay?
• Cơ sở lí luận của quan điểm lịch sử - cụ thể
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình
thành quan điểm lịch sử - cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất
định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất,
đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện
về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó
khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó. Theo
triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới
khách quan trong quá trình phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng, biểu
hiện tính lịch sử - cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự
vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành,
phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao
gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau trong không gian và thời gian khác nhau.Từ đó đề ra các yêu cầu :
- Thứ nhất : Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối
cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những
điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính
chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào
đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý
luận đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý
luận đó.
- Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến
điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.
• Trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình
vốn kiến thức, hiểu biết rộng về đa ngành trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ đã giúp ta học tập, làm việc mọi
lúc mọi nơi thông qua Internet. Khác xa với thế hệ ông bà, cha mẹ khi điều
kiện xã hội hạn chế, đất nước chưa ổn định sau chiến tranh chống Mĩ, việc “
hành để học ” ý nói thông qua lao động sản xuất ông bà, cha mẹ tích lũy nhiều
kinh nghiệm thực tiễn. Thế hệ chúng ta đang đứng trước cơ hội tiên phong hội
nhập với bạn bè quốc tế. Do đó mỗi cá nhân cần xác định mục tiêu học tập
phát triển :
- Ngoại ngữ, tin học : đây lại là hai nhân tố có vai trò rất lớn trong
việc quyết định hội nhập vào sân chơi chung trong bối cảnh “thế giới
phẳng” ngày nay. Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất
trên thế giới giúp ta dễ dàng tiếp cận với nhiều nền văn hóa, nhiều
nguồn kiến thức, nâng cao khả năng tự học. Phần lớn các công ty
khi tuyển dụng đều yêu cầu trình độ Anh ngữ từ phía ứng viên.
Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc
xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự
hội nhập toàn cầu.
- Chuyên môn nhất định : phải có chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ
thể, tuỳ vào năng lực của từng người. Khả năng đó có cơ sở từ trí
tuệ, trình độ học vấn và tay nghề. Đây là yếu tố để cá nhân thực hiện
được lý tưởng nghề nghiệp của mình.
- Kỷ luật và kỹ năng làm việc nhóm : làm việc có trách nhiệm và tuân
thủ quy định là yếu tố vàng để đánh giá năng lực. Làm việc nhóm
giúp ta rèn luyện rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Rèn luyện kỹ năng
tổ chức công việc. Giúp các cá nhân biết cách trợ giúp và tôn trọng
lẫn nhau. Giúp cá nhân có trách nhiệm hơn với công việc được giao.
- Am hiểu văn hóa dân tộc : Văn hóa không phải giá trị cố định, bất
biến mà văn hóa luôn phát triển. Văn hóa là mục tiêu, động lực của
sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó trong quá trình hội nhập cá nhân
phải chủ động lựa chọn, tiếp thu và phát huy những mặt tích cực,
nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu cực của nền văn hóa
bên ngoài.
- Bản lĩnh và tỉnh táo : hiện nay các nước với chế độ chính trị - xã hội
và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Quá trình hội
nhập quốc tế, cơ hội có thể dễ dàng nhận biết nhưng có những thách
thức đang đặt ra đối với mỗi cá nhân, trước hết là sự cạnh tranh gay
gắt và ngày càng quyết liệt, sự cạnh tranh đó không chỉ giữa các
quốc gia với nhau mà còn cạnh tranh ngay tại trong nước. Lợi thế
cạnh tranh giữa các quốc gia là trí tuệ, nhân lực. Giải pháp duy nhất
là phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, phải học tập, học nghiêm
túc, học có chất lượng đồng thời phải rèn luyện, phát triển các kỹ
năng để làm việc và xử lý các vấn đề đặt ra với hiệu quả cao nhất.
Thế giới mà chúng ta hội nhập đã, đang và sẽ hết sức phức tạp. Do
đó cần phải hết sức tỉnh táo để phân biệt được cái đúng, cái sai, cái
thật, cái ảo. Vì vậy, cần có được một thế giới quan quan đúng đắn
và tiến bộ.

You might also like