You are on page 1of 9

SỞ GD & ĐT THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Tĩnh Gia 2 Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên: NGÔ VĂN HƯỚNG Mã số sinh viên: 18571402171028

Lớp: K59A Trường Đại học Sư Phạm

Ngành thực tập: Sư phạm Ngữ Văn

Thực tập chủ nhiệm tại lớp: 10B5

Thực tập giảng dạy tại lớp: 10B6, 10B8

Thực tập tại: Trường THPT Tĩnh Gia 2

Địa chỉ: Phường Hải Ninh, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Thời gian: từ ngày 21/2/2022 đến ngày 16/4/2022

Giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy: Cô Lê Thị Huê

Giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục: Cô Nguyễn Thị Tuyết

Các công việc được phân công: Chủ nhiệm lớp 10B5, thực hành giảng dạy tại các lớp 10B6, 10B8.

PHẦN I: TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Thâm nhập thực tế

1.1. Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế:

- Được đứng trên bục giảng là mơ ước lớn nhất của tôi, vì vậy vào ngày thứ hai thực tập tại trường
tôi đã được tham dự buổi báo cáo về tình hình, cơ cấu tổ chức của nhà trường THPT Tĩnh Gia 2
về công tác chủ nhiệm, về công tác Đoàn từ đó giúp cho tôi bước đầu có cái nhìn khái quát hơn
về thầy trò nhà trường cũng như hoạt động giáo dục học sinh của trường THPT Tĩnh Gia 2.

- Được phân công về thực tập tại trường THPT Tĩnh Gia 2, cũng như những giáo sinh khác tôi
luôn ý thức được trách nhiệm của mình, là giáo sinh thực tập, tôi biết nhiệm vụ của mình rất nhiều,
1
khối lượng công việc rất lớn. Ngay từ những ngày đầu tôi đã có ý thức tìm hiểu về cơ cấu, bộ máy
của nhà trường; tìm hiểu về tình hình nhà trường cũng như hoàn cảnh của các em học sinh trong
lớp và tình hình hoạt động chung của nhà trường, của Đoàn Thanh Niên. Trong mọi hoạt động tôi
luôn hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn, trao đổi với các bạn trong nhóm thực tập. Vào những
ngày lên lớp mà không có tiết dạy tôi luôn tiếp xúc và trò chuyện với các em nhiều hơn, chính vì
thế mà tôi cũng hiểu các em hơn, điều đó đã hỗ trợ rất lớn cho tôi trong công tác giảng dạy cũng
như công tác chủ nhiệm.

- Ngay từ ngày đầu đến nhận lớp thực tập chủ nhiệm lớp 10B5, tôi đã cố gắng làm quen với các
em học sinh, đặc biệt là nắm cơ cấu, tổ chức cán bộ của lớp. Từ đó, tôi luôn theo dõi tình hình học
tập cũng như hoạt động của lớp thông qua các tiết dự giờ, đầu giờ lên lớp, sinh hoạt cuối tuần...
Đặc biệt tôi luôn trao đổi tình tình lớp qua đội ngũ cán bộ lớp cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Đối với các thầy cô giáo trong nhà trường, tôi luôn trao đổi, trò chuyện và học hỏi những kinh
nghiệm, luôn hòa nhã, vui vẻ, tích cực, năng động trong mọi công việc của lớp cũng như của
trường, cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong suốt quá trình thực tập cũng như
những đề nghị của giáo viên hướng dẫn và của trường đưa ra. Tôi đã dành rất nhiều tâm huyết cho
đợt thực tập này và cũng đã cố gắng hết sức mình với hi vọng đợt thực tập đạt kết quả tốt nhất.

1.2. Những công việc cụ thể:

Qua đợt thực tập này, bản thân tôi đã được giao các công việc sau và đã đạt được những thành
tích cụ thể nhất định:

- Được phân công thực tập chủ nhiệm tại lớp 10B5 và thực tập giảng dạy tại các lớp 10B6, 10B8

- Nắm được cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và tình hình của nhà trường.

- Hiểu được tâm lý của học sinh nói chung và nắm rõ tình hình của học sinh lớp chủ nhiệm 10B5
nói riêng về hoàn cảnh, tính tình, sở thích, thành tích … của mỗi em.

- Củng cố những kiến thức đã được học ở trường đại học thông qua việc nắm vững nội dung,
phương pháp, cách thức lên lớp, tổ chức dạy học và hoạt động chủ nhiệm.

- Hoàn thành tốt việc giảng dạy các tiết giảng dạy. Với mỗi tiết học, tôi đều soạn giáo án cẩn thận,
gửi giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa và duyệt trước khi đứng lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy
đủ, sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
2
- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, điều hành các hoạt động ngoài giờ phù hợp với học sinh, tạo
không khí sôi nổi và hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động cũng như phong trào của nhà trường đề ra.

1.3. Thu hoạch và tác dụng của công tác này:

- Biết được cách thức tổ chức làm việc của nhà trường THPT để từ đó sắp xếp cho mình một thời
gian biểu và kế hoạch thực tập hợp lý.

- Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh giúp cho tôi có những biện pháp và yêu cầu, đề
nghị đối với từng học sinh hợp lý, giúp các em cùng tiến bộ.

- Nhờ sự tận tình chỉ bảo của ban chỉ đạo TTSP, giáo viên hướng dẫn, cùng các thầy cô trong nhà
trường đã giúp bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục học sinh nói chung
và vấn đề giảng dạy và công tác chủ nhiệm nói riêng.

2. Thực tập giảng dạy

2.1. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với công tác này:

Trong đợt thực tập vừa qua:

- Tôi đã soạn giáo án đầy đủ, chuẩn bị bài giảng điện tử chu đáo từ tiết đánh giá đến tiết thao giảng
có sự tham dự của cô tổ trưởng và các thầy cô trong tổ chuyên môn

- Dự giờ các tiết dạy mẫu của giáo viên trong tổ chuyên môn, dự giờ đầy đủ các tiết đánh giá của
các giáo sinh trong nhóm chuyên môn đúng theo lịch của giáo viên hướng dẫn yêu cầu.

2.2. Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:

- Dự giờ các tiết dạy mẫu và học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn. Cụ thể, tôi đã tham dự
tiết dạy mẫu của cô Lê Thị Huê, thông qua các tiết dự giờ đó tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm
về cách thức tổ chức dạy học, thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với trình độ học sinh.

- Trước khi tham dự một tiết dạy nào tôi cũng đều xem bài và soạn giáo án kỹ. Khi lên dự giờ tôi
luôn cố gắng quan sát các hoạt động của thầy và trò và so sánh với những gì mình đã dự kiến
trong bài soạn. Đặc biệt tôi luôn để ý đến các phương pháp dạy học mà các giáo viên sử dụng

3
trong từng bài dạy cụ thể. Và thực sự tôi đã học hỏi được rất nhiều điều để có thể giúp cho bản
thân hoàn thiện tốt các tiết dạy đánh giá.

- Dự giờ các tiết dạy thử, dạy đánh giá, dạy thao giảng của các giáo sinh cùng nhóm chuyên môn
để góp ý, rút kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp.

- Soạn giáo án và bài giảng điện tử nộp cho giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa giáo án sau khi giáo
viên hướng dẫn góp ý.

- Tập giảng và dạy thử trước khi thực hành giảng dạy chính thức.

- Soạn giáo án đầy đủ, nắm rõ các bước và nội dung sẽ dạy trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng
dạy học đầy đủ, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Kết quả: Hầu hết những tiết dạy trên lớp của tôi đều được cô giáo hướng dẫn đánh giá tốt

- Mặc dù bước đầu còn có một số thiếu sót như đôi lúc chữ viết chưa được đẹp, trình bày chưa
thật sự hợp lý, nói hơi nhỏ và đặc biệt là tham kiến thức và nói nhiều. Nhưng nhìn chung tôi đã
đảm bảo được quy trình của một tiết dạy, truyền đạt được chính xác và đầy đủ các kiến thức cần
đạt được trong tiết dạy, đảm bảo cho phần lớn các em hiểu bài… thật may mắn là trong các tiết
dạy đánh giá của tôi không có tiết nào bị “cháy” hay “lụt” giáo án.

- Thực tế giảng dạy luôn dành cho mình nhưng tình huống bất ngờ mà ta chưa dự kiến và chuẩn
bị sẵn cách ứng xử. Chính việc giải quyết các tình huống này đã giúp cho tôi có thêm các kinh
nghiệm hữu ích, giúp tôi đỡ bị bỡ ngỡ khi thực sự bước vào nghề sư phạm sau này.

2.3. Trình độ nắm các nguyên tắc và phương pháp lên lớp, thực hiện nề nếp dạy và học ở
trường THPT:

Qua dự giờ và dạy một số tiết tôi đã nắm được hầu hết các nguyên tắc và phương pháp lên lớp,
thực hiện nề nếp dạy và học ở trường phổ thông và bước đầu vận dụng có hiệu quả trong giảng
dạy. Tôi đã biết sử dụng các phương pháp một cách hợp lí để có thể phát huy hết ưu điểm của nó
trong việc dạy học.

2.4. Thu hoạch và tác dụng qua công việc này:

- Nắm được trình tự các bước lên lớp, phân bố thời gian hợp lí giữa các hoạt động trong một tiết
học.

4
- Biết vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học.

- Bài dạy đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phát huy tính tích cực của học sinh.

- Giáo án công phu, giàu hình ảnh, sử dụng hình ảnh minh họa trực quan sinh động, sử dụng phù
hợp các thiết bị hỗ trợ dạy học.

- Đầy đủ các bước lên lớp, phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đặc trưng lớp

- Phong cách chững chạc, ngôn ngữ mô phạm, có khả năng bao quát toàn lớp để các em lắng nghe,
tập trung chú ý, tích cực phát biểu.

- Nên khen ngợi và tuyên dương các em để khuyến khích các em học tập.

- Tạo cho các em một thói quen học tập tự giác, khuyến khích tinh thần tự học.

- Trong một tiết học phải tạo cho lớp vui vẻ thoải mái trong học tập, không làm cho học sinh quá
căng thẳng.

3. Thực tập giáo dục

3.1. Ý thức, tinh thần, thái độ với công tác chủ nhiệm và công tác khác:

- Ngay buổi đầu đến nhận lớp, tôi đã cố gắng tìm hiểu sơ bộ về lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm
lớp và một số thầy cô giáo bộ môn. Đến tham dự tiết sinh hoạt lớp đầu tiên tôi đã cố gắng nắm cơ
cấu tổ chức ban cán sự lớp, tìm hiểu thêm một số cá nhân tích cực cũng như các cá nhân cá biệt
trong lớp để bước đầu có cái nhìn sơ bộ về lớp

- Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp: Lớp tôi thực tập cũng là một lớp có thành tích không quá
nổi bật trong trường, hạnh kiểm của các em ở mức khá và tốt, hầu hết các em học lực trung bình,
một số em đạt học lực khá, tuy nhiên các em vẫn cơ bản chấp hành tốt các nội quy của nhà trường
đặt ra. Các em rất cởi mở, dễ gần và có tinh thần, thái độ hợp tác đối với giáo sinh thực tập nên
tôi cũng dễ dàng hòa nhập với lớp.

- Bên cạnh đó cô hướng dẫn chủ nhiệm luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong công tác chủ nhiệm lớp,
cung cấp cho tôi những thông tin về lớp và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong công tác
chủ nhiệm, quản lý lớp học. Và vì thế tôi đã hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp trong suốt
quãng thời gian thực tập sư phạm vừa qua.

5
- Dự một tiết sinh hoạt lớp tuần đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Soạn kế hoạch tuần, soạn giáo
án sinh hoạt lớp cuối tuần. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, quan sát hoạt động, hành động của
các em đều đặn trong từng ngày, từng tuần.

- Tham gia hỗ trợ các hoạt động ngoài giờ kỷ niệm ngày 26/3, tư vấn hướng nghiệp theo phân
công của nhà trường.

- Để có thể hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi cũng đã cố gắng rất nhiều: Thường
xuyên dự sinh hoạt 5 phút đầu giờ để nhắc nhở các em vệ sinh, ổn định tổ chức, nắm sĩ số lớp,
nhắc nhở các em các việc cần làm trong ngày. Tôi luôn kiểm tra sổ đầu bài để nhắc nhở các em
vi phạm, tuyên dương các em có cố gắng trong học tập… Tôi luôn cố gắng tiếp xúc, trò chuyện
với các em học sinh để tạo sự gần gũi.

3.2. Khả năng và phương pháp công tác chủ nhiệm. Kết quả cụ thể:

- Nắm được cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.

- Tổ chức thiết lập trật tự cho các em, khuyến khích các em tự tổng kết được ưu điểm, khuyết
điểm của mình và của bạn.

- Làm cho các em thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trước trường nói chung và trước lớp
nói riêng.

3.3. Thu hoạch và tác dụng qua công tác này:

- Phải nắm được đặc điểm tình hình của lớp để có biện pháp thích hợp.

- Nắm được công việc, lịch trình của tuần tới để phổ biến cho các em chuẩn bị.

- Học hỏi kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên chủ nhiệm.

- Liên hệ thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng hỗ trợ, đóng góp ý kiến để có
cách giáo dục các em tốt hơn.

- Phải nắm vững hoàn cảnh gia đình học sinh, thường xuyên tiếp xúc với lớp để nắm bắt kịp thời
các thông tin từ học sinh và về học sinh để có các hành động cụ thể.

6
- Qua công tác này, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong vai trò của một giáo viên chủ nhiệm lớp
đó là cần quan tâm và hiểu các em nhiều hơn. Tôi cũng biết được rằng công tác chủ nhiệm lớp tốt
sẽ tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục các em.

4. Ý thức thực hiện nội quy thực tập

Trước hết, tôi đã chấp hành tốt các nội quy, quy định của trường THPT Tĩnh Gia 2 về trang phục
giờ giấc,.. cũng như các quy định của trường Đại học Vinh đối với đoàn thực tập. Bản thân tôi
luôn đề ra những kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng tuần để thực hiện đúng nội quy của trường
về thời gian, trang phục, sinh hoạt, giáo án…, tham gia đầy đủ các công tác, các cuộc họp của nhà
trường và của tổ chuyên môn và tham gia các hoạt động cùng với nhà trường như tham gia hỗ trợ
cuộc thi trò chơi dân gian (nhảy bao bố) giành cho học sinh khối 10, tham gia hỗ trợ giải đấu đánh
bóng chuyền hơi/chuyền da giành cho học sinh khối 11, tham gia hỗ trợ buổi tư vấn hướng nghiệp
dành cho học sinh khối 12

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU

1. Một số thu hoach lớn qua đợt thực tập

- Được thâm nhập vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Tĩnh Gia 2, tôi đã rút ra và tích lũy
được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Từ sử dụng phương pháp dạy học, hình thức
lên lớp đến tác phong, phong cách đứng lớp của người giáo viên; từ công tác chủ nhiệm đến việc
tham gia các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt tôi đã được tiếp cận với phương pháp dạy học
tích cực. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh các mặt mạnh tôi đã đạt được thì bản thân tôi còn
có nhiều mặt yếu kém cần khắc phục để tự hoàn thiện mình hơn.

- Tôi đã biết thêm về quy trình lên lớp, sự linh hoạt và sáng tạo trong giờ dạy nhằm tạo cho giờ
dạy chất lượng cao hơn. Giáo viên hướng dẫn đã chỉ cho tôi những điều cần thiết khi đứng lớp là
phải bao quát lớp, nắm được mặt bằng chung về trình độ của học sinh trong lớp cũng như một số
em yếu kém để điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp với từng lớp học cụ thể. Tôi đã
biết rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục
học sinh.

2. Những mặt mạnh và mặt yếu

2.1. Về mặt mạnh:

7
- Có kế hoạch dạy học và công tác chủ nhiệm khoa học, chuẩn bị được đầy đủ công phu đồ dùng
và phương tiện dạy học. Phương pháp giảng dạy phù hợp và đa dạng

- Kiến thức cần truyền tải cho học sinh đầy đủ chính xác.

- Giáo án bản mềm và bản cứng được hoàn thành chu đáo, đúng thời hạn

- Thiết kế bài giảng điện tử phù hợp, sáng tạo, tạo được hứng thú học tập cho học sinh

- Lên lớp tự tin và chuẩn bị bài dạy chu đáo, ý tưởng cho bài dạy sáng tạo, mang tính giáo dục và
truyền cảm hứng cho học sinh cao

- Biết tiếp thu ý kiến của giáo viên hướng dẫn, quán xuyến và quản lý lớp tốt, tổ chức lớp học khá
sôi nổi, hoàn thành công việc đúng thời hạn.

- Được các em trong lớp quý mến, gần gũi nên việc dạy học của tôi cũng có nhiều thuận lợi.

- Cảm thấy yêu nghề dạy học hơn sau thời gian thực tập.

2.2. Về mặt yếu:

- Chữ viết đôi lúc còn xấu do viết nhanh. Cách trình bày bảng đôi khi còn chưa hợp lý.

- Chưa kiểm soát được biểu cảm khuôn mặt, còn chưa linh hoạt trong việc di chuyển trong lớp
học, quá nghiêm trọng trong giờ dạy thao giảng.

- Cách dạy còn chưa thật sự tự nhiên, còn hơi cứng nhắc và quá nghiêm túc. Cần tạo bầu không
khí học vui vẻ thoải mái cho học sinh. Cần cố gắng tương tác với học sinh nhiều hơn.

- Đôi lúc gặp phải các tình huống sự cố kỹ thuật nhỏ khi sử dụng bài giảng điện tử

- Nói còn hơi nhỏ, các câu dẫn vào bài cũng như câu chuyển tiếp hay yêu cầu của đề bài chưa
được truyền tải một cách rõ ràng mạch lạc để học sinh dễ hiểu hơn.

- Cần nhấn mạnh các câu khẩu lệnh hơn để học sinh biết được mình phải thực hiện nhiệm vụ gì.

2.3. Tự đánh giá, xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm:

Trong quá trình thực tập tại trường THPT Tĩnh Gia 2, với sự cố gắng nỗ lực hết mình tôi tự cảm
thấy mình đã hoàn thành các nhiệm vụ thực tập giảng dạy và thực tập chủ nhiệm. Do vậy tôi tự
đánh giá, xếp loại so với những tiêu chuẩn đã quy định như sau:

8
- Xếp loại về thực tập giảng dạy: Tốt

- Xếp loại về thực tập giáo dục: Tốt

2.4. Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập

Sau đợt thực tập này tôi thấy mình đã trưởng thành lên rất nhiều. Kết thúc đợt thực tập tôi sẽ phải
quay lại trường đại học để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của một sinh viên cuối khoá. Trên
cơ sở các kinh nghiệm quý báu đã tích lũy và những thành công bước đầu đã đạt được qua đợt
thực tập, tôi sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm,
tham khảo các tài liệu nghiên cứu, những bài báo về giáo dục để hoàn thiện bản thân nhằm phục
vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Vào thời gian rảnh tôi sẽ cố gắng rèn luyện kỹ năng
trình bày bảng, chỉnh giọng nói sao cho to và rõ ràng hơn, rèn luyện phong cách lên lớp để sau
này khi ra trường đi dạy rồi tôi có thể trở thành một giáo viên giỏi, có chuyên môn, nghiệp vụ,
được học sinh và đồng nghiệp yêu mến.

PHẦN III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Thanh Hóa, ngày ..... tháng ..... năm 2022

Giáo sinh thực hiện

Ngô Văn Hướng

You might also like