You are on page 1of 12

Chương 5: Giá trị hiện tại thuần và các quy tắc đầu tư khác.

1. Phương pháp giá trị hiện thuần NPV?


Quy tắc đầu tư cơ bản này có thể được khái quát hóa như sau:
- Chấp nhận dự án nếu NPV lớn hơn 0.
- Từ chối dự án nếu NPV nhỏ hơn 0.
Chấp nhận các dự án NPV dương sẽ mang lại lợi ích cho cổ đông, vì giá trị doanh nghiệp sẽ tăng
thêm đúng bằng với NPV của dự án. NPV chính là phần đóng góp của dự án vào công ty.
Quy tắc NPV sử dụng lãi suất chiết khấu đúng.
Chương này giả định rằng các dự án sẽ không có rủi ro. Trong thực tế các dòng tiền tương lai
được tạo ra từ các dự án luôn có rủi ro, dòng tiền là các giá trị ước tính chứ không phải là các giá
trị mà chúng ta biết chắc.
Lãi suất dự án của một dự án rủi ro là tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư mong đợi kiếm được từ một
tài sản tài chính có cùng mức độ rủi ro. Lãi suất chiết khấu thường được xem là chi phí cơ hội
Chính 3 thuộc tính sau quyết định NPV là một phương pháp thẩm định hợp lý.
- NPV sử dụng dòng tiền chứ không sử dụng thu nhập kế toán.
- NPV sử dụng toàn bộ dòng tiền của dự án.
- NPV chiết khấu dòng tiền hợp lý.
2. Phương pháp thời gian thu hồi vốn.
Việc sử dụng quy tắc thời gian thu hồi vốn để đưa ra quyết định đầu tư là đơn giản. Cần phải xác
lập một ngưỡng thời gian thu hồi vốn.
Có ít nhất 3 nhược điểm đối với phương án này.
- Không xét đến thời điểm phát sinh dòng tiền.
- Bỏ qua tất cả các dòng tiền phát sinh sau thời điểm thu hồi vốn. Do định hướng ngắn hạn
của phương pháp này nên một số dự án dài hạn có khả năng bị từ chối.
- Tính chủ quan của phương pháp này vì cá nhân nhà quản trị sẽ xác lập thời gian thu hồi
vốn theo cảm tính cá nhân.
Phương pháp thời gian thu hồi vốn thường được các công ty lớn sử dụng khi đưa ra các quyết
định đầu tư đối với các dự án nhỏ.
Đối với phương pháp NPV, có thể phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể quyết định liệu
một quyết định đầu tư được đưa ra có đúng hay không. Với phương pháp thời gian thu hồi vốn
chỉ trong 2 năm chúng ta sẽ biết liệu đánh giá của nhà quản trị về dòng tiền của dự án là đúng
hay không.
Các công ty có cơ hội đầu tư tốt nhưng không có sẵn tiền được khuyến nghị nên sử dụng phương
pháp này.
Phần lớn trong thực tế các giám đốc điều hành đều cho rằng, cả thời gian thu hồi vốn và NPV
đều dẫn đến cùng một quyết định.
Phương pháp thời gian thu hồi vốn khác với phương pháp NPV và do vậy về mặt lý thuyết
phương pháp này là không đúng. Do tính chủ quan trong việc xác lập thời gian thu hồi vốn chuẩn
và việc bỏ qua dòng tiền sau thời gian này, phương pháp thời gian thu hồi vốn rõ ràng có thể dẫn
tới một số quyết định sai lầm nếu sử dụng quá cứng nhắc. Các công ty thường sử dụng phương
pháp này như bộ lọc cho vô số các quyết định đầu tư nhỏ mà họ thường xuyên gặp.
3. Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu.
Theo phương pháp này, trước hết chúng ta chiết khấu các dòng tiền của dự án đầu tư. Sau đó tìm
hiểu xem phải mất bao lâu để dòng tiền chiết khấu bằng đầu tư ban đầu.
Giống như phương pháp trên, phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải chủ quan xác định thời
gian thu hồi vốn yêu cầu, và sau đó khi đưa ra quyết định thì chúng ta đã bỏ qua toàn bộ dòng
tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn.
4. Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội tại.
Phương pháp IRR sẽ giúp đưa ra quyết định gần giống như quyết định bạn nhận được đối với
phương pháp NPV nhưng không thực sự là NPV.
IRR là mức lãi suất chiết khấu làm cho NPV bằng 0.
Quy luật: Chấp nhận dự án nếu IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Loại bỏ dự án nếu IRR thấp hơn
lãi suất chiết khấu.
NPV của dự án là dương khi mà lãi suất chiết khấu nhỏ hơn IRR và sẽ âm khi lãi suất chiết khấu
lớn hơn IRR.
Các vấn đề của phương pháp IRR.
- Một dự án độc lập là dự án mà việc chấp nhận hay loại bỏ nó độc lập với việc chấp nhận
hay loại bỏ các dự án khác.
- Dự án loại trừ lẫn nhau là khi bạn chỉ có thể chấp nhận dự án A hoặc B, hoặc bạn có thể từ
bỏ cả hai nhưng không thể chấp nhận cả hai.
- Đối với loại dự án tài trợ: Chấp nhận dự án khi mà IRR bé hơn lãi suất chiết khấu, loại bỏ
dự án khi mà IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Về căn bản loại dự án này giống như trường
hợp cho vay. Nếu dòng tiền đầu tiên của một dự án là âm và nếu toàn bộ dòng tiền còn lại
là dương, thì chỉ có thể có một IRR duy nhất.
- Một dự án tạo ra nhiều tỷ suất sinh lợi nội tại bởi vì sau khi đầu tư ban đầu xuất hiện cả
dòng tiền vào lẫn dòng tiền ra. Sự đổi chiều hay đổi dấu này tạo ra nhiều giá trị IRR. Một
dòng tiền có K lần thay đổi dấu có thể có K tỷ suất sinh lợi nội tại.
- Phương pháp IRR điều chỉnh. Giúp xử lý vấn đề dự án có nhiều IRR bằng cách gộp các
dòng tiền lại cho đến khi dòng tiền dự án chỉ còn thay đổi dấu một lần. Bằng cách chiết
khấu sau đó gộp dòng tiền thì ta chỉ còn 1 lần đổi dấu.
- Lãi suất IRR – con số này có tính chất nội bộ, hoặc nội tại, đối với dự án và không phụ
thuộc vào bất cứ thứ gì ngoại trừ dòng tiền của dự án.

Dòng tiền Số IRR Tiêu chí IRR Tiếu chí NPV


Dòng tiền đầu tiên là 1 Chấp nhận nếu IRR > R - Chấp nhận nếu NPV > 0
âm và các dòng tiền Từ chối nếu IRR < R - Từ chối nếu NPV < 0
còn lại là dương
Dòng tiền đầu tiên là 1 Chấp nhận nếu IRR < R - Chấp nhận nếu NPV > 0
dương và các dòng Từ chối nếu IRR > R - Từ chối nếu NPV < 0
tiền còn lại là âm
Một số dòng tiền sau >1 IRR không có giá trị - Chấp nhận nếu NPV > 0
năm đầu tiên là - Từ chối nếu NPV < 0
dương và một số
dòng tiền sau năm thứ
nhất là âm

Tiêu chí thẩm định NPV là giống nhau cho cả ba trường hợp. Nói cách khác, phân tích NPV luôn
phù hợp.
Một số vấn đề liên quan đến các dự án loại trừ lẫn nhau
- Vấn đề quy mô: Vấn đề của IRR là nó đã bỏ qua vấn đề quy mô của dự án đầu tư. Để
khắc phục vấn đề này ta có phương pháp IRR tăng thêm bằng cách lấy số tiền dự án lớn trừ
dự án nhỏ rồi dùng dòng tiền đó để tính, ta thu được IRR tăng thêm. IRR tăng thêm là IRR
tính được từ dòng tiền tăng thêm từ chọn dự án lớn thay cho dự án nhỏ. Tóm lại ta có thể
giải quyết vấn đề này bằng 3 cách: (1) So sánh NPV của hai dự án (2) Tính NPV tăng thêm
(3) So sánh IRR tăng thêm với lãi suất chiết khấu. Chúng ta không được so sánh IRR của 2
bộ phim.
- Vấn đề thời điểm của dòng tiền.
5. Phương pháp chỉ số khả năng sinh lợi.
Nó là tỷ số giữa giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai sau đầu tư ban đầu chia cho
giá trị đầu tư ban đầu
PV của dòng tiền sau đầu tư ban đầu
PI =
Đầu tư ban đầu

Áp dụng chỉ số khả năng sinh lợi:


- Các dự án độc lập lẫn nhau, quyết định chấp nhận dự án nếu như PI >1 và từ chối dự án
nếu PI <1.
- Các dự án loại trừ nhau, phương pháp này cũng gặp vấn đề về quy mô dự án
- Nguồn vốn bị giới hạn, chỉ số PI nào cao hơn ta chọn dự án đó.
Lưu ý cuối chương:
- Điểm mà giá trị hiện tại ròng của hai dự án loại trừ lẫn nhau bằng nhau được gọi là điểm
chéo.
- Phương pháp thời gian thu hồi vốn là phương pháp thiên về lợi nhuận ngắn hạn nhất trong
các phương pháp.
- DPB được ưu tiên hơn là hoàn vốn; nhưng trong thực tế, DPB được sử dụng ít thường
xuyên hơn so với hoàn vốn.
Chương 6: Đưa ra quyết định đầu tư.
Tài chính doanh nghiệp thường sử dụng dòng tiền, trong khi kế toán tài chính thường nhấn mạnh
vào con số lợi nhuận hoặc thu nhập.
Khi xem xét một dự án riêng lẻ, chúng ta chiết khấu dòng tiền mà công ty nhận được từ dự án.
Khi đánh giá doanh nghiệp như một tổng thể, chúng ta chiết khấu cổ tức, bởi vì cổ tức là dòng
tiền mà nhà đầu tư nhận được.
Các loại chi phí
- Chi phí chìm: là chi phí đã xảy ra trong quá khứ, quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án
không thể thay đổi chi phí này. Nên bỏ qua chi phí chìm.
- Chi phí cơ hội: bằng việc thực hiện dự án, công ty đã từ bỏ cơ hội để sử dụng những tài sản
này.
- Các tác động phụ: Tác động phụ được phân loại thành sự suy yếu – diễn ra khi sản phẩm
mới làm giảm doanh thu và do vậy làm giảm dòng tiền của các sản phẩm hiện hữu. Sự hợp
lực – một dự án làm tăng dòng tiền của các dự án hiện hữu.
- Các chi phí phân bổ: Chi phí này nên chỉ xem là dòng tiền riêng của 1 dự án thôi nếu nó là
chi phí tăng thêm của dự án này.
1. Phân tích dự án
Đối với hầu hết các dự án, dòng tiền thường phát sinh theo một mẫu hình phổ biến. Thứ nhất, các
doanh nghiệp đầu tư vào dự án, phát sinh dòng tiền ra. Thứ hai, doanh nghiệp bán sản phẩm tạo
ra dòng tiền vào trong suốt cuộc đời dự án. Thứ ba, nhà xưởng và thiết bị được bán đi vào cuối
cuộc đời dự án, tạo ra thêm dòng tiền vào.
2. Thuế và thu nhập
Trong thực tế các công ty thường có hai loại sổ sách, một cho cơ quan thuế, và một loại khác
dùng để báo cáo hàng năm gọi là sổ cổ đông, có số liệu khác nhau.
Hai loại sổ sách khác nhau là do quy định lập ra bởi hai bộ phận khác nhau, sổ thuế theo quy
định của IRS, sổ cổ đông theo quy định của FASB. Các công ty thường sử dụng phương pháp
khấu hao nhanh cho mục đích thuế và khấu hao đường thẳng cho sổ cổ đông. Các quy định này
cho phép thu nhập trên sổ cổ đông cao hơn thu nhập trên sổ thuế. Ban quản trị có thể tạo ra lợi
nhuận cho cổ đông mà không phải nộp thuế trên toàn bộ lợi nhuận báo cáo đó.
Các con số trong sổ thuế là phù hợp vì bạn chỉ có thể tính dòng tiền sau khi trừ đi thuế. Mặc dù
sổ cổ đông là phù hợp để phân tích kể toán tài chính, nhưng sổ này không được sử dụng trong
hoạch định ngân sách vốn.
3. Vốn luân chuyển ròng
Đầu tư vào vốn luân chuyển ròng là một phần quan trọng của bất kỳ hoạt động phân tích hoạch
định ngân sách vốn nào bới vì nó ảnh hưởng đến dòng tiền. Đầu tư vào vốn luân chuyển ròng
được phát sinh bất cứ khi nào (1) mua hàng tồn kho, (2) tiền mặt được nắm giữ ở dự án như là
một khoản dự phòng cho những chi tiêu đột xuất và (3) doanh thu bán chịu, mà tạo ra khoản phải
thu thay vì tiền mặt (đầu tư vào vốn luân chuyển ròng giảm khi mua chịu).
Đầu tư vào vốn luân chuyển ròng đại diện cho một dòng tiền ra bởi vì tiền mặt được tạo ra ở nơi
khác trong công ty.
4. Dòng tiền và lạm phát.
Giống như lãi suất, dòng tiền có thể được biểu diễn theo giá trị danh nghĩa hoặc giá trị thực.
Dòng tiền danh nghĩa nói đến số tiền thực tế nhận được hoặc chi trả. Dòng tiền thực nói đến sức
mua của dòng tiền.
1+lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực= −1
1+tỷ lệ lạm phát

Khấu hao mang giá trị danh nghĩa


Chiết khấu: danh nghĩa hay thực
Những nhà hoạch định tài chính nhấn mạnh nhu cầu duy trì sự nhất quán giữa dòng tiền và lãi
suất chiết khấu. Đó là:
- Dòng tiền danh nghĩa phải được chiết khấu với lãi suất danh nghĩa
- Dòng tiền thực sẽ được chiết khấu với lãi suất thực
NPV là như nhau dù cho dòng tiền được biểu diễn theo giá trị danh nghĩa hay giá trị thực.
5. Các định nghĩa khác nhau về dòng tiền hoạt động OCF
Những định nghĩa này nhất quán với nhau, dòng tiền về lý thuyết chúng ta đang nói về số tiền
nhận vào trừ đi số tiền chi ra
Phương pháp tính toán dòng tiền từ trên xuống.
OCF=Doanhthu−GVHB−Thuế

Phương pháp tính từ dưới lên


OCF=Lợi nhuận ròng+ Khấu hao

Cần nhớ rằng định nghĩa của dòng tiền hoạt động, được tính bằng lợi nhuận ròng cộng với khấu
hao, chỉ đúng khi tính lợi nhuận ròng mà không có chi phí lãi vay.
Phương pháp lá chắn thuế
OCF=( Doanh thu−GVHB ) × ( 1−t c ) + Khấuhao × t c

Chi phí khấu hao nhân với thuế suất, thành phần này được gọi là lá chắn thuế. Tác động duy nhất
của khấu hao lên dòng tiền là giảm thuế chúng ta phải nộp, đó là lợi ích đối với doanh nghiệp.
Phương pháp khác nhau hữu ích trong các trường hợp khác nhau. Phương pháp tốt nhất nên sử
dụng là phương pháp tình cờ phù hợp nhất với bài toán mà bạn đang giải.
6. Đánh giá các dự án cắt giảm chi phí.
Vấn đề ở đây là tiết kiệm chi phí liệu có đủ lớn để bù đắp chi phí đầu tư cần thiết không. Dòng
tiền hoạt động OCF được ước toán như sau. Thứ nhất, dòng tiền tiết kiệm được. Thứ hai, chi phí
khấu hao của thiết bị mới đầu tư.
7. Các dự án đầu tư có đời sống không bằng nhau: Phương pháp chi phí hàng năm tương
đương.
Một ứng dụng đơn giản của quy tắc NPV cho thấy rằng chúng ta nên chấp nhận máy nào mà chi
phí của nó có giá trị hiện tại thấp hơn. Tuy nhiên, lựa chon này sẽ là sai lầm, bởi vì máy có chi
phí thấp hơn có thể cần thay thế trước máy kia.
Khi so sánh hai dự án có đời sống khác nhau, cách dễ nhất là tính cái được gọi là chi phí tương
đương hàng năm – EAC của mỗi máy. Để tính được, đầu tiên là tính được NPV của mỗi dự án,
sau chia cho PVIA (dòng tiền đều).
Chỉ áp dụng tính EAC khi mà hai máy có thể được thay thế vào cuối dòng đời dự án
Chương 8: Lãi suất và định giá trái phiếu.
1. Định nghĩa
Đặc tính và giá trái phiếu.
Lợi tức coupon (C) là số tiền chi trả lợi tức hàng năm. Số tiền vốn gốc trả khi đáo hạn còn được
gọi là mệnh giá trái phiếu (F) hay còn gọi là giá danh nghĩa. Lợi tức coupon chia cho mệnh giá
gọi là lãi suất coupon (r). Số năm cho đến vốn gốc được hoàn trả chính là thời gian đáo hạn (T).
Giá trị trái phiếu và tỷ suất sinh lợi trái phiếu.
Lãi suất trên thị trường theo thời gian sẽ thay đổi. Bởi vì dòng tiền của trái phiếu không đổi nên
giá trị trái phiếu sẽ biến động. Khi lãi suất tăng lên, hiện giá dòng tiền trái phiếu sẽ giảm đi và
giá trị trái phiếu sẽ sụt giảm. Khi lãi suất thị trường giảm thì giá trị trái phiếu sẽ tăng lên.
Xác định giá trị của một trái phiếu tại một thời điểm nào đó, ta cần: (1) Xác định số năm còn lại
khi đáo hạn, (2) mệnh giá, (3) lợi tức coupon, (4) lãi suất thị trường của những trái phiếu có đặc
tính tương tự.
Trái phiếu được bán ngang bằng với mệnh giá của nó được gọi là trái phiếu ngang giá. Trái
phiếu được bán thấp hơn so với mệnh giá của nó được gọi là trái phiếu chiết khấu hay trái
phiếu dưới giá. Trái phiếu được giao dịch với giá cao hơn mệnh giá được gọi là trái phiếu trên
giá. Khoảng chênh lệch so với mệnh giá được gọi là phần bù.
Công thức của việc định giá trái phiếu.
Nếu một trái phiếu có (1) mệnh giá F được chi trả ở thời điểm đáo hạn, (2) lợi tức coupon C
được chi trả hàng kỳ, (3) T kỳ cho đến khi đáo hạn, (4) tỷ suất sinh lợi r mỗi kỳ, hiện giá trái
phiếu là:

G iá trị trái phiếu=C ×


[ 1−
1
(1+r )T]+
F
r ( 1+r )T

Hay còn được hiểu là:


Giá trị trái phiếu = Hiện giá của lợi tức coupon + Hiện giá của khoản mệnh giá.
2. Rủi ro lãi suất.
Mức độ rủi ro lãi suất của một trái phiếu tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của giá trái phiếu đối
với sự thay đổi trong lãi suất. Mức độ nhạy cảm phụ thuộc vào hai yếu tố: thời gian đáo hạn và
lãi suất coupon.
- Nếu những yếu tố khác là như nhau, thời gian đáo hạn càng dài thì rủi ro lãi suất càng lớn.
- Nếu những yếu tố khác là như nhau, lãi suất coupon càng thấp thì rủi ro lãi suất càng cao.
Chúng ta cũng có thể hiểu vì sao thời gian đáo hạn ngắn hơn thì mức độ nhạy cảm ít hơn. Đó là
vì khoản mệnh giá 1.000$ sẽ được nhận sớm hơn. Nguyên nhân các trái phiếu có lãi suất coupon
thấp có rủi ro lãi suất cao hơn trái phiếu lãi suất coupon cao cũng tương tự. Nếu 2 trái phiếu có
cùng kỳ hạn nhưng có lãi suất khác nhau thì giá của trái phiếu có lãi suất coupon thấp hơn sẽ phụ
thuộc nhiều hơn vào mệnh giá khi đáo hạn.
Chúng ta không để nhầm lẫn tỷ suất sinh lợi đáo hạn với tỷ suất sinh lợi hiện hành. Tỷ suất
sinh lợi hiện hành của trái phiếu được tính bằng cách lấy lợi tức coupon hàng năm cảu trái phiếu
chia cho giá trị thị trường hiện tại của trái phiếu.
3. Trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty.
Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu chính phủ Mỹ không giống như các trái phiếu bình thường khác ở điểm chúng
hầu như không có rủi ro vỡ nợ.
- Thu nhập từ trái phiếu chính phủ được miễn thuế tiểu bang.
Trái phiếu doanh nghiệp.
- Xác suất vỡ nợ của trái phiếu doanh nghiệp còn cao hơn rất nhiều.
- Chính xác suất vỡ nợ tạo ra sự chênh lệch trong tỷ suất sinh lợi hứa hẹn và tỷ suất sinh lợi
kỳ vọng của trái phiếu.
- Tỷ suất sinh lợi hứa hẹn bỏ qua rủi ro phá sản.
4. Thị trường trái phiếu.
Hầu hết các trái phiếu được giao dịch trên thị trường không chính thức. Số lượng các nhà phát
hành trái phiếu vượt xa số lượng các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Một công ty thường chỉ
có một loại cổ phiếu đang lưu hành. Trong khi đó doanh nghiệp lớn thường có nhiều loại trái
phiếu đang lưu hành.
Do trái phiếu gần như được hoàn toàn được giao dịch trên thị trường OTC, nên tính minh bạch
của thị trường trái phiếu gần như không có. Một thị trường tài chính được xem là minh bạch khi
giá và khối lượng mua bán của từng giao dịch có thể được quan sát rõ ràng.
5. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Một sự tăng lên trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên một mức vừa đủ để
cho lãi suất thực không bị ảnh hưởng. Nói cách khác, lãi suất thực là bất biến theo lạm phát.
6. Các nhân tố xác định tỷ suất sinh lợi trái phiếu.
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất.
Ở bất cứ thời điểm nào, lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn luôn khác nhau. Đôi khi lãi suất
ngắn hạn cao hơn và đôi khi là thấp hơn. Mối quan hệ giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn
thường được biết đến như là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất.
Chương 9: Cổ phiếu.
1. Cổ tức so với lãi vốn
Giá trị của một tài sản là hiện giá của dòng thu nhập dự kiến trong tương lai được tạo ra từ tài
sản đó. Một cổ phiếu sẽ mang lại cho nhà đầu tư hai loại dòng tiền. Thứ nhất, đó là dòng thu
nhập cổ tức. Thứ hai, đó là số tiền nhà đầu tư nhận được khi bán cổ phần.
Để định giá cổ phần thường, chúng ta cần trả lời câu hỏi quan trọng sau: liệu giá của cổ phần
thường có ngang bằng với:
- Hiện giá của tổng khoản thu nhập cổ tức và giá bán lại của chứng khoán vào kỳ sau.
- Hiện giá của tổng dòng thu nhập cổ tức trong tương lai.
Công thức định giá của nhà đầu tư là:
¿1 P
P 0= + 1
1+ R 1+ R
¿1 là cổ tức kỳ vọng sau 1 năm. P 1 là giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư kỳ vọng sau 1 năm. P 0 là
hiện giá của cổ phần thường. Ký hiệu R chính là lãi suất chiết khấu thích hợp và đại diện cho tỷ
suất sinh lợi kỳ vọng mà nhà đầu tư đòi hỏi để sẵn lòng đầu tư.
Câu hỏi mà ta đặt ra là P1 từ đâu ra. Nó chính là mức giá mà người mua ở cuối năm 1 sẵn lòng bỏ
ra để mua lại cổ phiếu này.
Giá của 1 cổ phần thường đối với nhà đầu tư là tổng hiện giá của tất cả các cổ tức mà nhà đầu tư
kỳ vọng nhận được trong tương lai.

¿t
P0 =∑ t
t =1 (1+ R)

Công thức chung trên có thể áp dụng được cho 3 trường hợp cụ thể sau: (1) không tăng trưởng,
(2) tăng trưởng đều, (3) tăng trưởng qua nhiều giai đoạn.
Với trường hợp không tăng trưởng.
Áp dụng công thức hiện giá dòng tiền đều vô hạn, ta có công thức cho loại cổ phiếu này như sau:

P0= ¿
R

Với trường hợp tăng trưởng đều.


Áp dụng công thức của hiện giá dòng tiền tăng trưởng đều vô hạn, ta có:

P0= ¿
R−g
Một lưu ý, P0 sẽ tiến đến vô cùng khi tốc độ tăng trưởng g bằng với lãi suất chiếu khâu R. Bởi vì
giá cổ phần không thể vô cực nên ước tính cho g lớn hơn hoặc bằng R là sai.
2. Ước tính các thông số trong mô hình chiết khấu cổ tức.
Tốc độ tăng trưởng g đến từ đâu?
1+ g=1+tỷ lệ LNGL+tỷ suất sinh lợi trên LNGL

Hay:
g=Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại × ROE .

Lãi suất chiết khấu R từ đâu?


Lãi suất chiết khấu R chính là tỷ suất sinh lợi của các tài sản có cùng mức độ rủi ro với cổ phần
công ty. Sử dụng mô hình cổ tức tăng trưởng đều để ước tính.

R= ¿ + g
P0

Như vậy lãi suất chiết khấu R bao gồm 2 thành phần, một là tỷ suất cổ tức hai là mức tăng
trưởng. Tốc độ tăng trưởng cổ tức cũng chính là tốc độ tăng trưởng giá cổ phần. Do đó tốc độ
tăng trưởng này có thể được đo bằng tỷ suất lãi vốn.
Một số nhà kinh tế học cho rằng việc ước tính R cho một cổ phần riêng lẻ có sai số quá lớn để có
thể được ứng dụng trong thực tiễn. Nên ước tính R trung bình ngành và dùng R trung bình ngành
để chiết khấu dòng cổ tức của các cổ phần trong ngành.
Khi ước tính R cho một cổ phần riêng lẻ, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý đến hai trường hợp sau.
Thứ nhất, một công ty có thể không chi trả cổ tức trong một thời gian. Khi công ty bắt đầu chi trả
cổ tức, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trở nên không xác định,
Tốc độ tăng trưởng cao của cổ tức được ước tính chỉ đúng trong một vài năm đầu. Tuy nhiên,
trong thực tế, công ty không thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao này vĩnh viễn. sai lầm của các nhà
phân tích là sử dụng ước tính ngắn hạn vào trong mô hình tăng trưởng vĩnh viễn.
Chúng ta chiết khấu dòng tiền cổ tức chứ không phải thu nhập.
3. Công ty không chi trả cổ tức.
Một công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thì đối mặt với một tình huống khó xử. Công ty có thể
chi trả cổ tức ở hiện tại để có thể thực hiện những dự án đầu tư mà mang lại cổ tức lớn hơn trong
tương lai.

You might also like