You are on page 1of 2

a) Người giáo viên Việt Nam xưa và nay

- Em có suy nghĩ gì về người giáo viên thời xưa? (Chẳng hạn như qua hình
ảnh của thầy Chu Văn An, Cụ Đồ Chiểu)

Theo em, vào thời xưa các nhà giáo, thầy đồ đều mang trong mình tư tưởng
Nho Giáo vì thế đã góp phần tạo nên truyền thống “Tiên học lễ, hậu học văn”
được lưu truyền và phát huy cho đến ngày nay. Lúc bấy giờ người thầy đa phần
là người nam trong xã hội cho nên vai trò của người giáo cũng được xem gần
như ngang hàng với cha mẹ trong gia đình, minh chứng cho điều này là những
câu ca dao dân gian:
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây


Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi


Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
Với một vai trò và tầm quan trọng như thế nên hình mẫu người thầy trong xã
hội xưa rất được tôn trọng bởi thứ quý giá nhất lúc ấy không chỉ là vàng, bạc,
của cải mà còn là con chữ. Bởi vì thế mà đã có nhiều câu chuyện truyền tai
nhau hay những giai thoại cho rằng đã có những người con gái đóng giả nam
nhi để được học chữ. Hơn nữa, với xã hội thời ấy ai làm thầy có nghĩa người đó
một hành trang kiến thức uyên thâm và sâu rộng không chỉ về chữ về từ mà đó
còn là về đạo lý luân thường, về tam cương ngũ thường. Họ là những con người
với tâm hồn thanh cao, trong sáng và kiên định. Tóm lại, người giáo viên trong
xã hội phong kiến luân có cho mình một hình mẫu cứng rắn, nghiêm khắc và
trung trực.

- Em có suy nghĩ gì về người giáo viên hiện nay? (Qua hình ảnh một số giáo
viên tích cực hoặc tiêu cực mà em biết)

Trải qua nhiều thời kì lịch sử dân tộc và cùng với đó là sự hoà nhập với thế giới
trong giai đoạn hiện đại hoá toàn cầu hoá thì người giáo viên càng có nhiều cơ
hội được tiếp cận với tri thức nhân loại, công nghệ thông tin tiên tiến và tâm lí
xã hội đương thời. Đó vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức. Với tốc độ
phát triển của xã hội hiện nay, người thầy người cô cần phải tiếp thu và trau dồi
nhiều kiến thức, kĩ năng và phương pháp mới để bắt kịp xu hướng, đáp ứng
được nhu cầu cũng như tâm lý người học. Theo em có một số thầy cô mà em
biết và kính trọng, họ luôn có thái độ cầu thị, luôn niềm nở và quân tâm người
học, và cập nhật bản thân liên tục để không bị trở nên lạc hậu. Nhưng trên một
đường đua không phải ai cũng chạy nhanh và có thể vượt mặt các đối thủ khác,
ngoài kia vẫn còn khá nhiều người bị tuột lại phía sau do điều kiện hoàn cảnh
không cho phép hay họ chủ quan với vốn kiến thức sẵn có hay cách dạy truyền
thống mà họ không chịu cải tiến và cập nhật những điều mới mẻ. Chính những
người thầy người cô như thế là những con sâu làm rầu nồi canh của nền giáo
dục nước ta. Từ đó, cũng làm dấy lên những quan ngại về chất lượng giáo dục
tại một số địa phương.

b) Điều gì khiến em cần quan tâm và học hỏi để trở thành người giáo viên
hiện đại?

Điều em mong mỏi ở giáo viên và cả bản thân em là có được thái độ cầu thị, luôn
học tập và rèn luyện không ngừng, ngoài kiến thức chuyên môn còn cần phải trau
dồi thêm những kĩ năng mềm như tiếng anh, tin học văn phòng, thuyết trình trước
đám đông,… Biết lắng nghe và thấu hiểu tâm tư và mong muốn của người học.

You might also like