You are on page 1of 12

 

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á
__________________________________________________________
VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ THU HÚT FDI TRONG TÌNH HÌNH
DỊCH BỆNH HIỆN NAY

NGUYỄN QUỲNH ANH– Mã số SV: 20041747

SĐT: 0367026340 - Email: nguyenquynhanh120301@gmail.com

Khoa Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,

Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt: Với diễn biến tình hình phức tạp, Việt Nam mất đi những ưu thế ban đầu để thu hút
vốn FDI trong khi trước đấy vào năm 2020 và đầu năm 2021, Việt Nam đứng trong top các nước
có triển vọng thu hút FDI sau Trung Quốc. Có rất nhiều thách thức đặt ra cho Việt Nam trong
giai đoạn này, bao gồm kinh tế và xã hội. Những bất ổn này tạo tiền đề để FDI bị suy giảm trong
giai đoạn 2021 tại Việt Nam. Nhiều dự án của MNCs bị đình trệ, doanh nghiệp nước ngoài
chuyển về nước hoặc đóng tại các quốc gia khác. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của báo cáo khoa
học này là để phân tích thực trạng nguồn vốn FDI từ trước tới 2019 và sau năm 2019 tại Việt
Nam và nghiên cứu tìm ra những yếu tố thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam trong tình hình dịch
bệnh tính tới năm 2021. Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và sau đấy được tổng hợp
được sử dụng trong bài. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các phương pháp cải thiện, thu hút FDI mà
Việt Nam có thể thực hiện để cải thiện, chuyển hóa nguồn vốn FDI hiệu quả.

Từ khóa: FDI, Việt Nam, Covid-19 

1. Đặt vấn đề

Việt Nam đã từng là một trong những nước đứng đầu trong thu hút vốn đầu tư FDI  từ 2013-
2018 và là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam có những điều kiện tốt với nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi và
nguồn dân số vàng tạo sự thuận lợi trong sản xuất và đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng
thời, trong tình hình chiến tranh thương mại Mỹ-Trung của ông chủ tiền nhiệm Nhà Trắng nhằm
giảm áp lực và sức mạnh thương mại bành trướng của Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp, tập
đoàn đa quốc gia đã rút khỏi Trung Quốc để quay về nước hoặc tìm tới những những công xưởng
mới để tạo hệ sinh thái mới bền vững từ các nước lân cận như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,
Malaysia..v.v. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng sâu sắc theo diễn biến của
tình hình dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2019-2021. Do đấy, cuộc đua thu hút vốn FDI với các
nước như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan… và tái khởi động bộ máy kinh tế của Việt Nam đang
trong đang đoạn gấp rút. Việc bình ổn kinh tế-xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng, logistics trong
và sau dịch bệnh Covid cũng như xây dựng những chính sách quản lý và ưu đãi tài chính cho
MNCs là một trong những ưu tiên cần thiết để Việt Nam có thể trở thành một điểm sáng thu hút
FDI trong khu vực Đông Nam Á. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề của Việt
Nam trong giai đoạn Covid và sự ảnh hưởng của chúng tới nguồn vốn FDI cũng như phân tích
các yếu tố để Việt Nam có thể áp dụng để thu hút vốn FDI trong tình hình Covid 2021 đang diễn
ra phức tạp. 

2. Một số khái niệm 

Chính sách tài khóa: Chính sách tài khoá là kế hoạch của chính phủ để quyết định số tiền sẽ vay
và thu. 

Logistics: Logistics là quản lý chuỗi cung ứng, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát hiệu quả,
hiệu quả, chuyển tiếp và đảo ngược dòng chảy và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên
quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ của sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

MNCs: Là từ viết tắt của Multinational Corporation, theo tiếng Việt có thể hiểu là Công ty đa
quốc gia. Đây là khái niệm để chỉ các công ty, tập đoàn có trụ sở doanh nghiệp mẹ ở một quốc
gia và sản xuất, cung ứng, có chi nhánh tại một hay nhiều quốc gia khác. 

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư có trụ sở tại một quốc gia
(quốc gia sở tại) mua một tài sản ở quốc gia khác (quốc gia sở tại) với mục đích quản lý tài sản
đó. Chiều hướng quản lý là yếu tố phân biệt FDI với đầu tư theo danh mục đầu tư vào cổ phiếu
nước ngoài, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Trong hầu hết các trường hợp, cả nhà đầu
tư và tài sản mà nó quản lý ở nước ngoài đều là các công ty kinh doanh. Trong những trường hợp
như vậy, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và tài sản là “công ty liên kết” hoặc “công
ty con” 1. Định nghĩa cơ bản, FDI chính là một loại tài sản hay một khoản đầu tư từ nước ngoài
của một cá nhân hay tổ chức đầu tư vào các danh mục kinh doanh vào quốc gia khác.

3. Vai trò và thực trạng thu hút vốn FDI

3.1. Vai trò của FDI đến kinh tế, xã hội Việt Nam

Vai trò kinh tế 

FDI có vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và
vai trò điều tiết để tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá trị tăng cao; mở rộng quan
hệ đối ngoại và thúc đẩy hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế giao thương giữa các nước và khu
vực; cung cấp công nghệ, kỹ thuật và quy trình quản trị chất lượng cao, tăng năng suất và quy

1
Otten, A. & Blackhurst, R. (1996). Trade and foreign direct investment. World Trade Organization News, vol. 57
(1996).
mô sản xuất của quốc gia; tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao
trình độ sản xuất và mức độ chuyên môn hóa để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp MNCs.
Ngoài ra, FDI còn giúp tối đa hóa nguồn lực để có thể tận dụng, khai thác các lợi thế về tài
nguyên, nguồn lực của Việt Nam. 

Vai trò xã hội

Góp phần hoàn thiện hóa thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam, nâng cao năng lực quản trị,
quản lý kinh tế trong môi trường hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, góp phần thay đổi cơ
cấu kinh tế, giảm thiểu áp lực từ một số ngành công nghiệp chủ chốt do nhà nước quản lý chuyển
sang sản xuất của doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện phát triển cạnh tranh lành mạnh giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước; cung ứng và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân và cải
thiện, nâng cao chất lượng nguồn lao động. 

3.2 Thực trạng

3.2.1 Trước năm 2019

Ảnh 1. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam


giai đoạn 2007 – 2019 2

Bối cảnh và xu hướng chuyển dịch


FDI từ 2019 đổ về trước

Từ sau năm 2007 khi Việt Nam gia


nhập WTO, Việt Nam đã đón một
lượng lợn FDI đổ về. Theo biểu đồ, năm 2008 là năm chứng kiến lượng vốn FDI cao nhất đổ về
Việt Nam với con số 64 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu cũng như khủng hoảng nợ công tại châu Âu vào năm 2010 đã gây nên sự sụt giảm nguồn vốn
FDI tới năm 2012 do cuộc khủng hoảng trên đã gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới và
ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp MNCs, dẫn đến sự thu hẹp quy mô sản xuất và
đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng về tiền tệ cũng như nhiều thị trường tài chính đã
sụp đổ. Giai đoạn 2013 - 2019 có vẻ lạc quan hơn chứng kiến sự hồi phục của nguồn vốn FDI tại
Việt Nam, từ đấy chứng tỏ Việt Nam vẫn luôn là một điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
trong khu vực châu Á, song song với Thái Lan, Malaysia..v.v. 

Nguyên nhân thu hút FDI

2
Tổng hợp từ Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư, 2021
Việt Nam đã và đang song phương, đơn phương tham gia vào các FTA (hiệp định thương mại tự
do) để cắt bỏ hàng rào thuế quan và xúc tiến đẩy mạnh khu vực mậu dịch tự do, bảo đảm quyền
lợi cho các doanh nghiệp tham gia, trong đấy có các hiệp định điển hình như EVFTA năm 2015
và hiệp định CPTPP gia nhập tháng 1 năm 2019. 

Ngoài ra, Việt Nam có những điều kiện khách quan khi có một thị trường dồi dào nguồn lực chất
lượng và giá rẻ, đang ở thời kỳ dân số vàng, thị trường mở và đưa ra nhiều ưu đãi chính sách ưu
đãi cho các MNCs, thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế nhộn nhịp, có hệ sinh thái được xây
dựng sẵn cho các doanh nghiệp; quốc gia nhiều nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu bán thành
phẩm xuất khẩu, hệ thống logistics, vận tải càng ngày càng được phát triển với nhiều tuyến
đường lớn kết nối từ trung tâm, nhiều cảng nước sâu và hệ thống sân bay, hàng hải dày đặc. 

3.2.2 Sau năm 2019

Thực trạng FDI tại Việt Nam sau 2019 

Do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư
thực hiện của các dự án ĐTNN trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 song mức độ giảm đã
được cải thiện (giảm 2% so với năm 2019). Nhiều doanh nghiệp ĐTNN đang dần hồi phục và
duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án. Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn
đầu tư điều chỉnh tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019.

 Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt
Nam. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các
quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án ĐTNN tiếp tục bị ảnh hưởng. FDI của MNCs
trong năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên mức độ giảm cũng đang được cải thiện.
Cùng với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid ở Việt Nam, số dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đều
tăng lên trong các tháng cuối năm (Số dự án cấp mới trong Quý IV năm 2020 tăng 9% so với
Quý III năm 2020. Số dự án điều chỉnh vốn cũng tăng lần lượt 26%, 18% và 45% so với các Quý
III, Quý II và Quý I năm 2020). Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn
của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.3

Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2021 tăng 3 điểm phần
trăm so với 11 tháng năm 2021, song vẫn giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Chính phủ và các cơ
quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như các quy định, hướng dẫn thích ứng với tình
hình mới của đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp đang dần khôi phục hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng
mạnh tới 40,5%. Giá trị FDI tuy giảm mạnh ở những tháng đầu năm song đã cải thiện dần trong
các tháng cuối năm nên cả năm 2021 giá trị FDI chỉ giảm 7,7% so với năm 2020.

3
Cục ĐTNN (2020). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2020. Truy cập lúc 12:50 ngày
23/03/2022 tại https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/457641e2-2605-4632-bbd8-39ee65454a06/NewsID/a590e4ad-
2ba7-48d7-af1e-7b613542fea3
Số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và số lượt FDI đều giảm so với năm 2020. Sự suy giảm các
dự án đầu tư mới chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD và dưới 1
triệu USD). Việc tăng vốn đầu tư cấp mới, vốn đầu tư điều chỉnh và giảm số lượng dự án cho
thấy quy mô vốn đầu tư bình quân/dự án đầu tư mới cũng như điều chỉnh đều tăng lên so với
cùng kỳ năm 2020.
Xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2021 tăng liên tục ở các tháng và trong cả
năm. Khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cả dầu thô đã bù đắp được phần
nhập siêu 25,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước làm cho cả nước xuất siêu 3 tỷ
USD trong cả năm 2021.4

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm FDI 

Ảnh hưởng về kinh tế 

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu suy giảm làm áp lực cho các doanh nghiệp trong
nước, tồn đọng hàng hóa, giá nguyên vật liệu thô tăng cao để tái cấu trúc, tái sản xuất trong một
chu kỳ kinh tế mới 5. Việc đóng đường biên và diễn biến dịch bệnh ở nhiều nước và nhiều thị
trường đã dẫn đến chi phí logistics và vận chuyển gia tăng, làm biên lợi nhuận của doanh nghiệp
giảm. Xuất khẩu giảm, giá hàng hóa thiết yếu và giá nguyên vật liệu tăng cao, tồn đọng và tăng
giá gây áp lực cho thị trường trong nước.

Chi phí sản xuất và thuế của doanh nghiệp tăng cao, thiếu lao động, lao động thiếu chuyên môn
quản trị kém, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, việc sản xuất của các doanh nghiệp
nước ngoài chưa điều chỉnh kịp với yêu cầu chống dịch 3T của nhà nước. Sản xuất trong nước bị
đình trệ do thiếu lao động và các nhà xưởng kho bãi 6, MNCs chưa đáp ứng được yêu cầu vừa sản
xuất vừa chống dịch 3T của Việt Nam, nâng chi phí sản xuất, đầu vào lên cao. Ngoài ra, thị
trường trải qua nhiều đợt điều chỉnh, trong nước, lớp tài sản trú ẩn được đề cao trong giai đoạn
khủng hoảng dịch bệnh, dòng tiền đổ vào sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất bị thu hẹp lại,
nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn lực không còn được tập trung vào sản xuất. 

Lạm phát cũng là một trong những bất cập hiện nay.Sản xuất đình trệ dẫn đến áp lực cho xã hội
và cho các doanh nghiệp trong-ngoài nước, khiến chính phủ phải đưa ra những gói cứu trợ cho
nhóm đối tượng lao động và doanh nghiệp. Việc bơm tiền nhưng sản xuất đình trệ làm cho lạm
phát tăng, đồng tiền mất giá, nguy cơ lạm phát 2 con số diễn ra nếu tình hình vẫn còn tiếp diễn
do ảnh hưởng của giãn cách và phong tỏa f1, f0. 

4
?
Cục ĐTNN (2021). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021.Truy cập lúc 15:25 ngày
23/03/2022 tại https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/f3cb5873-74b1-4a47-a57c-a491e0be4051/NewsID/5d476094-
8272-4d9d-b810-1609ce7b67b3/MenuID
5
?
Nguyễn Minh Phong (2021). Năm 2021: Nỗ lực vượt khó, khẳng định bản lĩnh Việt Nam. Truy cập lúc 6:28 ngày
14/03/2022 tại https://baochinhphu.vn/nam-2021-no-luc-vuot-kho-khang-dinh-ban-linh-viet-nam-102306088.htm

6
Đỗ Thanh Giang (2014). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ.
Xuất khẩu chậm phát triển, đồng thời thị trường trong nước cũng ảnh hưởng nặng nề do dư thừa
sản phẩm, chuỗi cung ứng đứt dẫn đến sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia vừa khó lưu
chuyển, xuất khẩu ra thế giới7, vừa không có thị phần trong thị trường Việt Nam do sản xuất kém
dẫn đến áp lực kinh tế cho các hộ gia đình làm giảm sức mua trong thị trường nội địa Việt Nam. 

Ảnh hưởng về xã hội 

Nhân lực bị ảnh hưởng trầm trọng, sản xuất đình trệ dẫn đến áp lực lớn cho tầng lớp lao động nói
riêng cũng như xã hội nói chung, hàng hóa nguyên liệu thực phẩm và hàng hóa thiết yếu tăng giá
làm chi phí sống tăng cao. 

Giáo dục thay đổi, thiếu môi trường thực hành, chất lượng giáo dục khó đảm bảo dẫn đến suy
giảm chất lượng của nguồn lao động trí thức. 

Ảnh hưởng của kinh tế-xã hội lên FDI Việt Nam 

 Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào
Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như
các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án ĐTNN tiếp tục bị ảnh hưởng. FDI của
MNCs trong năm 2020 đều giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên mức độ giảm cũng đang được cải
thiện. Cùng với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid ở Việt Nam, số dự án cấp mới và điều chỉnh
vốn đều tăng lên trong các tháng cuối năm (Số dự án cấp mới trong Quý IV năm 2020 tăng 9%
so với Quý III năm 2020. Số dự án điều chỉnh vốn cũng tăng lần lượt 26%, 18% và 45% so với
các Quý III, Quý II và Quý I năm 2020). Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức
hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài 12 tháng năm 2021 tăng 3 điểm phần trăm
so với 11 tháng năm 2021, song vẫn giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Vốn đầu tư đăng ký mới
và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%. Giá trị
FDI tuy giảm mạnh ở những tháng đầu năm song đã cải thiện dần trong các tháng cuối năm nên
cả năm 2021 giá trị FDI chỉ giảm 7,7% so với năm 2020. Số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và
số lượt FDI đều giảm so với năm 2020. Sự suy giảm các dự án đầu tư mới chủ yếu tập trung vào
nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD và dưới 1 triệu USD). Việc tăng vốn đầu tư cấp mới,
vốn đầu tư điều chỉnh và giảm số lượng dự án cho thấy quy mô vốn đầu tư bình quân/dự án đầu
tư mới cũng như điều chỉnh đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020.
 

Tốc độ tăng trưởng suy giảm do đình trệ sản xuất làm giảm sức mua và dòng tiền của Việt Nam
cũng như quy mô thị trường thu hẹp do hạn chế xuất khẩu, đóng đường biên làm thị trường Việt
Nam trở nên kém thu hút với MNCs. Mặc cho các lợi thế như giá nhân công rẻ, là thành viên của
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình dương, Hiệp định EVFTA, có các cảng
biển nước sâu và vị trí địa lý đắc địa trong khu vực Đông Nam Á; Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng giảm do thiếu động lực sản xuất do những hệ lụy khi ở trong nước, tài sản nhàn rỗi của
các nhà đầu tư được dồn vào lớp tài sản phòng thủ thay vì đầu tư vào doanh nghiệp sản xuất, mở
7
Linh, M.N.P. & Huong, T.T.N. (2020). The Supply Chain and Logistics of Vietnam in the Context of International
Economic Integration. International Business Research, vol. 13 (2020).
rộng quy mô; hàng hóa sản phẩm không xuất khẩu được sang nước ngoài bị tồn đọng, do vậy
doanh nghiệp không thể quay vòng vốn dẫn đến giảm năng lực sản xuất hay thậm chí dẫn đến
nhiều doanh nghiệp phá sản; tỷ lệ thất nghiệp tăng làm giảm sức mua, do vậy quy mô sản xuất và
tốc độ tăng trưởng giảm; làm sản phẩm, hàng hóa của các MNCs không có thị trường tiêu thụ
trong nước cũng như khó xuất khẩu do chi phí logistics đắt đỏ trong giai đoạn dịch bệnh. 

Ngoài ra, dịch bệnh làm vấn đề bất ổn an ninh, con người trở nên trầm trọng hơn. Gánh nặng
kinh tế và thất nghiệp làm nhóm độ tuổi lao động bị áp lực nặng nề, dẫn đến những bất ổn về an
ninh và xã hội trong khu vực. Dịch bệnh dẫn đến việc các doanh nghiệp, nhà xưởng cần huy
động nguồn lực để đảm bảo 3 tại chỗ, chi phí sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ của lao động làm doanh
nghiệp thêm gánh nặng chi phí đầu vào, biên độ lợi nhuận giảm. Các doanh nghiệp cũng chưa
thể thích ứng kịp với yêu cầu điều kiện chống dịch, kèm theo đấy, giáo dục bị ảnh hưởng khi
giáo dục khai phóng chỉ thông qua một chiếc màn hình máy tính, lao động trí thức không có điều
kiện để thực hành, mô phạm dẫn đến chất lượng lao động trí thức giảm; dẫn đến quản trị, quản lý
quy mô trung, lớn của người Việt trở nên khó khăn, thiếu năng lực.  

4. Những biện pháp để thu hút FDI về Việt Nam 

4.1 Những yếu tố thu hút MNCs

Có một sự đồng thuận nổi lên rằng dòng vốn FDI phụ thuộc vào động cơ của các nhà đầu tư
nước ngoài. Nói chung, động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân loại là (i) tìm
kiếm thị trường (ii) tìm kiếm tài nguyên hoặc tài sản và (iii) tìm kiếm hiệu quả. Tìm kiếm thị
trường FDI là phục vụ thị trường địa phương và khu vực. FDI tăng thuế hoặc thay thế xuất khẩu
là một dạng biến thể của loại hình FDI này. Quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng thị trường
của nước sở tại là động lực chính. Trong trường hợp nguồn lực hoặc tài sản tìm kiếm FDI, các
nhà đầu tư đang tìm kiếm các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô hoặc lao
động chi phí thấp. FDI định hướng xuất khẩu theo chiều dọc này liên quan đến việc chuyển các
bộ phận của chuỗi sản xuất sang nước sở tại. Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt tự
nhiên, quặng sắt và lao động giá rẻ đã thu hút FDI vào lĩnh vực này. Hiệu quả tìm kiếm FDI xảy
ra khi công ty có thể đạt được từ việc quản trị chung các hoạt động phân tán theo địa lý với quy
mô và phạm vi. Một biến số quan trọng giải thích sự phân bố theo địa lý của FDI là kinh tế học
tích tụ. Các nhà đầu tư chỉ cần sao chép các quyết định đầu tư do người khác thực hiện. Nguồn
gốc phổ biến của những tác động bên ngoài tích cực này là lan tỏa tri thức, lao động chuyên môn
hóa và các yếu tố đầu vào trung gian 8. Bài viết sẽ hướng tới giải pháp nâng cấp động lực (i) tìm
kiếm thị trường, trong đấy thúc đẩy xuất nhập khẩu và logistics phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu
hàng hóa trong nội địa và khu vực quốc tế cũng như thúc đẩy động lực (ii) tìm kiếm tài nguyên
và tài sản với số lượng lao động, nguồn lực chi phí thấp. Các biện pháp dưới đây sẽ là những
điều kiện cần có để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ FDI vào Việt Nam. 

4.2 Tái ổn định kinh tế-xã hội 

Để ổn định xã hội, Việt Nam tiếp tục tăng tốc tiêm chủng, cố gắng tiến đến miễn dịch cộng đồng,
tổ chức các phương án xử lý dịch hợp lý trong nhiều trường hợp khẩn cấp, diễn biến dịch phức
tạp; diễn tập tình huống và điều chỉnh các phương án phù hợp với từng địa phương, tổ chức tập
8
Mai, H.P. (2004). FDI and Development in Vietnam: Policy Implications. Singapore: Institute of Southeast Asia
studies.
huấn để lãnh đạo từng địa phương nắm bắt được phương pháp phòng chống dịch linh hoạt, chủ
động, sống chung với giai đoạn hậu Covid và tiến tới miễn dịch cộng đồng. Nhập, sản xuất và
phân phối các loại thuốc điều trị Covid trên phương thức mARN, chống dính màng..v.v; đa dạng
hóa phương thức điều trị covid theo hướng an toàn, ví dụ như lai tạo miễn dịch có sử dụng huyết
tương người đã từng f0 và đã khỏi, thuốc chống Cytokines,..v.v. Giáo dục cần có sự đổi mới để
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, hướng tới giáo dục khai phóng, năng cao năng
lực chuyên môn và năng lực quản lý của các lao động trí thức. 

Ổn định kinh tế cũng là một trong những nhu cầu bức thiết, trong đấy có những phương án cụ thể
cho bệnh nhân f1, f0 để có thể sớm tái hòa nhập cộng đồng và tham gia vào bộ máy sản xuất của
đất nước, thúc đẩy tuần hoàn sản xuất và tăng trưởng quy mô kinh tế, giảm thiểu áp lực kinh tế
cho nhóm tuổi lao động. Nhà nước cũng cần đơn giản hóa quy trình thủ tục phá sản doanh
nghiệp, để doanh nghiệp để thị trường tự điều tiết doanh nghiệp tới các ngành trọng yếu trong
giai đoạn dịch, bảo toàn lợi nhuận cho doanh nghiệp có nguồn lực để tiếp tục tham gia sản xuất
trong ngắn và trung hạn theo tình hình Covid tại Việt Nam 9. Đặt giá trần cho các sản phẩm thiết
yếu để đảm bảo an ninh xã hội, chống bất ổn về kinh tế, an ninh, chính trị, không để thế lực
chính trị bên ngoài nhúng tay vào và thay đổi nội tại cốt lõi của quốc gia. Các gói cứu trợ cho các
doanh nghiệp cũng cần được cân nhắc phân bổ đồng đều, có ban kiểm định các báo cáo tài chính
doanh nghiệp đủ điều kiện để nhận cứu trợ, tập trung nguồn lực vào các ngành sản xuất,
logistics, vận chuyển và nguyên liệu để tái khởi động sản xuất trong nước. 

Nhìn chung, những phương án trên là cần thiết để tái thiết lập quy mô thị trường. Quy mô thị
trường chính là một trong những yếu tố quan trọng thu hút FDI. 10Quy mô thị trường giãn nở sẽ
tăng GDP và GNP, tạo biên lợi nhuận tốt cho cả nước chủ quản Việt Nam và doanh nghiệp nước
ngoài. 

4.3 Phát triển, xây dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy logistics

Logistics là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Logistics là
phương tiện hiệu quả để cung ứng, phân bổ hàng hóa cũng như tối ưu hóa xuất nhập khẩu thuộc
hoạt động có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xét về địa lý, Việt Nam có địa thế thuận lợi
khi có đường bờ biển dài và có nhiều cảng biển nước sâu có quy mô lớn, điển hình như Cái Mép-
Thị Vải Vũng Tàu có thể tiếp nhận tàu 250.000 tấn hay các cụm cảng Hải Phòng là cảng cửa ngõ
của Việt Nam11. Tuy nhiên, để thực hiện hóa biến các cảng trở thành cảng quốc tế và thu hút tàu
thuyền quy mô lớn tập trung cũng như có những lợi thế cạnh tranh với các cảng nước sâu khác,
Việt Nam cần xây dựng, liên kết các cảng trung chuyển, xây dựng một hệ thống logistics mạnh
mẽ liên kết giữa các nhà xưởng kho bãi, và bên trung gian vận chuyển. Ngoài ra, cần đầu tư xây
dựng cầu đường, dự án giao thông liên kết các trung tâm thương mại, kinh tế huyết mạch của cả
nước tới những tuyến đường chính dẫn ra hệ sinh thái logistics và cảng biển để tối ưu hóa việc
9
Nguyễn Bích Lâm (2021). Việt Nam cần làm gì để tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI?. Truy cập lúc 8:00 
ngày 17/02/2022 tại https://baochinhphu.vn/viet-nam-can-lam-gi-de-tiep-tuc-dan-dau-trong-cuoc-dua-gianh-fdi-
102303876.htm.

10
Delaunay, C. (2012). FDI in Vietnam: An Empirical Study of an Economy in Transition. Journal of Emerging
Knowledge on Emerging Markets, vol. 4 (2012).

11
Vũ Đặng Dương (2020). Cảng biển và Logistics – Nhìn lại một hành trình phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Dân
Trí
luân chuyển hàng hóa, tránh trường hợp vận chuyển nhỏ lẻ manh mún khó kiểm soát và tăng chi
phí vận chuyển. 

4.4 Đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế và bảo vệ an toàn môi trường doanh nghiệp cho
MNCs  

Việc đánh giá cao những lợi ích mà FDI có thể mang lại, cùng với việc áp dụng rộng rãi các
chiến lược phát triển dựa trên sự hội nhập tăng cường vào nền kinh tế thế giới, đã dẫn đến việc
hầu hết các quốc gia tích cực tìm kiếm FDI, thường là sử dụng các biện pháp khuyến khích. Khi
sự cạnh tranh về FDI ngày càng gia tăng, các chính phủ tiềm năng của nước chủ nhà ngày càng
khó đưa ra những điều kiện ít thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài so với những điều kiện mà
các quốc gia cạnh tranh đưa ra.

Các ưu đãi đầu tư có thể được phân thành Khuyến khích tài chính, liên quan đến việc cung cấp
vốn trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài bởi chính phủ sở tại , ví dụ, dưới hình thức tài trợ đầu tư
và tín dụng được trợ cấp.

Khuyến khích tài khóa, được thiết kế để giảm gánh nặng thuế tổng thể cho nhà đầu tư nước
ngoài. Đối với danh mục này là các mặt hàng như miễn thuế và miễn thuế nhập khẩu đối với
nguyên liệu thô, đầu vào trung gian và tư liệu sản xuất.

Khuyến khích gián tiếp, được thiết kế để nâng cao lợi nhuận của FDI theo nhiều cách gián tiếp
khác nhau. Ví dụ, chính phủ có thể cung cấp đất và cơ sở hạ tầng được chỉ định với giá thấp hơn
giá thương mại. Hoặc nó có thể cấp cho công ty nước ngoài một vị trí thị trường đặc quyền, dưới
hình thức tiếp cận ưu đãi với các hợp đồng chính phủ, vị trí độc quyền, đóng cửa thị trường để
thâm nhập thêm, bảo hộ khỏi cạnh tranh nhập khẩu hoặc đối xử theo quy định đặc biệt.12

Việt Nam đã ứng dụng Việt Nam gia hạn năm tháng đối với việc nộp và nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. 13Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng một số chính sách như
hoãn nộp thuế doanh nghiệp, giảm thời gian thuế khấu lưu, khấu trừ thuế cho một số ngành công
nghiệp trọng điểm, cung cấp nhiều việc làm trong cấu trúc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, giảm thiểu thuế xuất khẩu để giảm tải áp lực cho MNCs. Trong chính sách
tài khóa, chúng ta cần cân nhắc giữa chính sách tài khóa trung lập và chính sách tài khóa mở
rộng, trong đấy thuế thu được thấp hơn hoặc bằng số tiền chính phủ đã tiêu để hỗ trợ các doanh
nghiệp, mà chính phủ Việt Nam đang có đề xuất “tất tay” để tái hồi phục chuỗi cung ứng hàng
hóa và hồi phục năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, từ đẩy đẩy nhanh thời gian giải ngân
vốn FDI. 

5. Kết luận

5.1. Kết luận và đề xuất

12
?
Bhatt, P. R. (2014). Foreign direct investment in ASEAN countries - 1990-2012.  Revista Galega de Economia,
vol. 23 (2014).
13

?
Minh Chiến (2021). Dòng vốn FDI đã chất lượng hơn. Truy cập lúc 18:00 ngày 19/02/2022 tại
https://nld.com.vn/kinh-te/dong-von-fdi-da-chat-luong-hon-2021122821114101.htm.
Tình hình dịch bệnh Covid là thách thức cũng là cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá trong nhóm
các nước Đông Nam Á và cũng tạo tiền để để thu hút MNCs xây dựng hệ sinh thái, phát triển thị
trường lành mạnh cả ở trong nước và xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang
gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan, tiến đến miễn dịch cộng đồng
cũng như bình ổn những bất ổn trong kinh tế-xã hội. Những bất ổn này là tiền đề dẫn đến sự kém
thu hút FDI khi quy mô sản xuất bị thu nhỏ và tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam bị chững lại.
Việt Nam cần khắc phục những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, đưa ra các chính
sách hợp lý để thúc đẩy sản xuất hoặc để cho các tập đoàn có cơ hội để tái cấu trúc doanh
nghiệp, ổn định tình hình an ninh xã hội và kinh tế linh hoạt, đưa ra những chính sách tài khóa
kích thích và hấp dẫn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài. Logistics và cơ sở vật chất
cũng là những yếu tố quan trọng, cần được triển khai ngay trong giai đoạn 2022 để Việt Nam có
một nền tảng thật tốt sau thời kỳ hậu Covid để đón đầu làn sóng FDI. 

 5.2. Hạn chế của đề tài

Ngoài những kết quả đã tìm được, bài nghiên cứu còn những hạn chế: số liệu FDI và thông số
liên quan của đề tài còn hạn chế, không được cập nhật tính tới thời điểm thực của tháng 3/2022,
chỉ có thể nhận định xu hướng và hiện trạng của năm 2021 đổ lại. Ngoài ra, một số nghiên cứu
khác thể hiện các quan điểm khác nhau và không thống nhất của nhiều tác giả khác nên kết quả
thu được còn hạn chế và mới được áp dụng một phần tại Việt Nam và chưa thu được kết quả
thực tế do hạn chế về cập nhật, thống kê thông tin.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Minh Chiến (2021). Dòng vốn FDI đã chất lượng hơn. Truy cập lúc 18:00 ngày 19/02/2022 tại
https://nld.com.vn/kinh-te/dong-von-fdi-da-chat-luong-hon-2021122821114101.htm.

2. Cục ĐTNN (2020). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2020. Truy cập lúc
12:50 ngày 23/03/2022 tại https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/457641e2-2605-4632-bbd8-
39ee65454a06/NewsID/a590e4ad-2ba7-48d7-af1e-7b613542fea3.

3. Cục ĐTNN (2021). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021.Truy cập lúc
15:25 ngày 23/03/2022 tại https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/f3cb5873-74b1-4a47-a57c-
a491e0be4051/NewsID/5d476094-8272-4d9d-b810-1609ce7b67b3/MenuID.

4. Vũ Đặng Dương (2020). Cảng biển và Logistics – Nhìn lại một hành trình phát triển. Hà Nội:
Nhà xuất bản Dân Trí.

5. Đỗ Thanh Giang (2014). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh đến năm 2020. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ.
6. Nguyễn Bích Lâm (2021). Việt Nam cần làm gì để tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giành
FDI?. Truy cập lúc 8:00  ngày 17/02/2022 tại https://baochinhphu.vn/viet-nam-can-lam-gi-de-
tiep-tuc-dan-dau-trong-cuoc-dua-gianh-fdi-102303876.htm.

7. Nguyễn Minh Phong (2021). Năm 2021: Nỗ lực vượt khó, khẳng định bản lĩnh Việt Nam. Truy
cập lúc 6:28 ngày 14/03/2022 tại https://baochinhphu.vn/nam-2021-no-luc-vuot-kho-khang-dinh-
ban-linh-viet-nam-102306088.htm. 

Tiếng Anh

8. Bhatt, P. R. (2014). Foreign direct investment in ASEAN countries - 1990-2012.  Revista


Galega de Economia, vol. 23 (2014).

9. Delaunay, C. (2012). FDI in Vietnam: An Empirical Study of an Economy in Transition.


Journal of Emerging Knowledge on Emerging Markets, vol. 4 (2012).

10. Linh, M.N.P. & Huong, T.T.N. (2020). The Supply Chain and Logistics of Vietnam in the
Context of International Economic Integration. International Business Research, vol. 13 (2020).

11. Mai, H.P. (2004). FDI and Development in Vietnam: Policy Implications. Singapore:
Institute of Southeast Asia studies.

12. Otten, A. & Blackhurst, R. (1996). Trade and foreign direct investment. World Trade
Organization News, vol. 57 (1996).

FINAL REPORT
 SUBJECT: UNDERSTANDING OF THE ASIA COMMUNITIES
__________________________________________________________

FACTORS THAT VIETNAM CAN IMPROVE AND BOLSTER TO


ATTRACT FDI DURING COVID PANDEMIC
Abstract: With the complicated situation of the Covid pandemic, Vietnam lost its initial advantages to
attract FDI while before that in 2020 and early 2021, Vietnam was in the top countries with potential to
attract FDI. after China. There are many challenges facing Vietnam during this period, both economic and
social. These uncertainties create a premise for FDI to decline in the period of 2021 in Vietnam. Many
projects of MNCs have been delayed, foreign enterprises have moved back home or located in other
countries. Therefore, the research purpose of this scientific report is to analyze the current status of FDI
capital from before to 2019 and after 2019 in Vietnam and research to find out the factors that attract FDI
in Vietnam in the future. epidemic situation as of 2021. The research method of collecting and then
synthesizing data is used in this article. The research results show the methods to improve and attract FDI
that Vietnam can implement to improve and transform FDI capital effectively.

Key words: FDI, Vietnam, Covid Pandemic

You might also like