You are on page 1of 15

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC UEH
KHOA QUẢN TRỊ


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP PHÂN TÍCH NHÓM: CASE 3 & 14

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Ngọc Hồng.


Thành viên nhóm 3 gồm có:
1. Đoàn Thị Bích
2. Nguyễn Thị Bích
3. Lê Quốc Huy
4. Nguyễn Thị Mỹ Huyền
5. Võ Huỳnh Hương
6. Cao Thị Ngọc Nhi
7. Nguyễn Hoàng Hoa Trinh Nữ
8. Đặng Thị Lệ Uyên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


2

MỤC LỤC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3 ................................................................................................. 3
GHANA VÀ HÀN QUỐC .................................................................................................. 3
Câu hỏi – Trả lời: ................................................................................................................. 5
1. Dùng lý thuyết lợi thế so sánh để giải thích tại sao chính sách thương mại được áp
dụng bởi hai CP Ghana và Hàn Quốc làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của hai quốc gia
này? ...................................................................................................................................... 5
2. Chính sách thương mại và quan hệ thương mại nào mà CP Ghana có thể áp dụng để
nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn? .................................................................................... 6
3. Chính sách thương mại nào CP Hàn Quốc đã áp dụng? ................................................. 8
TÌNH HUỐNG 14: .............................................................................................................. 8
ASTRO BOY – MARKETING PHIM HOẠT HÌNH CẬU BÉ ASTRO ĐẾN VỚI THẾ
GIỚI ..................................................................................................................................... 8
Câu hỏi – Trả lời: ............................................................................................................... 11
1. Có phải sự thành công của anime Nhật ở các nước khác như Mỹ đã dẫn đến sự xuất
hiện của một nền văn hóa cho tuổi trẻ trên toàn cầu không? ............................................ 11
2. Những yếu tố xã hội và công nghệ nào đã giúp anime Nhật Bản có thể vượt qua các
rào cản quốc gia? ............................................................................................................... 12
3. Loạt phim hoạt hình Astro Boy mới đã phát triển khác với cách mà các anime truyền
thống của Nhật phát triển như thế nào? Tại sao người ta phải làm ra những thay đổi đó?
........................................................................................................................................... 13
4. Bạn có nghĩ là Astro Boy sẽ thành công không? Tại sao? ............................................ 13
4.1. Đánh giá thị trường quốc tế trước khi xâm nhập:...................................................... 13
4.2. Áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và tạo đòn bẩy giá trị thông qua các sản
phẩm mang hình ảnh các nhân vật trong phim để thu hút khách hàng. ........................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 14
3

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3

GHANA VÀ HÀN QUỐC


So sánh vào thời điểm năm 1970, mức thu nhập của người dân ở hai quốc gia Ghana và
Korea là tương đương nhau. Trong thời điểm này, thu nhập bình quân trên đầu người ở
Ghana là 250$ thì ở Hàn Quốc là 260$. Đến năm 1998, vị thế hai quốc gia rất khác nhau,
trong khi ở Hàn Quốc thu nhập bình quân đầu người là 8600$ đứng thứ 12 trong nền kinh
tế thế giới, thì ở Ghana thu nhập bình quân trên đầu người chỉ 390$ và đứng thứ 96 trong
nền kinh tế thế giới. Sự khác nhau trên là do sự khác biệt rất lớn trong tỉ lệ tăng trưởng
kinh tế ở hai quốc gia từ năm 1970. Giai đoạn 1968 - 1998 tăng trưởng kinh tế trung bình
hàng năm của Ghana nhỏ hơn 1,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc
trung bình hàng năm hơn 8%. Năm 1957 Ghana là quốc gia đầu tiên ở Châu Phi giành
được độc lập từ Anh Quốc. Tổng thống đầu tiên là Kwame Nkruma và lý thuyết “Pan
African socialism” của ông có ảnh hưởng rất lớn đến các châu lục khác. Với chính sách
bảo hộ mậu dịch cao nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, thay thế nhập khẩu và
không khuyến khích xuất khẩu đã biến Ghana thành một trong những quốc gia nghèo
nhất thế giới ngày nay. Sự khác biệt về quan điểm hướng tới tự do hóa thương mại quốc
tế có thể trả lời cho sự khác biệt về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở hai quốc gia nêu trên.
Nghiên cứu của ngân hàng thế giới cho thấy, trong khi CP Hàn Quốc thực hiện chính
sách khuyến khích các công ty của mình tham gia vào thương mại quốc tế, thì CP Ghana
lại hạn chế doanh nghiệp của họ tham gia vào thương mại quốc tế. Kết quả, trong năm
1980 tỉ lệ thương mại quốc tế trên GDP của Ghana là 18%, trong khi tỉ lệ đó ở Hàn quốc
là 74%. Ghana có điều kiện rất tốt nhất để trồng và xuất khẩu Cocoa: khí hậu ấm áp, đất
đai phì nhiêu; giao thông thuận lợi. Vào cuối những năm 50, Ghana là nhà sản xuất và
xuất khẩu Cocoa lớn nhất thế giới. Thế nhưng vì can thiệp quá sâu của CP vào thương
mại Cocoa mà ngành công nghiệp này không phát triển. Sau khi giành độc lập, CP thành
lập Bộ Cocoa Marketing Board" để quản lý Cocoa. Bộ có quyền ấn định giá mua Cocoa
và là đơn vị duy nhất thu mua Cocoa ở Ghana. Trong khi Bộ mua Cocoa của nông dân
với giá thấp thì họ lại bán giá rất cao trên thị trường thế giới. Bộ mua cocoa từ nông dân
4

với giá 25 cent/ pound và bán trên thị trường thế giới với giá 50 cent/pound. Số tiền
chênh lệch từ xuất khẩu cocoa được chuyển về tài khoản của quốc gia và được dùng vào
quá trình quốc hữu hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 1963-1979, giá Cocoa
Bộ trả cho nông dân chỉ tăng lên 6 lần, trong khi giá Cocoa trên thị trường thế giới tăng
lên 36 lần. Càng ngày Bộ trả cho người nông dân càng ít hơn. Kết quả là người dân
Ghana bỏ sản xuất cocoa để trồng các loại thực phẩm khác, do đó sản xuất và xuất khẩu
cocoa giảm hơn 1/3 trong vòng 7 năm. Trong thời gian này chính quyền Ghana cần một
lượng vốn lớn để đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp, nhưng thu nhập từ xuất khẩu cocoa
giảm xuống nên không có khả năng chi trả cho nhập khẩu và đất nước lâm vào khủng
hoảng. Ngược lại, chính sách thương mại mà CP Hàn Quốc áp dụng trong giai đoạn này
là hướng ra bên ngoài (strongly outward-oriented). Chính sách thương mại của CP Hàn
Quốc nhấn mạnh tới giảm hàng rào thương mại hàng công nghiệp (nhưng không phải
hàng nông nghiệp) và khuyến khích các công ty tham gia vào xuất khẩu. Bắt đầu cuối
những năm 50, CP Hàn Quốc tích cực giảm thuế nhập khẩu từ 60% xuống còn 20% đến
giữa những năm 80, trong đó phần lớn thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm xuống tới
zero và hạn ngạch giảm xuống từ hơn 90% số lượng hàng hoá trong cuối những năm 50
tới zero trong đầu những năm 80. Trong cùng giai đoạn, Hàn Quốc tích cực giảm trợ cấp
cho xuất khẩu từ 80% giá bán trong cuối những năm 50 tới 20% giá bán năm 1965 và tới
zero trong năm 1984. Tóm lại, ngoại lệ đối với hàng nông sản (kiểm soát chặt chẽ đối với
hàng nhập khẩu) Hàn Quốc tích cực hướng tới tự do hoá thương mại làm cho nền kinh tế
Hàn Quốc thay đổi ấn tượng. Lúc đầu các nguồn lực ở Hàn Quốc dịch chuyển từ lĩnh vực
nông nghiệp sang ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động (dệt, may mặc và giày
dép...). Lực lượng lao động dồi dào, rẻ và được đào tạo đã giúp cho Hàn Quốc có lợi thế
so sánh trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Gần đây khi chi phí lao động
tăng lên, ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn lại tăng lên (động cơ ô tô, bán dẫn, điện
dân dụng...). Trong cuối những năm 50, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là
77%, ngày nay tỉ lệ đó giảm xuống còn 20%. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ hàng công nghiệp
trong GDP tăng từ 10% lên hơn 30% và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lớn hơn 9%.
5

Câu hỏi – Trả lời:

1. Dùng lý thuyết lợi thế so sánh để giải thích tại sao chính sách thương mại được áp
dụng bởi hai CP Ghana và Hàn Quốc làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của hai quốc
gia này?
Sự khác biệt về quan điểm hướng tới tự do hóa thương mại của hai quốc gia:

Chính phủ Ghana

Hạn chế doanh nghiệp của họ tham gia vào thương mại quốc tế. Ghana sử dụng lý thuyết
lợi thế so sánh cho Cocoa. Vì Ghana là quốc gia có điều kiện rất tốt để trồng và xuất khẩu
Cocoa: khí hậu ấm áp; đất đai phì nhiêu; giao thông thuận lợi,... Vào cuối những năm 50,
Ghana là nhà sản xuất và xuất khẩu Cocoa lớn nhất thế giới. Vì can thiệp quá sâu của CP
vào thương mại Cocoa mà ngành công nghiệp này không phát triển. Cụ thể là Bộ có
quyền ấn định giá mua Cocoa và là đơn vị duy nhất thu mua Cocoa với giá rẻ bèo. Kết
quả là người dân bỏ sản xuất Cocoa để trồng các loại thực phẩm khác cần cho sự sống
còn của họ. Trong thời gian này chính quyền Ghana cần lượng lớn vốn để đầu tư xây
dựng cơ sở công nghiệp, nhưng thu nhập từ xuất khẩu Cocoa giảm xuống nên không có
khả năng chi trả cho nhập khẩu và đất nước lâm vào khủng hoảng.

⇒ Ghana có lợi thế về sản xuất Cocoa nên CP Ghana đẩy mạnh việc xuất khẩu Cocoa.

Chính phủ Hàn Quốc

Thực hiện các chính sách khuyến khích các công ty tham gia vào thương mại quốc tế,
nhấn mạnh tới giảm hàng rào thương mại hàng công nghiệp (nhưng không phải hàng
nông nghiệp) và khuyến khích các công ty tham gia vào xuất khẩu. Cuối những năm 50,
Chính phủ Hàn Quốc tích cực giảm thuế nhập khẩu từ 60% xuống còn 20%. Đến giữa
những năm 80, trong đó phần lớn thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm xuống tới zero
và hạn ngạch giảm xuống từ hơn 90% số lượng hàng hóa trong cuối những năm 50 tới
zero trong đầu những năm 80. Tóm lại ngoại lệ với hàng nông sản (kiểm soát chặt chẽ đối
với hàng nhập khẩu), Hàn Quốc tích cực hướng tới tự do hóa thương mại. Lực lượng lao
6

động dồi dào, rẻ và được đào tạo đã giúp Hàn Quốc có lợi thế so sánh trong ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động. Trong cuối những năm 50, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp là 77%, ngày nay tỉ lệ đó giảm xuống còn 20%.

⇒ Hàn Quốc có lợi thế về sản xuất nông nghiệp nhưng Chính phủ lại khuyến khích xuất
khẩu công nghiệp.

Kết luận: Tuy xuất phát điểm tương đối giống nhau nhưng kết quả trong năm 1980, tỷ lệ
thương mại quốc tế trên GDP của Ghana là 18%, trong khi tỉ lệ đó ở Hàn Quốc là 74%.
Với chính sách bảo hộ mậu dịch cao nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, thay thế
nhập khẩu và không khuyến khích xuất khẩu đã biến Ghana thành một trong những quốc
gia nghèo nhất thế giới ngày nay. Trong khi đó Hàn Quốc khuyến khích tự do hóa thương
mại, khuyến khích xuất khẩu, điều này làm cho nền kinh tế Hàn Quốc thay đổi một cách
ấn tượng. Trong cuối những năm 50, tỷ lệ hàng công nghiệp trong GDP tăng từ 10% lên
hơn 30% và tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm lớn hơn 9%.

2. Chính sách thương mại và quan hệ thương mại nào mà CP Ghana có thể áp dụng
để nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn?
Chính sách thương mại mà CP Ghana có thể áp dụng để nền kinh tế tăng trưởng nhanh
hơn là chính sách tự do hóa thương mại:

Khuyến khích các doanh nghiệp, công ty trong nước tham gia vào quá trình thương mại
quốc tế với những chính sách thương mại:

- Sử dụng chính sách mậu dịch tự do, Ghana nên mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa
trong nước xuất khẩu và hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập thông qua việc gỡ bỏ rào
cản thuế quan và phi thuế quan.

+ Khuyến khích xuất khẩu mặt hàng như cocoa, mặt hàng sản xuất ở trong nước, áp dụng
các biện pháp: miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu,… Khuyến
khích các nhà đầu tư bằng các khoản đầu tư tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, bảo
7

đảm tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức
thúc tiến thương mại.

+ Mở cửa thị trường thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hóa, khuyến khích xuất
khẩu, cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn
ngạch, giấy phép…). Cụ thể, mặt hàng Cocoa của Ghana do chỉ có một đơn vị thu mua
duy nhất của CP lập nên (Cocoa Marketing Board) ấn định giá Cocoa nên không mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nếu áp dụng mở cửa thị trường những mặt hàng
được giao thương nhiều nơi, nhiều đơn vị thu mua sẽ cạnh tranh về giá cả mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn cải thiện đời sống thu nhập người lao động.

- Chính sách liên minh thuế quan: khi Ghana tham gia các liên minh thuế quan sẽ làm
tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh. Ghana sẽ tận dụng
triệt để những nguồn lực để có thể có thế mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu
quả.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh
doanh hấp dẫn Ghana nên thu hút những dự án và nguồn vốn FDI góp phần tăng trưởng
kinh tế, ngân sách cho CP.

Chính sách quan hệ thương mại:

Vì những chính sách điển hình của CP Ghana như sau: chính sách bảo hộ mậu dịch cao
nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, thay thế nhập khẩu và không khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế… đã biến Ghana thành một
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới ngày nay. Để nền kinh tế Ghana tăng trưởng
nhanh hơn, CP Ghana nên sử dụng chính sách quan hệ thương mại tự do, hướng ra bên
ngoài, khuyến khích các công ty của mình tham gia vào thương mại quốc tế, khuyến
khích xuất khẩu đặc biệt là Cocoa và giới thiệu một hệ thống thuế ưu đãi hơn. Ghana là
quốc gia có điều kiện rất thuận lợi để trồng và xuất khẩu Cocoa, nhưng vì CP can thiệp
quá sâu vào thương mại Cocoa mà ngành công nghiệp này không phát triển. Thực tế hiện
nay cho thấy, nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú, nền chính trị ổn định đặc
8

biệt là các chính sách hỗ trợ kinh tế hiệu quả từ chính phủ, Ghana ở thời điểm hiện tại đã
có cú lội ngược dòng ấn tượng. Ghana đứng thứ 6 trong top 10 nền kinh tế phát triển
nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,6% vào năm 2018. Ngoài việc xuất
khẩu Cocoa, Ghana còn sản xuất dầu thô và sự tăng giá của mặt hàng này đã giúp nền
kinh tế Ghana này đứng đầu bảng xếp hạng tăng trưởng GDP toàn cầu.

3. Chính sách thương mại nào CP Hàn Quốc đã áp dụng?


Chính sách thương mại của CP Hàn Quốc nhấn mạnh tới giảm hàng rào thương mại hàng
công nghiệp (nhưng không phải hàng nông nghiệp) và khuyến khích các công ty tham gia
vào xuất khẩu.

Bằng chứng: Bắt đầu cuối những năm 50, CP Hàn Quốc tích cực giảm thuế nhập khẩu từ
60% xuống còn 20% đến giữa những năm 80, trong đó phần lớn thuế nhập khẩu hàng
công nghiệp giảm xuống tới zero và hạn ngạch giảm xuống từ hơn 90% số lượng hàng
hoá trong cuối những năm 50 tới zero trong đầu những năm 80. Trong cùng giai đoạn,
Hàn Quốc tích cực giảm trợ cấp cho xuất khẩu từ 80% giá bán trong cuối những năm 50
tới 20% giá bán năm 1965 và tới zero trong năm 1984. Tóm lại, ngoại lệ đối với hàng
nông sản (kiểm soát chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu) Hàn Quốc tích cực hướng tới tự do
hoá thương mại làm cho nền kinh tế Hàn Quốc thay đổi ấn tượng.

Kết luận: Chính sách thương mại mà CP Hàn Quốc áp dụng trong giai đoạn này là
hướng ra bên ngoài (strongly outward-oriented).

TÌNH HUỐNG 14:

ASTRO BOY – MARKETING PHIM HOẠT HÌNH CẬU BÉ ASTRO ĐẾN VỚI
THẾ GIỚI
Trong những năm 1980, Nhật Bản được biết đến bởi năng lực sản xuất mạnh mẽ của
Astro Boy. Những công ty điển hình của Nhật, với “salarymen”, đã chiếm lĩnh thị trường
9

thế giới, chính là các phương tiện trong việc định hướng kinh tế xuất khẩu của Nhật. Họ
sản xuất đa dạng các mặt hàng có chất lượng cao, giá thành rẻ; từ xe cộ cho đến các chất
bán dẫn và các thiết bị điện tử, và cung cấp nó cho thị trường thế giới.

Trong khi salaryman phải chịu đựng suy thoái kinh tế vào nền sản xuất Nhật, thì giới trẻ
của Nhật đã từ bỏ trang phục của “salarymen” đến với những bộ tóc nhuộm, và những bộ
trang phục tân thời kèm theo sự ám ảnh bởi các nhân vật hoạt hình được biết đến với tên
gọi “anime”. Lúc bấy giờ, sự thay đổi văn hóa này đã mang lại những khoản lợi cho nền
kinh tế khi Nhật Bản trở thành trung tâm thời trang, phim ảnh, trò chơi, nhạc, và anime
của thế giới. Năm 2003, nền kinh tế văn hóa mới của Nhật đã xuất khẩu các mặt hàng
quần áo, trò chơi điện tử, anime và thu lại trên 14 tỷ USD, gấp 3 lần giá trị xuất khẩu TV
của cả nước.

Dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản chính là các sản phẩm anime và
truyện tranh, như là Pokemon, Thủy thủ mặt trăng, và thần bài Yu-Gi-Oh… Astro Boy,
được sáng tác bởi Osamu Tezuka, một người tiên phong trong lĩnh vực anime, sau chiến
tranh thế giới thứ II. Năm 1963, một phiên bản vẽ trắng đen của Astro Boy đã trở thành
chương trình phim hoạt hình đầu tiên của Nhật được nhập khẩu vào Mỹ, nhưng nó đã bị
hất ra vào năm 1967 bởi các loạt phim hoạt hình có màu mới đang ngày càng phổ biến.
Thời gian sau đó, Ban giám đốc của hãng phim Sony ở cả Tokyo và Los Angeles đã hợp
tác với nhà sản xuất Tezuka – chủ sở hữu của Astro Boy franchise để đưa nhân vật siêu
anh hùng với đôi mắt to này đến với khán giả thế giới một lần nữa.

Sự trở lại của của Astro Boy dựa rất nhiều vào sự thành công của Pokemon, khi mà
Pokemon đã chứng minh là có một thị trường thế giới khá thông thoáng cho các mặt hàng
dành cho thiếu nhi đối với anime Nhật. Pokemon, bao gồm trò chơi điện tử, thẻ bài,
truyện tranh, đồ chơi, và cả các loạt phim hoạt hình đã đem lại doanh thu hàng năm hơn 2
tỷ USD. Các nhân vật hoạt hình của Nhật đã thành công một cách xuất sắc tại thị trường
Mỹ. Trong năm 2002, bản quyền phát sóng các phim hoạt hình Nhật tại Mỹ đã đem về
gần 500 triệu USD, và các mặt hàng đồ chơi về các nhân vật anime đã đem về một doanh
10

thu gây sửng sốt – 4.7 tỷ USD. Sự hấp dẫn xuyên Thái Bình Dương của anime được cho
là bởi một vài nhân tố, trong đó đa phần bao gồm sự tương đồng trong cách sống, thu
nhập, giá trị và cách hành xử giữa thiếu nhi tại Nhật và Mỹ (ở cả hai nước, đa số thời
gian là để dành cho việc xem TV và chơi điện tử). Nó đã được ghi chú là anime phải
mang đủ nét Tây cho người Nhật và mang đủ phong cách Nhật cho người phương Tây.

Để phát triển Astro Boy, Sony đã quyết định theo một cách tiếp cận mới, khác với các thể
loại điển hình ngày nay. Tính đến nay, anime được phát triển riêng biệt tại Nhật, sau đó
mới xuất khẩu ra toàn thế giới, và được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác sau khi chúng đã
thành công tại Nhật. Với Astro Boy, Sony tin chắc rằng nó sẽ đem lại một cú hit, vì nó
được cho rằng sẽ hấp dẫn đối với cả nền văn hóa Nhật lẫn Mỹ. Các nhà làm phim hoạt
hình Mỹ đang vẽ các bản thiết kế của Nhật với chất lượng tốt nhất, 24 ảnh một giây cho
Astro Boy, thay vì xoay vòng 4 hoặc 5 ảnh một giây như đã từng làm với Pokemon và đa
số các anime Nhật khác. Các nhà làm phim hoạt hình đã đồng bộ sự nhép môi của các
nhân vật với cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh, và các nhà viết truyện Nhật phải làm việc với
các nhà sản xuất của Mỹ để cho ra một cốt truyện hấp dẫn đa văn hóa. WB Network cũng
rất chắc chắn là nó sẽ gây nên một cú hit thông qua việc nó đã được mua đến 25 tập thay
vì 13 như mọi khi.

Để tạo đòn bẩy giá trị cho Astro Boy, Sony đã đi theo chuẩn của ngành, cấp giấy phép
cho việc sử dụng hình ảnh các nhân vật trong Astro Boy, từ các công ty may mặc, thức ăn
nhanh đến các công ty sản xuất đồ chơi. Theo đó, nếu Astro Boy tạo nên một cú hit trên
thế giới thì việc sản xuất các loại bánh mì và ga trải giường mang hình ảnh Astro Boy sẽ
chắc chắn được tiến hành. Sony cũng đã chặn việc chiếu phim Astro Boy và dự kiến sẽ
đem Astro Boy lên màn ảnh lớn trong khoảng giữa năm 2005 đến 2007.
11

Câu hỏi – Trả lời:

1. Có phải sự thành công của anime Nhật ở các nước khác như Mỹ đã dẫn đến sự
xuất hiện của một nền văn hóa cho tuổi trẻ trên toàn cầu không?
Ở Nhật Bản, “anime” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tất cả các loại hoạt hình bất kể
quốc gia xuất xứ, nhưng bên ngoài Nhật Bản, thuật ngữ này đặc biệt đề cập đến hoạt
hình Nhật Bản. Trong những năm 1970 và 1980, hoạt hình Nhật Bản và phim hoạt hình
được biết đến ở Mỹ với tên gọi “hoạt hình Nhật Bản” hoặc “Nhật Bản”, nhưng từ cuối
những năm 1980, những thuật ngữ này đã được thay thế bằng từ “anime”. Anime là một
hình thức văn hóa thị giác và phương tiện truyền thông, cũng như một loại hình giải trí
phổ biến, một sản phẩm thương mại, một đối tượng quan tâm và đôi khi là một nỗi ám
ảnh; Đối với nhiều người, đó là lần đầu tiên họ tiếp xúc với Nhật Bản. Ở Nhật Bản,
anime là một phần quan trọng của nền công nghiệp văn hóa đại chúng và duy trì sự hiện
diện mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày của hàng triệu người Nhật, không phân biệt tuổi
tác, giới tính, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội. Nguồn gốc của nó xuất phát từ manga
(truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa) và sau này là anime là sản phẩm của sự tương tác
nghệ thuật giữa các nền văn hóa Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, kết hợp với công nghệ in ấn
và phương tiện truyền thông mới. Sự lan rộng của anime tiếp tục trong những năm 1960
với sự mở rộng của truyền hình và nhu cầu cung cấp nội dung thú vị cho một ngành công
nghiệp truyền hình đang phát triển nhanh chóng. Vào những năm 1960, anime cũng đa
dạng hóa sang các thể loại và chủ đề mới. Công việc của Tezuka, cùng với việc sản xuất
anime tiên tiến của Toei Animation Studio (thành lập năm 1956), đã biến hoạt hình trở
thành một ngành công nghiệp lớn.

Và anime vốn đã rất phát triển tại Nhật và gây ảnh hưởng toàn cầu do nó được chuyển thể
từ các bộ truyện manga nổi tiếng, đã có sẵn lượng người hâm mộ cực lớn trên toàn thế
giới. Có thể dễ dàng nhìn thấy điều này qua các lễ hội cosplay tại các nước, lấy ý tưởng
từ lễ hội hóa trang thành các nhân vật trong manga và anime của Nhật.
12

=> Không phải chỉ vì sự thành công của anime Nhật ở các nước khác như Mỹ mới
dẫn đến sự xuất hiện của một nền văn hóa cho tuổi trẻ trên toàn cầu.

2. Những yếu tố xã hội và công nghệ nào đã giúp anime Nhật Bản có thể vượt qua
các rào cản quốc gia?
Các yếu tố xã hội:

- Anime được chấp nhận rộng rãi khi không theo một lối văn hóa truyền thống của
Nhật mà có sự phù hợp.
- Anime mang đủ nét Tây cho người Nhật và mang đủ phong cách Nhật cho người
phương Tây.
- Nội dung của anime Nhật không chỉ dành riêng cho thiếu nhi.

Các yếu tố công nghệ:

- Công nghệ vẽ tay kết hợp với kỹ thuật CG (Computer Graphic - Công nghệ đồ họa
vi tính).
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa anime, manga và trò chơi điện tử, kết hợp thành sự
tổng hợp mạnh mẽ của văn bản, hình ảnh và âm thanh, mà Mark MacWilliams gọi
là “phương tiện truyền thông hỗn hợp”.
- Các xưởng phim hoạt hình Nhật Bản đi tiên phong trong nhiều kỹ thuật về hoạt
hình giản lược, và đã cho anime một bộ quy ước riêng biệt. Không giống hoạt hình
Disney nhấn mạnh về cử động, anime nổi bật về chất lượng nghệ thuật và cho
phép kỹ thuật hoạt hình giản lược bù đắp việc phần thiếu thời gian cho cử động.
- Từ những năm 1990, các họa sĩ diễn hoạt đã tăng cường sử dụng hoạt hình máy
tính (CGI) để cải thiện hiệu suất quá trình sản xuất.
- Máy tính đã được tích hợp vào quá trình sản xuất phim hoạt hình trong những
năm 1990, nhiều tác phẩm như Ghost in the Shell và Mononoke Hime kết hợp giữa
hoạt hình cel với các hình ảnh được máy tính tạo ra.
13

3. Loạt phim hoạt hình Astro Boy mới đã phát triển khác với cách mà các anime
truyền thống của Nhật phát triển như thế nào? Tại sao người ta phải làm ra những
thay đổi đó?
Loạt phim hoạt hình Astro Boy mới đã phát triển khác với cách mà các anime truyền
thống của Nhật phát triển:

- Các bản thiết kế được vẽ với chất lượng tốt nhất, 24 ảnh một giây thay vì 4 hoặc 5
ảnh một giây.
- Đồng bộ sự nhép môi của các nhân vật với cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh.
- Các nhà viết truyện Nhật phải làm việc với các nhà sản xuất của Mỹ để cho ra một
cốt truyện hấp dẫn đa văn hóa.
Người ta phải làm ra những thay đổi bởi vì:

Sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu thị trường. Astro Boy phải thay đổi từ hình
ảnh trắng đen sang ảnh màu và áp dụng công nghệ mới để phù hợp nhu cầu khách hàng
hơn. Khi đó, nó sẽ thu hút được nhiều người xem phim và thu được lợi nhuận nhiều hơn.

4. Bạn có nghĩ là Astro Boy sẽ thành công không? Tại sao?


Astro Boy sẽ thành công. Vì những lý do dưới đây:

4.1. Đánh giá thị trường quốc tế trước khi xâm nhập:
- Nhận ra được nhu cầu cơ bản của thị trường và thị trường tiềm năng: Pokemon đã
chứng minh là có một thị trường thế giới khá thông thoáng cho các mặt hàng dành
cho thiếu nhi đối với anime Nhật. Xác định được năng lực của nhà sản xuất phim
tại Mỹ.
- Thẩm định các áp lực về văn hóa, xã hội. Những áp lực về văn hoá, xã hội: sự
tương đồng trong cách sống, thu nhập, giá trị và cách hành xử giữa thiếu nhi tại
Nhật và Mỹ (ở cả hai nước, đa số thời gian là để dành cho việc xem TV và chơi
điện tử). Nó đã được ghi chú là anime phải mang đủ nét Tây cho người Nhật và
mang đủ phong cách Nhật cho người phương Tây.
14

- Thẩm định môi trường cạnh tranh: các hãng phim hoạt hình nổi tiếng ở Mỹ điển
hình là Walt Disney.

4.2. Áp dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và tạo đòn bẩy giá trị thông qua các
sản phẩm mang hình ảnh các nhân vật trong phim để thu hút khách hàng.
- Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Astro Boy từng thất bại khi lần đầu ra đời từ
năm 1963 với phiên bản vẽ trắng đen, nó đã bị hất ra vào 1967 bởi loạt phim hoạt
hình có màu đang ngày càng phổ biến. Sự trở lại của Astroboy vào năm 2003 đã
rút ra những kinh nghiệm từ thất bại lần trước. Để phát triển Astro Boy, Sony đã
quyết định theo một cách tiếp cận mới, khác với các thể loại điển hình ngày nay.
Các nhà làm phim hoạt hình Mỹ đang vẽ các bản thiết kế của Nhật với chất lượng
tốt nhất, 24 ảnh một giây cho Astro Boy, thay vì xoay vòng 4 hoặc 5 ảnh một giây
như đã từng làm với Pokemon và đa số các anime Nhật khác. Các nhà làm phim
hoạt hình đã đồng bộ sự nhép môi của các nhân vật với cả tiếng Nhật lẫn tiếng
Anh, và các nhà viết truyện Nhật phải làm việc với các nhà sản xuất của Mỹ để
cho ra một cốt truyện hấp dẫn đa văn hóa.
- Để tạo đòn bẩy giá trị cho Astro Boy: Sony đã đi theo chuẩn của ngành, cấp giấy
phép cho việc sử dụng rộng rãi hình ảnh của nhân vật trong Astro Boy, từ các
công ty may mặc, thức ăn nhanh đến các công ty sản xuất đồ chơi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Gravett, P. (2004). Manga: Sixty Years of Japanese Comics. UK: Laurence
King Publishing Ltd.
[2] Matison, J. (2002). So Crazy Japanese Toys ! Đồ chơi chương trình truyền
hình hành động trực tiếp từ những năm 1950 đến nay. CA: Sách Biên niên sử.
[3] Shiraishi, S. (1997). Quyền lực mềm của Nhật Bản. Trong P. Katzenstein & T.
Shiraishi (Eds.). Năng lượng mạng: Nhật Bản và Châu Á. New York: Nhà xuất bản
Đại học Cornell.
15

[4] Otmazgin, N. (2014). Anime in the US: The entrepreneurial dimensions of


globalized culture. Pacific Affairs, 87(1), 53-69

You might also like