You are on page 1of 3

MÔN PHÁP LUẬT VỀ LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

 CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về lãnh thổ quốc gia

1. Trình bày cách thức xác định các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
2. Phân tích tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng lãnh thổ.
3. Bộ phận nào cuả lãnh thổ quốc gia, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối? Cơ sở
pháp lý? Giải thích tại sao?
4. Bộ phận nào của lãnh thổ quốc gia, quốc gia có chỉ có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ? Cơ
sở pháp lý? Giải thích tại sao?
5. Phân tích phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ theo pháp luật quốc tế
hiện đại?
6. Trình bày và phân tích các phương pháp thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ?
7. Trình bày các bộ phận cấu thành lãnh thổ của Việt Nam
8. Phân tích nguyên tắc chiếm hữu thật sự và vận dụng vào tình hình vụ tranh chấp hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
9. Phân tích nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
10. Trình bày và phân tích nội dung chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ (các quyền của
quốc gia, nghĩa vụ của quốc gia đối với lãnh thổ, căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận…vv).
11. Vào tháng 11/2015, hai máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay Su-24 của
CHLB Nga vì Su-24 vi phạm vùng trời của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng kiến thức về Pháp luật về
lãnh thổ và biên giới quốc gia đã được học, anh/chị hãy cho biết: Thổ Nhĩ Kỳ có quyền nói
trên không? Cơ sở pháp lý?

 CHƯƠNG 2: Lãnh thổ quốc gia trên biển


1. Trình bày và phân tích cách thức xác định nội thuỷ? Liên hệ với nội thuỷ của Việt Nam.
2. Trình bày các phương pháp xác định đường cơ sở, điều kiện và cách thức xác định cụ thể
của từng phương pháp?
3. Phân tích phương pháp xác định đường cơ của Việt Nam?
4. Phân biệt các loại tàu thuyền theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam?
5. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu nước ngoài vi phạm pháp luật trong nội
thuỷ? Liên hệ với pháp luật Việt Nam.
6. Phân tích chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
7. Trình bày và phân tích cách thức xác định lãnh hải? Bình luận cách thức xác định lãnh hải
của Việt Nam.
8. Phân tích “quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền trong lãnh hải?
9. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu nước ngoài vi phạm pháp luật trong lãnh
hải? Liên hệ với các quy định của pháp luật Việt Nam.
10. Trình bày và so sánh quy chế pháp lý và chủ quyền quốc gia ở vùng nội thuỷ và lãnh hải?
11. Bộ Nội vụ Malaysia hôm 18/5/2019 ra thông cáo cho hay đã bắt 25 tàu cá Việt Nam và 123
ngư dân khi thực hiện chiến dịch truy quét hoạt động đánh bắt trái phép tại các vùng lãnh
hải và không phận ở bang Pahang, Terengganu và Kelantan. Bộ Nội vụ Malaysia cho biết
các ngư dân Việt Nam đang bị điều tra theo Luật Ngư nghiệp 1985 với cáo buộc đánh bắt
trái phép và Luật Di trú với cáo buộc nhập cảnh Malaysia mà không có giấy tờ hợp lệ.
Bằng kiến thức về Pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia đã được học, anh/chị hãy cho
biết: Malaysia có quyền nói trên không? Cơ sở pháp lý?
 CHƯƠNG 3: Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia, biển quốc tế và đáy đại dương
1. Trình bày cách xác định và quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải.
2. Trình bày cách xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế.
3. Trình bày quyền tài phán của quốc gia ven biển ở vùng tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền
kinh tế? Liên hệ với quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Trình bày cách xác định và quy chế pháp lý của vùng thềm lục địa.
5. Phân tích chế độ pháp lý các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia.
6. Trình bày thực trạng phân định các vùng biển của Việt Nam.
7. Phân tích “quyền truy đuổi” đối với tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
8. Ngày 27.4, khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và
Indonesia đang tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (toạ độ 06026’N - 106047’E,
cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 5,5 hải lý về phía bắc), tàu cá Việt Nam
mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân bị tàu mang số hiệu 381 của Indonesia bắt
giữ và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm. Tàu Kiểm ngư Việt Nam số
hiệu 213 đang thực thi pháp luật tại khu vực đã kịp thời phát hiện, cứu được 2 ngư dân trên
biển, đồng thời yêu cầu tàu 381 của Indonesia rời khỏi vùng biển Việt Nam. 12 ngư dân
còn lại bị tàu 381 của Indonesia bắt giữ, đưa về vùng biển Indonesia.
Bằng kiến thức về pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia đã được học, anh/chị hãy
bình luận về hành vi của Indonesia.
 CHƯƠNG 4: Những vấn đề lý luận và pháp lý về biên giới quốc gia

1. Trình bày các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia? Liên hệ với biên giới của Việt Nam.
2. Nêu và phân tích các chức năng của biên giới quốc gia.
3. Nêu và phân tích quy trình hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền.
4. Nêu và phân tích quy trình hoạch định biên giới quốc gia trên biển? So sánh với quy trình
hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền.
5. Phân tích thực trạng về việc phân định biên giới quốc gia trên bộ của Việt Nam với các
quốc gia láng giềng?
6. Phân tích thực trạng về việc phân định biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam với các
quốc gia láng giềng?
7. Phân tích nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia.
8. Trình bày nội dung quy chế pháp lý của biên giới quốc gia.
9. Từ ngày 30/9/2015, máy bay quân sự của CHLB Nga tham gia chiến dịch không kích tiêu
diệt lực lượng IS ở trên lãnh thổ Syria. Bằng kiến thức về Pháp luật về lãnh thổ và biên
giới quốc gia đã được học, anh/chị hãy cho biết:

a. CHLB Nga có vi phạm nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ của
Syria không?

b. CHLB Nga có quyền nêu trên không? Cơ sở pháp lý?

You might also like