You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

I. TRẮC NGHIỆM
1. KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN
Câu 1: Các nguyên tố halogen nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn:
A. VIIA B. IA C. VIA D. VA
Câu 2. Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử các halogen là không chính xác ?
A. Liện kết công hóa trị. B. Liện kết phân cực.
C. Liện kết đơn. D. Tạo thành bằng sử dụng chung một đôi electron.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất Halogen
A. điều kiện thường đều là chất khí. B. Tác dụng mạnh với nước
C. Có tính khử D. Là phi kim có tính oxi hóa mạnh
Câu 4 : Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các đơn chất:
A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
Câu 5: Trong nhóm halogen theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, tính oxi hóa giảm dần theo
thứ tự là?
A. F > Cl > I > Br B. F > Cl > Br > I C. F < Cl < Br < I D. F < Cl < I < Br
Câu 7. Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng:
A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh. C. số e độc thân. D. số lớp e.
2. CÁC ĐƠN CHẤT HALOGEN
Câu 8. Trạng thái đúng của brom ở điều kiện thường là:
A. rắn B. lỏng. C. khí. D. hơi.
Câu 9. Trạng thái đúng của clo ở điều kiện thường là:
A. rắn B. lỏng. C. khí. D. dung dịch
Câu 10: Trong thiên nhiên, iot tồn tại :
A. chủ yếu dưới dạng hợp chất là muối iotua. B. chủ yếu dưới dạng đơn chất
C. chỉ có ở dạng đơn chất D. chỉ có ở dạng hợp chất
Câu 11: Điều khẳng định không đúng về flo
A. Là phi kim mạnh nhất B. Có bán kính nguyên tử nhỏ nhất
C. Có độ âm điện lớn nhất D. có số oxi hóa cao nhất là +7.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Clo có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất B. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot
C. Clo là chất khí không tan trong nước D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất
Câu 13. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 14. Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2 B. N2 và O2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và O2
Câu 15: Phản ứng hoá học giữa hiđro và clo xảy ra ở điều kiện:
A. Trong bóng tối, nhiệt độ thường B. Có chiếu sáng C. Nhiệt độ thấp D. Trong bóng tối.
Câu 16: Sắt tác dụng với chất nào dưới đây cho muối FeCl3 ?
A. HCl B. Cl2 C. NaCl D. CuCl2
Câu 17: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào trong đó nguyên tử clo vừa là chất oxi hoá, vừa là chất
khử?
A. Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4 B. Cl2 + H2O HCl + HClO
C. Cl2 + 2Na 2NaCl D. Cl2 + H2 2HCl
Câu 18: Cho phương trình Fe + Cl2 FeCl3 Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là:
A. 1, 3, 2 B. 2, 2, 3 C.2, 3, 2 D. 3, 2, 2
Câu 19: Phản ứng sau đây không đúng
A. Cl2 + H2 2HCl B. Br2 + H2 2HBr
1
C. F2 + H2 ⃗
0
− 252 C 2HF D. I2 + H2 2HI
Câu 20: Phản ứng sau đây là đúng
A. Cl2 + Fe FeCl2 B. Br2 + Fe FeBr2
C. F2 + Fe FeF2 D. I2 + Fe FeI2
Câu 21: Chất nào sau đây thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu?
A. O2 B. N2 C. Cl2 D. CO2
Câu 22: Cho phản ứng sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Điều khẳng định nào đúng về Brom
A. Chất oxi hoá. B. Chất khử. C. Chất bị oxi hoá D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử
3. HIĐROHALOGEN. AXIT HALOGEN HIĐRIC. MUỐI HALOGENUA
Câu 23: Cấu tạo phân tử HCl là:
A. ion B. cộng hóa trị có cực C. cộng hóa trị không cực D. liên kết đôi
Câu 24: Khí hidro clorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohdric.
Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí
như hình vẽ mô tả dưới đây. Điều nào sai:
A. Do khí HCl tan mạnh trong nước kéo nước vào bình.
B. Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C. Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D. Sau một lát, nước phun vào bình có màu xanh

Câu 25: Axit HCl có thể phản ứng với


A. Cu B. Zn C. Ag D. Au
Câu 26: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch HCl là:
A. Cu, Zn, Na B. Ag, Ba, Fe C. K, Mg, Fe D. Au, Pt, Al
Câu 27: Phản ứng sau đây là đúng
A. 2Fe + 6HCl⃗ 2FeCl3 + 3H2 B. 2Fe + 6HBr⃗ 2FeCl3 + 3H2
C. Cu + 2HCl ⃗ CuCl2 + H2 D. CuO + 2HCl ⃗ CuCl2 + H2O
Câu 28: Dãy gồm tất cả các chất phản ứng được với axit HCl ?
A. Cu, CuO, Fe, Na2CO3 B. Mg, CuO, NaOH, Na2CO3
C. NaNO3, MgO, KOH, Zn. D. Ag, FeO, Ba(OH)2, BaSO4.
Câu 29: Trong phản ứng: KMnO4 + HCl MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O thì vai trò của HCl là :
A.Vừa là chất khử, vừa là môi trường. B. Chất bị oxi hoá.
C.Vừa là chất bị khử, vừa là chất oxi hoá. D.Vừa là chất bị khử, vừa là chất bị oxi hoá.
Câu 30: Điều chế khí hiđroclorua trong PTN, người ta chọn cách nào trong các cách sau
A. cho dd BaCl2 + dd H2SO4 B. cho dd KCl + dd H2SO4 loãng
C. cho NaCl tinh thể + dd H2SO4 đặc, đun nóng D. cho dd MgCl2 + dd H2SO4
Câu 31. Pha dung dịch chứa 1gam HCl vào dung dịch chứa 1gam NaOH. Sau đó nhúng qùy tím vào dung dịch
thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào:
A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Màu vàng D. Không đổi màu
Câu 32: Dung dịch axit nào dùng để vẽ hoa và chữ trên thuỷ tinh:
A. HCl B. HBr C. HI D. HF
Câu 33: Dung dịch nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 34: Từ HF đến HI, tính axit biến đổi theo quy luật:
A. Không thay đổi B. tăng dần C. giảm dần D. không xác định được
Câu 35: Để nhận biết sự có mặt của ion Cl- trong dung dịch, người ta thường dùng?
A. Quỳ tím B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch chứa ion Ba2+ D. Dung dịch AgNO3
Câu 36: Cho dung dịch NaCl vào dung dịch AgNO3 ta thấy tạo kết tủa màu ?
A. Vàng đậm B.Trắng C. Tím D. Vàng
4. HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO

2
Câu 37: Hoà tan Clo vào nước thu được nước Clo có màu vàng nhạt. Khi đó một phần Clo tác dụng với nước.
Vậy nước Clo bao gồm những chất nào ?
A. Cl2, HCl, HClO, H2O B. HCl, HClO, H2O C. Cl2, HCl, HClO D. Cl2, H2O, HCl
Câu 38: Nước Gia – ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, H2O B. NaCl, NaClO, H2O C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2O
Câu 39: Clorua vôi có công thức hóa học là
A. CaCl2 B. CaOCl C. Ca(OCl)2 D. CaOCl2
Câu 40: Nước clo có tác dụng tẩy màu rất mạnh, nguyên nhân chính là do
A. Cl2 là nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIIA có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu
B. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành axit HClO có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu
C. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành axit clohidric có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu
D. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành axit HClO có tính khử mạnh, có tính tẩy màu
Câu 41: Để sát trùng nước sinh hoạt trong thực tế người ta chủ yếu sử dụng hóa chất là:
A. Clorua vôi B. Gia-ven C. Khí clo D. Khí oxi
Câu 42: Nước Giaven và clorua vôi đều có tính
A. Tính khử B. Tính axit C. Oxi hóa D. Tính trung tính
Câu 43: Chọn cách điều chế Nước Gia – ven
A. NaCl tác dụng với H2O B. NaOH tác dụng với clo ở điều kiện thường
C. NaOH tác dụng với clo đun nóng ở 1000C D. Điện phân NaCl có màng ngăn
5. THỰC HÀNH
Câu 44: Khí clo có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nào dưới đây

A. 2NaCl đpnc 2Na + Cl2 B. F2 + 2 NaCl → 2NaF + Cl2
C. 4HCl + MnO2 ⃗ ⃗
t 0
Cl2 + MnCl2 + 2H2O D. 2HCl đ pnc H2 + Cl2
Câu 45: Trong phòng thí nghiệm, khí Clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào sau đây:
A. KCl B. MnO2 C. NaCl D. HCl
Câu 46: Cho mô hình thí nghiệm sau. Hoá chất thích hợp tại các vị trí là

A. (1) HCl; (2) KMnO4; (3) NaCl; (4) H2SO4 loãng; (5) Khí Cl2 khô
B. (1) HCl; (2) MnO2; (3) AgCl; (4) H2SO4 đặc; (5) Khí Cl2 khô
C. (1) MnO2; (2) HCl; (3) NaCl; (4) H2SO4 đặc; (5) Khí Cl2 khô
D. (1) HCl; (2) MnO2; (3) NaCl; (4) H2SO4 đặc; (5) Khí Cl2 khô
Câu 47: Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm từ các hoá chất đầu sau:
A. Thuỷ phân muối AlCl3 B. Tổng hợp từ H2 và Cl2
C. Clo tác dụng với nước D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
Câu 48: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được thu bằng phương pháp dời chỗ của nước. Phương pháp này dựa
vào tính chất nào sau đây của oxi?
A. Tan tốt trong nước. B. Ít tan trong nước.
C. Tính oxi hóa mạnh. D. Nặng hơn không khí.

3
Câu 49: Cho 3 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt là NaCl, NaOH, HCl. Chỉ dùng một hoá chất
nhận biết được 3 lọ trên là ?
A. dd KOH B. dd NaNO3 C. dd H2SO4 D. Quỳ tím
Câu 50: Thuốc thử để nhận ra iot là:
A. Hồ tinh bột B. Nước brom C. Phenolphtalein D. Quỳ tím
Câu 51: Khi dẫn khí clo dư vào dung dịch KI, sau đó thêm một ít hồ tinh bột hiện tượng quan sát được là:
A. Không màu B. Màu vàng C. Màu xanh D. Màu đỏ
6. OXI- OZON
Câu 52: Oxi nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn:
A. VIIA B. IA C. VIA D. VA
Câu 53: Cấu hình e lớp ngoài cùng của oxi là ( Z=8):
A. ns2np6 B. 2s22p4 C. 2s22p3 D. ns2np4
Câu 54: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố oxi thuộc nhóm VIA. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxi

A. 6. B. 7. C. 5. D. 4.
Câu 55: Trong phòng thí nghiệm, oxi được chế bằng cách phân hủy chất nào sau đây?
A. KMnO4. B. CaCO3. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2.
Câu 56: Ở điều kiện thường, so với oxi thì ozon có
A. tính oxi hóa mạnh hơn. B. tính oxi hóa yếu hơn.
C. phân tử khối nhỏ hơn. D. tính oxi hóa bằng nhau.
Câu 57: Ozon là một dạng thù hình của chất nào sau đây?
A. Oxi. B. Clo. C. Cacbon. B. Flo.
Câu 58: Ở nhiệt độ thường
A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag. B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.
C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag. D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.
Câu 59: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt, bảo quả trái cây. B. Chữa sâu răng.
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
a) Cl2 NaCl Cl2 b. HCl Cl2 Clorua vôi
c) NaCl Cl2 Nước giaven d) Cl2 Br2 I2
Câu 2: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học :
a) HF, HCl, HBr, HI
b) NaF, NaCl, NaBr, NaI
c) KF, HCl, HBr, KI
Câu 3:
a) Cho 3,16 gam KMnO4 với dung dịch HCl đặc, đun nóng. Thể tích Clo (ở đktc) điều chế được là (biết hiệu
suất phản ứng là 80%)
b) Cho m gam MnO2 phản ứng với dung dịch HCl đặc, đun nóng thu được 2,24 lít clo ở đktc (biết hiệu suất
phản ứng là 80%). Tính m?
Câu 4:
a) Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen.
Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
b) Dẫn 6,72 lít hh khí A (đktc) gồm oxi và ozon đi qua 21,6 g Ag thu được khí B.
+. Tính thể tích từng khí trong hh ban đầu.
+. Tính tỷ khối hơi của hh A đối với khí B (dA/B).
c) Hỗn hợp khí (A) gồm khí Cl2 và O2. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al
tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % (theo thể tích) của mỗi khí
trong hỗn hợp (A).
d) Đốt chấy 11,8 gam hỗn hợp Cu và Al trong khí oxi vừa đủ (đktc) thu được hỗn hợp hai oxit. Biết rằng trong
hỗn hợp khối lượng Cu nhiều hơn khối lượng của Al là 1 gam. Thể tích oxi đã dùng là bao nhiêu?
4

You might also like