You are on page 1of 3

SINH HỌC (GIỮA KÌ I)

1. Biến dị tổ hợp là gì?


- Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị xuất hiện do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ
trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con cháu xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ.
2. Nội dung quy luật phân li và phép lai phân tích.
- Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần
chủng của P.
- Phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với
cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng
trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị
hợp.
3. Trình bày diễn biến của quá trình nguyên phân. Nêu kết quả và ý nghĩ.
- Diễn biến quá trình nguyên phân :
Các kì Những diễn biến cơ bản của NST
Đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
Sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai
cực của tế bào.
Cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc
chất.
- Kết quả: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ ban đầu có bộ NST 2n cho ra 2 tế
bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n.
- Ý nghĩa:
+ Làm tăng lượng tế bào cơ thể, giúp cho sự sinh trưởng của mô, cơ quan và sự lớn lên của
cơ thể, giúp phục hồi các cơ và cơ quan bị tổn thương.
+ Tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già, chết.
+ Truyền đạt và giữ ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
4. Giải thích được cơ chế xác định giới tính. Liên hệ thực tế.
- Cơ chế xác định giới tính: Là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh
giao tử và được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
- Một số liên hệ thực tế:
1) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định
sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
=> Cơ chế xác định giới tính ở người là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình
phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Mẹ có cặp NST giới tính XX, chỉ cho một loại trứng mang NST X.
Bố có cặp NST giới tính XY, cho hai loại tinh trùng: một mang NST X và một mang NST
Y.
- Qua thụ tinh:
+ Tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX phát triển thành
con gái.
+ Tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tự XY phát triển thành
con trai.
→ Việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào tinh trùng mang NST X hoặc NST Y, do đó
quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai.
2) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
=> Tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng mang NST X và mang
NST Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang
nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ này cần đảm bảo với điều kiện các hợp tử mang NST XX và NST XY
có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.
5. Nêu cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian và chức năng của ADN.
- Cấu tạo hóa học của phân tử ADN:
+ ADN là một loại axit nucleic được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N và P.
+ Kích thước lớn, có thể dài đến hàng trăm µm và khối lượng đạt tới hàng triệu, hàng chục
triệu đơn vị Cacbon (đvC).
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit thuộc 4 loại: A, T, G, X.
+ Tính đặc thù của ADN là số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit quy
định.
+ Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN.
=> Do đó sự đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài
sinh vật.
- Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
+ ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục trái sang
phải (xoắn phải, ngược chiều kim đồng hồ).
+ Mỗi chu kì xoắn gồm 10 nucleotit có đường kính 20Å, chiều cao 34Å.
+ Các nucleotit của hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết
với T, G liên kết với X. Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.
- Chức năng của ADN:
+ ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc protein).
+ ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.
6. Nêu thành phần hóa học của protein.
- Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố
khác.
- Protein là đại phân tử.
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là axit amin (có hơn 20 loại
axit amin).
- Tính đa dạng và đặc thù của protein do số lượng thành phần, trình tự sắp xếp của các axit
amin và cấu trúc không gian.
- Protein có 4 bậc cấu trúc.
7. Phân biệt các loại ARN và chức năng của chúng.
- Có 3 loại ARN:
+ ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein.
+ ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
+ ARN riboxom (rARN): là thành phần cấu tạo nên riboxom.
8. Nêu cơ chế tự nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN.
* Cơ chế tự nhân đôi của ADN:
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian.
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra:
+ Theo NTBS
+ Theo nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn)
=> Kết quả: từ 1 phân tử ADN mẹ nhờ sự tự nhân đôi tạo thành 2 phân tử ADN giống nhau
và giống ADN mẹ.
* Quá trình tổng hợp ARN:
- Gen tháo xoắn và tách dẫn 2 mạch đơn.
- Các nucleotit ở mạch khuôn của gen lần lượt liên tiếp với các nucleotit tự do trong môi
trường nội bào theo NTBS: A - U, T - A, G - X, X - G.
- Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen, rời khỏi nhân đi ra chất tế bào để thực hiện quá
trình tổng hợp protein.
9. Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
* Quá trình phát sinh giao tử đực:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra tinh bào bậc 1.
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2 có kích thước bằng nhau.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh trùng.
- Mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng.
* Quá trình phát sinh giao tử cái:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra noãn bào bậc 1.
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2
có kích thước lớn.
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 có kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng có
kích thước lớn.
- Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng.

You might also like