You are on page 1of 1

Câu 1: Viết CTTQ của oxit.

Câu 2: Cho các chất sau: Fe(OH)2, FeSO4, HCl, KOH, K2O, H2SO4, SO3,
SO2, CuO, Cu(OH)2, Al(OH)3, Na2O, Ca(OH)2, CaO, Ca(NO3)2, P2O5, N2O5,
Al2O3.
a. Chất nào là oxit?
b. Phân loại oxit axit, oxit bazơ vào cột tương ứng ở bảng sau:
Oxit axit Axit tương ứng Oxit bazơ Bazơ tương ứng

c. Điền CTHH của axit tương ứng và bazơ tương ứng vào bảng trên.
Câu 3: Viết tính chất hóa học tương ứng của các oxit trên.
Câu 4: a. Trình bày cách nhận biết khí CO2 và khí CO
b. Trình bày cách nhận biết khí CO2 và khí SO2.
c. Nhận biết 3 chất rắn bằng phương pháp hóa học Na2O, CaO, P2O5.
Câu 5: Trình bày cách nhận biết bột CaO và MgO.
Câu 6: CaO ( Canxi oxit) để lâu ngày trong phòng thí nghiệm, khi bỏ vào
nước không còn thấy hiện tượng tỏa nhiệt mạnh. Vậy làm thế nào để khẳng
định được đó có phải là bột CaO hay không?
Câu 7: Bỏ chất rắn màu đen CuO vào dung dịch axit sunfuric loãng. Lắc đều
cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
Cô cạn dung dịch thu được trên ngọn lửa đến cồn cho đến khi nước bay hơi
thu được chất rắn màu xanh. Tiếp tục nung đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn màu trắng. Để ngoài không khí một lúc thấy chuyển chất rắn
chuyển sang màu xanh. Viết các PTHH xảy ra nếu có, giải thích hiện tượng
các giai đoạn đổi màu.

You might also like