You are on page 1of 3

TÊN: TRẦN THỊ HÀ THƯƠNG 9V0

PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ TUẦN HỌC ONLINE NGÀY 6.5.2021


Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG
Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ
Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
(Lê Bá Dương)
Hai câu thơ :“Có tuổi hai mươi thành sóng nước. Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”
gợi lên trong em suy nghĩ, cảm xúc gì ? (Trả lời không quá 100 từ)
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật
xót xa. Đó là tiếng “ Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ Ba” như vỡ
tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên
và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên - nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài bên má của ba nó nữa.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
Trong một đoạn văn khoảng 300 từ, em hãy trình bày cảm nhận của mình về chi tiết
nghệ thuật được in đậm trong đoạn văn trên.
1.
Qua đoạn thơ trong bài “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương, hai câu thơ
“Có tuổi hai mươi thành sóng nước. Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” đã để lại
trong em nhiều suy nghĩ sâu sắc. Trước hết, bằng sự kết hợp giữa biện pháp
hoán dụ và ẩn dụ, câu thơ đã thể hiện sự hi sinh cao đẹp của những người
lính. Bên cạnh đó, thông qua câu thơ thứ hai, ta thấy dù họ đã không còn
nhưng những gì họ cống hiến sẽ sống mãi trong lòng tất cả mọi người. Từ đó,
nhà thơ đã bộc lộ sự ngợi ca, niềm tự hào của mình đối với những người lính.
Nói chung, hai câu thơ trên đã để lại em nhiều sự cảm phục, kính trọng, biết
ơn và xúc động sâu sắc.
2.
Qua đoạn trích trên trong văn bản “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn
Quang Sáng, chi tiết “ nó hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” đã gợi
lên trong em nhiều suy nghĩ, cảm xúc. Trước hết, vết thẹo dài bên má của
ông Sáu chính là hậu quả của chiến tranh, là vết xước, là nỗi đau mà chiến
tranh đã để lại cho những người lính. Chính vết thẹo ấy đã khiến cho người
con ruột của mình không nhận ra cha, làm một người cha mong đợi gần chục
năm để được gặp con bỗng trở nên đau đớn vô cùng, và cũng chính vết thẹo
ấy đã làm cho hai cha con trở nên xa cách như người lạ. Và chỉ khi ông Sáu
chuẩn bị rời đi để quay lại chiến trường, quay lại cuộc sống chiến tranh khốc
liệt, bé Thu mới nhận cha, và chi tiết em “hôn lên vết thẹo dài bến má” của
ông Sáu như một sự gắn kết giữa người con và người cha, thể hiện sâu sắc
tình cha con. Em hôn lên vết thẹo như làm dịu đi nỗi đau chiến tranh, làm dịu
đi sự khốc liệt của chiến tranh đã mang lại cho ông Sáu. Em hôn lên vết thẹo
như muốn hối lỗi cho hành động lúc trước của mình đối với cha, muốn thể
hiện ăn năn của mình. Với em, tất cả những gì của cha em đều quý, đều yêu
thương kể cả dù nó có như thế nào. Và đặc biệt, chi tiết ấy đã bộc lộ tình yêu
thương cha lớn lao của bé Thu đối với ông Sáu. Từ đó, nhà văn đã thể hiện
sâu sắc, suy nghĩ của mình.Tóm lại, bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, khéo
léo, qua đoạn trích trên trong văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng, chi tiết trên đã khiến em xúc động, cảm động, càng trân trọng tình cha
con của bé Thu và ông Sáu.

You might also like