You are on page 1of 9

1.

Phân tích môi trường


Thị trường hàng không nội địa hiện có 5 hãng khai thác gồm Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific, Vasco, Air Mekong và VietjetAir. Theo thống kê gần
đây của CAPA (Centre for Aviation) Vietnam Airlines đang dẫn đầu thị trường
hàng không nội địa với 67,5 %, tiếp sau đó là Vietjet Air (16,1%), JetstarPacific
(13%), Air Mekong (3,4%)
Thị phần các hảng hàng không nội địa tại Việt Nam
Tổng khách hàng đạt hơn 12 triệu khách/năm, mức tăng trưởng bình quân trên
15%/năm. Từ đây có thể thấy môi trường kinh doanh tiềm nằng trong tương lai
của ngành vận chuyển hàng không việt nam nói chung và của vietnam airline
nói riêng.
2 viễn cảnh thương hiệu
+ Giữ vững vị thế của Tổng công ty là doanh nghiệp hàng không số 1 tại Việt
Nam
Tập đoàn hàng không – VNA Group
Vietnam Airlines là Hãng hàng không Quốc gia lực lượng vận tải chủ lực tại
Việt Nam hang hàng không hàng đầu Châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn
Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, dáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng
của khách hàng
Tạo dựng môi trương làm việc thân thiện chuyên nghiệp, hiệu quả , nhiều cơ hội
phát triển cho người lao động
Kinh doanh có hiệu quả đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông
3 phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
Chiến lược phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu
Các tiêu chí phân khúc Hiện VNA thực Hiện phân khúc thị trường tiêu chí sau:
Thị trường nội địa
Thị trường khu vực Châu Âu
Thị Trường Khu vực Đông Bắc Á
Thị Trường Khu vực Đông Nam Á – Úc
Thị Trường Khu vực CLMV (Campuchia-Lào-Myanma-Việt Nam)
Theo hành vi mua hàng:
Phân khúc giá rẻ (Low Cost): Hành khách nhạy cảm với giá, thường tìm muavé
low cost không bao gồm các dịch vụ kèm theo.
Phân khúc truyền thống (Full Service): Phân khúc hành khách yêu cầu
chấtlượng dịch vụ cao (Ít quan tâm đến giá), thường mua vé full services hoặc
ghế hạng thương gia và có các yêu cầu về dịch vụ tiện ích đi kèm như phòng
chờ thương gia, ưu tiên check-in.

4 mục tiêu chiến lược

 Top 10 hãng hàng không được ưa thích tại châu Á

 Top 3 về quy mô trong khu vực Đông Nam Á.

 Trở thành hãng hàng không số (Digital Airlines).

 Củng cố dịch vụ 4 sao và từng bước đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 5 sao
sau 2020.

 Trở thành doanh nghiệp được ưa thích hàng đầu tại thị trường lao động Việt
Nam.

5. Hành vi khách hàng mục tiêu


Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi của hành khách là hệ
thống phân phối bán hàng hoạt động như thế nào. Khách hàng sẽ cảm thấy thích
khi được phục vụ một cách chuyên nghiệp, nhiệt tình, chọn ra một hành trình tốt
nhất cho họ. Một khi khách hàng đã hài lòng về dịch vụ của một hãng thì việc
lựa chọn một hãng hàng không khác đối với họ rất ít, cho dù giá vé có giảm
hơn. Vì lý do trên, hoạt động của hệ thống bán hàng sẽ là một tiêu chuẩn để
khách hàng lựa chọn sản phẩm.
Trong suốt quá trình phát triển, VNA luôn tích cực nâng cao trải nghiệm hành
khách và cam kết mang lại chất lượng dịch vụ tương đồng với các hãng hàng
không lớn trên thế giới. Hãng đặt trọng tâm vào việc lắng nghe phản hồi của
khách hàng xuyên suốt hành trình và dựa vào đó liên tục triển khai các phương
án nâng cao trải nghiệm từ dịch vụ mặt đất đến trên không.
6. Phân tích cạnh tranh
 Thiết lập cạnh tranh về giá
- Trong thị trường hàng không, giá vận tải hành khách và vận tải hàng hóa luôn
thay đổi do các yếu tố như tính cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác,
chiến tranh, giá nhiên liệu thay đổi, sự phát triển của ngành sản xuất máy bay và
đặc biệt quan hệ cung – cầu.
- Xây dựng hệ thống sản phẩm đồng bộ với các sản phẩm du lịch trọn gói, chất
lượng dịch vụ điển hình với các mức giá linh hoạt cạnh tranh là đặc điểm chính
bảo đảm lợi thế cạnh tranh của Vietnam airlines so với đối thủ. Khác với các
hãng hàng không truyền thống và các hãng hàng không chi phí thấp, Vietnam
airlines lựa chọ mô hình “hãng hàng không giá cả hợp lý” (valuebased airlines),
cung cấp giá vé máy bay rẻ hơn 10 – 25% so với các hãng hàng không khác
khai thác cùng đường bay, mà vẫn duy trì các dịch vụ cơ bản như các hãng hàng
không truyền thống (phục vụ ăn uống miễn phí trên các chuyến bay từ 2 giờ bay
trở lên; kết nối các đường bay trong mạng đường bay của Vietnam airlines và
với mạng đường bay của các hãng hàng không khác để tăng khả năng lựa chọn
hành trình cho hành khách; dịch vụ đặt chỗ, bán vé qua các hệ thống phân phối
toàn cầu bằng máy tính…).
- Thực hiện chương trình “Khách hàng công ty” được thiết kế dành cho tất cả các
tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp (nhà nước, cổ phần, trách nhiệm hứu hạn, tư
nhân, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, gọi chung là “công ty”) trên phạm vi
toàn quốc, với mục đích mang lại cho công ty và hành khách những quyền lợi ,
chế độ ưu đãi đặc biệt, tiết kiệm tiền vé máy bay và thời gian.
- Thực hiện chương trình “ khách hàng thường xuyên” : Vietnam airlines tặng 01
vé khứ hồi (hoặc 01 vé một lượt) khi khách mua và sử dụng 07 vé khứ hồi (hoặc
10 vé 01 lượt) trong vòng 12 tháng kể từ ngày đi đầu tiên. Vé thưởng được xuất
ngay khi hành khách xuất trình bản sao các cuống vé đã đi. Đây thực sự là
chương trình khách hàng thường xuyên đơn giản và dễ sử dụng nhất trong tất cả
các chương trình khách hàng thường xuyên hiện nay. Hành khách cung cấp đủ
các cuống vé (hoặc bản sao) tại các phòng vé của Vietnam airlines sẽ được cấp
ngay vé thưởng.
7. Phân tích công ty
- VNA có lợi thế sở hữu thương hiệu là hãng hàng không quốc gia Việt Nam với
lịch sử phát triển lâu dài. Theo đó, VNA nhận được nhiều sự chú ý của hành
khách trong nước và quốc tế. VNA ít bị phụ thuộc vào các đối tác cung ứng khi
có nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định tại các sân bay trong nước với việc công
ty con VINAPCO là nhà cung cấp nhiên liệu chính tại thị trường Việt Nam với
90% thị phần.
- Ma trận SWOT:
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
Có quy mô và thị phần lớn nhất tại Việt Chưa khai thác tốt kênh bán vé trực
8.
Nam với nhiều lựa chọn về sản phẩm tuyến, là kênh đang dần trở nên phổ
dịch vụ, lịch bay… biến (chỉ chiếm 6,3% doanh thu).
Mang thương hiệu dễ chú ý, là hãng Thương hiệu và chất lượng dịch vụ
hàng không quốc gia Việt Nam. không cao bằng các hãng hàng không
Đội tàu bay trẻ hơn so với trung bình quốc gia trong khu vực như Singapore
khu vực và thế giới. Airlines, Thai Airways…
Hỗ trợ của Chính phủ đối với các Áp lực trả nợ vay và lãi suất lớn. Khả
khoản vay ngoại tệ năng thanh toán giảm dần.
Hệ thống chi nhánh rộng khắp tại Việt
Nam và trên thế giới.
Ít phụ thuộc vào đối tác cung ứng
CƠ HỘI THÁCH THỨC
Thị trường hàng không quốc tế và Việt Mức độ cạnh tranh tăng khi tự do hóa
Nam tiếp tục tăng trưởng cao. thị trường hàng không được thực hiện
Mở của bầu trời ASEAN mở rộng thị trong năm 2015 .
trường kinh doanh. Các hãng hàng không giá rẻ tại Việt
Tiềm năng tăng trưởng tại các thị Nam và khu vực đang phát triển mạnh
trườnG Bắc Mỹ, Trung Đông, Ấn Độ. đáp ứng nhu cầu của người dân.
Hoạt động bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu
tố chính trị, thời tiết, chiến tranh…
KQKD phụ thuộc nhiều vào giá nhiên
liệu, tỷ giá ngoại tệ
Định vị thương hiệu.
- Định vị hướng đi là một hãng hàng không đẳng cấp quốc tế, một kế hoạch bài
bản để nâng cấp toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ mặt đất đến trên
không đã được hãng hàng không mang biểu tượng Bông Sen Vàng xây dựng
ngay từ năm 2014, 2015.
- Chiến lược phát triển thương hiệu Tổng công tỷ hàng không Vietnam
Airlines
- 9. Thiết kế các yếu tố của thương hiệu
- Logo của Vietnam Airlines hiện tại là biểu tượng bông sen cách điệu. Nhưng
để cho ra đời phiên bản logo ấn tượng như vậy, hãng đã phải qua nhiều lần thay
đổi, tham khảo. Đó là một hành trình mang tính chiến lược để tìm ra được biểu
tượng phù hợp.
- Năm 1993, hãng bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho logo Vietnam Airlines từ các
biểu tượng truyền thống Việt Nam như cây lúa, cây tre, mặt trống đồng,.. và cả
biểu tượng bông sen. Sau đó thì họa sĩ người Nhật – Victor Kubo đã thiết kế
logo Vietnam Airlines với biểu tượng bông sen vàng cách điệu.
- Ngày 20/10/2002, logo Vietnam Airlines chính thức xuất hiện trên bầu trời
Việt Nam với biểu tượng bông sen ấn tượng nhất.
- Logo Vietnam Airlines sử dụng biểu tượng chính là bông sen vàng cùng với
tên thương hiệu ở phía dưới logo. Bông sen được coi là quốc hoa của Việt Nam
và hay được sử dụng cho những gì cao quý, tinh túy. Bông sen được sử dụng
như đại diện cho hình ảnh dân tộc cao quý, thiêng liêng tuy nhiên lại gần gũi,
đời thường. Bông sen vàng nở trong thiết kế logo như một sự khai sáng, mở ra
làn gió mới cho sự phát triển của thương hiệu.
- Logo máy bay Vietnam Airlines sử dụng kết hợp màu vàng của bông sen và
màu xanh dương của phần chữ. Màu vàng là tông màu tạo sự nổi bật, thể hiện
cho sự hoàn hảo, sang trọng và thịnh vượng. Trong khi màu xanh dương là màu
xanh của biển trời bao la, thể hiện cho sự tin cậy, sự an toàn và tính bảo đảm.
- Điều quan trọng hơn là logo Vietnam Airlines ra đời vào thời điểm mà hãng
đang làm rất tốt về mặt chất lượng dịch vụ và sự uy tín. Do đó biểu tượng logo
hãng hàng không Vietnam Airlines lại càng được đánh giá cao, như một dấu
hiệu nhận diện tiêu biểu cho một thương hiệu hàng không hàng đầu Việt Nam.
- Đồng phục tiếp viên nữ Vietnam Airlines là áo dài truyền thống của Việt
Nam cách điệu nhẹ nhàng, chất liệu phù hợp với mọi điều kiện trên khoang bay.
- Tiếp viên trưởng – trang phục tông vàng màu của khoang C (thương gia), tiếp
viên thường – trang phục tông xanh
- Tiếp viên nam mặc trang phục áo gile và cà vạt cùng tông màu với áo dài tiếp
viên nữ.
- Gương mặt đại diện
- Không chỉ tinh tế trong từng chiến lược marketing mà Vietnam Airlines còn tạo
dấu ấn riêng biệt trong việc lựa chọn hình ảnh đại sứ thương hiệu cho hãng. Nếu
như đa phần các thương hiệu khác đều lựa chọn đại sứ là những người đẹp tên
tuổi trong giới showbiz Việt thì Vietnam Airlines lại không chọn hướng đi đó,
lựa chọn Ánh Viên như một hành động tôn vinh niềm tự hào đất Việt. Giống
như những ngôi sao trẻ đầy kỳ vọng khác, Ánh Viên luôn nỗ lực không ngừng
mỗi ngày để vượt qua giới hạn của bản thân, hướng đến những mục tiêu đạt huy
chương lớn mang tầm thế giới. Những nỗ lực này không chỉ của riêng Ánh
Viên, mà luôn hướng đến một mục đích cao cả  là làm rạng danh tên tuổi đất
nước.
- Âm nhạc đại diện
- SpaceSpeaker sẽ là cố vấn âm nhạc cho Vietnam Airlines. Cụ thể hơn,
SpaceSpeaker sẽ sản xuất bài hát chủ đề và tư vấn chiến lược sử dụng âm nhạc
trong marketing và làm thương hiệu (branding) cho Vietnam Airlines.
- Mục đích của Vietnam Airlines là trẻ hóa thương hiệu, đem đến những trải
nghiệm hiện đại hơn cũng như lan tỏa văn hóa đến khách hàng. Trước đó,
Vietnam Airlines cũng từng trình chiếu MV Nàng thơ xứ Huế do Hồ Hoài Anh
sáng tác và Thùy Chi trình bày trên các chuyến bay của mình để giới thiệu nét
đẹp xứ Huế.
- Việc sử dụng âm nhạc để làm marketing - branding không còn là chuyện xa lạ.
Đối với các hãng bay, âm nhạc không chỉ để làm thương hiệu, mà còn là một
trong những thành phần cực kỳ quan trọng trong trải nghiệm khách hàng.
- 10. Thiết kế chương trình mar xây dựng thương hiệu
- Sử dụng Marketing xây dựng hình ảnh “sạch” 
- Truyền thông của Vietnam Airlines truyền thông trên 3 kênh:
- Quảng cáo báo chí
- Đây là phương tiện quảng cáo hữu hình nhắm vào phân khúc khách hàng
thương gia, thường xuyên đọc tin tức trên báo. Hãng chọn những đầu báo có 
phạm vi phát hành trên toàn quốc như: Thanh Niên, Lao động,… Ở thị trường
nước ngoài Vietnam Airlines sử dụng các đầu báo như Ashahi, Goodweeken,
Travel Trade,… để quảng bá dịch vụ của mình.
- Quảng cáo trên truyền hình
- Chi phí quảng cáo trên truyền hình là khá cao, nên hãng thường sử dụng những
video ngắn trên những kênh quốc gia như VTV khi đang chiếu thời sự trong
nước và quốc tế. 
- Quảng cáo qua Internet 
- Sử dụng các trang web chính thức để quảng bá dịch vụ đóng vai trò vô cùng lớn
trong tổng thể chiến lược Marketing của Vietnam Airlines. Thông qua trang
web hãng có thể cung cấp thông tin cho khách hàng, ngoài ra còn có thể giới
thiệu sản phẩm, hướng dẫn đặt vé ngay chính trên đó. Thêm vào đó, phần giới
thiệu cũng lồng ghép cho khách hàng biết những cam kết tiêu chuẩn chất lượng,
những thông tin cập nhật về các hoạt động của VNA.
- PR thương hiệu “sạch”
- Không gì tinh tế hơn trong thời gian dịch, Vietnam Airlines là hãng hàng không
duy nhất có chuyến bay đưa người Việt ở nước ngoài về nước. Hãng xây dựng
hình ảnh hướng về cộng đồng, giúp đỡ xã hội và tham gia các sự kiện mang tầm
quốc gia.

- 11. Tổ chức thực hiện


- Vietnam Airlines không chỉ mở rộng mạng lưới trong nước mà còn mở rộng
một cách nhanh chóng các đại lý phân phối ở 4 châu lục với thành tích vô cùng
ấn tượng. Tính đến tháng 12/ 2016, tổng số lượng đại lý PSA, BSP của Vietnam
Airlines đã lên tới 10,240 phòng vé. Chiến lược Marketing của Vietnam
Airlines trong việc phân phối số lượng đại lý nhiều như thế để phủ sóng thương
hiệu đến với khách hàng
- Bên cạnh đó các kênh phân phối của Vietnam Airlines cũng rất chú trọng vào
việc áp dụng các yếu tố công nghệ vào quy trình bán vé để mang đến những trải
nghiệm tuyệt vời nhất dành cho khách hàng . 
- Website được thiết kế với giao diện “sạch sẽ”, bắt mắt, cách dùng dễ dàng để
tiếp cận nhanh nhất đối với khách hàng mục tiêu
- Các trang OTA cũng được hãng sử dụng triệt để như Traveloka hay Booking…
để giúp khách hàng tiếp cận với những chuyến bay của mình một cách đa dạng
hơn.
- 12. Kiểm tra
- Hãng hàng không vietnam airline thực hiện kiểm trả việc xây dựng phát hiệu
thương hiệu có thành công không bằng cách thường xuyên thực hiện những
khỏa sát cho khách ở quầy check in lúc khách hàng làm thủ tục, để biết và nằm
được hình ảnh công ty đang xây dựng trong khách hàng và đặc biệt nắm bắt
được những thiếu xót cần cải thiện để giúp hãng hàng không ngày càng phát
triển và xây dựng hãng hàng không là thương hiệu có chất lượng dịch vụ chất
lượng cao.
-
-

You might also like