You are on page 1of 23

BÀI 3

GIÁNG CHỨC VỤ: Công ty AAA thành lập vào năm 2000, khi mới thành lập công ty đã
đề bạt anh Tuấn làm trưởng phòng kinh doanh. Sau 5 năm công ty phát triển vượt bậc và
Ban Giám đốc muốn tìm một người đủ năng lực để thay thế cho anh Tuấn vì nhận thấy
năng lực của anh Tuấn không phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Với tư cách là
Giám đốc Nhân sự, anh/chị thuyết phục các lý do thoái thác của anh Tuấn như thế nào để
anh chấp nhận làm Phó phòng kinh doanh mà vẫn tiếp tục cống hiến kinh nghiệm của
mình cho công ty, đồng thời hỗ trợ Trưởng phòng kinh doanh mới.

• Lý do 1: Tôi chưa làm sao Ban Giám đốc thấy được là tôi không làm được, cứ để tôi
làm và nếu như tôi làm không được thì Ban Giám đốc thay đổi cũng đâu có sao.

Lý do 2: Thường thì Trưởng phòng lên Phó Giám đốc, đằng này đang làm Trưởng phòng
lại bị giáng xuống làm Phó phòng, nếu nhận thì tôi đâu còn mặt mũi nào với anh em
trong phòng và công ty nữa.

Đáp án

Lý do 1:

 Ghi nhận những đóng góp của anh Tuấn đối với công ty trong 5 năm qua
 Cho anh Tuấn thấy nhu cầu cần thiết phải thay đổi tổ chức cho phù hợp với tình
hình kinh doanh mới
 Đưa ra bảng mô tả công việc cho chức danh trưởng phòng mới và giải thích rõ
những tiêu chuẩn công việc của trường phòng mới mà anh Tuấn hiện tại chưa đáp
ứng được (ví dụ: ngoại ngữ, khả năng thuyết trình, đi công tác xa...). Vì vậy, công
ty không thể chấp nhận rủi ro để anh làm thử.
 Cho anh Tuấn thấy rằng với sự hỗ trợ từ công ty cung cấp các khóa đào tạo) và sự
nỗ lực của anh, anh sẽ đáp ứng được các yêu cầu công việc mới, và một khi anh
đáp ứng được, công ty sẽ để bạc anh lên vị trí xứng đáng hơn (trưởng phòng,
PGĐ).
Lý do 2:

 Trước đây anh làm trưởng phòng cho công ty trong thời điểm công ty non trẻ. Sắp
tới anh làm phó phòng cho một công ty lớn mạnh. Không thể so sánh hai vị trí này
mà lại lấy hai mốc thời gian khác nhau.
 Quyền lợi và trách nhiệm của anh không thay đồi, anh cũng sẽ quản lý toàn bộ
nhân viên hiện tại.
 Năng lực của anh đã được công ty và toàn thể nhân viên thấy và công nhận, do đó
công ty và toàn thể nhân viên sẽ luôn luôn tôn trọng anh.

Vị trưởng phòng mới sẽ thực hiện những yêu cầu công việc mới của công ty và sẽ không
đụng chạm đến quyền lợi và trách nhiệm của anh.

BÀI 4:

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty A gồm một chuỗi các cửa hàng chuyên cung cấp vật tư cho ngành nước với
khoảng 400 nhân viên.

Là giám đốc mới của Công ty với số lượng nhân viên lớn như vậy, anh Hùng rất quan
tâm tới chất lượng nhân viên. Hai phần ba trong số nhân viên công ty tốt nghiệp đại học,
có chuyên môn nghiệp vụ cao, để vào công ty tất cả họ đều được phỏng vấn các kiến thức
nghề nghiệp và trải qua thời gian thử việc là 2 tháng trong sự giám sát chặt chẽ của người
có trách nhiệm.

Công ty còn khuyến khích nhân viên đi học các khóa ngắn hạn bằng cách tài trợ học
phí. Anh cho rằng chính nhân viên của mình sẽ tự họ biết cần đi học bổ sung cho những
gì họ thấy thiếu trong giải quyết công việc hàng ngày.

Sau một thời gian tiếp nhận công việc, anh Hùng nhận thấy các vấn đề như sau:
1/ Các nhân viên văn phòng dễ được đi học hơn vì không phải làm ca kíp, ngoài giờ.
Nhưng nhân viên cửa hàng thì khó sắp sếp thời gian để đi học, vì vướng công việc. Vì
thế, nhân viên cửa hàng đi học buổi được, buổi mất.

2/ Phong cách và thói quen của nhân viên cửa hàng không hề phù hợp với yêu cầu của
công việc

Khi khách đến, nếu không phải là người quen thi nhân viên vẫn tiếp tục câu chuyện
hoặc công việc của mình rồi mới tiếp khách.

Các cửa hàng trưởng không kiểm soát được nhân viên, vì họ ngang tuổi nhau, nhân
viên lại cho rằng chỉ có cửa hàng trưởng mới chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh
của cửa hàng.

Nhân viên nhìn nhau khi làm và ganh tỵ nhau khi nhận lương thưởng.

Các nhân viên điều hành động theo kiểu làm đến đâu hay đến đó.

Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh của công ty.

Làm thế nào để thay đổi được tình trạng của công ty, tại sao nhân viên được học mà
công ty dường như không khá lên được tại sao mọi người đi học về vẫn làm việc như
xưa?

Câu hỏi:

1/ Bạn hãy cho biết nhận xét của mình về công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung của
công ty A.

2/ Nếu là giám đốc, bạn sẽ làm gì?

Đáp án

1. Nhận xét về công tác Quản trị nguồn nhân lực nói chung của công ty A:
Thứ nhất: các nhân viên được đào tạo một cách không đồng đều, nhân viên văn
phòng có điều kiện đi học hơn nhân viên của hàng. Vì vậy nhiều điều cần thiết không đến
đúng đối tượng.

Thứ hai: anh Hùng không tự vạch ra những gì cần đào tạo cho nhân viên mà để tự
nhân viên cảm thấy thiếu gì thì tự học. Đây là một sai lầm rất dễ để cho nhân viên ỷ lại
cho rằng mình đã đủ chuyên môn nghiệp vụ mà không cần phải học thêm nữa và không
thiết tha và tích cực trong việc học tập, hơn nữa họ chưa chắc đã biết mình cần học thêm
những gì để phù hợp với yêu cầu của công việc.

Thứ ba: những nhân viên của công ty A đều có trình độ chuyên môn cao. Vấn đề là
làm sao hình thành được phong cách và thói quen của từng nhân viên cho phù hợp với
từng vị trí công việc thích hợp, ở đây cụ thể là nhân viên bán hàng. Đây là những người
trực tiếp làm việc với khách hàng nhưng lại thiếu phong cách làm việc chuyên nghiệp, có
sự phân biệt trong việc tiếp khách, ganh tỵ nhau dẫn đến mất đoàn kết nội, không tôn
trọng lẫn nhau, không chủ động trong công việc.

Thứ tư: công ty đào tạo, tuyển nhân viên chưa thật sự đúng tiêu chuẩn. Bởi vì tất cả
các nhân viên khi vào đều được phỏng vấn các kiến thức nghề nghiệp và trải qua giai
đoạn thử việc là 2 tháng. Nhưng sau khi phỏng vấn thi họ vẫn chưa thực sự làm tốt
chuyên môn của mình. Đây chính là một sai lầm nghiêm trọng khi công ty anh Hùng
không chú tr

2.Trên cương vị giám đốc cần có những biện pháp để khắc phục tình hình này:

1/ Cần lập 1 phòng nhân sự chuyên nghiệp, tuyển dụng một cách chặt chẽ và có sự giám
sát của giám đốc. Tổ chức một buổi phỏng vấn, tổng duyệt lại toàn bộ nhân viên. Dưới sự
giám sát chặt chẽ xein từng cá nhân có muốn đóng góp hết mình cho công ty không, nhận
xét thói quen & phong cách của họ còn chưa phù hợp chỗ nào.

2/ Lập ra những gì mà nhân viên của mình còn thiếu sót (chuyên môn, giao tiếp, ngoại
ngữ...) và tổ chức đào tạo có bài bản, đặc biệt đối với nhân viên bán hàng phải có một
khóa học bắt buộc về kỹ năng giao tiếp và hành vi ứng xử trong giao tiếp với khách hàng
vì đây sẽ là bộ mặt của công ty và là bộ phận cấu nối giữa khách hàng và công ty đem lại
nguồn khách hàng cũng như lợi nhuận cho công ty.

3/ Cần phải trao đổi, làm việc tư tưởng với tất cả nhân viên, nhận thấy được tinh thần
trách nhiệm chung của tập thể, không phải chỉ riêng cửa hàng trường, đặc biệt cần nhấn
mạnh những lợi ích nhân viên có được khi cống hiến hết mình với công ty. Nhân viên
chính là nguồn tài sản quý giá tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty.

4/ Tăng cường mối quan hệ đoàn kết nội bộ, cũng giúp đỡ nhau trong công việc, học hỏi
kinh nghiệm của nhau giúp nhau cùng tiến bộ, góp phần giúp công ty phát triển lớn
mạnhọng vào việc giám sát thái độ và phong cách của từng nhân viên.

BÀI 5

TỪ CHỐI ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG

Công ty BBB đang cần tuyển một nhân viên ISO cho phòng Quản lý chất lượng vừa
nghỉ việc. Qua phỏng vấn có 2 ứng viên đạt yêu cầu: anh Phước và anh Lộc. Sau khi bàn
bạc giữa trưởng phòng Nhân sự và phòng Kỹ thuật, công ty quyết định chọn anh Lộc vì
mức lương đưa ra phù hợp với chính sách lương của công ty, anh Phước có kinh nghiệm
hơn nhưng đưa ra mức lương cao hơn.

Trước khi tuyển dụng, trưởng phòng Nhân sự đã báo cáo với ông Minh - Giám đốc về
mức lương cho phép để thương lượng với ứng viên, Giám đốc khẳng định chi tiếp nhận
những trường hợp yêu cầu mức lương năm trong quy chế trả lương của công ty. Trưởng
phòng Nhân sự đã gửi thư cảm ơn anh Phước và thư mời anh Lộc đến nhận việc vào tuần
sau.

Hôm nay Trưởng phòng Nhân sự đang làm việc với anh Lộc chuẩn bị ký hợp đồng
lao động thì nhận được điện thoại của Giám đốc: thay đổi quyết định và chọn anh Phước
vì có thể tương lai anh sẽ hỗ trợ đào tạo về ISO cho nhân viên và chuẩn bị thủ tục, hồ sơ
đề công ty nộp đơn xin chứng nhận ISO. Giám đốc chấp nhận mức lương anh Phước đề
nghị và yêu cầu Trưởng phòng nhân sự làm thủ tục tiếp nhận. Trưởng phòng nhân sự hết
sức bối rối không biết làm thế nào từ chối với anh Lộc và không biết làm cách nào để
mời anh Phước làm việc vì anh vừa nhận việc ở công ty khác.

Câu hỏi:

1/ Theo Anh/chị, trong tình huống này Giám đốc và Trưởng phòng nhân sự có lỗi
không? Tại sao?

2/ Trong trường hợp anh/chị là Trưởng phòng nhân sự, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?

Đáp án

1/

• Trưởng phòng Nhân sự không có lỗi vì theo đúng kế hoạch, chính sách tuyển dụng

của công ty.

• Giám đốc cũng không có lỗi vì cân nhắc cho lợi ích của công ty.

2/

• Trưởng phòng Nhân sự báo cáo Giám đốc cụ thể về 2 trường hợp đã xét tuyển và
đang diễn biến như thể (anh Phước vừa nhận việc ở công ty khác). Nếu Giám đốc nhận
anh Lộc thi xong việc tuyển nhân sự của công ty.

• Nếu giám đốc vẫn cương quyết nhận anh Phước thị trưởng phòng Nhân sự thông
báo trực tiếp và xin lỗi anh Lộc (vì chưa ký hợp đồng nên hai bên còn quyền xem xét là
tuyền hay không tuyền).

• Đồng thời trưởng phòng Nhân sự liên hệ trực tiếp, thông báo cho anh Prớc việc
Giám đốc mời anh Phước làm việc và các chính sách tiền lương. Nếu anh Phước không
nhận làm việc thì báo cáo rõ cho Giám đốc lý do. Trường hợp nếu không tuyến ai được
thì công ty lại lên kế hoạch tuyển tiếp nhân sự phù hợp. Có kinh nghiệm thi Giám đốc và
trưởng phòng Nhân sự sẽ làm tốt hơn.

BÀI 6
CÔNG VIỆC KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH

Anh Hùng được tuyển vào làm việc cho 1 công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở
vị trí Nhân viên Kinh doanh Quốc tế dã dược 5 tháng, anh Hùng có kỹ năng về công nghệ
thông tin rất tốt.

Trong quá trình phỏng vấn và theo bản Mô tả công việc, không có điều khoản nào để
cập đến yêu cầu ứng viên phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin (ngoại trừ
những kỹ năng cơ bản như Word, Exel). Công việc của anh Hùng hay bị gián đoạn vì các
đồng nghiệp thường nhờ anh sửa máy tính hộ (do công ty chưa có bộ phận phụ trách về
công nghệ thông tin). Lúc đầu, anh Hùng rất vui vẻ giúp đỡ các đồng nghiệp của mình.

Tuy nhiên, gần đây công việc này khiến anh Hùng phải mất rất nhiều thời gian và do
đó anh không hoàn thành đúng thời hạn một số nhiệm vụ mà phòng kinh doanh giao cho,
anh cảm thấy khó chịu và cho răng công ty đã đối xử không công băng vì anh không
được trả thêm lương, thưởng cho thời gian làm công việc sửa máy tính. Anh Hùng nghĩ
rằng sửa máy tính không phải là công việc của anh, cuối cùng anh đã từ chối giúp đỡ các
đồng nghiệp.

Câu hỏi:

1. Theo anh chị, anh Hùng làm như vậy đúng hay sai? Vì sao?

2. Nếu là người phụ trách của Phòng Kinh doanh, anh/chị sẽ giải quyết vấn đề này như
thế nào? Không phải mọi khía cạnh yêu cầu của công việc để có thể trình trình bày trong
bản mô tả công việc. Theo anh/chị, bản mô tả công việc cần được trình bày thế nào để có
thể tránh được hiện tượng từ chối của nhân viên: "Đây không phải là việc của tôi".

Đáp án

Câu 1. Theo anh/chị, anh Hùng làm như vậy đúng hay sai? Vì sao?
 Anh Hùng làm như vậy là đúng vị nếu tiếp tục giúp đỡ đồng nghiệp sửa máy tính
thì anh sẽ không làm tốt được công việc nhân viên Kinh doanh Quốc tế của anh,
dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
 Tuy nhiên, để giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì anh Hùng nên từ chối
một cách khéo léo và đưa ra lý do từ chối hợp lý.

Câu 2. Trong tình huống này, người phụ trách phòng kinh doanh nếu:

 Xem xét liệu anh Hùng có khả năng vừa làm tốt công việc của Nhân viên Kinh
doanh
 Quốc tế vừa giúp đỡ sửa máy tính cho công ty được không. • Nếu được thì người
phụ trách nên đề nghị với cấp trên tăng thêm lương và tiền bồi dưỡng cho anh
Hùng khi anh kiếm thêm công việc sửa chữa máy tính, và sắp xếp lại lịch làm việc
cho anh Hùng cho phù hợp.
 Nếu không thì người phụ trách đề nghị với cấp trên tuyển thêm người phụ trách
sửa chữa máy tinh.

Câu 3.

 Bảng mô tả công việc nên thêm phần “Giúp đỡ đồng nghiệp trong khả năng nếu
không
 ảnh hưởng đến công việc chính của anh/chị và DN”.
 Nếu công việc đó thường xuyên thi công ty sẽ xem xét để điều chỉnh mức lương
và bồi dưỡng phù hợp cho anh/chị.

BÀI 7:

ẾCH VÀ BÒ CẠP

Con Bò Cạp vốn không biết bơi, muốn băng qua một cái hồ. Nó tìm đến con ếch và
nói: “Anh Ech à, xin anh vui lòng công tôi qua hổ nhé”. Éch trả lời: “Rất sẵn sàng.
Nhưng đối với anh tôi phải từ chối. Có thể anh sẽ chích vào tối khi tôi đang qua hồ”.
“Nhưng tại sao tôi lại làm vậy?”. Bò Cạp nói: “Tôi chẳng có lợi ích gì khi chích anh cả.
Anh sẽ chết và tôi sẽ chìm theo”.

Mặc dù Éch biết rằng Bọ Cạp có thể giết chết nó nhưng trong trường hợp này lý luận
của Bò Cạp khá thuyết phục. Éch nghĩ rằng trong trường hợp này Bò Cạp sẽ giữ được cái
đuôi của nó không phạm sai lầm. Thế là Éch đồng ý. Bò Cạp leo lên lưng Ech và chúng
cùng băng qua hồ. Đến giữa hồ Bò Cạp cong đuối chích vào Éch. Éch la lên “Tại sao anh
lại chích tôi? Có lợi gì cho anh đâu bởi vì tôi sẽ chết và anh cũng sẽ chết theo”. “Tôi biết,
Bò Cạp trả lời khi đang chìm xuống hồ, “Nhưng tôi là Bọ Cạp. Tôi phải chích anh. Đó là
bản năng”.

Câu hỏi:

1. Sau khi đọc xong câu chuyện đó, anh/chị có thể rút ra được những bài học gì?

2. Theo anh/chị, một nhà quản trị nhân sự giới cần đánh giá năng lực và nhìn nhận bản
chất của nhân viên như thế nào?

Đáp án

Câu 1. Một số bài học rút ra từ câu chuyện:

 Bài học thứ nhất: Bản chất của con người khó mà thay đổi được.
 Bài học thứ hai: Một số người không sợ chết nếu kéo được bạn chết củng.
 Bài học thứ ba: Con người cần hiểu biết rộng để có thể giảm phần lệ thuộcvào
người khác.
 Bài học thứ tư: Đừng quá vội tin người khác khi chi nghe những lời nói, thuyết
phục ngon ngọt của họ.

Câu 2. Cách nhà quản trị đánh giá năng lực và nhìn nhận bản chất của nhân viên:

 Căn cứ vào những biểu hiện của nhân viên khi làm việc.
 Thông qua đồng nghiệp những người thân thiết của nhân viên.
 Cần tỉnh táo và sáng suốt trong việc đánh giá nhân viên. Những biểu hiện bề
 ngoài đôi khi che lấp đi cái bản chất bên trong cả mỗi con người ở đừng quá chú ý
bề ngoài mà xem nhẹ bản chất bên trong của nhân viên.
 Đánh giá một cách toàn diện nhân viên (tài & đức).

Câu 1: Tâm lý là gì? Nêu và phân tích các chức năng của hiện tượng tâm lý? (3 điểm)

Đáp án

Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người gắn liền và điều
hành mọi hoạt động của con người

- Tâm lý là hiện tượng tinh thần nó tồn tại trong đầu óc của chúng ta chúng ta
không thể nhìn thấy không thể sờ thấy không thể cân đo trực tiếp như những hiện
tượng vật chất khác. Tuy nhiên tâm lý lại đc thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt
động hành động cử chỉ nét mặt. chính vì vậy chúng ta có thể nghiên cứu tâm lý
thông qua hành vi cử chỉ biểu hiện bên ngoài của con người.

- Có 4 chức năng của hiện tượng tâm lý:

 Chức năng nhận thức của tâm lý: Giúp con người nhận biết thế giới khách
quan, phân tích, đánh giá các hiện tượng xung quanh họ.
 Chức năng là động lực thúc đẩy hành động hoạt động: Động lực của hoạt
động là những tình cảm nhất định (say mê, tình yêu, căm thù....), làm cho
con người có các biểu hiện tâm lý như tưởng tượng, hụt hẫng, ấm ức, vui
sướng, ....

=> Niềm vui trong cuộc sống

 Chức năng điều khiển kiểm soát: Tâm lý điều khiển, kiểm soát quá trình
hoạt động bằng một mẫu hình, chương trình, kế hoạch, phương thức hay một
cách thức, thao tác.
 Giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình: Để thực hiện chức năng này
con người có trí nhớ và khả năng phân tích, so sánh

Câu 2: Nêu các đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý? Phân tích và cho ví dụ cụ thể?

Đáp án

 Vô cùng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn- và có tính tiềm tàng
VD: Khả năng tiên tri, khả năng ngoại cảm
 Các hiện tượng tâm lý quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chúng không tách rời
mà tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau . Hiện tượng này có thể làm xuất hiện
tượng kia, làm biến đổi hiện tượng kia
VD: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
 Tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc của chúng ta, chúng
ta không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy, không thể cân đo 1 cách trực tiếp
như những hiện tượng vất chất khác
Tuy nhiên tâm lý lại được thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động, hành
động, cử chỉ, nét mặt. Chính vì vậy chúng ta có thể nghiên cứu tâm lý thông
qua quan sát những hành vi, cử chỉ, biểu hiện bên ngoài của con người.
 Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người,
nó có thể làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn, sung sức hơn và hiệu quả
hơn.Tâm lý có thể làm tăng hoặc giảm sức mạnh tinh thần và cả sức mạnh vật chất
của con người. Nó có thể giúp con người trở nên khoẻ mạnh, tỉnh táo, tươi trẻ, đầy
sức sống, cũng có thể làm cho con người mất hết sức lực, trở nên yếu đuối, bạc
nhược và con người cũng có thể chết vì tác động tinh thần, tác động tâm lý

Câu 3: Xem lại tình huống công ty Mekong

Đáp án
Công ty thương mại Mekông có các chi nhánh ở nhiều nơi trong thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt hàng chủ yếu của công ty là các loại bếp ga và bình nước nóng. Trong thời gian gần
đây, nhu cầu sử dụng bếp gas trong thành phố tăng lên rõ rệt. Doanh số của công ty tăng
mạnh. Tuy nhiên, chưa hài lòng với kết quả đạt được, Ban Giám độc công ty quyết định
mở rộng địa bàn hoạt động của công ty đến các tỉnh, thành phố khác. Trước mắt, công ty
dự tính sẽ mở thêm chi nhánh ở Vũng Tàu. Tại các vùng địa bàn mới, tỷ lệ phần trăm hoa
hồng bán hàng tăng tùy 5% lên 8% trên doanh số. Công ty dự tính với như cầu bếp gas
đang tăng mạnh, nhưng nhân viên bán hàng tích cực tại các khu vực mới mở có thể tăng
thu nhập lên 30% đến 50%.Ông Quân, Trưởng phòng kinh doanh cảm thấy rõ ràng công
việc ở Vũng Tàu rất hấp dẫn đối với các nhân viên bán hàng của công ty. Vì vậy, ông tin
rằng chẳng có khó khăn gì trong việc tìm các nhân viên bán hàng cho các chi nhánh `mới.
Ông quyết định sẽ lựa chọn nhưng nhân viên bán hàng có đủ 2 tiêu chuẩn: kinh nghiệm
bán hàng, có doanh số bán hàng cao trong các năm trước đây và có hiểu biết, quan hệ
rộng ở Vũng Tàu. Anh Tú là nhân viên đạt cả 2 tiêu chuẩn này cao nhất. Anh từng công
tác ở Vũng Tàu, quan hệ rộng ở đó, có kinh nghiệm 12 năm bán hàng, đồng thời là nhân
viên bán hàngcó doanh số cao nhất 2 năm qua.Ông Quân mời anh Tú qua phòng làm việc
và nói đề nghị của công ty cử anh Tú đi Vũng Tàu ở chi nhánh mới, sau khi giải thích các
ưu đãi của công ty cho công việc mới. Ông Quân tưởng tượng anh Tú sẽ nhảy cẫng lên vì
sung sướng.Tuy nhiên, anh Tú đã làm chi ông Quân ngạc nhiên vì câu trả lời:Tôi rất cảm
ơn lời đề nghị của ông, nhưng thực tình thì tôi không muốn đi làm ở Vũng Tàu nữa. Ông
biết đấy, tôi có 2 đứa con. Đứa lớn năm nay thi hết cấp 1, đứa nhỏ năm nay mới 3 tuổi.
Tồi đi vắng, ở nhà mẹ con nó vất vả quá, tôi và bà xã đã chán cảnh hai vợ chồng mỗi
người một nơi rồi, mà chuyển cả nhà xuống Vũng Tàu thì cũng không ổn. Tuy chưa phải
giàu có, sung túc nhưng thu nhập gia đình tôi hiện nay cũng là khá rồi. Chúng tôi chẳng
có gì để phải phàn nàn về chuyện lương bổng, thu nhập cả. Có thể nói là tôi rất hài lòng
với công việc hiện nay của tôi, xin sếp của người khác.

Câu hỏi:1. Sự khác biệt trong nhu cầu ở đây là gì? Sự khác biệt này có thể giải thích
sựviệc trong tình huống trên như thế nào?
2. Ở cương vị của ông Quân, bạn sẽ làm thế nào để hy vọng anh Tú sẽ nhận công việc
mới ở Vũng Tàu? Hãy nêu các phương án có thể có? Phương án nào tốt nhất? Vì sao?Trả
lời:

1. Sự khác biệt trong nhu cầu ở đây là gì? Sự khác biệt này có thể giải thích sựviệc trong
tình huống trên như thế nào?

1.1.Nhu cầu là gì: Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn, không
thỏa mãn về một cái gì đó và mong được đáp ứng nó. Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của con người, cộng đồng tập thể và xã hội.

1.2.Sự khác biệt trong nhu cầu của các đối tượng trong tình huống trên: a. Nhu cầu của
Ban Giám đốc công ty, đại diện là ông Quân.Trước nhũng thay đổi của môi trường kinh
doanh, “Trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng bếp gas trong thành phố tăng lên rõ
rệt, doanh số của công ty tăng mạnh”,làm nảy sinh nhu cầu mới của Ban Giám đốc, đó là
mở rộng thị trường sang các tỉnh thành khác, nhằm nâng cao hơn nữa doanh số bán hàng
của công ty. Như vậy, có thể hiểu, Ban Giám đốc công ty có nhu cầu thay đổi tình hình
hiện tại của công ty, để thích ứng với môi trường, và phát triển.

b. Nhu cầu của anh Tú.Có thể phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tới nhu cầu của anh Tú
như sau:- Anh Tú có hai con nhỏ→anh cần có nhiều thời gian chăm sóc cho các con.- Hai
vợ chồng anh đã có khoảng thời gian phải sống xa nhau, và họ đã chán cảnh vợ chồng
phải sống xa nhau như vậy→anh không muốn vợ chồng anh phải sống xa nhau nữa.- Anh
tự thấy rằng thu nhập của gia đình anh hiện nay đã ở mức khá, anh hài lòng về chuyện
lương bổng, thu nhập và công việc hiện tại.=> Sự khác biệt trong nhu cầu của anh TúNhu
cầu vật chất Nhu cầu tinh thần-Anh thấy thu nhập gia đình hiện nay ở mức khá-Anh hài
lòng về lương bổng, thu nhập, công việc hiện tại→ Tuy nhiên, mức thu nhập cao hơn
luôn là nhu cầu của tất cả mọi người.-Gần gũi gia đình-Quan tâm chăm sóc hai con nhỏ→
Đây là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng cá nhân anh Tú.
Tất nhiên ai cũng mong muốn có mức thu nhập cao hơn, tuy nhiên trong trường hợp của
anh Tú, mức thu nhập cao hơn đồng nghĩa với sự đánh đổi quá lớn về cuộc sống gia
đình.Và với tất cả các yếu tố đó, anh Tú không có nhu cầu thay đổi tình hình hiện tại.
Hay nói cách khác, nhu cầu của anh là duy trì cuộc sống hiện tại của gia đình mình.

1.3 Sự khác biệt này có thể giải thích sự việc trong tình huống trên như thế nào? Như
vậy, từ những phân tích tình huống trên cho thấy, sự khác biệt trong nhu cầu của các đối
tượng ở đây là một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại(nhu cầu tổ chức), còn một bên
thì không(nhu cầu cá nhân).Chính sự khác biệt, mà có thể nói là đối lập trong nhu cầu đó
của 2 bên đã làm nảy sinh vấn đề. Và trên góc độ nhà quản lý, ông Quân sẽ phải có
những giải pháp để có thểđạt được mục đích của mình.

2. Các phương án có thể cóSTT Phương án Ưu điểm Nhược điểm

1 Tiếp cận phía gia đình anh Tú, giải thích cho họ hiểu mức đãi ngộ của công ty dành cho
anh Tú và cơ hội thăng tiến của anh Tú trong tương lai để họ tác động tới anh Tú.Không
tiêu tốn thêm các nguồn lựccủa công ty. Nếu thành công sẽ tạo được sự đồng thuận của
cả hai phía, công ty và gia đình anh Tú.Phương án này không chắc chắn, hiệu quả không
chắc chắn, bởi anh Tú là người ra quyết định cuối cùng; hoặc nhu cầu của gia đình có thể
giống nhu cầu của anh Tú.

2 Tăng thêm mức đãi ngộvề thu nhập, thăng tiến một cách vượt trội so với hiện tại.Sự
vượt trội về thu nhập và vị thế, với vai trò của mình được tăng cao trong công ty có thểsẽ
khiến anh Tú phải cân nhắc lại vềsự đánh đổi ở trên.Rào cản bởi nguồn lực của công ty
và quyền hạn của ông Quân.

3 Tạo điều kiện để chuyển cả gia đình anh Tú xuống Vũng Tàu.Giải quyết triệt để các
quan ngại của anh Tú.Bản thân anh Tú không muốn như vậy.Rào cản về nguồn lực, chính
sách đãi ngộ củacông ty và quyền hạn của ông Quân.

4 Thay đổi kế hoạch, chỉ chuyển công tác tạm thời của anh Tú xuống Vũng Tàu một thời
gian, khi nào công việc ở Vũng Tàu đi vào ổn Vấn đề cơ bản sẽ được giải quyết,dễ dàng
thực hiện và cũng không tiêu tốnthêm nguồn lực khác của công tyCông ty sẽ không chắc
chắn được thời gian tạm thời sẽ là bao lâu, nhưng chắc chắn sẽ không thể nhanh được, và
điều đó là định và các nhân viên khác đã quen với thị trường mới thì anh Tú có thể trở lại
TP Hồ Chí Minh.quan ngại của anh Tú.

5 Dùng quyền lực, bắt buộc anh Tú phải thực thi quyết địnhGiải pháp đơn giản,dễ thực
hiệnCứng nhắc. Công ty có thể sẽ mất đi một nhânviên tốt, hoặc nếu thựcthi quyết đinh
của công ty, anh Tú sẽ không có đọng lực làmviệc, dẫn đến hiệu quả không như mong
đợi.

6 Kết hợp phương án 1, 2, 4.Trong phương án 1sẽ là nhưng chính sách đãi ngộ nằm trong
phạm vi có thể của công ty; cùng với đó là sự động viên, khuyến khích và đánh vào tinh
thần trách nhiệm của một nhân viên lâu năm của công tyĐây là phương án tốt nhất so với
các phương án trên.Nó hạn chế bớt các nhược điểm và các hệ quả xấu.Nhu cầucủa 2 bên
cơ bản sẽ được thỏa mãn.Để thực hiện được phương án này tương đối phức tạp, và cũng
chưa đảm bảo được hiệu quả tuyệt đối

Câu 4: Hoạt động nhận thức là gì? Nêu và phân tích các hoạt động nhận thức trong tâm lý
học?

Đáp án

Hoạt động nhận thức là hoạt động phản ảnh bản thân hiện thực khách quan. Đó
là hoạt động nhận biết đánh giá về thế giới xung quanh mình. “Hoạt động nhận
thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người
thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh
nghiệm đã có của bản thân”.

Hoạt động nhận thức diễn ra theo 2 mức độ khác nhau, mức độ thấp nhất là
nhận thức cảm tính, mức độ cao nhất là nhận thức lý tính.
 Nhận thức cảm tính:
- Cảm giác: là một quá trình nhận thức đơn giản nhất, phản ánh những đặc
điểm riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp
vào các giác quan tương ứng của con người.
- Tri giác: là một quá trình nhận thức phản ánh 1 cách trọn vẹn các thuộc
tính bề ngoài của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi chúng tác động trực
tiếp vào chúng ta
 Trí nhớ: là một quá trình nhận thức phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua
dưới hình thức biểu tượng. Trí nhớ là sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại
những gì con người đã thu được trong hoạt động phản ứng hiện thực, trong
cuộc sống của mình.
- Các quá trình trí nhớ:
Ghi nhớ: là một quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri
giác ở trên vỏ não, đồng thời cũng là hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới
với tài liệu cũ đã có
Giữ gìn: là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành
được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ
Tái hiện lại: là quá trình xuất hiện trong vỏ não những hình ảnh của sự
vật, hiện tượng mà chúng ta đã tri giác trước đây
Quên: là quá trình mất dần thông tin trong trí nhớ
 Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức cao hơn so với cảm tính, nó cho
ta biết được cái bên trong, cái bản chất, cái quy luật của sự vật và hiện
tượng. Qua cách ăn mặc của một người, ta biết được đạo đức, tài năng, quan
điểm, thái độ sống.....
- Tư duy: Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của sự vật và hiện
tượng trong thực hiện khách quan.
- Tưởng tượng: là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong
kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình
ảnh ( biểu tượng) đã có.

Câu 5: Nêu và phân tích các quy luật của đời sống tình cảm?

Đáp án

Trong khi phản ánh thế giới khách quan ( phản ánh nhận thức), con người không
chỉ nhận thức thế giới đó, mà còn tỏ thái độ của mình với nó.

Trong hoạt động quản trị ta phải tác động đến tình cảm cấp dưới, dùng tình cảm để
chinh phục, cảm hóa cấp dưới

- Các mức độ sau đây của đời sống tình cảm con người:

 Màu sắc cảm xúc của cảm giác


 Xúc cảm
 Tình cảm

- Những qui luật của đời sống tình cảm

 1. Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần
một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là
hiệntượng“chai sạn” tình cảm.Biểu hiện: “Gần thường xa thương”Dao năng
mài thì sắc, người năng chào thì quen.“ Sự xa cách đối với tình yêu giống
như gió với lửa, gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ,nhưng lai đốt cháy,bùng nổ
những tia lửa lớn”(Ngạn ngữ Nga)
 2. Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây
sang người khác Biểu hiện: Vui lây,buồn lây,đồng cảm
 3. Quy luật tương phản: Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm,
sự xuất hiện hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm
của một hiện tượng khác diễn ra đồng thời.

Biểu hiện: Càng yêu nước càng căm thù giặc .


 4. Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ
người này sang người khác.
Biểu hiện: “Giận cá chém thớt
 5. Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai
tình cảm đối cực nhau, có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ
nhau, chúngpha trộn vào nhau.
Biểu hiện: “Giận mà thương,thương mà giận’’

Câu 6: Xem lại tình huống anh Nam công ty Thanh Bình

Đáp án

Anh Nam mới được mời về công ty Thanh Bình để đảm nhận chức vụ CEO do Anh Long
CEO cũ đã xin nghĩ. Sau hai tháng Anh Nam nhận được tin Anh Long đang tiến hành
thành lập công ty mà ngành nghề kinh doanh giống như công ty Thanh Bình và có mời
một số nhân viên mà anh ấy đã từng quản lý và đào tạo bên công ty Thanh Bình dự liên
hoan.Một số nhân viên cũ sau khi được mời dự liên hoan đánh giá Anh Long là người có
tình đã nghĩ công ty cũ rồi mà vẫn còn nhớ đến mọi người. Một tháng sau Anh Nam nhận
được thông báo chính thức từ Giám Đốc nhân sự là anh Long có mời một số nhân sự chủ
chốt của Công ty Thanh Bình đầu quân cho công ty Anh Long với những hứa hẹn tốt hơn
hiện tại.

Câu hỏi:Câu 1: Anh Long đang có lợi thế gì trong việc mời các nhân viên cũ đầu quân
cho công ty mới.

Câu 2: Nếu bạn là Anh Nam bạn phải xử lý tình huống này như thế nào để các nhân viên
cũ không bị lôi kéo sang công ty mới?

Trả lời:Câu 1: - Anh Long là cấp trên cũ của các nhân viên có quan hệ tốt về mặt tình
cảm,- Anh Long là người đã từng đào tạo các nhân viên này nên nhận được sự kính phục
từ họ
2 Bài tập tình huống- Anh Long có hiểu biết về công ty Thanh Bình nên có những hứa
hẹn tốt hơn công ty hiện tại.- Sẽ có một số người thích phong cách lãnh đạo của Long
trước đây, thấy anh Long là một người lãnh đạo chuẩn mực.

Câu 2: - Tiến hành kết hợp bộ phận nhân sự phân tích các vị trí chủ chốt ở công ty để
hiểu được cặn kẻ từng vị trí, các nhân viên ở vị trí đó, khả năng phát triển của họ trong
tương lai ở công ty.

- Có một cuộc họp chung với các vị trí chủ chốt công bố chiến lược phát triển công ty,
cùngnhau thảo luận đưa ra chiến lược phát triển của từng bộ phận trong chiến lược đó
đưa ra các cơ hội phát triển ở từng vị trí trong công ty

- Gặp gở từng cá nhân tìm hiểu suy nghĩ của mỗi người, nguyện vọng cũng như yếu tố
mà nhân viên đó găn kết với công ty Thanh Bình Hiện tại và các yếu tố khiến họ chưa hài
long khi làm việc với CEO mới.Từ những cuộc gặp đó nếu chung ta chia được một bên
găn bó và một bên bị lung lay, chúngta sẽ dùng những người gắn bó đễ phát ngôn nội bộ
về khả năng phát triễn ở công ty Thanh Bình trong tương lai cũng như nói lên những
điểm mạnh mà ở công ty mới Anh Long đang thành lập (sự phát triển ổn định, tìm lực cơ
hội phát triển…), từ đó họ sẽ giúp bạn khiến cho những người bị lung lay sẽ suy nghĩ lại.

- Tất nhiên quá trình làm việc như vậy chưa chắt đạt được kết quả 100% vì thế chúng ta
cũng nên có biện pháp dự phòng lã sẽ tìm những người thay thế phù hợp khi kết quả
thuyết phục không như mong mỏi.

- Mặt khác có thể gặp gở Anh Long để nói chuyện tìm hiểu công ty anh đang thành lập
tới đâu, đang gặp những khó khăn gì về nhân sự, bên cạnh việc gặp gở có thể để bạn sẽ
học hỏi cách điều hành Thanh Bình trước đây để đưa Thanh Bình ngày càng phát triển,
nếu có thể lôi kéo công ty anh trở thành đối tác

Câu7: Kinh doanh là gì? Nêu và phân tích những đặc điểm nghề nghiệp và những phẩm
chất của nhà kinh doanh?
Đáp án

Kinh doanh: - là quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, buôn bán và dịch vụ
nhằm thu lợi nhuận theo khuôn khổ luật pháp qui định
- Gắn với cơ chế thị trường mà bản chất là cạnh tranh là chống độc quyền
- Là một hoạt động mang tính chất xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố của
đời sống xã hội
- Là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp: nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, tập
quán,...

Đặc điểm nghề nghiệp và phẩm chất của nhà kinh doanh:
- Nhà kinh doanh:
 Nhà KD là người kế thừa hoặc tạo dựng 1 DN mới
 NKD nói chung phải là người có kiến thức và khả năng gần như toàn
diện: Nhà kinh tế, nhà khoa học mà còn là luật gia và là nhà tâm lý
học, nhà ngoại giao...

Nhà KD đặc biệt phải am hiểu thị trường, am hiểu công nghệ

Nhà KD phải là người có đầu óc nhạy bén, sắc sảo; Dám chấp nhận rủi ro

Nhà KD phải trọng chữ tín

NKD phải có ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 8: Hành vi tiêu dùng là gì?

Đáp án

Hành vi tiêu dùng là một bộ phận trong hệ thống hành vi của con người

Hành vi tiêu dùng được hiểu là hành động mà người tiêu dùng biểu hiện trong việc tìm
kiếm: Mua, dùng, đánh giá các sảm phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn các
nhu cầu của họ.
Hành vi của người tiêu dùng tuân thủ theo mô hình S-O-R. Trong đó, S là kích thích; O là
hộp đen của người tiêu dùng; R là phản ứng.

Tác nhân kích thích -> Hộp đen của NTD -> Hành vi mua hàng

Câu 9: Xem lại tình huống ông Tân

Xí nghiệp cơ khí Tân Hoa do ông Tân lãnh đạo đã được mười năm. Quy mô của

xí nghiệp ngày càng được mở rộng, sản phẩm của xí nghiệp ngày càng chiếm lĩnh

được uy tín trên thị trường. Ông Tân là người ít được học hành. Ông làm việc chỉ

dựa theo kinh nghiệm cá nhân. Ông vốn là một công nhân cơ khí giỏi nổi tiếng và

có khả năng thu hút được nhiều thợ giỏi, đoàn kết được nhiều nhân viên trong xí

nghiệp. Mặc dù tiền lương và thu nhập ở xí nghiệp cơ khí Tân Hoa không cao hơn

so với các đơn vị khác cùng ngành, nhưng công nhân rất đoàn kết gắn bó với xí

nghiệp và làm việc tận tình. Năm ngoái, 1992, ông Tân nghi hưu. Cấp trên bổ

nhiệm ông Phong, Trưởng phòng Kỹ thuật, một kỹ sư trẻ, có tài, năng nổ, nhiều

tham vọng làm Giám đốc. Ông Phong nhận thấy hầu hết các cán bộ quản lý của xí

nghiệp đều không được đào tạo từ các trường lớp chính quy, làm việc theo kiểu gia

đình xuề xòa, ưa nhậu nhẹt, còn máy móc, thiết bị thì đã quá lạc hậu. Theo ông

Phong, điều này không thể phù hợp với yêu cầu mới của thị trường và không thể

tồn tại được trong một môi trường cạnh tranh ác liệt. Ông Phong muốn tạo cho xí

nghiệp một phong cách làm việc hoàn toàn mới. Vì vậy, ông đã cho lập một dây

chuyền công nghệ mới, hiện đại và thay đổi lại hầu hết các cán bộ quản lý cũ bằng

những người bạn cùng học hoặc quen biết cũ của ông Phong. Do có bằng cấp cao,
những người cán bộ mới được lãnh lương cao hơn so với các cán bộ quản lý cũ.

Tuy nhiên, khi đi vào thực hành giải quyết một số vấn đề cụ thể, họ lại tỏ ra thiếu

kinh nghiệm, không có sức thuyết phục, đôi khi yếu kém hơn các cán bộ quản lý

cũ của ông Tân. Trong xí nghiệp dần dần hình thành hai phe: cũ và mới. Nhiều

công nhân cũ trở nên lơ là với công việc, một số công nhân giỏi xin chuyển đi nơi

khác.

Tệ nạn mất cắp tài sản, nguyên vật liệu tăng lên rõ rệt mặc dù ông Phong đề ra kỷ

luật lao động rất nghiêm khắc .


2. Theo anh/chị, phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ lao

động và lòng trung thành của nhân viên?

1.Nhận xét phong cách lãnh đạo của anh Phong: anh Phong là người trẻ giàu nhiệt

huyết, có tham vọng ,tài giỏi và cũng có 1 chút ngông cuồng.Phong cách lãnh đạo

của Anh Phong là phong cách lãnh đạo độc đoán/cưỡng ép. Câu nói thường trực là

“ làm như lệnh tôi đi” Những nhà lãnh đạo này ít có tác động tích cực đến bầu

không khí chung, họ đòi hỏi sự tuân thủ tức thì. Làm việc toàn thời gian cho vị

lãnh đạo có phong cách này chẳng khác gì “ nếm mật nằm gai”. Trong những thời

điểm cấp bách, cần đưa ra quyết định nhanh chóng và chuẩn xác thì đây là phong

cách hiệu quả nhất và cần được ưu tiên hàng đầu. Nhưng xưởng Tân Hoa đã tồn tại

được 10 năm và đã có một số văn hóa riêng của mình.Vì các chính sách thay đổi
của anh Phong khiến xưởng Tân Hoa phải thay đổi ngay tức thì thì mâu thuẫn ,khó

khăn xảy ra là điều không tránh khỏi.

2. Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến lòng trung thành và quan hệ lao

động của nhân viên. Tại sao ông Tân là một người ít học ,làm việc chỉ dựa theo

kinh nghiệm lại có thể thu hút ,giữ chân nhân viên mặc dù tiền lương và thu nhập ở

xí nghiệp cơ khí Tân Hoa không cao hơn so với các đơn vị khác cùng ngành,

nhưng công nhân rất đoàn kết gắn bó với xí nghiệp và làm việc tận tình. Bởi vì ông

Tân cũng là một thơ khí , là một nhân viên nên ông thấu hiểu những đắng cay ngọt

bùi của họ ,hiểu được những tâm tư,nguyện vọng khi làm việc cùng họ và sau này

quản lí họ. Về anh Phong, ý tưởng của anh không xấu ,anh muốn công ty trở nên

tốt hơn,môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn nhưng anh lại không hiểu nhân

viên xưởng Tân Hoa mong muốn điều gì và gặp khó khăn ở điều gì.

You might also like