You are on page 1of 18

“Đây là phương pháp làm bài, hướng tư duy, bản chất các công thức chứ không phải

cách trình bày,


biện luận chi tiết. Tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, khái quát và bồi dưỡng kiến thức cho
học sinh lớp 9. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép của tác giả.”

Các quy luật di truyền


I. Lai một cặp tính trạng (Phân li)
* Bài toán thuận: Cho kiểu gen, kiểu hình của P; xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ con.
Bước 1: Quy ước alen.
Bước 2: Xác định kiểu gen của P.
Bước 3: Viết sơ đồ lai.
Bước 4: Kết luận.
* Bài toán ngược: Cho số lượng, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ con; xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ.
Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước alen (nếu cần).
Bước 2: Tìm kiểu gen của bố mẹ.
!!! Dựa vào các kết quả sau để biện luận:
Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
AA x AA 100% AA 100% A-
AA x Aa 1AA : 1Aa 100% A-
Trội hoàn toàn AA x aa 100% Aa 100% A-
Aa x Aa 1AA : 2Aa : 1aa 3A- : 1aa
Aa x aa 1Aa : 1aa 1A- : 1aa
aa x aa 100% aa 100% aa
AA x AA 100% AA 100% AA
AA x Aa 1AA : 1Aa 1AA : 1Aa
Trội không hoàn toàn AA x aa 100% Aa 100% Aa
Aa x Aa 1AA : 2Aa : 1aa 1AA : 2Aa : 1aa
Aa x aa 1Aa : 1aa 1Aa : 1aa
aa x aa 100% aa 100% aa
Kiểu gen đồng hợp trội Aa x Aa 2Aa : 1aa 2A- : 1aa
gây chết (AA chết từ giai đoạn phôi)

+ Tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 → Kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa.


+ Tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 → Kiểu gen bố mẹ là Aa x aa (cả AA x Aa nếu gen trội là trội không hoàn toàn).
+ Tỉ lệ kiểu hình 100%:
- 100% tính trạng lặn → Kiểu gen bố mẹ là aa x aa.
- 100% tính trạng trội: Dựa vào kiểu hình bố mẹ để xác định; chắc chắn bố hoặc mẹ có kiểu gen là AA.
Bố và mẹ có kiểu hình khác nhau → Kiểu gen bố mẹ là AA x aa.
Bố và mẹ đều biểu hiện tính trạng trội → Kiểu gen bố mẹ là AA x AA hoặc AA x Aa.
- 100% tính trạng trung gian (Aa) → Kiểu gen bố mẹ là AA x aa.
+ Tỉ lệ kiểu hình 2 : 1 → Kiểu gen đồng hợp trội gây chết → Kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa.
+ Tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 → Gen trội là trội không hoàn toàn → Kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa

Bước 3: Viết sơ đồ lai.

Bước 4: Kết luận.

1
II. Lai hai cặp tính trạng (Phân li độc lập)
* Bài toán thuận: Cho kiểu gen, kiểu hình của P; xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ con.
Bước 1: Quy ước alen.
Bước 2: Xác định kiểu gen của P.
Bước 3: Viết sơ đồ lai.
Bước 4: Kết luận.
* Bài toán ngược: Cho số lượng, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ con; xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ.

+ Xét riêng từng cặp tính trạng và biện luận như lai một cặp tính trạng:
𝑀ắ𝑡 đỏ 751 3
- Tính tỉ lệ biểu hiện các trạng thái của tính trạng, ví dụ: = ≈
𝑀ắ𝑡 𝑡𝑟ắ𝑛𝑔 249 1

- Xác định tính trạng trội, lặn; quy ước alen, suy ra kiểu gen bố mẹ (nếu có thể), ví dụ:
𝑀ắ𝑡 đỏ 751 3
= ≈ → Mắt đỏ là tính trạng trội.
𝑀ắ𝑡 𝑡𝑟ắ𝑛𝑔 249 1

Quy ước alen: A - mắt đỏ; a - mắt trắng → Kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa.
+ Xét tích tỉ lệ các cặp tính trạng, nếu khớp tỉ lệ bài cho thì các gen phân li độc lập.
+ Viết sơ đồ lai.
+ Kết luận.
!!! Chú ý một số trường hợp hay gặp:
Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
4AaBb : 2AaBB : 2Aabb : 9A-B- : 3A-bb :
AaBb x AaBb 2AABb : 2aaBb : 1AABB : 3aaB- : 1aabb
1AAbb : 1aaBB : 1aabb
AaBb x Aabb 2AaBb : 2Aabb : 1AABb: 3A-B- : 3A-bb :
Phân li độc lập 1aaBb : 1AAbb : 1aabb 1aaB- : 1aabb
Lai hai cặp tính trạng
AaBb x aaBb 2AaBb : 2aaBb : 1AaBB: 3A-B- : 3aaB- :
1Aabb : 1aaBB : 1aabb 1A-bb : 1aabb
AaBb x aabb 1AaBb : 1Aabb : 1A-B- : 1A-bb :
hoặc
1aaBb : 1aabb 1aaB- : 1aabb
Aabb x aaBb

+ Tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1)(3 : 1) → Bố mẹ có kiểu gen dị hợp kép AaBb x AaBb.


+ Tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1)(1 : 1) → Kiểu gen bố mẹ là AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb.
+ Tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)(1 : 1) → Kiểu gen bố mẹ là AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.
+ Tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 → Kiểu gen bố mẹ có một cặp gen dị hợp (Aa x Aa) và một cặp gen cho
tỉ lệ kiểu hình đời con là 100% (BB x BB, BB x Bb, BB x bb, bb x bb).
+ Tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 → Kiểu gen bố mẹ có một cặp gen dị hợp x đồng hợp lặn (Aa x aa) và
một cặp gen cho tỉ lệ kiểu hình đời con là 100% (BB x BB, BB x Bb, BB x bb, bb x bb).
+ Tỉ lệ kiểu hình là 100% → Cả hai cặp gen của bố mẹ đều cho tỉ lệ kiểu hình đời con là 100%.
(Dựa vào kiểu hình bố mẹ để xác định chính xác kiểu gen).
Tương tự đối với lai nhiều cặp tính trạng.

2
III. Di truyền liên kết
+ Nhìn chung các bước làm bài như trên.
+ Khi tính tích tỉ lệ các tính trạng, nếu thấy kết quả khác đề bài thì các gen di truyền liên kết.
!!! Chú ý một số kết quả thường gặp:
Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
𝐴𝐵 𝑎𝑏 𝐴𝐵
x 𝑎𝑏 100% 𝑎𝑏 100% A-B-
𝐴𝐵
𝐴𝑏 𝑎𝐵 𝐴𝑏
x 100% 𝑎𝐵 100% A-B-
𝐴𝑏 𝑎𝐵
Di truyền liên kết 𝐴𝐵
x
𝑎𝑏 𝐴𝐵
1 𝑎𝑏 : 1 𝑎𝑏
𝑎𝑏
1A-B- : 1aabb
𝑎𝑏 𝑎𝑏
hoàn toàn
𝐴𝐵 𝐴𝐵 𝐴𝐵 𝐴𝐵 𝑎𝑏
x 𝑎𝑏 1 𝐴𝐵 : 2 𝑎𝑏 : 1 𝑎𝑏 3A-B- : 1aabb
𝑎𝑏
(Dị hợp đều)
𝐴𝑏 𝐴𝑏 𝐴𝑏 𝐴𝑏 𝑎𝐵 1A-bb : 2A-B- : 1aaB-
x 𝑎𝐵 1 𝐴𝑏 : 2 𝑎𝐵 : 1 𝑎𝐵
𝑎𝐵
(Dị hợp chéo)
𝐴𝐵 𝐴𝑏 𝐴𝑏 𝐴𝐵 𝐴𝐵 𝑎𝐵 1A-bb : 2A-B- : 1aaB-
x 𝑎𝐵 1 𝑎𝑏 : 1 𝐴𝑏 : 1 𝑎𝐵 : 1 𝑎𝑏
𝑎𝑏
(Dị hợp đều x chéo)
𝐴𝑏 𝑎𝐵 𝐴𝑏 𝐴𝑏 𝑎𝐵 𝑎𝑏
1A-B- : 1A-bb :
x 𝑎𝑏 1 𝑎𝐵 : 1 𝑎𝑏 : 1 𝑎𝑏 : 1 𝑎𝑏
𝑎𝑏
1aaB- : 1aabb
!!! Lưu ý dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở đời con để xác định gen nào liên kết với gen nào.
IV. Di truyền liên kết với giới tính
+ Nhìn chung các bước làm bài như trên.
+ Khi tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới, ta xác định gen quy định tính trạng
nằm trên NST giới tính.
💡 Quần thể có 5 loại kiểu gen → Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X
💡 Quần thể có 7 loại kiểu gen → Gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và NST Y
!!! Chú ý một số kết quả sau:
Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
XᴬXᴬ x XᴬY 1XᴬXᴬ : 1XᴬY XX: 100% A-
XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
XᴬXᵃ x XᴬY 1XᴬXᴬ : 1XᴬXᵃ : XX: 100% A-
XY: 1A- : 1aa
1XᴬY : 1XᵃY Tổng: 3A- : 1 aa
XᵃXᵃ x XᴬY 1XᴬXᵃ : 1XᵃY XX: 100% A-
XY: 100% aa
Gen nằm trên vùng Tổng: 1A- : 1aa
không tương đồng của XᴬXᴬ x XᵃY 1XᴬXᵃ : 1XᴬY XX: 100% A-
nhiễm sắc thể X XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
XᴬXᵃ x XᵃY 1XᴬXᴬ : 1XᵃXᵃ : XX: 1A- : 1aa
XY: 1A- : 1aa
1XᴬY : 1XᵃY Tổng: 1A- : 1aa
XᵃXᵃ x XᵃY 1XᵃXᵃ : 1XᵃY XX: 100% aa
XY: 100% aa
Tổng : 100% aa
Gen nằm trên vùng XX x XYd 1XX : 1XYd XX: 100% bình thường
không tương đồng của (Quy ước d - bệnh, XY: 100% bệnh
nhiễm sắc thể Y Tổng: 1 bình thường : 1 bệnh
O - bình thường)

3
!!! Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X: Có hiện tượng di truyền chéo, nghĩa là
bố truyền cho con gái và mẹ truyền cho con trai.
!!! Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y: Có hiện tượng di truyền thẳng, nghĩa là
gen quy đinh tính trạng chỉ truyền cho những cá thể có cặp NST giới tính là XY.

Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
XX: 100% A-
XᴬXᴬ x XᴬYᴬ 1XᴬXᴬ : 1XᴬYᴬ XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
1XᴬXᴬ : 1XᴬXᵃ : XX: 100% A-
XᴬXᵃ x XᴬYᴬ 1XᴬYᴬ : 1XᵃYᴬ XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
XX: 100% A-
XᵃXᵃ x XᴬYᴬ 1XᴬXᵃ : 1XᵃYᴬ XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
XX: 100% A-
XᴬXᴬ x XᴬYᵃ 1XᴬXᴬ : 1XᴬYᵃ XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
1XᴬXᴬ : 1XᴬXᵃ : XX: 100% A-
XᴬXᵃ x XᴬYᵃ 1XᴬYᵃ : 1XᵃYᵃ XY: 1A- : 1aa
Tổng: 3A-: 1aa
XX: 100% aa
XᵃXᵃ x XᴬYᵃ 1XᵃXᵃ : 1XᴬYᵃ XY: 100% A-
Gen nằm trên
vùng tương đồng của
Tổng: 1A- : 1aa
nhiễm sắc thể X và Y XX: 100% A-
XᴬXᴬ x XᵃYᴬ 1XᴬXᵃ : 1XᴬYᴬ XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
1XᴬXᵃ : 1XᵃXᵃ : XX: 1A- : 1aa
XᴬXᵃ x XᵃYᴬ 1XᴬYᴬ : 1XᵃYᴬ XY: 100% A-
Tổng: 3A- : 1aa
XX: 100% aa
XᵃXᵃ x XᵃYᴬ 1XᵃXᵃ : 1XᵃYᴬ XY: 100% A-
Tổng: 1A- : 1aa
XX: 100% A-
XᴬXᴬ x XᵃYᵃ 1XᴬXᵃ : 1XᴬYᵃ XY: 100% A-
Tổng: 100% A-
1XᴬXᵃ : 1XᵃXᵃ : XX: 1A- : 1aa
XᴬXᵃ x XᵃYᵃ 1XᴬYᵃ : 1XᵃYᵃ XY: 1A- : 1aa
Tổng: 1A- : 1aa
XX: 100% aa
XᵃXᵃ x XᵃYᵃ 1XᵃXᵃ : 1XᵃYᵃ XY: 100% aa
Tổng: 100% aa
!!! Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y: Tổng tỉ lệ kiểu hình ở đời con
khớp với kết quả lai một cặp tính trạng.

4
V. Di truyền giới tính
!!! Tỉ lệ giới tính ở đời con thường xấp xỉ 1:1
Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
Di truyền giới tính XX x XY 1XX : 1XY 1 đực : 1 cái
XX x XO 1XX : 1XO

VI. Di truyền đồng trội


+ Nhìn chung các bước làm bài như trên.
!!! Tham khảo kết quả cho trong bảng dưới đây:
Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
IᴬIᴮ x IᴬIᴮ 1IᴬIᴬ : 2IᴬIᴮ : 1IᴮIᴮ 1A : 2AB : 1B
IᴬIᴬ x IᴬIᴬ 100% IᴬIᴬ 100% A
IᴮIᴮ x IᴮIᴮ 100% IᴮIᴮ 100% B
IᴼIᴼ x IᴼIᴼ 100% IᴼIᴼ 100% O
IᴬIᴼ x IᴬIᴼ 1IᴬIᴬ : 2IᴬIᴼ : 1IᴼIᴼ 3A : 1O
IᴮIᴼ x IᴮIᴼ 1IᴮIᴮ : 2IᴮIᴼ : 1IᴼIᴼ 3B : 1O
IᴬIᴮ x IᴼIᴼ 1IᴬIᴼ : 1IᴮIᴼ 1A : 1B
IᴬIᴬ x IᴼIᴼ 100% IᴬIᴼ 100% A
IᴮIᴮ x IᴼIᴼ 100% IᴮIᴼ 100% B
IᴬIᴼ x IᴼIᴼ 1IᴬIᴼ : 1IᴼIᴼ 1A : 1O
Di truyền đồng trội IᴮIᴼ x IᴼIᴼ 1IᴮIᴼ : 1IᴼIᴼ 1B : 1O
(Ví dụ: Di truyền
IᴬIᴬ x IᴮIᴮ 100% IᴬIᴮ 100% AB
nhóm máu ở người)
IᴬIᴼ x IᴮIᴼ 1IᴬIᴮ : 1IᴬIᴼ : 1AB : 1A : 1B : 1O
1IᴮIᴼ : 1IᴼIᴼ
IᴬIᴮ x IᴬIᴼ 1IᴬIᴮ : 1IᴬIᴬ : 1AB : 2A : 1B
1IᴬIᴼ : 1IᴮIᴼ
IᴬIᴮ x IᴮIᴼ 1IᴬIᴮ : 1IᴬIᴼ : 1AB : 2B : 1A
1IᴮIᴮ : 1IᴮIᴼ
IᴬIᴬ x IᴬIᴼ 1IᴬIᴬ : 1IᴬIᴼ 100% A
IᴮIᴮ x IᴮIᴼ 1IᴮIᴮ : 1IᴮIᴼ 100% B
IᴬIᴬ x IᴮIᴼ 1IᴬIᴮ : 1IᴬIᴼ 1AB : 1A
IᴮIᴮ x IᴬIᴼ 1IᴬIᴮ : 1IᴮIᴼ 1AB : 1B
IᴬIᴮ x IᴬIᴬ 1IᴬIᴮ : 1IᴬIᴬ 1AB : 1A
IᴬIᴮ x IᴮIᴮ 1IᴬIᴮ : 1IᴮIᴮ 1AB : 1B

VII. Thoái hóa giống do tự thụ phấn


Khi cho cây dị hợp kiểu gen Aa tự thụ phấn qua n thế hệ thì kiểu gen của thế hệ cuối cùng là:
1 1
1 − 2𝑛 1 1 − 2𝑛
AA : Aa : aa
2 2𝑛 2
Khi cho P: x AA : y Aa : z aa tự thụ phấn qua n thế hệ thì kiểu gen của thế hệ cuối cùng là:
1 1
1 − 2𝑛 1 1 − 2𝑛
x+ y AA : y Aa : y + z aa
2 2𝑛 2

5
VIII. Lai các cá thể đa bội với nhau hoặc với cá thể lưỡng bội
+ Nhìn chung các bước làm bài như trên.
+ Chú ý vận dụng các tỉ lệ đặc trưng để xác định kiểu gen bố mẹ; sơ đồ hình tam giác, hình chữ nhật
để xác định các loại giao tử tạo ra. Nếu gen có nhiều hơn 4 alen thì vận dụng tổ hợp và xác suất
để viết giao tử.

Ví dụ, với kiểu gen AAa, ta viết các alen thành 3 đỉnh của
tam giác. Kiểu gen này sẽ tạo ra 3 giao tử chứa 1 alen tương
ứng 3 đỉnh tam giác là A,A,a; và 3 giao tử chứa 2 alen tương
ứng 3 cạnh tam giác là AA,Aa,Aa. Tổng hợp lại, kiểu gen
AAa giảm phân sẽ cho tỉ lệ giao tử là 1AA : 2Aa : 2A : 1a

Ví dụ, với kiểu gen AAaa, ta viết các alen thành 4 đỉnh của
hình chữ nhật. Kiểu gen này chỉ tạo ra các giao tử chứa 2 alen
tương ứng với 4 cạnh và 2 đường chéo. Từ đó ta xác định
được tỉ lệ giao tử tạo ra là 1AA : 4Aa : 1aa

⇒ Tổng quát: Kiểu gen có 2k alen thì sẽ tạo ra các loại giao tử chứa k alen; kiểu gen có 2k-1
alen thì sẽ tạo ra các loại giao tử chứa k-1 và k alen
Đọc thêm: Vận dụng kiến thức về tổ hợp, xác suất, có thể xác định tỉ lệ giao tử của kiểu gen có nhiều alen hơn
+ Trong Toán học, tổ hợp là cách chọn những phần tử từ một nhóm lớn hơn mà không phân biệt thứ tự.
📰 Ví dụ từ tập hợp {1;2;3} chọn được 3 tổ hợp chứa 2 phần tử là {1;2}; {2;3}; {1;3} (không phân biệt các tập
{1;2} với {2;1}, {2;3} với {3;2}, {1;3} với {3;1} vì chỉ quan tâm tới phần tử được chọn chứ không phải thứ tự)
và 3 tổ hợp chứa 1 phần tử là {1}; {2}; {3}.
+ Xác suất là phép đo khả năng một biến cố xảy ra trong tổng số các kết quả có thể xuất hiện. Với dạng bài tập
này, ta tính số tổ hợp giao tử từng loại và vận dụng xác suất để tính tỉ lệ.
📰 Ví dụ: Xác định tỉ lệ giao tử của kiểu gen AAAaa, AAAaaa
+ Bước 1: Xác định các loại giao tử có thể tạo ra. Bước này có thể thực hiện bằng cách tìm các tổ hợp chứa các
phần tử tương ứng các alen của kiểu gen:
- AAAaa tạo ra giao tử chứa 2 alen gồm AA, Aa, aa; giao tử chứa 3 alen gồm AAA, AAa, Aaa (không có aaa
vì kiểu gen chỉ chứa 2 alen a)
- AAAaaa chỉ tạo ra giao tử chứa 3 alen gồm AAA, AAa, Aaa, aaa
+ Bước 2: Tính tổng số tổ hợp giao tử có thể tạo ra. Với kiểu gen có 2k(-1) alen thì sẽ tạo ra 2kCk tổ hợp giao tử
(bấm máy tính để tính). Ví dụ với AAAaa (chứa 5 = 2.3 - 1 alen → k = 3) thì tạo ra 6C3 = 20 tổ hợp giao tử
+ Bước 3: Tính số tổ hợp giao tử của từng loại.
📰 Ví dụ với kiểu gen AAAaa thì số tổ hợp AAa (gồm 2A và 1a) có thể tạo ra bằng tích của số cách chọn 2A từ
A¹A²A³a⁴a⁵ (là 3: A¹A²; A²A³; A¹A³) và số cách chọn 1a từ A¹A²A³a⁴a⁵ (là 2: a⁴ và a⁵) ⇒ Có 3 x 2 = 6 tổ hợp
AAa có thể tạo ra.
- Nếu giao tử tạo ra có quá nhiều alen thì lại vận dụng công thức tổ hợp để tính:
Số cách chọn k alen A từ kiểu gen có n alen A có thể bấm máy là nCk.
+ Bước 4: Tính tỉ lệ giao tử từng loại bằng cách chia số tổ hợp giao tử của riêng loại đó cho tổng số tổ hợp giao
6
tử chung. Trong ví dụ trên, kiểu gen AAAaa sẽ tạo ra được giao tử là AAa. Tính tương tự với các loại giao tử
20
còn lại, ta có tỉ lệ giao tử tương ứng từng kiểu gen như sau:
- AAAaa → 1AAA : 3Aaa : 6AAa : 6Aa : 3AA : 1aa
- AAAaaa → 1AAA : 9AAa : 9Aaa : 1aaa
⇒ Nhận xét: Các giao tử “bù nhau”, tức khi “ghép lại” với nhau thì “khôi phục” được kiểu gen ban đầu luôn có
tỉ lệ bằng nhau, chẳng hạn AAa “+” Aa “=” AAAaa thì kiểu gen AAAaa tạo ra tỉ lệ giao tử AAa và Aa bằng
6
nhau, thật vậy chúng đều bằng ! Như vậy, chỉ cần xác định tỉ lệ của một nửa số loại giao tử thì ta có thể làm
20
“phần bù” xác định ngay tỉ lệ các loại giao tử còn lại.

6
!!! Kết quả một số phép lai thường gặp được cho trong bảng sau:

Quy luật chi phối phép lai Kiểu gen P Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
AAa x aa 1AA : 2Aaa : 2Aa : 1aa 5A-(-) : 1aa(a)
Aaa x aa 1Aa : 2Aaa : 2aa : 1aaa 1A-(-) : 1aa(a)
3n x 2n 1AAA : 2Aaa : 3AAa :
AAa x Aa 3Aa : 2AA : 1aa 11A-(-) : 1aa(a)
1aaa : 2AAa : 3Aaa :
Aaa x Aa 3Aa : 2aa : 1AA 3A-(-) : 1aa(a)
AAaa x aaaa 1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa 5A--- : 1aaaa
Đa bội Aaaa x aaaa 1Aaaa : 1aaaa 1A--- : 1aaaa
1AAAA : 8AAAa :
4n x 4n AAaa x AAaa 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa 35A--- : 1aaaa
Aaaa x Aaaa 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa 3A--- : 1aaaa
AAaa x Aaaa 1AAAa : 5AAaa : 11A--- : 1aaaa
5Aaaa : 1aaaa
AAaa x Aa 1AAA : 5AAa : 11A-- : 1aaa
4n x 2n 5Aaa : 1aaa
AAaa x aa 1AAa : 4Aaa : 1aaa 5A-- : 1aaa

IX. Mối quan hệ giữa các alen của gen - Gen đa alen
* Giữa hai alen của cùng một gen có thể tồn tại một trong ba mối quan hệ: trội hoàn toàn, trội
không hoàn toàn hoặc đồng trội.
* Nếu 1 gen có nhiều hơn 2 alen (gen đa alen) thì giữa chúng có thể tồn tại đầy đủ các mối
quan hệ. Ví dụ: 1 gen có 3 alen là A1, A2, A3. Xét một số trường hợp sau:
+ A1 trội hoàn toàn so với A2 và A3, A2 trội hoàn toàn so với A3.
→ Tồn tại 3 loại kiểu hình là: A1-, A2- và A3A3.
+ A1 trội hoàn toàn so với A2 và A3, A2 trội không hoàn toàn so với A3.
→ Tồn tại 4 loại kiểu hình là: A1-, A2A2, A2A3 và A3A3..
+ A1 trội hoàn toàn so với A2, A2 trội không hoàn toàn so với A3, A1 đồng trội với A3.
→ Tồn tại 5 loại kiểu hình là (A1A1 hoặc A1A2), A1A3, A2A2, A2A3 và A3A3.
+ A1 trội không hoàn toàn so với A2, A2 trội không hoàn toàn so với A3, A1 đồng trội với A3.
→ Tồn tại 6 loại kiểu hình là A1A1, A1A2, A1A3, A2A2, A2A3 và A3A3.
v.v
* Khi số loại kiểu hình bằng số loại alen thì giữa các alen chỉ tồn tại mối quan hệ trội lặn
hoàn toàn.
* Khi số loại kiểu hình lớn hơn số loại alen thì ít nhất có 2 alen có mối quan hệ trội lặn không
hoàn toàn hoặc đồng trội.

7
X. Liên kết gen không hoàn toàn (Hoán vị gen)
+ Cơ sở của hiện tượng hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo của nhiễm sắc thể trong kì
đầu giảm phân I. Do đó số nhóm gen liên kết có thể lớn hơn bộ NST n của loài..
+ Tần số hoán vị gen kí hiệu là f, được tính bằng tỉ lệ phần trăm giao tử hoán vị.
+ Do hai gen trên nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, tần số hoán vị gen dao động
từ 0% đến 50%.
𝐴𝐵𝑑𝑒 𝐴𝑏𝐷𝑒
+ Với kiểu gen đồng hợp (ví dụ 𝐴𝐵𝑑𝑒) hoặc chỉ có 1 cặp gen dị hợp (ví dụ 𝑎𝑏𝐷𝑒 ) thì hoán vị
gen không tạo ra giao tử hoán vị.
+ Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường dùng phép lai phân tích. Tần số hoán vị
gen của cơ thể đem lai phân tích bằng tỉ lệ kiểu gen tái tổ hợp ở đời con.
+ Tần số hoán vị gen ở hai giới cùng loài có thể khác nhau:
- Ở người, tần số hoán vị gen ở nữ thường cao hơn ở nam.
- Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái.
v.v
+ Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa hai gen trên cùng một nhiễm sắc
thể. Khoảng cách giữa các gen được tính theo đơn vị centiMorgan (cM) dựa vào tần số hoán
vị gen. Khoảng cách giữa hai gen cứ tăng 1cM thì tần số hoán vị gen tăng 1% và ngược lại.
+ Hoán vị gen xảy ra giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng hoặc giữa vùng tương đồng của
nhiễm sắc thể X và Y; tuy nhiên có cơ chế hạn chế hoán vị gen ở vùng gần tâm động.

+ Trường hợp không có trao đổi chéo và trao đổi chéo đơn thì vốn đã quen thuộc, tuy nhiên
cần lưu ý thêm 2 hiện tượng sau:

Trao đổi chéo không cùng lúc là hiện tượng có Trao đổi chéo kép là hiện tượng có nhiều tế
tế bào trao đổi chéo tại vị trí thứ nhất, có tế bào bào trao đổi chéo, có tế bào trao đổi chéo tại
trao đổi chéo tại vị trí thứ hai ở cùng cặp NST vị trí thứ nhất, có tế bào tại vị trí thứ hai, có tế
tương đồng đó bào lại trao đổi chéo tại hai điểm cùng lúc
cũng trong cùng cặp NST tương đồng đó

8
XI. Dạng bài di truyền học quần thể
+ Đây là dạng bài đặc trưng khi đem lai nhiều cơ thể có kiểu gen khác nhau với nhau. Tương
tự các bài tập lai khác, dạng bài này cũng có dạng thuận và dạng nghịch. Mặt khác, theo kiểu
lai được sử dụng, có thể chia nhỏ dạng bài này thành 3 loại:
1. Giao phối tự do (Ngẫu phối, giao phối ngẫu nhiên)
📰 Xét bài toán kinh điển sau: Ở một loài thực vật, quy ước alen: A - hoa đỏ trội hoàn toàn so
với a - hoa trắng. Thế hệ xuất phát gồm các cây hoa đỏ chưa rõ kiểu gen, sau một thế hệ giao
phấn ngẫu nhiên cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 15 đỏ : 1 trắng. Hãy xác định tỉ lệ cây đồng hợp
và dị hợp ở P.
!!! Đây là bài toán nghịch, và cái khác biệt ở đây là thế hệ P có chứa cả cây có kiểu gen AA
và cây có kiểu gen Aa. Phương pháp giải là đặt ẩn xét gộp các phép lai. Trước hết lưu ý:
+ Kiểu gen đồng hợp chỉ cho một loại giao tử có tỉ lệ bằng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
+ Kiểu gen dị hợp cho hai loại giao tử có tỉ lệ cùng bằng một nửa tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
⇒ Vận dụng lưu ý trên để giải bài toán:
Gọi tỉ lệ cây AA ở P là x; tỉ lệ cây Aa ở P là y. Ta có sơ đồ lai:
P: (x AA : y Aa) x (x AA : y Aa)
x AA giảm phân cho x AA
𝑦 𝑦
y Aa giảm phân cho A : a
2 2
𝑦 𝑦 𝑦 𝑦
GP: (x + 2 A : 2 a) x (x + 2 A : 2 a)
𝑦 𝑦 𝑦 𝑦
F₁: Kiểu gen: (x + 2)² AA : 2(x + 2)2 Aa : ( 2)² aa
𝑦 𝑦 𝑦 𝑦2
Kiểu hình: (x + 2)² + 2(x + 2) 2 hoa đỏ : hoa trắng
4
1
Theo đề bài, tỉ lệ cây hoa trắng ở F₁ là 16
𝑦2 1 1
Do đó, = 16, giải được y = 2 = 50%. Từ đó, giải được x = 50%
4
⇒ Vậy thế hệ xuất phát P có tỉ lệ kiểu gen là 50% AA : 50% Aa
2. Giao phối cận huyết (hoặc tự thụ phấn)
Vẫn xét bài toán kinh điển trên, nhưng cho các cây P tự thụ phấn. Phương pháp giải bây giờ
lại là đặt ẩn xét riêng từng phép lai:
Gọi tỉ lệ cây AA ở P là x; tỉ lệ cây Aa ở P là y. Ta có sơ đồ lai:
P: x (AA x AA)
y (Aa x Aa)
GP: x (A x A)
y [ (1A : 1a) x (1A : 1a) ]
F₁: x AA
𝑦 𝑦 𝑦
AA : 2 Aa : 4 aa
4
𝑦 𝑦 𝑦
Kiểu gen: x + 4 AA : 2 Aa : 4 aa
3𝑦 𝑦
Kiểu hình: x + hoa đỏ : 4 hoa trắng
4

9
1
Theo đề bài, tỉ lệ cây hoa trắng ở F₁ là 16
𝑦 1 1
Do đó, 4 = 16, giải được y = 4 = 25%. Từ đó, giải được x = 75%
⇒ Vậy thế hệ xuất phát P có tỉ lệ kiểu gen là 75% AA : 25% Aa
3. Lai phân tích
Vẫn xét bài toán kinh điển trên ở trường hợp P được đem lai phân tích. Ở đây nên giải bằng
phương pháp đặt ẩn và xét gộp cho ngắn gọn.
Gọi tỉ lệ cây AA ở P là x; tỉ lệ cây Aa ở P là y.
Ta có sơ đồ lai:
P: (x AA : y Aa) x aa
𝑦 𝑦
GP: (x + A : a) x a
2 2
𝑦 𝑦
F₁: Kiểu gen: x + 2 Aa : 2 aa
𝑦 𝑦
Kiểu hình: x + 2 hoa đỏ : 2 hoa trắng
1
Theo đề bài, tỉ lệ cây hoa trắng ở F₁ là 16
𝑦 1 1
Do đó, 2 = 16, giải được y = 8 = 12,5%. Từ đó, giải được x = 87,5%
⇒ Vậy thế hệ xuất phát P có tỉ lệ kiểu gen là 87,5% AA : 12,5% Aa

Công thức giải bài tập di truyền


Kiểu gen P Tỉ lệ phân li Tỉ lệ phân li Số loại kiểu gen ở F1 Số loại kiểu hình ở F1
kiểu gen của F1 kiểu hình của F1
AA x AA 100% AA 100% A- 1 1
AA x Aa 1AA : 1Aa 100% A- 2 1
AA x aa 100% Aa 100% A- 1 1
aa x aa 100% aa 100% aa 1 1
Aa x aa 1Aa : 1aa 1A- : 1aa 2 2
Aa x Aa (dị hợp) 1AA : 2Aa : 1aa 3A- : 1aa 3 2
n cặp gen dị hợp (1 : 2 : 1)n (3 : 1)n 3n 2n

📝 Cơ thể bình thường có n cặp gen dị hợp tạo ra 2n loại giao tử.

📝 Số kiểu tổ hợp giao tử = Số giao tử đực x Số giao tử cái.

📝 Tỉ lệ kiểu gen chung = Tích các tỉ lệ kiểu gen riêng rẽ của từng cặp gen.

📝 Tỉ lệ kiểu hình chung = Tích các tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của từng cặp tính trạng.

📝 Số kiểu gen, kiểu hình chung = Tích số kiểu gen, kiểu hình riêng rẽ.

10
Công thức về nguyên phân
x: Số tế bào tham gia nguyên phân
k: Số lần nguyên phân
📝 Số tế bào con tạo ra sau k lần nguyên phân bằng nhau: x.2ᵏ
💡 Mỗi tế bào sau khi nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con, do đó mỗi tế bào sau k lần nguyên phân tạo
ra 2ᵏ tế bào con, tổng số tế bào con được tạo ra từ x tế bào tham gia nguyên phân là x.2ᵏ

📝 Số tế bào con mới xuất hiện trong quá trình nguyên phân: x(2ᵏ - 1)
💡 1 tế bào nguyên phân k lần sẽ tạo ra 2ᵏ tế bào con. Trừ đi tế bào mẹ ban đầu, có 2ᵏ - 1 tế bào mới.
Mở rộng, x tế bào nguyên phân k lần sẽ làm xuất hiện x(2ᵏ - 1) tế bào mới

📝 Số tế bào con xuất hiện qua các thể hệ của quá trình nguyên phân: 2x(2ᵏ - 1) = x(2ᵏ+1 - 2)
💡 Mỗi lần nguyên phân lại tạo ra số tế bào con ở thế hệ sau gấp đôi thế hệ trước. Do đó số tế bào con
xuất hiện qua các thể hệ của quá trình nguyên phân là:
A = 2¹ + 2² + 2³ + ... + 2ᵏ
⇒ 2A = 2² + 2³ + ... + 2ᵏ+1
⇒ A = 2A - A = 2ᵏ+1 - 2 = 2(2ᵏ - 1)
Mở rộng cho x tế bào, ta được công thức: 2x(2ᵏ - 1) = x(2ᵏ+1 - 2)

📝 Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con: x.2ᵏ.2n


💡 Rất đơn giản, x tế bào nguyên phân k lần tạo ra x.2ᵏ tế bào con, mỗi tế bào con chứa 2n NST, do
đó số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con là x.2ᵏ.2n

📝 Số thoi vô sắc xuất hiện xuất hiện / bị phá huỷ trong nguyên phân: x(2ᵏ - 1)
💡 Mỗi tế bào muốn tiến hành nguyên phân đều phải tạo ra thoi phân bào ở kì đầu. Kì cuối, thoi phân
bào sẽ tiêu biến. Các tế bào con ở thế hệ cuối chưa tiếp tục nguyên phân, do đó chưa hình thành thoi
phân bào.
Số thoi phân bào xuất hiện / bị phá huỷ trong quá trình nguyên phân là:
A = 2⁰ + 2¹ + 2² + 2³ + ... + 2ᵏ⁻¹ (Đây là tổng số các tế bào đã tham gia nguyên phân)
⇒ 2A = 2¹ + 2² + 2³ + ... + 2ᵏ
⇒ A = 2A - A = 2ᵏ - 1
Mở rộng cho x tế bào, ta được công thức: x(2ᵏ - 1)

📝 Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho nguyên phân / Số nhiễm sắc thể đơn mới tương đương: x(2ᵏ - 1)2n
💡 Ta đã có công thức tính số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con: x.2ᵏ.2n
Trong số các nhiễm sắc thể đó, có 2n nhiễm sắc thể lấy trực tiếp từ tế bào mẹ ban đầu (không phải
nhiễm sắc thể được nhân đôi thêm lấy từ nguyên liệu môi trường).
Vậy số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho nguyên phân / Số nhiễm sắc thể đơn mới tương đương là:
x.2ᵏ.2n - 2n = x(2ᵏ - 1)2n

📝 Số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn: x(2ᵏ - 2)2n


💡 Trong tế bào mẹ ban đầu có 2n đơn NST, sau đó nhân đôi thành 2n kép NST (có thể hiểu là lấy
thêm 2n đơn NST từ môi trường) rồi phân li các cromatit về các tế bào con. 2n đơn NST có sẵn trong
trong tế bào mẹ gọi là nhiễm sắc thể "cũ", còn 2n đơn NST mà ta hiểu là tế bào mẹ "lấy" từ môi
trường đó là nhiễm sắc thể "không mới hoàn toàn".
Vậy số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn là: x.2ᵏ.2n - 2.2n = x(2ᵏ - 2)2n

📝 Số tế bào con được tạo ra nếu có a tế bào rối loạn không phân li tất cả các cặp nhiễm sắc thể ở lần
nguyên phân thứ m: x(2ᵏ - a.2ᵏ⁻ᵐ) (Công thức giải nhanh, không được áp dụng)

11
Công thức về giảm phân và thụ tinh
x: Số tế bào mầm sinh dục / Số tế bào sinh dục sơ khai
k: Số lần nguyên phân
!!! Tế bào mầm nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo thành các tinh nguyên bào / noãn nguyên bào, từ đó phát
triển thành tế bào sinh giao tử (tinh bào bậc I / noãn bào bậc I). Các tế bào sinh giao tử giảm phân cho giao tử.

📌 Chúng ta vẫn có thể áp dụng các công thức về nguyên phân đã học cho tế bào mầm:
📝 Số tế bào sinh giao tử tạo ra sau k lần nguyên phân bằng nhau: x.2ᵏ
📝 Số tế bào sinh giao tử mới xuất hiện trong quá trình nguyên phân: x(2ᵏ⁺¹ - 2)
📝 Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào sinh giao tử: x.2ᵏ.2n
📝 Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho tế bào mầm nguyên phân: (2ᵏ - 1)2n
📝 Số thoi vô sắc xuất hiện xuất hiện / bị phá huỷ trong nguyên phân: x(2ᵏ - 1)

📌 Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng; mỗi tế bào sinh trứng giảm phân cho 1 trứng và 3 thể
định hướng (thể cực), vì vậy ta có 3 công thức sau:
📝 Số tinh trùng được tạo ra: 4x.2ᵏ
📝 Số trứng được tạo ra: x.2ᵏ
📝 Số thể định hướng / thể cực được tạo ra: 3x.2ᵏ

📌 Mỗi giao tử và thể cực đều có bộ nhiễm sắc thể là n. Do đó ta có các công thức sau:
📝 Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tinh trùng: 4x.2ᵏ.n
📝 Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các trứng: x.2ᵏ.n
📝 Số nhiễm sắc thể bị tiêu biến theo thể cực trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử cái: 3x.2ᵏ.n

📌 Bộ nhiễm sắc thể của mỗi tế bào sinh giao tử đều nhân đôi 1 lần trước khi giảm phân, tức là "lấy thêm"
2n đơn NST từ môi trường.
📝 Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử: x.2ᵏ.2n

📌 Từ công thức tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho tế bào mầm nguyên phân và cho tế bào
sinh giao tử giảm phân, ta có:
📝 Số nhiễm sắc thể cung cấp cho cả quá trình phát sinh giao tử: x(2ᵏ - 1)2n + x.2ᵏ.2n = x(2ᵏ⁺¹ - 1)2n

📌 Trong quá trình giảm phân xảy ra 2 lần phân bào, do đó:
📝 Số thoi vô sắc được tạo ra / bị phá huỷ trong giảm phân: x.2ᵏ(2² - 1) = 3x.2ᵏ

📌 Từ công thức tính số thoi vô sắc được hình thành / bị phá huỷ trong nguyên phân và giảm phân:
📝 Số thoi vô sắc được hình thành / bị phá huỷ trong cả quá trình phát sinh giao tử là: x(2ᵏ - 1) + 3x.2ᵏ = x(2ᵏ⁺² - 1)

Số tinh trùng hoặc trứng được thụ tinh x 100%


📝 Hiệu suất thụ tinh: Số tinh trùng hoặc trứng tham gia thụ tinh

📝 Số loại giao tử được tạo ra trong giảm phân của một cơ thể: 2ⁿ
📝 Số loại hợp tử được tạo ra / Số tổ hợp giao tử: 2ⁿ.2ⁿ = 4ⁿ
📝 Số loại giao tử được tạo ra khi có m cặp nhiễm sắc thể xảy ra trao đổi chéo đơn: 2ᵐ⁺ⁿ
📝 Số loại giao tử được tạo ra khi có m cặp nhiễm sắc thể gồm 2 chiếc có cấu trúc khác nhau xảy ra trao
đổi chéo tại 2 điểm không đồng thời: 2ⁿ.3ᵐ
📝 Số loại giao tử được tạo ra khi có m cặp nhiễm sắc thể xảy ra trao đổi chéo kép: 2ⁿ⁺²ᵐ

12
📝 Số lượng, trạng thái NST; số tâm động và cromatide trong 1 tế bào qua các kì của nguyên phân, giảm phân:

Nguyên phân Giảm phân


Kì I II
Đầu Giữa Sau Cuối Đầu Giữa Sau Cuối Đầu Giữa Sau Cuối
Số NST, 2n 2n 4n 2n 2n 2n 2n n n n 2n n
trạng thái kép kép đơn đơn kép kép kép kép kép kép đơn đơn
Số 2n 2n 4n 2n 2n 2n 2n n n n 2n n
tâm đông
Số 4n 4n 0 0 4n 4n 4n 2n 2n 2n 0 0
cromatide
📝 Trong pha S của kì trung gian, các NST đơn tự nhân đôi thành NST kép
📝 Số hợp tử được tạo ra = Số trứng hoặc tinh trùng được thụ tinh
📝 Số tâm động = Số NST (bất kể đơn hay kép)
📝 Số cromatit = 2 lần số NST kép
!!! NST đơn không có cromatide

Công thức về ADN (Gen) - ARN - Protein


!!! Tự sao = Nhân đôi ADN = Tái bản ADN = Tổng hợp ADN;
!!! Sao mã = Phiên mã = Tổng hợp ARN;
!!! Dịch mã = Giải mã = Tổng hợp protein
I. ADN (Gen) - ARN
📌 Một số công thức liên quan đến hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong ADN:
📝 A + T + G + X = N = 100%
📝 A₁ = T₂; A₂ = T₁; G₁ = X₂; G₂ = X₁
📝 A = T = A₁ + A₂ = T₁ + T₂ = A₁ + T₁ = A₂ + T₂; G = X = G₁ + G₂ = X₁ + X₂ = G₁ + X₁ = G₂ + X₂
N
📝 A₁ + T₁ + G₁ + X₁ = A + G = T + X = = 50%
2
%A₁ + %A₂ %T₁ + %T₂ %G₁ + %G₂ %X₁ + %X₂
📝 %A = %T = = ; %G = %X = =
2 2 2 2

📌 Với ARN, có rA = T gốc, rU = A gốc, rG = X gốc, rX = G gốc. Có thể rút ra một số công thức cho ARN:
N
📝 rA + rU + rG + rX = rN =
2
📝 A = T = rA + rU; G = X = rG + rX
%rA + %rU %rG + %rX
📝 %A = %T = 2
; %G = %X = 2

📌 Mỗi nucleotide dài 3,4Å; mỗi chu kì xoắn dài 34Å và có 10 cặp nucleotide hay 20 nucleotide.
3,4𝑁
📝 Chiều dài ADN: L = 2 = 1,7N Å
𝑁 𝐿
📝 Số vòng xoắn của ADN: C = 20 = 34
📝 Khối lượng của ADN: M = 300N đvC (Mỗi nucleotide có khối lượng 300đvC)
📌 1mm = 1 000µm (10³) = 1 000 000nm (10⁶) = 10 000 000Å (10⁷)
📌 1µm = 1 000nm (10³) = 10 000Å
📌 1nm = 10Å
𝑁
Hoàn toàn tương tự với ARN, chỉ cần lưu ý rN =
2

13
📌 Trong từng nucleotide có liên kết hoá trị giữa đường và axit. Giữa các nucleotide cũng có liên kết hoá trị
giữa đường và axit.
N
📝 Số liên kết hoá trị trong từng nucleotide của một mạch: 2
→ Cả ADN: N
N
📝 Số liên kết hoá trị giữa các nucleotide của một mạch: 2 - 1 → Cả ADN: N-2
N N
📝 Số liên kết hoá trị của cả ADN: 2( 2 + 2 - 1) = 2(N-1)
📝 Không có liên kết hoá trị bị phá vỡ khi gen tự sao.
📝 Số liên kết hoá trị hình thành khi gen tự sao k lần: (2ᵏ - 1)(N - 2)
📝 Số liên kết hoá trị của ARN được hình thành sau khi gen tương ứng hoàn tất sao mã k lần: k(rN-1)
𝑁
Hoàn toàn tương tự với mARN, chỉ cần lưu ý rN = 2 ; mARN chỉ có 1 mạch

📌 Trong ADN, A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
📝 Số liên kết hiđrô của cả ADN: H = 2A + 3G = 2T + 3X
📝 Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen tự sao k lần: (2ᵏ - 1)H (chứng minh tương tự công thức tính số
thoi phân bào bị phá hủy trong nguyên phân)
📝 Số liên kết hiđrô được hình thành khi gen tự sao k lần: (2ᵏ - 2)2H = (2ᵏ+1 - 2)H (chứng minh tương
tự công thức tính số tế bào xuất hiện qua các thế hệ của quá trình nguyên phân)
📝 Số liên kết hiđrô của gen được hình thành / bị phá vỡ sau k lần sao mã: k.H
!!! mARN không có liên kết hiđrô

📌 Mỗi lần ADN nhân đôi tạo ra 2 ADN con; mỗi ADN có 2 mạch; ở lần tự sao nào cũng còn tồn tại 2
mạch có sẵn từ mẹ (do nguyên tắc giữ lại một nửa / nguyên tắc bán bảo toàn). Khi ADN tự sao k lần:
📝 Số ADN con tạo ra: 2ᵏ
📝 Số mạch đơn được tạo ra: 2.2ᵏ = 2ᵏ⁺¹
📝 Số ADN con có 2 mạch đều mới: 2ᵏ - 2
📝 Số mạch đơn mới hoàn toàn tạo thành từ nguyên liệu của môi trường nội bào: 2ᵏ⁺¹ - 2 = 2(2ᵏ - 1)

📌 Do nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung:


📝 Số nucleotide môi trường cung cấp cho gen nhân đôi k lần: (2ᵏ - 1)N
📝 Số nucleotide mới hoàn toàn môi trường cung cấp cho một phân tử ADN nhân đôi k lần: (2ᵏ - 2)N
Tương tự với từng loại nucleotide.

📌 Mỗi lần gen sao mã tạo ra 1 phân tử ARN chỉ có 1 mạch, tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
📝 Số phân tử ARN tạo ra sau k lần sao mã: k
N
📝 Số ribonucleotide môi trường cung cấp cho gen sao mã k lần: k.rN = k. 2
Tương tự với từng loại ribonucleotide.
📝 Số lần gen sao mã: Số rN môi trường cung cấp : Số rN của một phân tử ARN tương ứng

14
II. Protein
📌 Mỗi bộ ba cặp nucleotide trên ADN, hay bộ ba ribonucleotide trên mARN, mã hoá cho một axit amin.
rN N
📝 Số bộ ba mật mã: 3
= 6

📌 Mỗi lần ribosome trượt hết chiều dài một phân tử mARN thì tổng hợp được một protein.
📝 n ribosome trượt qua x phân tử mARN k lần thì tổng hợp được Pr = x.n.k protein

!!! Mã kết thúc không mã hoá axit amin.


rN N
📝 Số bộ ba mã hoá: - 1 = - 1
3 6
rN N
📝 Số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp a protein hoặc số tARN: a( - 1) = a( - 1)
3 6

!!! Axit amin mở đầu có được mã hoá nhưng không tham gia vào cấu trúc protein hoàn chỉnh.
📌 Giữa các axit amin có liên kết peptide, hình thành mỗi liên kết peptide sẽ giải phóng một phân tử nước.
📝 Số axit amin có trong a phân tử protein hoàn chỉnh; số liên kết peptide hình thành, số phân tử nước
rN N
được giải phóng trong quá trình dịch mã: a( 3 - 2) = a( 6 - 2)

📌 Do axit amin mở đầu bị cắt đi:


rN N
📝 Số liên kết peptide có trong a phân tử protein hoàn chỉnh: a( 3 - 3) = a( 6 - 3)

III. Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp
!!! Khi có số liên kết hiđrô (H = 2A + 3G) và số nucleotide (N = 2A + 2G) của gen thì ta tính được G = X = H - N.

!!! Khi đề cho tích tỉ lệ hai loại nucleotide bổ sung trong cả gen là x% thì tỉ lệ % mỗi loại bằng nhau và bằng √x%.
📰 Ví dụ: Tích 2 loại nucleotide bổ sung là 9% (0,09) thì A = T = 20%; G = X = 30% hoặc A = T = 30%;
G = X = 20% (vì 9% = 0,09 = 0,3² = 30%²).

!!! Nếu có tích tỉ lệ hai loại nucleotide không bổ sung thì ta giải bài toán tổng tích.
📰 Ví dụ: tích 2 loại nucleotide không bổ sung là 6%. Ta có S = A + G = 50% và P = A x G = 6%, từ đó giải được
A = T = 20%; G = X = 30% hoặc A = T = 30%; G = X = 20% (S là kí hiệu của tổng, P là kí hiệu của tích).
📌 Các tỉ lệ phần trăm cần tìm cũng chính là nghiệm của phương trình ẩn x: x²-Sx+P=0.
Thật vậy, nếu giải phương trình x² - 0,5x + 0,06 = 0 ta được hai nghiệm là 0,2 và 0,3 hay 20% và 30%.

!!! Nếu đề cho hiệu hai loại nucleotide không bổ sung thì ta luôn có tổng của chúng là 50% hay nửa số
nucleotide của gen, từ đó đưa về giải bài toán tổng hiệu quen thuộc.
📰 Ví dụ đề cho A - G = 10%, lại luôn có A + G = 50%, giải được A = T = 30% và G = X = 20%.

!!! Nếu đề cho tỉ lệ các loại nucleotide thì hãy áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải.
📰 Ví dụ đề cho mARN có 600 ribonucleotide, tỉ lệ A : U : G : X là 1 : 2 : 3 : 4.
𝐴 𝑈 𝐺 𝑋 𝐴 + 𝑈 + 𝐺 + 𝑋 600
Ta có 1 = 2 = 3 = 4 = 1 + 2 + 3 + 4 = 10 = 60
Từ đó nhân chéo lên có A = 60; U = 120; G = 180; X = 240.

15
Đột biến
💬 Đột biến thay thế cặp nucleotide cùng loại:
→ Tổng số nucleotide và tổng số liên kết hiđrô không đổi.
💬 Đột biến thay thế cặp nucleotide khác loại:
→ Tổng số nucleotide không đổi; tổng số liên kết hiđrô thay đổi.
💬 Đột biến mất / thêm cặp nucleotide:
→ Tổng số nucleotide và tổng số liên kết hiđrô đều thay đổi.

📌 Khi so sánh protein từ gen đột biến tổng hợp ra so với gen ban đầu:
+ Kém 1 axit amin và không có axit amin mới → Mất 3 cặp nucleotide cùng bộ ba.
+ Kém 1 axit amin và có 1 axit amin mới → Mất 2 cặp nucleotide ở một bộ ba và 1 cặp nucleotide ở bộ ba kế.
+ Kém 1 axit amin và có 2 axit amin mới → Mất 3 cặp nucleotide ở 3 bộ ba liên tiếp.
+ Tăng 1 axit amin → Thêm 3 cặp nucleotide.
+ Số axit amin không đổi → Thay thế cặp nucleotide.

+ Rối loạn phân li một cặp gen ở giảm phân I tạo ra giao tử n+1 và n-1:
📰 Ví dụ: Cặp gen Aa bị rối loạn ở giảm phân I tạo ra giao tử Aa và OO (Tất cả hoặc không có gì).
+ Rối loạn phân li một cặp gen ở giảm phân II tạo ra giao tử n+1 và n-1 (hoặc cả n):
📰 Ví dụ: Cặp gen Aa bị rối loạn ở giảm phân II tạo ra các loại giao tử: AA, OO, a hoặc aa, OO, A hoặc AA,
aa, OO (Gấp đôi kiểu gen ban đầu).
𝑥 𝑥
+ Nếu x% tế bào sinh giao tử bị rối loạn giảm phân I thì sẽ tạo ra % giao tử n-1 và % giao tử n-1.
2 2
+ Nếu x% tế bào sinh giao tử xảy ra chuyển đoạn giữa hai cromatit của hai NST kép không tương đồng thì sẽ
3
tạo ra x % giao tử đột biến.
4

+ Cơ thể dị hợp tử (Aa) nếu bị mất đoạn NST mang alen trội (A) thì sẽ biểu hiện tính trạng lặn. Đây gọi là hiện
tượng giả trội.
+ Cơ thể dị hợp tử (Aa) nếu bị mất cả NST mang alen trội (A) thì cũng biểu hiện tính trạng lặn. Cơ thể này
cũng đã bị đột biến dị bội.
+ Nếu xảy ra đột biến gen trội (a → A) thì sẽ biểu hiện tính trạng trội ở một mô hoặc trên toàn cơ thể.

+ Hội chứng Klinefelter (XXY) do rối loạn giảm phân I ở bố tạo ra tinh trùng XY thụ tinh với trứng X bình
thường của mẹ, hoặc do rối loan giảm phân ở mẹ tạo ra trứng XX thụ tinh với tinh trùng Y bình thường của bố,
tạo ra hợp tử đột biến.
+ Hội chứng Jacobs (XYY) do rối loạn giảm phân II ở bố tạo ra tinh trùng YY thụ tinh với trứng X bình thường
của mẹ, tạo ra hợp tử đột biến.
+ Hội chứng Turner (XO) do rối loạn giảm phân ở bố hoặc mẹ, tạo ra giao tử OO thụ tinh với giao tử X bình
thường, tạo ra hợp tử đột biến.
+ Hội chứng siêu nữ (XXX) do rối loạn giảm phân ở mẹ hoặc rối loạn giảm phân II ở bố, tạo ra giao tử XX thụ
tinh với giao tử X bình thường, tạo ra hợp tử đột biến.
+ Hợp tử OY, YY chết từ giai đoạn phôi vì NST Y chứa quá ít gen, không đủ duy trì sự sống.

Số NST trong tế bào xôma của một số thể đột biến NST:
Thể đột biến 0 nhiễm 1 nhiễm kép 1 nhiễm 3 nhiễm 3 nhiễm kép 4 nhiễm x bội
Số NST trong 2n - 2 2n - 1 - 1 2n - 1 2n + 1 2n + 1 +1 2n + 2 x.n
tế bào xôma
(x là số theo Hán - Việt, có thể là tam - 3, tứ - 4, lục - 6, bát - 8, cửu - 9, thập nhị - 12, thập lục - 16, v.v)

16
Phả hệ và xác suất
I. Xác định gen quy định tính trạng là gen trội hay gen lặn

Gen lặn Gen trội


Bố mẹ bình thường sinh ra con có người bị bệnh Bố mẹ bị bệnh sinh ra con có người bình thường
Bố mẹ bị bệnh sinh ra 100% con bị bệnh Bố mẹ bình thường sinh ra 100% con bình thường
Sự biểu hiện bệnh không liên tục qua các thế hệ Sự biểu hiện bệnh liên tục qua các thế hệ

II. Xác định gen quy định tính trạng có liên kết với giới tính hay không
Gen lặn trên NST thường Gen lặn trên vũng không tương đồng của NST X
Mẹ bị bệnh sinh con trai có người bình thường Mẹ bị bệnh sinh 100% con trai bị bệnh
Con gái bị bệnh nhưng bố bình thường Con gái bị bệnh thì bắt buộc bố cũng bị bệnh
Sự phân li kiểu hình đồng đều ở hai giới Sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới,
ví dụ tất cả những người bị bệnh đều là con trai

Gen trội trên NST thường Gen trội trên vùng không tương đồng của NST X
Bố bị bệnh nhưng con gái có người bình thường Bố bị bệnh sinh ra 100% con gái bị bệnh

Gen trên NST thường Gen trên vùng không tương đồng của NST Y
Bệnh có biểu hiện ở cả nam và nữ Tất cả những người bị bệnh đều là con trai
Con trai bị bệnh mà bố bình thường Con trai bị bệnh thì bắt buộc bố bị bệnh
Bố bị bệnh sinh con trai có người bình thường Bố bị bệnh sinh ra 100% con trai bị bệnh

!!! Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính thì di truyền giống như gen nằm trên NST thường
nhưng có thể khác nhau ở hai giới. Đây là hiện tượng “giả NST thường”, có thể tạm bỏ qua không xét đến.

III. Xác định kiểu gen từng cá thể trong phả hệ


Dựa vào kiến thức đã học, có thể xác định chính xác kiểu gen của một số cá thể trong phả hệ, ví dụ:
+ Nếu gen quy định tính trạng là gen lặn nằm trên NST thường:
- Các cá thể bị bệnh có kiểu gen là aa.
- Các cá thể bình thường có kiểu gen là A-.
- Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh thì bố mẹ có kiểu gen là Aa.
- Con bình thường nhưng có bố hoặc mẹ bị bệnh thì con có kiểu gen là Aa.
+ Nếu gen quy định tính trạng là gen trội nằm trên NST thường:
- Các cá thể bị bệnh có kiểu gen là A-.
- Các cá thể bình thường có kiểu gen là aa.
- Bố mẹ bị bệnh sinh con bình thường thì bố mẹ có kiểu gen là Aa.
- Con bị bệnh nhưng có bố hoặc mẹ bình thường thì con có kiểu gen là Aa.
+ Nếu gen quy định tính trạng là gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X:
- Các cá thể bị bệnh có kiểu gen là XaXa hoặc XaY.
- Các cá thể bình thường có kiểu gen là XAX- hoặc XAY.
- Con gáí bình thường mà có bố bị bệnh thì chắc chắn có kiểu gen là XAXa.
+ Nếu gen quy định tính trạng là gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X:
- Các cá thể bị bệnh có kiểu gen là XAX- hoặc XAY.
- Các cá thể bình thường có kiểu gen là XaXa hoặc XaY.
- Con gái bị bệnh nhưng có bố hoặc mẹ bình thường thì chắc chắn có kiểu gen là XAXa.
+ Nếu gen quy định tính trạng là gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y:
Tất cả cá thể bị bệnh đều là con trai và có kiểu gen là XYd, trong đó d là gen gây bệnh.
* Một số cá thể không thể xác định được chính xác kiểu gen thì có thể tính tỉ lệ kiểu gen.
!!! Chú ý tối giản và cân bằng lại tỉ lệ kiểu gen của một số cá thể, ví dụ:
Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa sinh được con bình thường
1 2 1
Theo lý thuyết, P: Aa x Aa cho F1: 4 AA : 4 Aa : 4 aa, nhưng người con bình thường, có kiểu gen là A-
1 1 2 1 2
nên ta bỏ 4 aa đi, còn lại 4 AA : 4 Aa. Ta cân bằng lại kiểu gen của con, được 3 AA : 3 Aa.

17
IV. Công thức tổng quát tính xác suất trong phả hệ
Tỉ lệ kiểu gen của bố x Tỉ lệ kiểu gen của mẹ x Tỉ lệ kiểu gen của con trong phép lai x
Tỉ lệ giới tính (nếu cần) x Số trường hợp (nếu cần)
+ Nếu gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính thì không cần nhân tỉ lệ giới tính,
vì kiểu gen mỗi cá thể đã cho biết giới tính của cá thể đó.
+ Ví dụ một cặp vợ chồng sinh được người con A và người con B thì sẽ xảy ra hai trường hợp:
Họ sinh A trước, sinh B sau hoặc sinh B trước, sinh A sau. Đó chính là số trường hợp, hay số
cách sinh (trình tự sinh) trong công thức.
!!! Tuy nhiên việc xét trình tự sinh chỉ có ý nghĩa khi sinh nhiều con và con sinh ra khác nhau về
giới tính hoặc kiểu hình. Chẳng hạn nếu các con sinh ra đều là trai và không bị bệnh thì khi tính
xác suất sẽ không cần nhân số cách sinh như công thức.
!!! Ngoài ra, ta cũng có thể viết sơ đồ lai (xem mục VI).

V. Quy tắc cộng và nhân xác suất


* Quy tắc cộng: Có nhiều trường hợp sinh được con thỏa mãn đề bài khác nhau thì xác suất
chung là tổng xác suất của từng trường hợp.
📰 Ví dụ: Xác suất sinh được 2 con, trong đó ít nhất 1 người bị bệnh là tổng của xác suất sinh
được 1 con bị bệnh và xác suất sinh được 2 con bị bệnh.
!!! Cũng có thể làm theo cách “phần bù” (Trường hợp này xảy ra khi và chỉ khi trường hợp kia
không xảy ra, khi đó tổng xác suất 2 trường hợp bằng 1): Lấy 1 trừ đi xác suất sinh được cả hai
con bình thường thu được xác suất sinh ra ít nhất 1 con bị bệnh.
* Quy tắc nhân: Xác suất sinh được một số người con thỏa mãn đề bài theo trình tự xác định là
tích của xác suất sinh được từng người con.
📰 Ví dụ: Xác suất sinh được 3 người con, trong đó người thứ nhất là con trai bị bệnh, người thứ
hai là con trai bình thường, người thứ ba là con gái bình thường là tích của xác suất sinh được con
trai bị bệnh, xác suất sinh được con trai bình thường và xác suất sinh được con gái bình thường.

VI. Cách viết sơ đồ lai khi biết tỉ lệ kiểu gen của bố mẹ


+ Bố mẹ có kiểu gen đồng hợp chỉ cho một loại giao tử có tỉ lệ bằng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
+ Bố mẹ có kiểu gen dị hợp cho hai loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau và bằng một nửa tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
1 2
📰 Ví dụ: Xét bố có kiểu gen AA : Aa. 3 3
1 1 2 1 1 2 1
Ta thấy 3 AA giảm phân cho giao tử 3 A ; 3 Aa giảm phân cho giao tử 3 A : 3 a ⇒ Tổng là 3 A : 3 a
1 2 2 1
Vậy bố có kiểu gen AA : Aa giảm phân cho giao tử A : a.
3 3 3 3
+ Tỉ lệ kiểu gen của con là tích tỉ lệ các loại giao tử hợp thành kiểu gen đó.
📰 Ví dụ: Giả sử gen quy định bệnh là gen lặn trên NST thường. Xác định kiểu gen người con
1 2
bình thường nếu bố có kiểu gen là 3 AA : 3 Aa và mẹ có kiểu gen là Aa.
1 2
P: ♂ ( AA : Aa) x ♀ Aa
3 3
2 1 1 1
GP: ( A : 3 a) x (2 A : 2 a)
3
2 1 1 2
Tỉ lệ kiểu gen AA ở F1 là A x A = AA = A
3 2 3 6
2 1 1 1 1 1 3
Tỉ lệ kiểu gen Aa ở F1 là ( 3 A x 2
a)+(2A x 3
a ) = 3 Aa + 6 Aa = 6 Aa
1 1 1
Tỉ lệ kiểu gen aa ở F1 là 3 a x 2
a = 6 aa
2 3 1
F1: 6 AA : 6 Aa : 6 aa
1 2 3
Nhưng người con bình thường nên ta bỏ aa và cân bằng lại, thu được kiểu gen của người con là AA : Aa.
6 5 5
!!! Cách này chỉ dùng để tính xác suất khi sinh 1 con. Nếu sinh nhiều con thì bắt buộc phải xét
trường hợp và loại một số trường hợp nếu có thể.
Nguyễn Tuấn Huy
Diễn giả chuyên môn Sinh HSHK năm học 2019 - 2020
“Hãy học hiểu chứ đừng học vẹt, học thuộc, bởi nó không những sai bản chất mà còn bất khả thi”

18

You might also like