You are on page 1of 5

Thực hành Cơ sở lý thuyết hoá học

BÀI 1: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG OXYGEN


1. Viết phương trình điều chế oxygen bằng potassium chlorate. Giải thích vì sao khi
nung potassium chlorate cần thêm một ít lượng manganese dioxide? Có thể thay thế
potassium chlorate bằng hợp chất nào khác? (Cho 2 ví dụ).
2. Sau khi nung potassium chlorate/manganese dioxide trong ống nghiệm, khí oxygen
thoát ra được thu bằng phương pháp nào? Tại sao? Kích thước hạt manganese
dioxdide có ảnh hưởng gì đến tốc độ và hiệu suất phản ứng?
3. Vẽ hình mô tả thí nghiệm thu khí oxygen từ phản ứng nung potassium chlorate. Chú
thích từng dụng cụ.
4. Nêu nguyên tắc xác định phân tử khối khí oxygen từ các giá trị thực nghiệm (đã biết
khối lượng KClO3, chiều cao cột nước và áp suất hơi nước bão hòa).
5. Đưa ra 2 nguyên nhân gây sai số giá trị phân tử khối của oxygen khi thực hiện thí
nghiệm theo hướng dẫn sách thực hành. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
6. Tại sao phải trộn đều hỗn hợp potassium chlorate/manganese dioxide trước khi
nung? Tại sao phải lấy ống dẫn khí sau khi nung trước khi tắt đèn cồn?
Thực hành Cơ sở lý thuyết hoá học

BÀI 2: XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC KẾT TINH


1. Trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm xác định nước kết tinh trong muối
copper(II) sulfate hydrate.
2. Trình bày cách xác định khối lượng muối cobalt(II) chloride hydrate ban đầu bằng
cân phân tích.
3. Đưa ra 3 nguyên nhân gây nên sự sai số phân tử nước kết tinh trong bài thí nghiệm.
Tại sao không nung mẫu copper(II) sulfate hydrate ở nhiệt độ trên 300oC.
4. Mô tả dấu hiệu nhận biết thời điểm kết thúc quá trình nung copper(II) sulfate hydrate.
Lập công thức tính số phân tử nước kết tinh trong mẫu copper(II) sulfate hydrate.
5. Mô tả dấu hiệu nhận biết thời điểm kết thúc quá trình nung cobalt(II) chloride
hydrate. Lập công thức tính số phân tử nước kết tinh trong mẫu cobalt(II) chloride
hydrate.
6. Giải tích tại sao phải để mẫu sau khi nung về nhiệt độ phòng rồi mới tiến hành cân
xác định khối lượng. Đề nghị cách kiểm soát nhiệt độ nung trong quá trình thí
nghiệm.
Thực hành Cơ sở lý thuyết hoá học

BÀI 3: XÁC ĐỊNH ĐIỂM NÓNG CHẢY


1. Định nghĩa điểm nóng chảy. Có thể dùng giá trị điểm nóng chảy để kiểm tra độ tinh
khiết của mẫu chất hữu cơ được không? Giải thích.
2. Giải thích tại sao benzoic acid có nhiệt độ nóng chảy 123oC cao hơn naphtalen là
79oC? Tại sao không nên sử dụng nút tăng tốc (rapid heat control) quá lâu?
3. Tại sao sinh viên phải ghi lại giá trị khoảng nhiệt độ nóng chảy mà không phải điểm
nóng chảy? So sánh nhiệt độ nóng chảy của oxalic acid và naphtalen. Giải thích.
4. Sinh viên xem nhiệt độ nóng chảy trong sách để giải quyết bài toán sau:
A + stearic acid có khoảng nóng chảy 65 – 68oC;
A + benzoic acid có khoảng nóng chảy 115 – 118oC;
A + naphtalen có khoảng nhiệt 77 – 79oC
Xác định chất A. Giải thích.
5. Sinh viên xem nhiệt độ nóng chảy trong sách để giải quyết bài toán sau:
A + Oxalic acid có khoảng nóng chảy 100 – 101oC;
A + Acetamid có khoảng nóng chảy 70 – 75oC;
A + Benzoic Acid có khoảng nhiệt 110 – 115oC
Xác định chất A. Giải thích.
6. Giải thích tại sao hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với hợp chất nguyên
chất? Nếu cách tiến hành thí nghiệm để định danh 1 chất tinh khiết bằng khoảng
nóng chảy.
Thực hành Cơ sở lý thuyết hoá học

BÀI 4: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG


1. Giải thích ảnh hưởng nhiệt độ đến tốc độ phản ứng theo thuyết va chạm. Trình bày
tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Na2S2O3 với HCl.
2. Giải thích ảnh hưởng nồng độ đến tốc độ phản ứng theo thuyết va chạm. Trình bày
tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng nồng độ đến tốc độ phản ứng
Na2S2O3 với HCl.
3. Giải thích ảnh hưởng xúc tác đến tốc độ phản ứng theo thuyết va chạm. Trình bày
tóm tắt cách tiến hành 1 thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng xúc tác đến tốc độ phản ứng
dị thể.
4. Giải thích ảnh hưởng nồng độ (chất tham gia phản ứng và sản phẩm) đến cân bằng
hóa học. Viết phương trình phản ứng FeCl3 với KSCN. Dự đoán hiện tượng khi thêm
dung dịch FeCl3 hoặc KSCN hoặc KCl vào hỗn hợp phản ứng.
5. Giải thích ảnh hưởng nhiệt độ đến cân bằng hóa học. Tại sao coi tốc độ phản ứng
bằng nghịch đảo thời gian phản ứng?
6. Giải thích ảnh hưởng chất xúc tác đến cân bằng hóa học. Nêu đặc điểm của xúc tác.
Phân biệt xúc tác dị thể và xúc tác đồng thể. Viết phương trình minh họa cho phản
ứng được tăng tốc độ phản ứng bằng xúc tác đồng thể.
Thực hành Cơ sở lý thuyết hoá học

BÀI 5: CHUẨN ĐỘ
1. Trình bày cách pha dung dịch NaOH 0,1N từ NaOH rắn. Phân biệt điểm tương
đương và điểm dừng chuẩn độ. Làm thế nào để nhận biết điểm dừng chuẩn độ.
2. Trình bày cụ thể các bước chuẩn độ VA mL dung dịch HCl (chưa biết nồng độ CA)
bằng VB mL dung dịch chuẩn NaOH CB. Đưa ra công thức xác định VA.
3. Trình bày hoạt động của chị thỉ trong quá trình chuẩn độ acid mạnh bằng base mạnh.
Có thể dùng phenolphthalein (pH chuyển màu 8 – 10) hay methyl đỏ (pH chuyển
màu 4,4 – 6,2) chuyển màu để làm chỉ chị quá trình chuẩn độ HCl bằng NaOH. Giải
thích. Nêu hiện tượng của dung dịch trong suốt quá trình chuẩn độ.
4. Nếu hai nguyên nhân gây nên sự sai số chuẩn độ. Để xác định thể tích chính xác
dung dịch HCl cần dùng ống đong, cốc thủy tinh, bình định mức, pipet hay buret?
5. Methyl đỏ có pH chuyển màu 4,4 – 6,2 (đỏ sang vàng). Nếu dùng methyl đỏ làm chỉ
thị cho quá trình chuẩn độ HCl bằng NaOH thì có gây ra sai số không? Thể tích
NaOH đọc được trên buret lớn hon hay nhỏ hơn thể tích thực tế cần? Giải thích.
6. Methyl đỏ có pH chuyển màu 4,4 – 6,2 (đỏ sang vàng). Nếu dùng methyl đỏ làm chỉ
thị cho quá trình chuẩn độ NaOH bằng HCl thì có gây ra sai số không? Thể tích HCl
đọc được trên buret lớn hon hay nhỏ hơn thể tích thực tế cần? Giải thích.

You might also like