You are on page 1of 10

LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu I.1.1a. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội
nghị Ianta (Liên Xô):
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa
quân phiệt Nhật
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu I.1.2.b. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc do:
A. Hội đồng bảo an bầu ra dựa trên sự giới thiệu của Đại hội đồng
B. Đại hội đồng bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an
C. Ban thư ký bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an
D. Ban thư ký bầu ra được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an đồng ý
Câu II.2.3.a. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. hòa bình, trung lập
B. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu II.2.4. b. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu:
A. Đã xây dựng một mô hình về CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp
B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới
C. Những sai lầm về chính trị và tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Đảng
và Nhà nước
D. Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước
Câu II.2.5.c. Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở Liên Hợp Quốc:
A. Xan Phơranxixcô.
B. Niu Ióoc
C. Oasinhtơn.
D. Caliphoócnia.
Câu III.3.6.a. Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

1
A. Tháng 10 – 1948
B. Tháng 10 - 1949
C. Tháng 10 – 1950
D. Tháng 10 - 1951
Câu III.3.7.b. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay:
A. Thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.
C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
D. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới
Câu III.4.8.a. Kế hoạch Maobattơn là kế hoạch:
A. Ấn Độ chia thành hai quốc gia.
B. Thành lập Ấn Độ của những người Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Pakistan của những người theo
hồi giáo.
C. Pakistan gồm hai vùng Tây Pakistan và Đông Pakistan.
D. A,B,C đúng.
Câu III.4.9.b. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ
năm 1967 đến năm 1979:
A. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Đối đầu căng thẳng
C. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
D. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu III.4.10.c. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
A. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc
B. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới
C. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị
D. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế
Câu III.5.11.b. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì:
A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các
nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu
Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,

2
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu IV.6.13.a. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ
hai:
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Nhật
Câu IV.6.14.b. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau
chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải
tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
B.Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi
Câu IV.6.15.b. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 ,tình hình
châu Âu như thế nào?
A. Căng thẳng dẫn đế sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căng cứ quân sự
B. Ổn định và các điều kiện để phát triển
C. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau
D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới
Câu IV.7.16.c. Để nhận được viên trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu
phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Không được tiến thành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ
những người cộng sản ra khỏi chính phủ
B. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng quá của Mĩ
C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu
D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động
Câu IV.8.17.c. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến
tranh thứ hai
A. Biết xâm nhập thị trường thế giới
B. Tác dụng của những cải cách dân chủ

3
C. Truyền thống " Tự lực tự cường" của người dân Nhật Bản
D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Câu IV.8.18.c. Đặc điểm nào sao đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Phát triển kinh tế đối ngoại , xâm nhập và mở phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi ,
đặc biệt là Đông Nam Á
B. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài
C. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật ( 08 / 09 / 1951 ), lien minh chặt chẽ với Mĩ
D. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu
Câu V.9.19.a. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) nă 1972.
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991
Câu V.9. 20.b. Đặc điểm chính trong quan hệ quốc tế sau thời kỳ chiến tranh lạnh
A. Đối đầu
B. Đối thoại, hợp tác
C. Hòa bình
D. Trung lập
Câu V.9.21.c. Hậu quả lớn nhất về kinh tế do “Chiến tranh lạnh” mang lại là ?
A. Sự đối đầu Đông – Tây và chiến tranh cục bộ
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
C. Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo & sản xuất vũ khí.
D. Nhân dân các nước châu Á , châu Phi, chịu bao khó khăn , đói nghèo & bệnh tật.
Câu VI.10.22.a. Nguồn gốc sâu xa của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
A. Do yêu cầu cuộc sống
B. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
C. Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy
sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai
D. Tất cả đều đúng
Câu VI.10.23.b. Toàn cầu hóa là hệ quả của
A. Chiến lược toàn cầu

4
B. Cách mạng khoa học - kỹ thuật
C. Sự phát triển kinh tế
D. Chiến tranh lạnh chấm dứt
Câu VI.10.24.a. Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ?
A. Hòa bình ổn định và hợp tác, phát triển.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Cùng tồn tại hòa bình các bên cùng có lợi.
D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
Câu VI.11.25.b. Nguyên nhân chung quan trọng nhất giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu phát
triển nhanh chóng là
A. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
B. Gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên
C. Tài năng của giới lãnh đạo và kinh doanh
D. Người lao động có tay nghề cao
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu I.12.26.a. Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp ở nước ta là
A. bù đắp những tổn thất do CTTG I gây ra.
B. làm cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, lệ thuộc vào Pháp.
C. thúc đẩy kinh tế tư bản ở Việt Nam phát triển
D. giúp Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế do hậu quả của CTTG I gây ra.
Câu I.12.27.b. Mâu thuẫn cơ bản nhất mà xã hội Việt Nam cần phải giải quyết lúc này là
A. giữa địa chủ phong kiến và nông dân
B. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai.
C. giữa tư sản Việt Nam và tư sản Pháp.
D. giữa địa chủ phong kiến, nông dân với thực dân Pháp.
Câu I.12.28.c. Ý không phản ánh đúng về đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là
A. giai cấp chịu 3 tầng áp bức bóc lột .
B. xuất thân từ nông dân.
C. Có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp.
D. sớm chịu ảnh hưởng của trài lưu cách mạng tiến bộ.
Câu I.13.29.a. Sự chuyển hóa trong nội bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dẫn đến sự ra
đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là

5
A. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đảng Tân Việt
B. An Nam Cộng sản Đảng và Đảng Lập hiến
C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
D. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dượng Cộng sản liên đoàn.
Câu I.13.30.a. Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là
A. huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.
B. xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận.
C. huấn luyện quân sự cho thanh niên để đánh đuổi giặc Pháp.
D. cử cán bộ đi học tại Đại học Phương Đông và trường quân sự Hoàng Phố.
Câu I.13.31.b. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm
A. hướng dẫn công nhân các kỹ năng làm việc chống lại ách cai trị của thực dân Pháp.
B. tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng năm 1929.
C. mua chuộc, dụ dỗ tay sai người Việt trong quân đội Pháp.
D. Tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Việt
Nam.
Câu I.13.32.c. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam theo Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng là
A. đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
B. đánh đổ chế độ phong kiến, đưa Việt Nam phát triển theo con đường ta bản chủ nghĩa.
C. đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tư sản phản cách mạng, làm cho nước ta hoàn toàn độc
lập tự do.
D. đánh đổ đế quốc Pháp và binh lính người Việt trong quân đội Pháp, làm cho Việt Nam hoàn
toàn độc lập.
Câu I.13.33.a. Việt Nam Quốc dân Đảng là tổ chức chính trị của
A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp tư sản.
C. giai cấp tiểu tư sản.
D. giai cấp địa chủ.
Câu II.14.34.a. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời gian diễn ra cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa
chủ phong kiến

6
B. giữa giai cấp công nhân với giai cấp địa chủ
C. giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với địa chủ phong kiến và tư bản Pháp
D. giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tư sản mại bản
Câu I.14.35.b. Hình thức đấu trah tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang tự vệ hỗ trợ.
B. đấu tranh vũ trang là chính, cố hỗ trợ đấu tranh chính trị.
C. mít tinh, biểu tình, bãi công và bãi thị.
D. đấu tranh vũ trang
Câu II.14.36.c. Ý không phản ánh những quyết định của Hội nghị lần 1 của BCH TƯ ĐCS Việt
Nam (10-1930):
A. Đổi tên ĐCS Việt Nam thành ĐCS Đông Dương
B. Cử ra BCH TƯ chính thức do đ/c Trần Phú làm Tổng bí thư
C. Thông qua Luận cương của Đảng do đ/c Trần Phú soạn thảo
D. Ra báo Tia lửa làm cơ quan ngôn luận của Đảng
Câu II.15.37.a. Sự kiện lịch sử thế giới chi phối tình hình thế giới và trong nước trong những
năm 1936-1939 là
A. sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.
B. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền.
D. Nhật Bản xâm lược Trung Quốc (1937)
Câu II.15.37.c. Ý không phản ánh nội dung của Hội nghị BCH TƯ Đảng tháng 7/1936 là
A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống phong kiến và chông đế quốc.
B. Kẻ thù trước mắt là bọn phản động tay sai.
C. Phương pháp đấu tranh là kết hợp công khai và bí mật.
D. Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Câu II.16.38.a. Khi quân Nhật vào Đông Dương, quân Pháp đã
A. kiên quyết chống Nhật
B. chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng, sau đó cùng với quân Nhật cai trị nhân dân ta.
C. cùng với nhân dân ta chống Nhật.
D. vừa chống Nhật, vừa ngăn chặn các phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu II.16.39.a. Chiến thắng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân diễn ra tại
A. Pác Bó.

7
B. Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Phay Khắt và Nà Ngần.
D. Tân Trào.
Câu II.16.40.b. Nội dung cơ bản nhất của Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” là
A. đánh đuổi thực dân Pháp.
B. phát động cao trào Kháng Nhật cứu nước.
C. đấu tranh khởi nghĩa vũ trang.
D. thành lập Mặt trận Việt Minh.
Câu II.16.41.d. Nội dung nào đánh dấu sự sáng tạo của nghị quyết Hội nghị BCH TƯ tháng 5
năm 1941
A. đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. xác định chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
C. thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu III.17.42.a. Sau Cách mạng tháng Tám nước ta lâm vào tình thế
A. Thuận lợi vì có Liên Xô giúp đỡ.
B. “nghìn cân treo sợi tóc”.
C. được quân Đồng Minh giúp đỡ, ủng hộ.
D. được cách mạng Trung Quốc giúp đỡ.
Câu III.17.43.a. Từ đầu tháng 9/1945 đến tháng 3/1946 Đảng và Chính phủ ta thực hiện chính
sách đối với quân Trung Hoa Dân Quốc là
A. dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng.
B. lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhằm kêu gọi sự giúp đỡ.
C. đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc.
D. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
Câu III.17.44.b. Sau Cách mạng Tháng Tám, khó khăn nguy hiểm nhất liên quan đến sự tồn
vong của chế độ là
A. giặc đói.
B. giặc dốt.
C. giặc ngoại xâm
D. khó khăn tài chính

8
Câu III.17.45.c. Trong số những kẻ thù của nước ta sau Cách mạng tháng Tám, kẻ thù nguy
hiểm nhất là
A. Trung Hoa Dân Quốc.
B. phát xít Nhật
C. thực dân Pháp.
D. thực dân Anh.
Câu III.18.46.a. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày
A. 16/12/1946.
B. 17/12/1946.
C. 18/12/1946.
D. 19/12/1946.
Câu III.18.47.a. Nội dung đường lối cuộc kháng chiến toàn quốc của Đảng là
A. “Toàn dân, toàn diện và lâu dài”
B. “Toàn dân, toàn diện và trường kỳ”
C. “Toàn dân, toàn diện và trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
D. “Trường kỳ và tự lực cánh sinh”
Câu III.18.48.b. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống Pháp trong các thành phố của quân và dân
ta là
A. chứng tỏ cho quân Pháp biết sức mạnh của nhân dân ta.
B. đánh đòn phủ đầu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch.
C. giam chân địch trong các thành phố, tạo điều kiện cho quân ta rút khỏi vòng vây, trở lại chiến
khu Việt Bắc để chiến đấu lâu dài.
D. giải phóng Hà Nội, tạo điều kiện cho nhân dân Nam Bộ nổi dậy kháng chiến.
Câu III.18.49.c. ý ngĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới thu đông 1950 là
A. là cuộc tiến công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi.
B. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành.
C. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
D. ta giành thế chủ động trên chiến trường chính ở đồng bằng Bắc Bộ.
Câu III.18.50.d. ý không phản ánh đúng chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là
A. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, bảo vệ, giữ vững cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng.
B. bộ đội chủ lực được trưởng thành qua kháng chiến.
C. buộc quân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta.

9
D. bộ đội ta trưởng thành về mọi mặt, chuyển từ phòng ngự sang phản công.

10

You might also like