You are on page 1of 9

Phụ lục 3

MA TRẬN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 12 – HỌC KỲ I


(Số lượng: 50 câu)

Chủ Mức độ
NỘI DUNG
đề/bài a b c d Cộng
I Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1 1 1   3
1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1 1 1   3
II Địa lí tự nhiên 16 11 7 4 38
2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1 1 1   3
6 Đất nước nhiều đồi núi 2 1 1   4
7 Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) 2 1 1   4
8 Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển 2 1 1 1 5
9  Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 2 1   1 4
10 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) 2 2 1   5
11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng 2 2 1 1 6
12 Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) 2 1 1 1 5
13 Thực hành (đọc bản đồ địa hình) 1 1     2
III Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên 3 3 2 1 9
14 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1 1 1 1 4
15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 2 2 1 0 5
    20 15 10 5 50
Ghi chú:
- Mức độ a: Nhận biết, b: Thông hiểu, c: Vận dụng, d: Vận dụng cao.
- Quy ước đánh số câu: Chủ đề, Bài, Số thứ tự câu (trong tổng số 50 câu), Mức độ.
Ví dụ: Câu II.2.4.a. là câu số 4, mức độ a, bài số 2, chủ đề II.
Câu III.15.48.b. là câu 48, mức độ b, bài 15, chủ đề III.
- Đối với các trường soạn 100 câu, soạn số lượng gấp đôi các câu ở các mức độ của ma trận
50 câu.
- Có các câu hỏi về sử dụng Atlat và câu hỏi về nhận xét, giải thích bảng số liệu...
50 CÂU HỎI TNKQ ĐỊA LÝ- LỚP 12
Câu I.1.1.a.Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ:
A. sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
C. sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.

Câu I.1.2.b.Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là :
A. nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
C. lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
D. tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.

Câu I.1.3.c.Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập
của nước ta:
A. gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
B. gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì.
C. gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
D. gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.

Câu II.2.4.a.Nội thuỷ là :


A. vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu II.2.5.b.Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :
A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế
giới.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu và di cư của nhiều
loài sinh vật.

Câu II.2.6.c.Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết: Đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt
- Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu nào?
A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
Câu II.6.7.a.So với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm:
A. 5/6.
B. 4/5.
C. 3/4
D. 2/3

Câu II.6.8.a.Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là:


A.Tây Côn Lĩnh
B. Phan xipăng
C. Ngọc Linh
D. Chư Yang Sin

Câu II.6.9.b.Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. có địa hình cao nhất nước ta.
B. có mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. địa hinh núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Câu II.6.10.c.Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:
A. nguồn khoáng sản dồi dào.
B. tiềm năng thủy điện lớn.
C. phong cảnh đẹp
D. địa hình đồi núi thấp

Câu II.7.11.a.Đồng bằng sông Hồng giống đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:
A. do phù sa sông ngòi bồi đắp tạo thành.
B. có nhiều sông ngòi kênh rạch.
C. diện tích 40 000 km 2
D. có hệ thống sông và đê biển.

Câu II.7.12.a.Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là:


A. rộng 15 000 km 2
B. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.
C. có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
D. có đất bạc màu

Câu II.7.13.b.Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A.Hẹp ngang.
B.Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C.Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn.
D. Được hình thành do các sông bồi đắp

Câu II.7.14.c.Ở đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, thủy triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện
tích đồng bằng bị nhiễm mặn, là do:
A. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
B. địa hình thấp, phẳng.
C. có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. biển bao bọc ba mặt đồng bằng

Câu II.8.15.a.Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta là:
A. mang lại độ ẩm cho không khí lớn.
B. tạo nên cảnh quan độc đáo cho bờ biển.
C. xảy ra động đất.
D. Câu A+ B đúng

Câu II.8.16.a.Rừng ngập mặn ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở:
A. Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ

Câu II.8.17.b.Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất của vùng biển nước ta là:
A. muối
B. sa khoáng
C. dầu khí.
D. cát.

Câu II.8.18.c.Ở ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển:
A. Vịnh cửa sông
B. các bờ biển mài mòn.
C. các vũng,vịnh nước sâu.
D. Câu A+B đúng

Câu II.8.19.c.Ở vùng ven biển dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản?
A. Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn.
B. Vịnh cửa sông.
C.Các đảo ven bờ.
D. Rạn san hô.

Câu II.9.20.a.Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 16oB
trở vào là
A. gió mùa Đông Bắc.
B. gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Bắc.
D. tín phong bán cầu Nam.

Câu II.9.21.a.Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là :
A. Gió mậu dịch.
B. Gió mùa.
C. Gió phơn.
D. Gió Tây.

Câu II.9.22.b.Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là:
A. hàng năm nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt trời lớn.
B. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
C. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
D. trong năm Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần.

Câu II.9.23.d.Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa ?
A.Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với
Biển Đông rộng lớn.
B.Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung
tâm gió mùa châu Á.
C.Trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng
lớn.
D.Vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

Câu II.10.24.a.Qúa trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện nay là:
A. xâm thực
B. bồi tụ
C. xâm thực – bồi tụ
D. bồi tụ - xâm thực

Câu II.10.25.a.Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là:
A. Dòng chảy mạnh.
B.Tổng lượng cát mùn lớn
C.Hệ số bào mòn nhỏ
D. Tạo thành nhiều phụ lưu.

Câu II.10.26.b.Chế độ nước sông ngòi theo mùa,do:


A. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
B.Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
C. Trong năm có hai mùa khô và mưa
D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.

Câu II.10.27.b.Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?
A.Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B.Sông ít nước
C.Giàu phù sa
D. Chế độ nước theo mùa

Câu II.10.28.c.Qúa trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được
biểu hiện ở:
A. hiện tượng xâm nhập.
B.hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.
C. thành tạo địa hình Cacxtơ
D. đất trượt, đá lỡ ở sườn dốc.

Câu II.11.29.a.Càng về phía Nam:


A. Nhiệt độ trung bình càng tăng.
B.Biên độ nhiệt càng tăng.
C.Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng.
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng tăng.

Câu II.11.30.a.Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa Đông lạnh.
B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh.
C. Cận xích đạo gió mùa.
D. Nhiệt đới ẩm có mùa Đông lạnh.

Câu II.11.31.b..Sự phân hóa địa hình: vùng biển, thềm lục địa , vùng đồng bằng ven biển và
vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Bắc - Nam
B.Đông - Tây
C. Độ cao
D. Câu A + B đúng.

Câu II.11.32.b.Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ(từ
16oB trở vào)?
A. Quanh năm nóng.
B.Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20o C
C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt..
D. Về mùa khô có mưa phùn

Câu II.11.33.c.
Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là do:
A. sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về
phía Nam.
B. góc nhập xạ tăng đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ
16 độ Bắc trở vào.
C. do càng vào Nam,càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây
Nam.
D. sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm ảnh hưởng
của khối khí lạnh.

Câu II.11.34.d.Cho bảng số liệu:


Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở một số địa điểm.
Tháng Hà Nội Huế TP hỒ Chí Minh
Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa
( c)
0
( mm) ( c)
0
( mm) ( c)
0
( mm)
I 16,4 18 20,0 161 25,8 14
II 17,0 26 20,9 62 26,7 4
III 20,2 44 23,9 47 27,9 10
IV 23,7 90 26,0 51 28,9 50
V 27,3 188 28,3 82 28,3 218
VI 28,8 240 29,3 116 27,5 312
VII 28,9 288 29,4 95 27,1 294
VIII 28,2 318 28,9 104 27,1 270
IX 27,2 265 27,1 473 26,8 327
X 24,6 130 25,1 795 26,7 267
XI 21,4 43 23,1 580 26,4 116
XII 18,2 23 20,8 297 25,7 48
Trung bình 23,5 1676 25,2 2867 27,1 1931
năm
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu:
A.Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng.
B.Khí hậu ở Hà Nội có mùa Đông lạnh, ít mưa.
C.Mùa mưa nhiều ở Huế trùng với mùa hạ.
D.Khí hậu ở TP Hồ Chí Minh phân hóa hai mùa mưa khô rõ rệt.

Câu II.12.35.a.Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình từ (m)
A. 500 - 600
B. 600 - 700
C. 700 - 800
D. 800 - 900

Câu II.12.36.a.Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao(m):


A. Từ 2400 trở lên.
B. Từ 2500 trở lên
C. Từ 2600 trở lên
D. Từ 2700 trở lên

Câu II.12.37.b.Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:
A. Đất đồng bằng.
B. Đất feralit vùng đồi núi thấp.
C. Đất feralit
D. Đất mùn alit núi cao

Câu II.12.38.c.Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất sâu sắc, vì trong miền này :
A. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc thống trị.
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam thống trị.
C. Gió Tây Nam vịnh Tây Bengan thống trị.
D. Gió Đông Bắc hoàn toàn không ảnh hưởng.

Câu II.12.39.d.Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
là gì ?
A. Thời tiết không ổn định
B.Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C. Lụt, trượt lỡ đất.
D. Lũ , hạn hán.

Câu II.13.40.a.Đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi:


A. Hoàng liên sơn B. Trường sơn Nam
C. Hoành sơn D. Bạch Mã

Câu II.13.41.b.Con sông nào thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?.
A.Sông Chảy B. Sông Cả
C. Sông Đồng Nai D. Sông Hậu

Câu III.14.42.a.Theo quy định, chúng ta phải tăng độ che phủ rừng của cả nước hiện tại khoảng
(%)
A. 40 - 45.
B. 45 – 50.
C. 50 – 55.
D. 55 – 60.

Câu III.14.43.b.Từ 1983 đến 2006, sự biến động rừng không theo xu hướng tăng lên ở:
A. tổng diện tích có rừng.
B. chất lượng rừng.
C. diện tích rừng tự nhiên
D. độ che phủ rừng

Câu III.14.44.c.Loại hình nào sau đây không khuyến khích phát triển mạnh ở khu bảo tồn thiên
nhiên?
A. Bảo vệ và duy trì các loại động thực vật trong điều kiện tự nhiên.
B. Phục vụ nghiên cứu khoa học.
C. Du lịch sinh thái
D.Quản lý môi trường và giáo dục

Câu III.14.45.d.Cho bảng số liệu sau :


Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 - 2005.
Năm 1943 1976 1983 1990 2000 2005
Tổng diện tích rừng ( triệu ha) 14,3 11,1 7,2 9,2 10,9 12,4
Tỉ lệ che phủ rừng ( %) 43,8 33,8 22,0 27,8 33,1 37,7
Để thể hiện sự thay đổi tổng diện tích rừng, độ che phủ rừng, nước ta giai đoạn 1943- 2005. Theo
em vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột ghép.
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ cột chồng
D.Biểu đồ kết hợp cột đường.

Câu III.15.46.a.Mùa bão nước ta từ tháng:


A. 5 - 10
B. 6 – 11.
C.7 – 12.
D. 5 – 12.

Câu III.15.47.a.Nơi chụi ảnh hưởng mạnh nhất của bão là:
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C.Duyên hải Nam Trung Bộ
D.Ven biển Trung Bộ
Câu III.15.48.b.Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập
lụt là:
A. địa hình đồng bằng thấp và không có đê sông, đê biển.
B. xung quanh các mặt đất thấp có đê bao bọc.
C. mưa lớn kết hợp với triều cường.
D. mật độ xây dựng cao.

Câu III.15.49.b.Thiên tai nào bất thường, khó tránh, xảy ra thường xuyên, gây hậu quả nặng nề
cho vùng đồng bằng ven biển nước ta?
A. sạt lỡ bờ biển.
B. bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây ngập lụt.
C. cát bay, cát lấn.
D. thủy triều, động đất.

Câu III.15.50.c.Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng diễn ra
thường xuyên và cũng gây thiệt hại lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân?
A. Bão.
B.Ngập úng, lũ quét và hạn hán.
C. Động đất.
D. Lốc, mưa đá, sương muối.

................................................................

You might also like