PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

You might also like

You are on page 1of 23

PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

A/ Lý thuyết bài: Phương trình hóa học


1. Các bước lập phương trình hóa học
Xét phản ứng giữa canxi với nước tạo thành canxihidroxit.
Lập PTHH
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Ca+H2O→Ca(OH)2+H2
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
Bên phải số nguyên tử O là 2, nguyên tử H là 4 còn ở vế bên trai trong phân tử
nước số nguyên tử O là 1, nguyên tử H là 2. Tức là số nguyên tử O, H ở vế phải
gấp 2 lần vế trái
Do vậy cần thêm hệ số 2 vào trước phân tử nước ở vế trái.
Sau khi thêm hệ số ta thấy số nguyên tử Ca, O, H ở 2 vế bằng nhau. Vậy phương
trình đã cân bằng xong.
Bước 3: Viết PTHH:
Ca+2H2O→Ca(OH)2+H2
2. Ý nghĩa của phương trình hóa học
Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này
bằng tỉ số hệ số các chất trong phương trình
VD: ở phản ứng trên, tỉ lệ
số nguyên tử Ca : số phân tử H2O : số phân tử Ca(OH)2 : số phân tử H2 = 1:2:1:1
hiểu là cứ 1 nguyên tử Ca sẽ tác dụng với 2 phân tử H2O tạo ra 1 phân tử Ca(OH)2
và giải phóng 1 phân tử H2O
B/ Trắc nghiệm bài: Phương trình hóa học
Câu 1: Chọn đáp án đúng
A. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
B. Có 2 bước để lập phương trình hóa học
C. Chỉ duy nhất 2 chất tham gia phản ứng tạo thành 1 chất sản phẩm mới gọi là
phương trình hóa học D. Quỳ tím dùng để xác định chất không là phản ứng hóa
học
Câu 2: Chọn đáp án sai
A. Có 3 bước lập phương trình hóa học
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
C. Dung dịch muối ăn có CTHH là NaCl
D. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử
Câu 3: Viết phương trình hóa học của kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit
sunfuric loãng biết sản phẩm là sắt (II) suafua và có khí bay lên
A.Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
B.Fe + H2SO4 → Fe2SO4 + H2
C.Fe + H2SO4 → FeSO4 + S2
D.Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2S
Câu 4: CaCO3 + X → CaCl2 + CO2 + H2O. X là?
A.HCl B.Cl2 C.H2 D.HO
Câu 5: Phương trình đúng của photpho cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo
thành là P2O5
A. P + O2 → P2O5
B. 4P + 5O2 → 2P2O5
C. P + 2O2 → P2O5
D. P + O2 → P2O3
Câu 6: Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương
trình sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
A. 1:2:1:2
B. 1:2:2:1
C. 2:1:1:1
D. 1:2:1:1
Câu 7: Nhìn vào phương trình sau và cho biết tỉ số giữa các chất tham gia phản
ứng 2 NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
A.1:1 B.1:2 C.2:1 D.2:3
Câu8:TìmA
Ca(HCO3) → CaCO3 + CO2 + A
A.H2O B.H2 C.HCO3 D.CO
Câu 9: Điền chất cần tìm và hệ số thích hợp FeO + CO → X + CO2
A. Fe2O3 & 1:2:3:1
B. Fe & 1:1:1:1
C. Fe3O4 & 1:2:1:1 D. FeC & 1:1:1:1
Câu 10: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu. Tìm x, y
A. x=2, y=3 B. x=3,y=4 C. x=1, y=2 D. x=y=1
Đáp án:
1.A 2.D
6.D 7.C
3.A 4.A 5.B
8.A 9.B 10.A
Hướng dẫn:

Câu 2: Phương trình hóa học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các
chất trong phản ứng
Câu 4: vì sản phẩm tạo thành có muối clorua và nước nên X là HCl
CaCO3+2HCl→CaCl2+CO2+H2O
Câu 6: vì bên sản phẩm thấy có phân tử H2 và trong muối cũng thấy 2 nguyên tử
clo nên phải thêm hệ số 2 trước HCl để cân bằng nguyên tử clo
Câu 8: Vì Ca(HCO3) là muối kém bền nên dễ phân hủy khi đun nóng
Câu 10: Ta có Al (III) và nhóm SO4 (II), áp dụng quy tắc hóa trị ta tính được x= 2;
y=3
Với chuyên đề: Phương trình hóa học trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về các bước
để lập một phương trình hóa học và ý nghĩa của phương trình hóa học.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK
Bài 1: a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?
b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất
phản ứng và sản phẩm phản ứng.

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân
bằng nguyên tử. Tuy nhiên có một số trường hợp thì sơ đồ cũng là phương trình hóa học.

c) Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng
cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

Bài 2: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) Na + O2 → Na2O.

b) P2O5 + H2O → H3PO4.

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản
ứng.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng :

a) 4Na + O2 → 2Na2O

Số nguyên tử Na : số phân tử oxi : số phân tử Na2O là 4 : 1 : 2

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 là 1 : 3 :2

Bài 3: Yêu cầu làm như bài tập 2 theo sơ đồ của các phản ứng sau:

a) HgO → Hg + O2.

b) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:


a) 2HgO → 2Hg + O2.

Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 là 2 : 2 :1.

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.

Số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O là 2 : 1 : 3.


Bài 4: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl.

b) Số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCl2 = 1 : 1

Số phân tử CaCO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2

Số phân tử Na2CO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2

Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 = 1 : 1

Bài 5: Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất
magie sunfat MgSO4.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

b) Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1


Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1.
Bài 6: Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo hợp chất P2O5.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng : 4P + 5O2 → 2P2O5.

b) Số nguyên tử P : số phân tử oxi : số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2.

=> Số nguyên tử P : số phân tử oxi = 4:5

Số nguyên tử P : số phân tử P2O5 = 4:2 = 2:1

Bài 7: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các
phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập)

a) ?Cu + ? → 2CuO

b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2Cu + O2 → 2CuO

b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.


XÁC ĐỊNH CHẤT CÒN THIẾU TRONG PHƯƠNG TRÌNH

A. Lý thuyết & phương pháp giải


Để xác định chất còn thiếu trong phương trình hóa học ta cần lưu ý: Trong phản ứng hóa học số
nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.
B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hãy xác định công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình
hóa học sau: Mg + 2HCl → MgCl2 +?

Hướng dẫn giải

Vế trái có Mg, H, Cl vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa H. Vậy chất còn thiếu ở vế
phải là H2.

Vậy phương trình hóa học là:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Ví dụ 2: Hãy xác định công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong các phương
trình hóa học sau:

a. 4Na + ? → 2Na2O

b. CaO + CO2 → ?

Hướng dẫn giải

a. Vế phải có Na, O, vậy chất còn lại ở vế trái nhất định phải có O. Vậy chất còn thiếu ở vế trái là
O2.

Vậy phương trình hóa học là:

4Na + O2 → 2Na2O

b. Vế trái có Ca, O, C, vậy chất cần tìm ở vế phải nhất định phải có Ca, C, O. Vậy chất cần tìm là
CaCO3.

Vậy phương trình hóa học là:

CaO + CO2 → CaCO3

Ví dụ 3: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong phương
trình hóa học sau:

FeO + ?HCl → FeCl2 + ?


Hướng dẫn giải

Vế trái có Fe, O, H, Cl, vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa H, O. Vậy chất còn thiếu ở
vế phải là H2O.

Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở cả hai vế bằng nhau thì cần thêm 2 vào trước HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho phương trình phản ứng: NaOH + HCl → ? + H2O

Chất còn thiếu trong phương trình trên là

A. NaCl.

B. Na.

C. Na2O.

D. NaClO.

Câu 2: Cho phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + ?

Tỉ lệ số phân tử của chất sản phẩm là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 2 : 1.

D. 1 : 3.

Câu 3: Cho phương trình phản ứng: 2NO + O2 → 2?

Chất còn thiếu trong phương trình là

A. NO2.
B. N.

C. NO3.

D. N2O5.

Câu 4: Cho phương trình hóa học sau:

aAl(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + ?

Giá trị của a là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5: Hòa tan kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohidric (HCl) thu được kẽm clorua (ZnCl2) và khí

A. H2.

B. CO2.

C. O2.

D. CO.

Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: Al + FeSO4 → Al2(SO4)3 + ?

Hãy cho biết hệ số thích hợp trong phản ứng là

A. 1 : 3 : 1 : 3.

B. 2 : 3 : 1 : 3.

C. 2 : 1 : 3 : 2.

D. 3 : 2 : 1 : 3.

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: SO2 + O2 →?

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là

A. 1.
B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8: Cho phương trình hóa học sau: CO + FeO → Fe + ?

Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 1 : 3.

D. 1 : 4.

Câu 9: Cho phương trình phản ứng sau:

Fe(NO3)3 + ?KOH → Fe(OH)3 + ?

Hệ số trước KOH và chất còn thiếu trong phương trình trên lần lượt là

A. 1 và KNO3.

B. 2 và KNO3.

C. 3 và KNO3.

D. 4 và KNO3.

Câu 10: Có phản ứng hóa học:


CuO +? → Cu + H2O
Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cho phương trình phản ứng: NaOH + HCl → ? + H2O

Chất còn thiếu trong phương trình trên là

A. NaCl.

B. Na.

C. Na2O.

D. NaClO.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Vế trái có Na, O, H, Cl, vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa Na, Cl. Vậy chất còn
thiếu là NaCl.

Câu 2: Cho phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + ?

Tỉ lệ số phân tử của chất sản phẩm là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 2 : 1.

D. 1 : 3.

Lời giải

Đáp án: Chọn A.

Vế trái có chứa Fe, H, S, O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải có chứa H. Vậy chất còn thiếu là H2.

Phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Vậy tỉ lệ số phân từ FeSO4 : H2 = 1 : 1

Câu 3: Cho phương trình phản ứng: 2NO + O2 → 2?


Chất còn thiếu trong phương trình là

A. NO2.

B. N.

C. NO3.

D. N2O5.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

2NO + O2 → 2NO2.

Câu 4: Cho phương trình hóa học sau:

aAl(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + ?

Giá trị của a là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Vế trái có chứa Al, O, H, S, vậy chất còn thiếu ở vế phải có chứa H, O. Vậy chất còn thiếu là
H2O.

Phương trình phản ứng:

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O.

Vậy a = 2

Câu 5: Hòa tan kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohidric (HCl) thu được kẽm clorua (ZnCl2) và khí

A. H2.

B. CO2.

C. O2.

D. CO.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: Al + FeSO4 → Al2(SO4)3 + ?

Hãy cho biết hệ số thích hợp trong phản ứng là

A. 1 : 3 : 1 : 3.

B. 2 : 3 : 1 : 3.

C. 2 : 1 : 3 : 2.

D. 3 : 2 : 1 : 3.

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Vế trái chứa Al, Fe, S, O do đó chất còn thiếu ở vế phải chứa Fe.

Vậy chất còn thiếu là Fe.

Phương trình hóa học: 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: SO2 + O2 →?

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải
Đáp án: Chọn C

Vế trái chứ S, O do đó chất cần tìm ở vế phải nhất định phải chứa S, O.

Vậy chất còn thiếu là SO3.

Phương trình hóa học: 2SO2 + O2 → 2SO3.

Vậy tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là: 2 + 1 = 3.

Câu 8: Cho phương trình hóa học sau: CO + FeO → Fe + ?

Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 1 : 3.

D. 1 : 4.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Vế trái chứa C, O, Fe do đó chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa C, O. Vậy chất còn lại là
CO2.

Phương trình phản ứng: CO + FeO → Fe + CO2.

Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là 1 : 1.

Câu 9: Cho phương trình phản ứng sau:

Fe(NO3)3 + ?KOH → Fe(OH)3 + ?

Hệ số trước KOH và chất còn thiếu trong phương trình trên lần lượt là

A. 1 và KNO3.

B. 2 và KNO3.

C. 3 và KNO3.

D. 4 và KNO3.
Lời giải

Đáp án: Chọn C

Phương trình phản ứng: Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KNO3.

Câu 10: Có phản ứng hóa học:

CuO +? → Cu + H2O

Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Vế phải chứa Cu, H, O do vậy chất còn thiếu ở vế trái nhất định phải chứa H. Vậy chất còn thiếu
là H2.

Phương trình phản ứng: CuO + H2 → Cu + H2O.

Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là 1.1 = 1.


PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
A. Lý thuyết & phương pháp giải

- Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất phản ứng và
sản phẩm phản ứng.

- Cách lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

+ Bước 2: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức để số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở vế
trái bằng vế phải.

+ Bước 3: Hoàn thành (viết) phương trình hóa học.

- Ý nghĩa của phương trình hóa học:

Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ và số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp
chất trong phản ứng.

Lưu ý:

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng phải bằng nhau.

+ Không được thay đổi các chỉ số nguyên tử của các công thức hóa học trong quá trình cân bằng.

+ Khi viết hệ số phải viết cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ không viết 4Al

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng sắt tác dụng với oxi.

Hướng dẫn giải

Các bước lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Fe + O2 → Fe3O4.

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế:

3Fe + 2O2 → Fe3O4

+ Bước 3: Viết phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học của bari tác dụng với oxi.

Hướng dẫn giải


+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng: Ba + O2 → BaO

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế

2Ba + O2 → 2BaO

+ Bước 3: Viết phương trình hóa học: 2Ba + O2 → 2BaO.

Ví dụ 3: Lập phương trình hóa học của nhôm tác dụng với oxi.

Hướng dẫn giải

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng: Al + O2 → Al2O3

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế:

4Al + 3O2 → 2Al2O3

+ Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Bài tập lập phương trình hóa học và cách giải

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho phản ứng: 2Al + 6HCl → aAlCl3 + 3H2

Giá trị của a là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Câu 2: Trong phương trình hóa học: aP + bO2 → 2P2O5

Tìm a và b

A. a = 1, b = 2.

B. a = 2, b = 3.

C. a = 3, b = 4.

D. a = 4, b = 5.
Câu 3: Chọn đáp án sai:

A. Có 3 bước lập phương trình hóa học.

B. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử.

C. Dung dịch muối ăn có công thức hóa học là NaCl.

D. Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học.

Câu 4: Cho phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2

Các hệ số đặt trước các phân tử CaO, H2O, Ca(OH)2 lần lượt là

A. 1, 1, 1.

B. 1, 2, 1.

C. 1, 3, 1.

D. 2, 1, 1.

Câu 5: Cho các phản ứng sau:

(1) 4Na + O2 → xNa2O.

(2) Mg + yH2SO4 → MgSO4 + H2.

(3) Zn + zHCl → ZnCl2 + H2.

Hãy cho biết giá trị của x, y, z lần lượt là

A. 1, 2, 3.

B. 2, 1, 2.

C. 1, 1, 1.

D. 2, 1, 1.

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây cân bằng đúng

A. CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.

B. 2CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.


C. CaO + 3HNO3 → Ca(NO3)2 +H2O.

D. CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.


Câu 7: Chọn đáp án đúng:

A. Có 1 bước để lập phương trình hóa học.

B. Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học.

C. Khi viết hệ số phải viết nhỏ hơn kí hiệu hóa học.

D. Có thể thay đổi các chỉ số nguyên tử của các công thức hóa học trong quá trình cân bằng.

Câu 8: Trong phản ứng hóa học.

Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O.

Tỉ lệ của các chất lần lượt là

A. 1 : 6 : 2 : 3.

B. 1 : 2 : 3 : 6.

C. 2 : 3 : 1 : 6.

D. 3 : 2 : 6 : 1.

Câu 9: Chọn đáp án đúng:

A. 2ZnO + HCl → ZnCl2 + 2H2O.

B. K + 2O2 → K2O.

C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2.

D. SO2 + O2 → 3SO3.

Câu 10: Phương trình đúng của lưu huỳnh cháy trong không khí là

A. S + O2 → SO2.

B. 2S + O2 → SO2.

C. S + 4O2 → SO2.

D. S + O2 → SO4.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cho phản ứng: 2Al + 6HCl → aAlCl3 + 3H2

Giá trị của a là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Câu 2: Trong phương trình hóa học: aP + bO2 → 2P2O5

Tìm a và b

A. a = 1, b = 2.

B. a = 2, b = 3.

C. a = 3, b = 4.

D. a = 4, b = 5.

Lời giải

Đáp án: Chọn D

Câu 3: Chọn đáp án sai:

A. Có 3 bước lập phương trình hóa học.

B. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử.

C. Dung dịch muối ăn có công thức hóa học là NaCl.

D. Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học.

Lời giải

Đáp án: Chọn B


Câu 4: Cho phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2

Các hệ số đặt trước các phân tử CaO, H2O, Ca(OH)2 lần lượt là

A. 1, 1, 1.

B. 1, 2, 1.

C. 1, 3, 1.

D. 2, 1, 1.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 5: Cho các phản ứng sau:

(1) 4Na + O2 → xNa2O.

(2) Mg + yH2SO4 → MgSO4 + H2.

(3) Zn + zHCl → ZnCl2 + H2.

Hãy cho biết giá trị của x, y, z lần lượt là

A. 1, 2, 3.

B. 2, 1, 2.

C. 1, 1, 1.

D. 2, 1, 1.

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây cân bằng đúng

A. CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.

B. 2CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.

C. CaO + 3HNO3 → Ca(NO3)2 +H2O.

D. CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.


Lời giải

Đáp án: Chọn D

Câu 7: Chọn đáp án đúng:

A. Có 1 bước để lập phương trình hóa học.

B. Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học.

C. Khi viết hệ số phải viết nhỏ hơn kí hiệu hóa học.

D. Có thể thay đổi các chỉ số nguyên tử của các công thức hóa học trong quá trình cân bằng.

Lời giải

Đáp án: Chọn B

Câu 8: Trong phản ứng hóa học.

Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O.

Tỉ lệ của các chất lần lượt là

A. 1 : 6 : 2 : 3.

B. 1 : 2 : 3 : 6.

C. 2 : 3 : 1 : 6.

D. 3 : 2 : 6 : 1.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Chọn đáp án đúng:

A. 2ZnO + HCl → ZnCl2 + 2H2O.

B. K + 2O2 → K2O.

C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2.

D. SO2 + O2 → 3SO3.
Lời giải

Đáp án: Chọn C

Câu 10: Phương trình đúng của lưu huỳnh cháy trong không khí là

A. S + O2 → SO2.

B. 2S + O2 → SO2.

C. S + 4O2 → SO2.

D. S + O2 → SO4.

Lời giải

Đáp án: Chọn A

You might also like