You are on page 1of 63

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP IN


KHOA CÔNG NGHỆ BAO BÌ

BÀI GIẢNG MÔN HỌC


CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ GIA CÔNG BAO BÌ
CƠ BẢN

Giáo viên:Ths. Phạm Thị Minh Thư.


Khoa công nghệ Bao bì.

Hà Nội 2019
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Công nghệ và thiết bị gia công bao bì cơ bản


Mã mô đun: MĐ28
Thời gian thực hiện mô đun: 90giờ; ( Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí , tính chất môn học:
- Vị trí: Mô đun Công nghệ và thiết bị gia công bao bì cơ bản là mô đun chuyên ngành
trong chương trình Cao đẳng dạy nghề Công nghệ gia công bao bì và tem nhãn.
- Tính chất: Mô đun Công nghệ và thiết bị gia công bao bì cơ bản là một trong những nội
dung quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về Công nghệ gia công bao bì và tem
nhãn.
II. Mục tiêu mô đun:
1. Về kiến thức:
- Trang bị cho học sinh một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về Công nghệ và thiết bị
gia công bao bì.
2. Kỹ năng:
- Học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học độc lập
- Học sinh biết vận đụng kiến thức đã học vào thực tế để nhận biết về vai trò của công
nghệ và các thiết bị gia công bao bì
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Hiểu biết và thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Pháp luật.
- Có sức khỏe, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp
và lương tâm nghề nghiệp.
- Có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc ngành học.
- Có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
III. Nôi dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian( giờ)
Thực
Số Lý hành, thí
Tên chương, mục Kiểm
TT Tổng số thuyế nghiệm,
tra
t thảo luận,
bài tập
1 Bài 1: Lịch sử phát triển và chức
năng của bao bì, phân loại bao bì 13.5 10 3,5
và các yếu tố ảnh hưởng khi thiết
kế bao bì.
1 . Lịch sử phát triển và chức năng
của bao bì
1.1. Lich sử
1.2. Chức năng của bao bì
2. Phân loại bao bì và các yếu tố ảnh
hưởng khi thiết kế bao bì.
2.1.Phân loại bao bì
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng khi thiết
kế bao bì
3. Xu hướng thiết kế bao bì trong
những năm gần đây
Bài 2: Nguyên vật liệu chính dùng
trong công nghệ gia công bao bì
tem nhãn
1. Bao bì làm từ giấy
1.1. Giấy định lượng lớn( duplex,
ivory…)
1.2. Carton, Carton sóng
2. Bao bì làm từ vật liệu màng và ứng
dụng trong sản xuất bao bì mềm
2.1.Các loại màng thông dụng trong
sản xuất bao bì mềm
2.2. Ứng dụng các loại màng trong
sản xuất bao bì mềm
3. Bao bì làm từ các vật liệu khác
3.1. Kim loại
3.2. Da
3.3. Gỗ
3.4.Thủy tinh, gốm…
14.5 10 3,5 1
4. Keo dán bao bì
4.1. Keo nguồn gốc thực vật.
4.2. Keo nguồn gốc động vật.
4.3. Keo vô cơ.
4.4. Keo hữu cơ….
Bài 3 : Khuôn bế
1. Các loại khuôn bế
1.1. Khuôn bế tròn
1.2. Khuôn bế phẳng
1.3. Khuôn bế nổi
1.4. Khuôn đùn
2. Cấu tạo khuôn bế phẳng
2.1. Đế khuôn trên
2.1.1. Dao cắt
2.1.2. Dao gân
2.1.3. Dao cắt mở lề , dao bù
2.1.4. Cao su
2.1.5. Vết tỉa
2.2. Đế khuôn dưới
2.2.1. Đế khuôn dưới có gân nổi
2.2.2. Đế khuôn dưới có gân chìm
31 20 10 1
3.Thiết bị, nguyên tắc và quy trình
chế tạo khuôn bế phẳng
3.1. Thiết bị dùng chế tạo khuôn bế
3.1.1. Các thiết bị chế tạo khuôn bế
theo phương pháp bán tự động.
3.1.2. Thiết bị chế tạo khuôn bế tự
động
3.2. Nguyên tắc và quy trình chế tạo
khuôn bế phẳng
3.2.1. Nguyên tắc chế tạo khuôn bế
phẳng
3.2.2. Quy trình chế tạo khuôn bế
phẳng
3.3. Yêu cầu kỹ thuật của khuôn bế
phẳng
4.Cấu tạo khuôn bế tròn- khuôn bế
nổi -khuôn ép nhũ nóng
4.1. Khuôn bế tròn
4.2. Khuôn bế nổi
4.3. Khuôn ép nhũ nóng
5. Sửa chữa khuôn bế
Bài 4: Quy trình công nghệ gia
công bao bì - Thiết bị gia công bao
bì.
1. Quy trình công nghệ sản xuất bao
bì hộp giấy
2. Quy trình công nghệ gia công bao
bì hộp giấy
3. Thiết bị gia công bao bì hộp giấy
3.1. Máy dao
3.2. Máy ép nhũ
3.3. Máy ép gương, máy ép hoa văn
3.4. Máy tráng phủ vecni
3.5. Máy cán màng
3.6. Máy bồi 31 20 10 1
3.7. Máy bế
3.8. Máy gấp dán hộp
4. Quy trình công nghệ sản xuất bao
bì mềm
5. Quy trình công nghệ gia công bao
bì mềm
6. Thiết bị gia công bao bì mềm
6.1. Máy thổi màng
6.2. Máy ghép màng
6.3. Máy chia cuộn
6.4. Máy hàn dán.
Cộng 90 60 27 3

2.Nội dung chi tiết


Bài mở đầu:
Bài 1: Lịch sử phát triển và chức năng của bao bì, phân loại bao bì và các yếu tố ảnh
hưởng khi thiết kế bao bì.
Thời gian : 13.5 giờ
1. Mục tiêu:
- Sau khi học xong chương 1, HSSV biết được lịch sử ra đời của bao bì , vai trò, phân
loại bao bì và các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế bao bì .
2. Nội dung :
1 . Lịch sử phát triển và vai trò của bao bì
1.1. Lich sử
1.2. Chức năng của bao bì
2. Phân loại bao bì và các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế bao bì.
2.1.Phân loại bao bì
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế bao bì.

Bài 2: Nguyên vật liệu chính dùng trong công nghệ gia công bao bì tem nhãn
Thời gian: 14.5 giờ

1. Mục tiêu:
Cung cấp cho HSSV nắm ffược các nguyên vật liệu chính dùng trong công nghệ gia công
bao bì
2. Nội dung bài:
1. Bao bì làm từ giấy
1.1. Giấy định lượng lớn( duplex, ivory…)
1.2. Carton, Carton sóng
2. Bao bì làm từ vật liệu màng và ứng dụng trong sản xuất bao bì mềm
2.1.Các loại màng thông dụng trong sản xuất bao bì mềm
2.2. Ứng dụng các loại màng trong sản xuất bao bì mềm
3. Bao bì làm từ các vật liệu khác
.- Kim loại, Da, Gỗ, Thủy tinh, gốm…
4. Keo dán bao bì
4.1. Keo nguồn gốc thực vật.
4.2. Keo nguồn gốc động vật.
4.3. Keo vô cơ.
4.4. Keo hữu cơ….

Bài 3 : Khuôn bế Thời gian: 31 giờ


1. Mục tiêu:
- Giúp HSSV phân loại được các loại khuôn bế , vai trò, ưu nhược điểm của các
loại khuôn bế
- Mô tả được cấu tạo, quy trình chế khuôn bế phẳng
2. Nội dung bài
1. Các loại khuôn bế
1.1. Khuôn bế tròn
1.2. Khuôn bế phẳng
1.3. Khuôn bế nổi
1.4. Khuôn đùn
2.Cấu tạo khuôn bế phẳng
2.1. Đế khuôn trên
2.1.1. Dao cắt
2.1.2. Dao gân
2.1.3. Dao cắt mở lề , dao bù
2.1.4. Cao su
2.1.5. Vết tỉa
2.2. Đế khuôn dưới
2.2.1. Đế khuôn dưới có gân nổi
2.2.2. Đế khuôn dưới có gân chìm
3.Thiết bị, nguyên tắc và quy trình chế tạo khuôn bế phẳng
3.1. Thiết bị dùng chế tạo khuôn bế
3.1.1. Các thiết bị chế tạo khuôn bế theo phương pháp bán tự động.
3.1.2. Thiết bị chế tạo khuôn bế tự động
3.2. Nguyên tắc và quy trình chế tạo khuôn bế phẳng
3.2.1. Nguyên tắc chế tạo khuôn bế phẳng
3.2.2. Quy trình chế tạo khuôn bế phẳng
3.3. Yêu cầu kỹ thuật của khuôn bế phẳng
4.Cấu tạo khuôn bế tròn- khuôn bế nổi -khuôn ép nhũ nóng
4.1. Khuôn bế tròn
4.2. Khuôn bế nổi
4.3. Khuôn ép nhũ nóng
5. Sửa chữa khuôn bế
Bài 4: Quy trình công nghệ gia công bao bì - Thiết bị gia công bao bì.
Thời gian : 31 giờ
1.Mục tiêu bài:
- Giúp HSSV hiểu được quy trình công nghệ và các thiết bị gia công bao bì giấy, bao bì
mềm
2. Nội dung bài:
1. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì hộp giấy
2. Quy trình công nghệ gia công bao bì hộp giấy
3. Thiết bị gia công bao bì hộp giấy
3.1. Máy dao
3.2. Máy ép nhũ
3.3. Máy ép gương, máy ép hoa văn
3.4. Máy tráng phủ vecni
3.5. Máy cán màng
3.6. Máy bồi
3.7. Máy bế
3.8. Máy gấp dán hộp
4. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì mềm
5. Quy trình công nghệ gia công bao bì hộp mềm
6. Thiết bị gia công bao bì mềm
6.1. Máy thổi màng
6.2. Máy ghép màng
6.3. Máy chia cuộn
6.4. Máy hàn dán.
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa, Nhà xưởng
2. Trang thiết bị máy móc: Máy bế phẳng tờ rời, máy gấp dán, máy dao, máy thổi
màng, máy ghép màng. . . . . .
Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu: Giấy thực tập, tờ in., màng
in . . .
3. Các điều kiện khác
V. Nội dung và phương pháp đánh giá. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Nội dung:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
2. Phương pháp: Việc thi và kiểm tra đánh giá học tập theo “Quy chế thi, kiểm tra,
công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” ban hành kèm theo quyết định
số14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/05/2007 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh xã
hội.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Phạm vi áp dụng mô đun: Dành cho tất cả các ngành đào tạo hệ cao đẳng nghề
trong nhà trường.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun
- Đối với giáo viên, giảng viên:
+ Giáo viên giảng dạy mô đun Công nghệ gia công bao bì và tem nhãn là giáo viên
chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm có chuyên môn. Khuyến khích các giáo viên áp
dụng phương pháp dạy học tích cực, đưa thực tế tại các cơ sở in vào bài học. Kết hợp
giảng dạy lý thuyết với thực hành, thực tế sản xuất.
+ Trong quá trình giảng dạy có thể đưa kết hợp các mô hình, sản phẩm, dành thời gian
đưa học sinh xuống thực tế xem tại xưởng thực nghiệm nhà trường.
- Đối với người học
3. Những trọng tâm cần chú ý
4. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình chính: “ Công nghệ và thiết bị gia công bao bì ” - Ths:Vũ Kết Đoàn -
Phạm Minh Thư -Trường CĐ công nghiệp in
- Tài liệu tham khảo:
“Hướng vận hành máy và công nghệ bế hộp” – Tài liệu của hãng Bobst
Các trang website chuyên ngành:
www.kythuatin.com ,
www.congnghein.org
www.vinaprint.com.vn;......
5. Ghi chú và giải thích (nếu có)
Bài 1: Lịch sử phát triển, chức năng của bao bì, phân loại bao bì và các yếu tố ảnh
hưởng khi thiết kế bao bì.

1 . Lịch sử phát triển, chức năng của bao bì


1.1.Lich sử
Tìm hiểu về lịch sử của ngành bao bì ít ai có thể khẳng định ngành bao bì chính
thức bắt đầu từ thời gian nào, theo những kết luận của các nhà khoa học thì từ
thời tiền sử , những con người đầu tiên trên trái đất đã tìm cách bảo tồn những
thức ăn dư thừa của họ thu thập được trong quá trình săn bắn, câu cá trong thời
gian lâu nhất có thể và cũng để được chuẩn bị tốt cho bất kỳ sự thiếu lương thực
trong tương lai. Họ đã sử dụng lá cây, vỏ cây và da động vật để lưu trữ thực
phẩm của họ.
Dần dần, con người bắt đầu biết sử dụng đất nung để chứa chất lỏng.Những bao bì
cổ xưa như chậu bằng đất nung và túi da ngày nay vẫn còn trong các viện bảo tàng
khảo cổ học và cổ sinh học. Điều đó đã chứng minh sự ra đời rất sớm và tầm quan
trọng của bao bì đối với đời sống cổ xưa của tổ tiên chúng ta. Mặc dù hình thức
ban đầu của bao bì rất thô sơ, nhưng cũng khẳng định tính hữu dụng của nó.

Trải qua nhiều thế kỷ, qua những sản phẩm khảo cổ của các nền văn minh cổ xưa
để lại, chúng ta nhận thấy các sản phẩm chứa đựng dần dần có những bước tiến
vượt bậc, đưa những chủng loại bao bì tiến gần đến với những tác phẩm nghệ thuật
hơn so với vật dụng thông thường. Thực tế, chúng là những sản phẩm tiền nhiệm
cho sản phẩm bao bì hiện nay. Mặc dù cải tiến kỹ thuật rất ít, nhưng các bộ sưu tập
gốm và thủy tinh thổi mà có ở các bảo tàng của chúng ta ngày hôm nay chứng
minh mức độ quan trọng mà bao bì mang lại và trở thành công cụ không thể thiếu
trong đời sống hàng ngày của con người.
Đến thời Trung cổ, thùng gỗ đã trở thành loại bao bì được sử dụng thường xuyên
nhất để bảo quản hàng hoá. Chúng được sử dụng để lưu trữ tất cả các loại chất rắn
và chất lỏng, bảo vệ chúng khỏi ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Thế mạnh của bao bì
gỗ là sử dụng khi vận chuyển hàng hóa trên những con đường khó đi và đường
biển. Bao bì thùng gỗ ra đời cũng làm cho ngành công nghiệp bao bì ở châu Âu
thực sự cất cánh. Phạm vi rộng lớn của sản phẩm làm sẵn cho người tiêu dùng
mang lại một thay đổi trong lối sống, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa
chọn hơn và cho phép nền thương mại phát triển. Hộp các tông nổi lên vào cuối thế
kỷ 19, một phát minh đơn giản nhưng mang tính cách mạng. Một người Mỹ,
Robert Gair, đã có ý tưởng sáng tạo và đã sản xuất với số lượng lớn tấm các tông
cắt sẵn, một khi gấp lại, sẽ tạo thành hộp.
Điều này làm cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn nhiều và hộp đã trở thành
phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất của bao bì vào đầu thế kỷ do mức giá rất
thấp và dễ sử dụng.

Năm 1920, các  sáng chế của giấy bóng kính trong suốt đánh dấu sự bắt đầu của
thời đại của nhựa, các túi nhựa đầu tiên được sử dụng cho bao bì  được phát hiện
vào năm 1933 . Còn túi nhôm lát mỏng được phát minh ra để sử dụng cho các sản
phẩm thuốc và dược phẩm.
Ngày nay,  bao bì liên tục cải tiến và ra đời nhiều chủng loại để đáp ứng cho đa
dạng hàng hóa , do đó nâng cao mức sống hàng ngày của chúng ta. Trong những
năm 1940, bao bì đã được phát triển cho thực phẩm đông lạnh.  Năm 1952, aerosol
đến trên thị trường.  Loại bao bì Lon, có sẵn từ những năm 1960, điều này  báo
trước sự bùng nổ của thị trường nước giải khát.  Hộp vô trùng, được phát minh vào
năm 1961, đã được sử dụng để bảo quản sữa lâu đời từ bao giờ.
Con người liên tục tìm ra các phương pháp mới bảo tồn thực phẩm và các sản
phẩm vận chuyển đã cho phép chúng ta hạn chế đáng kể thiệt hại khi vận chuyển. 
Hiệu quả đóng gói, có thể được thích nghi với tất cả các loại hàng hoá.
Bao bì chứa đựng và bảo vệ sản phẩm từ lúc sản xuất, trong suốt quá trình vận
chuyển đến khi phân phối lẻ cho người tiêu dùng.Bao bì phải cung cấp những
thông tin cần thiết về nhà sản xuất, mô tả và giải thích cách dùng sản phẩm chứa
đựng bên trọng.Trong thời đại hiện nay, bao bì đi sâu vào tất cả các lĩnh vực trong
đời sống con người. Tất cả các sản phẩm đều cần bao bì. Nhìn vào mức độ phát
triển của công nghiệp bao bì có thể đánh giá mức độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của
một quốc gia

1.2 Chức năng của bao bì.


Như định nghĩa ban đầu bao bì phải đảm bảo khả năng chức đựng và
bảo vệ sản phẩm, bên trong suốt vòng đời của mình, ngoài ra bao bì phải
cung cấp các thông tin về sản phẩm và là một công cụ quảng cáo quan trọng
của hàng hóa.
1.2.1. Tính năng chức đựng sản phẩm.
Bao bì dùng để chứa đựng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm bên trong không rò rỉ
thất thoát, không biến dạng. Để đáp ứng chức năng, bao bì phải có kích thước phù
hợp với kích thước của sản phẩm chứa bên trong, phải có khả năng đóng kín,
phương pháp đóng kín; cùng kiểu dáng phải phù hợp với tính chất của sản phẩm.
Bao bì có dạng trực tiếp chứa đựng sản phẩm, có dạng khác chứa sản phẩm đã
được đóng gói. Tùy thuộc vào mức độ trực tiếp hay gián tiếp chứa đựng sản phẩm
mà bao bì chia thành:
- Bao bì cấp 1: Là những loại bao bì trực tiếp chứa đựng sản phẩm. Ví dụ: lon,
chai thủy tinh, túi gói nhựa.
- Bao bì cấp 2: Là bao bì chứa đựng bao bì cấp 1. Ví dụ: hộp giấy, thùng car-
ton…
- Bao bì cấp 3: Là những container và kiện lớn chứa nhiều bao bì cấp 2. Ví
dụ: Các thùng carton dợn sóng, các kiện gỗ, các container thép…
1.2.2. Tính năng bảo vệ.
Ngoài tính năng chứa đựng, bao bì có một tính năng cơ bản khác là tính năng
bảo vệ sản phẩm từ khi đóng gói, trong suốt quá trình vận chuyển cho đến lúc sử
dụng sản phẩm. Để đảm bảo khả năng bảo vệ sản phẩm, trước hết bao bì phải bền
với các tác nhân cơ học, giữ cho bản thân bao bì không bị hư hỏng: không bị xẹp,
vỡ, bục, hở; sau đó bao bì phải ngăn cản các tác nhân từ môi trường bên ngoài tác
động đến sản phẩm bên trong và phải bảo đảm bao bì không có các tương tác hóa
học với sản phẩm dẫn đến sự biến chất của sản phẩm, điều này đặc biệt quan trọng
với bao bì thực phẩm và dược phẩm. Đề đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm bên
trong, cần xem xét kỹ khi lựa chọn kiểu dáng và vật liệu bao bì.
Xét ở khía cạnh bảo vệ bản thân bao bì, cần chú ý các yếu tố sau:
- Kích thước bao bì.
- Sức bền chống lại tải lực từ các phía bao bì.
- Khả năng hấp thụ chấn động của bao bì.
- Sức bền khi bị đánh rơi của bao bì.
- Sức chống đỡ lực chà xát của vật liệu.
- Sức chống đỡ lực đâm thủng của vật liệu.
Xét ở khía cạnh bao bì phải bảo vệ sản phẩm bên trong, giữ sản phẩm nguyên
vẹn như ban đầu, kéo dài thời gian bảo quản, các yếu tố sau đây cần được lưu ý:
- Độ bền cơ học của vật liệu bao bì.
- Độ bền kéo đứt của vật liệu bao bì.
- Tính ngăn cản hơi nước của vật liệu bao bì phải phù hợp với đặc điểm sản
phẩm.
- Tính chống thấm dầu mỡ của vật liệu bao bì phải phù hợp với đặc điểm sản
phẩm.
- Tính giữ mùi của vật liệu bao bì phải phù hợp với đặc điểm sản phẩm.
- Tính ngăn cản oxy của vật liệu bao bì phải phù hợp với đăc điểm sản phẩm.
- Độ chịu nhiệt của vật liệu bao bì phải phù hợp với đặc điểm bảo quản và sử
dụng sản phẩm.
- Tính tương tác hóa học giữa sản phẩm và nguyên liệu bao gói.
1.2.3. Tính năng thông tin về sản phẩm.
Các thông tin về sản phẩm phải được thể hiện trên bao bì, giúp người tiêu
dùng nhận biết, hiểu về sản phẩm và biết cách sử dụng sản phẩm; đây không chỉ là
yêu cầu mà thậm chí được quy định thành các luật định về thông tin thể hiện trên
bao bì sản phẩm. Để đảm bảo khả năng thể hiện thông tin trên bao bì cần chú ý các
yếu tố:
- Khả năng thực hiện in ấn trên bề mặt sản phẩm: khả năng nhận mực của bề
mặt vật liệu, tính chất quan học của vật liệu, diện tích của bề mặt bao bì…
- Thông tin của người sản xuất.
- Thành phần, tính chất của sản phẩm.
- Chỉ dẫn sử dụng và bảo quản.
- Khả năng nhìn thấy sản phẩm bên trong của bao bì.
1.2.4. Tính năng quảng cáo nhãn hiệu, sản phẩm.
Ngoài việc cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì còn là một công cụ quảng
cáo hữu hiệu cho sản phẩm. Việc thay đổi kiểu dáng cũng như các thiết kế đồ họa
cho bao bì ảnh hưởng trực tiếp đến tính hấp dẫn của bao bì lên người tiêu dùng,
qua đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Các yếu tố cần quan tâm khi muốn tăng
hiệu quả quảng cáo của bao bì là:
- Ấn tượng về kiểu dáng, kích cỡ.
- Biểu hiện về chất lượng sản phẩm.
- Giá trị trưng bày.
- Cổ động khuyến trương cho nhãn hiệu.
- Trang trí, màu sắc.
- Chất lượng in ấn.
- Khả năng nhìn thấy sản phẩm bên trọng.
1.2.5. Tính hiệu quả và tiện lợi khi sử dụng.
Ngoài bốn tính năng cơ bản trên, bao bì ngày càng được cải tiến để thuận tiện
hơn cho người sử dụng và hiệu quả hơn (sản xuất nhanh và giá thành hạ, dễ dàng
lưu kho, vận chuyển và phân phối, vật liệu sử dụng không gây các hậu quả xấu cho
con người và môi trường).
Tính hiệu quả được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Có khả năng sản xuất và đóng gói tự động: kiểu dáng, kích thước và vật
liệu bao bì phù hợp với các hệ thống định hình bao bì và hệ thống đóng gói tự
động.
- Phù hợp với các quy định: vật liệu sử dụng được chấp nhận về mặt môi sinh,
các thông số kỹ thuật của bao bì phải phù hợp với các quy định và luật định hay
các chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế, ví dụ như dư lượng cho phép các chất độc
hại, sai số cho phé về khối lượng, thể tích…
- Bao bì có khả năng hủy bỏ.
- Nguyên liệu bao bì có khả năng tái chế.
- Bao bì thuận tiện cho việc vận chuyển, chất dỡ, lưu kho, phù hợp với
phương tiện vận chuyển, tận dụng được tối đa diện tích và thể tích chứa của
các phương tiện vận chuyển. Muốn vậy cần lưu ý khi lựa chọn kiểu dáng và
kích cỡ của bao bì vận chuyển; các yếu tố này phải phù hợp với đặc điểm và
kích thước của phương tiện vận chuyển như thùng xe, container, các giá kệ
chất xếp trong kho.
- Bao bì phù hợp với điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển: Để đáp
ứng được yêu cầu này, cần chọn các vật liệu, đặc biệt là vật liệu của bao bì vận
chuyển (bao bì cấp 3), phù hợp với các điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp
suất…) trong quá trình vận chuyển và lưu kho, không bị biến chất dưới tác động
của các điều kiện môi trường.
- Bao bì thuận tiện cho quá trình phân phối: Sản phẩm được phân phối đến đại
lý theo một số lượng bao gói nhất định đóng gói trong bao bì cấp 2 hoặc cấp 3 như
thùng carton dợn sóng… Sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng theo từng
sản phẩm hoặc một số lượng sản phẩm đóng gói trong bao bì cấp 2 hoặc cấp 1. Tùy
thuộc vào sản phẩm và thói quen sử dụng, mua sắm của khách hàng, phải chọn
phương án đóng gói và tách gói (số lượng sản phẩm trong bao bì và kích thước
kiểu dáng bao bì) thuận tiện cho việc phân phối.
Tính tiện lợi trong sử dụng thể hiện qua các yếu tố:
- Dễ mở
- Có khả năng đóng mở nhiều lần: nắp vặn, nhãn dán…
- Có thể đo lường khối lượng, thể tích sản phẩm bên trong khi đóng gói và khi
sử dụng (chia vạch trên chai, kèm các dụng cụ đo lường, đo lường bằng nắp đậy…)
- Có khả năng tái sử dụng.
- Thuận tiện cất trữ trong khi sử dụng.
- Tích hợp vào bao bì các dụng cụ cần thiết cho quá trình sử dụng ống hút,
dao cắt...
- Bao bì có khả năng bảo hiểm đối với trẻ em.

2. Phân loại bao bì và các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế bao bì.
2.1. Phân loại bao bì
Bao bì có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
2.1.1. Phân loại theo mục đích sử dụng.
Theo mục đích sử dụng, bao bì có thể được phân loại thành: bao bì vận
chuyển, bao bì sản xuất, bao bì tiêu thụ.
 Bao bì vận chuyển: là các dạng bao bì dùng để vận chuyển, lưu kho và
bảo quản sản phẩm trong kho và trong quá trình vận chuyển. Bao bì vận chuyển
thường là một đơn vị trong quá trình vận chuyển: như các container, thùng carton
dợn sóng, thùng gỗ..
Về kích thước, bao bì vận chuyển có dạng kích thước nhỏ và kích thước
lớn. Bao bì vận chuyển kích thước nhỏ thường được xếp trên các balet kích thước
1200 x 1000 x 1200mm, bao bì vận chuyển kích thước lớn là bao bì có kích thước
lớn hơn kích thước trên.
Bao bì vận chuyển có loại dùng một lần như các bao tải hoặc thùng carton
dợn sóng và có loại dùng nhiều lần như các container, thùng gỗ, thùng sắt.
 Bao bì sản xuất: là dạng bao bì dùng để chứa các nguyên vật liệu, các
chi tiết, bán thành phẩm, các vật tư thừa, dùng cho việc lưu kho, vận chuyển, trung
chuyển giữa các xưởng của nhà máy, hay giữa các nhà máy.

 Bao bì tiêu thụ: là bao bì dùng cho quá trình sản phẩm, bao bì tiêu thụ là
một thành phần của sản phẩm, giá thành của bao bì tiêu thụ được tính vào
giá của sản phẩm.
Bao bì tiêu thụ có chức năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm trước các tác
nhân môi trường. Cấu trúc, kích thước và vật liệu của bao bì tiêu thụ được lựa chọn
phù hợp với tính chất, hình dạng và kích thước của sản phẩm. Bao bì tiêu thụ là
bao bì được trưng bày trên kệ hàng trong quá trình bán hàng và được chuyển cho
khách hàng sau khi bán nên chức năng quảng cáo và thông tin sản phẩm là hai
chức năng quan trọng nhất của bao bì tiêu thụ.
Bao bì tiêu thụ có thể tích, kích thước giới hạn. Kích thước của bao bì tiêu
thụ được tính toán phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của sản phẩm, số lượng
sản phẩm chứa trong bao bì tiêu thụ (số lượng sản phẩm cho một lần bán hàng),
khoảng dịch chuyển của sản phẩm. Mặt khác, kích thước của bao bì tiêu thụ phải
được tính toán để khi đóng gói vào bao bì vận chuyển sẽ tận dụng tối đa thể tích,
diện tích của bao bì vận chuyển; phù hợp với các kệ hàng, kệ lưu trữ trong kho.
2.1.2 Phân loại theo vật liệu
Vật liệu bao bì rất đa dạng: từ giấy bìa, tấm carton dợn sóng, nhựa bao
gồm màng nhựa và các dạng chai, thùng từ nhựa, đến thủy, kim loại, gỗ…
 Bao bì từ giấy: Đây là loại bao bì chiếm thị phần khá lớn trong tổng
sản lượng bao bì (từ 40% - 50% tùy thuộc vào từng vùng thị trường).Bao bì giấy
gồm các dạng hộp làm từ giấy bìa, các dạng thùng carton dợn sóng, các dạng hộp
cao cấp làm từ vật liệu carton cứng, các dạng túi giấy, nhãn hàng, các dạng bao bì
mềm từ vật liệu phức hợp đế giấy.
Hộp đựng sữa làm từ vật liệu ghép màng – giấy và thiết bị định hình, chiết rót, hàn
kín bao bì.

Bao bì hộp làm từ giấy với các kiểu dáng khác nhau
 Bao bì mềm ( bao bì làm từ màng nhựa): Bao gồm các dạng túi, bao
gói được sản xuất từ vật liệu là màng nhựa. Nhờ tính chất chống thấm ẩm, mỡ, khí
tốt, giá thành thấp, tính trơ hóa học cao, độ bền với các tác nhân xé, ma sát, mài
mòn, khả năng hàn kín cao của màng nhựa mà bao bì mềm từ màng nhựa thường
được sử dụng làm bao bì cấp 1, chứa đụng các sản phẩm thực phẩm, hóa mỹ phẩm,
dược phẩm. Quá trình sản xuất bao bì mềm có tính tự động hóa cao từ công đoạn
sản xuất màng, in trên màng, ghép các lớp màng để tạo vật liệu màng phức hợp
đến chia cuộn, định hình và hàn dán túi.

Bao bì mềm
 Bao bì thủy tinh: Với ưu điểm không tương tác với sản phẩm chứa
đựng bên trong, tính cản ẩm và khí tốt, khả năng định hình đa dạng, trong suốt cho
phép nhìn thấy sản phẩm bên trong, bao bì thủy tinh thường được sử dụng làm bao
bì cấp 1, chứa các sản phẩm dạng lỏng hoặc dạng kem có yêu cầu cao về điều kiện,
thời gian bảo quản và yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn hóa lý như các thức uống,
thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Do hình thù phức tạp của các chai thủy tinh và
bề mặt thủy tinh khó bám mực nên việc in ấn trực tiếp lên các chai thủy tinh khá
khó khăn. Thông thường, bao bì thủy tinh được định hình, đóng gói và dãn nhãn.
Bao bì thủy tinh thường kết hợp với các dạng nút, nắp đóng kín khác nhau.
 Bao bì kim loại: Bao bì kim loại có độ bền và khả năng đóng kín rất
tốt giúp bảo quản những sản phẩm yêu cầu bảo quản trong thời gian lâu, thích hợp
sử dụng làm bao bì cấp 1 cho những sản phẩm thực phẩm, nước giải khát... Tuy
nhiên, nhược điểm của dạng bao bì này là tính oxy hóa cao, phải sử dụng phương
pháp in đặc chủng để in lên bao bì. Bao bì kim loại có thể được in trên tấm kim
loại, sau đó tấm đã được in sẽ được định hình (tạo ống, ghép mí, dập ghép nắp và
đáy...; hoặc một cách khác, ống được tạo từ thiết bị tạo ống sau đó mới tiến hành
in và dập ghép nắp và đáy...)

Bao bì thủy tinh


Bao bì kim loại
2.1.3 Phân loại theo phương pháp đóng gói
Theo phương pháp đóng gói, bao bì có thể được phân loại thành:
 Bao bì đóng gói chân không
 Bao bì đóng gói vô trùng
 Cuốn vặn
 Màng co
 Blister hay bao bì dạng vỉ (kiểu bao bì mà theo đó, một vỏ bọc trong
suốt được dán lên bìa cứng)
2.1.4 Phân loại theo độ cứng
 Bao bì cứng (rigid packaging): thùng, hộp kim loại, chai thủy tinh,
thùng gỗ...
 Bao bì nửa cứng (semi - rigid packaging): thùng carton dợn sóng,
thùng nhựa
 Bao bì mềm ( flexible packaging): bao bì giấy, nhựa, cellphane
2.1.5 Phân loại theo sản phẩm đựng bên trong
 Thực phẩm
 Mỹ phẩm
 Quần áo
 Dược phẩm
 Rượu bia, thức uống
 Đồ gia dụng
 Hóa chất...
2.1.6 Phân loại theo mức độ tiếp xúc với sản phẩm:
 Bao bì cấp 1: là những loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
 Bao bì cấp 2: là bao bì đóng gói các bao bì cấp 1 riêng lẻ lại với nhau.
 Bao bì cấp 3: là những container và kiện lớn chứa nhiều bao bì cấp 2
riêng lẻ.
Việc phân cấp bao bì theo cách này liên quan đến việc phát triển hệ thống
bao bì cho một sản phẩm cụ thể. Với mỗi sản phẩm cụ thể người ta không chỉ thiết
kế một cấp bao bì mà luôn xác định cả ba cấp bao bì như các thành tố không thể
tách rời, có mối liên hệ mật thiết cả về cấu trúc lẫn các hình đồ họa. Kiểu dáng,
kích thước của bao bì cấp 2 lựa chọn dựa vào hình dáng, kích thước của bao bì cấp
1; hình dáng kích thước và vật liệu của bao bì cấp 3 đươc phát triển dựa trên đặc
điểm của bao bì cấp 2. Các ý tưởng thiết kế đồ họa thường mang tính thống nhất và
liên kết giữa các cấp của bao bì.
Mối liên hệ và tính thống nhất giữa các cấp bao bì - chai thủy tinh với nhãn
dán (bao bì cấp 1)- Một lô ba chai trong bao bì cấp 2 - Thùng carton dợn sóng bao
bì cấp 3
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế bao bì
2.2.1.Phối hợp nhất quán.
Sự phối hợp nhất quán là tiêu chuẩn cốt lõi cho sự thành công của một thiết kế
bao bì. Tuy nhiên nó phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu
sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng
hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ
được những đặc tính riêng của sản phẩm đó, mặc dù họ có thể mua hàng ở
những không gian khác nhau. Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì tại
các giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán
trong việc nhận diện thương hiệu của sản phẩm đó.
2.2.2.Tạo ấn tượng,nổi bật.
Để tạo được sự nổi bật cho sản phẩm của mình giữa một loạt các sản phẩm
cùng loại khác, đòi hỏi nhà thiết kế phải tạo được điểm nhấn cho sản phẩm của
mình. Màu sắc luôn là lựa chọn số một của các nhà thiết kế, tuy nhiên bên cạnh
màu sắc, một số yếu tố khác có thể được khai thác để tạo sự nổi bật như: hình
ảnh minh hoạ, kết cẩu của bao bì…
Trong một số ngành, đặc biệt đối với ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện
được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản
phẩm mà nó chứa đựng.
2.2.3.Hấp dẫn,đa dụng.
Thông thường các nhà thiết kế chỉ quan tâm đến chức năng cơ bản nhất của bao
bì là bao gói, chứa đựng sản phẩm. Tuy nhiên ngày nay, những chức năng khác
của nó đã được chú trọng nhiều hơn tạo nên một sự đa đạng trong thiết kế ví dụ
bao bì sữa tắm thường có thêm móc để treo trong phòng tắm thuận tiện, hình
dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của những chai Comfort làm
mềm vải có thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng.Tất cả những điều này
giúp cho sản phẩm trở nên gần gũi và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày
của người tiêu dùng.
2.2.4.Bảo vệ.
Một chức năng quan trọng của bao bì là chứa đựng và bảo vệ sản phẩm bên
trong. Đặc biệt đối với ngành thực phẩm, bao bì còn có chức năng bảo quản,
tránh được các tác động bên ngoài giúp sản phẩm được sử dụng lâu dài hơn.
Bao bì dành cho thực phẩm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong
việc đảm bảo chất lượng sản phẩm như không hút ẩm.
2.2.5.Hoàn chỉnh.
Sự hoàn chỉnh giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm
bên trong của nó và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp với
việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton…
Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét
một cách tỉ mỉ để tạo cho bao bì một sự hoàn thiện tránh mọi khuyết điểm
không đáng có. Sẽ có sự lựa chọn nên nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, sự
nổi bật hay sự đa dạng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm.
Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kỹ thị trường
từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện
thương hiệu hiệu quả.
2.2.6.Cảm nhận của các giác quan.
Cảm xúc của khách hàng luôn luôn là linh hồn, xương sống trong bất kỳ một chiến
dịch marketing, cảm xúc của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến hành vi mua của
khách hàng. Vì vậy, một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người
tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm bên ngoài.
Bài 2: Nguyên vật liệu chính dùng trong công nghệ gia công bao bì tem nhãn
1. Nguyên vật liệu làm bao bì từ giấy
Thành phần là xenlulozo, keo,chất độn( phụ gia)…
1.1.Giấy
- Có định lượng nhỏ < 224g/m2 và độ dày < 0,25mm được dùng làm tem nhãn,
phong bì…
1.2. Giấy tráng kim,dulex, Ivory…

1.3. Carton( papen boand- cardboard)


- Là giấy có định lượng lớn> 224g/m2 – 600g/m2 độ dày = 0,75-3mm
- Có thể cán bóng 1 hoặc 2 mặt, chủ yếu dùng làm bao bì hộp
* Carton sóng( Corrugatad Fiberboard)
- Là giấy được tạo sóng và dán nhiều lớp chồng lên nhau.Chủ yếu để sản xuất
bao bì chứa nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm có kích thước lớn.
Các loại giấy và carton, carton sóng phải có chung yêu cầu là bền, dai, ít hút
ẩm, chịu lực ma sát, lực kéo, và lực bế thấp
1.3. Tính chất và yêu cầu chung đối với giấy.
1. ĐỊNH LƯỢNG (basis weight): Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy
được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả là g/m2.
2. ĐỘ DÀY (thickness; caliper): Khoảng cách giữa hai mặt của giấy đo theo
phương pháp tiêu chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả là mm.
3. TỶ TRỌNG (density): Trọng lượng của một đơn vị thể tích của giấy. Đơn vị
biểu thị kết quả g/cm3.
4. ĐỘ NHẴN (smoothness): Tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của
bề mặt giấy. Tính chất này được xác định trong các phương pháp thử tiêu chuẩn.
5. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA KÍCH THƯỚC (dimensional stability): Khả năng giữ
được hình dạng và kích thước của giấy khi độ ẩm thay đổi, hoặc dưới các tác động
khác như: sự thay đổi của môi trường xung quanh, các ứng suất vật lý, cơ học
trong quá trình in và các thao tác khi gia công hoặc khi sử dụng.
6. ĐỘ ẨM (moisture content): Lượng nước có trong vật liệu. Thực tế đó là tỷ số
của tọng lượng mất đi của mẫu thử, khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của phương
pháp thử và trọng lượng của mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu, đơn vị biểu thị là %.
7. ĐỘ TRO (ash content): Trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều
kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử.
8. ĐỘ TRẮNG ISO (ISO brightness): Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy,
tờ giấy trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật khếch tán lý tưởng tại chiều dài
bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong
phương pháp thử.
9. ĐỘ THẤU KHÍ (air permeability): Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho
phép không khí đi qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng phương pháp
thử tiêu chuẩn.
10. ĐỘ CHỊU BỤC (bursting strenght): Áp lực tác dụng vuông góc lên bề mặt
lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi bục trong điều kiện xác định của phương
pháp thử tiêu chuẩn.
11. ĐỘ CHỊU KÉO (tensile strenght): Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được
trước khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn.
12. ĐỘ DÀI ĐỨT (breaking lenght): Chiều dài tính được của băng giấy với
chiêu rộng đồng nhất có trọng lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu
lên.
13. ĐỘ DÃN DÀI (stretch at break): Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của
băng giấy khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu
chuẩn; đơn vị biểu thị thường là % so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.
14. ĐỘ HÚT NƯỚC (absorbency): Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với
nước của giấy hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng các phương pháp thử tiêu
chuẩn.
15. ĐỘ ĐỤC (opacity): Tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ
từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sang phản xạ của chính tờ
giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu
chuẩn.
1.4. Ứng dụng giấy, đuplex, carton trong sản xuất bao bì.

- Dùng làm bao bí cấp 3


2. Một số vật liệu (màng –film) và ứng dụng trong sản xuất bao bì mềm

*Màng Poly Ethylene (PE).

-Có độ dày< 0,025mm. Là chất nhựa dẻo, nhiều nhóm (C2H4)n. Tính chất màu
trắng, hơi trong, không dẫn điện và nhiệt. Không thấm nước. Nhiệ độ nóng chảy:
120 Độ.Chủ yếu làm chai, lọ, màng bảo vệ

*Màng Polypropylene (PP).

-Có tên gọi là Polypropylen là một loại polyme là sản phẩm của phản ứng trùng
hợp propylen( C3H6)n
- Tính chất: Có độ bền cơ học cao, không mềm dẻo như PE nhưng dễ bị xé rách
khi có vết cắt. Trong sản xuất có độ bong cao cho phép in ấn tốt. PP không màu,
không mùi vị, không độc. Chịu nhiệt độ cao< 100 độ, nhiệt độ nóng chảy 165.
Chống thấm nước, O2

- Công dụng: Làm bao bì thực phẩm. Làm màng phủ( ghép màng trên sản phẩm
in)

* Polyamide (PA) hoặc Nylon :

Có lực bền cơ học tốt và tính chịu nhiệt rất tốt . Có nhiều loại PA có nhiều điểm
chảy lên đến 2500C.

- PA cũng được dùng trong cấu trúc màng ghép và nhất là dùng trong các thiết
bị định hình nhiệt bằng bằng chân không để đóng gói sản phẩm được chế
biến từ thịt được cắt thành lát mỏng, thịt tươi và phó mát.
- Màng ghép dùng PA có bề dầy mỏng. Kỹ thuật sản xuất màng PA mỏng thì
khó và thường những màng này được ghép vớp PA có bề dầy khác nhau để
cải tiến tính hàn nhiệt. PA được dùng rộng rãi làm bao bì tiệt trùng đóng gói
các dụng cụ y khoa.

*Polyvinyl Chloride:(PVC)

- Được sản xuất thành 2 loại cứng và mềm dẻo.


- Loại PVC cũng có tính ngăn cản độ ẩm và khí tốt, tính kháng mỡ tốt.
- PVC cũng được dùng nhiều trong bao bì nhiệt định hình đóng gói bơ, dầu
thực vật… Nhờ vào tính trong suốt mà PVC được dùng dưới dạng chai nước
khoáng, dùng trong mỹ phẩm, dầu ăn và nước cốt trái cây. Một vài loại PVC
chịu được áp suất khí bền trong chai nên được dùng để đựng bia và nươc
uống có gaz khác.

- Loại PVC mềm dẻo dưới dạng màng mỏng dùng để đóng gói thịt cá tươi, trái
cây, rau quả và các sản phẩm tươi khác. Màng PVC dẻo được dùng để bọc pallet
nhằm giữ được toàn bộ hàng hóa trên pallet đó bằng cách quấn căng màng. Cũng
có vài loại màng PVC dùng để bao gói để chống làm hàng giả.

*Cellophane:

- Là nguyên liệu đứng đầu trong nhóm nguyên liệu cellulosic được sử dụng
giống màng plastic.
- Cellophane là loại màng bao bì lần đầu tiên được dùng rộng rãi trong lĩnh
vực thương mại và trong một thời gian dài dẫn đầu về số lượng Polyolefin,
đặc biệt là PP dễ chiếm lĩnh thị trường của Cellophane nhưng Cellophane
vẫn còn là vật liệu bao bì quan trọng trong 1 vài lĩnh vực.
- Phần lớn Cellophane được dùng trong ngành thực phẩm, thuốc lá, dệt và
kẹo. Để gói kẹo người ta thường dùng loại màng ghép cellophane - sáp -
cellophane hoặc Cellophane - keo - Cellophane và trong cả 2 loại việc in ấn
được thực hiện giữa 2 lớp. Một ứng dụng quan trọng khác là màng ghép
dùng đóng gói chân không cho thịt, phó-mát, cá, rau ngâm giấm…

*Cellulose Acetate: (CA)

- Có độ trong, sáng và vì vậy được dùng nhiều dưới dạng cửa sổ cho các túi
và hộp carton, cũng như để bao gói bên ngoài các hộp quà…
- Cellophane Acetate cũng được dùng làm bao bì dạng ôm sát sản phẩm và
dạng phồng bằng phương pháp nhiệt định hình.
- -- CA rất ổn định về kích thước khi thay đổi điều kiện độ ẩm và vì vậy thay
thế cellophane để ghép với giấy dùng để bọc tập vở, sách, hàng…

*Al-foil (lá nhôm mỏng)

- Trong công nghiệp người ta định nghĩa: lá kim loại có chiều dày từ 4.3-152 µm
gọi là Foil. Do vậy, Al-Foil là cuộn nhôm mỏng có chiều dày < 152 µm

- Các nguyên tố thường có trong Al-Foil : Silicon, sắt, đồng thau, Mn, Mg, Cr,
Zn, Ti... với hàm lượng < 4%.

 Tính chất:

- Bền hóa học: Al-Foil bền với các loại acid nhẹ tốt hơn so với kiềm nhẹ. Khi
tiếp xúc với nước có chứa các muối kiềm thì có thể bị ăn mòn. Độ bền cao với hầu
hết các chất béo, dầu mỡ và các loại dung môi hưu cơ.

- Bền nhiệt độ: Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đội của nhiệt độ và ẩm độ. Dễ
sử dụng trong quá trình tiệt trùng các bao bì có chứa các Al-Foil. Tăng cường độ
bền, tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp. Ngăn cản được sự phá hủy của ánh sáng.

- Bền cơ học: Tuỳ thuộc vào lượng nguyên tố kim loại có chứa trong thành phần
hợp kim cuả Al-Foil và mức độ xử lý nhiệt trong quá trình sản xuất Al-Foil mà tạo
cho Al-Foil có tính chất cơ học rất linh hoạt.

- Ngoài ra Al-Foil còn có các tính chất cơ bản được dùng trong bao bì mà các
vật liệu khác không có được là : tính chống khí, ẩm và ánh sáng rất tốt; tính
ổn định ở nhiệt độ cao và thấp; dễ định hình.

 Công dụng:
- Dùng bao gói, trang trí.

- Ghép với bao bì thuốc lá.

- Kết hợp với các loại màng để làm bao bì dược phẩm, thực phẩm cao cấp.

- Dùng trong bao bì vô trùng, nắp tô mì, kem, sữa chua..

* Polystyrene (PS) :
Được sản xuất từ dầu thô bằng phương pháp trùng hợp styrene. PS thì hoàn toàn
trong suốt nhưng tính ngăn cản độ ẩm và khí thấp. PS cứng nhưng độ kháng va đập
thấp vì thế người ta thường trộn nó với loại cao su tổng hợp butadien để tăng thêm
độ bền va chạm. Tuy nhiên, thêm butadien vào sẽ làm mất trong suốt và PS chịu va
đập thường có màu trắng. PS rất dễ cho các quy trình dùng sản xuất bao bì. Nó có
thể dùng để thổi ép phun, đùn, nhiệt định hình… Do mật độ khuyếch tán thấp mà
nó ít sử dụng làm bao bì đóng gói mà phần lớn nó được dùng dưới dạng khay hoặc
tách được định hình bằng nhiệt. Ứng dụng đặc trưng nhất của PS là các khay dùng
để đóng gói rau tươi, và các tách dùng để đóng gói gia- ua và các sản phẩm được
chế biến từ sữa… màng mỏng PS được dùng để bao gói trái cây, rau quả như cà
chua, rau xanh. Sự định hướng 2 chiều sẽ làm màng PS có lực bền và tính dai cao
hơn, nó được gọi là màng PS được định hướng (OPS)
 

Polystyrene xốp (EPS) được sản xuất bằng cách xử lý đặc biệt trong các hạt PS.
Đun nóng hạt PS bằng hơi nước để làm pentane có trong PS phồng lên rất nhanh
và hình thành cấu trúc tổ ong, EPS thường được dùng để lót đệm giảm sốc cho các
máy móc tinh vi trong bao bì. EPS cũng được dùng nhiều dưới dạng khay để đóng
gói thịt cá tươi, trái cây tươi, sản phẩm nướng, trứng…
* Polyesters:
Hoặc nhựa ester tuyến tính được sản xuất bằng cách ngưng tụ giống như
polyamide. Nó đùn ra dạng mỏng và màng này được kéo căng theo 2 hướng.
Polyester có lực bền cơ học cao và tính chịu được nhiệt độ lên đến 3000C. Mang
Polyester có tính thấm độ ẩm và khí thấp trở lực đối với dung môi hữu cơ khá tốt.
Nó có tính hàn nhiệt kém và vì vậy nó thường được ghép với PE.
Màng Polyester có thể được phủ bằng PVDC và trở nên ít thấm khí và mùi hương.
Kết hợp với màng nhôm và PE nó sẽ trở thành loại màng rất tốt cho việc đóng gói
cà phê xay bằng phương pháp đóng gói chân không và đóng gói sản phẩm chế biến
từ thịt… Thỉnh thoảng nó được dùng làm bao bì dưới dạng túi có thể đun nóng
được, nghĩa là sản phẩm bên trong được đun nóng bằng cách đun sôi trực tiếp
trong túi. Điều này có thể làm được do tính chịu được nhiệt độ cao của màng.
Màng Polyester có thể được định hình bằng nhiệt đến một mức độ giới hạn và có
loại Polyester có thể co được. Gần đây Polyester có một ứng dụng khá thú vị, đó là
Polyethylene therephthalete (PET) dùng làm chai dựng nước giải khát có gaz.

* Màng Metalized
Màng Metalized được mạ lớp kim loại cực mỏng. Thông thường lớp kim loại được
mạ là nhôm. Chiều dày lớp kim loại mạ tùy thuộc vào tính chất cần phải có như
tính chống thấm khí, hơi ẩm và nước... của từng loại bao bì yêu cầu. Lớp mạ càng
dày thì các tính chống thấm càng cao nhưng giá thành cũng tăng theo.
Nguyên lý tạo màng Metalized: kim loại nhôm nóng chảy, bay hơi và ngưng tụ
trên vật liệu màng (nền) đã xử lý một cách đặc biệt để tăng độ kết dính, trong điều
kiện chân không. Lượng nhôm mạ tùy thuộc vào nhiệt độ của nhôm, tốc độ kéo
màng đưa vào, số trạm mạ...
 
 
 

Công dụng:

 Dùng để thay thế Al foil trong vài lĩnh vực.


 Dùng để cải thiện tính chất chống thấm của các sản phẩm sao cho đạt sự cân
bằng thích hợp của các tính chất chống thấm đặc trưng, giá thành, hình dáng
và phù hợp với các thiết bị gia công.
Tuỳ thuộc vào chiều dày của lớp mạ trên màng mà nó cải thiện thêm các tính chất
tự nhiên của màng nền. Ví dụ màng MOPP có tính chống ẩm cao hơn OPP 20 lần.
Các loại màng Metalize thông dụng:

 MCPP : CPP Metalized


 MOPP : OPP Metalized
 MBON :Nylon Metalized
 MPET : Polyester Metalized

Khả Khả Khả Khả


Độ
Loại năng năng năng Tính dễ năng
Polymer trong
màng chịu nấu ngăn cản ngăn cản in chịu
suốt
sôi hơi nước khí kéo

LDPE Homopolymer + ++ - ++ + -

Co-
LLDPE ++ ++ - ++ + -
polymer

Co-
HDPE + ++ - - + +
polymer

Homo/Copoly-
PP ++ ++ - +++ ++ +
mer

Homo/Copoly-
BOPP ±/++ +++ - +++ +++ -
mer

PET Homopolymer ± - - ++ + ++

BOPE Homopolymer ± - + +++ +++ -


T

Homo/Copoly-
PA - - ++ + + +++
mer

BOPA Homopolymer - - ++ +++ +++ -

Chú thích: +++: Rất tốt; ++: Tốt; +: Trung bình; -: Không tốt

TÍNH CHẤT VÀ CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI MÀNG


a. Lực bền kéo căng:Là lực để bẻ gãy vật liệu trên một đơn vị diện tích.Màng PP
định hướng hoặc polyeste có giá trị lực bền kéo cao (≥ 400kp/cm2), cello-phane có
thể đạt tới 600kp/cm2 nhưng LDPE thì chỉ từ 100 - 200.
b. Lực bền xé rách:Rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng cuối
cùng của một số mẫu vật liệu làm bao bì. Giá trị này là 1 hướng dẫn cho biết khả
năng chịu các ứng dụng của màng mỏng khi vận hành một vài thiết bị. Đối với 1
vài loại bao bì, tính chịu xé thấp trở nên có lợi (ví dụ như túi khoai tây chiên). PE
có lực bền xé cao trong khi màng Cellophane và màng polyeste có giá trị này thấp.
c. Trở lực va đập:Là tính chất có lợi đặc biệt khi đóng gói sản phẩm nặng trong
màng plastic hoặc trong những vật chứa lớn mà chúng phải chịu va đập trong suốt
quá trình vận chuyển. Phương pháp kiểm tra tính chất này để rơi một khối lượng
lên vật liệu và đo lực tương đối cần để lọt vào hoặc bẻ gãy vật liệu.

d. Độ chịu nhiệt:Bao gồm một số tính chất sau

 Điểm mềm: điểm mềm Vicat: Nhiệt độ khi một cây kim lọt vào 1 mm mẫu
thử.
 Chỉ số chảy: là tốc độ chảy của nhựa nhiệt dẻo ở nhiệt độ cho sẵn dưới áp
suất đặc biệt và qua khe có kích thước đặc biệt trong khoảng thời gian cho
sẵn. Chỉ số chảy biểu diễn lượng nhựa chảy qua màng tính bằng gam trong
10 phút.
 Lực bền hàn nhiệt: biểu diễn lực cần để tách 2 bề mặt đã hàn bằng nhiệt ra
khỏi nhau theo hướng vuông góc. PE có lưu hàn nhiệt rất cao và Cellophane
thì cho giá trị thấp hơn nhiều. Đôi khi mối liên kết hàn nhiệt mạnh thì không
cần thiết chẳng hạn như túi đựng kẹo và khoai tây chiên.
1 yếu tố khác được xét đến là màng nhiệt có trở nên giòn khi chịu nhiệt độ thấp
hay không. Điều này rất quan trọng đối với bao bì của thực phẩm đông lạnh. Về
mặt này PE tốt hơn Cellophane. Vật liệu cũng nên có tính ổn định nào đó để có khả
năng chịu được nhiệt độ khá cao. Điều này rất cần thiết đối với loại túi đun sôi. Độ
ổn định này có thể được mô tả như là khả năng chịu được sự thay đổi môi trường
mà không mất đi những tính chất chủ yếu.

e. Độ cứng :Trong một vài thiết bị đóng gói dùng màng nhựa, tính chất này có thể
là quan trọng. Nhưng nó cũng quan trọng đối với chai và các vật chứa khác mà ở
đó bao bì rắn đòi hỏi giá trị bề dày thành tối thiểu và lực bền tối đa. Giá trị độ cứng
cũng có thể đo được bằng cách đo và tính độ sai lệch vật liệu khi bị kéo căng.
f. Tính chịu được độ ẩm:Là yếu tố rất quan trọng khi cần xác định tính thích hợp
của màng nhựa khi đóng gói nhiều loại sản phẩm. Một vài sản phẩm cần được bảo
vệ không khí ẩm từ phía ngoài, 1 vài sản phẩm khác thì đòi hỏi phía bên trong
không được phép bốc hơi xuyên qua bao bì. Có một vài phương pháp để xác định
giá trị này, phương pháp đơn giản nhất là kéo căng một mẫu màng trên một vật có
chứa nước, rồi đặt trong phòng kho có chứa chất hút ẩm để chất này hấp thu hơi
nước truyền xuyên qua lớp màng. Lượng nước có trong vật chứa được trước và sau
thời gian kiểm nghiệm và giá trị tốc độ truyền hơi nước (WVTR: Water Vapor
Transmission Rate) hoặc tốc độ truyền hơi ẩm (MVTR: Moisture Vapor Transmis-
sion Rate) được diễn tả bằng lượng nước tính bằng gam khuếch tán qua 1m2 (hoặc
100in2) màng trong 24 giờ (g/m2/24h hoặc g/100 in2/24h).
 

Tính chịu được độ ẩm là đặc tính cực kỳ quan trọng đối với bao bì thực phẩm. 
g. Tính ngăn cản khí:Không giống với tính thấm hơi nước. Trong trường hợp này,
tốc độ truyền các loại khí đặc biệt như N2, CO2 và nhất là O2 được xác định. Cà
phê sống thường sinh ra khí CO2 mà khí này được phép thoát khỏi vật chứa, mặt
khác khí này có thể gây bục vỡ do áp suất nội. Mặt khác O2 làm cà phê cũ đi và
trong trường hợp này khí cần giữ ở bên ngoài. Vì vậy cần chọn vật liệu có tính
thấm O2 thấp nhưng thấm CO2 cao. Một ví dụ khác cần tốc độ truyền cao là
trường hợp đóng gói thịt tươi vì thịt cần O2 để giữ được màu đỏ tươi hấp dẫn
khách hàng.Phương pháp xác định tính thẩm thấu khí là phải xác định được bao
nhiêu lượng khí khuếch tán xuyên qua vật liệu trong khoảng thời gian cho sẵn, về
nguyên tắc phương pháp này giống với phương pháp dùng để xác định WVTR đã
nói ở trên. Đơn vị của giá trị này là cm3/m2/24h hoặc cc/100 in2/24h.
h. Khả năng hàn nhiệt (Sealability)Khả năng hàn nhiệt của các nhựa dẻo nhiệt
phụ thuộc vào một số điều kiện sau:

 Nhiệt độ làm mềm; nhiệt độ và áp suất tại mối hàn; thời gian hàn nhiệt
 Cấu trúc của màng hoặc bản thân polymer.
 Tỉ lệ tao tinh thể trên tỉ lệ tạo cấu trúc vô định hình của polymer
 Lượng chất phụ gia
i. Xử lý bề mặt (xử lý Corona)Các loại màng có độ phân cực thấp (PE, PP)
thường rất khó dính bám mực in và keo. Sự thấm ướt bề mặt của vật liệu phụ thuộc
vào năng lượng bề mặt của chúng. Do vậy, để tăng đặc tính in của các vật liệu này
người ta thường phải xử lý Corona. Một vài tính chất bổ sung của chất dẻo có thể
được liệt kê và giải thích sau đây:

 Sự kéo giãn: là phần vật liệu nhựa sẽ giãn dài trước khi bị đứt. Vật liệu càng
kéo giãn thì nó càng chịu được tải trọng va đập tốt hơn, ít bị đứt hơn. Điều
này rất quan trọng nhất là đối với những bao nhựa đựng hàng nặng. Sự kéo
giãn được diễn tả bằng phần trăm so với chiều dài ban đầu. Độ co giãn được
diễn tả bằng phần trăm so với chiều dài ban đầu. PP và PVC có giá trị này
khá cao, lên đến 450 %, polyester và PS có giá trị kéo giãn rất thấp.
 Độ cứng: của vật liệu plastic được xác định theo phương pháp Rockwell.
Dùng viên bi bằng thép có đường kính đặc biệt và được cân với những tải
trọng khác nhau tác động lên vật liệu. Độ sâu của vết lõm khi tải trọng được
lấy đi được đo. Giá trị Rockwell càng cao thì vật liệu càng cứng.
 Độ đàn hồi: Là yếu tố quan trọng liên quan đến bao bì nhựa dẻo. Nó diễn tả
khả năng trở lại hình dạng và kích thước ban đầu của vật liệu sau khi bị biến
dạng.
Người ta mô tả nó như là “trí nhớ”. Tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn trí nhớ thì vật
liệu vẫn ở trạng thái giãn dài và không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa. Đó
là giới hạn đàn hồi. Một vài vật liệu như PVC dẻo có giá trị mô đun đàn hồi thấp
và kéo giãn tốt, trong khi những loại khác như PS có giá trị mô đun đàn hồi cao và
kéo dãn được ít.

 Độ ổn định về kích thước: trong một vài trường hợp có thể bị ảnh hưởng
nặng nề bởi sự thay đổi độ ẩm tương đối bao quanh bao bì. Một vài loại vật
liệu thì dãn ra, một vài loại khác thì co lại, trong khi có 1 vài loại không bị
ảnh hưởng.
 Độ trượt: là tính ma sát xuất hiện khi màng nhựa tiếp xúc bề mặt với loại
màng khác hoặc với 1 bộ phận thiết bị nào đó - Giá trị này có thể được đo
bằng cách dùng bàn nghiêng, ghi nhận lại góc độ nghiêng mà với giá trị này
mẫu thử vượt qua được ma sát bề mặt. Độ trượt có thể điều chỉnh được bằng
các phụ gia của màng. Thí dụ, màng PS có 3 loại độ trượt :
- Độ trượt cao, hệ số = 0,1 – 0,3
- Độ trượt trung bình, hệ số = 0.3 – 0.5
- Độ trượt thấp, hệ số > 0.5

 Tính thấm dầu và mỡ: Rất quan trọng khi sản phẩm cần đóng gói chứa chất
béo. Bề mặt bao bì có thể bị làm hỏng nếu như chất béo thấm qua màng bao
bì ra ngoài.
 Để xác định tính thấm béo người ta đặt một đống cát mịn được bão hòa bằng
một lượng xác định dầu hoặc dầu thông, đặt mẫu thử lên trên và trên cùng
đặt một miếng giấy thấm. Ghi lại thời gian cần để dầu thấm qua và để lại
dấu vết trên giấy.
 Độ bóng và độ mờ: Là những tính chất quan trọng đối với bao bì nhựa dẻo
vì rất nhiều khách hàng đòi hỏi vật liệu trong suốt phải có bề mặt bóng và
sáng. Độ mờ xuất hiện dưới dạng màu đục sữa sẽ làm hạ thấp độ trong suốt
của màng. Các giá trị so sánh là đo hệ số xuyên thấu và phản xạ đối với mẫu
thử.
 Khả năng bốc cháy: Một vài loại màng dễ cháy như cellophan chẳng hạn, PE
cháy chậm và cháy thành giọt. PVDC tự dập tắt nhưng PVC cứng rất khó
cháy.
3. Các nguyên vật liệu làm bao bì khác.
a. Kim loại.
b. Da.
c. Gỗ.
d. Thủy tinh, gốm…
4. Keo dán bao bì.
4.1. Định nghĩa:
- Là một loại dung dịch có tính nhớt, dính được chế tạo từ các hợp chất cao
phân tử dùng để dán, liên kết các vật liệu lại với nhau mà không làm thay đổi
tính chất của vật liệu như hồ, keo…
4.2. Thành phần:
- Chất dính: Để tạo tính kết dính cho hồ keo tồn tại ở thể rắn, đó là các chất
cao phân tử, nhựa tổng hợp như tinh bột, bột nung chín( dextrim) xương,
gelatin, latex…
- Dung môi: Ở thể lỏng làm nhiệm vụ hòa tan chất kết dính có thể là nước
hoặc các dung môi hòa tan hữu cơ.
- Phụ gia: Tăng chức năng dính cho hồ, keo , chông mốc, vữa, tăng tính dẻo
dai khi khô, có thể là phenol, hàn the, phèn xanh…
4.3. Phân loại:
Phân loại theo tính chất hóa lý:
- Nhóm tan trong nước
- Nhóm tan trong dung dịch hữu cơ
- Nhóm khuyếch tán trong nước( cao su latex)
- Nhóm nóng chảy
- Nhóm màng dính
. Phân loại theo nguồn gốc và bản chất:
a. Keo thiên nhiên( Có nguồn gốc từ thiên nhiên)
- Là loại keo hồ có sẵn trong thiên nhiên, có nguồn gốc từ động vật, thực vật
và khoáng chất.
+ Keo động vật như: keo da, keo xương, keo canxi sữa, keo abumin, keo
cánh kiến…
+ Keo thực vật: như tinh bột, dextrin, nhựa cây, cao su thiên nhiên…
+ Khoáng chất: nhựa đường…
b. Keo tổng hợp:
- Là keo thu được qua quá trình chế biến các khoáng chất như: dầu mỏ, khí
thiên nhiên, than đá hay từ thực vật
+ Keo từ vô cơ gồm: natrisilic, canxi sunphat,axitclo, thủy tinh nước trên có
magie.
+ Keo hữu cơ: Là những hợp chất cao phân tử ( Polyme) có thể chia thành
nhựa trùng hợp hay trùng ngưng( nhựa rắn nhựa dẻo):
* Nhựa nhiệt rắn: Như Pheenolfomandehyd, urefomandehydepoxy đóng rắn
nhờ phản ứng hóa học
*Nhựa nhiệt dẻo: Bị nóng chảy khi tăng nhiệt độ phù hợp gồm các chất như:
Polyzobutylen, polyvinylaxetat(PVA), ethylenvinylaxetat(EVA),
Bài 3 : Khuôn bế
1. Các loại khuôn bế
1.1. Khuôn bế tròn.
- Là các chi tiết được bố trí trên mặt cong của hình trụ tròn.
- Theo chiều quay các dao lần lượt thực hiện cắt, tạo gân lên vật liệu. Do vậy áp
lực nhẹ hơn, và tốc độ cao.
- Khuôn bế tròn thường được đúc liền( hay xé laze) do vậy có độ chính xác và độ
bền cao.
- Trong quá trình làm việc nếu cùn có thể mài lại dao cắt( nếu bị sứt ,mẻ thì không
khắc phục được).
- Việc bảo quản khó khăn vì trọng lượng lớn và rất dễ hỏng lưỡi dao.
- Hiện nay còn có loại khuôn tròn dạng từ( khuôn được tích từ). Độ bền của khuôn
này không cao do lưỡi dao mỏng, chỉ dung để bế sản phẩm mỏng, hay đề can. Khi
bảo quản phải đảm bảo khuôn không bị mất từ tính hay giảm từ tính.
1.2. Khuôn bế phẳng.
- Là loại khuôn trên đó các dao cắt , dao gân… được bố trí trên mặt phẳng
- Khuôn bế phẳng cần có áp lực lớn vì tất cả các dao đều làm việc cùng một lúc.
- Khuôn bế phẳng thường có nhiều chi tiết được ghép lại thành khuôn như dao cắt,
dao gân, cao su…
- Khuôn bế gồm một bộ khuôn dương và khuôn âm.
1.3. Khuôn đùn.
- Là khuôn phẳng nhưng trên đó chỉ có đường cắt và chỉ bố trí 1 hình sản phẩmduy
nhất.
2. Cấu tạo khuôn bế phẳng
2.1. Đế khuôn trên(khuôn dương):
a. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật:
- Là bộ phận chứa các thành phần khác của khuôn như dao, cao su…
- Yêu cầu đế khuôn có độ bền cao, độ dày đồng đều…
b. Nguyên tắc cấu tạo:
- Đế khuôn trên có thể làm bằng gỗ đặc biệt( ép dán nhiều lớp), có độ bền cơ học
cao theo các chiều khác nhau, có độ dày = 1.8cm = 18mm.
- Đế khuôn có độ phẳng cao.
- Đế khuôn cũng có thể lam bằng vật liệu tổng hợp từ nhiều lớp vật liệu khác nhau
ghép lại bằng các vít tán hoặc đinh rive. Các lớp gồm :
+ Phíp 2 lớp
+ Meca 2 lớp
+ Nhựa dẻo, thép từ 1 – 2 lớp.
c.Ưu nhược điểm của các loại đế :
* Đế gỗ:
- Dễ chế tạo( cưa, laze ), giá thành rẻ
- Kém bền, chất lượng không cao( do dao hay bị xê dịch).
* Đế tổng hợp:
- Chất lượng cao, bền sản lượng, có thể sử dụng nhiều lần( thay dao mới).
- Giá thành cao, chế tạo khó ( cắt bằng laze).
2.2. Đế khuôn dưới( khuôn -):
a. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật:
- Kết hợp với khuôn trên, tạo điểm tì cho dao cắt đứt vật liệu.
- Tạo vết gấp nhờ đế gân.
- Độ dày ổn định, bền .
b. Cấu tạo:
- Gồm 2 loại đế : Đế gân chìm, đế gân nổi.
* Đế khuôn dưới chìm:

2 3

Đế khuôn dưới có gân chìm


Đề khuôn dưới
Dao gân (dao cấn)
Dao cắt ( dao bế)
Đế khuôn trên
Tờ giấy

- Là tấm thép trên đó có khắc các đường đế gân chìm xuống so với mặt phẳng cắt
của lưỡi dao( khắc bằng laze).
- Loại này cho độ chính xác cao, chất lượng cao.
*Đế khuôn dưới nổi:
2

Đế khuôn dưới có gân nổi


Đề khuôn dưới

Gân bế (Chỉ bế- Ron bế)

- Đế khuôn dưới nổi là một tấm thép phẳng, trên đó có dán các đế gân bằng nhựa
nổi trên bề mặt.
- Loại này dễ sửa chữa thay thế nhưng chất lượng không cao.
- Kích thước của đường gân phụ thuộc vào độ dày các gân và tính chất của dao
gân.
2.3. Dao cắt:
a. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật:
- Làm nhiệm vụ cắt đứt vật liệu( có thể đứt nổi, đứt chìm, đứt nửa…)
- Yêu cầu dao dễ uốn, bền, độ dày đồng đều. Dao cắt làm bằng thép do vậy phải có
khả năng chịu mòn , chịu lực tốt.
b. Cấu tạo:
2
1
3

19÷220
23.6 ÷ 23.8 mm

22.8 ÷ 23.5 mm

0.71 mm
Các loại dao
1- Tiết diện dao cắt , 2- Dao cắt răng cưa, 3-Tiết diện dao gân
0.52 ÷1.42 mm
Làm bằng thép đặc biệt có độ cứng cao, có nhiệm vụ tạo các đường bế đứt.
- Dao có độ dày = 0.71mm, chiều cao = 23.6 - 23.8mm, chiều dài 100mm
- Dao cắt có thể là dao liền hoặc dạng răng cưa( để cắt đứt nửa, tạo vết xé, gấp…)
- Dao cắt được lắp vào đế trên( tại vị trí cất được tạo bởi các rãnh trên đế)
Lưỡi dao có các dạng khác nhau: lưỡi dao xiên cân đối hai phía dùng cho hầu hết
các dạng khuôn bế; lưỡi dao xiên cân đối hai phía với hai góc xiên (dành cho car-
ton có độ dày lớn hơn 0,85mm); lưỡi dao xiên một bên. Đối với dao xiên một bên,
tùy thuộc vào phần sản phẩm thu được sau khi bế là phần nào mà lưỡi dao được
gắn tương ứng (mặt phẳng phướng về phía sản phẩm); hình dạng của lưỡi dao bế
hoặc thẳng được uốn cong theo hình dạng của các
2.4. Dao gân( dao cấn):
a. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật:
- Kết hợp với đế gân tọa nếp gấp trên sản phẩm
- Yêu cầu dao có kích thước đồng đều, dễ uốn chịu được áp lực mài mòn.

B
b. Cấu tạo:
Dao cấn và gân bế nổi
1 trên đế khuôn dưới
Dao cấn ( dày là B)
Gân bế ( cao C và rộng D)
Đề khuôn dưới
a Vật liệu bế (giấy dày a)
C
4
2

D
- Dao gân được làm bằng thép tốt, đầu dao được vê tròn tạo ra gân đẹp không bị
vỡ, rạn mực.
- Kích thước thông thường ( độ đay 0.71mm, chiều cao theo vật liệu bế, độ dài sản
xuất theo hộp 100* 1000mm.
- Dao gân cho khuôn dưới nổi : Thấp hơn dao cắt.
- Dao gân cho khuôn dưới chìm : Cao hơn dao cắt.
- Dao gân được lắp trên đế trên tại các vị trí tạo gân( xẻ rãnh trên đế trên)

Gân bế được cung cấp bới nhà sản xuất


chuyên nghiệp

1. Ốp nhựa lắp gân bế vào dao bế


1
2. Gân bế
3. Keo liên kết gân bế vào đế khuôn dưới
4. Lớp lót bảo vệ keo liên kết

3
4
I

Dán gân bế vào đế 5


khuôn dưới II

Lắp ốp nhựa vào dao bế


và bóc bỏ lót bảo vệ 5
3
II- Ép bế cho gân bế 1 2
dính chặt vào đế khuôn
dưới
3
Nhả ép bế 4 1 2
Tháo ốp nhựa ra khỏi
gân
6 6
Ốp nhựa lắp gân bế vào
dao bế
Gân bế 5
Keo liên kết gân bế vào
đế khuôn dưới 5
Lớp lót bảo vệ keo liên
kết
Đế khuôn trên
Đế khuôn dưới 3 1 3

1
2 2

6 6

III IV

7.2.5. Dao bế răng cưa:


Các dao bế răng cưa có nhiệm vụ bế các đường đứt ngắt quãng. Các đường bế
răng cưa thường dùng ở các vị trí sẽ xé khi sử dụng hộp (phần xé để lấy khăn giấy
ra trong hộp khăn giấy…)
Dao bế răng cưa
với hai thông số cơ bản là bước bế a và bước không bế b.

2.5.Dao bế tạo đường xé – dao bế xương cá (zipper)


Các dao bế xương cá là các dao bế có nhiệm vụ bế các đường có hình xương cá
dùng ở các vị trí sẽ xé khi sử dụng hộp (đường xé hộp ở nắp hộp), lưỡi dao có dạng
xiên cân đối hai phía dùng cho hầu hết các dạng khuôn bế (CF), độ dày 2 hoặc 3
pt,chiều cao từ 21,3 – 25,4mm, các bước răng 6, 8, 10, 12mm.

Đường bế xương cá với các bước lặp lại khác nhau-dao bế xương cá
2.6. Cao su:
a. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật:
- Có nhiệm vụ ép phẳng, ép chặt tờ in xuống đế dưới trước khi các dao làm việc
- Đẩy vật liệu cắt( tờ in) ra khỏi lưỡi dao.
- Bảo vệ lưỡi dao không bị va chạm gây hỏng hóc trong khi tháo lắp, bảo quản dao.
- Bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
* Yêu cầu:
- Cao su phải có độ bền , đàn hồi tốt, chịu được áp lực liên tục.
- Kích thước cao su phải đồng đều.
b. Cấu tạo:
- Là cao su tự nhiên, có độ xốp nhất định( bọt khí).
- Kích thước thường là 7 x 7m, dài theo cuộn
- Cao su được dán trên đế khuôn trên tại vị trí 2 bên dao cắt, nhưng cao hơn dao cắt
từ 1.2 – 2mm, cách dao cắt 2mm
- Đôi khi cao su cũng dán ở cạnh dao gân (khi giấy cong và sản phẩm lớn)
- Cao su cũng được lắp ở trên khuôn tách đề xê trên.
2.7. Vết tỉa:
a. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật:
* Nhiệm vụ:
- Trên dao cắt có phần tỉa bớt tạo thành rãnh khía. Có tác dụng không cắt hết để tạo
mảng dính liên kết phần sản phẩm với foil, đề xê không bị rơi rụng ra trong khi
nhíp vận chuyển đứt tờ bế ra khỏi bộ phận bế.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Vết tỉa nhỏ, không bị lộ
- Không tạo chỗ cho dao cong
b. Cấu tạo:
- Vết tỉa được tạo bởi đục thép, tác động lên phần lưỡi dao cắt, tại vị trí khuất như
tai cài, mép cài…
- Kích thước phụ thuộc vào vị trí các vết tỉa, chiều rộng 0.2 – 0.4mm tùy theo đầu
hay cuối của tờ in, theo hướng thớ giấy, hay theo trọng lượng của mảnh dính, chất
lượng giấy, tốc độ máy…
- Chiều sâu thường = độ dày của giấy hoặc bằng phần mài vát trên lưỡi dao.
Chú ý:
- Những chỗ nhỏ uốn góc nhiều không thì không cần tỉa.
3. Thiết bị dùng chế tạo khuôn bế phẳng - Nguyên tắc và quy trình chế tạo
khuôn bế phẳng.
3.1. Thiết bị dùng chế tạo khuôn bế.
a. Máy cưa + máy khoan( cùng nằm trên 1 thiết bị) :
* Máy cưa :
- Dùng để tạo rãnh trên đế gỗ( khuôn trên) tại các vị trí lắp dao.
- Lưỡi cưa sử dụng có độ dày từ 0.5 – 0.7 mm nhưng nhỏ hơn độ dày của dao.
- Bề rộng của lưỡi cưa có thể thay đổi khi cắt các vị trí đường rãnh cong trên đế
khuôn ( Không làm rộng rãnh vì khi lắp dao sẽ không chặt). Hiện nay dung CTP
máy cắt laze và uốn dao theo cấu tạo.
* Máy khoan :
- Dùng để khoan lỗ trên đế trên từ 1.5 – 2mm. Các lỗ có tác dụng để làm lưỡi cưa
tạo rãnh trên đế gỗ để lắp dao, hay tại các vị trí đường cong
- Khoảng cách và vị trí các lỗ khoan :
+ < 5cm chiều dài 1 lỗ
+ > 5cm thì 2- 3 lỗ
-Tại vị trí đó có tác dụng tạo mảng dính liên kết với phần đế của các mảng gỗ.
b. Máy cắt + uốn dao :
- Là thiết bị cắt dao theo kích thước và kết hợp uốn dao( dưỡng dao). Bộ dưỡng
dao gồm các bộ có hình dạng khác nhau, tạo ra các hình dạng lưỡi dao phù hợp với
từng loại sản phẩm.
- Trên thiết bị cắt có bộ phận lấy cỡ( tay kê) để cắt cho chính xác.
c. Thiết bị cắt lưỡi dao ( xấn lưỡi):
- Là thiết bị cắt phần dao cắt tại các vị trí giáp lai tiếp xúc với phần đỉnh lưỡi dao
kế bên. Như vậy lưỡi dao ghép mới tiếp xúc và cắt đứt phần vật liệu liên tục
d. Thiết bị cắt bụng( xấn bụng) :
- Là cắt đi phần chân( bụng dao), để dao có thể lắp vào đé khuôn trên không bị
vướng vào phần tạo mảng dính trên đế khuôn trên.
e. Thiết bị cắt gân :
- Đế cắt gân nổi phải được cắt theo kích thước, tại các vị trí phần tạo góc để không
bị đè lên nhau trên khuôn dưới. Trên thiết bị có bộ phận lấy cỡ để cắt cho chính
xác.
f. Máy mài :
- Dùng để mài bavia, Sau khi cắt tại vết cắt thường có bavia do đó khó ghép vào
nhau, mặt khác tại các lưỡi dao cong ghép với dao thẳng nếu không mài mỏng đi
thì phần lưỡi cắt không tiếp xúc cá nhau, khi bế sẽ không đứt giấy tại điểm nối.
g. Dụng cụ khác :
- Búa phíp 2 đầu : Dùng để đóng vào đế khuôn trên, do phần tiếp xúc với dao bằng
phíp nên không bị mẻ, bị quăn dao.
- Đục : Dùng để tỉa, trên lưỡi dao cắt tạo mảng dính hay tỉa bớt phần dao cắt khi
dao cắt lấn sang dao cấn.
- bàn mặt thép
- Thiết bị nhổ dao : Dùng để tháo dao ra khỏi đế khi sửa chữa, thay thế…
3.2. Nguyên tắc và quy trình chế tạo khuôn bế phẳng.
3.2.1. Nguyên tắc :
* Chọn đế khuôn trên :
- Phải đúng kích thước, yêu cầu của từng máy bế. Trong trường hợp cắt nhỏ hơn
kích thước của máy thì phải đảm bảo lớn hơn kích thước của hình ảnh sản phẩm từ
2- 5cm.
- Các cạnh cắt phaỉ vuông góc liên tiếp với nhau
- Độ dày đồng đều 18mm, phẳng.
* Chọn dao cắt và dao gân :
- Dao cắt có 2 kích thước chủ yếu là 23.6 x 0.71 và 23.8 x 0.71mm. Thông thường
là 23.8 x 0.71mm. Khi độ dày vật liệu lớn thì phải chọn dao cắt sao cho phù hợp
với độ dày của vật liệu theo bảng sau :

Độ dày vật Độ cao dao


Định lượng g/m2
liệu (mm) cấn (mm)

Đến 100 0.10 23.50

150-190 0.12-0.25 23.50

200-220 0.26-0.34 23.50

230-280 0.35-0.40 23.40

290-330 0.42-0.47 23.40

350-400 0.50-0.56 23.30

410-450 0.57-0.63 23.20

460-500 0.64-0.70 23.10

520-600 0.72-0.84 22.90

620-700 0.86-0.98 22.80


Các tông dợn sóng với sóng F 0.46-050 23.20

Các tông dợn sóng với sóng E 0.60-0.69 23.10

Các tông dợn sóng với sóng E 0.70-0.80 23.00

Các tông dợn sóng với sóng B 0.81-0.89 22.90

Các tông dợn sóng với sóng B 0.90-0.96 22.80

- Dao gân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày giấy, loại dao cắt( dao bế)
Nên khi dùng dao cắt có kích thước là 23.8 x 0.71mm và dùng cho khuôn đế gân
nổi thì khi chọn chiều cao của dao gân có thể thâm khảo theo bảng 1 sau :

Chiều dày dao cấn B Chiều dày vật liệu

0,52mm 0,10mm

0,71mm 0,58mm

1,05mm 0,85mm

1,42mm 1,20mm
- Độ dày của vật liệu bế ( giấy) cần được đo cụ thể, bởi vì khi thay đổi định lượng
loại giấy thì độ dày cũng thay đổi theo nhưng không theo tỉ lệ. Đặc biệt khi đo độ
dày cactong sóng phải đo khi đã ép chặt, khi đo ta dùng thước cặp hay pame để đo.
* Chọn đế khuôn dưới
- Khi bế sản phẩm dùng khuôn dưới nổi ta cần chọn kích thước đế gân cho phù
hợp. Kích thước này chủ yếu phụ thuộc vào độ dày của giấy, ngoài ra nó còn phụ
thuộc vào tính chất của giấy ( độ xốp), hướng thớ giấy. Đế gân hiện nay được cung
cấp bởi nhà sản xuất chuyên nghiệp. Trên đó có các thông số :
+ Chiều cao đế gân C = a
+ Chiều rộng đế gân D = ( Từ 1.5 đến 2 x a) + B
Trong đó :
C là chiều cao của đế gân
B là độ dày dao gân
D là chiều rộng rãnh đế gân
a là độ dày của giấy.
VD : ta có kích thước 0.4 x 1.3mm tức là C = 0.4mm và D= 1.3mm. Tùy theo độ
xốp và hướng thớ giấy mà ta chọn 1.5 hay 2 làm độ dày của giấy.
+ Nếu giấy xốp và vuông góc với hướng thớ giấy thì chọn > 1.5 đến 2
+ Nếu giấy // với hướng thớ giấy thì chọn < 2. Như vậy khi bế sẽ không bị vỡ gân,
đường bế chết nếp, sản phẩm đẹp.
3.2.2. Quy trình chế tạo khuôn bế phẳng.
a. Đọc lệnh sản xuất :
- Tên máy bế( kích thước khuôn, kích thước đầu nhíp…)
- Tên sản phẩm, thời gian hoàn thành
- Loại giấy, tính chất giấy…
- Các yêu cầu kỹ thuật khác và ghi chú…

You might also like