You are on page 1of 199

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

DƯỢC LÝ I
Đối tượng: CĐ Dược
- Số tín chỉ : 3(2/1)
- Số tiết: 60 tiết
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
+ Tự học: 75 giờ
- Thời điểm thực hiện: Học kỳ IV

MỤC TIÊU HỌC PHẦN


1. Trình bày và phân tích được động học của các quá trình hấp thu, phân bố,
chuyển hóa và thải trừ của thuốc.
2. Trình bày và phân tích được các cách tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh
hưởng đến tác dụng của thuốc.
3. Phân tích được đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng
không mong muốn, tương tác thuốc, chỉ định, chống chỉ định, chế phẩm và liều dùng
của một số thuốc thuộc các nhóm thuốc tác dụng trên các cơ quan.
4. Nhận dạng và hướng dẫn sử dụng được một số thuốc - biệt dược của một số
nhóm thuốc tác dụng trên các cơ quan
5. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, an toàn trong tư vấn sử
dụng thuốc cho người bệnh
6. Thể hiện được thái độ cầu thị trong việc cập nhật các kiến thức dược học mới

NỘI DUNG HỌC PHẦN

STT Tên bài Trang


LÝ THUYẾT
1 Bài mở đầu
4
Dược động học của thuốc
2 Dược lực học 21
3 Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương 32
4 Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật 58
5 Thuốc chống viêm Phi Steroid và thuốc điều trị gout 71
6 Vitamin 84
7 Thuốc kháng sinh 100
THỰC HÀNH
1 Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương 138
2 Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật 160
3 Thuốc chống viêm phi steroid 170
4 Vitamin 178
5 Thuốc kháng sinh 189
Tổng số 199

1
ĐÁNH GIÁ
- Hình thức thi: Tự luận
- Thang điểm: 10
- Cách tính điểm
+ Điểm thường xuyên: 01 điểm hệ số 1
+ Điểm địnhl kỳ: 01 điểm hệ số 2 trọng số 30%
+ Điểm kết thúc học phần: 01 bài kiểm tra tự luận trọng số 70%

2
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trên thị trường Việt Nam rất nhiều mặt hàng thuốc đang lưu hành.
Các thầy thuốc luôn đứng trước thử thách rất lớn trong việc lựa chọn thuốc cho điều
trị nhằm thực hiện phương châm "sử dụng thuốc an toàn và hợp lý".
Thầy thuốc điều trị không "chạy" theo từng tên thuốc mà cần phải hiểu rõ tác
dụng của từng nhóm thuốc để có hướng sử dụng cho đúng. Cuốn sách này được biên
soạn nhằm cung cấp cho sinh viên Cao đẳng Dược những kiến thức cơ bản về cơ chế
tác dụng của từng nhóm thuốc phân theo tác dụng sinh lý - bệnh lý - điều trị học. Trên
cơ sở hiểu rõ cơ chế tác dụng, các thầy thuốc sẽ hiểu rõ các áp dụng lâm sàng của
thuốc như chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn. Từ những kiến thức
cơ bản này, trong quá trình thực hành, cùng với sự phát triển của các thuốc mới,
người đọc hoàn toàn có thể hiểu thêm đặc điểm của các thuốc cụ thể để sử dụng được
"an toàn và hợp lý".
Khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển. Các loại thuốc mới đang liên
tục xuất hiện. Thậm chí còn có thuốc bị loại trừ sau vài năm được phép lưu hành. Vì
vậy các thầy thuốc cần luôn cập nhật thông tin bằng các nguồn khác nhau. Cuốn sách
giáo khoa không thể làm được việc này vì sau vài năm mới tái bản một lần.
Chúng tôi cố gắng biên soạn những kiến thức dược lý học cơ bản cho sinh viên
theo đúng chương trình quy định. Những kiến thức này đủ để làm cơ sở cho sinh viên
dược cao đẳng thực hành và tự học ở trường và cả sau khi ra trường.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc
và các thầy cô trong nhà trường.

BỘ MÔN HÓA DƯỢC- DƯỢC LÝ

3
Bài 1
BÀI MỞ ĐẦU VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC

MỤC TIÊU
1. Phân biệt được vai trò của môn dược lý học và mối quan hệ của các môn học
khác với môn Dược lý.
2. Phân tích được các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc
trong cơ thể.
3. Phân tích được ý nghĩa của sự thay đổi dược động học của thuốc đến tác
dụng của thuốc.
4. Vận dụng được các kiến thức đã học để tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu
quả và hợp lý.

NỘI DUNG
I. BÀI MỞ ĐẦU
Dược lý học (Pharmacology) theo tu từ học là môn khoa học về thuốc. Nhưng
để tránh ý nghĩa quá rộng của từ này, Dược lý học chỉ bao hàm mọi nghiên cứu về sự
tương tác của thuốc với các hệ sinh học.
Thuốc là các chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc dự phòng bệnh tật
cho người và súc vật, hoặc dùng trong chẩn đoán bệnh ở lâm sàng, dùng để khôi phục,
điều chỉnh các chức phận của cơ quan.
Thuốc có thể có nguồn gốc từ thực vật (cây Canhkina, cây Ba gạc), từ động vật
(insulin chiết xuất từ tụy tạng bò, lợn), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thuỷ ngân,
muối vàng) hoặc là các chất bán tổng hợp, tổng hợp hóa học (ampicilin, sulfamid).
Đầu tiên, thuốc phải được nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định
được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc, tác dụng gây đột biến,
gây quái thai, gây ung thư… Đó là đối tượng của môn Dược lý học thực nghiệm
(Experimental pharmacology). Những nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn đến mức
tối đa cho người dùng thuốc. Chỉ sau khi có đủ số liệu đáng tin cậy về thực nghiệm
trên súc vật mới được áp dụng cho người.
Tuy nhiên, súc vật phản ứng với thuốc không hoàn toàn giống người; vì vậy sau
giai đoạn thực nghiệm trên súc vật, thuốc phải được thử trên nhóm người tình nguyện,
trên các nhóm bệnh nhân tại các cơ sở khác nhau, có so sánh với các nhóm dùng thuốc
kinh điển hoặc thuốc vờ (placebo), nhằm đánh giá lại các tác dụng đã gặp trong thực
nghiệm và đồng thời phát hiện các triệu chứng mới, nhất là các tác dụng không mong
muốn chưa thấy hoặc không thể thấy được trên súc vật (buồn nôn, chóng mặt, nhức
đầu, phản ứng dị ứng v.v….). Những nghiên cứu này là mục tiêu của môn Dược lý học
lâm sàng (Clinical pharmacology).
Dược lý học luôn dựa trên những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học
có liên quan như sinh lý, sinh hóa, sinh học, di truyền học, bào chế, hóa dược, sinh lý...
để ngày càng hiểu sâu về cơ chế phân tử của thuốc, giúp cho nghiên cứu sản xuất các
thuốc mới ngày càng có tính đặc hiệu, không ngừng nâng cao hiệu quả điều trị.
Dược lý học còn chia thành:Dược lực học và Dược động học của thuốc
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ
quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng
chính. Ngoài ra, mỗi thuốc còn có thể có nhiều tác dụng khác, không được dùng để
điều trị, trái lại còn gây phiền hà cho người dùng thuốc (buồn nôn, chóng mặt, đánh

4
trống ngực…), được gọi là tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn hay tác dụng
ngoại ý. Tất cả các tác dụng đó là đối tượng nghiên cứu của Dược lực học.
Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu về tác động của cơ thể đến
thuốc, đó là động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Người
thầy thuốc rất cần những thông tin này để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể
(uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ
theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý…).
Dược lý thời khắc (Chronopharmacology) nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh
học trong ngày, trong năm đến tác động của thuốc. Hoạt động sinh lý của người và
động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt của các thay đổi của môi trường sống như ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm … Các hoạt động này biến đổi nhịp nhàng, có chu kỳ, gọi là nhịp sinh
học (trong ngày, trong tháng, trong năm). Tác động của thuốc cũng có thể thay đổi
theo nhịp này. Người thầy thuốc cần biết để chọn thời điểm và liều lượng thuốc tối ưu.
Dược lý di truyền (Pharmacogenetics) nghiên cứu những thay đổi về tính cảm
thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc do nguyên nhân di truyền. Ví dụ
người thiếu G6PD rất dễ bị thiếu máu tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống sốt
rét… ngay cả với liều điều trị thông thường. Có thể nói Dược lý di truyền là môn giao
thoa giữa Dược lý - Di truyền - Hóa sinh và Dược động học.
Dược lý cảnh giác hay Cảnh giác thuốc (Pharmacovigilance) chuyên thu thập
và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng
thuốc trong cộng đồng. Phản ứng độc hại là những phản ứng không mong muốn (ngoại
ý) xảy ra một cách ngẫu nhiên với các liều thuốc vẫn dùng để dự phòng, chẩn đoán
hay điều trị bệnh. Phenacetin là thuốc hạ sốt, phải 75 năm sau khi dùng phổ biến mới
phát hiện được tác dụng gây độc của thuốc; sau 30 năm mới thấy được chứng suy
giảm bạch cầu của amidopyrin.Những môn học trên là những chuyên khoa sâu của
Dược lý học. Người thầy thuốc càng biết rõ về thuốc càng nắm được “nghệ thuật” kê
đơn an toàn và hợp lý. Vì điều kiện thời gian và khuôn khổ, cuốn sách này chủ yếu
cung cấp những kiến thức về dược lực học, dược động học và với một số thuốc đặc
biệt, có lưu ý đến dược lý di truyền, dược lý cảnh giác…
II. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC
Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu các quá trình chuyển vận của
thuốc từ lúc được hấp thu vào cơ thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn. Các quá trình
đó là:
- Sự hấp thu (Absorption)
- Sự phân bố (Distribution)
- Sự chuyển hoá (Metabolism)
- Sự thải trừ (Excretion).
Để thực hiện được những quá trình này, thuốc phải vượt qua các màng tế bào.
Vì thế, trước khi nghiên cứu 4 quá trình này, cần nhắc lại các cơ chế vận chuyển thuốc
qua màng sinh học và các đặc tính lý hoá của thuốc và màng sinh học có ảnh hưởng
đến các quá trình vận chuyển đó.
1. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
1.1. Cấu trúc màng sinh học:
Thuốc muốn di chuyển từ vị trí đưa thuốc vào máu hoặc từ máu vào tổ chức, từ
tổ chức thải ra ngoài... đều phải vượt qua hàng rào sinh học - đó là màng tế bào.
Có nhiều loại màng tế bào khác nhau nhưng chúng đều có những thuộc tính và
chức năng cơ bản giống nhau. Màng tế bào rất mỏng, có bề dày từ 7.5-10 nm, có tính
đàn hồi và có tính thấm chọn lọc. Thành phần cơ bản của màng là protein và lipid.
Màng được chia thành 3 lớp.

5
+ Hai lớp ngoài gồm các phân tử protein và một số enzym, đặc biệt là
enzyme phosphatase
+ Lớp giữa gồm các phân tử phospholipids
Chính bản chất lipid của màng cản trở sự khuếch tán qua màng của các chất tan
trong nước của các ion..v.v..Ngược lại các chất tan trong lipid dễ dàng chuyển qua
màng. Do đặc điểm cấu trúc của các phân tử protein đã tạo thành các kênh (canal)
chứa đầy nước xuyên qua màng. Vì vậy các phân tử nhỏ tan trong nước dễ dàng
khuếch tán qua màng.
1.2. Các cơ chế vận chuyển thuốc qua màng

Hình 1.1. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng

Có 3 cơ chế chính vận chuyển thuốc qua màng


- Khuếch tán thụ động
- Vận chuyển thuận lợi và vận chuyển tích cực (Hấp thụ thụ động và hấp thụ
chủ động)
- Lọc
1.2.1. Khuếch tán thụ động.
Khuếch tán thụ động hay còn gọi là khuếch tán đơn thuần hoặc là quá trình
thuốc khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp . Mức độ và tốc độ
hấp thu tỉ lệ thuận với
+ Sự chênh lệch về nồng độ thuốc giữa hai bên màng
+ Diện tích bề mặt của màng.
+ Hệ số khuếch tán của thuốc.
Và tỉ lệ nghịch với bề dày của màng.

Hình 1.2. Quá trình khuếch tán thụ động

6
Vì màng sinh học được cấu tạo bởi những phân tử lipoprotein nên những thuốc
có hệ số phân bố lipid/nước lớn sẽ khuếch tán qua màng. Đối với những thuốc có bản
chất là acid yếu hoặc base yếu mức độ khuếch tán phụ thuộc vào pKa của chúng và
phụ thuộc vào pH của môi trường vì hai yếu tố này quyết định mức độ phân ly của
thuốc. Với các chất có bản chất acid yếu hoặc base yếu, khả năng khuyếch tán phụ
thuộc hằng số phân ly (pKa). Độ phân ly của các chất có bản chất acid yếu và kiềm
yếu tuân theo phương trình Henderson - Hasselbach:
* Với các acid yếu: pKa  pH  lg
 p. tu
Ion
* Với các base yếu: pKa  pH  lg
Ion
 p. tu
Theo phương trình trên ta nhận thấy:
- Các chất có bản chất acid yếu nếu muốn hấp thu tốt cần môi trường có pH nhỏ
hơn pKa nhưng nếu muốn bài xuất tốt lại cần môi trường có pH lớn hơn pKa.
Ví dụ: phenobarbital có pKa = 7,2. Trong môi trường pH = 6,2, nồng độ phân
tử sẽ lớn hơn nồng độ ion 10 lần còn trong môi trường pH = 8,2, nồng độ ion lại lớn
hơn nồng độ phân tử 10 lần. Khả năng qua màng phụ thuộc nồng độ phân tử vì chỉ
những chất không phân ly mới tan trong lipid, như vậy trong trường hợp pH < pKa,
thuốc sẽ hấp thu tốt còn pH > pKa thuốc sẽ thải trừ tốt.
- Các chất có bản chất base yếu muốn hấp thu tốt cần môi trường có pH lớn hơn
pKa nhưng nếu muốn thải trừ tốt lại cần môi trường có pH nhỏ hơn pKa.
Bảng 1.1. pH của một số ngăn sinh lý
Ngăn pH
Huyết tương 7,35 - 7,45
Nước tiểu 5,5 - 7,8
Dịch dạ dày 1,4
Bào tương 7,2 - 7,4
Bàng quang 4,0 - ,06
Mitochondries ~ 8

Khả năng hấp thu theo cơ chế khuyếch tán thụ động thuận theo gradient nồng
độ nghĩa là chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Chính vì vậy khi
thay đổi pH ở 2 bên màng, quá trình khuyếch tán của thuốc thay đổi đáng kể.
1. 2.2. Khuếch tán thuận lợi và vận chuyển tích cực (Hấp thụ thụ động và hấp thụ
chủ động)

Hình 1.3. Quá trình hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động
7
1.2.2.1. Khuếch tán thuận lợi
Là khuếch tán có sự tham gia của chất vận chuyển hay còn gọi là chất
mang. Giống như là khuếch tán đơn thuần động lực của khuếch tán thuận lợi là sự
chênh lệch nồng độ của thuốc giữa hai bên màng (gradient nồng độ). Thuốc được gắn
với một protein đặc hiệu (chất mang) và vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp qua các ống chứa nước của màng. Vì có tính đặc hiệu nên chất mang chỉ
gắn với một số thuốc nhất định và sẽ đạt trạng thái bão hoà khi chất mang không còn
các vị trí liên kết tự do.
1.2.2.2.Vận chuyển tích cực.
Là loại vận chuyển đặc biệt, thuốc được chuyển qua màng nhờ chất mang. Vận
chuyển tích cực có một số đặc điểm sau.
- Do có chất mang nên thuốc có thể vận chuyển ngược với bậc thang nồng độ
và không tuân theo định luật Fick.
- Đòi hỏi phải có năng lượng cung cấp. Năng lượng này được giải phóng từ quá
trình chuyển ATP thành ADP
- Vận chuyển có tính chọn lọc .
- Có sự cạnh tranh giữa các chất có câú trúc hoá học tương tự.
- Bị ức chế không cạnh tranh bởi những chất độc chuyển hoá do làm hao kiệt
năng lượng.

Hình 1.4. Vận chuyển tích cực

VD : Sự vận chuyển của các thuốc thuộc nhóm glicosid tim, các acid amin.
1.2.3. Lọc.
Vận chuyển thuốc theo các “kênh” protein gọi là lọc. Những thuốc vận chuyển
theo cơ chế này là những chất tan trong nước, có phân tử lượng nhỏ (< 100). Khả năng
qua màng phụ thuộc 3 yếu tố:
- Kích thước phân tử thuốc.
- Áp lực thuỷ tĩnh 2 bên màng (áp lực lọc).
- Kích thước lỗ màng.
Khả năng lọc mạnh nhất ở màng cầu thận vì tại đây áp lực lọc rất cao và kích
thước lỗ màng lớn hơn ở các tổ chức khác. Mạng mao mạch cũng có khả năng lọc tốt
với nhiều chất còn màng tế bào có sức lọc kém hơn cả.
Lọc không được coi là khuyếch tán vì khả năng thấm ở đây có tính chọn cao do
tính đa dạng về đường kính của kênh, về hình dáng, về điện tích ở mặt trong kênh.

8
2. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
2.1. Hấp Thu
Hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc vào máu để rồi đi khắp cơ
thể, tới nơi tác dụng. Như vậy sự hấp thu sẽ phụ thuộc vào:
- Độ hoà tan của thuốc: thuốc dùng dưới dạng dung dịch nước dễ hấp thu hơn
dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng
- pH tại chỗ hấp thu vì có ảnh hưởng đến độ ion hoá và độ tan của thuốc.
- Nồng độ của thuốc: nồng độ càng cao càng hấp thu nhanh.
- Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch, càng hấp thu nhanh.
- Diện tích vùng hấp thu: phổi, niêm mạc ruột có diện tích lớn, hấp thu nhanh.
Từ những yếu tố đó cho thấy đường đưa thuốc vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng lớn
đến sự hấp thu. Ngoại trừ đường tiêm tĩnh mạch, trong quá trình hấp thu vào vòng tuần
hoàn, một phần thuốc sẽ bị phá huỷ do các enzym của đường tiêu hoá, của tế bào ruột
và đặc biệt là ở gan, nơi có ái lực với nhiều thuốc.
Phần thuốc bị phá huỷ trước khi vào vòng tuần hoàn được gọi là "first pass
metabolism" (chuyển hoá do hấp thu hay chuyển hoá qua gan lần thứ nhất vì thường là
uống thuốc). Phần vào được tuần hoàn mới phát huy tác dụng dược lý, được gọi là
“sinh khả dụng”
Sau đây chúng ta sẽ điểm qua các đường dùng thuốc thông thường và các đặc điểm
của chúng.
2.1.1. Qua đường tiêu hoá
- Ưu điểm là dễ dùng vì là đường hấp thu tự nhiên.
- Nhược điểm là bị các enzym tiêu hoá phá huỷ hoặc thuốc tạo phức với thức ăn
làm chậm hấp thu. Đôi khi thuốc kích thích niêm mạc tiêu hoá, gây viêm loét.
2.1.1.1. Qua niêm mạc miệng: Thuốc ngậm dưới lưỡi:
Do thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nhờ hệ thống mạch máu dày đặc bên dưới
lưỡi nên không bị dịch vị phá huỷ, không bị chuyển hoá qua gan lần thứ nhất nên sinh
khả dụng tương đối cao so với dạng thuốc dùng theo đường uống thông thường khác.
2.1.1.2. Thuốc dùng theo đường uống
Thuốc sẽ qua miệng, dạ dày, thực quản và qua ruột với các đặc điểm sau: Sau
khi uống, thuốc từ khoang miệng đi nhanh qua thực quản khỏang 10 giây đối với chất
rắn, 1-2 giây đối với chất lỏng rồi chuyển xuống dạ dày.
* Ở dạ dày:
- Có pH = 1 - 3 nên chỉ hấp thu các acid yếu, ít bị ion hoá, như aspirin,
phenylbutazon, barbiturat.
- Nói chung ít hấp thu vì niêm mạc ít mạch máu, lại chứa nhiều cholesterol, thời
gian thuốc ở dạ dày không lâu.
- Khi đói hấp thu nhanh hơn, nhưng dễ bị kích thích.
* Ở ruột non:
Niêm mạc ruột non là nơi hấp thu tốt nhất trong số các niêm mạc đường tiêu hoá
và hầu hết các thuốc được hấp thu ở đây vì có một số đặc điểm sau:
- Diện tích tiếp xúc lớn. Ruột non bao gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
Trên niêm mạc ruột non bắt đầu từ hỗng tràng kéo dài xuống cách hồi tràng 60-70 cm
có những van hình liềm. Trên niêm mạc và trên những van ngang này có rất nhiều
nhung mao (mỗi mm niêm mạc có khoảng 20-40 nhung mao). Tổng diện tích tiếp xúc
của các nhung mao khoảng 40-50 m2. Bờ tự do của các tế bào biểu mô nhung mao lại
chia thành các vi nhung mao nên diện tích hấp thu của niêm mạc ruột non được tăng
lên rất nhiều.
- Dải pH từ acid nhẹ đến kiềm nhẹ thích hợp cho việc hấp thu các thuốc có tính
kiềm hoặc acid khác nhau.
9
Ở tá tràng: Một số thuốc được hấp thu như penicillin, griseofulvin…ngoài ra
một số chất khác cũng được hấp thu ở đây như acid amin, chất điện giải, muối sắt. Tuy
nhiên mức độ hấp thu ở tá tràng ngắn, thời gian thuốc đi qua nhanh (chỉ vào khoảng 2-
10 giây).
Ở hỗng tràng: thời gian thuốc lưu lại hỗng tràng tương đối lâu (2-2.5giờ), diện
tích tiếp xúc lớn. Ngoài ra với những dạng thuốc ở dạng viên bao đặc biệt là viên bao
tan trong ruột sẽ tạo nồng độ cao ở ruột nên một số thuốc hấp thu tốt qua niêm mạc
hỗng tràng như amphetamine, ephedrine, atropine, các sulfonamide, các salicylat,
benzoat, các barbiturat…
Ở hồi tràng thuốc lưu lại cũng khá lâu (3-6 giờ) nên những phần thuốc còn lại
sau khi qua hỗng tràng phần lớn được hấp thu ở đây.
Ở ruột non có các dịch tiêu hoá như dịch tuỵ (chứa enzyme amylase, lipase,
esterase, chymotrypsin..), dịch ruột (chứa natri hydrocarbonat, mucin, lipase, invertin
.) đặc biệt là dịch mật trong đó có các acid mật, muối mật có tác dụng nhũ hoá các chất
tan trong lipid, tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A.
vitamin D, vitamin E, vitaminK…..
- Thuốc ít bị ion hoá nhưng nếu ít hoặc không tan trong lipid (sulfaguanidin,
streptomycin) thì ít được hấp thu.
- Thuốc mang amin bậc 4 sẽ bị ion hoá mạnh khó hấp thu, ví dụ các loại cura.
- Các anion sulfat không được hấp thu
- MgSO4, Na2SO4 chỉ có tác dụng tẩy.
2.1.1.3. Hấp thu thuốc qua niêm mạc ruột già
Sự hấp thu qua niêm mạc ruột già kém hơn nhiều so với qua niêm mạc ruột non.
Chức năng chủ yếu của niêm mạc ruột già là hấp thu nước và Na +, Cl-, K+ và một số
khoáng chất.
Đặc biệt phần cuối ruột già (trực tràng) có khả năng hấp thu thuốc tốt hơn vì
có hệ tĩnh mạch phong phú. Tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng dưới đổ
máu về tĩnh mạch chủ dưới rồi về tim không qua gan. Tĩnh mạch trực tràng trên đổ
máu về tĩnh mạch cửa, qua gan. Như vậy tuỳ theo khi dùng thuốc nằm ở phần nào của
trực tràng mà nó có thể vào thẳng tĩnh mạch chủ dưới không qua gan hoặc phải qua
gan (bị chuyển hoá bước một ở gan)
Dùng thuốc qua đường trực tràng ngoài mục đích tác dụng tại chỗ (điều trị táo
bón, trĩ, viêm trực tràng kết .v..v…) còn dùng được để có tác dụng toàn thân như
thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc hạ sốt, giảm đau.v…v
Người ta còn dùng đường trực tràng trong những trường hợp không uống được
như hôn mê, tắc ruột, co thắt thực quản.…hoặc thuốc có mùi vị khó chịu
2.1.2. Thuốc tiêm
- Tiêm dưới da: do có nhiều sợi thần kinh cảm giác nên đau, ít mạch máu nên
thuốc hấp thu chậm
- Tiêm bắp: khắc phục được hai nhược điểm trên của tiêm dưới da - một số
thuốc có thể gây hoại tử
cơ như ouabain, calci clorid thì không được tiêm bắp.
- Tiêm tĩnh mạch: thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn, có thể điều chỉnh liều được
nhanh.
Dùng để tiêm các dung dịch nước hoặc các chất kích ứng mà không thể tiêm
bắp được, vì lòng mạch ít nhạy cảm và máu pha loãng thuốc nhanh nếu tiêm chậm.
Thuốc tan trong dầu, thuốc làm kết tủa các thành phần của máu hay thuốc làm tan
hồng cầu đều không được tiêm mạch máu.

10
2.1.3. Thuốc dùng ngoài
- Thấm qua niêm mạc: thuốc có thể bôi, nhỏ giọt vào niêm mạc mũi, họng, âm
đạo, bàng quang để điều trị tại chỗ. Đôi khi, do thuốc thấm nhanh, lại trực tiếp vào
máu, không bị các enzym phá huỷ trong quá trình hấp thu nên vẫn có tác dụng toàn
thân: ADH dạng bột xông mũi; thuốc tê (lidocain, cocain) bôi tại chỗ, có thể hấp thu,
gây độc toàn thân.
- Qua da: ít thuốc có thể thấm qua được da lành. Các thuốc dùng ngoài (thuốc
mỡ, thuốc xoa bóp, cao dán) có tác dụng nông tại chỗ để sát khuẩn, chống nấm, giảm
đau.
Tuy nhiên, khi da bị tổn thương, viêm nhiễm, bỏng... thuốc có thể được hấp thu.
Một số chất độc dễ tan trong lipid có thể thấm qua da gây độc toàn thân (thuốc trừ sâu
lân hữu cơ, chất độc công nghiệp anilin)
Giữ ẩm nơi bôi thuốc (băng ép), xoa bóp, dùng thuốc giãn mạch tại chỗ, dùng
phương pháp ion - di (iontophoresis) đều làm tăng ngấm thuốc qua da.
Hiện có dạng thuốc cao dán mới, làm giải phóng thuốc chậm và đều qua da,
duy trì được lượng thuốc ổn định trong máu: cao dán scopolamin, estrogen, nitrit
Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có lớp sừng mỏng manh, tính thấm mạnh, dễ bị kích
ứng cho nên cần thận trọng khi sử dụng, hạn chế diện tích bôi thuốc.
- Thuốc nhỏ mắt: chủ yếu là tác dụng tại chỗ. Khi thuốc chảy qua ống mũi - lệ
để xuống niêm mạc mũi, thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu, gây tác dụng
không mong muốn.
2.1.4. Các đường khác
- Qua phổi: các chất khí và các thuốc bay hơi có thể được hấp thu qua các tế
bào biểu mô phế nang, niêm mạc đường hô hấp. Vì diện tích rộng (80 - 100m2) nên
hấp thu nhanh. Đây là đường hấp thu và thải trừ chính của thuốc mê hơi. Sự hấp thu
phụ thuộc vào nồng độ thuốc mê trong không khí thở vào, sự thông khí hô hấp, độ hoà
tan của thuốc mê trong máu
Một số thuốc có thể dùng dưới dạng phun sương để điều trị tại chỗ (hen phế
quản).
- Tiêm tuỷ sống: thường tiêm vào khoang dưới nhện hoặc ngoài màng cứng để
gây tê vùng thấp (chi dưới, khung chậu) bằng dung dịch có tỷ trọng cao (hyperbaric
solution) hơn dịch não tuỷ.
2. PHÂN BỐ
Sau khi thuốc được hấp thu vào máu thuốc có thể tồn tại dưới dạng tự do, một
phần liên kết với protein huyết tương hoặc một số tế bào máu, ngoài ra đối với một số
ít thuốc có thể bị thuỷ phân ngay trong máu. Từ máu thuốc được vận chuyển vào các
tổ chức khác nhau của cơ thể.
2.1. Các đặc điểm của Phân bố thuốc
2.1.1. Liên kết thuốc với protein huyết tương.
Liên kết thuốc với protein huyết tương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố
thuốc trong các tổ chức do đó có ý nghĩa quan trọng đối với tác dụng của thuốc.
Trong đa số các trường hợp protein liên kết với thuốc chủ yếu là albumin, nhưng cũng
có một số trường hợp là globulin (thường là các chất có nguồn gốc nội sinh như các
corticoid, insulin, testosterone, estrogen, vitamin D….)
Tuỳ theo cấu trúc hoá học của thuốc, liên kết thuốc với protein huyết tương có
thể theo các cơ chế khác nhau như liên kết ion, liên kết hydrogen, liên kết lưỡng
cực….Liên kết thuốc với protein thường có tính thuận nghịch, chỉ có rất ít trường hợp
là không thuận nghịch (các trường hợp liên kết đồng hoá trị đối với các dẫn chất alkyl
kìm hãm tế bào).

11
Ở dạng liên kết thuốc không có tác dụng (vì phân tử lớn không đi qua được
thành mao mạch đến các tổ chức) chỉ ở dạng tự do mới có tác dụng. Giữa dạng tự do
và dạng liên kết luôn có sự cân bằng động. Khi nồng độ thuốc ở dạng tự do trong
huyết tương giảm, thuốc từ dạng liên kết sẽ được giải phóng ra dưới dạng tự do. Vì thế
có thể coi dạng liên kết của thuốc với protein huyết tương là phần dự trữ của thuốc
trong cơ thể.
Thuốc+protein Thuốc- protein
Mặc dù liên kết của thuốc với protein huýêt tương không có tính đặc hiệu nhưng
do vị trí liên kết có giới hạn nhất định nên khi dùng đồng thời hai thuốc có sự chênh
lệch lớn về ái lực đối với Protein huyết tương. Trong thực tế lâm sàng đã có những
trường hợp tai biến sảy ra khi do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương. Ví dụ hạ
đường huyết đột ngột do do dùng đồng thời tolbutamid với phenylbutazon.
Phenylbutazon có khả năng liên kết cao với protein huyết tương( 98%) nên đã tranh
chấp protein , dẫn đến nồng độ tolbutamid ở dạng tự do cao hơn bình thường gây hạ
đường huyết đột ngột. Trường hợp chảy máu do dùng đồng thời các thuốc chống đông
máu nhóm Coumarol với các thuốc có ái lực cao với protein huyết tương cũng theo cơ
chế tương tự. Tuy nhiên về cơ chế tăng cường tác dụng chống đông máu của nhóm
thuốc chống viêm mới đây đang có những ý kiến khác nhau.
Trong những trường hợp bệnh lý hoặc sinh lý, số lượng và chất lượng protein
huyết tương thay đổi sẽ làm thay đổi sự gắn thuốc vào protein .
Khi kết hợp với protein huyết tương, các thuốc là bán kháng nguyên (hapten)
trở thành kháng nguyên hoàn toàn có thể gây dị ứng .
2.1.2. Phân bố thuốc đến các tổ chức.
Thuốc ở dạng tự do trong huyết tương sẽ đi qua thành mao mạch đến các tổ
chức. Sự phân bố thuốc đến các tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Cấu trúc hoá học và hoá lý tính của thuốc (kích thuớc phân tử, hệ số phân bố
lipid/nước, ái lực của thuốc với protein của tổ chức .vv…). Ví dụ carbon monocid có
ái lực cao với Heme nên nó được phân bố chủ yếu trong hồng cầu và globin cơ.
- Lưu lượng máu đến tổ chức, tính thấm của màng, hàm lượng lipid ở tổ chức .
v.v…
- Trong trường hợp bệnh lý quá trình phân bố thuốc có thể bị thay đổi do sự rối
loạn một số chức năng sinh lý nào đó của cơ thể.
Một số tổ chức do có những đặc điểm riêng về cấu trúc nên sự phân bố của
thuốc ở đây có những nét khác biệt cần tính đến trong thực tế lâm sàng.
2.1.3. Phân bố thuốc vào não và dịch não tuỷ.
Bình thường ở người trưởng thành thuốc khó thấm qua mao mạch để vào não
hoặc dịch não tuỷ vì chúng được bảo vệ bởi lớp “ hàng rào máu não” hoặc “hàng rào
máu- dịch não tủy”. Các tế bào nội mô của mao mạch não và dịch não tuỷ được gắn rất
khít với nhau không có các khe như mao mạch của các tổ chức khác. Ngoài ra các mao
mạch não còn được bao bọc bởi lớp tế bào hình sao dày đặc nên các chất có nguồn gốc
ngoại sinh khó thấm vào não và dịch não tuỷ. Tuy nhiên những chất tan trong dầu, mỡ
có thể thấm qua các hàng rào này vào não hoặc dịch não tuỷ. Các acid amin, glucose,
các chất dinh dưỡng khác được chuyển vào thần kinh trung ương nhờ các chất vận
chuyển. Khi tổ chức thần kinh bị viêm, hàng rào bảo vệ này bị tổn thương, một số
thuốc (các kháng sinh.v..v) có thể vào não dễ dàng hơn. ở trẻ sơ sinh do hàm lượng
myelin ở tổ chức thần kinh còn thấp nên thuốc dễ xâm nhập vào não hơn.
2.1.4. Phân bố qua nhau thai.
Thuốc cũng như các chất dinh dưỡng từ máu mẹ vào máu thai nhi phải qua “
hàng rào nhau thai” bao gồm lớp hợp bào lá nuôi, nhung mao đệm và nội mô các mao
mạch rốn. Hàng rào nhau thai này rất mỏng , lưu lượng máu khá cao và có nhiều chất
12
vận chuyển nên nhiều thuốc từ mẹ qua rau thai vào thai nhi. Vì vậy trong thời kỳ mang
thai người mẹ cần thận trọng dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Đặc biệt trong 12 tuần lễ đầu của thai kỳ một số thuốc có thể gây độc cho phôi hoặc có
thể gây quái thai như thalidomide, các chất chống chuyển hoá tế bào. Đến thời điểm
sinh đẻ, rau thai đã biến chất, nhiều thuốc dùng cho mẹ có thể chuyển sang con dễ
dàng, gây độc cho trẻ sơ sinh: Thuốc mê, thuốc giảm đau trung ương , thuốc an thần
thuộc nhóm dẫn chất benzodiazepin.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố thuốc.
2.2.1. Bản chất của phân tử thuốc.
- Hệ số lipid/nước.
Những thuốc phân bố nhiều trong nước như digoxin, theophylin, kháng sinh
nhóm aminosid (gentamicin, amikacin…) rất nhạy cảm với sự mất dịch ngoại bào.
Thuốc lợi tiểu là thuốc gây mất dịch ngoại bào mạnh, đặc biệt là furosemid; điều này
có thể dẫn đến tăng nồng độ các thuốc nêu trên.
Người béo thường chịu được liều cao hơn bình thường đối với một số thuốc tác
dụng trên thần kinh (thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc an thần...).
- Ái lực với protein huyết tương.
Khi điều trị cần lưu ý khả năng hai thuốc đẩy nhau ra khỏi protein liên kết, có thể
gặp khi phối hợp hai thuốc có cùng điểm gắn với một protein huyết tương: thuốc có ái
lực với protein mạnh hơn sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí liên kết, làm cho nồng độ
thuốc bị đẩy ra dạng tự do tăng, có nghĩa là tác dụng dược lý của thuốc bị đẩy tăng.
Tương tác loại này chỉ xảy ra với thuốc có tỷ lệ liên kết với protein cao (trên
80%). Hậu quả của tương tác sẽ nguy hiểm nếu thuốc bị đẩy là thuốc có phạm vi điều
trị hẹp.
Ví dụ:
- Thuốc chống đông máu dạng uống (AVK) như warfarin, dicoumarol…
- Thuốc chống đái tháo đường dạng uống như tolbutamid, carbutamid…
- Thuốc chống ung thư, đặc biệt là methotrexat.
Các thuốc đẩy được 3 loại thuốc trên mạnh la miconazol, các NSAID (aspirin,
phenylbutazon).
- Ái lực với tổ chức. Sau khi vào máu, thuốc sẽ được chuyển tới các tổ chức.
Phần lớn các thuốc có sự phân bố chọn lọc ở một số tổ chức nhất định.
Thí dụ: Digitalin phân bố ở nhiều cơ tim; Gardenal phân bố nhiều ở tế bào thần
kinh, gan, thận.Tetracyclin gắn rất mạnh ở xương và răng
2.2.2. Bản chất của tổ chức.
- Mật độ các mao mạch tại tổ chức.
Cơ quan Mật độ
Tim, phổi, thận, gan, não ++++
Da, cơ +++
Mô mỡ ++
Xương, gân, sụn, lông, móng. +
Tốc độ tưới máu đến vị trí nào nhanh và nhiều, thuốc sẽ đến vị trí đó nhanh và
thuận lợi hơn.
- Tính chất màng tế bào của tổ chức. Thí dụ: Màng rau thai có cấu trúc mỏng
manh, diện tích trao đổi rộng, lưu lượng máu qua rau thai rất cao, do đó khi mẹ mang
thai dùng thuốc thì rất có khả năng gây độc cho thai nhi. Vì vậy, khi dùng thuốc cho bà
mẹ đang mang thai cần phải hết sức thận trọng hay cấm sử dụng một số thuốc có ảnh
hưởng không tốt đến thai nhi.

13
Thí dụ: Các thuốc như Clorocid, Tetracyclin, Vancomycin, Ergotamin, Quinin,
Quinidin, Hormon sinh dục, Glucocorticoid, thuốc chống ung thư, Mebendazol
- Ái lực của Acceptor hoặc Receptor với thuốc.
Thí dụ: naloxon ngăn tác dụng của morphin lên các receptor morphinic. Ứng
dụng để giải ngộ độc khi ngộ độc Morphin.
2.2.3. Các trường hợp sinh lý và bệnh lý.
- Sinh lý.
Tuổi: Trẻ em do thể dịch tuần hoàn trên từng kilogram cân nặng cao hơn so với
ở người lớn nên có những thuốc nếu tính liều trên từng kg cân nặng của trẻ em so với
liều trung bình trên từng kilogram cân nặng của người lớn lại cao hơn. Ví dụ :
Rifampicin : Người lớn: liều 10mg/kg thể trọng/24 giờ . Trẻ em: Dùng 10-20mg/kg
thể trọng/24 giờ.
Ở người cao tuổi lượng mỡ thường teo giảm, nên cần thận trọng khi sử dụng
các thuốc an thần gây ngủ (ví dụ Diazepam phân bố nhiều trong mô mỡ, nếu lượng mỡ
giảm, thuốc sẽ ở dạng tự do trong máu cao hơn, tác dụng nhanh hơn, nhưng có thể gây
độc tính nếu dùng liều cao). Tuy nhiên có những người già khi về già lại béo, như vậy
nếu uống thuốc có đặc tính tan nhiều trong mỡ thì tác dụng có thể xuất hiện chậm, nếu
uống ngay thêm một liều thuốc nữa có thể gây hiện tượng quá liều và các thuốc này
thường tích luỹ trong cơ thể lâu hơn vì thế có thể cân nhắc về khoảng cách giữa hai lần
đưa thuốc đối với các thuốc này trên người cao tuổi. Với người béo hoặc người gầy thì
cũng ảnh hưởng tương tự như vậy.
- Bệnh lý.
Suy gan, suy thận làm thay đổi protein huyết tương trong cơ thể cũng sẽ ảnh
hưởng tới tỷ lệ thuốc ở dạng tự do và dạng kết hợp của những thuốc liên kết với
protein huyết tương. Do đó cần cân nhắc liều dùng trên các bệnh nhân này.
3. CHUYỂN HOÁ
3.1. Ảnh hưởng của chuyển hoá đối với tác dụng sinh học và độc tính của thuốc
Chuyển hoá hay còn gọi là sinh chuyển hoá đối với thuốc là quá trình biến đổi
của thuốc trong cơ thể dưới ảnh hưởng của các enzyme tạo nên những chất ít nhiều
khác với chất mẹ, được gọi là chất chuyển hoá
Trừ một số ít thuốc sau khi vào cơ thể không bị biến đổi được thải trừ nguyên
vẹn như các chất vô cơ thân nước, strychnine, các kháng sinh nhóm
aminoglycosid…..còn phần lớn các thuốc đều bị chuyển hoá trước khi thải trừ. Chuyển
hoá thuốc có thể sảy ra ở các tổ chức khác nhau như thận, phổi, lách, máu…nhưng chủ
yếu xảy ra ở gan.
Bản chất chuyển hoá của thuốc là quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể từ phân
cực yếu thành phân cực mạnh để dễ đào thải (dạng phân cực ít tan trong lipid nên
không đựơc tái hấp thu ở tế bào ống thận).
Gan là cơ quan chính trong cơ thể có chức năng chuyển hoá thuốc. Ngoài gan,
các nơi có chứa men chuyển hoá thuốc là huyết thanh, phổi, niêm mạc ruột . Chuyển
hoá thuốc qua 2 pha như sau.
- Chuyển hoá qua pha I:
Hệ men chịu trách nhiệm chuyển hoá thuốc ở pha I chủ yếu là Cytocrom P450.
Các phản ứng chuyển hoá ở pha I là các phản ứng oxy hoá, khử, thuỷ phân. Trong đa
số trường hợp, chất tạo thành mất hoặc giảm hoạt tính. Tuy nhiên có nhiều trường hợp
chất chuyển hoá mới có tác dụng dược lý... hoặc chất chuyển hoá có độc tính cao hơn
chất mẹ.
Nói chung qua chuyển hóa phần lớn các thuốc bị giảm hoặc mất độc tính, giảm
hoặc mất tác dụng. Ví dụ mercaptopurin bị oxy hoá thành 6- mercaptopuric acid
không còn tác dụng chống ung thư. Mặt khác qua chuyển hoá, thuốc dễ dàng bị thải
14
trừ . Chính vì những lý do trên người ta nói quá trình chuyển hoá thuốc là quá trình
khử độc của cơ thể đối với thuốc
Một số thuốc sau khi chuyển hoá, chất chuyển hoá vẫn giữ được tác dụng dược
lý như chất mẹ nhưng mức độ có thể thay đổi ít nhiều. Ví dụ desipramin là chất
chuyển hoá của imipramin có tác dụng chống trầm cảm tương tự imipramin.
Một số thuốc chỉ sau khi chuyển hoá mới có tác dụng. Ví dụ levodopa tác dụng
chống Parkinson là do khi vào cơ thể chuyển hoá thành dopamine.
Đặc biệt một số chất sau khi bị chuyển hoá lại tăng độc tính . Ví dụ primaquin
trong cơ thể bị oxy hoá tạo thành 5-hydroxy hoặc 5,6 dihdroxy-primaquin có thể gây
độc với máu (giảm bạch cầu, tan máu …..)
- Chuyển hoá thuốc qua pha II:
Hệ enzym chịu trách nhiệm chuyển hoá thuốc ở giai đoạn này là hệ enzym liên
hợp (glucuronic, sulfuric, acetic...). Các sản phẩm sau liên hợp trở nên phân cực, dễ
tan trong nước hơn và thường được bài xuất ra ngoài theo nước tiểu hoặc theo phân.
3.2. Cảm ứng enzyme và ức chế enzyme.
Hầu hết sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể đặc biệt là ở gan đều có sự tham gia
của các enzyme khác nhau. Do đó những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng họp
hoặc ức chế enzyme ở gan sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.
3.2.1. Cảm ứng enzyme.
Cảm ứng enzym là hiện tượng tăng cường mức độ enzyme chuyển hoá thuốc
dưới ảnh hưởng của một chất nào đó. Chất gây tăng cường mức độ enzym chuyển hoá
thuốc được gọi là chất gây cảm ứng enzym.
Chất gây cảm ứng Chất bị tăng chuyển hoá
enzyme
Phenobarbital Clorpromazin, thuốc tránh thai (uống), dicoumarol,
grisefulvin, cortisol, wafarin…
Phenylbutazon Cortisol, wafarin, dicoumarol…
Rifampicin Thuốc tránh thai (uống)
Diazepam Pentobarbital
Cloralhydrat dicoumarol…
Barbital Dicoumarol…
Glutethimid Wafarin
Griseofulvin Wafarin

3.2.2. Ức chế enzyme.


Bên cạnh những chất gây cảm ứng enzyme còn có những chất ức chế enzyme,
làm giảm quá trình chuyển hoá thuốc dẫn đến tăng tác dụng và tăng độc tính của
thuốc. Ức chế enzyme chủ yếu là do giảm quá trình tổng hợp enzyme ở gan hoặc là do
tăng phân huỷ enzyme, do tranh chấp vị trí liên kết của enzyme làm mất hoạt tính của
enzyme
Chất gây ức chế enzyme Chất bị giảm chuyển hoá
Cimetidin Diazepam, thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin,
theophylln…
Disulfiram Ethanol, thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin.
Metronidazol thuốc chống đông máu (uống)
Chloramphenicol thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin
Isoniazid Phenyltoin

15
4. THẢI TRỪ
Quá trình bài tiết dẫn đến sự giảm nồng độ thuốc trong cơ thể, thông thường
quá trình chuyển hóa cũng làm giảm nồng độ có hiệu lực của thuốc . Do đó trong
nhiều trường hợp người ta thường kết hợp khái niệm bài tiết và chuyển hoá bằng thuật
ngữ chung là thải trừ.
Thuốc được thải trừ nguyên dạng hoặc dưới dạng đã chuyển hoá và trong quá
trình thải trừ vẫn có thể gây ra tác dụng dược lý hoặc gây độc đối với nơi thải trừ. Ví
dụ Natri benzoat thải trừ qua dịch phế quản gây long đờm, dạng acetyl hoá của các
sulfamid gây tổn thương ống thận.
Tất cả các đường thải trừ thuốc đều là đường tự nhiên như thải trừ qua da, mồ
hôi, thận, tiêu hoá, hô hấp…. Nói chung các chất tan trong nước thải trừ qua thận, các
chất không tan trong nước mà dùng đường uống thì thải trừ qua phân, các chất khí các
chất lỏng bay hơi thì thải trừ qua phế nang. Một thuốc có thể được thải trừ đồng thời
qua nhiều đường khác nhau nhưng thông thường mỗi thuốc có đường thải trừ chủ yếu
của nó tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học, tính chất lý hoá của thuốc, dạng bào chế và
đường dùng.
4.1. Thải trừ qua thận.
Thải trừ qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất, khoảng 90% thuốc thải trừ
qua đường này. Thông thường phần không liên kết với protein huyết tương của của
các chất tan trong nước được thải trừ qua thận theo cơ chế lọc qua cầu thận, tái hấp thu
ở ống thận và bài tiết qua ống thận.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thải trừ thuốc qua thận như cấu trúc hoá học
và tính chất lý hoá của thuốc (kích thước phân tử, mức độ phân ly..), mức độ liên kết
thuốc với protein huyết tương, độ pH nước tiểu, trạng thái chức năng của thận…Trong
số các yếu tố trên, pH nước tiểu có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tái hấp
thu thuốc ở ống thận Đối với chất có bản chất là base yếu (pKa= 6-12) đựơc thải trừ
tốt hơn khi pH nước tiểu acid và ngược lại, đối với những chất có bản chất acid (pKa=
5-7,5) sẽ thải trừ tốt hơn khi pH nước tiểu kiềm.
Vận dụng những tính chất trên người ta ứng dụng trong thải trừ một số chất độc
ra khỏi cơ thể trong trường hợp ngộ độc. Ví dụ như tiêm truyền dung dịch Natri clorid
1,4 % để giải độc khi ngộ độc thuốc ngủ Barbituric…
4.2. Thải trừ qua đường tiêu hoá .
Tất cả những chất không tan (than hoạt, dầu paraffin ) hoặc tan nhưng không có
khả năng hấp thu mà dùng đường uống (magnesi sulfat, streptomycin) đều thải trực
tiếp qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên một số thuốc sau hấp thu được bài tiết qua các dịch
của hệ thống đường tiêu hoá như dịch mật, dịch dà dày, nước bọt ..
Bài tiết qua mật.
Ví dụ các chất màu (đỏ phenol, bromosulfthalein), các penicillin …được bài
tiết vào mật theo cơ chế tích cực. Các chất có bản chất là base, các thành phần hữu cơ
trung tính có các nhóm phân cực cũng được bài tiết qua mật. Các sulfonamide,
cloramphenicol và một số kháng sinh khác được bài tiết qua mật ở nồng độ có tác
dụng kìm hoặc diệt khuẩn. Từ mật, các chất này được đổ vào ruột, một phần chúng sẽ
được tái hấp thu ở ruột rồi đổ vào gan tạo thành chu kỳ gan- ruột.
Bài tiết qua dịch dạ dày.
Một số thuốc từ máu có thể qua niêm mạc dạ dày trở về dịch dạ dày. Với các
chất có bản chất là base yếu sẽ có nồng độ ở dịch dạ dày cao hơn ở trong huyết tương
ngay cả khi dùng đường tiêm vì pH của dịch dạ dày rất acid (1-3), còn pH của huyết
tương hơi kiềm (7,4). Vì vậy, khi ngộ độc các alkaloid bất kể dùng đường nào thì
người ta vẫn thường tiến hành rửa dạ dày.

16
Bài tiết qua nước bọt .
Một số alkaloid (quinine, atropine, strychnine…), một số muối kim loại,
paracetamol, penicillin, tetracycline, sulfamid, theophylin….bài tiết qua nước bọt.
Trong quá trình bài tiết chúng vẫn có thể gây ra những tác dụng nhất định. Ví dụ
Spiramycin bài tiết qua nước bọt có tác dụng chống nhiễm khuẩn khoang miệng.
4.3. Thải trừ qua đường hô hấp.
Đường hô hấp là đường thải trừ nhanh với các chất khí, các chất lỏng bay hơi
như ether, chloroform, alcol, tinh dầu…Một số chất sau khi chuyển hoá cũng được thải
trừ qua các phế nang, ví dụ các dẫn chất alkylthiocyanat (có trong hành tỏi). Sự thải
trừ qua các phế nang thực hiện theo cơ chế khuếch tán đơn thuần. Mức độ thải trừ tăng
lên khi thuốc ít tan trong huyết tương hoặc tăng lưu lượng máu tới phổi. Một số chất
được bài tiết qua dịch phế quản, ảnh hưởng đến tính chất của dịch phế quản. Ví dụ
Natri benzoat khi bài tiết gây kiềm hoá dịch phế quản làm lỏng thành phần
mucopolysacarid do đó dễ thải ra ngoài (tác dụng long đờm).
Ngoài các đường thải trừ trên thuốc còn được thải trừ qua sữa mẹ (alcol) tuyến
mồ hôi (dẫn chất arsen, muối kim loại nặng …), nước mắt (các iodid, dẫn chất arsen,
dẫn chất thủy ngân v.v..)

LƯỢNG GIÁ
* Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:
1. Thuốc dùng để:
A.………………………..
B. Chữa bệnh
C. ……………………….
D. Điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.
2. Thuốc dùng để:
A. Phòng bệnh
B. …………………………..
C……………………………
D. Điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.
3. Nhu động ruột cũng ảnh hưởng tới hấp thu thuốc cụ thể là: nhu động ruột tăng sẽ
(A)………hấp thu thuốc và nhu động ruột giảm sẽ (B)………….hấp thu thuốc.
4. Hàm lượng thuốc là (A) ………………có trong (B)…………………
5. Da trẻ sơ sinh do có (A)…………………mỏng nên sự hấp thu thuốc qua da
(B)……………. so với người lớn.
6. Tiêm bắp thuốc được hấp thu (A)……………tiêm dưới da vì ở bắp có nhiều
(B)………………..
7. Cấm tiêm dung môi dầu vào (A)……………vì gây (B)…………………
8. Cấm tiêm Uabain vào (A)………….vì gây (B)……………………
9. Gan đóng vai trò (A)……………..trong chuyển hoá thuốc vì ở gan có nhiều
(B)…………………xúc tác cho phản ứng chuyển hoá thuốc.
10. pH nước tiểu tăng sẽ tăng thải trừ các thuốc là (A)……………………..pH nước
tiểu giảm sẽ tăng thải trừ các thuốc là (B)………….
11. Thuốc càng mịnh thì độ hoà tan càng (A)……………………..và được hấp thụ
càng (B)…………………………………..
12. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc là:
A. Về phía thuốc.
B……………………………..
C……………………………..
13. Uống thuốc lúc đói thì thuốc qua dạ dày sau thời gian (A)…………………..
17
Uống thuốc lúc no thì thuốc qua dạ dày sau thời gian (B)………………………..
13. Ở bắp có (A)……………………………..mạch máu hơn ở dưới da nhưng lại có
(B)………………………đầu mút thần kinh hơn.
14. Thuốc có nguồn gốc từ:
A. Động vật.
B. ……………………………….
C. Khoáng vật.
D. ………………………………
15. Các con đường thải trừ của thuốc là:
A…………………………………
B. Qua phân.
C. Qua mồ hôi.
D…………………………………
E. Qua phổi.
* Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng,
cột B cho câu sau.

A B
16. Một thuốc có thể có nhiều loại thành phẩm với hàm lượng khác nhau.
17. Thuốc là phương tiện duy nhất dùng để phòng và chữa bệnh.
18. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn.
19. Thuốc dùng ngoài da cũng có thể gây độc toàn thân.
20. Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc làm cho thuốc chậm hấp thu.
21. Bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương thì thuốc chậm hấp thu hơn so vơi
bôi vào vùng da lành.
22. Cấm dùng cồn xoa bóp cho trẻ sơ sinh.
23. Thuốc đặt dưới lưỡi chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ.
24. Thuốc đặt dưới lưỡi không bị dịch vị phá huỷ.
25. Thuốc kích ứng dạ dày phải uống trong hay sau khi ăn.
26. Tiêm bắp đau hơn tiêm dưới da.
27. Cấm tiêm bắp những thuốc gây hoại tử.
28. Trẻ dưới 2 tuổi không được nhỏ nhỏ mũi thuốc chứa tinh dầu.
29. Cấm tiêm dung dịch ưu trương vào tĩnh mạch.
30. Thuốc đặt trực tràng chỉ có tác dụng tại chỗ.
31. Hầu hết các thuốc đều qua được rau thai.
32. Để tăng thải trừ thuốc ngủ Barbituric, cần toan hoá nước tiểu.
33. Phụ nữ cho con bú không được dùng thuốc tránh thai.
34. Rượu làm giảm hấp thu thuốc tẩy giun sán.
35. Sữa làm giảm hấp thu Tetracyclin.

* Chọn 1 ý đúng nhất cho các câu sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu ý
đã chọn:
36. Khi uống thuốc, thuốc được hấp thu nhiều nhất ở:
A. Miệng.
B. Dạ dày.
C. Ruột non.
D. Ruột già.
37. Dùng Calci clorid theo đường:
A. Tiêm trong da.
B. Tiêm dưới da.
18
C. Tiêm bắp.
D. Tiêm tĩnh mạch.
38. Trong các thuốc sau, thuốc có tác dụng tốt nhất để điều tri ngộ độc thuốc ngủ
Barbituric là:
A. Dung dịch Glucose 5%.
B. Dung dịch Natri Clorid 0,9%.
C. Dung dịch Natri Bicarbonat 1,4%.
D. Dung dịch Kaliclorid 2%.
39. Tai biến do thuốc ở người cao tuổi so với người trẻ:
A. Tương đương.
B. Gấp 2 lần.
C. Gấp 3 lần.
D. Gấp 4 lần.
40. Thuốc tan mạnh trong Lipid sẽ được hấp thu tốt hơn nếu uống:
A. Trước bữa ăn.
B. Sau bữa ăn có nhiều đạm.
C. Sau bữa ăn có nhiều mỡ.
D. Sau bữa ăn có nhiều đường.
41. Để tăng thời gian gây tê của Novocain, người ta dùng phối hợp với:
A. Ampicilin.
B. Adrenalin.
C. Atropin.
D. Aminzin.
42. Đối với thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn thì nên uống vào lúc:
A. Trước bữa ăn 1 giờ.
B. Trước bữa ăn 5 phút.
C. Vào bữa ăn.
D. Sau bữa ăn.
43. Penicilin G sẽ bị mất tác dụng nếu trộn vào:
A. Dung dịch Glucose 5%.
B. Dung dịch Glucose 30%.
C. Dung dịch kiềm.
D. Cả 3 dung dịch trên.
44. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyển hoá thuốc là:
A. Phổi
B. Não
C. Gan
D. Thận
45. Bề mặt hấp thu của rau thai khoảng:
A. 20m2
B. 30m2
C. 40m2
D. 50m2
46. Trong các thuốc sau, các thuốc gây kích ứng niêm mạc tiêu hoá là:
A. Muối Kali, muối sắt
B. Aspirin, Ampicilin
C. Aspirin, Penicilin V
D. Muối sắt, Amoxicilin
47. Trộn lẫn Penicilin G với Gentamicin thì tác dụng của thuốc sẽ:
A. Tăng lên 1,5 lần.
19
B. Tăng lên 2 lần.
C. Giảm đi.
D. Không thay đổi.
48. Sắt sẽ giảm hấp thu nếu uống cùng:
A. Nước chè
B. Nước chanh
C. Nước cam
D. Nước chè, nước cam, nước chanh
49. Thuốc tan trong nước, được thải trừ nhiều nhất qua:
A. Phổi
B. Thận
C. Ruột
D. Sữa
50. Khi dùng phối hợp thuốc với thuốc nhuận tràng, thì tác dụng của thuốc đó sẽ:
A. Tăng lên 2 lần
B. Tăng lên 3 lần
C. Giảm đi
D. Không thay đổi
51. Thuốc dễ gây quái thai khi dùng cho phụ nữ có thai:
A. Tháng đầu
B. 3 tháng đầu
C. 3 tháng giữa
D. 3 tháng cuối
52. Trình bày quá trình hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa?
53. Trình bày quá trình phân bố thuốc trong cơ thể?
54. Trình bày các pha chuyển hóa thuốc?
55. Trình bày quá trình thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể?

20
Bài 2
DƯỢC LỰC HỌC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các cách tác dụng của thuốc.
2. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
3. Giải thích được các cách phối hợp thuốc trong thực tế.

NỘI DUNG
Tác dụng của thuốc là kết quả của quá trình tương tác giữa phần tử thuốc và
các thành phần của tế bào cơ thể. Kết quả của những tương tác đó làm thay đổi những
tính chất sinh lý, hoá sinh của các thành phần tế bào, tạo nên các đáp ứng của tổ chức
đối với thuốc. Thông thường thuốc có tác dụng kích thích hoặc ức chế (điều hoà) một
chức năng nào đó của cơ thể chứ không tạo ra chức năng mới
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Thời gian tiềm tàng.
Thời gian tiềm tàng (tốc độ xuất hiện tác dụng) là thời gian từ khi đưa thuốc
vào cơ thể cho đến khi thuốc xuất hiện tác dụng. Tốc độ này phụ thuộc vào đường đưa
thuốc, tính chất lý hoá của thuốc. Nghĩa là tuỳ thuộc vào tốc độ hấp thu, phân bố và
chuyển hoá của thuốc.
1.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ.
Tác dụng chính là tác dụng muốn đạt được trong điều trị, còn tác dụng phụ là
tác dụng không mong muốn có trong điều trị nhưng vẫn xuất hiện khi dùng thuốc. Ví
dụ tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm là tác dụng chính của nhóm thuốc này, còn
tác dụng gây kích ứng đường tiêu hoá là tác dụng phụ của chúng.
Đôi khi với tác dụng của một thuốc trong trường hợp này là tác dụng phụ nhưng
trong trường hợp khác lại là tác dụng chính. Ví dụ tác dụng phụ của atropin là gây giãn
đồng tử khi dùng với mục đích chống co thắt cơ trơn (giảm đau trong các cơn đau do
co thắt cơ trơn đường tiêu hoá, tiết niệu..) nhưng tác dụng đó lại là tác dụng chính khi
nhỏ mắt để soi đáy mắt.
Trong điều trị người ta thường tìm các biện pháp để hạn chế những tác dụng
phụ của thuốc bằng cách chọn đường dùng thích hợp, thời điểm uống thuốc, dạng bào
chế và có thể kết hợp các thuốc khác một cách hợp lý. Ví dụ: Để hạn chế tai biến
đường tiêu hoá do sử dụng kéo dài các thuốc chống viêm người ta dùng kèm với các
thuốc kháng Histamin H2 (Cimetidin)
1.3. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân.
Tác dụng tại chỗ là tác dụng xảy ra trước khi hấp thu (thường xảy ra ở nơi đưa
thuốc). Ví dụ các thuốc chống nấm ngoài da, thuốc bao phủ vết loét niêm mạc đường
tiêu hoá (Kaolin, hydroxyd nhôm ..).
Tác dụng toàn thân là tác dụng sau khi thuốc được hấp thu, phân bố đến các tổ
chức và gây ra đáp ứng. Ví dụ sau khi uống thuốc aspirin có tác dụng chống viêm, hạ
sốt, giảm đau. Cần chú ý có trường hợp dùng thuốc bôi ngoài da với mục đích tác
dụng tại chỗ nhưng có thể gây ra ngộ độc (tác dụng toàn thân do da bị tổn thương rộng
nên thuốc được hấp thu)
1.4. Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu.
Tác dụng chọn lọc là tác dụng của thuốc ở liều điều trị biểu hiện rõ rệt
nhất trên một cơ quan nào đó của cơ thể. Ví dụ glycoside tim có tác dụng chọn lọc trên
tim, strychnin tác dụng ưu tiên trên tuỷ sống, codein ức chế trung tâm ho. Khái niệm

21
tác dụng đặc hiệu hay đặc trị thường dùng để chỉ tác dụng chọn lọc của thuốc thuộc
nhóm hoá trị liệu trên một tác nhân gây bệnh nhất định. Ví dụ Isoniazid tác dụng đặc
hiệu với trực khuẩn lao, dehydro emetin tác dụng đặc hiệu trên lỵ amip.
1.5. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục.
Tác dụng hồi phục là tác dụng của thuốc có giới hạn nhất định về thời gian.
Tác dụng đó sẽ biến mất và chức năng của cơ quan được hồi phục sau khi nồng độ
thuốc giảm xuống mức không đủ gây tác dụng. Ví dụ tác dụng gây tê của procain chỉ
kéo dài trong một thời gian ngắn, tác dụng giãn đồng tử của atropin trong khoảng 7-
10 giờ.
Tác dụng không hồi phục là tác dụng của thuốc làm cho một phần hoặc một
tính năng nào đó của một tổ chức mất khả năng hồi phục. Ví dụ tetracycline tạo chelat
bền vững với Ca2+ ở men răng và xương, làm xỉn màu của men răng
1.6 . Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp.
Dựa trên cơ chế tác dụng người ta nói tác dụng của thuốc là tác dụng trực tiếp
khi thuốc gắn trên các receptor (thụ thể) và gây ra đáp ứng. Ví dụ adrenalin,
noadrenalin gắn vào các receptor adrenergic gây cường giao cảm
Tác dụng gián tiếp là tác dụng gây ra do thuốc làm thay đổi quá trình sinh
tổng hợp, giải phóng, vận chuyển hoặc quá trình chuyển hoá các chất nội sinh. Ví dụ
các chất anticholinergic ức chế enzyme cholinesterase gây cường phó giao cảm gián
tiếp
2. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG CỦA THUỐC.
Tác dụng của thuốc là quá trình tương tác giữa thuốc với cơ thể. Có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình này như các yếu tố thuộc về thuốc (tính chất lý hóa, cấu
trúc hoá học, tương tác thuốc..), các yếu tố thuộc về người bệnh (lứa tuổi, giới tính..)
và các yếu tố khác.
2.1. Các yếu tố thuộc về thuốc.
2.1.1. Tính chất lý hoá, cấu trúc hoá học và tác dụng của thuốc.
Tính chất lý hoá, cấu trúc hoá học của thuốc trước tiên ảnh hưởng đến các quá
trình dược động học sau đó ảnh hưởng đến quá trình dược lực học của thuốc.
2.1.1.1. Tính chất lý hoá.
Trong các tính chất lý hoá của thuốc, độ tan và mức độ phân ly có vai trò rất quan
trọng. Độ tan của thuốc được xác định qua hệ số phân bố lipid/nước. Đó là tỷ số giữa
nồng độ thuốc trong lipid với nồng độ thuốc trong nước.
Những thuốc có hệ số phân bố lipid/ nước cao dễ thấm qua hàng rào máu não.
Những thuốc trong phân tử có các nhóm chức có chứa oxygen hoặc nitrogen thường
tăng độ tan trong nước. Những phân tử thuốc có các chuỗi hydrocarbon không có khả
năng ion hoá hoặc có các cấu trúc vòng thường tăng độ tan trong lipid… Mức độ
phân ly của thuốc phụ thuộc vào môi trường.
2.1.1.2. Cấu trúc hoá học của thuốc.
Cấu trúc hoá học của thuốc bao gồm cấu trúc nhân, các nhóm chức năng có
trong phân tử, hình dạng và kích thước phân tử, bản chất các mối liên kết giữa các
nguyên tử, hình dạng đồng phân của thuốc...Tất cả những yếu tố đó quyết định ảnh
hưởng của thuốc đối với cơ thể.
Ví dụ: Từ morphin người ta đã bán tổng hợp ra nhiều dẫn chất và cũng đã tổng
hợp ra nhiều chất có cấu trúc tương tự Morphin

22
2
HO 3
1

4
11
12 10
O 13 9
14
5 15 16 N - CH3
6 8
7
HO
Gốc hóa học ở vị trí
Tên thuốc Tác dụng
3 6 17
Morphin -OH -OH -CH3 Giảm đau, giảm ho,
gây nghiện
Heroin - COCH3 - OCOCH3 -CH3 Giảm đau, sảng
khoái gây nghiện
Dextromethorphan - OCH3 -H -CH3 Giảm ho, ít gây
nghiện
Codein - OCH3 -OH -CH3 Giảm đau, ít gây
nghiện

2.1.2. Liều lượng và tác dụng cuả thuốc.


Mức độ an toàn của thuốc được biểu thị qua chỉ số điều trị I:
I = LD50/ED50
I: Chỉ số điều trị
LD50 : Liều gây chết 50% súc vật thí nghiệm.
ED50 : Liều tác dụng 50% súc vật thí nghệm
Về nguyên tắc nên sử dụng những thuốc có chỉ số an toàn cao (thông thường I ≥
10) . Tuy nhiên ngoại lệ có những thuốc chỉ số an toàn thấp nhưng tác dụng điều trị tốt
và chưa có thuốc thay thế thì vẫn sử dụng nhưng với sự cẩn trọng hơn. Ví dụ chỉ số an
toàn của glycoside tim rất thấp (vào khoảng 2) nhưng hiệu quả điều trị suy tim của
chúng rất tốt và chưa có thuốc nào thay thế nên vẫn được sử dụng.
2.1.3. Tương tác thuốc.
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của thuốc khi dùng đồng thời hai hay
nhiều thuốc hoặc có một thuốc khác đã được dùng trước đó. Tác dụng của thuốc cũng
thay đổi do thức ăn, đồ uống, ô nhiễm môi trường v..v. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến sự
thay đổi tác dụng của thuốc do thuốc khác. Kết quả của tương tác có thể dẫn đến làm
tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây độc hoặc làm mất hiệu lực điều trị.
Do đó những hiểu biết về tương tác thuốc là rất cần thiết trong thực tế lâm sàng để chủ
động phối hợp thuốc nhằm làm tăng hiệu quả điều trị, hạn chế những tác dụng độc hại
do thuốc gây ra. Khi phối hợp thuốc có thể chúng làm tăng tác dụng (tác dụng hiệp
đồng) hoặc làm giảm tác dụng của nhau (tác dụng đối lập)
Tương tác thuốc có thể sảy ra theo cơ chế dược lực học hoặc cơ chế dược động
học. Dù tương tác theo cơ chế nào thì kết quả cuối cùng cũng làm thay đổi tác dụng
của thuốc ở những mức độ khác nhau.
2.1.3.1. Tương tác dược lực học.
 Tác dụng hiệp đồng
Khi phối hợp hai hay nhiều thuốc nếu chúng làm tăng tác dụng của nhau người ta
nói đó là tác dụng hiệp đồng. Có hai kiểu tác dụng hiệp đồng: hiệp đồng cộng và hiệp
đồng tăng cường

23
- Hiệp đồng cộng: Hiệp đồng cộng là trường hợp khi phối hợp hai hay nhiều
thuốc tác dụng thu được bằng tổng tác dụng của các thành phần
S=a+b
S : Là tổng tác dụng của thuốc
a: tác dụng của thuốc A
b: Tác dụng của thuốc B
- Loại hiệp đồng cộng thường xảy ra đối với các thuốc có cùng hướng tác dụng
dược lý. Ví dụ tác dụng buồn ngủ sẽ tăng nhiều khi dùng đồng thời các thuốc ức chế
thần kinh trung ương, nguy cơ gây chảy máu sẽ tăng lên ở những bệnh nhân dùng
đồng thời thuốc chống đông cùng với các salicylat.
- Hiệp đồng tăng cường:
Hiệp đồng tăng cường (có tác giả gọi là hiệp đồng vượt mức) là trường hợp
phối hợp hai hay nhiều thuốc tác dụng thu được lớn hơn tổng tác dụng của các thành
phần
S>a+b
S: tổng tác dụng của thuốc
a : tác dụng của thuốc A
b: Tác dụng của thuốc B
Ví dụ: khi dùng đồng thời insulin với propranolol tác dụng hạ đường huyết sẽ
mạnh và kéo dài hơn.
Sự hiểu biết về tác dụng hiệp đồng rất cần thiết trong điều trị vì phôí hợp các
thuốc hợp lý sẽ giảm được liều lượng thuốc, giảm được tác dụng phụ lại tăng hiệu quả
điều trị . Ví dụ thuốc trị sốt rét fansidar gồm có pyrimethamin phối hợp sulfadroxin,
thuốc kháng khuẩn co-trimoxazol là sự kết hợp giữa sulfamethoxazol và trimethoprim.
Cần lưu ý đôi khi dùng đồng thời các chất có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng.
Ví dụ những người đang dùng meprobamat có thể bị ngộ độc rượu cấp khi uống một
lượng rượu không lớn. Hậu quả đó là do meprobamat tăng cừơng tác dụng ức chế thần
kinh trung ương của rượu.
 Tác dụng đối lập
Khi dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc chúng có thể làm giảm hoặc mất tác
dụng của nhau, tác dụng thu được luôn luôn nhỏ hơn tổng tác dụng của các thành
phần, thậm chí có thể bằng không. Đó là tác dụng đối lập của thuốc.
S < a+ b
S: Tổng tác dụng của thuốc
a: Tác dụng của thuốc A
b: Tác dụng của thuốc B
Ví dụ đối lập giữa atropine và pilocarpin là do chúng cùng tác dụng trên thụ thể
M (pilocarpin kích thích hẹ M còn atropine phong toả hệ M .
2.1.3.2. Tương tác dược động học.
Tương tác dược động học là sự ảnh hưởng của quá trình hấp thu, phân bố,
chuyển hoá, thải trừ của thuốc khi dùng đồng thời với một thuốc khác. Vì có sự khác
biệt nhiều giữa các cá thể nên khó dự đoán chính xác các loại tương tác.
 Tương tác trong quá trình hấp thu.
- Các chất antacid, các chất đối kháng thụ thể H2, các chất ức chế bơm proton
làm tăng pH dịch dạ dày nên có khả năng làm chậm hấp thu và giảm hấp thu một số
thuốc. Ví dụ ketoconazol, ciprofloxacin ..v..v
- Các chất chống trầm cảm ba vòng, các opioid, các chất Anticholinergic làm
giảm nhu động dạ dày, thuốc lâu chuyển xuống ruột non nên gây chậm hấp thu một số
thuốc nếu dùng kết hợp. Khi uống các Vitamin tan trong dầu đồng thời lại dùng các

24
chất nhuận tẩy sẽ giảm hấp thu các Vitamin trên. Nói chung trong các tương tác do
ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hoá thường ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu nhiều
hơn là ảnh hưởng đến mức độ hấp thu thuốc.
 Tương tác trong quá trình phân bố.
Trong những trường hợp này thuốc có ái lực mạnh hơn với protein sẽ đẩy
thuốc kia ra khỏi vị trí liên kết của nó dẫn đến làm tăng nồng độ của thuốc đó trong
huyết tương, tăng nguy cơ ngộ độc (đặc biệt đối với những thúôc có tỷ lệ liên kết cao
với protein). (Xem phần phân bố thuốc).
 Tương tác trong quá trình chuyển hoá.
Thực chất tương tác trong khâu chuyển hoá là quá trình gây cảm ứng hoặc ức
chế enzyme chuyển hoá thúôc khi dùng phối hợp. Hậu qủa của tương tác tuỳ thuộc vào
hoạt tính sinh học của chất chuyển hoá so vơí chất mẹ. Thông thường chất chuyển hoá
mất hoạt tính hoặc có hoạt tính kém hơn chất mẹ nên ức chế enzyme sẽ làm tăng tác
dụng của thuốc, ngược lại cảm ứng enzyme làm giảm tác dụng của thuốc. (Xem phần
chuyển hoá thuốc).
 Tương tác trong khâu thải trừ.
Các chất thay đổi pH nước tiểu sẽ ảnh hưởng đến tái hấp thu thuốc ở tế bào ống
thận. Ví dụ NaHCO3 tăng thải trừ các chất có bản chất acid yếu (thuốc ngủ barbituric,
asprin..) . Dùng đồng thời digoxin với quinidin hoặc amiodaron, diltiazem, verapamil
sẽ làm tăng nồng độ digoxin trong huyết tương do ức chế bài tiết qua ống thận. Các
thuốc lợi tiểu thiazid, một số thuốc lợi tiểu quai tăng tái hấp thu Lithium ở ống lượn
gần có thể gây ngộ độc do đó phải giảm liều lithium khi cần dùng đồng thời các thuốc
lợi tiểu trên.
2.2. Các yếu tố thuộc về người bệnh.
Có nhiều yếu tố thuộc về cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng cua thuốc như lứa
tuổi, giới tính, trạng thái bệnh lý ..
2.2.1.Trẻ em và tác dụng của thuốc
Tương tác giữa thuốc và cơ thể trẻ em có những nét khác người lớn vì trẻ em
đang trong quá trình phát triển, mức độ trưởng thành của các tổ chức chưa hoàn thiện
do đó có những đặc điểm sinh lý khác với người lớn…Do những đặc điểm trên nên
vấn đề điều trị cần có các thầy thuốc chuyên ngành cho trẻ em và không nên đơn giản
hoá coi trẻ em là người lớn thu nhỏ lại
2.2.1.1 Hấp thu thuốc.
- Đường uống
Ở trẻ em thiếu HCl dạ dày làm tăng hấp thu penicillin, ampicilin, erythromycin
hoặc làm chậm hấp thu phenobarbital, paracetamol…
Tốc độ rỗng dạ dày ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh rất chậm, phải khoảng từ 6-8
tháng tuổi mới đạt như người lớn. Do đó phần lớn các thuốc dùng đường uống cho trẻ
em dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu chậm (trừ những thuốc có khả năng hấp thu ở dạ dày).
Không những thế, ở trẻ sơ sinh khi bị ốm nhiều trường hợp dạ dày hầu như không
rỗng, nhu động ruột không ổn định, niêm mạc ruột chưa trưởng thành, khả năng bài
tiết mật và chất lượng mật chưa hoàn thiện do gan chưa hoàn thiện về chức năng, vi
sinh vật ở ruột thay đổi thất thường dẫn đến hấp thu thuốc thất thường. Cho nên đối
với trẻ sơ sinh nên dùng đường tiêm tĩnh mạch để đảm bảo thuốc hấp thu tối đa và ổn
định hơn.
-Tiêm bắp.
Hấp thu thuốc đường tiêm bắp thường phụ thuộc vào lưu lượng máu tơí nơi
tiêm. Ở trẻ nhỏ, thường cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơ vân còn thấp nên
thuốc hấp thu có phần chậm hơn ở người lớn. Đặc biệt trẻ sơ sinh khối cơ bắp rất bé,

25
lưu lượng máu thấp, lượng nước nhiều trong khối cơ vân, sự co mạch phản xạ nhanh
nên nhiều thuốc hấp thu chậm và thất thường như gentamycin, Phenobarbital,
diazepam… nên tốt nhất là tiêm thật chậm tĩnh mạch.
- Đường trực tràng
Dùng đường trực tràng trong trường hợp trẻ đang bị nôn hoặc những trường
hợp không uống được. Hấp thu qua trực tràng tốt, cơ chế hấp thu cũng tương tự như
của người lớn, nhưng trong một số trường hợp dùng đường trực tràng thuốc hấp thu
nhanh, rất cần thiết trong điều trị. Ví dụ Diazepam dùng dưới dạng viên đạn cho trẻ em
có tác dụng chống co giật rất nhanh. Tuy nhiên cần chú ý đối với một thuốc khi dùng
đường trực tràng cho trẻ em có thể hấp thu mạnh gây ngộ độc, ví dụ Theophyllin.
- Hấp thu qua da.
Ngoài các đường đưa thuốc đã nêu, đối với trẻ em người ta còn hay dùng các
loại thuốc bôi, xoa ngoài da để điều trị tại chỗ. Trong những trường hợp này, cần chú ý
lớp thượng bì của trẻ em rất mỏng, nếu da bị tổn thương khả năng hấp thu càng tăng,
dễ bị ngộ độc. Mặt khác, da trẻ em dễ nhạy cảm với một số chất gây kích ứng tại chỗ
như methylsalicylat, paraben.. do đó, phải thận trọng với các thuốc này khi dùng tại
chỗ.
- Hấp thu qua niêm mạc đường hô hấp.
Niêm mạc đường hô hấp mỏng, nhiều mạch máu nên hấp thu tốt. Cần chú ý
thuốc gây co mạch như oxymetazolin.
2.1.1.2. Phân bố thuốc
Phân bố thuốc trong cơ thể trẻ em có những điểm khác với người lớn do có sự
khác nhau về tỷ lệ nước trong toàn cơ thể, tỷ lệ dịch ngoại bào, hàm lượng và chất
lượng albumin trong huyết tương. Tỷ lệ phần trăm nước và tỷ lệ dịch ngoại bào so với
trọng lượng cơ thể trẻ em rất cao và những tỷ lệ này thay đổi theo tuổi. Do tỷ lệ nước
trong cơ thể và dịch ngoại bào trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ thiếu tháng cao hơn nhiều
so với người lớn nên đối với một số thuốc tan nhiều trong nước cần phải dùng liều cao
hơn (tính theo kg thể trọng ) mới đạt được nồng độ trong huyết tương tương đương
như ở ngừi lớn. Ví dụ đẻ có nồng độ gentamicin trong huyết tương tương đương, ở trẻ
sơ sinh dùng liều 3 mg/kg thể trọng và 1,5 mg/kg thể trọng cho người lớn.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nồng độ albumin và globulin huyết tương giảm và chất
lượng còn thấp nên chưa đủ gắn thuốc, mặt khác nồng độ bilirubin và acid béo tự do
trong máu tăng, dẫn đến giảm tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương nên tăng
nồng độ thuốc ở dạng tự do trong máu, có nguy cơ gây ngộ độc cao.
2.2.1.3. Chuyển hoá thuốc
Cũng như ở người lớn, chuyển hoá thuốc chủ yếu xảy ra ở gan dưới ảnh hưởng
của các enzym. Nhưng đối với trẻ em dưới một tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh các hệ
enzym chưa phát triển đầy đủ cả về mặt chất lượng lẫn số lượng. Ví dụ các enzym xúc
tác cho phản ứng liên hợp như glucuronyltransferase…, các hệ enzym oxy hoá thuốc
(cytocromP450…) đều có hoạt tính thấp và số lượng ít. Phải đến ngày thứ ba sau khi
ra đời đứa trẻ mới có đủ hệ enzym chuyển hoá các chất nội sinh với mức độ hoàn
chỉnh khác nhau.
2.2.1.4. Thải trừ thuốc
Khác với người lớn, ở trẻ sơ sinh ở cả 3 cơ chế thải trừ theo thận là lọc qua cầu
thận, bài tiết qua ống thận và tái hấp thu qua ống thận đều còn yếu chỉ bằng khoảng
1/3 so với người lớn (trẻ đẻ non chỉ bằng khoảng 15%); đến một tháng tuổi đạt 50%.
Chức năng lọc của cầu thận trưởng thành sớm hơn các chức năng của ống thận, nhưng
nói chung phải sau 6-8 tháng tuổi chức năng bài tiết thuốc ở trẻ em mới đạt được như
của người lớn.

26
Mức độ thải trừ của thuốc được đánh giá qua mức độ thời gian bán thải của thuốc
(t1/2), là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc.
Tóm lại ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng chức năng gan thận
chưa hoàn chỉnh, một số hệ enzym chưa phát triển đầy đủ, khả năng liên kết thuốc với
protein giảm… Vì những lí do trên khi dùng thuốc cho trẻ có nguy cơ ngộ độc cao hơn
người lớn, cần phải thận trọng và tính liều lượng cho hợp lý. Dưới đây là bảng giới
thiệu cách tính liều cho các lứa tuổi.
Bảng 2.1: Qui ước liều thuốc cho trẻ em
Tuổi Cân nặng trung bình Tỷ lệ % liều người lớn
Sơ sinh 3,5 12.5
2 tháng 4,5 15
4 tháng 6,5 20
1 tuổi 10 25
3 Tuổi 15 33,3
7 tuổi 23 50
10 tuổi 30 60
12 tuổi 39 75
14 tuổi 50 80
16 tuổi 58 90
Người lớn 68 100

2.2.2. Tác dụng của thuốc đối với người cao tuổi
Ở người cao tuổi chức năng sinh lý của các cơ quan nói chung đều giảm, khả
năng thích nghi của cơ thể kém nên dễ mắc bệnh và thường tồn tại các bệnh mạn
tính, đồng thời có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Vì vậy khi điều trị cho người cao
tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc, dễ dẫn đến những tác dụng không mong
muốn. Cũng vì những lý do trên người cao tuổi sử dụng một tỷ lệ thuốc khá lớn trên
tổng số lượng thuốc tiêu thụ trong xã hội (ở phần lớn các nước phát triển chiếm từ 25-
40% ).
Những biến đổi về mặt chức năng sinh lý, những đặc điểm về trạng thái bệnh lý
ở người cao tuổi ảnh hưởng đến các quá trình dược động học và ảnh hưởng trực tiếp
đến tác dụng của thuốc.
2.2.2.1. Hấp thu thuốc
Do pH của dịch dạ dày tăng lên nên một số thuốc bị phân huỷ ở dạ dày nay lại
được hấp thu (penicillin, erythromycin, digoxin…).
Tốc độ rỗng dạ dày giảm sẽ làm tăng thời gian lưu thuốc lại dạ dày. Như vậy
đối với những thuốc vốn được hấp thu ở niêm mạc dạ dày sẽ tăng hấp thu ở người cao
tuổi. Điều này cần lưu ý khi dùng một số thuốc một số thuốc cho người cao tuổi (các
thuốc giảm đau, thuốc chống lo âu, levodopa..) nếu chậm xuất hiện tác dụng không
nên vội vàng dùng tiếp ngay một liều nữa vì dễ dẫn đến ngộ độc do quá liều.
2.2.2.2. Phân bố thuốc.
Hàm lượng albumin trong huyết tương người cao tuổi thường giảm (đặc biệt ở
những người đang bị hội chứng xơ gan, thận hư hoặc chấn thương, …) dẫn đến tăng
nồng độ dạng tự do của các thuốc có bản chất acid yếu (những chất gắn với albumin
huyết tương) như Wafarin, cimetidin, Furosemid…dễ gây ngộ độc.
Lượng nước trong toàn bộ cơ thể người cao tuổi giảm do đó giảm thể tích phân
bố đối với những thuốc tan trong nước như digoxin, cimetidin, morphin…gây tăng
nồng độ của chúng trong huyết tương
27
Mặt khác ở người cao tuổi giảm tỷ lệ khối cơ nhưng lại tăng khối lượng mỡ
trong toàn cơ thể dẫn đến tăng thể tích phân bố và dễ gây tích lũy đối với những thuốc
tan trong mỡ (diazepam, các barbiturate, các dẫn chất của phenothiazin…)
2.2.2.3. Chuyển hoá thuốc.
Mức độ và tốc độ chuyển hoá thuốc phụ thuộc vào lưu lượng máu tới gan và
hoạt tính của các enzyme ở gan. Ở người cao tuổi không những lưu lượng máu tới gan
giảm, hoạt tính của các enzyme giảm mà còn cả khối lượng gan dẫn đến giảm chuyển
hoá đối với thuốc. Đối với một số thuốc (nifedipin. Labetalol, propranolol,
verapamil…) do giảm chuyển hoá bước một ở gan đã tăng rõ rệt nồng độ trong huyết
tương, ảnh hưởng đến điều trị.
Nói chung khi dùng thuốc cho người cao tuổi nên giảm liều vì mức độ chuyển
hoá của chúng giảm tới 30-40%, đặc biệt với một số thuốc tim mạch (nifedipin,
propranolol, quinine, verapamil..) thuốc hướng tâm thần (clordiazepoxid, diazepam,
imipramin…) và một số thuốc khác.
2.2.2.4. Thải trừ
Thải trừ thuốc qua thận giảm ở người cao tuổi, gây giảm bài tiết thuốc do đó kéo
dài thời gian bán thải của thuốc. Không những thế ở người cao tuổi còn giảm về khối
lượng thận, giảm số lượng nephron (đơn vị thận) và giảm lưu lượng máu qua thận. Vì
những lý do trên khi dùng thuốc cho người cao tuổi cần điều chỉnh liều cho thích hợp,
đặc biệt với một số thuốc có chỉ số điều trị hẹp như digoxin, các aminoglycosid, các
thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, không bị biến đổi ở gan…Cơ sở thích hợp để điều
chỉnh ở người cao tuổi là dựa vào chỉ số thanh lọc creatinin (Clcr)
2.2.3. Tác dụng của thuốc đối với phụ nữ
2.2.3.1. Thời kỳ mang thai
Bảng 2.2: Một số thuốc tác hại rõ rệt trên thai nhi (theo Gideon Koren và Martin S.
Cohen)
Thuốc Thời kỳ thai bị ảnh Tác hại đến thai
hưởng
Thuốc ức chế ACE Tất cả các thời kỳ, đặc Tổn thương thận
biệt từ tháng thứ 3- 9
Aminopterin Ba tháng đầu Gây dị dạng
Các kháng sinh nhóm Tất cả các thời kỳ Độc với thần kinh số 8
aminoglycosid
Amphetamin Tất cả các thời kỳ Tổn thương vỏ não, giảm khả
năng học tâp
Các androgen Từ tháng thứ 3-9 Nam hoá các phôi nữ
Các bariturat Ba tháng đầu Có thể gây dị dạng
Busulfal Tất cả các thời kỳ Gây dị dạng, nhẹ cân
Clorambucil Tất cả các thời kỳ Biến đổi đường sinh dục,
tiết niệu
Clorpopamid Tất cả các thời kỳ Kéo dài hội chứng hạ đường
huyết ở trẻ sơ sinh
Cortison Ba tháng đầu Nguy cơ hở vòm miệng, sứt
môi
Cyclophosphamid Ba tháng đầu Gây dị dạng
Diazepam Tất cả các thời kỳ Sử dụng kéo dài sẽ phụ thuộc
thuốc
Diethylstibestrol Tất cả các thời kỳ Ung thư âm đạo
Etretinat Tất cả các thời kỳ Nguy cơ cao gây dị dạng
28
Thuốc Thời kỳ thai bị ảnh Tác hại đến thai
hưởng
Isotretinoin Tất cả các thời kỳ Nguy cơ rất cao gây dị dạng
Lithium Ba tháng đầu ảnh hưởng trên hệ tuần hoàn
Methtrexat Ba tháng đầu Gây dị dạng
Methylthiouracil Tất cả các thời kỳ Thiểu năng tuyến giáp
Penicillamin Ba tháng đầu Gây dị dạng
Phenytoin Tất cả các thời kỳ Nguy cơ hở, vòm miệng,
sứt môi
Propylthiouracil Tất cả các thời kỳ Bướu giáp bẩm sinh
Tamoifen Tất cả các thời kỳ Tăng nguy cơ sảy thai
Hoặc phá huỷ thai
Trimetadion Tất cả các thời kỳ Gây dị dạng
Acid valproic Tất cả các thời kỳ Gây dị dạng

2.2.3.2. Thời kỳ cho con bú


- Những thuốc có độ phân ly cao, liên kết mạnh với protein huyết tương
(wafarin…) hay phân tử lượng lớn (heparin…) ít bài tiết qua sữa
- Sự chênh lệch giữa pH huyết tương (7,4) và pH của sữa (6,8) nên những
thuốc có bản chất là base yếu thì dễ dàng chuyển vào sữa. Ví dụ người mẹ uống
erythromycin base sau khi hấp thu nồng độ thuốc trong sữa có thể cao hơn trong máu
từ 6-7 lần.
- Trạng thái bệnh lý của người mẹ: người mẹ mắc các bệnh về gan, thận sẽ
giảm chuyển hoá thuốc, kéo dài thời gian bán thải, tạo điều kiện cho thuốc chuyển qua
sữa nhiều hơn. Ngoài ra mức độ bài tiết qua sữa còn phụ thuộc vào liều lượng, thời
gian uống thuốc của người mẹ.
Mặc dù phần lớn các thuốc được chuyển vào sữa với nồng độ thấp không đủ
gây độc hại gì cho con nhưng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến con ngay cả khi
người mẹ dùng ở liều điều trị. Ví dụ các thuốc ngủ barbiturat khi người mẹ uống với
liều gây ngủ có thể gây ngủ lịm hoặc giảm phản xạ mút ở con. Isoniazid đạt nồng độ
trong sữa mẹ tương đương với nồng độ trong máu mẹ, ở nồng độ này đủ gây thiếu hụt
pyridoxine (vitamin B6) cho đứa trẻ nếu người mẹ không uống kèm pyridoxine. Nồng
độ tetracycline trong sữa chỉ bằng 70% trong máu nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến
men răng và sự phát triển xương của trẻ. Các thuốc chống ung thư, các thuốc điều trị
các bệnh về collagen ở người mẹ có thể gây ra những tác hại cho con.
Để đảm bảo an toàn cho người mẹ nên lựa chọn thuốc và đường dùng thích hợp
ít bài tiết qua sữa, ít ảnh hưởng đến con nhất. Thời gian uống thuốc thích hợp để hạn
chế thuốc từ sữa mẹ vào con là 30-60 phút sau khi cho con bú hoặc 3-4 giờ trước khi
co con bú lần sau.
2.2.4.Trạng thái bệnh lý.
Ngoài các yếu tố về giới tính, lứa tuổi, tác dụng của thuốc còn bị ảnh hưởng bởi
trạng thái bệnh lý. Nói chung cơ thể ốm nhạy cảm với thuốc hơn cơ thể lành. Một số
thuốc chỉ có tác dụng rõ rệt trên cơ thể ốm. Ví dụ thuốc chữa hen phế quản có tác dụng
giãn phế quản khi phế quản bị co thắt, các thuốc hạ sốt có tác dụng rõ rệt khi tăng thân
nhiệt…ở những người viêm gan, xơ gan, viêm thận không những giảm chuyển hoá
thuốc, giảm protein huyết tương (tăng thuốc ở dạng tự do) tăng t1/2 dẫn đến tăng sinh
khả dụng của thuốc gây ngộ độc. Ví dụ tác dụng chống đông máu của các thuốc chống
đông dẫn chất coumarin mạnh hơn ở những người bị suy gan, liều gây mê của
thiopental ở những người suy thận chỉ bằng liều dùng cho người bình thường
29
LƯỢNG GIÁ

Điền tỷ lệ liều của trẻ em so với người lớn vào bảng dưới đây
Tuổi Cân nặng trung bình Tỷ lệ % liều người lớn
1 Sơ sinh 3,5
2 2 tháng 4,5
3 4 tháng 6,5
4 1 tuổi 10
5 3 Tuổi 15
6 7 tuổi 23
7 10 tuổi 30
8 12 tuổi 39
9 14 tuổi 50
10 16 tuổi 58
11 Người lớn 68

12. Trình bày các yếu tố về thuốc sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
13. Trình bày sự ảnh hưởng của người bệnh đến tác dụng của thuốc
14. Tương tác thuốc là gì?
15. Trình bày tương tác dược lực học của thuốc

* Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

16. Tương tác thuốc xảy ra khi sử dụng cùng lúc Atropin và Pilocacpin là gì:
A. Đối lập
B. Hiệp đồng
C. Hiệp đồng tăng cường
D. Tương hỗ
17. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời thuốc chống đông cùng với
các salicylat là:
A. Hiệp đồng
B. Hiệp đồng cộng
C. Hiệp đồng tăng cường
D. Đối kháng
18. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời Sulfamethoxazol và
Trimethoprim là:
A. Hiệp đồng
B. Hiệp đồng cộng
C. Hiệp đồng tăng cường
D. Đối kháng
19. Dạ dày trẻ em thường thiếu chất nào sau dẫn đến làm tăng hấp thu penicillin,
ampicilin, erythromycin:
A. HNO3
B. HCl
C. NaCl
D. Pepsin
Chọn ý đúng

30
* Phân biệt đúng sai các câu sau :
Nội dung Đ S
20. Khi dùng thuốc cho người cao tuổi nên tăng liều

21. Thải trừ thuốc qua thận giảm ở người cao tuổi
22. Lượng nước trong toàn bộ cơ thể người cao tuổi tăng
23. Ở người cao tuổi chức năng sinh lý của các cơ quan nói
chung đều tăng
24. Điều trị cho người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại
thuốc
25. Những thuốc có độ phân ly cao, liên kết mạnh với protein
huyết tương hay phân tử lượng lớn ít bài tiết qua sữa
26. Cơ thể ốm ít nhạy cảm với thuốc hơn cơ thể lành
27. Tác dụng phụ là tác dụng muốn đạt được trong điều trị
28. Tác dụng chính là tác dụng không mong muốn có trong
điều trị nhưng vẫn xuất hiện khi dùng thuốc
29. Thời gian tiềm tàng (tốc độ xuất hiện tác dụng) là thời gian
từ khi đưa thuốc vào cơ thể cho đến khi thuốc xuất hiện tác
dụng
30. Tác dụng của thuốc là kết quả của quá trình tương tác giữa
phần tử thuốc và các thành phần của tế bào cơ thể

31
Bài 3
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG

MỤC TIÊU
1. Kể tên được các nhóm thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và kể
tên được các thuốc trong mỗi nhóm.
2. Trình bày và trình bày được dược động học, tác dụng, chỉ định, chống chỉ
định, tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc, liều lượng và cách dùng các thuốc
được đề cập đến trong bài.
3. So sánh được sự khác nhau của nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương và
thuốc kích thích thần kinh trung ương.

NỘI DUNG
Phân nhóm các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: 3 nhóm
Nhóm 1. Thuốc ức chế thần kinh trung ương.
- Thuốc gây mê.
- Thuốc gây tê.
- Thuốc an thần – gây ngủ.
- Thuốc giảm đau trung ương.
- Thuốc điều trị động kinh.
Nhóm 2. Thuốc kích thích thần kinh trung ương.
Nhóm 3. Thuốc điều trị rối loạn tâm thần.
- Thuốc ức chế tâm thần.
- Thuốc chống trầm cảm.

NHÓM I: THUỐC ỨC CHẾ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG


A. THUỐC GÂY MÊ
1. Định nghĩa :
Thuốc mê là loại thuốc ở liều điều trị ức chế có hồi phục thần kinh trung ương,
làm mất ý thức, mất mọi cảm giác (đau, nóng, lạnh...), mất dần phản xạ, giãn mềm cơ
nhưng vẫn duy trì được các chức năng quan trọng của sự sống như hô hấp, tuần hoàn.
Ngoài tác dụng gây mê, phần lớn các thuốc trong nhóm còn có tác dụng gây
giãn cơ và mất khả năng vận động giúp cho việc tiến hành phẫu thuật được thuận lợi,
an toàn. Khi dùng thuốc mê ở liều cao dễ gây ra nhiều tai biến nguy hiểm đến tính
mạng (tụt huyết áp, rối loạn hô hấp, tuần hoàn...)
2. Tác dụng không mong muốn và các biện pháp nhằm hạn chế tác dụng không
mong muốn của các thuốc gây mê
2. 1. Tác dụng không mong muốn trong khi gây mê.
- Trên hệ tim mạch: Ngừng tim, ngất, rung tâm thất, hạ huýêt áp, shock (do
phản xạ, thường xảy ra đột ngột, ngay ở giai đoạn khởi mê).
- Trên hô hấp: tăng tiết dịch đường hô hấp, co thắt thanh quản, ngừng ho hấp do
phản xạ.
- Trên tiêu hoá: gây nôn làm nghẽn đường hô hấp.
2.2. Tai biến sau khi gây mê.
- Gây viêm đường hô hấp (viêm khí, phế quản, viêm phổi..), tai biến này hay
gặp khi gây mê bằng ether.

32
- Độc với gan: do thuốc gây mê chuyển hoá qua gan tạo chất chuyển hoá độc
với gan (Ví dụ : Halothan chuyển hoá qua gan tạo chất chuyển hoá là chloro
triluoroethyl gây độc cho gan).
- Độc với tim: phần nhiều thuốc gây mê gây ức chế hoạt động của tim, tăng
nguy cơ gây suy tim.
- Liệt ruột, liệt bàng quang do tác dụng giãn cơ của thuốc gây mê gây nên
2.3. Các biện pháp hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc gây mê.
Dùng thuốc tiền mê
Thuốc tiền mê là các thuốc ở liều điều trị không có tác dụng gây mê được dùng
trước khi gây mê nhằm mục đích hiệp đồng tác dụng và giảm độc tính của thuốc mê.
Khi phối hợp thuốc mê với thuốc tiền mê sẽ đạt được bốn tác dụng sau:
- Giảm sự bồn chồn lo lắng, làm mất phản xạ của hệ thần kinh thực vật để khởi
mê dễ dàng
- Tăng tác dụng của thuốc mê nên có thể giảm được liều dùng
- Hạn chế được tác dụng phụ của thuốc mê
Các nhóm thuốc tiền mê thường dùng:
Nhóm giảm đau, gây ngủ: Morphin, pethidin..
Nhóm an thần gây ngủ: phenobarbital, diazepam..
Nhóm liệt thần: clorpromazin, droperidol…
Nhóm huỷ phó giao cảm: atropine, scopolamine…
Nhóm mềm cơ: tricuran, sucxamethonium…
Nhóm kháng histamine: promethazin..
Gây mê cơ sở
Dùng thuốc gây mê tĩnh mạch có tác dụng mạnh và ngắn để gây cảm ứng mê
nhanh như: thiopental, hexobarbital. Dùng thuốc gây mê cơ sở sẽ giúp khởi mê nhanh,
êm dịu, tránh các tai biến do phản xạ, làm mất giai đoạn kích thích.
3. Phân loại thuốc mê
Dựa vào đường dùng thuốc, người ta chia thuốc mê thành hai loại lớn:
3.1.Thuốc mê đường hô hấp
Bảng 3.1. Một số thuốc mê đường hô hấp thông dụng
Tên khác,
Tên thuốc Đặc điểm
biệt dược
Ether mê Diethyl ether Chất lỏng, sôi ở 340C - 360C, dễ cháy nổ
Halothan Fluothan Chất lỏng, sôi ở 490C, không cháy nổ
Enfluran Ethran Chất lỏng, sôi ở 56,60C, không cháy nổ
Dinitrogen Nitơ protoxyd Chất khí, không cháy nổ
Oxyd

3.2. Thuốc mê đường tĩnh mạch


Một số thuốc mê đường tĩnh mạch thông dụng
Thiopentan natri, Ketamin, Fentanyl, propofol, etomidat….
4. CÁC THUỐC GÂY MÊ.
4.1. ENFLURAN VÀ ISOFLURAN
* Tác dụng
- Gây mê: tác dụng gây mê mạnh tương tự halothan, khởi mê nhanh êm dịu,
tỉnh nhanh.
- Trên tuần hoàn: thuốc gây hạ huyết áp do giãn mạch, lưu lượng tim tương đối
ổn định. Thuốc gây giãn mạch vành, không làm tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim,
vì vậy ít gây loạn nhịp tim hơn halothan. Thuốc gây tăng nhẹ lưu lượng máu não.

33
- Trên hô hấp: ức chế hô hấp mạnh, làm giảm trương lực phế quản, tăng tiết
dịch nên dễ gây co thắt thanh quản, có thể gây ngừng thở.
- Trên cơ: tác dụng giãn cơ vân mạnh hơn halothan và có thể dùng cho phẫu
thuật vùng bụng. Các phẫu thuật cần giãn cơ nhiều thì phải phối hợp các thuốc giãn cơ
khác. Ngoài ra thuốc cũng làm giãn cơ trơn tử cung và cơ trơn phế quản.
* Tác dụng không mong muốn
Giống như halothan nhưng do ít chuyển hoá trong cơ thể nên ít độc với tim,
gan, thận hơn và phạm vi an toàn rộng hơn. Các tác dụng không mong muốn thường
gặp là suy hô hấp, co thắt khí phế quản, hạ huyết áp.
* Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc.
Tiền sử sốt cao ác tính sau khi dùng thuốc.
* Liều dùng
Nồng độ gây mê trung bình từ 1-3% trong hỗn hợp oxy và nitrogen oxyd.
4.2. FENTANYL
* Tác dụng
Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh loại Opiat giống Morphin nhưng mạnh gấp
100 lần. Tác dụng xuất hiện nhanh, 3-5 phút sau khi tiêm vào tĩnh mạch và kéo dài 1 -
2 giờ
* Tác dụng không mong muốn
- Chóng mặt, ngủ lơ mơ, lú lẫn, ảo giác, sảng khoái (nghiện, buồn nôn, nôn
tháo, khô miệng....)
- Chậm nhịp tim, hạ huyết áp, suy hô hấp, ngạt, thở nhanh.....
Các tác dụng trên thường gặp (tỉ lệ 1%)
* Chỉ định
Làm thuốc giảm đau trong và sau phẫu thuật
Phối hợp với Droperidol để giảm đau, an thần trong các trường hợp khác
* Chống chỉ định
- Ứ đọng đờm, suy hô hấp
- Đau nhẹ, nhược cơ
* Thận trọng
- Các trường hợp bệnh phổi mạn tính
- Chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, bệnh tim (nhịp chậm), trầm cảm
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
* Cách dùng, liều lượng
- Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch (hay dùng)
- Liều lượng: Tuỳ theo mục đích điều trị mà dùng liều thích hợp
+ Tiền mê: 50 - 100 microgam (dùng 30-60 phút trước khi gây mê)
+ Bổ trợ trong gây mê: 50 - 3500 microgam (tuỳ từng trường hợp)
+ Giảm đau sau phẫu thuật: 07 - 1,4 microgam/ kg cơ thể (có thể dùng nhắc lại)
Dạng thuốc: Thuốc tiêm (ống 2,5, 10, 20ml hàm lượng 50 microgam/ml) lọ 20,
30, 50ml (50 microgam/ml); ống tiêm 2ml chứa 2 microgam Fentanyl và 2,5 mg
Droperidol/ml.
* Bảo quản
- Bảo quản ở điều kiện thường, tránh ánh sáng
- Là thuốc gây nghiện
4.3. THIOPENTAL (Thiopenton natri, Pentothal natri, Nesdonal natri, Intraval....)
* Tác dụng
- Gây mê: Có tác dụng gây mê nhanh nhưng rất ngắn (xuất hiện tác dụng sau
khi tiêm vào tĩnh mạch khoảng 30-40 giây). Tiêm tĩnh mạch, thuốc có tác dụng gây mê
34
nhanh, mạnh và ngắn. Khởi mê nhanh, sau 1 phút đã mê sâu vì thuốc nhanh đạt được
ngưỡng mê ở thần kinh trung ương. Sau đó phân phối lại, tới các mô, nên nồng độ ở
thần kinh trung ương giảm nhanh, vì vậy thời gian tác dụng ngắn. Tác dụng gây mê
duy trì được 20-30 phút.
- Trên tuần hoàn: ức chế tuần hoàn làm giảm nhịp tim, giảm nhẹ huyết áp, có
thể gây rối loạn nhịp tim hoặc gây suy tim.
- Trên hô hấp: ức chế hô hấp, co thắt khí, phế quản
- Tác dụng khác: Hầu như không có tác dụng giảm đau, tác dụng giãn cơ kém
nên hay phối hợp với thuốc gây mê khác hoặc các thuốc giảm đau giãn cơ. Thuốc làm
giảm chuyển hoá và sử dụng oxy ở não, không gây tăng áp lực sọ não, vì vậy dùng
được cho bệnh nhân phù não.
* Chỉ định
- Khởi mê trong phẫu thuật thời gian dài.
- Gây mê trong phẫu thuật thời gian ngắn.
* Tác dụng không mong muốn.
- Suy hô hấp.
- Suy tim, loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
- Viêm tĩnh mạch.
* Chống chỉ định.
- Rối loạn chuyển hoá porphyrin
- Suy hô hấp nặng.
- Suy tim nặng, hạ huyết áp nặng.
* Liều dùng
- Khởi mê dùng 2-3 ml dung dịch 2,5%, sau đó có thể tiem tiếp.
- Liều tối đa 1g/lần gây mê.
4.4. KETAMIN (Ketalar, Ketanest)
* Tác dụng và cơ chế
Ketamin là thuốc gây mê tĩnh mạch có thời gian tác dụng ngắn. Đây là thuốc
gây mê phân liệt, có tác dụng giảm đau và ức chế tâm thần
Cơ chế: chủ yếu ức chế acid glutamic là chất dẫn truyền kích thích.
Thuốc gây kích thích hô hấp, làm giãn cơ trơn phế quản nên dùng cho người
bị hen phế quản.
Thuốc gây kích thích tim, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp do kích thích thần
kinh giao cảm. Ketamin cũng làm tăng lưu lượng máu não, do đó cũng gây tăng áp
lực sọ não.
Trên lâm sàng, ketamin thường dùng phối hợp với các thuốc gây mê và các
thuốc giãn cơ.
* Tác dụng không mong muốn
Thường gặp là các rối loạn về tâm thần như mất định hướng, ảo giác, ác mộng,
tăng áp lực sọ não, kích thích tim, tăng huyết áp.
* Chỉ định
Do có nhiều tác dụng không mong muốn về tâm thần nên ít dùng cho gây mê
thông thường. Thuốc chủ yếu dùng gây mê cho các trường hợp đặc biệt như người bị
hen, truỵ tim mạch, truỵ hô hấp..
Ngoài ra, ketamin cũng được dùng để giảm đau trong các thủ thuật cắt bỏ mô
hoại tử, băng bó vết thương.
* Chống chỉ định
- Cao huyết áp vì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, các trường hợp có tiền sử
tai biến mạch máu não
- Sản giật hay tiền sản giật
35
- Tăng nhãn áp
-Rối loạn tâm thần.
* Thận trọng
- Chỉ được dùng thuốc tại các bệnh viện có đủ điều kiện
- Không nên dùng cùng với nhóm thuốc ngủ Barbiturat vì có tương kỵ và kéo
dài thời gian hồi phục
- Không dùng khi tăng nhãn áp hay tổn thương mắt
- Nên theo dõi chức năng tim liên tục khi dùng cho người cao huyết áp hay suy
tim mất bù
- Không tiêm tĩnh mạch quá nhanh vì có thể gây suy hô hấp hay ngừng thở...
* Cách dùng, liều dùng
- Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp thịt
- Liều dùng:
+ Khởi đầu: 1 - 2mg/kg cơ thể tiêm tĩnh mạch trong 60 giây
+ Duy trì: Bằng nửa liều khởi đầu và nhắc lại nếu thấy cần thiết
Dạng thuốc: Lọ 10ml (chứa 50mg/ml), 20ml (chứa 10mg/ml), 5ml (chứa
100mg/ml)
4.5. PROPOFOL
* Tác dụng
Propofol có tác dụng an thần gây ngủ là thuốc gây mê tĩnh mạch quan trọng
hiện nay.
Hoạt tính gây mê nhanh, mạnh hơn thiopental nhưng tỉnh nhanh hơn và ít mệt
mỏi sau khi tỉnh. Thuốc ít độc với gan và thận, không gây buồn nôn và nôn.
Propofol thường dùng làm chất cảm ứng mê nhanh sau đó phối hợp với các
thuốc gây mê hô hấp khác để duy trì mê trong các ca phẫu thuật kéo dài hoặc dùng
đơn độc trong các ca phẫu thuật ngắn.
* Tác dụng không mong muốn
Thuốc gây suy hô hấp, giảm huyết áp do giảm sức cản ngoại vi.
Thận trọng với những bệnh nhân co thắt mạch vành, nhất là khi phối hợp với
nitrogen oxyd hoặc thuốc ngủ.
* Chống chỉ định
Dùng trong sản khoa.
Trẻ em dưới 3 tuổi
* Liều dùng
Khởi mê : 1,5-3 mg/kg tiêm tĩnh mạch
Duy trì mê : 3-12 mg/kg/ giờ.
B. THUỐC GÂY TÊ
1. Định nghĩa
Thuốc tê là thuốc có khả năng ức chế có hồi phục sự phát sinh và dẫn truyền
xung động thần kinh từ ngoại vi về trung ương, làm mất cảm giác (cảm giác đau, nóng,
lạnh..) của một số vùng cơ thể nơi đưa thuốc. Liều cao thuốc ức chế cả chức năng vận
động.
2. Các cách gây tê
- Gây tê bề mặt: là gây tê phong bế ngọn sợi thần kinh bằng cách bôi hoặc thấm
thuốc lên bề mặt da hoặc niêm mạc. Phương pháp này thường dùng khi viêm miệng,
viêm họng, chuẩn bị nội soi hay đặt nội khí quản…
- Gây tê tiêm ngấm: là tiêm thuốc gây tê vào dưới da để thuốc thấm vào thần
kinh. Phương pháp này thường dùng khi nhổ răng, trích mụn nhọt, áp xe…

36
- Gây tê dẫn truyền: tiêm thuốc vào cạnh đường dẫn truyền thần kinh, gây tê
phong bế hạch, gây tê đám rối thần kinh, gây tê ngoài màng cứng, trong màng cứng,
màng nhện và tuỷ sống.
3. Phân loại
Dựa vào cấu trúc chia thuốc gây tê thành 3 nhóm :
- Nhóm Amino-este: Tiêu biểu cho nhóm này là Cocain, Benzocain, Procain,
Chloprocain, Tetracain.....
- Nhóm amino-amid: Tiêu biểu cho nhóm này là Lidocain, Mepivacain,
Prilocain, Bupivacain.....
- Cấu trúc khác: fomocain, ethylclorid, pramoxin….
4. Các thuốc gây tê
4.1. PROCAIN HYDROCLORID (Novocain, Syncain)
* Tác dụng
- Gây tê: ít có tác dụng gây tê bề mặt do ít thấm qua niêm mạc, chủ yếu
dùng gây tê bề sâu, gây tê thấm và thường phối hợp với các chất co mạch để kéo dài
tác dụng của thuốc gây tê.
- Trên thần kinh vận động: làm giảm chức năng vận động như giảm dẫn truyền
thần kinh- cơ, liều cao gây liệt cơ.
- Trên thần kinh thực vật: làm giảm chức năng thực vật như chậm nhịp tim, hạ
huyết áp…
- Trên tim mạch: Thuốc có tác dụng chống loạn nhịp tim giống quinidin do làm
giảm tính hưng phấn, giảm sức co bóp và giảm dẫn truyền nội tại. Thuốc gây giãn
mạch, giảm co bóp cơ tim nên giảm huyết áp nhẹ
* Chỉ định
- Gây tê thấm, gây tê dẫn truyền.
- Chỉ định khác: phòng và điều trị lão hoá một số bệnh tim mạch, loạn nhịp, co
thắt mạch, xơ cứng mạch, viêm mạch …
* Tác dụng không mong muốn
- Thuốc có thể gây dị ứng ở da.
- Hạ huyết áp đột ngột.
- Nhức đầu, chuột rút, co giật.
* Cách dùng, liều lượng
- Gây tê tuỷ sống: Dùng dung dịch 5% (không quá 0,5g/lần)
- Dạng thuốc: ống tiêm 1 hoặc 2ml dụng dịch 1%, 2% hoặc 5%, thuốc mỡ : 5-
10%
4.2. LIDOCAIN HYDROCLORID (Xylocain, Solcain, Maricain, Cyclocain,
Lignocain)
* Tác dụng
- Gây tê: Lidocain vừa có tác dụng gây tê bề mặt do thuốc thấm tốt qua niêm
mạc vừa có tác dụng gây tê bề sâu (gây tê dẫn truyền, gây tê thấm). Tác dụng của
Lidocain mạnh hơn procain khoảng 4 lần và độc hơn. Tác dụng xuất hiện tác dụng
nhanh và kéo dài hơn. Vì thuốc gây giãn mạch tại nơi tiêm nên thường phải phối hợp
với các thuốc gây co mạch như adrenalin và noradrenalin để kéo dài tác dụng của
thuốc gây tê và giảm tác dụng
- Trên thần kinh vận động và thần kinh thực vật: Tác dụng tương tự procain.
- Chống loạn nhịp : giống quinidin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào
làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim. Khác quinidin là Lidocain
không ảnh hưởng tới dẫn truyền nội tại cơ tim. ít ảnh hưởng tới sức co bóp cơ tim và
mạch ngoại vi.

37
* Chỉ định
- Gây tê: gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền.
- Chống loạn nhịp tim: loạn nhịp do ngộ độc digitalis, loạn nhịp thất do huyết
khối cơ tim, loạn nhịp do thuốc gây mê .
* Tác dụng không mong muốn
- Dùng gây tê tại chỗ : có thể gây viêm tắc tĩnh mạch , viêm màng nhện, shock
phản vệ.
- Dùng chống loạn nhịp tim ( toàn thân) : có thể gặp chóng mặt, buồn ngủ, lú
lẫn, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co giật.
- Quá liều gây truỵ tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim,
ngừng hô hấp, có thể gây tử vong.
* Chống chỉ định.
- Mẫn cảm với Lidocain
- Bệnh nhược cơ
- Rối loạn chức năng gan
- Hội chứng Adams- Stokes, rối loạn xoang nhĩ nặng, blốc nhĩ thất, suy tim
nặng
* Cách dùng, liều lượng
- Chế phẩm:
+ Dùng ngoài : khí dung 10%, gel 5%, thuốc mỡ 2,5%, kem 2%, dung dịch 2%
và 4%
+ Dung dịch tiêm 1 và 2% ống 2 ml, lọ 10 và 20ml
- Liều dùng:
+ Gây tê bề mặt, dung dịch 1-5%, dùng đắp lên da và niêm mạc
+ Gây tê dẫn truyền và tiêm thấm: 40-200mg. Liều điều trị 400mg loại có
adrenalin, 500mg loại không có adrenalin .
+ Phòng và điều trị loạn nhịp tim : xem bài loạn nhịp tim.
C. THUỐC GIẢM ĐAU TRUNG ƯƠNG
1. Đại cương
1.1.Khái niệm về thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau mà không tác
dụng lên nguyên nhân gây đau, không làm mất các cảm giác khác và không làm mất ý
thức.
Trong chương này, chúng tôi trình bày loại thuốc giảm đau trung ương ( thuốc
giảm đau gây ngủ) nhóm opioid. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau sâu
trong nội tạng.
1.2. Tác dụng và cơ chế chung của thuốc giảm đau trung ương.
- Tác dụng đặc hiệu trên receptor opioid và bị mất tác dụng bởi các chất đối
kháng là naloxon và naltrexon.
- Tác dung giảm đau mạnh, chọn lọc và sâu nội tạng.
- Có tác dụng an thần, gây ngủ.
- Gây ức chế hô hấp.
- Làm giảm nhu động ruột.
- Gây sảng khoái và gây nghiện.
1.3. Phân loại.
Dựa vào cơ chế tác dụng, chia các thuốc giảm đau trung ương thành 3 nhóm:
- Thuốc chủ vận trên receptor opioid:
+ Các opioid tự nhiên: morphin, codein…
+ Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon…

38
- Thuốc chủ vận: - đối kháng hỗn hợp và từng phần trên receptor opioid:
pentazocin, nalorphin, nalbuphin, butorphanol…
- Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon.
2. CÁC THUỐC GIẢM ĐAU TRUNG ƯƠNG
2.1. MORPHIN HYDROCLORID
* Tác dụng
- Trên thần kinh trung ương.
+ Tác dụng giảm đau: morphin có tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau nội tạng
và chọn lọc (chọn lọc trên trung tâm đau, không ảnh hưởng tới cảm giác khác và
không mất ý thức).
+ Tác dụng an thần, gây ngủ: tác dụng an thần, gây ngủ của morphin chỉ rõ khi
dùng liều thấp hơn liều giảm đau và chỉ rõ ở người cao tuổi. Thuốc ít gây buồn ngủ ở
người trẻ tuổi. Ngược lại, có nhiều trường hợp lại thấy bồn chồn, bứt rứt, thậm chí nếu
dùng liều cao cho trẻ em có thể gây co giật.
+ Tác dụng trên tâm thần:
Gây cảm giác sảng khoái, mơ màng, tăng trí tưởng tượng, mất cảm giác đói
khát, buồn phiền. Khi dùng lâu gây nghiện thuốc.
- Trên hô hấp:
Ngay ở liều điều trị, thuốc đã gây ức chế trung tâm hô hấp làm nhịp thở chậm
và sâu…Liều cao gây ức chế mạnh,có thể gây rối loạn hô hấp. Ngoài ra, thuốc còn gây
co thắt cơ trơn phế quản (có thể do tăng giải phóng histamin). Vì vậy, cần thận trọng
với người hen phế quản.
Thuốc ức chế mạnh trung tâm ho và làm giảm phản xạ ho.
- Trên tuần hoàn:
Liều điều trị, thuốc ít ảnh hưởng tới tuần hoàn. Liều cao, thuốc làm chậm nhịp
tim, giãn mạch và hạ huyết áp (có thể do thuốc kích thích trung tâm phó giao cảm, ức
chế trung tâm vận mạch ở hành não tăng tiết histamin).
- Trên tiêu hóa:
Morphin làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa
gây táo bón kéo dài. Thuốc làm tăng trương lực sợi cơ vòng tiêu hóa, cơ thắt môn vị,
hậu môn, vòng Oddi.
- Trên tiết niệu:
Morphin làm co cơ vòng bàng quang, gây bí tiểu tiện.
- Các tác dụng khác:
+ Dễ gây nôn do kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV.
+ Hạ thân nhiệt do kích thích trung tâm tỏa nhiệt.
+Tăng tiết hormon tuyến yên.
+ Giảm chuyển hóa, giảm oxy hóa.
+Co đồng tử do kích thích trung tâm dây III.
+ Giảm tiết dịch, nhưng tăng tiết mồ hôi.
* Chỉ định
- Đau nặng hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác: sỏi thận, sỏi
mật, ung thư, chấn thương, sau phẫu thuật, sản khoa, nhồi máu cơ tim.
- Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa.
- Tiền mê.
* Tác dụng không mong muốn và độc tính.
- Tác dụng không mong muốn: thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, táo bón, ức
chế hô hấp, co đồng tử, tăng áp lực đường mật, bí tiểu, mày đay, ngứa,…
- Độc tính cấp: Khi dùng liều 0,05 - 0,06g, liều gây chết là 0,1 – 0,15g.

39
Triệu chứng: Hôn mê, co đồng tử, suy hô hấp nặng, tím tái, sau đó giãn đồng
tử, trụy tim mạch, ngừng hô hấp và tử vong.
Xử trí: ngoài các biện pháp giải độc thông thường thì chất giải độc đặc hiệu là
các chất kháng opioid: naloxon, naltrexon phối hợp với atropin.
- Độc tính mạn: (nghiện thuốc)
Khi dùng liên tục kéo dài 2 – 3 tuần (đôi khi 2 – 3 ngày) gây hiện tượng quen
thuốc (tức là phải tăng liều mới đạt hiệu quả như ban đầu). Đi kèm với sự quen thuốc
là sự phụ thuộc về thể xác vào thuốc (nghiện thuốc). Nếu không tiếp tục dùng sẽ có
hội chứng cai thuốc với biểu hiện là chảy nước mắt, nước mũi, ngất, lạnh, giảm thân
nhiệt, giãn đồng tử, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ, run, có thể vật vã, co giật,…
Xử trí (cai nghiện): Cách ly với môi trường gây nghiện, kết hợp giữa lao động
chân tay với tâm lý trị liệu. Dùng liệu pháp thay thế bằng methadon và một số thuốc
cai nghiện. Có thể dùng các chất đối kháng là naloxon, naltrexon.
* Chống chỉ định và thận trọng.
- Suy hô hấp, hen phế quản.
- Chấn thương não hoặc tăng áp lực sọ não.
- Trạng thái co giật.
- Nhiễm độc rượu cấp.
- Đang dùng các IMAO.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Suy gan nặng.
- Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
- Thận trọng với người cao tuổi và người mang thai.
* Tương tác thuốc.
- Với thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: thuốc giảm đau gây ngủ, an thần
gây ngủ, liệt thần…làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của morphin.
- Với IMAO gây trụy tim mạch, hôn mê, có thể tử vong. Vì vậy không được
phối hợp morphin với các IMAO.
* Chế phẩm và liều dùng
Viên nén, viên nang 10 – 200mg. ống tiêm 10mg/ mL; 20mg/2mL. ống tiêm
2mg/ mL; 4mg/2mL, 10m/L không có chất bảo quản để tiêm ngoài màng cứng.
Tiêm dưới da, tiêm bắp: Người lớn:5 -20mg  2 – 4 lần/ 24h.
Trẻ em trên 30 tháng: 0,1 - 0,2 mg / kg/ lần.
Uống 10mg/ lần  2 – 4 lần/ 24 giờ. Có thể tăng 60 -100mg/24 giờ tùy theo
mức độ quen thuốc và mức độ đau.
2.2. CODEIN
* Tác dụng và chỉ định.
Tương tự morphin, codein có tác dụng giảm đau và giảm ho.
- Codein là chất chủ vận trên receptor của opioid yếu hơn morphin. Trong cơ
thể, codein chuyển hóa một phần thành morphin nên có tác dụng giảm đau và cũng
gây nghiện nhưng kém morphin. Khi dùng đơn độc, hiệu lực giảm đau của codein
bằng 1/5 đến 1/10 morphin. Trong lâm sàng thường phối hợp với các thuốc giảm đau
ngoại vi như paracetamol.
- Codein có tác dụng giảm ho mạnh.Vì vậy hiện nay codein hay được dùng
làm thuốc giảm ho.
* Chống chỉ định.
Mẫn cảm thuốc
Trẻ em dưới 1 tuổi.
Bệnh gan.
Suy hô hấp.
40
* Chế phẩm và liều dùng.
Viên nén 15, 30, 60mg; ống tiêm 15, 30, 60mg/mL.
Dạng phối hợp trong chế phẩm giảm đau với paracetamol (Efferalgan codeine,
Dafalgan codeine…); với aspirin (Empirin).
Dạng phối hợp trong chế phẩm giảm ho: Acodine, Codepect…
Liều dùng:
Giảm đau: 15 – 60mg/ lần, mỗi lần dùng cách nhau 4 giờ, tối đa 240mg/ 24 giờ.
Giảm ho: 10 -20mg/ lần  3– 4 lần/ 24h.
2.3. NALOXON
* Tác dụng
Liều thấp, naloxon có tác dụng đối kháng trên receptor  , liều cao tác dụng lên
cả các receptor khác. Đối kháng làm mất các tác dụng ức chế hô hấp, ức chế tim mạch,
co thắt phế quản và các tác dụng khác của opioid.
Liều điều trị, receptor hầu như không có tác dụng trên người không dùng
opioid, còn ở liều cao gấp 10 lần chỉ có tác dụng giảm đau, gây ngủ nhẹ, không ức chế
hô hấp, không gây rối loạn tuần hoàn, tiêu hóa, không co đồng tử và không gây
nghiện.
* Chỉ định
- Giải độc khi quá liều opioid hoặc điều trị tình trạng ức chế hô hấp do các
opioid.
- Chuẩn đoán xác định nghiện opioid và điều trị nghiện opioid.
* Tác dụng không mong muốn
Do làm giảm đột ngột nồng độ của các opioid trong cơ thể nên có thể dẫn tới
hội chứng cai thuốc như: Buồn nôn, nôn mửa, toát mồ hôi, tăng huyết áp, tăng nhịp
tim, run, co giật….
* Chế phâm và liều dùng.
Người lớn: 0,4 – 2mg/ 24h. Trẻ em: 0,01mg/ kg/ 24h.
Ống tiêm 0,4mg/ mLcho người lớn và ống 0,04g/ mL cho trẻ em.
D. THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ VÀ CHỐNG CO GIẬT
1. Khái niệm thuốc an thần- gây ngủ.
Thuốc an thần- gây ngủ là thuốc ức chế thần kinh trung ương. Thuốc an thần có
tác dụng giảm lo lắng, bồn chồn. Thuốc ngủ tạo trạng thái buồn ngủ và duy trì giấc
ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý. Ở liều thấp thuốc có tác dụng an thần, liều trung bình
gây ngủ, liều cao gây mê, liều độc sẽ gây hôn mê và chết
2. Phân loại
Dựa vào cấu trúc hoá học chia thành 3 nhóm:
- Thuốc ngủ thuộc dẫn xuất Barbituric: Phenobarbital, hexobarbital..
- Thuốc ngủ dẫn xuất benzodiazepine: diazepam, nitrazepam…
- Các dẫn xuất khác : Buspiron, zolpidem, glutethimid….
2.1.Thuốc ngủ thuộc dẫn xuất Barbituric
Bảng 3.1. Một số dẫn xuất của Barbituric
Tên thuốc Tác dụng chính
Balbital(Veronat) An thần, gây ngủ
Phenobarbital(Garden An thần, gây ngủ chống co giật (dạng muối Na)
al)
Amobarbital(Amytal) An thần, gây ngủ, chống co giật cấp
Secobarbital(Seconal) An thần, gây ngủ, chống co giật cấp

41
2.2. Thuốc ngủ thuộc dẫn xuất của Benzodiazepin
Các dẫn chất benzodiazepin đều có tác dụng tương tự như nhau, chỉ khác nhau
về cường độ tác dụng.
Bảng 3.2. So sánh tác dụng của một số dẫn xuất của benzodiazepin
Tác dụng Liều
TT Tên thuốc Chống lượng
An thần Gây ngủ Mềm cơ
co giật mg/24 giờ
Diazepam +++ ++ ++ + 2 – 20
1
(Valium)
Oxazepam +++ + + + 20 – 30
2
(Seresta)
Lorazepam +++ + + + + 2- 4
3
(Temeta) +
Nitrazepam ++ + + +++ + 2- 10
4
(Mogadon) +
Clonazepam ++ + + + + 2–6
5
+

3. CÁC THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ.


3.1.PHENOBAR BITAL: (Gardenal, Luminal)
* Tác dụng
Trên thần kinh trung ương: Phenobarbital có tác dụng ức chế thần kinh trung
ương . Tuỳ thuộc vào liều lượng, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, chống động kinh,
chống co giật.
+ An thần (liều thấp) : thuốc làm giảm lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái,
dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ
+ Gây ngủ (liều trung bình): Barbiturat tạo ra được giấc ngủ tương tự giấc ngủ
sinh lý, nhưng có nhiều giấc mơ.
+ Chống động kinh (liều trung bình hoặc liều cao): thuốc có tác dụng chống
động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ (cục bộ vận động hoặc cảm giác) do ức chế sự
phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp ứng của các nơron thần
kinh trung ương với kích thích.
Tác dụng trên các cơ quan khác:
- Ở liều điều trị, thuốc làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở
liều cao gây ức chế tim, hạ huyết áp, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp (do làm
giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp với nồng độ CO2). Ngoài ra, còn làm giảm hoạt
động cơ trơn, giảm chuyển hoá, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài niệu,
trường hợp nặng gây vô niệu.
- Phenobarbital làm tăng cường tác dụng của thuốc ức chế thần kinh trung
ương khác như: clorpromazin, thuốc gây mê, rượu, đối kháng với tác dụng kích thích
thần kinh trung ương của strychnine, niketamid, pentetrazol…..
* Chỉ định
- Co giật, động kinh cơn lớn, phòng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ.
- Tiền mê
- Các trạng thái thần kinh bị kích thích, lo âu, căng thẳng
- Các trạng thái mất ngủ nặng (ít dùng)
- Tăng bilirubin huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh.

42
- Ngoài ra, Phenobarbital còn được dùng phối hợp với các thuốc khác để điều
trị cơn đau thắt ngực, đau nửa đầu, nhồi máu não và một số rối loạn ở hệ thần kinh
trung ương.
* Chống chỉ định
Dị ứng với thuốc, xơ cứng mạch máu não, bệnh gan, thận, suy hô hấp
* Tác dụng không mong muốn
Gây mẫn cảm (mẩn ngứa, nhức đầu, chóng mặt, mạch chậm...), dùng quá liều
gây ngộ độc Dùng thuốc liên tục trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng quen thuốc,
gây tích luỹ trong cơ thể (nhất là người bị suy gan, thận).
- Độc tính cấp :
Thường gặp khi dùng liều cao gấp 5-10 lần liều bình thường. Biểu hiện ngộ độc
là ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giãn đồng tử, truỵ tim mạch, truỵ hô hấp, hôn
mê có thể tử vong.
Xử trí : Thải nhanh thuốc ra khỏi cơ thể (gây nôn, uống than hoạt, truyền dung
dịch kiềm như NaHCO3 1,4 % , thuốc lợi tiểu ….) .Trợ hô hấp, trợ tuần hoàn.
- Độc tính mạn (quen thuốc).
Thường gặp khi dùng thuốc kéo dài. Khi đã quen thuốc, nếu dừng thuốc đột
ngột sẽ gặp hội chứng cai thuốc : co giật, mất ngủ, mê sảng, đau cơ khớp….
Xử trí ngộ độc mạn bằng cách giảm liều thuốc từ từ trước khi ngừng hẳn
* Thận trọng
Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc, không được ngừng thuốc đột ngột khi
điều trị bệnh động kinh và dùng thận trọng với phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ cho con bú.
* Cách dùng, liều lượng
- Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
- Để an thần: Dùng 30 - 120 mg chia 2 - 3 lần/ngày.
- Để gây ngủ: Dùng 100 - 200mg/lần, 1 - 2 lần/ngày.
- Để chống co giật: Dùng 50 - 100mg/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Liều tối đa: 0,25g/một lần; 0,50g/24 giờ.
Dạng thuốc: Viên 10mg, 50mg, 100mg; Thuốc tiêm 200mg/ống 2ml.
* Bảo quản
Thuốc hướng tâm thần, chống ẩm, tránh ánh sáng.
3.2. DIAZEPAM (Seduxen, Valium)
* Tác dụng
An thần, trấn tĩnh, chống lo âu, hồi hộp, chống co giật, giãn cơ, gây ngủ nhẹ, ổn
định thần kinh thực vật.
* Chỉ định
Các trường hợp lo âu, hồi hộp, mất ngủ nhẹ, rối loạn thần kinh thực vật, kinh
giật khi sốt cao, động kinh, sản giật, uốn ván.
* Tác dụng không mong muốn
Gây trạng thái mơ màng, ngủ gà hoặc ngủ lịm, giảm tình dục, dị ứng ngoài da.
* Chống chỉ định
Tuyệt đối: Nhược cơ nặng, suy hô hấp, dị ứng với dẫn chất benzodiazepin.
Tương đối: Phụ nữ có thai trong ba tháng đầu, suy tim.
* Thận trọng
Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Hạn chế dùng cho trẻ em.
* Cách dùng, liều lượng
- Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, đặt hậu môn.
- Uống: Người lớn dùng từ 5 - 20mg/ngày chia làm 3-4 lần. Trẻ em từ 12 tháng
đến 6 tuổi: 1-6mg/ngày. Trẻ em từ 7-15 tuổi: 6-10mg/24h chia làm 2-3 lần
43
- Tiêm tĩnh mạch: cơn động kinh nặng 5-10mg, bệnh uốn ván 20-30mg/24h
chia 2-3 lần (trẻ em 2-5mg/24h). Có thể tiêm bắp nếu không tiêm được tĩnh mạch
Dạng thuốc: Thuốc viên 2mg, 5mg, 10mg.
Thuốc đạn 10mg.
Thuốc tiêm 5mg/2ml, 10mg/2ml.
* Bảo quản
Thuốc hướng tâm thần, tránh ánh sáng, chống ẩm
3.3. CLONAZEPAM (Tên khác: Rivotril, Landsen)
* Tính chất
Bột kết tinh màu vàng nhạt, không tan trong nước, ít tan trong ethanol,
cloroform.
* Tác dụng
An thần, trấn tĩnh, chống lo âu, hồi hộp . Chống kinh giật, thư giãn cơ.
* Chỉ định
Các thể động kinh đã dùng thuốc khác mà không đỡ, động kinh nặng, chứng
động kinh giật rung cơ, bệnh não gây động kinh ở trẻ em.
* Chống chỉ định
Suy hô hấp nặng, mẫn cảm với các benzodiazepin
* Thận trọng
Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Hạn chế dùng cho phụ nữ có thai
3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú.
* Cách dùng liều lượng
- Người lớn:
+ Động kinh nhẹ: Uống lúc đầu 1mg/ngày, sau tăng lên và duy trì ở liều 4-
8mg/ngày.
+ Cơn động kinh nặng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1mg, tiêm nhắc lại
4-6 lần/ 24 giờ.
- Trẻ em:
+ Động kinh nhẹ: Uống 0,01 - 0,03mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 lần, sau
tăng dần lên liều điều trị 0,1 - 0,2 mg/kg thể trọng/ngày.
E. CÁC THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
1. Định nghĩa
Thuốc chống động kinh là thuốc có khả năng loại trừ hoặc làm giảm tần số mức
độ trầm trọng của cơn động kinh và các triệu chứng tâm thần kèm theo cơn động kinh
2. Một số thuốc chống động kinh
2.1. Phenytoin
* Tác dụng
Thuốc có tác dụng tốt với động kinh cục bộ và động kinh co cứng – giật rung
(động kinh cơn lớn), không có tác dụng đối với động kinh cơn vắng.
Với động kinh co cứng – giật rung, ở giai đoạn co cứng, phenytoin làm giảm
hoàn toàn, nhưng Ở giai đoạn giật rung thì trái lại, có thể tăng lên và kéo dài. Đây
cũng là đặc điểm thường thấy ở những thuốc điều trị động kinh toàn bộ thể co cứng –
giật rung.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống loạn nhịp tim.
* Chỉ định
- Động kinh, động kinh cục bộ và động kinh co cứng – giật rung
- Loạn nhịp tim: loạn nhịp tâm thất hoặc loạn nhịp tim do nhiễm độc digitalis.
- Đau dây thần kinh sinh ba, tuy nhiên carbamazepin hay được sử dụng hơn.

44
* Tác dụng không mong muốn.
- Rối loạn thần kinh: gây rung giật nhãn cầu, mất điều vận, song thị, chóng
mặt, lú lẫn và ảo giác.
- Tăng sản lợi: thường gặp ở lứa tuổi đang phát triển.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau thượng vị, chán ăn.
- Rối loạn nội tiết: giảm giải phóng ADH, tăng glucose máu và xuất hiện đường
niệu (do ức chế bài tiết insulin). Giảm calci máu và gây chứng nhuyễn xương.
- Rối loạn về máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và bất sản dòng hồng cầu.
Khắc phục bằng cách dùng kèm acid folic.
- Tác dụng không mong muốn khác:ban dạng sởi, hội chứng Stevens- Johnson,
Lupus ban đỏ hệ thống và hoại tử tế bào gan.
* Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc
- Suy tim, suy gan, suy thận nặng.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
* Chế phẩm và liều dùng
Di – Hydan, viên nén 50mg và 100mg. Siro 30g/ 5mL. Lọ thuốc tiêm 250mg.
Người lớn: 150 – 300mg/ 24h, rồi tăng dần tới 600mg/ 24h. Tiêm chậm tĩnh
mạch 200 – 400mg.
Trẻ em: 5 – 10mg/ kg/ 24h.
Chú ý: ngừng thuốc đột ngột có thể gây cơn động kinh tái phát nặng. Vì vậy,
khi muốn ngừng điều trị phải giảm liều từ từ.
2.2. Carbamazepin
* Tác dụng
Tác dụng chống động kinh của carbamazepin cũng tương tự như phenytoin,
nhưng carbamazepin đặc biệt có hiệu quả trong điều trị động kinh cục bộ phức hợp.
Carbamazepin cũng có tác dụng đối với bệnh hưng trầm cảm, kể cả trong
trường hợp lithium không còn tác dụng.
Carbamazepin cũng có tác dụng điều trị đau dây thần kinh sinh ba.
* Chỉ định
- Động kinh toàn bộ thể co cứng – giật rung.
- Động kinh cục bộ đơn giản và phức hợp, đặc biệt là thể tâm thần vận động.
- Đau do nguyên nhân thần kinh như: đau dây thần kinh sinh ba, đau trong
zona, giang mai thần kinh….
* Tác dụng không mong muốn
- Rối loạn thần kinh: kích thích, co giật, hôn mê và suy hô hấp. Dùng lâu, thuốc
gây chóng mặt, mất điều vận, nhìn lóa, nhìn đôi và các rối loạn tâm thần vận động
khác.
- Rối loạn về huyết học: thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt…
- Phản ứng dị ứng: Viêm da, bệnh bạch huyết, tăng bạch cầu ưa eosin, lách
to…
- Ngoài ra, có thể gây nôn, buồn nôn, rối loạn tim mạch.
* Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Người có tiền sử loạn tạo máu và suy tủy.
- Blốc nhĩ thất.
- Người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu
* Chế phẩm và liều dùng:
- Tegretol, viên nén 100, 200 và 400mg.
45
Khởi đầu dùng 200mg. 2lần/ 24giờ sau đó tăng dần tới liều duy trì.
Người lớn: 600- 1200 mg/ 24h.
Trẻ em: 20- 30mg/kg/24h. Chia 3-4 lần.
2.3. Phenobarbital (Luminal, Gardenal)
Phenobarbital là dẫn xuất barbiturat đã được đề cập đến ở bài: “Thuốc an thần
gây ngủ”.ở bài này chỉ trình bày tác dụng chống động kinh.
Tác dụng chống động kinh và cơ chế.
Nhiều barbiturat có tác dụng chống động king nhưng phenobarbital có tác dụng
mạnh nhất.
Tương tự như phenytoin, phenobarbital có tác dụng đối với hầu hết các loại động
kinh, trừ động kinh cơn vắng.
Thuốc có tác dụng gây ngủ và có xu hướng làm rối loạn hành vi ở trẻ em nên
không được sử dụng như một thuốc điều trị đầu tay.
Cơ chế: Tác dụng chống động kinh của phenobarbital là thông qua receptor
GABA.
Liều dùng
Người lớn: 1 – 5mg/ kg/ 24h.
Trẻ em:3 – 5mg/ kg/ 24h.
Sau đó điều chỉnh liều cho đạt hiệu quả mong muốn.
2.4. Benzodiazepin
Các benzodiazepin được dùng đầu tiên trên lâm sàng làm thuốc gây ngủ. Về tác
dụng dược lý đã được đề cập đến ở bài: “Thuốc an thần gây ngủ” . Tuy phần lớn
các benzodiazepin đều có tác dụng chống động kinh, nhưng chỉ có một số thuốc được
dùng trong lâm sàng là: clonazepam, clorazepat, diazepam và lorazepam.
Cơ chế tác dụng.
- Benzodiazepin làm tăng hoạt tính của receptor GABAA, qua đó làm mở kênh
Cl- dễ dàng và làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
- Nồng độ cao, benzodiazepin tác dụng theo cùng cơ chế với phenytoin,
carbamazepin và acid valproic làm ức chế sự phóng điện với tàn suất cao của các tế
bào thần kinh trung ương thông qua việc ức chế hoạt động của kênh Na +.
Liều dùng
- Diazepam: người lớn: 5 – 10mg/lần. Liều tối đa 20mg/ lần, 100mg/ 24h.
- Clonazepam: Liều khởi đầu: người lớn: 1,5mg/ 24h, trẻ em:0,01 – 0,03mg/ kg/
24h, chia2 – 3 lần. Liều tối đa: người lớn: 20mg/ 24h, trẻ em:0,2mg/ kg/ 24h.
- Clorazepat: Liều khởi đầu: người lớn: 22,5mg/ 24h, chia 3 lần, trẻ em:15mg/
24h. Liều tối đa: người lớn: 90mg/ 24h, trẻ em 60mg/ 24h.

NHÓM 2: THUỐC KÍCH TÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG


Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương bao gồm các hợp chất có ảnh
hưởng trên hai quá trình hưng phấn và ức chế. Trong phạm vi phần này, chúng ta chỉ
đề cập tới các thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Đó là những thuốc có
tác dụng kích thích và làm tăng quá trình hưng phấn trên thần kinh trung ương (vỏ não,
hành tủy, tủy sống).
1. Phân loại
Dựa vào tác dụng chọn lọc của thuốc, người ta chia làm ba loại sau;
1.1. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên tủy sống: Như Strychnin.
1.2. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên hành tủy: Như long nãơ,
Niketamid
1.3. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên vỏ não: Như Cafein, Ephedrin.

46
Sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối, vì một loại thuốc tác dụng trên hệ
thần kinh đều có ảnh hưởng tới nhiều bộ phận, nhiều vùng của hệ thần kinh, không có
loại thuốc nào chỉ có tác dụng đơn thuần trên một bộ phận của cơ thể.
Thí dụ: Cafein, ngoài tác dụng trên vỏ não còn có tác dụng trên trung tâm vận
mạch...
1. Các thuốc kích thích thần kinh trung ương thông dụng

CAFEIN
Cafein, theophylin và theobromin là ba chất thuộc dẫn xuất xanthin được chiết
từ cà phê, chè, ca cao hoặc tổng hợp từ acid uric. Trong dẫn xuất xanthin, cafein là có
tác dụng rõ trên thần kinh trung ương, hai chất còn lại có tác dụng yếu, không trình bày
ở phần này.
1. Tác dụng.
- Trên thần kinh trung ương: cafein kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm các
cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Làm tăng hưng phấn vỏ não, tăng nhận cảm của các giác
quan do đó tăng khả năng làm việc và làm việc minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu dùng
cefein liên tục và kéo dài thì sau giai đoạn hưng phấn là ức chế. Liều cao, cafein tác
dụng trên toàn bộ hệ thần kinh gây cơn giật rung.
- Trên hệ tuần hoàn: Cafein kích thích làm tim đập nhanh, mạnh, tăng lưu
lượng tim và lưu lượng mạch vành nhưng tác dụng kém theophylin. Ở liều điều trị,
thuốc ít ảnh hưởng tới huyết áp.
- Trên hệ hô hấp: kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch
phổi. Tác dụng này càng rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế.
- Trên hệ tiêu hóa: thuốc làm giảm nhu động ruột, gây táo bón, tăng tiết dịch vị
(có thể gây loét dạ dày – tá tràng).
- Trên cơ trơn: thuốc có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu, mạch vành, cơ trơn
phế quản và cơ trơn tiêu hóa. Đặc biệt, tác dụng giãn cơ trơn càng rõ khi cơ trơn ở
trạng thái bị co thắt.
- Trên thận: Thuốc làm giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu
Na nên có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, tác dụng lợi tiểu của cafein kém theophylin và
+

theobromin .
- Tác dụng khác: tăng hoạt động của cơ vân, tăng chuyển hóa.
2. Tác dụng không mong muốn
Nếu dung thuốc lien tục và kéo dài thì tác dụng ngược lại, gây ức chế
3.Chỉ định
- Kích thích thần kinh trung ương khi mệt mỏi, suy nhược.
- Suy hô hấp, tuần hoàn.
- Chỉ định khác: hen phế quản, suy tim trái cấp, lợi tiểu (hiện nay ít dùng)
4.Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Suy mạch vành, nhồi máu cơ tim.
5.Chế phẩm và liều dùng
Ống tiêm 1mL dung dịch 0,7%.
Uống 0,1 – 0,2g/ lần, 2lần/ 24h. Tiêm dưới da 0,25g/ lần, 1 – 2lần/ 24h.

47
STRYCHNIN SULFAT
Tên khác: Strychnin Sulfas

1. Nguồn gốc
Stychnin Sulfat là Alcaloid chính của hạt mã tiền (Semen Strychnos nux-
vomica). được dùng dưới dạng muối Sulfat.
2. Tác dụng
Với liều điều trị, thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên
tủy sống làm cường kiện các cơ quan cảm giác, vận động, tăng quá trình dinh dưỡng
cơ, kích thích phản xạ, tăng dẫn truyền thần kinh cơ, ngoài ta còn có tác dụng kích
thích tiêu hóa, tăng tiết dịch vị.
3. Chỉ định
Suy nhược cơ, chân tay tê bại, liệt dương, đái dầm, ngộ độc thuốc ngủ
Barbituric, trường hợp ăn uống không tiêu, táo bón.
4. Chống chỉ định
Cao huyết áp, xơ cứng mạch, viêm gan, thận, Basedow, động kinh
5. Tác dụng không mong muốn
Khi dùng liều cao, thuốc có thể gây ngộ độc do thần kinh bị kích thích quá
mạnh và có thể tử vong do ngừng hô hấp
6. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da
Liều lượng:
+ Uống 1mg/lần, 3mg/24 giờ
+ Tiêm dưới da: 1mg/lần; 2mg/24 giờ; trường hợp đặc biệt có thể tiêm tới 10mg
một ngày, theo liều tăng dần.
Liều tối đa: Uống: 6mg/lần - 18mg/24 giờ; Tiêm dưới da: 2mg/lần - 10mg/24
giờ.
Dạng thuốc: ống tiêm 1ml chứa 1mg Strychnin Sulfat.
7. Bảo quản
Thuốc bảo quản nơi khô ráo, chống nóng, tránh ánh sáng. Gặp không khí khô,
dễ bị vụn nát thành bột và mất nước kết tinh.

NIKETAMID
Tên khác: Nikethamidum, Cardiamid, Coramin, Cordiamin,
Eucoran, Nicorin, Diethylamid của Acid Nicotinic

1.Tác dụng
Kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên hành tủy, đặc biệt trên trung khu
hô hấp và tuần hoàn nên làm tăng hoạt động của các cơ quan này.
2. Chỉ định
Suy tuần hoàn và hô hấp, ngạt thở, trụy tim mạch, ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ,
Morphin, Oxyd carbon, Cyanid, phối hợp chữa suy tim trong thời gian nghỉ dùng
Digital.
3. Tác dụng không mong muốn
Khi dùng liều cao gây các cơn co giật rung do kích thích toàn bộ thần kinh
trung ương.
4. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da
- Người lớn: Uống (dung dịch 25%) 20-30 giọt/ lần; ngày uống 1 - 3 lần tiêm
dưới da: 0,25g/lần; 1 - 2 lần /ngày.
48
- Trẻ em: Tùy theo tuổi có thể tiêm từ 0,025g - 0,20g/lần; uống 2-10 giọt/ 1 lần,
1- 2 lần/ ngày.
Liều tối đa: 0,5g/lần; 1g/24 giờ
Dạng thuốc: ống tiêm 1 - 2ml (dung dịch 25%); lọ 10ml, 30ml (dung dịch
25%) để uống theo giọt.
6. Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

NHÓM 3: THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN


1. THUỐC ỨC CHẾ TÂM THẦN
1.1. Đại cương
Khái niệm về thuốc ức chế tâm thần
Thuốc ức chế tâm thần còn gọi là thuốc an thần kinh hay thuốc liệt thần. Là
thuốc an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hưng cảm, làm giảm các kích thích về
tâm thần, giảm ý thức, hoang tưởng, ảo giác, lo sợ…tạo cảm giác thờ ơ, lãnh đạm.
Ở liều điều trị, thuốc không gây ngủ, không gây mê, nhưng có tác dụng trên
thần kinh trung ương và thần kinh thực vật: gây hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, chống nôn,
hội chứng ngoại tháp và các rối loạn nội tiết.
1.2. Một số thuốc ức chế tâm thần
1.2.1. Clorpromazin
* Dược động học
Clorpromazin hấp thu được qua đường uống, trực tràng và đường tiêm. Đường
uống hấp thu nhanh nhưng sinh khả dụng chỉ khoảng 30%. Tác dụng an thần xuất hiện
sau khi uống hoặc đặt trực tràng khoảng 60 phút, sau khi tiêm khoảng 10 phút. Thuốc
phân bố rộng rãi trong cơ thể, qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ (nồng
độ thuốc ở não cao hơn ở huyết tương). Liên kết với protein huyết tương trên 95%.
Thời gian bán thải khoảng 30 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan bằng phản ứng oxy hóa
sau đó liên hợp với acid glucuronic và khử methyl tạo thành các chất chuyển hóa còn
hoạt tính và các chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
* Tác dụng
- Trên thần kinh trung ương và tâm thần: clorpromazin và các dẫn xuất của
phenothiazin có tác dụng chính là an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hưng
cảm, làm giảm hoang tưởng, ảo giác, thao cuồng, vật vã, làm mất các ý nghĩ kỳ lạ (đặc
trưng của bệnh tâm thần phân liệt), tạo cảm giác an dịu, lãnh đạm, thờ ơ với ngoại
cảnh và ức chế các phản xạ có điều kiện.
- Các tác dụng khác trên thần kinh trung ương
+ Gây hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt.
+ Chống nôn là do phóng bế receptor dopaminergic ở sàn não thất IV.
+ Gây hội chứng ngoại tháp, ít nhất là khi dùng liều cao.
+ Thuốc ít ảnh hưởng tới vỏ não nên ít ảnh hưởng tới hoạt động trí tuệ, không
làm mất phản xạ tủy và phản xạ không điều kiện. Hiệp đồng tác dụng với các thuốc ức
chế thần kinh trung ương.
Cơ chế: clorpromazin và các tuốc tương tự có tác dụng chống rối loạn tâm thần
thể hưng cảm chủ yếu do ức chế receptor D2.
Trên hệ thần kinh thực vật :
+ Hủy  - adrenergic và làm đảo ngược tác dụng của noradrenalin trên huyết
áp, làm giãn mạch ngoại vi và hạ huyết áp.
+ Hủy muscarinic gây dãn đồng tử, táo bón, giảm tiết dịch, khô miệng, khô da,
bí tiểu…

49
- Trên hệ tuần hoàn: Tác dụng phức tạp do ức chế cả trung ương và ngoại vi
nhưng nói chung gây hạ huyết áp thế đứng, chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ huyết áp.
- Trên hệ nội tiết: tăng tiết prolactin cũng do ức chế receptor D2 làm tăng tiết
sữa và gây chứng vú to ở đàn ông. Giảm tiết FHS và LH, giảm nồng độ gonadotropin,
estrogen, progesteron gây mất kinh ở phụ nữ.
- Kháng histaminvà serotonin gây tác dụng an thần, bình thản.
* Chỉ định.
- Khoa tâm thần: điều trị bệnh tâm thần phân liệt các thể, giai đoạn hưng cảm
của tâm thần lưỡng cực.
- Khoa khác:
+ Chống nôn, chống nấc.
+ Tiền mê.
+ Bệnh uốn ván (điều trị hỗ trợ).
* Tác dụng không mong muốn và độc tính
- Tác dụng không mong muốn chủ yếu liên quan đến tác dụng dược lý:
+ Thần kinh trung ương:gây buồn ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, hội chứng ngoại
tháp, Parkinson, suy nghĩ chậm chạp, lú lẫn…
+ Thần kinh thực vật: gây tác dụng không mong muốn kiểu atropin gồm: táo
bón, khô miệng, bí tiểu, giãn đồng tử. Ngoài ra, gây lọan nhịp tim, suy tim, hạ huyết
áp thế đứng.
+ Nội tiết: tăng cân, chảy sữa, chứng vú to ở đàn ông, giảm tình dục, rối lọan
kinh nguyệt…
- Tác dụng không mong muốn khác: gây độc với máu (giảm bạch cầu, tiểu cầu,
thiếu máu). Vàng da ứ mật, sốt cao ác tính và các phản ứng dị ứng.
* Chống chỉ định
- Ngộ độc thuốc ức chế thần kinh trung ương: rượu, thuốc ngủ, opioid.
- Có tiền sử giảm bạch cầu hạt và rối loạn tạo máu, nhược cơ.
- Bệnh Parkinson.
- Ngoài ra, còn một số chống chỉ định giống atropin. (xem phần atropin).
* Tương tác thuốc
- Clorpromazin và các phenothiazin nói chung khi phối hợp với các thuốc ức
chế thần kinh trung ương (thuốc an thần, thuốc gây mê…) sẽ có tác dụng hiệp đồng
tăng cường ức chế thần kinh trung ương và ức chế hô hấp.
- Dùng đồng thời clorpromazin với thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc giãn
cơ, kháng cholinergicsex làm tăng tác dụng không mong muốn và độc tính.
- Clorpromazin dùng cùng với adrenalin có thể làm tăng pha hạ huyết áp bù trừ
của adrenalin và làm tim đập nhanh (do clorpromazin hủy  - adrenergic nên adrenalin
chỉ có tác dụng trên  - adrenergic).
- Với lithium, có thể làm tăng độc tính với thần kinh.
* Chế phẩm và liều dùng.
- Chế phẩm: Aminazin.
+ Dạng uống: viên nén 10 -200mg; dun g dịch uống hoặc siro 10 – 100mg/ 5mL.
+ Dạng thuốc đạn: viên 25 và 100mg.
+ Dạng tiêm: ống tiêm 25mg/ mL.
- Liều dùng:
+ Uống: 10 – 25mg/ lần  2 – 4 lần/ 24h.
+ Tiêm: 25 – 250g/ lần  3 – 4 lần/ ngày.
1.2.2. HALOPERIDOL (Haldol, Haloperin)
* Dược động học:

50
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng 60-70%. Sau khi uống 4-6h
thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu nhưng trạng thái cần bằng đạt được sau 1 tuần điều
trị. Liên kết với Protein huyết tương thay đổi theo cá thể người bệnh, chuyển hóa chủ
yếu ở gan bằng phản ứng alkyl oxy hóa, thải trừ qua thận và mật, thời gian bán thải
khoảng 24h
* Tác dụng
- Trên thần kinh trung ương và tâm thần, thuốc có tác dụng tương tự
Clorpromazin: chống rối loạn tâm thần mạnh, giảm lo âu, chống nôn mạnh, giảm đau
và gây hội chứng ngoại tháp
- Trên thần kinh thực vật: rất ít tác dụng lên thần kinh thực vật, ở liều điều trị
thuốc không gây hủy giao cảm và phó giao cảm, không kháng Histamin nhưng gây
giãn cơ giống Papaverin.
* Tác dụng không mong muốn
Giống như Aminazin , haloperidol gây ngủ gà, rối loạn ngoại tháp, hội chứng
Parkinson, rối loạn nội tiết, tăng tiết sữa và chứng to vú ở đàn ông, tuy nhiên thuốc ít
gây tác dụng không mong muốn trên thần kinh thực vật.
* Chỉ định
- Chuyên khoa tâm thần: điều trị các trạng thái tâm thần cấp và mạn tính: tâm
thần hưng cảm, hoang tưởng, tâm thần vận động, tâm thần phân liệt, ảo giác và các
trạng thái mê mộng, lú lẫn kèm kích động.
- Chuyên khoa khác: chống nôn, tiền mê, giảm đau nhất là sau chiếu xạ ung thư.
* Chống chỉ định
- Mẫn cảm với Haloperidol.
- Quá liều thuốc ức chế thần kinh trung ương
- Bệnh Parkin son
- Rối loạn chuyển hóa Porphyrin
- Phối hợp với Levodopa.
- Thận trọng với người rối loạn ngoại tháp, động kinh, trầm cảm, cường giáp…
* Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch (khi cấp cứu). Liều dùng thay đổi theo trạng
thái bệnh và sự dung nạp thuốc, liều trung bình 5 - 10 mg/ngày. Tối đa 100 mg/24h
Dạng thuốc: Thuốc viên 0,5mg, 1mg, 2mg, 10mg, 20mg; Thuốc tiêm 5mg/ống
1ml.
* Bảo quản
Chống ẩm, tránh ánh sáng.
1.2.3. Sulpirid (Dogmaltil)
Dược động học:
Hấp thu được qua đường tiêu hóa, sau khi uống 4-5h đạt nồng độ tối đa trong
máu, liên kết với huyết tương 40%. Thuốc khuếch tán nhanh vào các tổ chức nhất là
gan , thận, não, ít qua nhau thai và sữa mẹ, thải trừ 90% qua thận dưới dạng chưa
chuyển hóa
Tác dụng:
Là thuốc chống rối loạn tâm thần lưỡng cực:
- Liều thấp: 100-600 mg: có tác dụng kích thích, giải ức chế, chống các trạng
thái trầm cảm
- Liều trên 600 mg có tác dụng chống hoang tưởng, ảo giác làm an dịu.
Chỉ định:
- Các rối loạn tâm thần thể trầm cảm (liều thấp):
- Các rối loạn tâm thần thể hưng cảm: tâm thần phân liệt, ảo giác thao cuồng
(liều cao):
51
Tác dụng không mong muốn:
- Trên thần kinh: rối loạn vận động, hội chứng ngoại tháp, ngủ gà…
- Trên tim mạch: hạ huyết áp thế đứng.
- Nội tiết và chuyển hóa: tăng tiết sữa, tăng cân…
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc
- Người động kinh, u tủy thượng thận.
- Người mang thai và thời kỳ cho con bú..
- Phối hợp với thuốc Levodopa, rượu…
Chế phẩm và liều dùng:
Viên nang: 50 mg, 200 mg. ống tiêm 2 ml có 100 mg và 200 mg.
Rối loạn tâm thần thể trầm cảm: 200-600 mg/24h
Rối loạn tâm thần thể hưng cảm: 800-1600 mg/24h
2. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM
2.1. Đại cương
Khái niệm về trầm cảm và thuốc chống trầm cảm
- Trầm cảm là một trạng thái tâm thần bệnh lý, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ
hoạt động tâm thần. Ba rối loạn cơ bản của trầm cảm là giảm khí sắc, giảm hoạt động
và giảm hứng thú. Các triệu chứng trầm cảm gồm: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, giảm
tập tru ng chú ý, giảm tự tin, buồn chán, thất vọng, ý tưởng tội lỗi, bi quan về tương
lai, có ý tưởng hay hành vi tự sát…
- Thuốc chống trầm cảm làm mất các tình trạng u sầu, buồn chán, thất vọng…lập
lại cân bằng về tâm thần.
Dựa theo cơ chế tác dụng, chia thuốc chống trầm cảm thành 4 nhóm theo bảng
phân loại dưới đây:

Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Các thuốc


Ức chế monoamin IMAO không chọn lọc Phenelzin,
oxydase (IMAO) isocarboxazid,
tranylcypromin
IMAO chọn lọc Moclobemid, toloxaton
Chống trầm cảm ba vòng Ức chế thu hồi Amitriptylin,
noradrenalin và setoronin imipramin, nortriptylin,
trimipramin,
desipramin
Ức chế chọn lọc thu hồi Ức chế chọn lọc thu hồi Fluoxetin, fluvoxamin,
serotonin serotonin paroxetin và sertralin
Tác dụng theo các cơ chế Amoxapin, maprotilin,
Các thuốc khác. khác nhau. nonifensin, trazodon,
mianserin, ifrindol,
bupropion,
nefazodon…

2.1.Thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO)


IMAO không chọn lọc
Dược động học
Các thuốc đều hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nhưng tác dụng chống trầm cảm
cũng chỉ có sau 1 – 2 tuần dùng thuốc. Chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa còn hoạt
tính. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
52
Tác dụng và cơ chế
Enzym MAO có nhiều trong ty thể ở não (MAO A) và ở các mô như gan, ruột,
phổi, mạch máu…(MAOB). MAO là enzym quan trọng tham gia vào chuyển hóa và
làm mất hoạt tính của các chất trung gian hóa học có bản chất là các monoamin như:
noradrenalin, setoronin, dopamin.
Thuốc IMAO không chọn lọc có tác dụng ức chế cả MAO A và MAOB làm tăng
các chất trung gian hóa học ở cả trung ương và ngoại vi. Vì vậy, gây nhiều tác dụng
không mong muốn.
- Trên tâm thần: thuốc có tác dụng chống trầm cảm. Khác với thuốc chống trầm
cảm ba vòng, IMAO không chọn lọc gây tăng vận động và gây sảng khoái ở người
bình thường.
- Các tác dụng khác (không được áp dụng trong điều trị):
+ Giãn mạch, hạ huyết áp.
+Giảm sử dụng oxy, chống cơn đau thắt ngực.
Chỉ định
- Các trạng thái trầm cảm.
Tác dụng không mong muốn
So với các thuốc chống trầm cảm khác, các thuốc IMAO gây tác dụng không
mong muốn nhiều và nặng hơn nên ngày nay ít dùng.
- Thuốc thường gây kích thích, mất ngủ, thao cuồng, lú lẫn, ảo giác, run cơ, co
giật, hạ huyết áp thế đứng.
- Gây viêm gan, tổn thương tế bào gan.
- Gây tương tác với nhiều loai thuốc, thức ăn và đồ uống nên dễ gây độc với cơ
thể. Vì vậy, khi dùng thuốc IMAO phải rất thận trọng về chế độ ăn uống.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc.
Suy gan.
Bệnh tim mạch.
Bệnh động kinh
Tương tác thuốc
Không phối hợp các thuốc IMAO với nhau, không phối hợp các thuốc IMAO
với thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc cường giao cảm
và thức ăn có chứa nhiều tyramin (phomat, chuối, rượu vang đỏ).
- Với thuốc chống trầm cảm ba vòng: gây tăng kích động, co giật.
- Với thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc thu hồi serotonin: dễ gây hội
chứng serotonin (biểu hiện: tiêu chảy, tim đập nhanh, vã mồ hôi, run rẩy, lú lẫn, hôn
mê).
- Với thuốc cường  - adrenergic và cường giao cảm gián tiếp: gây tăng huyết
áp kịch phát, sốt cao, có thể tử vong.
- Với rượu: gây đau dàu, buồn nôn.
- Với thức ăn có chứa tyramin: gây tăng huyết áp đột ngột.
Các thuốc trong nhóm:
Điển hình có phenelzin, isocarboxazid và tranylcypromin.
Các thuốc chống trầm cảm IMAO không chọn lọc có nhiều độc tinhsvaf tương
tác với nhiều thuốc cũng như thức ăn, nên ngày nay ít dùng.
IMAO chọn lọc
Là các thuốc ức chế chọn lọc MAO A ở não, có tác dụng chống trầm cảm tương
tự loại ức chế không chọn lọc. Thuốc không tác dụng trên MAO B ở ngoại vi, tổ chức,
vì vậy ít tác dụng không mong muốn và độc tính hơn nhóm ức chế không chọn lọc.

53
Hai thuốc IMAO chọn lọc thông dụng là toloxaton và moclobemid, có tác dụng
tương tự nhau, được chỉ định trong các trạng thái trầm cảm,chứng loạn tâm thần, vô
cảm.
Thuốc không được dùng khi thao cuồng, hoang tưởng và không phối hợp với
nhóm IMAO không chọn lọc.
Liều dùng:
- Toloxaton: 200mg  3 lần/ 24h. Viên nang 200mg.
- Moclobemid: 300 – 600mg/ 24h. Viên nén 150mg.
2.2.Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Dược động học
Thuốc hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 3 – 4giờ
thuốc đạt nồng độ tối đa trog máu. Liên kết với protein huyết tương trên 90%, phân bố
nhanh vào các tổ chức gan não, thận. Chuyển hóa ở gan tạo thành các chất chuyển hóa
có hoạt tính mạnh hơn chất mẹ. Thời gian bán thải từ 15 – 50 giờ. Thuốc thải trừ chủ
yếu qua nước tiểu.
Tác dụng và cơ chế
- Trên tâm thần: thuốc có tác dụng chống trầm cảm, làm mất các trạng thái u
sầu, buồn chán, thất vọng, tăng cường hoạt động tâm thần, có tác dụng tốt với các
dạng tâm thần vận động, rối loạn giấc n gủ, kém ăn, giảm cân. Tác dụng thường xuất
hiện chậm (sau 1 – 2 tuần dùng thuốc) và kéo dài.
Cơ chế:
+ Trầm cảm là do thiếu hụt noradrenalin, serotonin, dopamin hoặc tiền chất của
các catecholamin là phenyletylamin ở trung ương.
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin về
các hạt dự trữ ở ngọn dây thần kinh, làm tăng nồng độ các chất này ở khe synap, làm
tăng phản ứng với receptor ở màng sau synap nên có tác dụng chống trầm cảm.
Ngoài ra, thuốc còn kháng cholinergic ở trung ương và ngoại vi gây các tác
dụng sau:
- Trên thần kinh trung ương: phần lớn các thuốc có tác dụng an thần từ nhẹ đến
mạnh (trừ protriptylin). Tuy nhiên, tác dụng an thần của thuốc giảm dần khi dùng liên
tục.
- Trên thần kinh thực vật:
Hệ giao cảm: liều thấp, thuốc ức chế thu hồi noradrenalin, gây kích thích giao
cảm, làm tăng hoạt động của tim, tăng huyết áp. Liều cao thuốc gây hủy  -
adrenergic, làm giảm lưu lượng tim, giãn mạch hạ huyết áp . Ngoài ra, còn có tác dụng
chống loạn nhịp.
Hệ phó giao cảm: thuốc ức chế hệ muscarinic giống atropin, gây giãn đồng tử,
giảm tiết dịch.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng histamin nhẹ.
Chỉ định
- Trạng thái trầm các loại (nội và ngoại sinh).
- Đau do nguyên nhân thần kinh.
- Đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi và người lớn.
Tác dụng không mong muốn
- Gây rối loạn thần kinh và tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, ác mộng, lo
lắng, lú lẫn, buồn ngủ hoặc mất ngủ, mất thăng bằng, run, co giật, thường gặp khi mới
điều trị.
- Trên thần kinh thực vật: gây hạ huyết áp thế đứng, khô miệng, táo bón…
- Chuyển hóa: thèm ăn, ăn vô độ, tăng cân.
- Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục.
54
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Hoang tưởng, ảo giác.
- Rối loạn tim mạch, xơ vữa động mạch.
- Động kinh.
- Bệnh glaucom.
- Người nghiện rượu và người cao tuổi.
Tương tác thuốc.
- Với các thuốc IMAO: làm tăng tác dụng tăng huyết áp, sốt cao, hoang tưởng,
co giật, hôn mê. Vì vậy, không được phối hợp hai thuốc này với nhau. Nếu cần đổi
sang điều trị bằng thuốc IMAO thì phải ngừng thuốc chống trầm loại ba vòng ít nhất là
hai tuần.
- Với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương: gây tăng tác dụng an
thần, gây ngủ, nên phải thận trọng với n gười lái xe và vận hành máy móc.
- Với các thuốc cường giao cảm: gây tăng huyết áp kịch phát kèm theo rối loạn
nhịp tim.
- Với các thuốc cường giao cảm gián tiếp: giảm hoặc mất tác dụng của các
thuốc này.
- Với các thuốc kháng cholinergic, kháng histamin H1, thuốc điều trị Parkinson
dễ gây tăng tác dụng hủy muscarinic (táo bón, khô miệng, bí tiểu…)
Các thuốc trong nhóm
Amitriptylin, imipramin, nortriptylin, trimipramin, desipramin…đều có tác
dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và tương tác, thuốc tương
tự nhau, chỉ khác nhau, về cường độ tác dụng và liều dùng.
2.3.Các thuốc ức chế chọn lọc thu hồi Serotoin
Flouxetin:
Dược động học:
Thuốc hấp thu được qua đường tiêu hóa, với liều điều trị, nồng độ thuốc trong
huyết tương duy trì ổn định sau vài tuần. Thuốc chuyển hóa ở gan và tạo ra
norfluoxetin có hoạt tính và thời gian bán thải dài hơn chất mẹ (Fluoxetin và 7-9 ngày
trong khi norfluoxetin là 10-30 ngày). Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu
Thuốc gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở cytocrom P450 của nhiều thuốc:
như thuốc chống động kinh, chống loạn nhịp và các thuốc chống trầm cảm khác...
Tác dụng:
Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc thu hồi serotoin về ngọn sợi thần kinh, gây
hoạt hóa tâm thần nên có tác dụng chống trầm cảm. Tác dụng chống trầm cảm của
thuốc tương tự thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên do thuốc không ức chế
Adrenergic nên ít gây tác dụng không mong muốn trên tim mạch và huyết áp hơn các
thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc IMAO. Thuốc ít gây tương tác với thức ăn, đồ
uống và độc tính cấp thường nhẹ. Vì vậy hiện nay nhóm thuốc này hay được sử dụng
hơn
Chỉ định:
- Các trạng thái trầm cảm
- Các trạng thái rối loạn tâm thần (rối loạn giấc ngủ, cơn hoảng sợ, rối loạn ám
ảnh cướng bức, rối loạn ăn uống)
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp là buồn nôn, chán ăn, mất ngủ.
- Khi phối hợp với IMAO thuốc có thể gây hội chứng Serotonin.
- Ngoài ra thuốc còn gây tăng tỷ lệ tự sát, hành vi bạo lực ở bệnh nhân dùng
thuốc, vì vậy trong khi điều trị phải giám sát bệnh nhân chặt chẽ.
55
Các thuốc khác
Flavoxamin, paroxetin
3.THUỐC ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TÂM THẦN
Lithium
Dược động học
Thuốc hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sau khi uống khoảng 2h
đạt nồng độ tối đa trong máu (nhưng trạng thái tâm thần chỉ ổn định sau khi dùng
thuốc 5-7 ngày). Thuốc phân bố rộng rãi đến tổ chức, qua hàng rào máu não chậm.
Thuốc không liên kết với Protein huyết tương và không chuyển hóa. Thải trừ chủ yếu
qua thận, thời gian bán thải khoảng 20h. Tại thận Lithium tái hấp thu cạnh tranh với
Na+, vì vậy những người ăn ít muối hoặc dùng lâu dài các thuốc lợi tiểu thải muối
thiazid sẽ làm tăng tái hấp thu lithium.
Tác dụng và cơ chế
Lithium là thuốc ổn định tâm thần, có tác dụng phòng và điều trị rối loạn tâm
thần ở cả 2 pha hưng cảm và trầm cảm
Chỉ định
Phòng và điều trị cơn hưng và trầm cảm
Phòng và điều trị bệnh hưng và trầm cảm tái phát
Tác dụng không mong muốn:
Thuốc có phạm vi an toàn hẹp, độc tính cao.
Tác dụng không mong muốn hay gặp: run, khát nhiều, tiểu nhiều, tăng cân và
phù nề chân tay...
Trên thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, chậm chạp, lú lẫn, ảo giác, ù tai,
hay giật mình, hội chứng não...
Chống chỉ định:
Bệnh thận, bệnh tim mạch, addison, thiểu năng tuyến giáp
Trẻ em dưới 12 tuổi
Chế phẩm và liều dùng:
Chế phẩm : viên nén, nang 200-400 mg
Liều dùng:
Điều trị cơn hưng- trầm cảm cấp tính: 1500-1800 mg/24h chia 2-3 lần. Dự
phòng điều trị lâu dài: 900-1200 mg/24h chia 2-3 lần

LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.....)
1. Có ba cách gây tê thường gặp là:
A.............................................
B..............................................
C..............................................
2. Chống chỉ định của Diazepam là :
A.............................................................................................................................
B.............................................................................................................................
3. Thuốc gây tê Lidocain có tác dụng gây ……………………(A)….. tại nơi tiêm nên
thường phải phối hợp với các thuốc ………………………(B)..…. như
………….………(C)….. và ………………………(D)….. để kéo dài tác dụng của
thuốc gây tê
4. Thuốc giảm đau trung ương có tác dụng ...........................(A) hoặc
............................(B) mà không tác dụng lên ..............................(C) và không làm mất
ý thức.
56
Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai)
5. Dùng Niketamid để giải độc thuốc mê
6. Isofluran ít gây độc tính với tim, gan, thận hơn và phạm vi an toàn
rộng hơn Halothan.
7. Naloxon có tác dụng giải độc khi quá liều opioid hoặc điều trị tình
trạng ức chế hô hấp do các opioid.
8. Dựa vào cấu trúc hoá học chia thuốc an thần, gây ngủ, chống co
giật thành 2 nhóm là: Barbituric và benzodiazepine
9. Tác dụng mạnh nhất của Diazepam là gây ngủ

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau:


10. Thuốc cả 3 tác dụng an thần gây ngủ, chống co giật là:
A. Phenobarbital
B. Secobarbital
C. Amobarbital
D. Cả 3 thuốc trên
11. Trong lâm sàng, thường phối hợp Codein với các thuốc giảm đau ngoại vi như:
A. Aspirin
B. Diclofenac
C. Paracetamol
D. Indometacin
12. Naloxon thuộc nhóm thuốc nào sau đây:
A. Giảm đau ngoại vi
B. Giảm đau trung ương
C. Thuốc hướng tâm thần
D. Thuốc kích thích thần kinh trung ương
13. Codein thuộc nhóm thuốc nào sau đây
A. Thuốc an thần gây ngủ
B. Thuốc chữa động kinh
C. Thuốc kích thích thần kinh trung ương
D. Thuốc long đờm
14. Diazepam thuộc nhóm thuốc nào sau đây:
A. Giảm ho
B. Long đờm
C. An thần, gây ngủ
D. Giảm đau trung ương

57
Bài 4
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH
THỰC VẬT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa và phản ứng của hệ thần kinh thực vật.
2. Trình bày được cách phân loại và các chức năng của hệ thần kinh thực vật.
3. Trình bày được cách phân loại và tác dụng của các thuốc trên hệ thần kinh
thực vật
4. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm.
5. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cơ chế, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng và liều dùng của các thuốc trong nhóm

NỘI DUNG
1. Đại cương
Hệ thần kinh thực vật còn gọi là hệ thần kinh tự động, chuyên điều khiển các
hoạt động ngoài ý muốn của con người. Nó giữ vai trò điều hòa chức phận của nhiều
cơ quan quan trọng như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thân nhiệt, chuyển hóa và bài
tiết…Vì thế, hệ thần kinh thực vật là hệ điều hòa các hoạt động có tính chất sống còn
của cơ thể, giúp cơ thể sống ổn định và thích nghi được với những thay đổi của môi
trường.
Sợi thần kinh thực vật bắt nguồn từ các trung tâm ở não và tủy sống, đi tới các
cơ quan, các tạng, mạch máu. Hệ thần kinh thực vật được chia thành hai hệ: hệ giao
cảm và hệ phó giao cảm. Hai hệ này có chức năng đối ngược nhau trong điều hòa các
hoạt động của cơ thể.
2. Một số hệ phản ứng của hệ thần kinh thực vật và các thuốc tác dụng
2.1. Hệ cholinergic
Hệ thống các thụ thể có phản ứng đặc hiệu với acetylcholin gọi là hệ phản ứng
với acetylcholin hay hệ cholinergic. Chúng được chia thành hai hệ nhỏ là hệ
muscarinic (hệ M) và hệ nicotinic (hệ N).
2.1.1. Hệ muscarinic
Hệ muscarinic là hệ ngoài phản ứng với acetylcholin còn bị kích thích bởi
muscarin và bị phong bế bởi atropin.
Khi kích thích hệ muscarinic gây co cơ trơn khí phế quản, tiêu hóa, tiết niệu,
tăng tiết dịch, giãn cơ trơn mạch máu, ức chế tim và hạ huyết áp.
2.1.2. Hệ nicotinic
Hệ nicotinic là hệ ngoài phản ứng với acetylcholin còn bị kích thích bởi nicotin
ở liều thấp và bị phong bế bởi nicotin ở liều cao.
Khi kích thích hệ nicotinic gây co cơ vân, kích thích tim, co mạch, tăng huyết
áp, giãn đồng tử.
2.1.3. Phân loại thuốc tác dụng trên hệ Cholinnergic
Thuốc kích thích trên hệ cholinergic
- Thuốc kích thích trực tiếp trên hệ muscarinic và nicotinic: acetylcholin,
metacholin.
- Thuốc kích thích trực tiếp hệ muscarinic: pilocarpin.
- Thuốc kích thích gián tiếp trên hệ muscarinic và nicotinic: neostigmin,
phyostigmin

58
- Thuốc kích thích trực tiếp trên hệ nicotinic: Nicotin, lobelin,
Thuốc ức chế hệ cholinergic
- Thuốc ức chế hệ muscarinic:atropin, scopolamin.
- Thuốc ức chế hệ nicotinic:
+ Thuốc ức chế receptor N ở hạch (thuốc phong bế hạch): trimethaphan,
camsylat, hexamethonium….
+ Thuốc ức chế receptor N ở cơ vân (thuốc mềm cơ): tubocurarin,
gallamin…
2.2. Hệ adrenergic
Hệ adrenergic được chia thành hai hệ nhỏ là hệ  - adrenergic và hệ  -
adrenergic.
2. 2.1. Hệ  - adrenergic
Hệ  - adrenergic bao gồm các receptor 1 và  2 .
Khi kích thích receptor 1 gây co cơ trơn mạch máu, co cơ trơn tiết niệu, tăng
huyết áp.
Khi kích thích receptor  2 làm giảm tiết renin, ức chế tim, giãn mạch và hạ
huyết áp và tăng kết dính tiểu cầu.
Ở ngoại vi, receptor 1 chiếm ưu thế nên khi kích thích hệ  - adrenergic
ngoại vi thường gây co mạch và tăng huyết áp.
2.2.2. Hệ  - adrenergic
Hệ  - adrenergic có 3 loại receptor 1 ,  2 và  3 .
Receptor 1 có ở màng sau synap của sợi sau hạch giao cảm chi phối hoạt động
của tim.
Receptor  2 có ở màng sau synap của sợi sau hạch giao cảm ở cơ trơn mạch
máu, phế quản, tiêu hóa, tiết niệu, cơ vân, hệ chuyển hóa glucid.
Receptor  3 có ở các mô mỡ.
Khi kích thích hệ  gây kích thích tim, tăng co bóp cơ tim, giãn các cơ
trơn, tăng chuyển hóa.
2.2.3. Thuốc tác dụng trệ hệ adrenergic
Thuốc kích thích hệ adrenergic (Thuốc cường giao cảm)
- Thuốc kích thích trực tiếp  , β- adrenergic : adrenelin, noradrenalin,
dopamin..
- Thuốc kích thích trực tiếp  - adrenergic
+ Thuốc kích thích  1- adrenergic: heptaminol, phenylephrin
+ Thuốc kích thích  2- adrenergic : Methyldopa.
- Thuốc kích thích trực tiếp β- adrenergic:
+ Thuốc kích thích trực tiếp β - adrenergic không chọn lọc : isoprenalin,
dobutamin, ethylnephrin
+ Thuốc kích thích trực tiếp β2- adrenergic chọn lọc: salbutamol, terbutalin….
- Thuốc kích thích gián tiếp hệ adrenergic : ephedrin, amphetamin
Thuốc ức chế hệ adrenergic (Thuốc huỷ giao cảm)
- Thuốc ức chế trực tiếp  - adrenergic
+ Alcaloid cựa loã mạch : ergotamin, ergotoxin.
+ Dẫn xuất imidazol: prazosin, tolazolin, phentolamin.
+ Dẫn xuất haloalkylamin: phenoxybenzamin)
- Thuốc ức chế trực tiếp trên hệ β- adrenergic
+ Chọn lọc trên β1-adrenergic : atenolol, acebutolol, metoprolol, betaxol….
59
+ Không chọn lọc ( ức chế cả β1- β2) : propranolol, timolol, sotalol
- Thuốc ức chế gián tiếp hệ adrenergic: resecpin, guanethidin, bretylium
3. CÁC THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.
3.1. Thuốc kích thích hệ adrenergic (Thuốc cường giao cảm)
Thuốc kích thích hệ adrenergic (thuốc cường giao carm) là thuốc có tác dụng
kích thích trực tiếp trên receptor của hệ adrenergic hoặc gián tiếp làm tăng lượng
catecholamin ở synap thần kinh của hệ adrenergic.
3.1.1. Thuốc kích thích hệ  và  adrenergic
3.1.1.1.Adrenalin
Nguồn gốc:
- Nội sinh: adrenalin được tiết ra ở nhiều nơi như ngọn sợi sau hạch giao cảm,
thần kinh trung ương nhưng nhiều nhất là tuyến tủy thượng thận.
- Adrenalin dùng làm thuốc được chiết từ tủy thượng thận của động vật và tổng
hợp hóa học. Adrenalin dùng trong y học là loại đồng phân tả tuyền, có hoạt tinh mạnh
hơn loại đồng phân hữu tuyền 20 lần.
Dược động học
- Hấp thu: adrenalin ít được hấp thu và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Thuốc
hấp thu được qua đường đặt dưới lưỡi và đường tiêm: đường tiêm dưới da và tiêm bắp
hấp thu chậm do gây co mạch nơi tiêm. Tiêm tĩnh mạch hấp thu nhanh, xuất hiện tác
dụng quá nhanh và mạnh nên dễ gây tai biến như phù phổi cấp, giãn mạch mạnh, tai
biến mạch máu não. Vì vậy, adrenalin chủ yếu dùng truyền tĩnh mạch.
- Chuyển hóa: trong cơ thể, adrenalin và các catecholamin đều bị chuyển hóa
bởi 2 loại enzym là COMT và MAO tạo thành các chất chuyển hóa không còn hoạt
tính
- Thải trừ: adrenalin thải trừ chủ yếu qua nước tiểu phần lớn dưới dạng đã
chuyển hóa (acid vanylmandelic liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric).
Tác dụng và cơ chế
- Trên thần kinh giao cảm: thuốc kích thích cả receptor  ,  adrenergic,
nhưng tác dụng trên  mạnh hơn. Các tác dụng của adrenalin rất phức tạp, tương tự như
kích thích hệ giao cảm. Biểu hiện tác dụng của adrenalin trên các cơ quan và tuyến như
sau:
+ Trên mắt: gây co cơ tia mống mắt làm giãn đồng tử, làm chèn ép lên ống
thông dịch nhãn cầu gây tăng nhãn áp.
+ Trên hệ tuần hoàn
+ Trên tim: thuốc kích thích receptor 1 ở tim, làm tăng nhip tim, tăng sức co
bóp của cơ tim, tăng lưu lượng tim do đó tăng công của tim và tăng ức tiêu thụ oxy
của tim. Vì vậy, nếu dùng liều cao coa thể gây rối loạn nhịp tim.
+ Trên mạch: adrenalin kích thích receptor 1 gy co mạch một số vùng như
mạch ngọai vi, mạch da và mạch tạng, kích thích recceptor  2 gây dãn mạch một số
vùng như mạch não, mạch phổi, mạch vành, mạch máu tới bắp cơ.
+ Trên huyết áp: adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, ít ảnh hưởng tới huyết áp
tâm trương. Kết quả là huyết áp trung bình chỉ tăng nhẹ. Đặc biệt, adrenalin gây hạ
huyết áp do phản xạ.
- Trên thần kinh trung ương: liều điều trị, adrenalin ít ảnh hưởng do ít qua
hàng rào máu não. Liều cao, kích thích thần kinh trung ương gây hồi hộp, bứt rứt, khó
chịu, đánh trống ngực, căng thẳng, run. Tác dụng kích thích thần kinh đặc biệt rõ ở
người bị bệnh Parkinson .
Ngoài ra, adrenalin làm tăng khả năng kết dính tiểu cầu.

60
Chỉ định:
Cấp cứu sốc phản vệ.
Cấp cứu ngừng tim đột ngột.
Hen phế quản (hiện nay ít dùng vì có nhóm kích thích chọn lọc trên  2 ).
Dùng tại chỗ để cầm máu niêm mạc, trị viêm mũi, viêm mống mắt
Phối hợp với thuốc tê để tăng cường tác dụng của thuốc tê.
Tác dụng không mong muốn:Thường gặp là lo âu, hồi hộp, loạn nhịp tim,
nhức đầu, trường hợp tiêm tĩnh mạch nhanh có thể phù phổi, xuất huyết não.
Chống chỉ định
Mắc bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.
Xơ vữa động mạch.
Ưu năng tuyến giáp.
Đái tháo đường.
Tăng nhãn áp.
Bí tiểu do tắc nghẽn.
Tương tác thuốc
Không dùng đồng thời adrenalin với:
- Thuốc ức chế  - adrenergic loại không chọn lọc vì làm tăng huyết áp mạnh
có thể gây tai biến mạch máu não.
- Thuốc gây mê nhóm halogen vì có thể gây rung tâm thất nặng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng vì có thể gây tăng huyết áp và loạn nhịp tim
nặng.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: ống tiêm 1mg/ mL.
- Liều dùng: Tùy mức độ bệnh, có thể dùng 1mg/ lần,2mg/ 24h, tiêm dưới da
hoặc truyền tĩnh mạch.
3.1.1.2.Noradrenalin
Dược động học
Noradrenalin có đặc điểm dược động học tương tự adrenalin, chỉ khác là
Noradrenalin gây co mạch mạnh nên không tiêm dưới da và tiêm bắp, chỉ dùng đường
tiêm và truyền tĩnh mạch.
Tác dụng
Trên thần kinh trung ương: tương tự như adrenalin
Trên thần kinh thực vật: Thuốc kích thích cả thụ thể  ,  – adrenergic nhưng
tác dụng trên hệ  rất yếu nên thực tế có thể coi là chỉ tác dụng trên hệ  . Biểu hiện
tác dụng trên các cơ quan như sau :
Trên hệ tuần hoàn : Noradrenalin ít ảnh hưởng tới tim do ít tác dụng trên thụ thể
 nhưng gây co mạch mạnh hơn adrenalin (do tác dụng chủ yếu trên thụ thể  ). Gây
co tất cả các mạch máu, co mạch vành, làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng cả huyết áp
tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và không gây phản xạ hạ huyết áp
bù trừ.
Các tác dụng khác tương tự adrenalin nhưng yếu hơn.
Chỉ định :
Hạ huyết, truỵ tim mạch do các nguyên nhân như chấn thương, nhiễm khuẩn,
quá liều thuốc phong bế hạch, quá liều thuốc huỷ phó giao cảm….
Phối hợp thuốc gây tê để kéo dài tác dụng của thuốc tê.
Cầm máu niêm mạc.

61
Tác dụng không mong muốn.
Có thể gây tình trạng lo âu, căng thẳng hồi hộp, đau đầu nhưng ít hơn
adrenalin.
Chế phẩm và liều dùng.
- Chế phẩm: ống tiêm 1mg/ml.
- Liều dùng: 1-4 mg/24h pha trong dung dịch glucose đẳng trương, truyền
tĩnh mạch.Liều tối đa 10mg/24h.
3.1.2.Thuốc kích thích hệ  - adrenergic
3.1.2.1. Thuốc kích thích receptor  2 .
Methyldopa
(Alpha methyldopa)
Khi vào cơ thể, methyldopa được chuyển hóa thành alpha methyl
norepinephrin. Chất này kích thích thụ thể  2 - adrenergic ở trung ương dẫn đến ức
chế giao cảm ngoại biên gây hạ huyết áp.
Ngoài ra, methyldopa còn ức chế dopa  - decarboxylase là enzym xúc tác cho
sinh tổng hợp noradrenalin và ngăn cản thu hồi catecholamin về nơi dự trữ nên cũng
góp phần làm gỉam hoạt đông của tim, giãn mạch và hạ huyết áp.
Thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp cả tư thế đứng và cả tư thế nằm. Thuốc
không ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận và tim.
Tác dụng không mong muốn thường gặp là hạ huyết áp thế đứng, an thần,
chóng mặt, khô miệng, giảm tình dục (Các phần khác của thuốc được trình bày chi tiết
trong bài thuốc điều trị tăng huyết áp).
3.1.2.2.Thuốc kích thích receptor  - adrenergic: Thuốc kích thích receptor  -
adrenergic thường có hai tác dụng chính:
- Kích thích  1- adrenergic làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim và tăng
dẫn truyền.
- Kích thích  2- adrenergic gây giãn cơ trơn: cơ trơn mạch máu, cơ trơn tử
cung, cơ trơn khí phế quản…
*.Thuốc kích thích không chọn lọc trên receptor  1- adrenergic
Dược động học:
Isoprenalin hấp thu tốt, có thể dùng đường tiêm dưới da, tiêm bắp, tĩnh mạch,
đặt dưới lưỡi hoặc khí dung. Trong cơ thể bị chuyển hoá bởi COMT, ít bị ảnh hưởng
bởi MAO . Liên kết với acid glucoronic và acid sulfuric. Thải trừ qua nước tiểu phần
lớn dưới dạng đã chuyển hoá.
Tác dụng:
- Trên thần kinh trung ương: Gây kích thích thần kinh trung ương nhẹ hơn
adrenalin
- Trên hệ giao cảm:
+ Trên tim: Kích thích receptor β1 trên tim làm tăng hưng phấn, tăng co bóp,
tăng lưu lượng tim. Các tác dụng trên tim của Isoprenalin mạnh hơn adrenlin.
+ Trên mạch : Gây giãn mạch đặc biệt là mạch máu tới cơ vân
+ Trên huyết áp: Tăng huyết áp tâm thu , giảm huyết áp tâm trương. Gây hạ
huyết áp do phản xạ mạnh hơn adrenalin.
+ Trên cơ trơn: Kích thích receptor β2 ở cơ trơn nên làm giãxn hầu hết các cơ
trơn như cơ trơn hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, tử cung…tác dụng giãn cơ trơn càng rõ khi
cơ trơn ở trạng thái co thắt. Tác dụng giãn cơ trơn của Isoprenalin mạnh hơn của
adrenalin 5-10 lần. Đồng thời với giãn cơ trơn, thuốc còn có tác dụng giảm tiết dịch
phế quản nên có tác dụng cắt cơn hen tốt.

62
Chỉ định:
Ngừng tim do sốc
Loạn nhịp tim chậm.
Cơn hen phế quản ( hiện tại không khuyến cáo vì tác dụng cả trên β1
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp là nhức đầu, hồi hộp, tim đập nhanh
Chế phẩm và liều dùng:
Liều dùng : ngậm dưới lưỡi: 10- 30 mg/ 24h
Tiêm truyền tĩnh mạch 0,5- 1 mg
Viên ngậm dưới lưỡi 10-30 mg. ống tiêm từ 0,2- 1 mg /ml. Khí dung 0,25%
*.Thuốc kích thích chọn lọc trên receptor  2- adrenergic (Các thuốc thông dụng gồm
Salbutamol, terbutalin, pirbuterol, salmetrol, fonoterol….)
Dược động học
Các thuốc trong nhóm chủ yếu dùng qua đường uống và khí dung. Khi dùng
dạng khí dung, tác dụng giãn khí quản của thuốc tác dụng sau 2-3 phút, còn dạng
uống thì tác dụng sau khoảng 30m phút và duy trì được trong khoảng 4-6 giờ. Các
thuốc mới như salmetrol, formoterol có tính tan trong lipid cao và khả năng gắn vào
receptor mạnh nên thời gian tác dụng dài hơn (≥ 12 giờ)
Tác dụng và cơ chế
Tác dụng kích thích chọn lọc trên receptor β2- adrenergic làm tăng tổng hợp
AMPv, làm giãn cơ trơn khí phế quản, tử cung, mạch máu và kích thích cơ vân .
Chỉ định
Hen phế quản
Doạ đẻ non.
Tác dụng không mong muốn
Run cơ, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ,
Khi dùng kéo dài có thể gây quen thuốc.
Chống chỉ định
Loạn nhịp tim
Suy mạch vành
Tăng huyết áp
Tiểu đường
Người mang thai 3 tháng đầu
Các thuốc và liều dùng
Salbutamol ( Ventolin)
Khí dung : 100  g / 1 lần hít , 1-4 lần mỗi 4-6 giờ
Uống 2-4 mg /lần . 3-4 lần / 24 giờ
Terbutalin
Khí dung 100-200  g/ lần, 2-3 lần hít trong 4-6 giờ
Uống 2,5-5 mg / lần , 2-3 lần/ ngày
Salmeterol
Khí dung 21  g/ lần, 2 lần /24h
*. Thuốc kích thích gián tiếp hệ adrenergic
EPHEDRIN
Nguồn gốc
Tự nhiên: ephedrin là alkaloid của cây ma hoàng, dạng đồng tả tuyền
Tổng hợp: thuốc được tổng hợp đầu tiên vào năm 1927, là đồng phân hữu
tuyền
Cả hai dạng đều dùng được trong lâm sàng
63
Dược động học
Thuốc được hấp thu qua đường uống, tiêm, dùng ngoài. Sau khi uống 2-4 giờ,
thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu, duy trì tác dụng trong 4-6 giờ. Trong cơ thể bị
chuyển hoá chậm và ít bởi các phản ứng oxy hoá khử . Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Thời gian bán thải 3-6 giờ.
Tác dụng
- Trên tuần hoàn : kích thích tim, co mạch, tăng huết áp
- Trên hô hấp : kích thích hô hấp, giãn cơ trơn phế quản nên đực dùng để điều
trị hen phế quản.
- Trên thần kinh trung ương : kích thích thần kinh trung ương
- Trên vỏ não : liều thấp thuốc gây hưng phấn, sảng khoái, tỉnh táo, giảm mệt
mỏi. Liều cao gây mất ngủ, hồi hộp, run tay, tăng vận động .
Chỉ định
Hen phế quản
Hô hấp bị ức chế (khi gây tê tuỷ sống, ngộ độc rượu, thuốc ngủ)
Hạ huyết áp do truỵ tim mạch
Viêm và xung huyết mũi họng
Tác dụng không mong muốn
Thuốc gây kích thích: hồi hộp, mất ngủ, loạn nhịp tim, tăng huyết áp ..
Chế phẩm và liều dùng
Viên nén 10mg, thuốc nhỏ mũi 1-3%, ống tiêm 25mg/ml. Ngoài ra còn dạng
khí dung, siro phối hợp các thuốc khác
Liều dùng: tiêm dưới da, bắp 10 mg /lần, 20mg/24h
Uống 10mg/lần, 60mg /24 h
Liều tối đa 150mg/24h
3.2. Thuốc ức chế hệ adrenergic ( Thuốc huỷ giao cảm )
Thuốc ức chế hệ  - adrenergic. (Proprannolol, alprenolol, oxprenolol, pindolol,
betaxolol, esmolol, acebutolol, atenolol
Dược động học
Hầu hết các thuốc đều hấp thu qua đường tiêu hoá. Sau khi uống khoảng 1-2
giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Chuyển hoá qua gan lần đầu và sinh khả dụng
của các thuốc phụ thuộc vào tính hoà tan trong lipid. Thuốc phân bố tới các tổ chức
trong cơ thể, qua được hàng rào máu não. Phần lớn các chất chuuyển hoá ở gan và thải
trừ chủ yếu qua nước tiểu .
Tác dụng
Các thuốc đều có đặc điểm tác dụng giống nhau trên tim, mạch, huyết áp, cơ
trơn và trên chuyển hoá chỉ khác nhau về cường độ tác dụng.
- Trên tim mạch: Thuốc ức chế receptor β1- adrenergic làm giảm hoạt động của
tim: Giảm sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền, giảm tiêu thụ oxy cơ tim nên có tác
dụng chống loạn nhịp.
- Trên cơ trơn: Làm tăng co cơ trơn khí phế quản, cơ trơn tiêu hoá
- Trên ngoại tiết: Làm tăng tiết dịch khí phế quản, dịch tiêu hoá .
- Trên chuyển hoá: Làm giảm chuyển hoá, ức chế phân huỷ glycogen và lipid,
ức chế tác dụng tăng đường huyết của các Catecholamin.
- Các tác dụng khác: Thuốc còn có tác dụng ổn định màng tế bào thần kinh, tế
bào cơ tim và cơ vân nên cũng có tác dụng chống loạn nhịp và gây tê, an thần nhẹ.
Chỉ định
Tăng huyết áp
Cơn đau thắt ngực

64
Loạn nhịp tim do cường giao cảm, sau nhồi máu cơ tim.
Tăng nhãn áp
Một số bệnh thần kinh, đau nửa đầu, run cơ .
Giải độc thuốc cường  - adrenergic.
Tác dụng không mong muốn
Chậm nhịp tim
Co thắt khí phế quản gây cơn hen.
Gây cơn đau và loát dạ dày tá tràng
Khi ngừng thuốc đột ngột có thể làm nặng thêm cơn đau thắt ngực, thậm chí
gây đột tử . Vì vậy, trước khi ngừng thuốc phải giảm liều dần dần.
Chống chỉ định
Suy tim, chậm nhịp xoang.
Hen phế quản
Loét dạ dày tá tràng tiến triển
Nhược cơ
Người mang thai
Các thuốc và biệt dược:
Dựa vào vị trí tác dụng và cơ chế, thuốc ức chế  – adrenergic được chia thành
hai nhóm
- Không chọn lọc ( ức chế cả  1 và  2 ) : propranolol. Labetalol, sotalol,
timolol, pindolol, alprenolol, oxprenolol….
- Chọn lọc trên  1: atenolol, acebutolol, metoprolol, practolol, betaoxolol,
esmolol….
Các thuốc nói chung giống nhau về tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ khác nhau về
cường độ tác dụng và một số đặc điểm riêng
Liều dùng
Proprannolol : 40-120 mg/ 24h
Pindolol : 5-15mg/24h
Petaxolol : 20-40mg/24h
Esmolol : 50-200  g/kg/phút/24h
Acebutolol : 200-600mg/24h
Atenolol : 50-100mg/24h .
3.3. Thuốc ức chế trực tiếp hệ α- adrenergic.
3.3.1. Thuốc ức chế α - adrenergic không chọn lọc.
PHENTOLAMIN
Dược động học
Hấp thu nhanh qua đường tiêm, duy trì tác dụng ngắn. Sau khi tiêm tĩnh
mạch tác dụng xuất hiện ngay, tức thì và kéo dài 15-30 phút, tiêm bắp 15- 20 phút có
tác dụng, duy trì 30-45 phút. Thuốc chuyển hoá ở gan và thải trừ qua nước tiểu chủ
yếu dưới dạng đã chuyển hoá.
Tác dụng
Phentolamin ức chế cả receptor α 1, α 2 làm giãn mạch và hạ huyết áp. Thuốc
gây tăng nhịp tim do phản xạ.
Chỉ định:
Dự phòng và điều trị tăng huyết áp.
Tác dụng không mong muốn.
Thường gặp là hạ huyết áp, nhịp tim nhanh do phản xạ hoặc loạn nhịp, thiếu
máu cục bộ cơ tim và các rối loạn tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày
tá tràng cấp.
65
Chống chỉ định
Nhồi máu cơ tim hoặc tiền sử nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, xơ cứng mạch vành.
Suy thận.
Chế phẩm và liều dùng :
Thường dùng 5 mg/lầnm tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
Lọ thuốc tiêm 5 mg.
Các thuốc khác : Telazolin và phenoxybenzamin có đặc điểm tác dung, tác
dụng không mong muốn, chỉ định, chống định tương tự phentolamin. Tuy nhiên
phenoxybenzamin có thể dùng đường uống và tác dụng kéo dài 24h .
3.3.2. Thuốc ức chế chọn lọc α 1- adrenergic
PRAZOSIN
Dược động học
Thuốc hấp thu qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng từ 43- 82%. Thức ăn làm
chậm hấp thu thuốc. Sau khi uống từ 1-3 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu, duy
trì tác dụng 24 giờ nhưng phải điều trị 4-6 tuần mới đạt hiệu quả đầy đủ. Thuốc phân
bố khắp các tổ chức, cao nhất là ở phổi, động mạch vành, động mạch chủ tim, thấp
nhất là ở não. Liên kết với protein huyết tương 97%, qua được sữa mẹ. Thuốc chuyển
hoá qua gan bằng phản ứng khử methyl. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng
chuyển hoá.
Tác dụng:
- Trên tim mạch : prazosin ức chế chọn lọc trên receptor α1 nên gây giãn mạch,
giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp. Khác phentolamin, prazosin ít làm tăng nhịp tim
do phản xạ. Không ảnh hưởng tơí lưu lượng máu qua thận và chức năng thận.
- Tác dụng khác: giãn cơ trơn tuyến tiền liệt do đó làm tăng lưu lượng nước tiểu
ở người phì đại tuyến tiền liệt lành tính, giảm cholesterol toàn phần và LDL-
cholesterol.
Chỉ định :
Tăng huyết áp
Suy tim xung huyết.
Phì đại tuyến tiền liệt.
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là chóng mặt , nhức đầu, đánh
trống ngực, hạ huyết áp thế đứng, khô miệng, táo bón, sung huyết mũi và rối loạn tình
dục.
Chống chỉ định.
Suy tim do tắc nghẽn như hẹp van hai lá, hẹp động mạch chủ.
Chế phẩm và liều dùng
Chế phẩm: viên nang 1, 2 và 5 mg
Liều dùng : khởi đầu 0,5 mg/ lần, 2-3 lần/24h, duy trì 1-2mg/lần, 2 lần/24h.
3.4. Thuốc ức chế gián tiếp hệ adrenergic.
RESERPIN.
Dược động học
Hấp thu được qua đường uống và tiêm. Tác dụng xuất hiện chậm và kéo dài
(sau khi uống thuốc 2-3 ngày mới xuất hiện tác dụng và kéo dài tới 14 ngày sau khi
ngừng thuốc). Dạng tiêm thuốc xuất hiện tác dụng nhanh, bắt đầu 1-2 giờ và hết tác
dụng sau 6-12 giờ. Reserpin qua được nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được chuyển hoá
thành dạng không hoạt tính và thải trừ chủ yếu qua phân.
Tác dụng và cơ chế.
Reserpin ức chế sinh tổng hợp và dự trữ catecholamine, tăng giải phóng
catecholamine, ngăn cản thu hồi catecholamine về ngọn sợi, gây cạn kiệt
66
catecholamine ở cả trung ương và ngoại vi, do đó ức chế thần kinh trung ương và làm
giảm chức năng giao cảm.
- Trên thần kinh trung ương và tâm thần: Reserpin có tác dụng an thần, giảm
căng thẳng, hồi hộp, lo âu, tạo trạng thái bình thản, thờ ơ với ngọai cảnh.
- Trên thần kinh giao cảm:
Reserpin gián tiếp ức chế gián tiếp hệ adrenergic gây tác dụng trên các cơ quan và các
tuyến như: gây co đồng tử, giảm chức năng tuần hoàn như giảm nhịp tim, giảm sức co
bóp cơ tim, giãn mạch và hạ huyết áp (tác dụng hạ huyết áp chậm nhưng kéo dài),
tăng co bóp cơ trơn, tăng tiết dịch, giảm chuyển hoá, ức chế FSH và LH , rối loạn bài
tiết sữa, giữ nước.
Chỉ định
Tăng huyết áp
Loạn nhịp tim: ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung tâm thất.
Rối loạn tâm thần thể hưng cảm.
Bệnh Raynaud
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn thường liên quan đến tác dụng cường giao
cảm và ức chế thần kinh của thuốc. Trên thần kinh: thuốc gây buồn ngủ, hoa
mắt,chóng mặt, đau đầu, trầm cảm, giảm khả năng tư duy
Trên tiêu hoá: gây rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
loét dạ dày tá tràng.
Trên hô hấp: gây sung huyết niêm mạc mũi.
Khi dùng liều cao, kéo dài gây hội chứng Parkinson, tăng tiết sữa, rối loạn
kinh nguyệt ở phụ nữ và chứng vú to, giảm tình dục ở nam giới
Chế phẩm và liều dùng :
- Chế phẩm : viên nén 0,1; 0,25; 0,5; và 1 mg. ống tiêm 1mg.
- Liều dùng : người lớn: 0,1- 0,25 mg/24h. Trẻ em : 5- 20 μg/kg/24h.
3.5. Thuốc ức chế hệ cholinergic (huỷ phó giao cảm)
3.5.1. Thuốc ức chế hệ Muscarinic nguồn gốc tự nhiên
ATROPIN
Nguồn gốc
Là Alcaloid có trong belladon, cà độc dược .
Tác dụng và cơ chế
Thuốc cạnh tranh với acetycholin và các chất kích thích hệ Muscarinic khác.
- Kích thích thần kinh trung ương. Liều cao gây bồn chồn, ảo giác mê sảng.
- Tác dụng huỷ phó giao cảm: Atropin ức chế chọn lọc trên hệ M, gây tác dụng
huỷ phó giao cảm, biểu hiện trên các cơ quan và các tuyến như sau
+ Trên mắt: thuốc gây giãn cơ vòng mống mắt, gây liệt thể mi dẫn tới mất
khả năng điều tiết của mắt và làm tăng nhãn áp.
+ Trên tuần hoàn: Bình thường ít ảnh hưởng tới tim mạch . Liều cao làm
tim đập nhanh, co mạch và tăng huyết áp.
+ Trên cơ trơn : Làm giảm trương lực, giảm nhu động ruột, giãn cơ trơn hô
hấp, tiêu hoá, tiết niệu( tác dụng rõ khi ở trạng tháI co thắt)
+ Trên tuyến ngoại tiết: Giảm tiết dịch ngoại tiết như giảm tiết nước bọt,
đờm, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột ..
Chỉ định
- Nhỏ mắt gây dãn đồng tử để soi đáy mắt, đo khúc xạ mắt ở trẻ lác.
- Đau do co thắt dạ dày, ruột, đường mật, đường niệu..
- Hen phế quản.
- Tiền mê.
67
- Phòng chống nôn đI tàu xe.
- Bệnh Parkinson.
- Ngộ độc thuốc cường cholinergic
Tác dụng không mong muốn
- Thường khô miệng, khó nuốt, khát, sốt.
- Giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt và tăng nhãn áp .
- Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
- Thần kinh : dễ bị kích thích, hoang tưởng, lú lẫn.
- Tiết niệu: bí tiểu
- Tiêu hoá: Giảm nhu động ruột gây táo bón
Chống chỉ định
Tăng nhãn áp
Bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt
Liệt ruột , hẹp môn vị, nhược cơ.
Liều dùng :
Uống hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp 0,5-1 mg/24h
Liều tối đa tiêm 1mg/lần, 2mg/24h; uống 2mg/lần, 3mg/24h
Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ (xem phần ngộ độc thuốc )
3.6. Thuốc ức chế hệ N ở cơ vân (Thuốc mềm cơ, cura).
Dược động học
Các thuốc có cấu trúc amin bậc 4 nên khó hấp thu qua đường tiêu hoá, khó qua
hàng rào máu não, thường dùng đường tiêm tĩnh mạch
Các thuốc có cấu trúc amin bậc 2, bậc 3 hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hoá
nên có thể dùng đường uống hoặc tiêm (mellicitin, condenphin). Trong cơ thể được
chuyển hoá và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu
Tác dụng
Các thuốc mềm cơ có tác dụng phong bế hệ N ở cơ xương, làm ngừng dẫn
truyền xung động thần kinh qua sinap thần kinh- cơ dẫn tới giãn và mềm cơ xương.
Ngoài tác dụng giãn mềm cơ, thuốc còn có tác dụng phong bế hạch thực vật nhưng
yếu.
Tác dụng giãn mềm cơ không xuất hiện đồng thời mà theo một trình tự nhất
định và mức độ giãn cơ phụ thuộc vào liều dùng. Thông thường, các nhóm cơ vận
động tinh tế mềm trước rồi đến nhóm cơ thô sơ : đầu tiên cơ cổ gáy, cơ mặt ( gục đầu,
sụp mi mắt, trễ hàm dưới , giãn thanh quản) tiếp đến nhóm cơ chi (cơ tay, chân) rồi cơ
thân (cơ lưng, bụng, cơ gian sườn cuối cùng là cơ hoành). Khi cơ gian sườn và cơ
hoành bị mềm, bệnh nhân mất khả năng hô hấp có thể tử vong. Thứ tự phục hồi theo
chiều ngược lại
Chỉ định
Tiền mê
Co giật do uốn ván, ngộ độc strychnine, mã tiền, sốc điện.
Trạng thái tăng trương lực cơ.
Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc chia 2 loại.
Các chất cura tự nhiên: Tubocurarin, mellictin, codenphin….
Các cura tổng hợp : gallamin, suxamethithonium, decameton..
- Dựa vào cơ chế chia 2 loại :
Cura chống khử cực : tubocurarin, dimethyltubocurarin, gallamin..
Cura gây khử cực lâu bền : suxamethithonium, decameton..

68
LƯỢNG GIÁ

Điền vào chỗ trống…….:


1. Hệ thần kinh thực vật còn gọi là hệ ……(A)……….., chuyên điều khiển các hoạt
động ngoài ý muốn của con người. Nó giữ vai trò …………(B)……….. của nhiều cơ
quan quan trọng như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thân nhiệt, chuyển hóa và bài
tiết…Vì thế, hệ thần kinh thực vật là hệ điều hòa các ………(C)……………… của cơ
thể, giúp cơ thể sống ổn định và ……(D)……. được với những thay đổi của môi
trường.
A………………………
B………………………
C………………………
D……………………….
2. Sợi thần kinh thực vật bắt nguồn từ ………(E)………., đi tới các cơ quan, các tạng,
mạch máu. Hệ thần kinh thực vật được chia thành hai hệ: hệ giao cảm và
……(F)…….. Hai hệ này có chức năng ……(G)……. trong điều hòa các hoạt động
của cơ thể.
E…………………………….
F……………………………….
G………………………………..
3. Hệ thống các thụ thể có ………(H)……. với acetylcholin gọi là hệ phản ứng với
acetylcholin hay hệ cholinergic. Chúng được chia thành hai hệ nhỏ là hệ …..(I)……..
và hệ nicotinic (hệ N).
H…………………………….
I…………………………….

Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:


4. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng cường giao cảm:
a. Proprannolol
b. Alprenolol
c. Adrenalin
d. Pindolol
5. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng cường giao cảm:
a. Proprannolol
b. Alprenolol
c. Noradrenalin
d. Pindolol
6. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng cường giao cảm:
a. Atenolol
b. Alprenolol
c. Salbutamol
d. Acebutolol
7. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng cường giao cảm:
a. Proprannolol
b. Alprenolol
c. Ephedrin
d. Acebutolol
8. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng hủy giao cảm:
a. Proprannolol
69
b. Adrenalin
c. Ephedrin
d. Salbutamol
9. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng hủy giao cảm:
a. Acebutolol
b. Noradrenalin
c. Ephedrin
d. Salbutamol
10. Trong các thuốc sau thuốc nào có tác dụng hủy giao cảm:
a. Reserpin
b. Adrenalin
c. Ephedrin
d. Methyldopa
11. Kể tên các thuốc có tác dụng cường giao cảm?
12. Kể tên các thuốc có tác dụng hủy giao cảm?
13. Kể tên các thuốc có tác dụng cường phó giao cảm?
14. Kể tên các thuốc có tác dụng hủy phó giao cảm?
15. Trình bày tác dụng, chỉ định, chống chỉ đinh, tác dụng không mong muốn, cách
dùng, liều lượng của các thuốc : Adrenalin, Ephedrin, Methyldopa, Salbutamol?

70
Bài 5
THUỐC CHỐNG VIÊM PHI STEROID
VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được phân loại, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng
không mong muốn chung của các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid (NSAIDs).
2. Trình bày được đặc điểm dược động học, tác dụng, chỉ định, tác dụng không
mong muốn của các thuốc được đề cập đến trong bài.
3. Phân tích được ưu, nhược điểm của các thuốc thuộc dẫn chất oxicam, coxib
và aminophenol.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tác dụng và cơ chế
Phospholipi màng tế bào

Phospholipase A2

Acid arachidonic

COX 1 COX 2 LOX

Thromboxan A2 Prostagladin Prostagladin Thromboxan A2


Sinh lý Gây viêm

Kết lập - Tăng bài tiết chất Viêm - Viêm


tiểu cầu nhầy dạ dầy - Co thắt phế quản
- Tăng sức lọc cầu thận

Sơ đồ 5.1. Vai trò của enzym cyclooxygenase (COX) và lipooxygenase (LOX)


. Tác dụng hạ sốt
- Cơ chế gây sốt: các chất gây sốt ngoại lai như vi khuẩn, độc tố sau khi xâm
nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất ra chất gây rối nội tại. Các chất gây sốt
nội tại hoạt hóa prostaglandin synthetase làm tăng tổng hợp prostaglandin E1 và E2 từ
acid arichilonic ở vùng dưới đồi gây mất cân bằng cơ chế điều nhiệt (tăng các quá
trình sinh nhiệt, giảm các quá trình thải nhiệt) gây nên sốt.

71
Chất gây sốt (+) (+) Chất gây sốt Thuốc hạ sốt
Bạch cầu
ngoại lai nội tại

(+) (-)

PG synthetase

Acid arachidonic Prostaglandin (E1, E2)

 Sinh nhiệt  Thải nhiệt

Sốt

Sơ đồ 5.2. Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc hạ sốt


- Cơ chế hạ sốt: các thuốc hạ sốt ức chế prostaglandin synthetase làm giảm tổng
hợp prostaglandin E1 và E2 do đó ức chế các quá trình sinh nhiệt, tăng cường các quá
trình thải nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt.
Ở liều điều trị thuốc, có tác dụng hạ sốt khi cơ thể bị sốt do bất kỳ nguyên nhân
nào và chỉ có tác dụng điều trị triệu trứng, không hạ thân nhiệt ở người không sốt
(Xem sơ đồ 15.2).
. Tác dụng giảm đau
Các thuốc đều có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến vừa, vị trí tác dụng là ở các
receptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau do
viêm. Khác với thuốc giảm đau trung ương (nhóm opiat), thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng,
không gây ức chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài.
- Cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính
cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các dây đau của phản ứng viêm như
bradykinin, serotonin…
. Tác dụng chống viêm
Thuốc có tác dụng chống viêm theo cơ chế trình bày trong sơ đồ 15.3
Phospholip màng
Thuốc chống viêm
Phospholipase A2 không steroid
(-)
Acid arachidonic

Lipooxygenase Cyclooxygenase

Leucotrien Prostaglandin

C,D,E B4
72
Viêm
Sơ đồ 5.3. Cơ chế gây viêm tác dụng của thuốc chống viêm không steroid
Cơ chế chống viêm: các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzym
cyclooxygenase (COX) ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học
gây viêm, do đó làm giảm quá trình viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất).
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân huỷ protein, ngăn cản
quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lymosom và đối kháng tác dụng của các
chất trung gian hóa học như bradykinin, histamin, serotonin ức chế hóa hướng động
bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm.
Người ta đã tìm ra 2 loại enzym COX: COX1 có nhiều ở các tế bào lành tạo ra
các prostaglandin cần cho tác dụng sinh lý bình thường của một số cơ quan trong cơ
thể (dạ dày, tiểu cầu, thận…) COX2 chỉ xuất hiện tại các tổ chức bị tổn thương, có vai
trò tạo ra các prostaglandin gây viêm. Chính vì thế xu hướng mới là tạo ra các thuốc
chống viêm có tác dụng chọn lọc lên enzym COX2 để thuốc kh«ng ảnh hưởng tới
chức năng sinh lý bình thường của một số cơ quan trong cơ thể (dạ dày, tiểu cầu,
thận…). CO2 chỉ xuất hiện tại các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các
prostagladin gây viêm. Chính vì thế, xu hướng mới là tạo ra các thuốc chống viêm có
tác dụng chọn lọc trên enzym COX2 để thuốc không ảnh hưởng tới chức năng sinh lý
bình thường, giảm tác dụng không mong muốn mà vẫn duy trì được tác dụng chống
viêm. Một số thuốc có tác dụng ưu tiên trên COX2 hiện tại được công nhận là
rofecoxib, celecoxib và valdecoxib.
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu
Các thuốc chống viêm không steroid ức chế enzym throboxan synthetase làm
giảm tổng hợp thromboxan A2 (chất gây kết tập tiểu cầu) nên có tác dụng chống kết
tập tiểu cầu (cơ chế chi tiết trình bày ở bài thuốc chống đông máu).
1.2. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn của các thuốc chống viêm kh«ng steroid chủ yếu
liên quan đến tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin.
. Trên tiêu hóa
Kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể là loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu
hóa… nguyên nhân do thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin E1 và E2 làm giảm tiết
chất nhày và các chất bảo vệ niêm mạc, tạo thuận lợi cho các yếu tố gây loét xâm lấn.
. Trên máu

73
Kéo dài thời gian chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tiểu cầu và giảm
prothrombin. Hậu quả gây kéo dài thời gian đông máu, mất máu không nhìn thấy qua
phân, tăng nguy cơ chảy máu.
. Trên thận
Do ức chế prostaglandin E2 và E1 (là những chất có vai trò duy trì dòng máu
đến thận) nên làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm sức lọc cầu thận, giảm thải dẫn
đến ứ nước, tăng kali máu và viêm thận kẽ.
. Trên hô hấp
Gây cơn hen giả trên người không bị hen hoặc làm tăng các cơn hen ở người
hen phế quản. Nguyên nhân do thuốc ức chế cyclooxygenase nên acid arachidonic
tăng cường chuyển hóa theo con đường tạo ra leucotrien gây co thắt phế quản.
. Các tác dụng không mong muốn khác: mẫn cảm (ban da, mề đay, sốc quá
mẫn); gây độc với gan, gây dị tật ở thai nhi nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai
kỳ hoặc kéo dài thời kỳ mang thai và chuyển dạ, xuất huyết khi sih.
1.3. Chỉ định chung
Giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt hiệu quả đối với các loại đau có
kèm viêm.
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt
Chống viêm: các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp,
viêm cột sống dính khớp, bệnh gút…).
1.4. Phân loại
Dẫn xuất pyrazolon hiện nay hầu như không dùng do có độc tính cao với máu,
thận (suy tủy) và là một trong những nhóm thuốc đầu bảng gây hội chứng Stevens -
Johnson.
Bảng 5.1. Bảng phân loại một số thuốc hạ sốt, giảm đau,
chống viêm thông dụng
Dẫn chất Thuốc cụ thể Tác dụng
Acid salicylic Acid acetylsalicylic,
methylsalicylat, diflunisal
Pyrazolon Phenylbutazon, metamizol
noramidopyrin…
Indol Indomethacin, sulindac,
tolmentin, etodolac
Giảm đau, hạ sốt,
Oxicam Piroxicam, tenoxicam,
chống viêm
meloxicam
Acid propionic Ibuprofen, ketoprofen, naproxen, fenoprofen,
flurbiprofen, oxaprozin
Acid phenylacetic Diclofenac
Acid febnamic Acid mefenamic, acid meclofenamic
Coxib Celecoxib
Khác Nimesulid
Aminophenol Acetaminophen Hạ sốt, giảm đau
Acid floctafenic Floctafenin Giảm đau

2. CÁC THUỐC GIẢM ĐAU - HẠ SỐT - CHỐNG VIÊM


Tác dụng chính của nhóm này là chống viêm còn gọi là nhóm thuốc chống
viêm không steroid - NSAIDs.

74
2.1. Dẫn xuất của acid salicylic
2.1.1. Aci acetylssalicylic (Aspirin)
Aspirin là thuốc được sử dụng sớm nhất trong nhóm và được coi như là thuốc
chuẩn của nhóm. Khi cần đánh giá hiệu quả các thuốc chống viêm kh«ng steroid khác,
người ta thường đem so sánh với aspirin.
Dược động học
Aspirin hấp thu qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30 phút bắt đầu phát huy tác
dụng, đạt nồng độ tối đa trong máu 2 giờ, duy trì tổ chức điều trị khoảng 4 giờ. Thuốc
liên kết với protein huyết tương khoảng 70-80%. Phân bố tới hầu hết các mô, qua hàng
rào máu não và nhau thai, thể tích phân bố khoảng 0,15L/kg. Chuyển hóa chủ yếu ở
gan và thải trừ qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa là acid salicyluric và acid
gentisic. Thời gian bán thải khoảng 6 giờ. Thời gian bán thải của aspirin còn tuỳ thuộc
vào pH nước tiểu (nếu pH nước tiểu kiềm thuốc thải trừ nhanh hơn và ngược lại). Độ
thanh thải là 39L/h.
Tác dụng
Tác dụng của aspirin tuỳ thuộc vào liều dùng
Liều cao có tác dụng chống viêm (trên 4g/24h).
Liều trung bình có tác dụng hạ sốt và giảm đau
Liều thấp (70-320mg) có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian
đông máu. So với các thuốc trong nhóm thì aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu
không hồi phục nên hiện nay được dùng làm thuốc dự phòng huyết khối (xem thêm bài
thuốc chống đông máu).
Aspirin còn có tác dụng trên sự thải trừ acid uric nhưng cũng tuỳ thuộc vào liều:
liều 1-2g/ngày hoặc thấp hơn làm giảm thải trừ acid uric qua thận, ngược lại liều trên
2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận. Tuy nhiên aspirin không dùng làm thuốc điều
trị bệnh gút và đặc biệt không phối hợp với các thuốc điều trị bệnh gút vì nó làm giảm
tác dụng của các thuốc điều trị bệnh gút khi dùng đồng thời.
Chỉ định
Giảm đau: dùng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa như đau đầu, đau cơ, đau
khớp, đau bụng kinh.
Hạ sốt: do các nguyên nhân gây sốt (trừ sốt xuất huyết và sốt do các loại virus
kháng sinh), không dùng hạ sốt cho trẻ em dưới 12 tuổi vì dễ gặp hội chứng Reye.
Chống viêm: dùng cho các trường hợp viêm nhẹ như viêm khớp dạng thấp,
viêm xương khớp, viêm khớp do bệnh vảy nến, viêm cơ, viêm màng hoạt dịch, viêm
gân…
Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột qụy.
Tác dụng không mong muốn
Mẫn cảm với thuốc: dị ứng, phù quink, mày đay, sốc phản vệ
Gây kích ứng đường tiêu hóa: loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa
Dễ gây chảy máu, nhất là người có cơ địa dễ chảy máu hoặc đang dùng thuốc
chống đông máu.
Co thắt phế quản, gây hen.
Tác dụng không mong muốn khác: tăng huyết áp, phù. Khi dùng liều cao, kéo
dài gây ù tai, chóng mặt, giảm đời sống hồng cầu. Với người mang thai, ức chế co bóp
tử cung, do đó gây trì hoãn sự chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai nhi.
Liều độc gây rối loạn thăng bằng kiềm toan, gây rối loạn hô hấp.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc
Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa
Rối loạn đông máu
75
Thiếu men G6PD
Sốt do virus (cúm, sốt xuất huyết)
Hen phế quản
Bệnh gan thận nặng
Người mang thai
Tương tác thuốc
- Chủ yếu do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương nên làm tăng tác dụng
và độc tính của các thuốc phối hợp như: warfarin, phenytoin, naproxen, thiopental,
thyroxin và triiodothyronin.
- Giảm thải trừ acid uric qua thận, do đó giảm tác dụng của các thuốc
probencecid, sulfinpyrazon, vì vậy chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân bị viêm khớp
do gút.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
Aspegic, Aspan pH8, viên nén viên bao tan trong ruột hàm lượng 100, 320, 500
và 650mg. Gói thuốc bột các hàm lượng từ 80 đến 320mg. Viên sủi 320, 500mg. Dạng
tiêm lọ 500mg.
- Liều dùng
Chống viêm: 3-6g/24h
Hạ sốt, giảm đau: 0,5-2,0g/24h
Dự phòng huyết khối: 100-150mg/24h dùng hàng ngày hoặc cách ngày
2.1.2. Các dẫn xuất khác của acid salicylic
Methylsalicyat (Depheat, Sungar, Salopas)
Methy salicylat dễ dàng thấm qua da nên chủ yếu dùng tại chỗ: dạng gel, cao
dán.
Diflunisal (Dolobi)
Diflunisal là dẫn xuất difluorophenyl của acid salicylic, bản thân là tiền thuốc
(prodrug) chưa có tác dụng mà sau khi hấp thu vào cơ thể được thuỷ phân tạo ra acid
salicylic mới có tác dụng. Thuốc này kg có tác dụng hạ sốt, nhưng tác dụng chống
viêm mạnh hơn aspirin.
2.2. Dẫn xuất indol
Indomethacin
Dược động học
Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa sau khi uống 1-2
giờ, chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 6
giờ. Độ thải nhanh là 6,3L/h, thể tích phân bố là 0,2L/kg.
Tác dụng
Indomethacin có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm nhưng tác dụng
mạnh nhất là chống viêm. Tác dụng chống viêm mạnh hơn phenylbutazon trên 20 lần,
hơn hydrocortison 2-4 lần. Đặc biệt, có tác dụng tốt trong bệnh gút cấp, viêm màng
tim và màng phổi.
Chỉ định
Điều trị các bệnh về viêm xương khớp như: thấp khớp, hư khớp, viêm đa khớp
cấp và mạn, viêm cứng khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh.
Điều trị bệnh gút
Indomethacin không dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần vì tác dụng kém
Tác dụng không mong muốn
Tương tự các thuốc trong nhóm
Ngoài ra còn gặp bong võng mạc, suy tủy, hoang tưởng (hiếm)
Chế phẩm và liều dùng
76
Viên nén 25mg. Viên nang tác dụng kéo dài
Thường dùng 50-100mg/24h chia làm nhiều lần
Thuốc tương tự: sulindac
Tác dụng của sulindac so với indomethacin kém hơn nhưng kéo dài hơn, tác
dụng không mong muốn thường nhẹ hơn.
Chế phẩm: viên nén 150 và 200mg. Liều dùng 150-400mg/24h
2.3.Dẫn xuất oxicam
Gồm các thuốc: piroxicam, tenoxicam và meloxicam
Dược động học
Các dẫn xuất oxicam đều hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống khoảng
3-5 giờ,thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Thức ăn và cả các thuốc kháng acid không
ảnh hưởng tới hấp thu thuốc. Thuốc liên kết với protein huyết tương cao (khoảng 99%)
đạt nồng độ trong hoạt dịch xấp xỉ nồng độ trong huyết tương. Thể tích phân bố của
piroxicam là 0,14L/kg, tenoxicam là 0,2L/kg. Các thuốc đều chuyển hóa ở gan và thải
trừ qua nước tiểu. Thời gian bán thải của piroxicam là 45 giờ, của tenoxicam là 72 giờ.
Tác dụng
Tương tự các thuốc chống viêm không steroid khác, oxicam có tác dụng hạ sốt,
giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. So với aspirin, tác dụng hạ sốt kém
nhưng tác dụng chống viêm mạnh hơn nên các thuốc này chủ yếu dùng giảm đau và
chống viêm.
Các oxicam đều ít tan trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm.
Thuốc xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần
kinh.
Chỉ định
Dùng làm thuốc chống viêm và giảm đau trong các bệnh: viêm khớp dạng thấp,
viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, các bệnh cơ
xương cấp, chấn thương trong thể thao, đau bụng kinh và đau hậu phâu.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn của các oxicam tương tự các thuốc chống viêm
không steroid khác. Trong 3 chất của nhóm có meloxicam có tác dụng ức chế ưu tiên
trên COX2 (tỷ lệ 1/200 khi thử in vitro) nhưng hiệu quả giảm tác dụng không mong
muốn trên lâm sàng không đáng kể nên đến nay không được xếp vào nhóm ức chế
chọn lọc COX 2 nữa.
Tương tác thuốc
Không nên dùng đồng thời dẫn xuất oxicam với aspirin vì sự kết hợp này làm
giảm nồng độ các oxicam trong huyết tương do cạnh tranh liên kết với protein huyết
tương, giảm hiệu quả điều trị đồng thời lại tăng tác dụng không mong muốn (nhất là
các tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa và trên máu).
Chế phẩm và liều dùng
Piroxicam (Felden, Gelden) dạng viên nén, nang, viên đạn, ống tiêm 10 và
20mg, gel 0,5%. Liều dùng 10-4 mg/24h.
Tenoxicam (Tenox, Tilcotil): viên nang 20mg. Liều dùng 10-20mg/24h
Meloxicam (Mobic): viên nén, nang 7,5mg. Liều dùng 7,5-15mg/24h
2.4. Dẫn xuất của acid propionic
Dược động học
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt
được sau khi uống khoảng 2 giờ. Thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương (khoảng
99%). Thải trừ qua nước tiểu. Một số thông số dược động học được tóm tắt trong 5.2.
Tác dụng

77
Các chất thuộc dẫn xuất propionic đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống
viêm.
Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên ít dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần.
Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh và tác dụng chống viêm xuất hiện tối đa
sau 2 ngày điều trị.
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu yếu hơn aspirin
Bảng 5.2. Một số thông số dược động học của dẫn xuất propionic
Thể tích phân Thời gian bán thải Độ thanh thải
Tên thuốc (biệt dược)
bố (L/kg) (giờ) (L/giờ)
Ibuprofen (Mofen) 0,14 2,5 3,5
Naproxen (Apranax) 0,1 14 6,3
Ketoprofen (Profenid) 0,2 1,4 5,2
Fenoprofen (Nalgensic) 0,1 2,8 3,8

Chỉ định
Giảm đau nhẹ và vừa trong các bệnh: thống kinh, nhức đầu, đau răng
Dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc giảm đau gây ngủ để giảm bớt liều dùng
của nhóm thuốc này.
Trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cơ…
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn tương tự các thuốc trong nhóm nhưng mứ độ nhẹ
hơn. Thường gặp là buồn nôn, nóng rát dạ dày, kéo dài thời gian chảy máu, phát ban,
chóng mặt, nhìn mờ hoặc loạn thị. Đặc biệt có sự mẫn cảm chéo với aspirin nên không
dùng khi bệnh nhân dị ứng với aspirin. Ngoài ra các thuốc trong nhóm này còn gây
giảm bạch cầu hạt, viêm màng não vô khuẩn, suy thận cấp, viêm thận kẽ và hội chứng
thận hư.
Chế phẩm và liều dùng
- Ibuprofen (Brufen, Mofen): viên nén, nang hàm lượng từ 100-400mg, viên
đạn 500mg, dạng gel 5%.
Người lớn: 1,2 - 1,8g/24h chia 4-6 lần. Trẻ em 20mg/kg/24h chia 4 lần.
- Naproxen (Naprosyn, Apranax): viên nang 125-500mg. Uống 500mg-
1000mg/24h.
- Ketoprofen (Profenid): viên nang, viên đạn, viên nén tác dụng kéo dài, thuốc
tiêm 50-150mg.
Liều dùng: uống khởi đầu 300mg/24h chia 3 lần, sau đó 150mg/24h. Tiêm bắp
50-100mg/24h.
- Fenoprofen (nalgesic): viên nén 300 và 600mg.
Liều dùng: khởi đầu 600mg/lần sau đó 300mg/lần x 3-4 lần/24h.
2.5. Dẫn xuất phenylacetic
Diclofenac
Diclofenac hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thức ăn làm chậm hấp thu thuốc.
Đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 2-3 giờ. Liên kết với protein huyết tương
99% và có hiệu ứng qua gan lần đầu nên sinh khả dụng qua đường uống chỉ bằng 50%.
Thuốc thải trừ qua nước tiểu 65%, độ thanh thải là 15,6L/h thể tích phân bố là
0,15L/kg, thời gian bán thải khoảng 1,5 giờ.
Tác dụng không mong muốn: giống các thuốc chống viêm khác, thuốc cũng gây
mất bạch cầu hạt nhưng nhẹ hơn phenylbutazon.
Chỉ định: điều trị các cơn đau cấp, đau bụng kinh, đau sỏi thận, đau dây thần
kinh; điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp cấp và mạn.

78
Chế phẩm: Voltaren, Cataflam, viên nén 25,50,75 và 100mg (dạng bao tan
trong ruột). Viên đạn 25 và 100mg. Ống tiêm 75mg/2mL và 75mg/3mL. Dạng gel
dùng ngoài 10mg/mL và thuốc nhỏ mắt 0,01%.
Liều dùng: đau cấp tính: uống 50mg x 3 lần/24h, hoặc sáng uống 50mg, tối đặt
1 viên đạn. Duy trì 75-100mg/24h chia 2 lần, hoặc đặt 1 viên đạn/tối.
2.6. Các Coxib
Chất hay dùng hiện nay là celecoxib
Dược động học
Các NSAIDs Thuốc nhóm coxib hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng
trên 90%, liên kết với protein trên 85%. Chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu,
chủ yếu dạng đã chuyển hóa. Thời gian bán thải khoảng 17 giờ.
Tác dụng và cơ chế
Coxib là nhóm thuốc mới được đưa vào sử dụng. Thuốc có tác dụng hạ sốt
giảm đau và chống viêm.
Ở nồng độ điều trị, coxib có tác dụng ức chế tổng hợp ưu tiên trên COX2 ít ảnh
hưởng tới COX1.
Chỉ định
Điều trị viêm xương khớp.
Giảm đau trong các cơn đau cấp như đau răng, các thủ thuật về răng miệng, đau
hậu phẫu, đau bụng kinh kỳ…
Tác dụng không mong muốn
Tương tự thuốc chống viêm không steroid khác, tác dụng trên đường tiêu hóa
giảm nhưng tác dụng không mong muốn trên tim mạch thì hay gặp hơn.
Chống chỉ định
Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hen phế quản, suy gan hoặc mẫn cảm
với thuốc.
Thận trọng khi dùng cùng với thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin) vì
tăng nguy cơ xuất huyết.
Rifampicin làm giảm nồng độ trong huyết tương của coxib còn methotrexat thì
ngược lại.
Liều dùng
Điều trị viêm xương khớp: 12,5-25mg/lần/24h
Giảm đau: 50mg/lần/24h
2.7. Dẫn xuất của acid phenamic
Dẫn xuất này có 2 chất là acid mefenamic và acid meclofenamic
Hai chất này đều có tác dụng giảm đau, giảm viêm tương tự các thuốc trong
nhóm. Tuy nhiên ngoài cơ chế tác dụng là ức chế COX, các chất này còn ức chế trực
tiếp tác dụng của prostaglandin.
Hai thuốc đều hấp thu được qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30-60 phút, thuốc
đạt nồng độ tối đa trong máu. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải từ 2-
3,3 giờ, tuỳ thuộc vào dùng một liều duy nhất hay dùng liên tục.
Tác dụng không mong muốn thường gặp là gây kích ứng tiêu hóa và kéo dài
thời gian đông máu.
Acid mefenamic
Acid mefenamic chủ yếu dùng giảm đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh, đau
chấn thương, đau sau phẫu thuật hoặc đau bụng kinh…
Chế phẩm: Nifluril, Mefenacid, Ponstel, viên nang 250, viên nén 500mg, viên
đạn 500mg, hỗn dịch uống 50mg/5mL và kem bôi 3%.
Liều dùng: uống 250-500mg/lần x 2-3 lần/24h (tối đa 1,5g/24h) hoặc đặt 1 viên
đạn vào buổi tối.
79
Acid meclofenamic
Acid meclofenamic (hoặc dạng muối meclofenamat natri) chủ yếu dùng điều trị
viêm khớp dạng thấp, đau xương khớp, viêm xương khớp phù nề…
Chế phẩm: Meclomen, viên nang 50 và 100mg.
Liều dùng: người lớn 200-300mg/24h, chia 2-3 lần
2.8. Nimesulid
Nimesulid thuốc chống viêm, giảm đau, ức chế chọn lọc trên COX2 vì vậy ít
gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
Thuốc được dùng qua đường uống hoặc đặt trực tràng với liều 100mg/lần x 2
lần/ngày. Dùng ngoài dưới dạng gel 3%.
3. THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG THUỘC NHÓM OPIAT
3.1. Dẫn xuất aminophenol
Paracetamol (Acetaminophen)
Dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh và gần hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sau khi uống
30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Thuốc phân bố nhanh và đồng đều tới
hầu hết các mô trong cơ thể, thể tích phân bố khoảng 0,94L/kg. Liên kết với protein
huyết tương 25%. Chuyển hóa ở cytocrom P450 ở gan tạo N-acetyl benzoquinonimin là
chất trung gian,chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra
chất không còn hoạt tính. Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hóa,
độ thanh thải là 19,3l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
Khi dùng Paracetamol liều cao (> 30g/ngày) sẽ tạo ra nhiều N-acetyl
benzoquinonimin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N-acetyl benzoquinonimin sẽ gây
phản ứng với nhóm sulfyđri của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể
gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
Tác dụng và cơ chế
Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt không có tác dụng chống viêm.
Tác dụng giảm đau, hạ sốt tương đương aspirin.
Paracetamol có tác dụng hạ sốt khi cơ thể bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào.
Thuốc không gây hạ nhiệt ở người bình thường (Xem cơ chế phần đại cương).
Ở liều điều trị thuốc ít ảnh hưởng tới hệ tim mạch hô hấp, không làm thay đổi
cân bằng acid base, không gây kích ứng tiêu hóa không chống kết tập tiểu cầu.
Chỉ định
Paracetamol được dùng rộng rãi làm không giảm đau và hạ sốt:
Giảm đau các cơn đau ngoại vi từ nhẹ đến trung bình: đau đầu, đau rưang, đau
bụng kinh…
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt. Được dùng để hạ sốt rộng rãi, kể cả trường
hợp có chống chỉ định với aspirin và các NSAIDs khác.
Tác dụng không mong muốn
- Nói chung thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn, đôi khi gặp các
phản ứng dị ứng (như ban da, mày đay, sốt do thuốc), buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu.
- Độc tính với gan và thận chỉ gặp khi dùng liều cao kéo dài.
Xử trí khi dùng quá liều Paracetamol:
Ngoài các biện pháp giải độc chung thì cần phải cho bệnh nhân uống tiền chất
của glutathion là các acetylcystein hoặc methionin càng sớm càng tốt. Nếu xử trí chậm
(sau khi uống thuốc quá 36 giờ), gan đã bị tổn thương sẽ khó hồi phục.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với Paracetamol
- Thiếu men G6PD
- Bệnh gan nặng
80
- Phối hợp với các thuốc gây độc với gan như isoniazid, rifampicin
- Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: viên nén, viên đạn, viên sủi, gói bột sủi hàm lượng từ 80-650mg.
Ngoài ra Paracetamol còn có rất nhiều dạng chế phẩm phối hợp với các thuốc giảm
đau hoặc thuốc điều trị cảm cúm khác (ví dụ Eferalgan codein, Pamin, Decolgen…).
Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: 500mg/lần
Trẻ em dưới 11 tuổi: 80-500mg/lần
Cứ 4-6 giờ dùng 1 lần
3.2. Dẫn xuất của acid floctafenin
Floctafenin
Floctafenin có tác dụng giảm đau đơn thuần, không có tác dụng hạ sốt và không
chống viêm. Tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin.
Bản thân floctafenin chưa có hoạt tính, khi vào cơ thể thủy phân thành acid
floctafenic mới có tác dụng giảm đau.
Chỉ định: giảm đau các cơn đau cấp và mạn
Chống chỉ: không dùng chung với các thuốc chẹn beta adrenergic vì làm giảm
nguy cơ bù trừ tại tim và làm nặng thêm tác dụng hạ huyết áp, đồng thời làm tăng
nguy cơ sốc phản vệ.
Chế phẩm: acid floctafenic (Idarac) viên 200mg.
Liều dùng: cơn đau cấp: 800mg/24h (khởi đầu 400mg, sau đó 200mg/lần). Tối
đa 12000mg/24h. Cơn đau mạn: 400-600mg/24h.

LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.....)
1. Khác với thuốc giảm đau trung ương (nhóm opiat), thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm phi Steroid không có tác dụng giảm đau ……………(A), không giảm đau
…………………..(B), không gây ………………(C) và đặc biệt không gây
……………..(D) thuốc khi dùng kéo dài.
2. Các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzym ………………(A) (COX)
ngăn cản tổng hợp ………………..(B) là chất …………………….(C) gây viêm, do đó
làm giảm quá trình viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất).
3. Tác dụng không mong muốn cua nhóm thuốc giảm đau phi Steroid trên tiêu hóa là:
Kích ứng, đau …………………..(A), nặng hơn có thể là …………………..(B),
…………………..(C) tiêu hóa…, nguyên nhân do thuốc ức chế tổng hợp
prostaglandin E1 và E2 làm giảm tiết ………………….(D) và các chất
………………….(E) niêm mạc, tạo thuận lợi cho các yếu tố gây loét xâm lấn.
4. Chỉ định chung của nhóm thuốc giảm đau phi Steroid:
A. ………………………………….
B. ………………………………….
C. ……………………………….…
5. Các chế phẩm của Aspirin:
A. ………………………………….
B. ………………………………….
C. ……………………………….…
6. Lấy 3 ví dụ thuốc thuộc nhóm Oxicam:
A. ………………………………….
B. ………………………………….
C. ……………………………….…
81
7. Chỉ định chung của nhóm chống viêm không Steroid:
A. ………………………………….
B. ………………………………….
C. ……………………………….…

Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai)
8. Aspirin ít hấp thu qua đường tiêu hóa
9. Aspirin có tác dụng không mong dễ gây chảy máu, nhất là người
có cơ địa dễ chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu
10. Indomethacin có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm nhưng
tác dụng mạnh nhất là giảm đau
11. Indomethacin không dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần vì tác dụng
kém
12. Oxicam chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm
13. Không nên dùng đồng thời dẫn xuất oxicam với aspirin vì sự kết
hợp này làm giảm nồng độ các oxicam trong huyết tương
14. Diclofenac có hiệu ứng qua gan lần đầu nên sinh khả dụng qua
đường uống chỉ bằng 50%.
15. Voltaren là tên biệt dược của Diclofenac
16. Celecoxib tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa giảm
nhưng tác dụng không mong muốn trên tim mạch thì hay gặp hơn
17. Rifampicin làm tăng nồng độ trong huyết tương của coxib

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn
18. Ibuprofen thuộc nhóm:
A. Acid propionic
B. Indol
C. Pyrazolon
D. Acid phenylacetic
19. Aminophenol
A. Giảm đau
B. Giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
C. Hạ sốt, giảm đau
D. Chống kết tập tiểu cầu
20. Khi cần đánh giá hiệu quả các thuốc chống viêm không steroid khác, người ta
thường đem so sánh với:
A. Aspirin.
B. Diclofenac
C. Paracetamol
D. Indometacin
21. Khi sử dụng Aspirin liều cao có tác dụng :
A. Chống viêm
B. Giảm đau
C. Hạ sốt
D. Chống kết tập tiểu cầu
22. Aspirin khi dùng liều thấp (70-320mg) có tác dụng
A. Chống viêm và chống kết tập tiểu cầu
82
B. Giảm đau và hạ sốt
C. Chống kết tập tiểu cầu
D. chống kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian đông máu
23. aspirin không phối hợp với các thuốc điều trị
A. Bệnh gút
B. Tăng huyết áp
C. Lợi tiểu
D. Hạ huyết áp
24. Paracetamol hấp thu nhanh và gần hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thuốc đạt nồng
độ tối đa trong máu sau khi uống
A. 10-20 phút
B. 20-40 phút
C. 30-60 phút
D. 40-60 phút
25. Paracetamol khi dùng ở liều điều trị thuốc
A. Không làm thay đổi cân bằng acid base
B. Không gây kích ứng tiêu hóa
C. Không chống kết tập tiểu cầu
D. Tất cả các phương án trên

83
Bài 6
VITAMIN
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm chung của các vitamin tan trong nước và các
vitamin tan trong dầu.
2. Phân tích được các nguyên nhân gây thừa hoặc gây thiếu Vitamin và hậu
quả
3. Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác
dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn và chống chỉ định của các vitamin được đề
cập đến trong bài.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Vitamin là những chất hữu cơ, cơ thể hầu như không tự tổng hợp được mà phải
đưa từ ngoài vào, với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng
duy trì các quá trình chuyển hóa đảm bảo sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của
cơ thể.
1.2. Vai trò
. Tham gia vào cấu tạo enzym xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa của cơ thể
Hầu hết các vitamin tan trong nước đều là coenzym của một enzym chuyên
biệt. Vì vậy, nếu thiếu vitamin thì hệ enzym tương ứng không được tạo thành, quá
trình chuyển hóa là các acid amin.
. Làm tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh qua đó
tham gia bảo vệ cơ thể. Ví dụ: vitamin C, A, E, B12…
. Có vai trò tác động qua lại với các hormon
Ví dụ: vitamin C với hormon tuyến thượng thận, vitamin nhóm B với hormon
sinh dục, vitamin A, B1 với tuyến giáp và vitamin D với tuyến cận giáp.
. Các vitamin có tác động qua lại với nhau. Vì vậy khi thừa hoặc thiếu một
vitamin nào đó sẽ kéo theo thừa hoặc thiếu các vitamin khác và gây bệnh cho cơ thể.
Ví dụ: khi thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ không tổng hợp được acid folic gây bệnh
thiếu máu…
1.3. Nhu cầu về vitamin của cơ thể
Nhu cầu về vitamin là lượng vitamin cần thiết để duy trì hoạt động bình thường
của cơ thể. Nhu cầu về vitamin thay đổi tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tình trạng
sinh lý của cơ thể. Khi thiếu hay thừa vitamin đều gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể
và gây bệnh (Xem bảng 6.1).
. Nguyên nhân thiếu vitamin
- Do ăn uống không đầy đủ hoặc nhu cầu cơ thể tăng như phụ nữ có thai, cho
con bú, người mới ốm dậy, lao động nặng nhọc.
- Do rối loạn hấp thu: có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc cắt dạ dày, bệnh
gan, tụy, tiêu chảy…
- Do khuyết tật di truyền: thiếu enzym hoặc yếu tố cần để hấp thu như thiưêú
yếu tố nội không hấp thu được B12.
- Do dùng các thuốc làm giảm hấp thu hoặc dùng các thuốc kháng sinh diệt vi
khuẩn tổng hợp vitamin ở ruột.

84
Thường người ta thiếu nhiều vitamin một lúc nên khi điều trị nên phối hợp
vitamin. Khi thiếu vitamin nhẹ có thể điều trị bằng cách dùng chế độ ăn các chất có
chứa nhiều vitamin nhưng khi thiếu vitamin nặng thì phải bổ sung dưới dạng thuốc.
Trường hợp thiếu vitamin do rối loạn hấp thu ở ruột hoặc do thiếu yếu tố cần thiết để
hấp thu vitamin qua ruột thì phải bổ sung vitamin bằng đường tiêm.
. Thừa vitamin
Thừa vitamin chủ yếu gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu còn các vitamin tan
trong nước thì ít khi thừa vì chúng thải trừ nhanh và không tích luỹ. Nguyên nhân thừa
vitamin chủ yếu do lạm dụng thuốc (người bình thường ăn uống đầy đủ vitamin mà
vẫn bổ sung thường xuyên vitamin dưới dạng thuốc). Ngoài ra gặp một số ít trường
hợp thừa vitamin cấp tính do ăn loại thức ăn có chứa lượng lớn vitamin tan trong dầu,
ví dụ như ăn gan gấu trắng, gan cá thu…
1.4. Phân loại
Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng thông dụng và tiện sử dụng nhất vẫn
là cách phân loại dựa vào độ tan:
Vitamin tan trong dầu: có 4 chất là vitamin A, D, E, K
Vitamin tan trong nước gồm có các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…),
vitamin C, vitamin PP…
Bảng 6.1. Nhu cầu hàng ngày về vitamin của cơ thể theo FDA
Nhu cầu hàng ngày
Vitamin Phụ nữ có Phụ nữ
Trẻ em Nam Nữ
thai cho con bú
Vitamin A (g) 375-700 1000 800 800 1300
Vitamin D (g) 10 (400IU) 10 (400IU) 10 (400IU) 10 (400IU) 10 (400IU)
Vitamin E (mg) 3-7 10 8 10 12
Vitamin K (g) 5-30 80 65 65 65
Vitamin C (mg) 30-45 60 60 70 95
Vitamin B1 (mg) 0,3-1 1,2-1,5 1,0-1,1 1,5 1,6
Vitamin B2 (mg) 0,4-1,2 1,4-1,7 1,2-1,3 1,6 1,8
Niacin (mg) 5-13 15-19 13-15 17 20
Vitamin B6 (mg) 0,3-1,4 2 1,6 2,2 2,1
Acid folic (g) 20-100 200 180 400 280
Vitamin B12 (g) 0,3-1,4 2 2 2,2 2,6

2. CÁC VITAMIN TAN TRONG DẦU


2.1. Đặc điểm chung
- Hấp thu cùng với các chất mỡ vào vòng tuần hoàn chung, vì vậy khi cơ thể
không hấp thu được mỡ thì không hấp thu được vitamin.
- Quá trình hấp thu đòi hỏi phải có acid mật làm chất nhũ hóa vì mỡ không tan
được trong máu, do đó, muốn thuốc hấp thu tốt thì nên thuốc trong hoặc sau bữa ăn.
- Khi dùng quá liều không thải trừ hết qua thận mà tích luỹ chủ yếu ở gan và
mô mỡ, vì vậy, khi dùng liều cao và kéo dài sẽ gây độc tính, đặc biệt là vitamin A và
D.
- Do tích luỹ trong cơ thể nên các triệu chứng thiếu thường xuất hiện chậm, vì
vậy không cần bổ sung hàng ngày dưới dạng thuốc.
- Tương đối bền vững với nhiệt, không bị phá huỷ trong quá trình nấu nướng.
2.2. Vitamin A (retinol)
Nguồn gốc
Trong động vật vitamin A có nhiều trong gan cá thu, trứng, thịt, cá, sữa…
85
Trong các loài thực vật: có trong gấc, cà chua, cà rốt và rau xanh. Trong rau
quả, vitamin A tồn tại dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Có 3 loại caroten là ,  và
, trong đó phổ biến nhất và có hoạt tính mạnh nhất là  caroten. Khi vào cơ thể các
caroten sẽ chuyển thành vitamin A dưới tác dụng của enzym carotenase.
Hiện nay vitamin A còn được tạo ra bằng tổng hợp hóa học
1 đơn vị quốc tế bằng 0,3g vitamin A hoặc 0,6 g  caroten.
Dược động học
Vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm. Để hấp thu được qua đường
tiêu hóa thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hóa. Vitamin A liên kết với
protein huyết tương thấp, chủ yếu là  globulin; phân bố vào các tổ chức của cơ thể;
dự trữ nhiều nhất ở gan; thải trừ qua thận và mật.
Tác dụng và cơ chế
- Trên mắt: vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt
nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng (tác dụng quan trọng nhất).
Cơ chế: trong bóng tối vitamin A (cis - retinal) kết hợp với protein và opsin tạo
nên sắc tố võng mạc fhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp
mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi ra ánh sáng, rhodopsin lại phân huỷ
giải phóng ra opsin và trans - retinal. Sau đó trans - retinal lại chuyển thành dạng cis -
retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh
quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù lòa.
+ Opsin - Opsin
Rhodopsin
Tối Sáng

Cis -retinal Trans -retinal

Cis -retinol Trans -retinol

Vitamin A/máu

Sơ đồ 6.1. Vai trò của vitamin A trong cơ chế điều tiết mắt

- Trên da và niêm mạc


Vitamin A rất cần thiết cho quá trình biệt hóa các tế bào biểu mô ở da và niêm
mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể,
nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.
Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hóa. Vì vậy nếu thiếu
vitamin A, quá trình bài tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào
đó là các lớp keratin dày lên làm da trở nên khô, nứt nẻ và sần sùi.
- Trên xương: cùng với vitamin D, vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển
xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin
A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
- Trên hệ miễn dịch: giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho
bào có vai trò miễn dịch của cơ thể, tăng tổng hợp các protein miễn dịch. Gần đây, có
nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy

86
hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và
dễ nhạy cảm với tác nhân gây ung thư.
- Ngoài ra, khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh
dục và thiếu máu nhược sắc.
Chỉ định
Dự phòng và điều trị các triệu chứng thiếu vitamin A như:
- Các bệnh về mắt: khô mắt, quáng gà, viêm loét giác mạc…
- Các bệnh về da: khô da, trứng cá, vảy nến, chậm lành vết thương…
- Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng kém…
- Dùng bổ sung vitamin A cho người xơ gan nguyên phát do tắc mật hay gan ứ
mật mạn tính.
Tác dụng không mong muốn (Thừa vitamin A)
Chủ yếu gặp khi dùng liều cao hoặc dùng dài ngày
- Ngộ độc cấp tính: khi dùng liều rất cao
Người lớn trên 1.500.000 IU/ngày, trẻ em trên 300.000IU/ngày
Dấu hiệu ngộ độc: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, nhức đầu, mê
sảng, co giật, tiêu chảy. Trẻ nhỏ có thể phồng thóp, co giật. Các triệu chứng thường
xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 4-6 giờ.
- Ngộ độc mạn tính: khi dùng liều cao  100.000IU/ngày liên tục 10-15 ngày
Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn,sút cân, nôn,
rối loạn tiêu hóa, sốt, gan to, lách to, da biến đổi, môi nứt nẻ, rụng tóc, tóc và móng
khô giòn dễ gãy, chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, tăng calci máu, phù nề, đau nhức
xương khớp. Trẻ em có thể tăng áp lực nội sọ, ù tai, ngừng phát triển xương dài, chậm
lớn do các đầu xương bị cốt quá sớm. Phụ nữ có thai dùng liều cao, liên tục có thể gây
quái thai.
Chống chỉ định
Thừa vitamin A và người mẫn cảm với Vitamin A
Tránh dùng vitamin A liều cao hoặc kéo dài cho phụ nữ có thai
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm
Retinol viên nang cứng, nang mềm 5.000 IU, 50.000 IU
Ống tiêm 1mL và 2mL hàm lượng 20.000, 100.000 và 500.000 IU
Viên nang phối hợp với Vitamin D (5.000 IU vitamin A + vitamin D 400IU)
- Liều dùng: tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh
Phòng ngừa thiếu vitamin A: 5.000-10.000 IU/ngày
Điều trị: 30.000 IU/ngày dùng trong 1 tuần
Nếu thiếu nặng có tổn thương: 20.000 IU/kg/ngày, dùng ít nhất 5 ngày
Có thể dùng liều cao cách quãng như sau:
Dự phòng: 3-6 tháng uống 1 liều 200.000 IU (trẻ em dưới 1 tuổi uống 1/2 liều
trên).
Điều trị: tuỳ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh
2.2. Vitamin D (calciferol)
Vitamin D là một nhóm gồm gừ D2 đến D7, trong đó có 2 chất có hoạt tính
mạnh nhất là D2 và D3.
Nguồn gốc:
Vitamin D chủ yếu có trong thức ăn động vật như sữa, bơ, gan, trứng, thịt…
Trong cơ thể người, Vitamin D 3 (cholecalciferol) được tổng hợp từ 7
dehydrocholesterol ở các tế bào dưới da nhờ ánh sáng tử ngoại. Lượng vitamin D 3
được tạo ra từ các tế bào dưới da có thể cung cấp đủ nhu cầu về vitamin cho cơ thể nếu
da được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.
87
Vitamin D2 (ergocalciferol) được tổng hợp từ esgosterol có trong nấm và men
bia.
Nói chung, về hoạt tính không có sự khác nhau nhiều giữa vitamin D2 và D3
Dược động học
Vitamin D dễ dàng hấp thu qua niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid. Thuốc
liên kết với  globulin huyết tương, tích luỹ ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột.
Trong cơ thể, vitamin D chuyển hóa ở gan và thận tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính
là 1, 25 - dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase. Thải trừ chủ yếu qua thận,
một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.
Tác dụng và cơ chế
- Tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D có vai trò rất quan trọng trong
quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là calci
và phosphat. Cụ thể là làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci
ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hóa sụn tăng trưởng. Vì vậy vitamin D rất
cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ em.
- Điều hòa nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci máu luôn hằng định
(cũng theo các cơ chế trên). Nếu các quá trình trên không cung cấp đủ calci, làm nồng
độ calci máu giảm thì vitamin D (kết hợp với hormon tuyến cận giáp) sẽ huy động
calci từ xương ra (Xem sơ đồ 17.2).
- Ngoài ra, vitamin D còn tham gia quá trình biệt hóa tế bào biểu mô và gần đây
đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư như ung thư tuyến tiết
melanin, ung thư vú…
Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu
giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci máu nên gây hậu
quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp.
Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu
Vitamin D có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
 Ca++ máu

 PHT
Thận Xương

 Tái hấp thu Ca++ Tổng hợp  Huy động


 Đào thải Ca++ qua đường tiểu 1,25 (OH)2 D3 Ca++

Ruột

 Hấp thu Ca++

 Ca++ máu

Sơ đồ 6.2. Vai trò của vitamin D vàPTH trong điều hòa Ca++ máu
Chỉ định
Phòng và điều trị còi xương do thiếu vitamin D
Phòng và điều trị loãng xương, dễ gẫy xương
Chống co giật do suy tuyến cận giáp
88
Điều trị hạ calci máu
Một số bệnh ngoài da như chứng xơ cứng bì
Tác dụng không mong muốn
Khi dùng quá liều có thể gây chứng tăng alci huyết, tăng calci niệu, đau nhức
xương khớp. Nếu dùng kéo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp…
Ngoài ra có thể gặp suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
giòn xương.
Chống chỉ định
Tăng calci máu
Bệnh cấp tính ở gan thận
Lao phổi đang tiến triển
Mẫn cảm với vitamin D
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm
Vitamin D3 (cholecalciferol) dung dịch uống, tiêm 300.000 IU và 600.000IU
Vitamin D2 (ergocalciferol), viên bao đường, nang 500 và 1000 IU. Dung dịch
dầu uống 25.000, 50.000 và 200.000 IU. Dung dịch dầu tiêm 600.000 IU (15mg).
Calcifediol (25 dihydroxycholecalciferol), viên nang 20, 50 g.
Calcifediol (1,25 - dihydroxycholecalciferol) viên nang 0,25, 0,5 g, dung dịch
tiêm 1-2g/mL. 1 IU cholecalciferol = 0,025 g.
- Liều dùngL
Phòng còi xương: 500-1000 IU/ngày vào bữa ăn hoặc 6 tháng tiêm bắp hoặc
uống 1 ống (300.000 IU) vitamin D3.
Trị còi xương: 10.000 - 20.000 IU chia 2-3 lần x 6 - 8 tuần
Trị loãng xương: 600.000 IU cứ 6 tháng tiêm 1 lần
Trị tạng dễ co giật: 50.000 - 200.000 IU/24h x 2 lần/tuần hoặc uống 1-3
ống/tuần (ống 600.000IU).
2.3. Vitamin E (tocoferol)
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học tương tự
nhau là , , ,  tocoferol, trong đó -tocoferol có hoạt tính mạnh nhất. Hoạt tính của
1mg -tocoferol bằng 1 đơn vị vitamin E.
Nguồn gốc
Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật: dầu cám, dầu lạc và trong các hạt nảy
mầm, rau xanh.
Ví dụ: dầu cám 3,2mg/g
Dầu bột lúa mì: 2,55mg/g
Dầu đậu nành 1,18mg/g
Động vật hầu như không tổng hợp được vitamin E, chỉ có một lượng rất nhỏ
trong lòng đỏ trứng, gan…
Dược động học
Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Tương tự như các vitamin tan trong
dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hóa. Vào máu,
vitamin E liên kết với lipoprotein huyết tương, phân bố rộng rãi vào các mô, tích luỹ
nhiều ở gan và các mô mỡ. Thải trừ chủ yếu qua phân.
Tác dụng và cơ chế
Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa (ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết
yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại), bảo vệ màng tế
bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế
bào.

89
Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với Vitamin C, selen, vitamin A và các
caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hóa, làm bền vững vitamin
A.
Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều,
yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng
cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc bịêt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E gây
tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Vì vậy ngày nay thường phối hợp vitamin E
với các thuốc khác để điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối
loạn tim mạch…
Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do
thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin
E trên các bệnh này.
Chỉ định
Dùng phòng và điều trị thiếu vitamin E
Dùng làm thuốc chống oxy hóa (kết hợp với vitamin A, vitamin C và selen)
trong các bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch), tăng lipoprotein huyết…).
Các chỉ định khác: dùng phối hợp điều trị dọa sẩy thai, sẩy thai liên tiếp, vô
sinh, thiểu năng tạo tinh trùng, rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh; cận thị tiến triển; thiếu
máu tan máu, teo cơ, loạn dưỡng cơ, dùng ngoài để ngăn tác hại của tia cực tím.
Tác dụng không mong muốn
So với vitamin A và vitamin D thì vitamin E ít gây tác dụng không mong muốn
hơn. Có thể gặp là buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: Viên nén, viên bao đường, viên nang mềm chứa 10, 50, 100, 200
và 250mg.
Dung dịch tiêm: 30, 100, 200mg/mL.
Thuốc mỡ, kem dùng ngoài các loại hàm lượng phối hợp với các thuốc khác.
- Liều dùng:
Người lớn uống 10-100mg/24h, tiêm bắp 30-200mg/lần/tuần
Trẻ em: uống 10-50mg x 2 - 3 lần/tuần hoặc tiêm bắp 30-100mg/tuần
2.4. Vitamin K
Có 3 loại vitamin K: Vitamin K1 = phytonadion (Phylloquinon)
Vitamin K2 = Menaquinon
Vitamin K3 = Menadion
Khác với hầu hết các vitamin khác, vitamin K (K1) được tổng hợp một phần ở
ruột già.
Các đặc điểm tác dụng và áp dụng điều trị xem phần thuốc tác dụng trên quá
trình đông máu.
3. VITAMIN TAN TRONG NƯỚC
Bao gồm các vitamin sau: Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin
B3(vitamin PP), Vitamin B6, Vitamin B9, Vitamin B12, …………
3.1. Đặc điểm chung
- Hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu, không cần chất nhũ hóa
- Lọc được qua cầu thận và thải trừ qua nước tiểu khi thừa
- Vì không tích luỹ trong cơ thể nên nói chung ít gây độc
- Không bền nên dễ thiếu, vì vậy phải bổ sung hàng ngày

90
3.2. Vitamin C (acid ascorbic)
Nguồn gốc
Vitamin C chủ yếu có trong thực vật (trong các loại rau quả tươi). Trong động
vật chỉ có một lượng rất nhỏ. Do không bền bởi nhiệt độ, ánh sáng nên cơ thể rất thiếu
vitamin C.
Hiện nay đã tổng hợp được vitamin C.
Dược động học
Vitamin C hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột non, phân bố tới hầu hết các mô
đặc biệt là tuyến yên, thượng thận, não và bạch cầu. Vitamin C không tích luỹ trong cơ
thể, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa là oxalat và urat.
Tác dụng và cơ chế
Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương,
răng, mạch máu. Do đó nếu thiéu Vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy
máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng…
- Tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như chuyển hóa lipid,
glucid, protid.
- Tham gia vào tổng hợp một số chất như các cathecholamin, hormon vò
thượng thận.
- Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng
(vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do
thiếu sắt.
- Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stres
nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng
chuyển hóa, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào (kết hợp với Vitamin
A và vitamin E).
Chỉ định
Phòng và điều trị thiếu vitamin C (bệnh scorbut)
Tăng sức đề kháng của cơ thể khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc
Thiếu máu
Phối hợp với các thuốc chống dị ứng
Tác dụng không mong muốn
Do vitamin C ít tích luỹ trong cơ thể nên ít gặp tác dụng không mong muốn khi
dùng dưới 1g trong ngày. Nếu dùng liên tục liều cao, dài ngày có thể gặp:
- Loét dạ dày, tá tràng, viêm bàng quang và tiêu chảy
- Tăng tạo sỏi thận và gây bệnh gút do thuốc (do thải nhiều oxalat và urat qua
thận).
- Gây hiện tượng "bật lại": khi dùng thường xuyên vitamin C, cơ thể đối phó
bằng cách tăng phá huỷ, khi ngừng cung cấp đột ngột dễ gặp hiện tượng thiếu.
Tiêm tĩnh mạch liều cao dễ gây tan máu, giảm độ bền của hồng cầu nhất là ở
người thiếu men G6PD. Ngoài ra, khi tiêm tĩnh mạch vitamin C cũng dễ bị sốc phản
vệ (nguyên nhân có thể do chất bảo quản trong dung dịch tiêm gây ra).
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: Viên nén, viên sủi 50, 100, 200 và 500 và 1000mg
Viên sủi, gói bột sủi 1000mg
Dung dịch tiêm 5% và 10% ống 1mL, 2mL và 5mL
Ngoài ra còn có tác dụng kẹo ngậm và nhiều dạng thuốc phối hợp với các
vitamin khác.
- Liều dùng: Dự phòng: 50-100ng/24h
91
Điều trị: 200-500mg/24h
Chống stress, tăng sức đề kháng dùng liều cao hơn
Nói chung không nên dùng quá 1g/24h.
3.3. Vitamin B1 (thiamin)
Nguồn gốc - nhu cầu
Ở thực vật: vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám gạo mầm lúa mì.
Ở động vật: có nhiều trong thịt, gan, thận, trứng
Ví dụ:
Cám gạo: 1,6-2,4mg/100mg Thịt lợn : 0,39 - 1,5mg/100mg
Men bia: 1,2-7,0mg/100mg Bột mì: 0,4mg/100g
Thịt bò: 0,03 - 0,09mg/100mg Lòng đỏ trứng: 0,25 - 0,3mg/100mg
Hiện nay vitamin B1 đã được tổng hợp hóa học
Nhu cầu về vitamin B1 của cơ thể hàng ngày trung bình từ 1-1,5mg. Nhu cầu
này tuỳ thuộc nhiều vào chế độ ăn (ăn nhiều glucid thì nhu cầu tăng).
Dược động học
Vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Mỗi ngày có khoảng 1mg
Vitamin B1 được sử dụng. Thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng
Vai trò chủ yếu của Vitamin B1 là tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid.
Vitamin B1 là coenzym của enzym decarboxylase, là enzym khử nhóm carboxyl của
acid -cetonic. Vitamin B1 cũng là coenzym của enzym transketalase là enzym tham
gia chuyển hóa nhóm ceton trong chuyển hóa glucid tức là gắn chu trình pentose vào
chu trình hexose. Vì vậy khi thiếu Vitamin B 1 sẽ ứ đọng các chất cetonic trong máu
dẫn đến rối loạn chuyển hóa gây bệnh tê phù, suy tim, giãn mạch ngoại biên, viêm dây
thần kinh ngoại biên…
Tác dụng không mong muốn
Nói chung, vitamin B1 dễ dung nạp và không tích luỹ trong cơ thể nên không
gây thừa. Tác dụng không mong muốn dễ gặp là dị ứng, nguy hiểm nhất là sốc khi
tiêm tĩnh mạch, vì vậy không nên tiêm tĩnh mạch vitamin B1 trừ khi thật cần thiết.
Chỉ định
Phòng và điều trị bệnh Beri - beri
Điều trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh
sinh ra (phối hợp với vitamin B6 và B12).
Các trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm (dạng muối hydroclorid):
Viên nén, hàm lượng từ 5-500mg. Thuốc tiêm uống 100 và 200mg
- Liều dùng:
Trị bệnh beri - beri: 40-100mg/24h
Đau dây thần kinh: 100-500mg/24h
3.4. Vitamin B6 (pyridoxin)
Nguồn gốc - nhu cầu
Vitamin B6 có nhiều trong thịt, gan, thận, men bia, mầm ngũ cốc, trong rau quả
cũng có nhưng ít hơn.
Tuy vitamin B6 tồn tại ở 3 dạng pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin, nhưng
vào trong cơ thể cả 3 dạng đều chuyển thành pyridoxal phosphat nhờ enzym pyridoxal
kinase. Nhu cầu về vitamin B 6 tăng khi ăn nhiều protid.
Dược động học
Vitamin B6 dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển
hoá không còn hoạt tính, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
92
Tác dụng
Vitamin B6 chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa acid amin: là coenzym
của một số enzym chuyển hóa protein như transaminase, carboxylase, cynureinase,
racemase.
- Transaminase trong cơ thể có 2 loại là ALAT và ASAT. Các enzym này
chuyển nhóm NH2 của acid amin để tạo thành acid cetonic.
- Decarboxylase: khử nhóm CO2 để chuyển acid glutamic thành acid gama -
aminobutyric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh loại ức chế. Decarboxylase cũng
xúc tác cho phản ứng chuyển histidin thành histamin, trypophan thành serotonin. Hai
chất này có vai trò sinh lý quan trọng trong cơ thể.
- Cynureninase: tham gia chuyển hóa tryptopan thành acid nicotinic, vì vậy nếu
thiếu vitamin B6 thường kèm thiếu vitamin PP.
- Racemase: xúc tác cho các phản ứng chuyển các acid amin thành dạng có hoạt
tính, tổng hợp acid arachidonic từ acid linoleic và tổng hợp Hem là những chất rất cần
thiết của cơ thể.
- Ngoài ra vitamin B6 còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, glucid và
chuyển protid thành glucid và lipid.
Khi thiếu vitamin B6 có thể gây các bệnh ở da và thần kinh như viêm da, lưỡi,
khô môi, dễ bị kích thích, nếu thiếu nặng gây viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu
máu, co giật.
Chỉ định
Phòng và điều trị các trường hợp thiếu vitamin B6
Phòng và điều trị một số bệnh ở hệ thần kinh do các thuốc khác (như isoniazid)
gây ra.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: viên nén từ 5mg - 500mg, dung dịch tiêm 100mg/mL
- Liều dùng:
+ Phòng bệnh: người lớn 2-2,5mg/24h. Trẻ em 0,5-2mg/24h
+ Điều trị: từ 500mg-1000mg/24h tuỳ thuộc vào mức độ thiếu.
Không nên dùng đồng thời với L-Dopa vì làm giảm tác dụng của L-Dopa khi
điều trị bệnh Parkinson.
3.5. Acid folic (Vitamin B9)
Nguồn gốc - nhu cầu
Acid folic có nhiều trong thịt cá, gan, trứng và rau quả tươi nhưng rất dễ bị
phân huỷ trong quá trình chế biến.
Nhu cầu hàng ngày với người lớn 180 - 200g, với phụ nữ có thai cần 400g.
Dược động học
Acid folic trong tự nhiên tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ
phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hóa
tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu. Sau khi hấp thu, thuốc phân bố nhanh vào
các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thải trừ qua nước
tiểu.
Tác dụng và cơ chế
Trong cơ thể, acid folic đượckhử thành tetrahydrofolat làcoenzym của nhiều
quá trình chuyển hóa như:
Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B6.
Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN - thymin
Tham gia tổng hợp các nucleotid có nhân purin và pyrimidin do đó ảnh hưởng
tới tổng hợp ADN.

93
Đặc biệt acid folic là chất không thể thiếu cho việc tạo hồng cầu bình thường.
Do đó khi thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Chỉ định
Phòng và điều trị các trường hợp thiếu acid folic như thiếu máu hồng cầu to,
thiếu máu tan máu.
Bổ sung acid folic cho người đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic
(methotrexat), đang điều trị thuốc chống động kinh hydantoin, bệnh nhân sốt rét, phụ
nữ mang thai hay khi nhu cầu acid folic tăng.
Tác dụng không mong muốn
Acid folic thường dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên có
thể gặp ngứa, nổi ban, mày đay hoặc rối loạn tiêu hóa trong khi dùng thuốc.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
- Viên nén, viên nang 0,4; 0,8; 1 và 5mg
Ống tiêm 2,5 và 5mg/mL, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Liều dùng:
+ Điều trị thiếu máu hồng cầu to:
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: 5mg/24h
Trẻ em dưới 1 tuổi: 500g/kg/24h
+ Bổ sung cho phụ nữ mang thai: 200-400g/24h.
3.6. Vitamin B12
Vitamin B12 là tên chung để chỉ các cobalamin hoạt động trong cơ thể như:
cyanocobalamin, hydroxocobalamin, methylcobalamin, 5-deopxyadenosyl
cobalamin… trong đó quan trọng nhất là cyanocobalamin và hydroxocobalamin.
Nguồn gốc và nhu cầu
Vitamin B12 có chủ yếu có trong động vật như thịt, cá, trứng, gan… Ngoài ra có
thể lấy từ môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus.
Trong cơ thể, Vitamin B12 được một số vi khuẩn ruột tổng hợp một lượng nhỏ.
Nhu cầu hàng ngày đối với người lớn khoảng 2g.
Dược động học
Vitamin B12 có thể hấp thu qua đường tiêu hóa, đường tiêm. Tuy nhiên muốn
hấp thu qua đường tiêu hóa thì cần có yếu tố nội (là một glycoprotein) do tế bào niêm
mạc dạ dày bài tiết ra). Vào máu, vitamin B 12 gắn với transcobalamin II để chuyển tới
các mô. Vitamin B12 tích trữ nhiều ở gan (khoảng 90%), thần kinh trung ương, tim và
nhau thai. Thải trừ nhanh qua nước tiểu, phần lớn thải trừ trong vòng 8 giờ đầu.
Tác dụng và cơ chế
Các cobalamin đóng vai trò là các coenzym đồng vận chuyển, tham gia vào
nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể, đặc biệt là 2 quá trình sau:
B12
5-methyltetrahydrofolat + homocystein Methionin + tetrahydrofolat
Đây là phản ứng liên quan đến chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN nên rất
cần cho sự sinh sản của hồng cầu.
B12
L - methylmalonyl - CoA Succinyl - CoA
Phản ứng này xảy ra trong chuỗi các phản ứng chuyển hóa các chất ceton để
đưa vào chu kỳ Kreb, cần cho chuyển hóa lipid và hoạt động bình thường của hệ thần
kinh.
Khi thiếu vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh như:
viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân, tay, rối loạn trí nhớ và
tâm thần.

94
Chỉ định
Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to
Viêm, đau dây thần kinh
Dự phòng thiếu máu hoặc tổn thương thần kinh ở người cắt dạ dày, viêm ruột
mạn.
Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh
dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Tác dụng không mong muốn
Có thể gây dị ứng như sốc, mày đay, ngứa, đỏ, ban da… đôi khi rất nặng.
Chống chỉ định
Người bị ung thư do làm tăng tiến triển khối u
Người mẫn cảm với thuốc
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
Cyanocobalamin: (Redisol) ống 30, 100, 500 và 1000g
Hydroxocobalamin (Codroxomin) ống tiêm các hàm lượng từ 50-5000g, dạng
viên 200, 500 và 1000g.
Ngoài ra có nhiều dạng chế phẩm phối hợp với vitamin B1, B6 (Nevramin,
H5000) hoặc acid folic, sắt (Ferrimax), calci gluconat (Arphos)…
- Liều dùng
Điều trị thiếu máu: khởi đầu 100-1000g/24h, dùng hàng ngày hoặc cách ngày,
liên tục trong 1-2 tuần; duy trì: 100-1000g/lần/tháng.
Điều trị viêm dây thần kinh: thường phải dùng liều cao và dùng dạng tiêm từ
500-5000g/ngày.
3.7. Vitamin B2 (riboflavin)
Nguồn gốc và nhu cầu
Vitamin B2 có nhiều trong cám, sữa và các sản phẩm sữa, men bia, thịt, lòng
trắng trứng, rau quả tươi.
Ở người, vi khuẩn ruột tổng hợp được một phần
Hiện nay chủ yếu dùng Vitamin B2 tổng hợp.
Tác dụng
Vitamin B2 là coenzym của khoảng 20 loại enzym khác nhau, tham gia vào các
phản ứng oxy hóa khử cacbohydrat và acid amin. Quan trọng hơn cả là coenzym của 2
enzym: Flavin mononucleotid (FMN) và Flavin adenin nucleotid (FAD) là dạng
coenzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô.
Vitamin B2 tham gia vào quá trình hô hấp ở tế bào, chuyển hóa glucid, protid và
lipid.
Ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức phận thị giác, dinh
dưỡng da và niêm mạc.
Nếu thiếu B2 sẽ gây tổn thương da và niêm mạc: lưỡi đỏ, sẫm, nứt, loét miệng,
mũi và tổn thương mắt.
Tuy nhiên các triệu chứng thiếu vitamin B 2 thường không điển hình vì thiếu
vitamin B2 thường đồng thời thiếu một số chất khác như sắt, vitamin PP, vitamin B 1.
Chỉ định
Các trường hợp thiếu B2 gây tổn thương da, niêm mạc, viêm giác mạc mắt,
viêm kết mạc, loét miệng, suy nhược, mệt mỏi, chậm lớn, sút cân…
Thường dùng phối hợp với vitamin PP.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: viên nén 5, 250mg. Ống tiêm 10mg.
95
- Liều dùng: 5-30mg/ngày chia thành các liều nhỏ
3.8. Vitamin PP (niacin, vitamin B3)
Vitamin PP (Pellagre prevention)
Niacin là acid nicotinic. Chất hay dùng làm thuốc là nicotinamid.
Vitamin PP có nhiều trong gan, thận, thịt cá, ngũ cốc, men bia và các loại ru
xanh. Trong cơ thể, vi sinh vật ruột tổng hợp được một lượng nhỏ vitamin PP.
Vitamin PP hấp thu được qua đường uống, khuyếch tán vào các mô, tập trung
nhiều ở gan. Chuyển hóa và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng
Vitamin PP là thành phần của 2 coenzym quan trọng là NAD (Nicotinamid -
Adenin - Dinucleotid) và NADP (Nicotinamid - Adenin - Dinucleotid - Phosphat). Các
coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử.
Do đó vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cholesterol, acid béo và tạo năng
lượng ATP cung cấp cho chuỗi hô hấp tế bào. Khi dùng liều cao niacin có tác dụng
làm giảm LDL và tăng HDL, gây giãn mạch ngoại vi.
Thiếu vitamin PP sẽ gây ra các triệu chứng như chán ăn, suy nhược dễ bị kích
thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da đặc biệt là viêm da vùng hở như mặt, chân, tay.
Khi thiếu nặng sẽ gây ra triệu chứng điển hình là viêm da, tiêu chảy và rối loạn thần
kinh, tâm thần (đây là 3 triệu chứng điển hình của bệnh Pellagra).
Tác dụng không mong muốn
Niacin PP gây giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể gây nên cơn bốc hỏa, buồn
nôn, đánh trống ngực. Các tác dụng này xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc và sẽ tự hết
sau 30 - 40 phút. Nicotinamid không gây tác dụng này.
Chỉ định
Phòng và điều trị bệnh Pellagra
Các rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh (phối hợp với thuốc khác)
Tăng lipid huyết, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch (phối hợp với thuốc
khác): dùng niacin (acid nicotinic).
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
Viên nén, viên nang 25-750mg
Cồn ngọt 50mg/5mL
Dung dịch tiêm 100mg/mL
Có trong thành phần của nhiều biệt dược phối hợp
- Liều dùng:
Phòng bệnh: 50-200mg/24h
Điều trị: 200-500mg/24h
3.9. Vitamin B5 (acid pantothenic)
Nguồn gốc
Acid pantothenic có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, thận, gan và thịt bò
Thuốc dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, phân phối tới tất cả các mô, không bị phân
huỷ trong cơ thể. Thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng
Pantothenic là thành phần quan trọng của coenzym A. Coenzym A là đồng yếu
tố cho những phản ứng oxy hóa nhóm hydrat cacbon, tái tạo glucose, phân huỷ acid
béo, tổng hợp sterol, hormon steroid, porphyrin.
Ngoài ra còn có vai trò trong định vị tế bào, sự ổn định và hoạt tính của protein.
Không thấy hiện tượng thiếu acid pantothenic ở người, chủ yếu gặp thiéu
coenzym A. Khi thiếu coenzym A có các triệu chứng như thoái hóa thần kinh, thiểu

96
năng tuyến thượng thận với các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, đau
bụng, đầy hơi, dị cảm tay chân, co thắt cơ.
Acid pantothenic thường phối hợp trong các chế phẩm đa sinh tố, các sản phẩm
dinh dưỡng.
3.10. Vitamin B8 (Vitamin H, biotin)
Nguồn gốc
Biotin có nhiều trong gan bò, sữa bò, cá, lòng đỏ trứng, chuối, khoai tây…
Trong cơ thể vitamin H được tổng hợp một phần nhờ vi khuẩn ruột
Hiện đã tổng hợp bằng phương pháp hóa học
Tác dụng
Biotin có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa cacbonhydrat và lipid là đồng
yếu tố cho các phản ứng cacboxyl hóa các chất pyruvat, acetyl coenzym A.
Biotin tham gia vào các phản ứng hoạt hóa và vận chuyển CO 2 gồm 2 giai
đoạn: tạo phức hợp CO2 - biotin - enzym; vận chuyển CO2 đến chất nhận.
Các quá trình này giúp cho sự chuyển hóa cacbohydrat và tổng hợp acid béo
ngoài ti thể, tạo điều kiện thuận lợi cho tích luỹ mỡ ở gan. Như vậy chức năng chính
của biotin là tham gia chuyển hóa mỡ,chống tiết mỡ và bã nhờn ở da, dinh dưỡng da
và niêm mạc.
Khi thiếu biotin gây viêm da, viêm lưỡi, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn thiếu máu,
tăng tiết mỡ ở da, rụng tóc…
Chỉ định
Trị các bệnh da: tăng tiết bã nhờn, trứng cá, viêm lưỡi, miệng
Trị hói đầu (phối hợp với thuốc khác)
Chế phẩm và liều dùng
Viên nén 5mg, ống tiêm 5mg/mL. Dùng 5-20mg/24h.
3.11. Các vitamin tan trong nước khác
Carnitin
Carnitin có nhiều trong thịt và sữa. Trong cơ thể được tổng hợp từ gan và thận.
Carnitin có tác dụng oxy hóa các acid béo, tham gia vận chuyển các chất béo
này tới ty thể để tạo năng lượng. Làm dễ dàng quá trình chuyển hóa kị khí của glucid,
tăng khả năng phosphoryl hóa và kích thích thải trừ các acid hữu cơ.
Thiếu carnitin gây rối loạn chuyển hóa lipid làm rối loạn cơ vân và cơ tim, chức
năng gan và hạ đường huyết khi đói.
Vitamin P
Vitamin P bao gồm nhiều chất thuộc nhóm flavonoid có nhiều trong hoa hoè,
chè xanh và các loại cam quýt.
Tác dụng cơ bản của vitamin P là giảm tính thấm thành mạch và giảm độ giòn
của mạch máu. Cùng với vitamin C có tham gia vào phản ứng oxy hóa khử. Vitamin P
thường dùng phối hợp với vitamin C để điều trị các bệnh có kèm theo tăng tính thấm
thành mạch.

LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.....)
1. Hầu hết các vitamin tan trong nước đều là ……………..(A) của một
…………(B) chuyên biệt. Vì vậy, nếu thiếu vitamin thì hệ ……………(C) tương ứng
không được tạo thành, quá trình chuyển hóa là các acid amin.
2. Nhu cầu về vitamin thay đổi tuỳ thuộc vào …………….(A), ……………..(B),
…………………(C) của cơ thể.
3. Nguyên nhân thiếu vitamin
97
A. ……………….
B. ……………….
C. ……………….
D. ……………….
4. Nguyên nhân thừa vitamin chủ yếu do …………….(A) (người bình thường ăn uống
đầy đủ vitamin mà vẫn bổ sung thường xuyên vitamin dưới dạng thuốc)
5. Phân loại Vitamin theo tính tan thành hai nhóm:
A. ……………………………………………………………………………………..
B. ……………………………………………………………………………………..
6. Vitamin A hấp thu được qua đường …………. (A) và ………….(B). Để hấp thu
được qua đường tiêu hóa thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hóa
7. Trong cơ thể người, Vitamin D 3 (cholecalciferol) được tổng hợp từ
…………………..(A) ở các tế bào ……………..(B) nhờ ………………..(C)
8. Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với
A. ………………
B. ………………
C. ………………
D. ………………
9. Vitamin E đặc biệt bảo vệ vitamin A khỏi bị ……………..(A), làm
………………(B) vitamin A.
10. Vitamin C hấp thu dễ dàng qua …………………..(A), phân bố tới hầu hết các mô
đặc biệt là ……………(B), …………….(C), ………..(D) và …………….(E).
11. Vitamin C không ……………(A) trong cơ thể, thải trừ chủ yếu qua
…………….(B) dưới dạng đã chuyển hóa là ………….(C) và …………..(D).

Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai)

12. Thừa vitamin chủ yếu gặp ở nhóm vitamin tan trong nước
13. Quá trình hấp thu Vitamin tan trong dầu đòi hỏi phải có acid mật
làm chất nhũ hóa
14. Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt
nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng
15. Vitamin D có tác dụng điều trị hạ calci máu
16. Có 2 loại vitamin K: Vitamin K1 và Vitamin K2
17. Khác với hầu hết các vitamin khác, vitamin K (K1) được tổng hợp
một phần ở ruột già
18. Đường dùng của Vitamin B1: uống, tiêm tĩnh mạch
19. Vitamin B6 chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa acid amin
20. Nếu thiếu B2 (Riboflavin) sẽ gây tổn thương da và niêm mạc

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn
21. Vitamin nhóm B có vai trò tác động qua lại với các hormon
tuyến thượng thận
sinh dục
tuyến giáp
tuyến cận giáp
22. Nhu cầu hàng ngày về vitamin A của cơ thể theo FDA

98
A. 800 IU
B. 700 IU
C. 600 IU
D. 500 IU
23. Vitamin D là một nhóm gồm gừ D2 đến D7, trong đó có 2 chất có hoạt tính mạnh
nhất là
A. D2 và D3.
B. D3 và D4.
C. D4 và D5.
D. D5 và D6.
24. Vitamin D dễ dàng hấp thu qua niêm mạc ruột nhờ:
A. Hệ men vi sinh dường ruột
B. Muối mật và lipid
C. Môi trường pH trung tính
D. Acid dịch vị dạ dày
25. Chống chỉ định của Vitamin D:
A. Tăng calci máu
B. Bệnh cấp tính ở gan thận
C. Lao phổi đang tiến triển
D. Cả 3 phương án trên
26. Đặc điểm chung của nhóm Vitamin tan trong nước
A. Hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu, không cần chất nhũ hóa
B. Lọc được qua cầu thận và thải trừ qua nước tiểu khi thừa
C. Vì không tích luỹ trong cơ thể nên nói chung ít gây độc
D. Không bền nên dễ thiếu, vì vậy phải bổ sung hàng ngày
E. Tất cả các phương án trên đề đúng
27. Vitamin C xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở
A. Ruột non
B. Dạ dày
C. Tá tràng
D. Ruột già
28. Vitamin B6 khi vào trong cơ thể chuyển thành
A. pyridoxal phosphat
B. pyridoxine
C. pyridoxal
D. pyridoxamin
29. Vitamin B12 được tích trữ nhiều ở:
A. Gan
B. Thần kinh trung ương
C. Tim
D. Nhau thai
E. Tất cả các phương án trên

99
BÀI 7
KHÁNG SINH
MỤC TIÊU
1. Trình bày định nghĩa, các cách phân loại và các cơ chế tác dụng của kháng
sinh.
2. Trình bày được đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định
tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc kháng sinh được đề cập đến
trong bài.
3. Phân biệt được những điểm khác nhau về dược động học, phổ tác dụng của
các thuốc trong:
- Phân nhóm penicilin (giữa penicilin tự nhiên, penicilin chậm, penicilin kháng
penicilinase, penicilin A, penicilin kháng pseudomonas).
- Phân nhóm cephalosporin (giữa các thế hệ 1, 2 và 3).
- Nhóm quinolon (giữa thế hệ 1 và 2).
4. Giải thích được các tác dụng không mong muốn của các nhóm thuốc kháng
sinh.

NỘI DUNG
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH

1. ĐỊNH NGHĨA
Thuật ngữ kháng sinh theo quan niệm truyền thống được định nghĩa là những
chất do các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…) tạo ra có khả năng ức chế sự phát
triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác.
Ngày nay, kháng sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh vật mà còn được
tạo ra bằng quá trình bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học, do đó định nghĩa về kháng
sinh cũng thay đổi, hiện nay kháng sinh được định nghĩa như sau:
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc
tổng hợp hóa học. Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây
bệnh.
2. PHÂN LOẠI
2.1. Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Tính nhạy cảm của kháng sinh được xác định dựa vào nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC).
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC - Minimal Inhibitory Concentration) của một
kháng sinh là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của
vi khuẩn sau khoảng 24 giờ nuôi cấy. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC - Minimal
Bactericidal Concentration) là nồng độ thấp nhất làm giảm 99,9% lượng vi khuẩn.
Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, người ta chia kháng sinh
thành 2 nhóm chính: kháng sinh diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn.
. Kháng sinh diệt khuẩn
Là kháng sinh có MBC tương đương với MIC (tỉ lệ MBC/MIC xấp xỉ bằng 1)
và dễ dàng đạt được MBC trong huyết tương. Nhóm này bao gồm: penicilin,
cephalosporin, aminosid, polymyxin.
. Kháng sinh kìm khuẩn

100
Là kháng sinh có MBC lớn hơn MIC (tỷ lệ MBC/MIC >4 và khó đạt được nồng
độ bằng MBC trong huyết tương. Nhóm này gồm: tetrracyclin, cloramphenicol,
macrolid.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong lâm sàng, giúp thày thuốc sử dụng kháng
sinh có hiệu quả hơn. Cụ thể là:
Các nhiễm khuẩn nhẹ có thể dùng kháng sinh kìm khuẩn để hạn chế sự sinh sản
và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tạo điều kiện cho cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.
Các nhiễm khuẩn nặng hoặc những người có sức đề kháng kém, nên sử dụng
kháng sinh diệt khuẩn.
2.2. Dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh
Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thành các nhóm:
- Thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn:  - lactam, vancomycin,
bacitracin, fosfomycin.
- Thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn cloramphenicol,
tetracyclin, macrolid, lincosamid và aminoglycosid.
- Thuốc ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, rifampicin.
- Thuốc ức chế chuyển hóa: co-trimoxazol.
- Thuốc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào: polymyxin, amphotericin.
2.3. Dựa vào cấu trúc hóa học
Chia kháng sinh thành các nhóm chính sau:
. Nhóm beta lactam
- Penicilin:benzylpenicilin, oxacilin, ampicilin…
- Cephalosporin: cephalexin, cefaclor, cefortaxim...
- Các betalactam khác: carbapemem, monobactam, chất ức chế beta lactamase.
. Nhóm aminoglycosid (aminosid): streptomycin, gentamicin, tobramycin…
. Nhóm macrolid: erythromycin, clarithromycin, spiramycin…
. Nhóm lincosamid: lincomycin, clindamycin
. Nhóm phenicol: cloramphenicol, thiamphenicol
. Nhóm Cyclin: tetracyclin, doxycyclin…
. Nhóm peptid
- Glucopeptid: vancomycin
- Polypeptid: polymyxin, bacitracin
. Nhóm quinolon: acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin…
. Nhóm co - trimoxazol: co-trimoxazol.
3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA KHÁNG SINH
3.1. Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
Vách tế bào vi khuẩn chủ yếu được cấu tạo từ peptidoglycan, là thành phần
quan trọng đảm bảo tính vững chắc của tế bào, vì vậy rất cần cho sự tồn tại và phát
triển của tế bào vi khuẩn. Các kháng sinh diệt khuẩn ức chế quá trình tổng hợp vách tế
bào vi khuẩn. Vi khuẩn không có vách che chở sẽ sẽ bị tiêu diệt.
3.2. Tác động lên quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
. Gắn vào các tiểu phần với 30S hoặc 50S, làm gián đoạn quá trình tổng hợp
protein của vi khuẩn nên có tác dụng kìm khuẩn: cloramphenicol, tetracyclin, macrolid
và lincosamid
- Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn vào phần 50S
của ribosom, ức chế phản ứng chuyển peptid (transpeptidation reaction), ức chế tạo
thành liên kết peptid. Vì vậy, cloramphenicol ngăn cản việc gắn thêm acid amin vào
chuỗi peptid đang được thành lập.
- Macrolid và lincosamid ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn do gắn
vào tiểu đơn vị 50S của ribosom, ngăn cản sự chuyển vị peptidyl - ARNt từ vị trí tiếp
101
nhận sang vị trí cho nên các aminoacyl - ARNt mới không thể vào vị trí tiếp nhận, làm
cho các acid amin không gắn vào chuỗi peptid đang thành lập.
- Tetracyclin ức chế sự tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào
phần 30S của ribosom nên ức chế gắn aminoacyl - ARNt mới vào vị trí tiếp nhận trên
phức hợp ARNm - ribosom. Vì vậy, việc gắn thêm các acid amin vào chuỗi peptid
đang được tổng hợp sẽ bị gián đoạn. Chính vì vậy, tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn.
. Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom làm sai lệch quá trình tổng hợp protein
cần thiết của vi khuẩn nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Các aminoglycosid và spectinomycin gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom, gây
biến rạng ribosom và tác động đến quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn theo 3 cách
sau
- Cản trở việc tạo thành phức hợp khởi đầu
- Gây đọc sai mã ở tiểu đơn vị 30S nên trình tự sắp xếp các acid amin không
đúng. Kết quả tạo ra là các protein của tế bào vi khuẩn không có hoạt tính, làm vi
khuẩn bị tiêu diệt.
- Chuyển các polysom thành monosom nên chỉ một ribosom tiếp cận với sợi
ARNm và không thể trượt dọc theo sợi ARNm để tổng hợp chuỗi peptid mới.
3.3. Ức chế tổng hợp acid nhân
. Quá trình tổng hợp acid nhân: được thực hiện qua 2 giai đoạn sao chép
(replication), phiên mã (transcription).
Sao chép: phân tử ADN tự nhân đôi để tạo ra các ADN mới giống hệt ADN mẹ
nhờ ADN polymerase. Sau đó các ADN này liên kết lại với nhau tạo thành vòng xoắn.
Quá trình đóng mở vòng xoắn ADN để sao chép được thực hiện nhờ ADN - gyrase.
Phiên mã: là quá trình chuyển thông tin từ ADN cho ARN m nhờ ARN
polymerase phụ thuộc ADN.
. Quá trình ức chế tổng hợp acid nhân: Quinolon gắn với topoisomerase II của
vi khuẩn (ADN - gyrase) làm mất hoạt tính enzym. Do không có khả năng mở vòng
xoắn để thực hiện việc sao chép mã di truyền được nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
Rifampicin gắn vào tiểu đơn vị  của ARN polymerase phụ thuộc vào ADN
nên ức chế tổng hợp ARN.
3.4. Thay đổi tính thấm của màng
Màng tế bào vi khuẩn là nơi trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn với môi trường
bên ngoài. Màng có tinhs thấm chọn lọc đối với các ion để duy trì sự ổn định cho các
thành phần bên trong màng. Các kháng sinh tác động lên màng, làm thay đổi tính thấm
của màng (các ion Mg++, Ca++, K+ thoát ra ngoài tế bào nhiều), gây rối loạn quá trình
trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn với môi trường làm vi khuẩn bị tiêu diệt.
Polymyxin là một cation, thuốc gắn vào lớp phospholipid của màng tế bào vi
khuẩn, phá vỡ cấu trúc của màng, các thành phần trong tế bào thoát ra ngoài làm vi
khuẩn bị tiêu diệt. Polymyxin cũng có khả năng gắn và bất hoạt nội độc tố vi khuẩn.
3.5. Kháng chuyển hóa (ức chế tổng hợp acid folic)
Acid folic cần cho sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Quá trình tổng hợp và
chuyển hóa acid folic được thực hiện nhờ 2 enzym là dyhydrofolat synthetase và
dihydrofolat reductase.
Các kháng sinh kháng chuyển hóa như Co-trimoxxazol (gồm sulfamethoxazol
và trimethoprim) có khả năng ức chế cạnh tranh với các enzym này. Kết quả là quá
trình tổng hợp và chuyển hóa acid folic bị ngừng lại làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
Sulfamethoxazol có cấu trúc tương tự acid para aminobenzoic (PABA). Nó
cạnh tranh với PABA nhờ có ái lực cao với dihydrofolat synthetase (dihydropteroat
synthetase), thuốc ức chế giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn.

102
Trimethoprim gắn cạnh tranh và ức chế dihydrofolat reductase, là enzym xúc
tác cho phản ứng chuyển acid dihydrofolic thành acid tetrahydrofolic, thuốc ức chế
giai đoạn II của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
Như vậy nếu dùng riêng rẽ thì sulfamethoxazol và trimethoprim là những chất
kìm khuẩn, nhưng khi phối hợp với nhau sẽ tạo tác dụng diệt khuẩn do đồng thời tác
dụng vào 2 khâu trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa acid folic. Hơn nữa,
sulfamethoxazol tăng cường tác dụng của trimethoprim bằng cách làm giảm lượng
acid dihydrofolic cạnh tranh với trimethoprim trong việc gắn dihydrofolat reductase
4. SỰ KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
Kháng sinh muốn phát huy được tác dụng thì phải xâm nhập được vào ổ viêm
và gắn được vào receptor ở tế bào vi khuẩn gây tác dụng ức chế hoặc diệt khuẩn.
Trong thực tế, nhiều khi sử dụng kháng sinh thất bại, đó chính là do vi khuẩn kháng lại
kháng sinh.
4.1. Thế nào là vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi khuẩn được coi là kháng một kháng sinh nào đó nếu sự phát triển của nó
không bị ngừng lại khi kháng sinh đó đã được dùng ở nồng độ tối đa mà bệnh nhân
còn dung nạp thuốc.
4.2. Các kiểu kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Kháng thuốc giả (Kháng không do di truyền)
Có 3 nguyên nhân chính gây kháng thuốc giả:
- Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm, không đủ khả năng tiêu diệt
các vi khuẩn đã bị kháng sinh ức chế. Kiểu kháng này chủ yếu gặp ở người già yếu
hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư…).
- Vi khuẩn chui sâu vào tế bào, tạo vỏ bọc, không sinh sản và phát triển, do đó
không chịu tác động của kháng sinh (tuy nhiên, khi phân chia sẽ lại chịu tác động của
kháng sinh). Cách này thường gặp ở trực khuẩn lao và một số ký sinh vật như ký sinh
trùng sốt rét, amip.
- Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ… kháng sinh không thấm được vào ổ viêm
nên không tác động vào vi khuẩn được. Khi loại bỏ vật cản, kháng sinh lại phát huy
tác dụng.
Kháng thuốc thật
- Kháng thuốc tự nhiên: là tính kháng thuốc vốn có của một số vi khuẩn đối với
một số kháng sinh
Ví dụ: các vi khuẩn gram âm luôn kháng vancomycin và penicilin. Các vi
khuẩn không có vách tế bào như Mycoplasma không chịu tác dụng của các kháng sinh
ức chế tổng hợp vách tế bào như các penicilin, cephalosporin, vancomycin.
Escherichia coli không chịu tác dụng của erythromycin.
- Kháng thuốc thu được: là kháng thuốc do biến đổi di truyền. Vi khuẩn từ chỗ
không có trở thành có gen kháng thuốc. Nghĩa là, ADN của vi khuẩn có khả năng đột
biến gen hoặc nhận gen để kháng từ vi khuẩn khác truyền cho.
+ Đột biến gen: là sự đột biến tự phát trên một điểm của nhiễm sắc thể kiểm
soát sự nhạy cảm với kháng sinh (làm thay đổi cấu trúc receptor gắn với thuốc ở vi
khuẩn). Những tế bào mang gen đột biến sống sót sau đột biến sẽ truyền các đặc tính
đột biến cho tế bào con.
+ Nhận gen kháng thuốc (kháng thuốc qua plasmid): các gen kháng thuốc có
thể truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác qua các hình thức vận chuyển chất liệu
di truyền sau:
Tiếp hợp: là 2 vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với nhau và truyền cho nhau đoạn
ADN mang gen đề kháng.

103
Biến nạp: khi vi khuẩn mang gen kháng thuốc bị phân giải, sẽ giải phóng ra
đoạn ADN tự do, những đoạn ADN này sẽ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khác.
Tải nạp: là cách chuyển gen kháng thuốc từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác
thông qua thể thực khuẩn.
4.3. Cơ chế kháng thuốc
Tạo enzym phân huỷ hoặc biến đổi kháng sinh
Các vi khuẩn có khả năng tạo ra các enzym phân huỷ hoặc biến đổi do đó làm
mất tác dụng của kháng sinh. Ví dụ:
Các vi khuẩn Streptococcus tạo ra beta lactamase phá huỷ vòng beta lactam nên
kháng được ss kháng sinh beta lactam.
Các vi khuẩn kháng cloramphenicol là do nó tạo ra enzym acetyl transferase
làm mất hoạt tính của cloramphenicol.
Thay đổi tính thấm của màng tế bào
Tính thấm của màng tế bào vi khuẩn thay đổi làm cho thuốc không xâm nhập
được vào tế bào vi khuẩn. Ví dụ:
Các kháng sinh thân nước (tetracyclin, beta lactam) vận chuyển tích cực vào tế
bào vi khuẩn qua các lỗ lọc (porin) rồi tập trung thuốc gắn lên các rêcptỏ tại tế bào vi
khuẩn. Các vi khuẩn không có kênh porin sẽ kháng lại kháng sinh này.
Aminoglycosid vào tế bào vi khuẩn nhờ hệ vận chuyển phụ thuộc oxy, các vi
khuẩn kỵ khí thiếu hệ vận chuyển này sẽ kháng lại aminoglycosid.
Thay đổi đích tác dụng
Các vi khuẩn kháng thuốc có thể do thay đổi các receptor gắn thuốc. Ví dụ các
vi khuẩn kháng aminosid do nó thay đổi các receptor trên tiểu đơn vị 30S. Các vi
khuẩn kháng macrolid do thay đổi các receptor trên tiểu đơn vị 50S.
Các vi khuẩn kháng thuốc có thể do thay đổi vị trí receptor gắn với thuốc, ví dụ:
một số vi khuẩn kháng beta lactam do thay đổi receptor PBP (Penicilin Binding
protein), penicilin không gắn được vào receptor trên vi khuẩn nên không có tác dụng
diệt khuẩn.
5. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA KHÁNG SINH
Phần lớn các kháng sinh an toàn khi được sử dụng đúng. Tuy nhiên dù ít hay
nhiều chúng đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và tai biến.
5.1. Phản ứng dị ứng
- Sốc phản vệ: là một trong những phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất có thể xảy
ra khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh penicilin.
Hội chứng Stevens - Johnson và Lyell: cũng là những hội chứng dị ứng rất
nguy hiểm gây tỷ lệ tử vong cao.
- Các phản ứng dị ứng khác: nổi ban, mày đay, viêm mạch hoại tử, viêm đa
khớp, giảm bạch cầu…
- Cách xử trí (xin đọc thêm "Dược lâm sàng đại cương").
Trước khi dùng thuốc phải khai thác tiền sử của bệnh nhân làm test. Các test
thông dụng hiện nay có test nội bì, test hoa thị và test kích thích.
Khi gặp phản ứng dị ứng: các trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng thuốc và điều trị
bừng các kháng histamin. Trường hợp nặng, ví dụ sốc phản vệ thì phải có biện pháp
xử trí khẩn cấp bằng các thuốc kháng histamin, các glucổcticoid, thuốc trợ tuần hoàn,
trợ hô hấp…
5.2. Bội nhiễm
Bội nhiễm là hiện tượng nhiễm khuẩn trong hoặc sau khi dùng kháng sinh, đặc
biệt là các kháng sinh phổ rộng hoặc khi phối hợp nhiều loại kháng sinh mà các kháng
sinh này thải nhiều qua phân. Các kháng sinh này tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích nên tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ví dụ:
104
Dùng các lincosamid lâu ngày gây bội nhiễm ruột kết màng giả
Dùng tetracyclin lâu ngày gây bội nhiễm nấm âm đạo
5.3. Các tác dụng không mong muốn khác
Rối loạn tiêu hóa (erythromycin)
Độc với thận, thính giác (các aminoglycosid, cephalosporin).
Độc với hệ tạo máu (cloramphenicol)
Ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, xương (tetracyclin)…
6. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
Các kháng sinh thường chỉ có tác dụng với các vi khuẩn (trừ một số ít có tác
dụng trên cả sinh vật đơn bào, nấm, virus). Chính vì thế phải xác định xem cơ thể có
nhiễm vi khuẩn hay không thì mới dùng kháng sinh. Có 2 cách xác định: xét nghiệm
cận lâm sàng (cấy tìm vi khuẩn trong bệnh phẩm) và chẩn đoán lâm sàng (dựa vào dấu
hiệu sốt cao trên 390C).
Lựa chọn kháng sinh hợp lý
Để lựa chọn kháng sinh đúng, hợp lý cần dựa vào phổ tác dụng, tính chất dược
động học, vị trí nhiễm khuẩn và tình trạng người bệnh.
Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian
- Để chọn được liều phù hợp cần phải dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác và
thể trạng bệnh nhân.
- Dùng kháng sinh phải dùng ngay liều điều trị mà không tăng dần liều, điều trị
liên tục, không ngắt quãng và không giảm liều từ từ để tránh kháng thuốc.
Thời gian điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn nhẹ, thông thường là 7-10
ngày. Các nhiễm khuẩn nặng (như nhiễm khuẩn huyết) hoặc nhiễm khuẩn ở mô mà
kháng sinh khó xâm nhập (như màng não, tuỷ xương…) thì đợt điều trị thường kéo dài
hơn, có khi tới 4 - 6 tuần. Cá biệt với bệnh lao, phong, đợt điều trị kháng sinh thường
kéo dài trên 6 tháng.
Phối hợp kháng sinh hợp lý
Mục đích của việc phối hợp kháng sinh là nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả
điều trị và giảm kháng thuốc. Muốn phối hợp kháng sinh hợp lý, cần hiểu rõ đặc tính
của kháng sinh sao cho khi phối hợp sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng, tránh tác dụng đối
kháng và tương kỵ.
- Các phối hợp gây tác dụng đối kháng là: kháng sinh kìm khuẩn với kháng sinh
diệt khuẩn (penicilin với tetracyclin). Các kháng sinh có cùng đích tác dụng
(erythromycin với lincosamid hoặc với cloramphenicol).
- Các kháng sinh tương kỵ với nhau (như gentamicin với penicilin), không nên
trộn lẫn với nhau trong cùng một bơm tiêm hoặc dịch truyền để tránh làm mất tác dụng
của thuốc.
Dự phòng kháng sinh hợp lý
Dự phòng kháng sinh là dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn hoặc ngăn
ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh dự phòng dễ tạo ra các
chủng vi khuẩn kháng kháng sinh nên chỉ dùng kháng sinh dự phòng trong một số
trường hợp sau:
- Dự phòng trong ngoại khoa: nhằm tránh nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi
trường và hạn chế nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
- Dự phòng thấp tim do liên cầu: với mục đích dự phòng biến chứng vào tim
trong đợt thấp khớp "dự phòng cấp I" hoặc dùng ngăn chặn tái phát "dự phòng cấp II".

105
BETA LACTAM
1. CÁC PENICILIN
1.1. Đặc điểm chung
1.1.1. Nguồn gốc
- Tự nhiên: benzyl penicilin (penicilin G), phenoxymethyl penicilin (penicilin
V) thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium notatum và Penicillium
chryrogenum.
- Bán tổng hợp: từ acid 6 aminopenicilanic (6APA) gắn thêm các gốc R.
- Tổng hợp toàn phần: hiệu suất thấp, giá thành cao.
1.1.2. Cấu trúc hóa học
- Các penicilin đều có cấu trúc cơ bản gồm 2 vòng:
Vòng A: thiazolidin
Vòng B: betalactam
Vị trí 1: penicilinase tác động vào làm mở vòng beta lactamtạo ra acid
penicilloric làm mất tác dụng kháng sinh.
Vị trí 2: amidase tác động vào tạo 6APA dùng để bán tổng hợpra cácpe khác có
ưu điểm hơn penicilin tự nhiên.
- Khi thay thế R bằng các gốc khác nhau, ta có các penicilin có độ bền dược
động học và phổ kháng khuẩn khác nhau.
Ví dụ:
Gốc R Loại penicilin
Benzyl Benzylpenicilin (penicilin G)
Phenoxymethy Phenoxymethyl penicilin (penicilin V)
3. Phenyl, 5-methylisoxazolyl Oxacilin
Alpha amonbenzyl Ampicilin
Alpha carboxybenzyl Carboxycillin

1.1.3. Cơ chế tác dụng chung


- Các penicilin có khả năng acyl hóa các D-alanin tranpeptidase, làm cho quá
trình tổng hợp peptidoglycan không được thực hiện. Sinh tổng hợp vách tế bào bị
ngừng lại (xem mục 3.1 - Bài "Đại cương về kháng sinh").
- Mặt khác, các penicilin còn hoạt hoá enzym tự phân giải murein hydroxylase
làm tăng phân huỷ vách tế bào vi khuẩn. Kết quả là vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Các vi khuẩn gram âm do vách tế bào ít peptidoglycan nên ít nhạy cảm với
penicilin. Hơn nữa các vi khuẩn gram âm có lớp vỏ phospholipid bao phủ bên ngoài
làm các penicilin khó thấm qua, vì vậy nói chung penicilin ít tác dụng trên vi khuẩn
gram âm(trừ một số penicilin phổ rộng như amoxicilin ưa nước có thể đi qua các kênh
porin trên màng tế bào vi khuẩn gram âm).
1.1.4. Cơ chế kháng thuốc
Các vi khuẩn có thể kháng penicilin gồm:
- Vi khuẩn không có vách tế bào
- Vi khuẩn tạo ra beta lactamase (penicilinase).
- Vi khuẩn không có receptor của penicilin hoặc cấu tạo vách tế bào ngăn
không cho penicilin thấm qua hoặc không cho penicilin gắn vào receptor.
- Enzym tự phân giải (murein hydroxylase) của vi khuẩn không được hoạt hóa.
1.1.5. Phân loại
- Penicilin tự nhiên
- Penicilin kháng penicilinase
- Penicilin phổ rộng

106
- Penicilin kháng pseudomonas
1.2. Penicilin tự nhiên
Bao gồm: benzylpenicilin (penicilin G), phenoxymethyl penicilin (penicilin V),
penicilin chậm (procain benzylpenicilin, benzathin benzyl penicilin và benethamin
penicilin).
Benzylpenicilin là một penicilin tự nhiên thu được từ môi trường nuôi cấy nấm
Penicillium chrysogenum.
Dược động học
Khi uống, penicilin G bị mất hoạt tính bởi dịch vị. Thuốc dùng được các đường
tiêm nhưng chủ yếu là tiêm bắp. Penicilin V là kháng sinh tự nhiên, bền với acid dịch
dạ dày, nên chủ yếu dùng đường uống, sinh khả dụng khoảng 60%. Thức ăn, các chất
gôm, nhựa và neomycin làm giảm hấp thu penicilin V.
Sau khi tiêm bắp khoảng 15 - 30 phút, penicilin G đạt nồng độ tối đa trong máu
và duy trì tác dụng khoảng 4 giờ. Sau khi uống 800.000 IU (500mg) penicilin khoảng
30-60 phút, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 3-5g/mL. Thuốc liên kết với
protein huyết tương khoảng 60-80% phân bố rộng rãi trong các mô và dịch cơ thể. Ở
người bình thường thuốc qua hàng rào máu não rất kém, nhưng khi màng não bị viêm
thì thuốc xâm nhập tốt hơn. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ. Thải trừ chủ yếu qua
nước tiểu, thời gian bán thải là 30-60 phút ở người bình thường, còn ở người suy thận
có thể kéo dài 7-10 giờ, nếu suy cả gan thì kéo dài tới 20-30 giờ. Vì vậy, cần phải giảm
liều ở người suy gan, suy thận và trên 60 tuổi.
Các penicilin chậm là những benzylpenicilin gắn thêm một chất làm tăng trọng
lượng phân tử, gồm procain benzylpenicilin, benzathin benzylpenicilin và bênthamin
penicilin. Khi vào cơ thể, các chất này sẽ thuỷ phân dần dần giải phóng ra
benzylpenicilin, kéo dài tác dụng. Nhờ đó các penicilin chậm khắc phục được nhược
điểm phải dùng nhiều lần trong ngày của benzylpenicilin.
Procain benzylpenicilin: dùng tiêm bắp, sau khi tiêm 1 - 4 giờ thuốc đạt nồng
độ tối đa trong máu và duy trì tác dụng trong khoảng 12-14 giờ.
Benethamin penicilin: hấp thu qua đường tiêm, duy trì tác dụng 4-5 ngày.
Benzathin benzylpenicilin: dùng cả qua đường uống và tiêm. Sau khi tiêm bắp
6-12 giờ thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu, duy trì tác dụng 7-14 ngày.
Phổ tác dụng
Penicilin là kháng sinh phổ hẹp, có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram dương,
như cầu khuẩn: tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu (Streptococcus), phế cầu
(Pneumococcus); trực khuẩn: uốn ván, than, hoại thư sinh hơi, bạch cầu; xoắn khuẩn
giang mai. Cũng có tác dụng lên một số vi khuẩn gram âm như lậu cầu (Neisseria
gonorrhoeae), màng não cầu (Neiseria meningitidis).
Chỉ định
Penicilin được chỉ định trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn thông thường
- Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tai mũi họng
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm xương tuỷ cấp và mạn
- Viêm màng trong tim do liên cầu
- Giang mai, lậu
- Các chỉ định khác: uốn ván, than, hoại thư sinh hơi, bạch cầu do vi khuẩn
nhạy cảm.
Do thời gian tác dụng kéo dài nên các protein chậm hay được dùng điều trị lậu,
giang mai, dự phòng thấp khớp và viêm màng trong tim do liên cầu.

107
Tác dụng không mong muốn
- Penicilin độc tính thấp nhưng cũng dễ gây dị ứng thuốc: mẩn ngứa, mày đay,
ngoại ban, hội chứng Stevens - Johnson và Lyell, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.
- Ngoài ra, thuốc có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối, thiếu máu, tan máu,
giảm bạch cầu…
Chống chỉ định
Dị ứng với penicilin
Tương tác thuốc
- Dùng kết hợp với các kháng sinh kìm khuẩn như tetracyclin, erythromycin sẽ
làm giảm tác dụng của penicilin do làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn.
- Dùng đồng thời với probenecid sẽ làm chậm thải trừ, tăng nồng độ penicilin
trong huyết tương và kéo dài tác dụng của penicilin.
- Một số thuốc chống viêm không steroid như aspirin, indomethacin,
phenylbutazon… kéo dài thời gian bán thải của penicilin.
1.3. Penicilin kháng peniciliease
Các penicilin kháng peniciliease là những thuốc bền vững với peniciliease do
cầu khuẩn tiết ra, bao gồm: methicilin, oxacilin, cloxacilin, dicloxacilin, flucloxacilin,
nafcilin. Nói chung, nhóm này giống penicilin G về dược động học, cơ chế tác dụng,
tác dụng không mong muốn, độc tính và tương tác thuốc. Tuy nhiên, có một số điểm
cần chú ý:
Dược động học
Tất cả các thuốc (trừ methicilin) đều bền với acid dạ dày và hấp thu tốt qua
đường tiêu hóa. Thức ăn làm giảm hấp thu nên thường dùng trước hoặc sau bữa ăn ít
nhất 1 giờ.
Phổ tác dụng
Các penicilin kháng peniciliease có tác dụng tốt với các vi khuẩn tiết ra
peniciliease. Tác dụng kém penicilin G trên các vi khuẩn không tiết ra peniciliease.
Thuốc cũng không có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn gram âm.
Cơ chế kháng peniciliease có thể là do thuốc có cấu trúc cồng kềnh tạo cản trở
không gian làm cho peniciliease không tác động vào vòng beta lactam được.
Chỉ định
Điều trị các bệnh do vi khuẩn gram dương tiết ra peniciliease nhất là liên cầu
như viêm màng trong tim, viêm tuỷ xương, nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Tác dụng không mong muốn
Thường gây vàng da, ứ mật, độc với gan, thận, viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối.
Thuốc không dùng cho trẻ sơ sinh trong thời kỳ cho con bú.
Methicilin là thuốc tìm thấy đầu tiên trong nhóm nhưng do gây độc với thận
nhiều, nên hiện nay không dùng.
1.4. Penicilin phổ rộng (Aminopenicilin, penicilin nhóm A)
Nhóm này gồm ampicilin và amoxicilin. Hai thuốc này có phổ kháng khuẩn
tương tự nhau và đều là các kháng sinh có phổ rộng hơn các penicilin khác.
Dược động học
Css aminopenicilin bền vững với acid dịch vị nên có thể dùng qua đường tiêu
hóa. Amoxicilin hấp thu qua đường tiêu hóa nhanh và hoàn toàn hơn ampicilin (khi
uống cùng lượng, nồng độ đỉnh trong huyết tương của amoxicilin cao gấp 2 lần
ampicilin). Thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống từ 1-2 giờ, sau khi tiêm
bắp khoảng 1 giờ. Phân bố nhanh vào các mô và dịch cơ thể. Thuốc qua được rau thai
và sữa mẹ, vào dịch não tủy kém trừ khi màng não bị viêm. Thải trừ chủ yếu qua thận.
Phổ tác dụng chung
Các aminopenicilin có tác dụng với cả vi khuẩn gram dương và âm
108
- Với vi khuẩn gram dương: tác dụng kém penicilin và cũng bị mất hoạt tính
bởi beta lactamase, nên hầu như không có tác dụng với các vi khuẩn tiết ra
peniciliease.
- Với vi khuẩn gram âm: các thuốc này có tác dụng trên các chủng ưa khí và kị
khí gram âm như: Escherichia coli, Entercocci, Salmonella, Shigella.
Các chủng vi khuẩn kháng aminopenicilin: Pseudomonas, Klebsiella, Seratia,
Acinetobacter, Bacteroid và các Proteus indol (+).
Ampicilin và amoxicilin có hoạt phổ tương tự nhau nhưng do amoxiclin hấp thu
qua đường tiêu hóa tốt hơn nên hay được dùng điều trị nhiễm khuẩn toàn thân hơn
ampicilin.
Chỉ định chung
- Các nhiễm khuẩn hô hấp trên do các vi khuẩn nhạy cảm: viêm xoang, viêm tai
giữa, viêm phế quản cấp và mạn, viêm nắp thanh quản…
- Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng do E.coli, Enterobacter
- Các nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
nhạy cảm với aminopenicilin.
Bảng 7.1. Liều dùng của các penicilin
Tên thuốc Liều dùng
Người lớn Trẻ em
Penicilin tự nhên
Penicilin G 1-4 triệu IU/24h, chia 2-4 lần 50.000IU- 100.000IU/kg/24h,
chia 2 - 4 lần
Penicilin V 250-500mg x 3-4 lần/24h 25-50mg/kg/24h, chia 3-4 lần
Procain Tiêm bắp 200.000 - 500.000 IU/24h
benzylpenicilin 400.000=1.200.000 IU/24h
Benzathin - Điều trị giang mai - lậu:
benzylpenicilin 1.200.000-2.400.000IU/lần
1-2 tuần tiêm 1 lần
-Dự phòng khớp: 1.200.000
IU/lần, 4 tuần tiêm 1 lần
Benethamin Uống hoặc tiêm bắp 300.000 -
penicilin 600.000 IU/24h
Penicilin kháng peniciliease
Oxacilin Uống: 2-4g/24h Uống: 50-100mg/kg/24h
Tiêm: 2-12g/24h Tiêm: 100-30mg/kg/24h
Cloxacilin 250-500mg x 4 lần/ 24h 50-100mg/kg/24h
Dicloxacilin 250mg x 4 lần/24h 25mg/kg/24h, chia 4 lần
Flucloxacilin 250- 500mg x 4 lần/ 24h 1/4-1/2 liều người lớn
Nafcilin 250 -500mg x 3 - 4 lần/24h 25-50mg/kg/24h
Penicilin phổ rộng
Ampicilin Uống: 0,25-1,0g x 3 -4 lần/24h 25-50mg/kg/24h, chia 3-4 lần
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
0,5-2g/lần, 4-6h tiêm 1 lần
Amoxicilin Uống: 250-500mg x 3 lần/24 h Uống: 125-250mg x 3 lần/24h
Tiêm bắp, tĩnh mạch: 1g/lần x 2- Tiêm bắp: 50-100mg/kg/24h,
3 lần/24h, tối đa 6g/24h. chia 3-4 lần
Penicilin kháng Pseudomonas
Carbenicilin 4-8g/24h, chia 3-4 lần
Ticarcilin 200 - 300mg/kg x 4 - 6 lần/ 24h
109
Azlocilin 3-5g/24h, chia 2-3 lần 50-100mg/kg x 2 -3 lần/24h
Mezlocilin 2-5g/24h, chia 3 lần
Piperacilin 2-4g/24h, chia 3 lần

Các thuốc khác: bacampicilin, pivampicilin


Hiện nay, để nới rộng phổ tác dụng của các kháng sinh nhóm này với các chủng
tiết ra beta lactamase, người ta thường phối hợp với các chất ức chế betalactamase như
sulbactam, acid clavulanic, tazobactam.
(Một số dạng phối hợp xem ở phần "Thuốc ức chế betalactamase").
1.5. Các penicilin kháng Pseudomonas aerruginosa
(Penicilin diệt trực khuẩn mủ xanh)
Carboxypenicilin
Gồm các thuốc carbenicilin, ticarcilin, temocilin… có phổ kháng khuẩn giống
aminopenicilin nhưng rộng hơn. Thuốc có tác dụng trên cả Enterobacter, Bacteroides,
Proteus indol (+), Pseudomonas kháng amiopenicilin. Ticarcilin có hoạt tính mạnh hơn
carbenicilin 2-4 lần. Nhóm thuốc này chủ yếu dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do
Pseudomonas aeruginosa gây ra. Thuốc thường gây tác dụng không mong muốn với
tim mạch và máu như gây suy tim sung huyết, chảy máu do rối loạn chức năng tiêu
cầu, giảm kali huyết.
Ureidopenicilin
Gồm các thuốc azlocilin, mezlocilin, piperacilin, có phổ kháng khuẩn giống
carboxypenicilin cộng thêm Klebsiella và một số vi khuẩn gram âm khác. Azlocilin có
hoạt tính kháng Pseudomonas mạnh hơn carbenicilin khoảng 10 lần, mạnh hơn
ticarcilin và mezlocilin. Tác dụng trên Enterobacter yếu hơn mezlocilin và piperacilin.
Chú ý: trừ mezlocilin và piperacilin thải trừ chủ yếu qua mật, các thuốc khác
trong nhóm thải trừ chủ yếu qua thận và cần giảm liều ở người suy thận.
2. CÁC CEPHALOSPORIN
2.1. Nguồn gốc - cấu trúc
Cephalosporin tự nhiên được phân lập từ môi trường nuôi cấy nấm
Cephalosporin acremoniun có hoạt tính kháng khuẩn yếu nên không được dùng trong
lâm sàng. Các cephalosporin hiện đang dùng là các chất bán tổng hợp từ acid 7 -
amino - cephalosporinic (7ACA). Cấu trúc vòng 7ACA cũng dễ bị cephalosporinase
phá huỷ làm mất tác dụng kháng khuẩn.
1
S
R1 7
C NH
4
N R2
O O
COO-

Hình 7.1. Công tức hóa học chung của cephalosporin


Cấu trúc chung gồm 2 vòng: vòng -lactam 4 cạnh gắn với 1 dị vòng 6 cạnh.
Khi thay đổi các gốc R được các cephalosprin có độ bền, tính kháng khuẩn và
dược động học khác nhau.
Dựa vào phổ kháng khuẩn, chia các cephalosprin thành 4 thế hệ. Các
cephalosprin thế hệ trước tác dụng trên vi khuẩn gram dương mạnh hơn, nhưng trên
gram âm yếu hơn thế hệ sau và ngược lại.

110
2.2. Các cephalosprin thế hệ I
Gồm các thuốc cephalexin, cefazolin, cephalothin, cefradin, cephapirin,
cefadroxil…
Dược động học
Cephalosprin, cefradin và cefadroxil hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Cefazolin,
cephalothin và ephapirin hấp thu qua đường tiêu hóa, nên thường dùng đường tiêm
bắp hoặc tĩnh mạch. Cephradin hấp thu được cả qua đường uống và tiêm. Sau khi uống
liều 500mg khoảng 1-2 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 15-120 g/mL.
Phân bố rộng khắp cơ thể, qua nhau thai và sữa mẹ, nhưng ít qua dịch não tuỷ. Thuốc
hầu như không chuyển hóa trong cơ thể. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán
thải trung bình từ 1-1,5 giờ, kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và người suy thận. Probenecid
làm chậm thải trừ các cephalosprin qua nước tiểu.
Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
Các cephalosprin thế hệ I có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên các vi
khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu (trừ liên cầu kháng methicilin).
Thuốc cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm, như E.coli, Klebsieklla
pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.
Các chủng kháng: Enterococcus (Strep, faecalis), Staphylococcus kháng
methicilin (MRSA), Proteus có phản ứng indol dương tính, các Enterobacte,
Pseudomonas aeruginosa, bacteroid.
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn thông thường do vi khuẩn nhạy cảm như:
- Nhiễm khuẩn hô hấp và tai mũi họng
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, răng.
Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng dị ứng như: ngứa, ban da, mày đay.. nặng hơn là sốc phản vệ,
phù Quink, hội chứng Stevens - Johnoson, nhưng tần suất ít hơn các penicilin.
- Thuốc gây độc với thận như viêm thận khẽ.
- Rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
- Bội nhiễm nấm ở miệng, âm đạo, viêm ruột kết màng giả, có thể tăng bạch
cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, nhức đầu, chóng mặt.
Chống chỉ định
Dị ứng với cephalosprin
Thận trọng với người suy thận và có tiền sử dị ứng với penicilin vì có thể dị
ứng chéo.
Tương tác thuốc
- Khi dùng đồng thời với các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid,
acid ethacrynic… sẽ làm tăng độc tính với thận.
- Probenecid làm chậm thải trừ, do đó kéo dài tác dụng của cephalosporin.
2.3. Cephalosporin thế hệ II
Gồm các thuốc cefaclor, cefuroxim, cefotetan, cfonicid, ceforanid, cefamandol,
cefprozil, cefoxitin, cefmetazol…
Dược động học
Cefaclor, cefuroxim, cefprozil và loaracrbef dùng đường uống. Cefonicid,
ceforanid, cefamandol, cefoxitin, cefmetazol, cefotetan dùng đường tiêm. Sau khi tiêm
tĩnh mạch 1g, đạt nồng độ tối đa trong máu là 75-125g/mL đối với hầu hết các
cephalosporin thế hệ 2. Thuốc qua nhau thai và sữa mẹ ở nồng độ thấp nhưng không
vào dịch não tuỷ (trừ cifuroxim qua một phần). Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu

111
dạng không đổi. Các thuốc khác nhau về khả năng liên kết với protein huyết tương,
thời gian bán thải.
Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
Nói chung các cephalosporin thế hệ II có phổ tác dụng tương tự cephalosporin
thế hệ I. Tuy nhiên, tác dụng trên vi khuẩn gram dương yếu hơn, còn trên các vi khuẩn
gram âm (Klebsiella, H. influenzae…) mạnh hơn thế hệ I.
Các cephalosporin thế hệ II cũng không có tác dụng với Pseudomonas và
Enterococcus.
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn hô hấp và tai mũi họng
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục không biến chứng
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương và răng
Tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và tương tác thuốc
Tương tự cephalosporin thế hệ I
Ngoài ra, các cephalosporin có nhóm methylthiotetrazol như cefamandol,
moxalactam, cefmetazol, cefotetan… làm giảm prothrombin nên gây rối loạn đông
máu (khắc phục bằng cách dùng vitamin K). Thuốc gây hội chứng giống disulfiram, vì
vậy tránh uống rượu và các thuốc chứa cồn trong thời gian dùng thuốc.
2.4. Cephalosporin thế hệ III
Gồm các thuốc cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim,
ceftriaxon…
Dược động học
Css cephalosporin thế hệ III (trừ cefixim) hấp thu kém qua đường tiêu hóa, chỉ
dùng đường tiêm. Sau khi tiêm 1 g thuốc đạt nồng độ trong huyết tương là 60-140
g/mL, phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, nhất
là khi màng não bị viêm. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ. Thuốc chuyển hóa ở
gan và thải trừ chủ yếu qua thận.
Phổ tác dụng
Ưu điểm chính của các cephalosporin thế hệ II là tác dụng tốt trên vi khuẩn
gram âm,bền vững với betalactamase và đạt được nồng đột diệt khuẩn trong dịch não
tuỷ. Tuy nhiên, trên vi khuẩn gram dương thì tác dụng kém penicilin và cephalosporin
thế hệ I. Thuốc tác dụng với cả P. aeruginosa, trong đó tốt nhất là ceftazidim và
cefoperazon.
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do cácvk đãka cephalosporin thế hệ I và thế hệ
II.
- Viêm màng não, áp xe não
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm màng trong tim
- Nhiễm khuẩn hô hấp nặng
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường mật
- Nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục
Tác dụng không mong muốn, chống chỉ định, tương tác thuốc
Tương tự cephalosporin thế hệ I, II
2.5. Cephalosporin thế hệ IV
Cefepim, cefpirom có đặc điểm về dược động học, phổ tác dụng, chỉ định, tác
dụng không mong muốn tương tự cephalosporin thế hệ II.
Thuốc ít hấp thu qua đường uống, chủ yếu dùng đường tiêm. Qua được hàng
rào máu não. Thải trừ qua gần như hoàn toàn qua thận.
112
Phổ tác dụng
Thế hệ IV có phổ tác dụng rộng tương tự, nhưng mạnh hơn thế hệ III. Thuốc có
tác dụng tốt với các vi khuẩn Enterobacteriaceae, Haemophilus, Pseudomonas,
Streptococcus, lậu cần, não mô cầu.
Thuốc bền vững với betalactamase do vi khuẩn gram âm tiết ra, vì vậy có tác
dụng cả trên một số vi khuẩn đã kháng cephalosporin thế hệ III.
3. CÁC KHÁNG SINH BETA LACTAM KHÁC
3.1. Carbapemem
Dẫn xuất tự nhiên là thienamycin được lấy từ Streptomyces catteifa nhưng
không bền nên không được dùng trong điều trị. Imipemem là dẫn xuất N-formidoyl và
meropenem là dẫn xuất demethylcarbamoyl pyrolidinyl của thienamycin bền vững
hơn.
Dược động học
Là kháng sinh diệt khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay. Có tác dụng
trên nhiều loại vi khuẩn gram âm và dương, vi khuẩn ưa khí và kỵ khí, các vi khuẩn
tiết ra beta lactamase kể cả chủng kháng methicilin.
Chỉ định
- Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm
- Nhiễm khuẩn hô hấp, mô mềm, xương khớp, hệ tiết niệu, sinh dục
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
- Nhiễm khuẩn huyết
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Ngoài ra có thể gặp hạ huyết áp, đánh trống ngực, viêm tĩnh mạch và đau nơi
tiêm. Độc với thần kinh (gây ra cơn động kinh, lú lẫn, bệnh não) nhất là người có tiền
sử bệnh ở hệ thần kinh, người suy thận hoặc dùng liều cao, giảm bạch cầu, tiểu cầu,
kéo dài thời gian chảy máu và gây thiếu máu.
Bảng 7.2. Liều dùng của một số kháng sinh cephalosporin
Liều dùng
Tên thuốc (biệt dược)
Người lớn Trẻ em
Thế hệ I
Cefadroxil 05-1g/lần x 1-2 lần 25-50mg/kg, chia 2 lần
(Oracefal, Biodroxil)
Ceephalexin 0,25 - 0,5/lần x 4 lần 25-50mg/kg, chia 4 lần
(Cefacet, Cefalin)
Cefazolin 0,5 - 2g, mỗi 8 giờ 25-100mg/kg, chia 3-4 lần
(Cefzone, Ancef)
Thế hệ 2
Cefaclor 250 - 500mg x 2 - 3 lần 20-40mg/kg, chia 2-3 lần
(Ceclor, Keflof)
Cefoxitin 3 - 12g, chia 3 - 4 lần 80-160mg/kg (tối đa 12g)
(Mefoxin, Mefoxitin)
Cefotetan 1 - 2g x 2 lần
(Cepacef, Cefotan)
Cefuroxim UỐng: 025 - 0,5mg x 3 lần 30-100mg/kgg, chia 3 lần
(Zinnat, Zinacef) Tiêm: 0,75 - 1,5g x 3 lần
Thế hệ 3
Cefotaxim 1-2g/lần x 2-4 lần 100-200mg/kg, chia 2-3
(Claforan) lần
113
Ceftazidim 1-2g/lần x 2-3 lần 75-150mg/kg, chia 3 lần
(Claforan)
Ceftriaxon 1-4g dùng 1 lần 50-100mg/kg, chia 1-2 lần
(Rocephin)
Thế hệ 4
Cefepim 0,5-2g/lần x 2 lần 75-12mg/kg, chia 2-3 lần
(Maxipim, Acepim)
Chống chỉ định
Mẫn cảm với carbapemem
Bloc nhĩ thất, choáng váng
Không phối hợp với các thuốc gây độc với thận
Chế phẩm và liều dùng
Impemem (Tienam) lọ bột pha tiêm chứa 500mg imipemem/500mg cilastin
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1,5 - 3g/24h, chia 3-4 lần. Tối đa 4g/24h
Trẻ em dưới 12 tuổi: 12-25mg/kg/lần, 3-4 lần/24h.
Lưu ý: không được trộn với các thuốc khác trong cùng bơm tiêm vì thuốc bị
mất hoạt tính ở pH acid và kiềm.
3.2. Monobactam
Aztreonam (Azactam): là chất duy nhất của nhóm, được phân lập từ
Chromobacterium violacerum.
Phổ kháng khuẩn
Phổ hẹp, tác dụng chủ yếu trên trực khuẩn gram âm (kể cả vi khuẩn tiét ra
betalactamase).
Thuốc không tác dụng trên vi khuẩn gram dương, vi khuẩn kỵ khí.
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm như:
- Các nhiễm khuẩn hô hấp
- Các nhiễm khuẩn da, mô mềm
- Nhiễm khuẩn huyết
- Các nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
Liều dùng
Tiêm bắp: 1-2g/24h, chia 1-2 lần
Tiêm tĩnh mạch 2-3g/24h, chia 2-3 lần, tối đa 8g/24h
Giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
3.3. Các chất ức chế beta lactamase
Các chất ức chế beta lactamase là những chất có cấu trúc tương tự -lactam
nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu, vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng.
Khi gắn vào beta lactamase, chúng làm mất hoạt tính của enzym này nên bảo vệ các
kháng sinh có cấu trúc -lactam khỏi bị phân huỷ. Chính vì thế các chất ức chế beta
lactamase chỉ dùng phối hợp với nhóm penicilin để nới rộng phổ tác dụng của
penicilin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamase.
Các chất trong nhóm gồm acid clavulanic, sulbactam và tarobactam.
Một số chế phẩm phối hợp
Với acid clavulanic
Amoxicilin kết hợp với acid clavulanic theo tỷ lệ 4:1 (biệt dược: augmentin).
Phổ tác dụng trên Staphylococci, H. influenzae, Gonococci và E.coli tiết ra beta
lactamase.

114
Ticarcilin 3g kết hợp với acid clavulanic 100mg (biệt dược Timentin,
Claventin). Phổ tác dụng trên trực khuẩn gram âm ưa khí: Staph, aureus, Bacteroides.
Với sulbactam
Ampicilin kết hợp với sulbactam theo tỷ lệ 2:1 (biệt dược: Unasyn). Phổ tác
dụng trên cầu khuẩn gram dương, như Staph, aureus sinh ra beta lactamase, vi khuẩn
ưa khí và kị khí gram âm (trừ pseudomonas).
Với tazobactam
Tazobâctm 375mg phối hợp với Piperacilin 3g (biệt dược zosyn). Phổ tác dụng
trên các vi khuẩn E.coli, Gonococci, Streptococci và H. influenzae. Không có tác dụng
trên Enterobacter và Pseudomonas.
Liều dùng của các dạng chế phẩm phối hợp này được tính theo liều của các
penicilin phối hợp với nó.
PHENICOL
1. CLORAMPHENICOL .
Cloramphenicol tự nhiên được phân lập từ Streptomyces venezuelae vào năm
1947. Hiện nay cloramphenicol dùng trong lâm sàng chủ yếu lấy từ nguồn tổng hợp.
Dược động học
Hấp thu cả qua đường uống và đường tiêm. Sau khi uống liều 1g khoảng 2-3
giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu là 10-13g/mL. Thuốc liên kết với protein
huyết tương khoảng 50%, phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, qua rau thai,
sữa mẹ và dịch não tuỷ (nồng độ thuốc ở dịch não tuỷ bằng 60% huyết tương, nếu
màng não bị viêm thì đạt nồng độ tương đương bằng nồng độ trong huyết tương).
Thuốc chuyển hóa ở gan, tạo chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Thải chủ yếu qua
nước tiểu, thời gian bán thải chủ yếu khoảng 4 giờ.
Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
Cloramphenicol là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng lên nhiều vi khuẩn gram
dương và âm. Thuốc có tác dụng tốt với Salmonella, Salmonella typhi, Shigella,
Vibrio cholerae và các vi khuẩn kị khí gram âm như Bacteroides fragilis, nhưng không
có tác dụng trên P. aeruginosa. Thuốc cũng có tác dụng với Rickettsia, Brucella,
Klebsiella, các xoắn khuẩn, virus lớn.
Cơ chế: là kháng sinh kìm khuẩn, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn
vào phần 50S của ribosom (xem mục 3.2 - Bài "Đại cương về kháng sinh").
Chỉ định
- Các nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa: bệnh thương hàn, phó thương hàn, lị trực
khuẩn và bệnh tả.
- Viêm màng não do vi khuẩn gram âm, nhất là Haemophilus.
- Các nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, tiết niệu
- Các bệnh do vi khuẩn nội bào Brucella, Rickettsia, Klebsiella.
- Dùng tại chỗ điều trị các nhiễm khuẩn ở mắt, tai.
Cloramphenicol dùng toàn thân chỉ sử dụng giới hạn trong các trường hợp mà
các kháng sinh khác ít độc hơn bị chống chỉ định hoặc bị kháng.
Tác dụng không mong muốn
Thường nặng và nguy hiểm hơn các kháng sinh khác
- Suy tuỷ: giảm hồng cầu lưới, mất khả năng liên kết với sắt, gây thiếu máu bất
sản… hay gặp khi dùng liều cao. Cần theo dõi công thức máu trước và trong khi trị
liệu, không nên dùng thuốc quá 3 tuần.
- Hội chứng xanh xám "Gey báy syndrom" thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ
đẻ non. Nguyên nhân là do trẻ thiếu UDP - glucuronyl transferase ở gan, nên thuốc
không được chuyển hóa. Mặt khác, chức năng thận chưa hoàn chỉnh nên chậm thải trừ
thuốc ra khỏi cơ thể. Kết quả là thuốc tích luỹ lâu và gây độc cho cơ thể.
115
- Các tác dụng không mong muốn khác: rối loạn tiêu hóa, viêm dây thần kinh
ngoại biên, viêm da, viêm mạch…
Chống chỉ định
- Suy tuỷ, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Người mang thai, trẻ em dưới 5 tháng tuổi
- Người mẫn cảm với thuốc
Tương tác thuốc
- Cloramphenicol ức chế enzym gan nên làm tăng tác dụng của một số thuốc
khi dùng đồng thời: phenytoin, tolbutamid, clopropamid, dicoumarin…
- Các thuốc gây cảm ứng enzym như phenobarbital, rifampicin làm giảm tác
dụng của cloramphenicol.
- Ngoài ra khi phối hợp cloramphenicol với các mảcolid, lincosamid, aminsoid
thì tác dụng kháng khuẩn bị giảm do các kháng sinh này có cùng đích tác dụng, khi
dùng cùng nhau sẽ cạnh tranh vị trí gắn với receptor.
Chế phẩm và liều dùng
Cloramphenicol (Clorocid) viên nén, nang 250 và 500mg; thuốc bột pha tiêm
1g; thuốc mỡ 1,5 và 2%, dung dịch nhỏ mắt 0,4%.
Đường uống: người lớn 250-500mg x 2 - 4 lần/24h. Trẻ em 50mg/kg/24h, chia
2-4 lần. Tiêm bắp 1-3g/24h chia nhiều lần.
2. THIAMPHENICOL
- Thiamphenicol là dẫn xuất tổng hợp, cấu trúc khác cloramphenicol do nhóm
nitro thơm trong phân tử này được thay bằng nhóm methyl sulfon.
- Phổ tác dụng, cơ chế tác dụng tương tự như cloramphenicol, nhưng có một số
ưu điểm sau:
+ Thấm nhiều vào phế quản nên hay dùng điều trị các nhiễm khuẩn ở phổi, khí
phế quản nhất là khi vi khuẩn đã kháng các kháng sinh khác.
+ Ít chuyển hóa ở gan nên ít gây hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh.
+ Thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính nên còn được dùng trị
nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
- Liều dùng:
Người lớn: uống 500mg x 3 - 4 lần/ 24h. Tiêm 750 - 1500mg/24h
Trẻ em: 20mg/kg/24h, chia nhiều lần.

TETRACYCLIN
1. CÁC TETRACYCLIN TỰ NHIÊN
Các tetracyclin tự nhiên được phân lập từ các loài Streptomyces (oxytetracyclin
lấy từ Strep, rimosus, clotetracyclin lấy từ Strep aureofaciens). Các tetracyclin đều có
cấu trúc cơ bản là vòng octahydronaphtaxen.
Dược động học
Hấp thu qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng khoảng 70% khi uống thuốc vào lúc
đói. Thức ăn làm giảm hấp thu tới 50%. Các thức uống hoặc các thuốc có chứa các ion
hóa trị II và III như Ca++, Mg++, Al+++ làm giảm hấp thu thuốc. Sau khi uống 1-4 giờ
thuốc sẽ đạt nồng độ tối đa trong máu. Thuốc phân bố nhanh vào các mô và dịch cơ
thể (trừ dịch não tuỷ). qua được rau thai và sữa mẹ với nồng độ cao. Đặc biệt thuốc
gắn mạnh vào xương, răng. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải chủ yếu qua thận, một
phần thải qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 6-12 giờ.
Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
Tetracyclin nguyên là kháng sinh có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng lên nhiều
vi khuẩn gram âm và dương, cả ưa khí và kị ký, xoắn khuẩn và vi khuẩn nội bào

116
Clamydia, Rickettsia, Mycoplasma. Thuốc cũng có tác dụng lên cả các virus mắt hột,
sinh vật đơn bào và ký sinh trùng sốt rét.
Tuy nhiên, hiện nay ít dùng nhất là các bệnh do vi khuẩn gram dương vì tỷ lệ
kháng thuốc rất cao.
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn do gắn vào phần
30S của ribosom (xzem mục 3.2 - Bài "Đại cương về kháng sinh").
Chỉ định
Hiện nay chủ yếu dùng trong các trường hợp sau:
- Bệnh do vi khuẩn nội bào, bệnh dịch tả, dịch hạch, đau mắt và trứng cá
- Ngoài ra, tetracyclin còn được phối hợp với kháng sinh khác để điều trị loét dạ
dày tá tràng (diệt Helicobacter pylori), các bệnh do sinh vật đơn bào, ký sinh trùng sốt
rét và các vi khuẩn kháng thuốc khác.
Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, bội nhiễm nấm ở miệng, thực quản và
nấm Candida âm đạo.
- Làm xương, răng trẻ em kém phát triển và biến màu (kể cả khi người mang
thai và thời kỳ cho con bú dùng thuốc).
- Các tác dụng không mong muốn khác là mày đay, ban đỏ, thiếu máu, giảm
tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm chức năng gan thận, tăng áp lực nội sọ…
Chống chỉ định
- Trẻ em dưới 9 tuổi
- Người mang thai (đặc biệt ba tháng cuối của thai kỳ), thời kỳ cho con bú
- Người mẫn cảm với thuốc
Tương tác thuốc
Các đồ ăn thức uống và thuốc có chứa các kim loại hóa trị như II, III, như sữa,
thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid, các thuốc bổ có chứa Fe++, Ca++… làm giảm tác
dụng của các tetracyclin vì các ion kim loại này tạo chelat với tetracyclin.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: viên nén, nang 250mg. Thuốc mỡ tra mắt 1%
- Liều dùng: Người lớn 250-500mg x 3 - 4lần/24h. trẻ em trên 8 tuổi: 25-
50mg/kg/24h chia 2-4 lần.
Thuốc nên uống trước khi ăn và uống ở tư thế đứng.
2. CÁC TETRACYCLIN BÁN TỔNG HỢP
2.1. Doxycyclin
Dược động học
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng trên 90%, vì vậy ít gây rối loạn
tiêu hóa hơn tetracyclin. Sự hấp thu của thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc dùng
được cả qua đường tiêm tĩnh mạch. Thải trừ chủ yếu qua mật nên có thể dùng được
cho người suy thận, thời gian bán thải kéo dài, nên chỉ cần dùng ngày một lần.
Chỉ định
Tương tự tetracyclin, thuốc đặc biệt hay dùng điều trị bệnh trứng cá
Tác dụng không mong muốn và Chống chỉ định
So với tetracyclin thì doxzyciclin ít độc, ít tác dụng không mong muốn hơn,
thuốc ít gắn vào xương, răng nhưng vẫn không dùng cho trẻ em dưới 9 tuổi, người
mang thai và thời kỳ cho con bú.
Chế phẩm và liều dùng
. Tetradox, Doxin, Cyclidox viên nang, viên nén 100mg. Ống tiêm 100mg. Hỗn
dịch 10mg/mL
Người lớn: 100-200mg/24h, chia 1-2 lần
Trẻ em trên 9 tuổi: 4mg/kg/24h.
117
2.2. Minocyclin
Minocyclin cũng có đặc điểm tương tự tetracyclin, nhưng bền vững hơn nên
chủ yếu dùng điều trị tụ cầu đã kháng tetracyclin khác. Thuốc hấp thu tốt qua đường
tiêu hóa, khuyếch tán tốt vào các mô.
Nhược điểm: minocyclin tan nhiều trong lipid nên thường gây ra các tác dụng
không mong muốn trên thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Các
tác dụng không mong muốn khác cũng tương tự tetracyclin.
Liều dùng: người lớn 100mg x 2 lần/24h
Trẻ em trên 9 tuổi: 4mg/kg/24h, chia 2 lần
2.3. Các thuốc khác
Tương tự tetracyclin, nhưng có một số điểm riêng:
Methylencyclin: hấp thu tốt qua đường uống, thải trừ rất chậm và tác dụng kéo
dài
Rolitetracyclin hòa tan tốt trong nước, không hấp thu qua đường uống chủ yếu
dùng tiêm tĩnh mạch.
Lymecyclin: dễ tan, hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao ở các mô
nhất là phổi, gan, thận. Thuốc dung nạp tốt và ít gây tổn hại tới hệ và khuẩn có ích ở
ruột.
Một số thuốc khác: demeclocyclin, amicyclin, sancyclin, mepicyclin.
MACROLID VÀ LINCOSAMID
1. MACROLID
Macrolid đầu tiên là erythromycin, được phân lập từ xạ khuẩn Streptomyces
erythreus. Sau đó dựa vào cấu trúc của erythromycin, người ta đã tổng hợp ra các
macrolid có nhiều ưu điểm hơn.
Cấu trúc cơ bản của các macrolid đều có vòng macrocyclolacton. Các macrolid
chỉ khác nhau ở nhóm chức và số lượng nguyên tử carbon ở vòng lacton.
1.1. Erythromycin
Dược động học
Erythromycin chỉ có tác dụng khi ở dạng base nhưng khi uống thì dạng base bị
mất hoạt tính bởi acid dịch vị. Hơn nữa, dạng base rất đắng, không tan trong nước nên
thường dùng dạng muối và ester (như erythromycin stearat, erythromycin
ethylsuccinat…) hoặc tế bào erythromycin dưới dạng viên bao tan trong ruột. Khi vào
cơ thể, các dạng này sẽ thuỷ phân tạo ra dạng base để phát huy tác dụng. Thuốc hấp
thu được qua đường uống và trực tràng. Sinh khả dụng của erythromycin thay đổi từ
30-60% tuỳ theo dạng bào chế. Dạng muối gluceptat và lactobionat dễ tan trong nước
nên có thể dùng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Sau khi uống khoảng 1-2 giờ, thuốc đạt
nồng độ tối đa trong huyết tương 0,5-1,9 g/mL. Thuốc liên kết với protein huyết
tương 70-90%, phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể, vào cả dịch gỉ tai giữa, tinh
dịch, tuyến tiền liệt, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc đạt nồng độ cao ở gan, mật và lách,
nhưng hầu như không vào dịch não tuỷ (đây cũng là điểm chung của các macrolid).
Erythromycin và các macrolid đều chuyển hóa qua gan và thải trừ chủ yếu qua phân
(reieeng clarithromycin thải qua nước tiểu).
Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
Erythromycin và các macrolid nói chung có phổ tác dụng trung bình, chủ yếu
tác dụng lên vi khuẩn gram dương, như Streptocuccus, Staphylococcus, Bacillus
anthracis, Listeria monocytogenes, Corynebactierium diphteriae… Chỉ có tác dụng lên
một số ít vi khuẩn gram âm tương tự như penicilin.
Ưu điểm của erythromycin và các macrolid so với các kháng sinh khác là có tác
dụng với các vi khuẩn nội bào Mycoplasma, Clamydia, Rickettsia, Brucella,

118
Legionella, các xoắn khuẩn Treponema pallidum, Borrelia burdorferi, vi khuẩn cơ hội
Mycobacterium kansasii.
Erythromycin hầu như không có tác dụng lên vi khuẩn ưa khí gram âm.
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn do gắn vào phần
50S của ribosom, ngăn cản phản ứng chuyển vị (xem mục 3.2 - Bài "Đại cương về
kháng sinh").
Chỉ định
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:
- Các nhiễm khuẩn hô hấp, da, mô mềm, hệ tiết niệu - sinh dục
- Dự phòng thấp khớp cấy (thay thế penicilin).
Tác dụng không mong muốn
Erythromycin ít độc, ít tác dụng không mong muôn nên thường được sử dụng
trong khoa nhi.
Các tác dụng không mong muốn phổ biến là rối loạn tiêu hóa như: nôn nao, khó
chịu, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra có thể gặp các phản ứng dị ứng, viêm gan, vàng da,
loạn nhịp, điếc có hồi phục.
Để hạn chế sự khó chịu ở đường tiêu hóa, nên dùng thuốc sau khi ăn.
Chống chỉ định
- Viêm gan, rối loạn porphyrin
- Mẫn cảm với thuốc
Tương tác thuốc
- Erythromycin và các macrolid 14 cacbon gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc
ơ microsom gan của nhiều thuốc, như theophylin, methyprednolon, ergotamin,
lovastatin, carbamazepin, acid valproic và hiệp đồng tác dụng với các thuốc warfarin,
bromocriptin, digoxin. Hậu quả của các tương tác trên là làm tăng tác dụng và độc tính
của thuốc phối hợp. Đặc biệt khi phối hợp với các chất gây độc với tim như terfenadin,
astemizol có thể gây xoắn đỉnh.
- Ngược lại, nếu phối hợp với các kháng sinh macrolid khác hoặc lincosamid thì
sẽ làm giảm tác dụng kháng khuẩn vì có sự cạnh tranh vị trí tác dụng.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
Erythromycin (Erythrocin, Adamycin) bột pha hỗn dịch uống 125mg/5mL. viên
nén, viên nang, viên bao tan trong ruột 250 và 500mg.
Các dạng dùng ngoài: thuốc tra mắt 0,5% (Acneryne), dung dịch nước, dung
dịch cồn (Eryfluid), kem, thuốc mỡ (Erythrogen) 2%, 4%.
- Liều dùng:
Người lớn: 1-2g/24h, chia 2-4 lần
Trẻ em: 30mg/kg/24h
1.2. Spiramycin
Dược động học
Hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thức ăn không ảnh
hưởng tới sự hấp thụ thuốc. Thuốc phân phối nhiều vào dịch phế quản, phổi, nước bọt,
các xoang, xương, khớp và sữa mẹ nhưng không vào dịch não tuỷ. Thuốc liên kết với
protein kém (10%), chuyển hóa ở gan và thải chủ yếu qua phân, thời gian bán thải
khoảng 8 giờ.
Phổ kháng khuẩn
Phổ tác dụng tương tự erythromycin nhưng rộng hơn và hiệu lực cũng mạnh
hơn. Có tác dụng cả với Toxoplasma gondii, Branhamella catarhalis và Streptococcus
nhạy cảm với methicilin.

119
Chỉ định
Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp
Nhiễm khuẩn ở da, cơ xương, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
Phòng ngừa viêm nàng não do mô não cầu
Dự phòng thấp tim ở cấp bệnh nhân dị ứng với penicilin
Nhiễm Toxoplasma ở người mang thai.
1.3. Clarithromycin
Clarithromycin có thời gian bán thải kéo dài hơn erythromycin và thải trừ chủ
yếu qua nước tiểu, cho nên có lợi cho các nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục hơn các
thuốc khác trong nhóm.
Clarithromycin tác động lên các vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus,
H.pylori và các vi khuẩn cơ hội mạnh hơn erythromycin. Vì vậy, ngoài chỉ định giống
erythromycin thì còn dùng diệt H.pylori và điều trị nhiễm vi khuẩn cơ hội ở bệnh nhân
AIDS.
Chế phẩm và liều dùng
Claritex, Klacid, viên 250mg, 500mg, hỗn dịch 125mg/5mL
Người lớn: 250-500mg x 2 lần/24h
Trẻ em: 7,5mg/kg x 2 lần/24h
1.4. Roxithromycin
Roxithromycin hấp thu mạnh và ổn định ở pH dạ dày, sinh khả dụng qua đường
uống tốt hơn erythromycin nên ít gây rối loạn tiêu hóa hơn.
Thuốc có tác dụng lên cả Haemophilus influenzae, Ureaplasma urealyticum,
Vibrio cholaerae, Enterococcus feacalis và các Staphylococcus, Streptococcus đã
kháng erythromycin.
Chế phẩm và liều dùng
- Rulid viên nén 50, 100 và 150mg, gói bột 50mg
Người lớn: 300mg/24h, chia 2 lần. Trẻ em 5-8mg/kg/24h, chia 2 lần
- Rovamycin viên nén 1,5 và 3 triệu đơn vị, bột pha hỗn dịch uống 0,375 và
0,75 triệu IU.
Người lớn: 6-9 triệu IU/24h, chia 2-3 lần
Trẻ em: 0,75-3 triệu IU/24h, chia 2-3 lần
1.5. Azithromycin
Azitromycin hấp thu nhanh và phân bố rộng khắp cơ thể. Đặc biệt thuốc đạt
nồng độ trong tế bào cao hơn trong huyết tương (từ 10-100 lần) vì vậy dùng điều trị
nhiễm vi khuẩn nội bào tốt. Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc.
Thuốc có tác dụng mạnh trên H. influenzae, M. catarhalis, Nisseria, vi khuẩn
nội bào, vi khuẩn cơ hội ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Chế phẩm và liều dùng
Azithromycin (Zithromax, Azithromax, Aziwok) viên nang, nén 125mg, 250mg
và 500mg, hỗn dịch uống 250mg/5mL.
Người lớn: ngày đầu 500mg/24h, chia 1-2 lần. Các ngày sau 250/24h, đợt 5
ngày (hoặc 500mg/lần/24 giờ x 3 ngày).
1.6. Các thuốc khác
Dirithromycin, josamycin, flurithromycin, midecamycin, rokitamicin,
virginiamycin cũng tương tự các macrolid trên.
2. LINCOSAMID
Nhóm này gồm 2 thuốc chính là clidamycin và lincomycin. Các chất này có cấu
trúc hóa học khác với các macrolid nhưng do có phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
tương tự các kháng sinh macrolid nên nhiều tài liệu xếp chung vào nhóm macrolid.

120
Đặc điểm nổi bật của nhóm là xâm nhập vào mô xương tốt hơn và tác dụng tốt trên vi
khuẩn kị khí.
2.1. Clidamycin
Dược động học
Hấp thu tốt qua đường uống và đường tiêm. Qua đường uống hấp thu gần như
hoàn toàn. Sau khi uống khoảng 1 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Thuốc
khuyếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể, xâm nhập được cả vào các mô xương, qua
được rau thai và sữa mẹ nhưng ít vào dịch não tủy. Thuốc liên kết với protein huyết
tương trên 90%, chuyển hóa ở gan, thải chủ yếu qua đường phân, thời gian bán thải 2-
3 giờ.
Phổ tác dụng
- Tương tự erythromycin, clidamycin tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn ưa khí
gram dương như: Steptococcus pyogenes, Strep viridans, Pneumococcus, Staph.
aureus nhạy cảm với methicilin. Trên vi khuẩn kị khí, clindamycin tác dụng tốt hơn
macrolid.
- Vi khuẩn ưa khí gram âm thường kháng clindamycin.
Chỉ định
Các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kị khí và ưa khí nhạy cảm
- Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phổi, áp xe phổi, viêm xoang, viêm tai…
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng: viêm màng bụng, áp xe hoặc phẫu thuật
- Nhiễm khuẩn vùng khung chậu và đường sinh dục
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm khuẩn xương khớp
- Dự phòng viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do cấy ghép cơ quan
- Bệnh trứng cá do vi khuẩn đã kháng các thuốc khác
Tác dụng không mong muốn
- Gây viêm ruột kết màng giả do bội nhiễm Clostridium dificile: đau bụng, tiêu
chảy kéo dài.
- Tác dụng không mong muốn khác: buồn nôn, nôn, viêm thực quản, ban da,
tăng bạch cầu ưa eosin, tăng aminotransferase gan.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
Dalacin C, viên nang 75, 150 và 300mg, dung dịch uống 1%, dạng thuốc tiêm
300mg/2mL, 600mg/4mL và 900mg/6mL.
Dạng dung dịch dùng ngoài 1% (Dalacin T) điều trị trứng cá
- Liều dùng:
Người lớn: 600-1200mg/24h, chia 2-4 lần
Trẻ em 10-40mg/kg/24h
2.2. Lincomycin
Thuốc có thể dùng đường uống và đường tiêm. Thức ăn làm giảm hấp thu
thuốc, nên cần uống cách xa bữa ăn. Thời gian bán thải kéo dài hơn clindamycin (thời
gian bán thải khoảng 5 giờ). Nói chung, lincomycin có các đặc điểm tác dụng tương tự
clindamycin. Tuy nhiên hiệu lực kém clindamycin và độc hơn.
Chế phẩm: viên 250 và 500mg; ống tiêm 300 và 600mg
Liều dùng: Uống: 500mg x 3 lần/24h
Tiêm bắp, tĩnh mạch: 600mg - 1000mg/24h, chia 1-2 lần.

121
AMINOGLYCOSID VÀ SPECTINOMYCIN
1. AMINOGLYCOSID
1.1. Đặc điểm chung
Các aminoglycosid (còn gọi là aminosid) đều có chung một số đặc điểm sau:
- Không hấp thu qua đường tiêu hóa nên thường dùng đường tiêm
- Hoạt phổ rộng, có tác dụng mạnh trên vi khuẩn gram âm còn trên vi khuẩn
gram dương thì tác dụng kém penicilin.
- Cơ chế tác dụng: gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom, gây biến dạng ribosom
và tác động đến quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn (xem mục 3.2 - Bài "Đại
cương về kháng sinh").
- Độc với thận và thần kinh thính giác
Các thuốc thông dụng là: streptomycin, gentamicin, tobramycin, amikacin,
kanamycin và neomycin.
1.2. Gentamicin
Gentamicin là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần nhau, được chiết xuất từ môi
trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echnospora.
Dược động học
Cũng như các aminosid khác, gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hóa nhưng
hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt
nồng độ tối đa trong máu. Thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-
12 giờ. Khuyếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào đường nhau thai và sữa mẹ
lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm. Gentamicin ít
chuyển hóa trong cơ thể. Thải chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong
vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận,
người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.
Phổ tác dụng
Gentamicin có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít
vi khuẩn gram dương như liên cầu, phế cầu, tụ cầu (kể cả tụ cầu kháng methicilin và tụ
cầu sinh penicilinase). Ngoài ra, gentamicin còn có tác dụng với một số Actinomycé
và Mycoplasma.
Vi khuẩn kháng gentamicin: Mycobacterium, vi khuẩn kị khí và nấm.
Chỉ định
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm mắc phải ở bệnh viện, như
nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm, phổi, nhiễm
khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu và dự phòng
phẫu thuật.
- Gentamicin thường được phối hợp với penicilin, quinolon, clindamycin và
metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.
Tác dụng không mong muốn
- Với thính giác: gây rối loạn tiền đình, ốc tai do đó làm rối loạn chức năng
thính giác như ù tai, chóng mặt, giảm thính lực, điếc không hồi phục.
- Với thận: tổn thương, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ có hồi phục
- Dị ứng: mày đay, ban da, viêm da tróc vảy, viêm miệng, sốc phản vệ
- Các tác dụng không mong muốn khác: ức chế dẫn truyền thần kinh - cơ giống
các chất cura, trường hợp nặng gây suy hô hấp, liệt cơ, liệt hô hấp.
Chống chỉ định
Người có tổn thương thận hoặc thính giác
Dị ứng với gentamicin
Tương tác thuốc

122
- Dùng đồng thời với các thuốc gây độc với thận như: các aminosid khác,
vancomycin, cephalosporin, thuốc lợi tiểu furosemid hoặc acid ethacrynic sẽ tăng độc
tính với thận.
- Với các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh, cơ gây tăng nguy cơ giãn cơ.
- Gentamicin tương kị với penicilin, cephalosporin, furosemid, heparin và có
phản ứng với các chất có pH kiềm hoặc với các thuốc không bền ở pH acid. Vì vậy
không được trộn lẫn các thuốc này với các gentamicin trong cùng một dung dịch tiêm
truyền.
Chế phẩm và liều dùng
Ống tiêm 2mg/mL, 10mg/mL, 40mg/2mL, 80mg/2mL và 160mg/2mL
Người lớn và trẻ em: 3-5mg/kg/24h, chia 2-3 lần
Giảm liều ở bệnh nhân suy thận, người cao tuổi và trẻ sơ sinh
1.3. Streptomycin
Streptomycin được phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus.
Dược động học
Thuốc ít hấp thu qua đường tiêu hóa, nhưng không bị phá huỷ bởi acid dịch vị
và bền vững với peniciliease. Thuốc chủ yếu dùng tiêm bắp, ngoài ra có thể dùng
đường uống để diệt khuẩn tại đường tiêu hóa. Các đặc điểm khác tương tự gentamicin.
Phổ tác dụng
Tương tự gentamicin, tuy nhiên tác dụng với Pseudomonas kém gentamicin. Ưu
điểm nổi bật của streptomycin là có tác dụng tốt trên trực khuẩn lao, nhất là vi khuẩn
lao ở giai đoạn sinh sản nhanh.
Ngoài ra, thuốc còn tác dụng cả trên trực khuẩn gây bệnh phong, dịch hạch và
trực khuẩn đường ruột.
Chỉ định
- Hiện nay chủ yếu dùng điều trị bệnh lao và phải phối hợp với các thuốc
- Các nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm, bệnh dịch hạch
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa, chuẩn bị cho phẫu thuật đường tiêu hóa
- Phối hợp với nhóm penicilin để điều trị viêm màng trong tim do liên cầu
Tác dụng không mong muốn
- Streptomycin gây độc với thính giác mạnh nhất trong nhóm, như rối loạn tiền
đình, ốc tai, gây ù tai, giảm thính lực và điếc không hồi phục
- Thuốc cũng gây độc với thận (mức độ nhẹ hơn gentamicin).
- Các tác dụng không mong muốn khác tương tự gentamicin
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: thuốc bột pha tiêm, lọ 1g dạng muối sulfat
- Liều dùng:
+ Điều trị bệnh lao 15-20mg/kg/24h, đợt điều trị  2 tháng, phối hợp với thuốc
trị lao khác (Xem thêm bài Thuốc điều trị lao)
+ Các bệnh khác: 1-2g/24h, chia 2 lần
1.4. Tobramycin
Tobramycin thu được từ streptomyces tenebrarius
Tobramycin tác dụng mạnh hơn gentamicin 2-4 lần, nhất là trên pseudomonas
aeruginosa. Thuốc này được ưu tiên dùng diệt trực khuẩn mủ xanh và cũng thường
phối hợp với các penicilin diệt trực khuẩn mủ xanh để tăng hiệu quả trị liệu.
Chế phẩm và liều dùng
Tobramycin (Novamin, Tobracin, Nebcin, Tobrex): dung dịch hoặc mỡ tra mắt
0,3%. Lọ hoặc ống tiêm 25,75,80 mg.
Người lớn: 2-3mg/kg/24h chia 2-3 lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
Trẻ em: 3-4mg/kg/24h.
123
1.5. Neomycin
Neomycin ít hấp thu qua đường tiêu hóa và do có độc tính cao với thận và thần
kinh thính giác nên chủ yếu dùng ngoài điều trị tại chỗ (thường phối hợp với
bacitracin, polymyxin) hoặc uống để diệt vi khuẩn ưa khí ở ruột chuẩn bị cho phẫu
thuật tiêu hóa.
Chế phẩm và liều dùng
Framycetin, Neomin, Negamycin, viên nén 500mg, thuốc tra mắt, kem, mỡ bôi
ngoài da các hàm lượng.
Uống 1g x 3 - 4 lần/24h, dùng 1-2 ngày trước khi phẫu thuật
1.6. Amikacin
Amikacin bền vững, có khả năng kháng các enzym làm bất hoạt gentamycin và
tobramycin, có tác dụng với trực khuẩn lao và không kháng chéo với streptomycin. Do
đó, thuốc thường được dùng điều trị bệnh lao hoặc điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn
gram âm kháng các aminosid khác.
Chế phẩm và liều dùng
Amikaci (Amiklin) lọ tiêm 50mg/mL, 250mg/2mL, 500mg/4mL
Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da: 15mg/kg/24h, chia ra 2-3 lần.
Không tiêm tĩnh mạch trực tiếp.
1.7. Các thuốc khác
Kanamycin (Tokomycin), netilmicin (Netillin), arbekacin (Habekacin),
astomicin (Fostimicin), bekanamicin (Kanendox), dibekacin (Dikacin), micronomicin
(Sagamicin), sisomicin (Sisilin).
2. SPECTINOMYCIN
Spectinomycin (Trobicin) có cấu trúc và cơ chế tác dụng gần giống các
aminoglycosid.
Thuốc kháng nhiều loại vi khuẩn gram dương và glycosid âm in vitro. Tuy
nhiên, trên thực tế spectinomycin chỉ được dùng để điều trị lậu trên những người bị dị
ứng penicilin hoặc điều trị lậu kháng thuốc. Thuốc hấp thu nhanh sau khi tiêm bắp,
thường dùng liều duy nhất 2g (hoặc 40mg/kg).

PEPTID
1. GLYCOPEPTID
1.1. Vancomycin
Vancomycin là kháng sinh glucopeptid 3 vòng, được phân lập từ streptomyces
orientalis.
Dược động học
Vancomycin ít hấp thu qua đường tiêu hóa, thuốc không dùng được qua đường
tiêm bắp vì vậy hoại tử nơi tiêm, chủ yếu dùng tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm tĩnh mạch
2 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương, liên kết với protein huyết tương
khoảng 55%. Thuốc phân bố nhiều vào dịch ngoại bào và đạt được nồng độ điều trị.
Thuốc ít vào dung dịch não tủy trừ khi màng não bị viêm. Thải chủ yếu qua thận, thời
gian bán thải khoảng 6 giờ.
Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
Vancomycin là kháng sinh diệt khuẩn, có phổ hẹp, chỉ có tác dụng trên vi
khuẩn gram dương, đặc biệt là streptococcus và Staphylococcus, kể cả chủng đã kháng
methicilin.
Các vi khuẩn nhạy cảm khác: Bacillus anthracis, Corynebacterium diphteriae,
Clostridium dificile, Clostridium tetani.
Vancomycin không có tác dụng trên vi khuẩn gram âm, vi khuẩn lao.

124
Cơ chế: ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn (xem mục 3.1 - Bài "Đại cương
về kháng sinh").
Chỉ định
- Đường uống
- Trị viêm ruột kết màng giả thứ phát do kháng sinh
- Diệt vi khuẩn ở đường tiêu hóa
- Đường tiêm:
- Trị các nhiễm khuẩn nặng do Staphylococcus và Streptococcus như viêm
màng bụng, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn do phẫu thuật và
các nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.
Các polymyxin rất độc, đặc biệt là polymyxin B, nên hạn chế dùng toàn thân
mà chủ yếu dùng tại chỗ như thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai, thuốc mỡ đơn thành phần hoặc
phối hợp với các thuốc khác.
Ví dụ: phối hợp với neumycin trong các chế phẩm nhỏ tai (Neosporin,
Otosporin); phối hợp với bacitracin và trimetoprim trong các chế phẩm nhỏ mắt
(Polyfax, Polytrim)…
2.2. Bacitracin
Bacitracin được phân lập từ Bacillus subtilis. Bacitracin là polypeptid nhưng
khác với polymixin là tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram dwowng kể cả
Staphylococus aureus và Streptomyces. Thuốc ít tác dụng trên vi khuẩn gram âm.
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn (xem mục 3.1 - Bài "Đại
cương về kháng sinh").
Dùng đường tiêm, bacitracin gây độc với thận. Do thuốc có độc tính cao, không
hấp thu qua đường tiêu hóa nên chỉ dùng tại chỗ trị viêm mắt, viêm da và niêm mạc
(thường phối hợp với neymicin). Hiện nay còn có dạng viên ngậm để điều trị viêm
miệng, hầu, họng.
2.3. Tyrothricin
Tyrothricin cũng tương tự bacitracin, chủ yếu tác dụng trên vi khuẩn gram
dương. Thuốc gây độc với máu nên cũng chủ yếu dùng tại chỗ trị nhiễm khuẩn da và
niêm mạc, dạng viên ngậm trị viêm họng.

QUINOLON
Là nhóm kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp, được chia thành 2 thế hệ:
- Quinolon thế hệ I: gồm acid nalidixic, cinoxacin, oxolicin, pipemidic,
piromidic, flumequi… Trong cấu trúc không có nhân piperidin và không có nguyên tử
fluor. Quinolon thế hệ I có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng trên vi khuẩn gram âm và
chủ yếu dùng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong nhóm này, acid nalidixic được tìm
ra đầu tiên, cũng là chất điển hình của nhóm.
- Quinolon thế hệ II: đều có nguyên tử fluor trong phân tử, nên còn được gọi là
fluoroquinolon. Các quinolon thế hệ II có hoạt tính trên vi khuẩn gram âm mạnh hơn
thế hệ I, đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa; tác dụng nhanh và mạnh hơn do khả
năng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn cao hơn. Ngoài các vi khuẩn gram âm, chúng còn
tác dụng lên cả vi khuẩn gram dương. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn toàn thân (tác
dụng ở mức độ tuần hoàn và mô).
Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn do ức chế ADN gyrase
(xem mục 3.3 - Bài "Đại cương về kháng sinh").
1. ACID NALIDIXIC
Dược động học
Acid nalidixic hấp thu nhanh và gần hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Khi uống
1g sau khoảng 2 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là 20-50g/mL.
125
Thuốc đạt được nồng độ cao trong nước tiểu (từ 25-250g/mL trong khi đó hầu hết
các vi khuẩn nhạy cảm bị ức chế ở nồng độ  16g/mL). Thuốc ít qua nhau thai và sữa
mẹ. Trong cơ thể, acid nalidixic chuyển hóa một phần thành acid hydroxy nalidixic có
hoạt tính kháng khuẩn giống chất mẹ. Thải chủ yếu qua nước tiểu, thải hết trong vòng
24 giờ.
Phổ tác dụng
Acid nalidixic chủ yếu tác dụng trên vi khuẩn ưa khí gram âm như: E.coli,
Proteus, Klebsiella, Enterobacter, trừ Pseudomonas aeruginosa.
Thuốc không có tác dụng trên vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kị khí.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục do các vi khuẩn gram âm, như viêm
bàng quang, viêm bể thận, viêm niệu quản…
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn gram âm như viêm dạ dày, viêm
ruột…
Tác dụng không mong muốn
Nói chung, thuốc dung nạp tốt, tác dụng không mong muốn có thể gặp là nhức
đầu, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, đau xương
khớp, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu (ở người thiếu enzym G6PD).
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thuốc
Người mang thai, thời kỳ cho con bú
Trẻ em dưới 3 tháng tuổi
Bệnh nhân suy thận, rối loạn tạo máu, động kinh, tăng áp lực sojnaox
Tương tác thuốc
Acid nalidixic có thể làm tăng nồng độ huyết tương, tăng tác dụng của
theophylin, cafein, dẫn xuất coumarin, cyclosporin…
Nitrofurantoin, các chất kiềm hóa nước tiểu và các thuốc kháng acid dạ dày làm
giảm tác dụng của c nalidixic.
Chế phẩm và liều dùng
Negram, Negradixid, viên nén, viên nang 500mg.
Người lớn: 1g x 4 lần/24h x 7 ngày (hoặc 1g x 2 lần/24h x 14 ngày)
Trẻ em trên 3 tháng: 50mg/kg/24h, chia 4 lần.
2. FLUORQUINOLON
Dược động học
Fluoroquinolon hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng
khoảng 70-95%. Thức ăn và các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu thuốc. Phân bố
rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Ít qua hàng rào máu não ở người bình thường nhưng
khi màng não bị viêm thì xâm nhập tốt hơn. Qua được nhau thai và sữa mẹ. Thải trừ
chủ yếu qua thận, thời gian bán thải từ 3 giờ (norfloxacin, ciprofloxacin) đến 10 giờ
(pefloxacin, fleroxacin), hoặc trên 10 giờ (sparfloxacin) và kéo dài hơn nếu bệnh nhân
suy thận. Các thuốc có thời gian bán thải kéo dài như levofloxacin, lomefloxacin,
sparfloxacin chỉ dùng 1 lần/ngày.
Phổ tác dụng
Các fluoroquinolon có tác động mạnh trên vi khuẩn ưa khí gram âm như
Enterobacter, E.coli, Shigella, Salmonella, Vibrio cholerae, Haemophilus,
Pseudomonas aeruginosa…
Ngoài ra, tác dụng trên một số cầu khuẩn gram dương (chủ uyeeus là
Staphylococcus, Streptococcus) và vi khuẩn nội bào.
Thuốc ít tác dụng trên vi khuẩn kị khí

126
Chỉ định
Các nhiễm khuẩn do vi khuẩn ưa khí gram âm và vi khuẩn gram dương nhạy
cảm.
- Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, đường tiêu hóa, hô hấp
- Các nhiễm khuẩn xương, khớp, mô mềm
- Các nhiễm khuẩn khác: viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm màng
bụng, nhiễm khuẩn huyết.
Nói chung, nhóm này nên dùng cho các nhiễm khuẩn nặng và các nhiễm khuẩn
đã kháng các thuốc thông thường.
Tác dụng không mong muốn
- Tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
- Xương khớp: gây đau nhức, kém phát triển xương khớp nhất là ở tuổi đang
phát triển (do thuốc chuyển hóa ở sụn liên hợp, gây tổn thương sụn).
- Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, gây buồn ngủ, có trường hợp kích động
động kinh nhất là khi dùng cùng với theophylin.
- Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân,
giảm tiểu cầu, thiếu máu.
- Các tác dụng không mong muốn khác: nhạy cảm với ánh sáng, các phản ứng
dị ứng.
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thuốc
Người mang thai, thời kỳ cho con bú
Trẻ em dưới 16 tuổi
Tương tác thuốc
- Thuốc làm chậm hấp thu các fluoroquinolon: các antacid, các chế phẩm có
chứa kim loại hóa trị II và III như sắt, magnesi, kẽm, các thuốc chống ung thư
(vincristin, cyclophosphamid, doxorubicin)…
- Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin…) làm tăng tác
dụng của quinolon do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương.
- Quinolon ức chế enzym chuyển hóa, do đó làm tăng tác dụng của theophylin,
thuốc chống đông máu đường uống…
Các thuốc chính (được tóm tắt trong bảng 7.3)
Bảng 7.3. Tóm tắt đặc tính của fluoroquinolon
Nồng độ đỉnh Thời gian
Tên thuốc (biệt Sinh khả Liều uống
trong huyết bán thải
dược) dụng (%) (24h)
tương (g/mL) (giờ)
Ciprofloxacin 70 2,4 3-5 250-500mg
(Ciprobay) x 2 lần
Enoxacin 90 2,0 3-6 400mg
Levofloxacin 95 5,7 5-7 500mg
Lomefloxacin 95 2,8 8 400mg
Norfoxacin 80 1,5 3,5-5 400mg x 2
(Floxacin, Norocin) lần
Ofloxacin 95 2,9 5-7 400mg
(Zanocin, Oflocet) x 1-2lần
Sparfloxacin 92 18
Pefloxacin (Peflacin) 400mg x 2
lần

127
(*) Liều dùng còn tuỳ thuộc vào mức độ bệnh
TRIMETHOPRIM VÀ SULFAMETHOXAZOL

CO-TRIMOXAZOL
Là kháng sinh hỗn hợp gồm 2 chất: trimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn
xuất pyrimidin và sulfamethuxazol là sulfamid. Hai chất này thường phối hợp với
nhau tỷ lệ 1 trimethoprim và 5 sulfamethoxazol. Sự phối hợp này tạo tác dụng hiệp
đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.
Dược động học
Trimethoprim tan trong lipid mạnh hơn sulfamethoxazol và có thể tích phân bố
lớn hơn. Khi phối hợp trimethỏpim với sulfamethoxazol theo tỷ lệ 1:5 thì sẽ đạt được
nồng độ trong huyết tương với tỷ lệ 1:20, đây là tỉ lệ tối ưu cho tác dụng của thuốc.
Cả 2 chất đều hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng cao, đạt nồng độ
trong huyết tương xấp xỉ đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và
dịch cơ thể kể cả dịch não tủy. Cả 2 chất đều chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua
nước tiểu ở dạng nguyên vẹn và dạng đã chuyển hóa. Thời gian bán thải 9 - 11 giờ ở
người bình thường và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.
Phổ tác dụng và cơ chế
Co - Trimoxazol có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưa khí
gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus, Steptococcus, Legionella pneumophilia,
Neiseria gonorrhoeae, Neiseria meningitidis, E.coli, Salmonella, Shigella,
Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus
influenzae…
Các vi khuẩn kháng thuốc là: Enterococcus, Campylobacter và các vi khuẩn kị
khí.
Cơ chế: ức chế tổng hợp acid folic của tế bào vi khuẩn (xem mục 1.3.3. Bài
"Đại cương về kháng sinh").
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
- Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Tác dụng không mong muốn
Thường do sulfamethoxazol gây ra
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi ...
- Thận: viêm thận kẽ, suy thận, sỏi thận
- Da: ban da, mụn mỏng, mày đay, hội chứng Stevens - Johnson và Lyell.
- Máu: thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic, thiếu máu tan máu, giảm
huyết cầu tố, nhất là người thiếu G6PD.
- Các tác dụng không mong muốn khác: vàng da ứ mật, tăng K+ huyết, ù tai, ảo
giác. Tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch, tổn thương mô.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc
- Suy gan, suy thận nặng
- Thiếu máu hồng cầu to
- Người mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non
Chế phẩm và liều dùng
Bactrim, Biseptol, viên nén 960, 480, 240 và 120mg; hỗn dịch uống 48mg/mL;
dung dịch tiêm truyền lọ 10 và 30mL, hàm lượng 96mg/mL.
Người lớn: 480-960mg/lần x 2 lần/24h.
128
Trẻ em: 48mg/kg/24h, chia 2 lần
Các thuốc tương tự
- Trimethoprim phối hợp với sulfadiazin
- Tetroxoprim phối hợp với sulfadiazin
- Các sản phẩm này cũng có các đặc tính tương tự co - trimoxazol về tỷ lệ phối
hợp, dược động học, cơ chế, phổ tác dụng và các tác dụng không mong muốn.
Bảng 7.4. Các vi khuẩn thường gây bệnh trên các cơ quan
Cơ Chủng Cơ Chủng
Vi khuẩn Vi khuẩn
quan gram quan gram
Neisseria gonorrheae - Haemophilus influenzae -
Chlamydia trachomatis - Streptococcus +
Staphylococcus aureus + pneumoniae -
Mắt Haemophilus spp - Tai Moraxella catarrhalis +
Streptococcus + Streptococcus pyogenes
pneumoniae -
Pseudomonas aeruginosa
+ Streptococcus +
Actinomyces Thanh
Miệng + pneumoniae -
Vi khuẩn vị khí quản
Moracella catarrhalis
+ Streptococcus +
Streptococcus pyogenes
+ pneumoniase
Corynebacterium
+ Mycoplasma pneumoniae
diphteriae
- Legionella spp
Họng Corynebacterium Phổi
- Chlamydia pneumoniae
hemolyticum
Mycobacterium -
Neisseria gonorrhoeae
tuberculosis
Pseudomonas spp
Enterobacteriaceae
Vi khuẩn kị khí các loại +/- Xương Staphylococcus aureus +
Phổi Staphylococcus aureus + (viêm Haemophilus influenzae -
(áp xe) Mycobacterium tuỷ Salmonella các loại -
tuberculosis xương) Pseudomonas aeruginosa -
+ Escherichia coli -
Streptococcus viridans + Staphylococcus
Tiết
Tim Staphylococcus aureus + Saphrophyticus +
niệu
Enterococi Enterobacteriaceae -
Pseudomonas aeruginosa -
Streptococcus agalactiae + Enterobacteriaceae -
Escherichia coli - Bacteroides spp -
Streptococcus + Màng Streptococci kị khí +
Màng
pneumoniae - bụng Clostridium các loại +
não
Haemophilus influenzae - (viêm) +
Neisseria meningitidis +
Listeria monocytogenes
+/- Streptococcus +
+ pneumoniae +
Vi khuẩn vị khí các loại
Não - Staphylococcus aureus +
Staphylococcus aureus Da
(áp xe) Clostridium perfrigens -
Nocardia
Pseudomonas spp -
Bacteroides spp -

129
Enterobaceriaceae

- Staphylococcus aureus +
- Enterobacteriaceae* -
Haemophilus influenzae
+ Pseudomonas aeruginosa -
Moraxella catarrhalis
+ Staphylococcus
Streptococcus
Xoang + Máu epidermidis +
pneumoniae
Heamophilus influenzae -
Streptococcus pyogenes
Streptococcus +
Streptococci kị khí
pneumoniae
Neisseria meningitidis

*Enterobacteriaceae. E.coli, Klebsiella. Proteus, Enterobater, Serratia


Bảng 7.5. Mối liên quan giữa vi khuẩn - bệnh và kháng sinh điều trị
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2
Cầu khuẩn gram dương
Áp xe, nhiễm khuẩn Cephalosporin
huyết I, clindamycin,
Nafcilin (oxacilin)
Viêm màng trong eytromycin
Staphylococcus
tim vancomycin
aureus (tụ cầu vàng)
Viêm phổi Nếu kháng
Ciprofloxacin +
Viêm xương tuỷ, methicilin
Fifampicin
viêm mô tế bào Vancomycin
Viêm thanh quản,
viêm xoang, viêm
phổi, viêm tai giữa, Cephalosporin
Penicilin
Streptococcus viêm mô tế bào, I. erythromycin
Amoxicilin
pyogenes nhiễm khuẩn huyết, clindamycin
sốc nhiễm độc và vancomycin
các nhiễm khuẩn
toàn thân khác.
Streptococcus Viêm màng trong
Penicilin G  Ceftriaxon,
viridans tim
gentamycin vancomycin
Streptococcus bovis Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết Ampicillin
Cephalosporin
Viêm màng trong (penicilin G)  1
Streptococcus l, vancomycin
tim aminosid
agalactiae
Ceftriaxon
(nhóm B)
Viêm màng não cefotaxim
cloramphenicol
Nhiễm khuẩn huyết
Cephalosporin l
Viêm màng trong
Clindamycin
Streptococcus ưa khí tim, viêm xoang, áp Penicilin G
Erythromycin
xe não và các áp xe
Cloramphenicol
khác
Streptococcus Viêm phổi Nhạy cảm với Cephalosporin l
130
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2
pneumoniae Viêm xoang penicilin C-trimoxazol
Viêm tai Penicilin, amoxicilin
Viêm xương Kháng penicilin
Clidamycin
Ceftriaxon,
Cefotaxim
cefotaxim,
ceftriaxon
Vancomycin
Nhạy cảm với
penicilin Vancomycin +
Penicilin rifampicin
Cefotraxim, Cloramphenicol
Viêm màng trong
ceftriaxon
tim
Kháng penicilin
Viêm não
Vancomycin +
Các nhiễm khuẩn
cefotaxim
nặng
Cefotaxim + Cloramphenicol
rifampicin
Vancomycin +
rifampicin
Viêm màng trong
tim Gentamycin +
Vancomycin +
Các nhiễm khuẩn penicilinG
gentamycin
Enterococcus nặng khác(nhiễm (ampicilin)
khuẩn huyết)
Nhiễm khuẩn đường Ampicilin Vancomycin,
niệu (penicilin) ciprofloxacin
Trực khuẩn gram dương ưa khí
Erythromycin
doxyciclin
Bacillus anthracis Viêm phổi mủ Penicilin G
cephalosporin l,
cloramphenicol
Bạch hầu, viêm
Clindamycin
Corynebacterium thanh quản, viêm
Erythromycin cephalosporin l
diphteria phổi và các viêm
fifampicin
khác.
Tổn thương thần
Penicilin G Co-trimoxazol
Listeria kinh (viêm màng
(ampicilin) erythromycin
monocytogenes não), nhiễm khuẩn
+ gentamycin cloramphenicol
huyết.
Trực khuẩn gram dương kị khí
Cefoxitin,
Clostridium
Hoại thư sinh hơi cefotetan,
perfringens và các Penicilin G
Ngộ độc thức ăn ceftizixim
chủng khác
imipenem
Penicilin G, Clindamycin
Clostridium tetani Uốn ván
vancomycin doxycyclin
Viêm ruột kết màng
Clostridium difficile Metronidazol uống Metronidazol uống
giả
131
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2
Cầu khuẩn gram âm
Amoxicilin + acid Cephalosphorin II,
clavulanic, III
Viêm tai, xoang,
Moraxella catarrhalis Ampicilin + ciprofloxacin
phổi
sulbactam, erythromycin
Co-trimoxazol tetracyclin
Nhạy cảm với
Ceftriaxon, cefixim,
penicilin:
cefoxitin,
Ampicilin
doxycyclin,
Neisseria gonorhoeae (amoxicilin,
Lậu cầu erythromycin,
= Gonococcus penicilin G) +
ciprofloxacin,
probenecid
ofloxacin,
kháng penicilin
spectinomycin
Ceftriaxon, cefixim
Cefotaxzim,
Neisseria ceftriaxon,
Viêm màng não Penicilin G,
meningitidis cloramphenicol,
Nhiễm khuẩn huyết rifampicin
= Meningococcus ciprofloxacin,
minocylin
Trực khuẩn gram âm
Penicilin phổ rộng,
Nhiễm khuẩn tiết Co- trimoxazol,
Enterobacteriaceae Imipenem, aminosid
niệu ciprofloxacin,
ofloxacin
Cefuroxim
Co-trimoxazol
Viêm tai giữa, viêm ampicillin
Amoxycillin + acid
xoang, viêm phổi amoxycillin
Haemophilus clavulanic
azithromycin
influenzae
Ceftriaxon, Co-trimoxazol
Viêm màng não,
cefotaxim Ampicilin +
viêm nắp thanh môn
hoặc cloramphenicol sulbactam
Ceftriaxon, Ciprofloxacin,
Haemophilus ducreiji Hạ cam Co-trimoxazol, doxyciclin,
erythromycin sulfamid
Doxycyclin +
gentamycin
Co-trimoxazol
Doxycyclin +
Brucella Bệnh nhiễm brucella  gentamycin
rifampicin
Cloramphenicol
Co-trimoxazol +
rifampicin
Doxycyclin,
Streptomycin 
Yersinia perstis Dịch hạch ciprofloxacin,
tetracyclin
cloramphenicol
Co-trimoxazol, Cephalosporin III
Yersinia Nhiễm khuẩn huyết
aminosid, ciprofloxacin
enterocolitica Bệnh giả lao
cloramphenicol (ofloxacin)

132
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2
Nhiễm khuẩn súc
Penicilin G Cephalosporin I
vật cắn, áp xe,
Pasteurella multocida Amoxycillin + acid hoặc ceftriaxon,
nhiễm khuẩn huyết,
clavulanic doxycyclin
viêm màng não.
Doxycyclin,
Co-trimoxazol
Vibrio choleae Bệnh tả ciprofloxacin
cloramphenicol
(oxloxacin)
Ciprofloxacin,
Legionella Viêm phổi không Erythromycin + azthromycn
pneumophilia điển hình rifampicin (clarithromycin),
Co-trimoxazol
Erythromycin
Ciprofloxacin, clindamycin
Campylobacter jejuni Viêm ruột
ofloxacin azithromycin
clarithromycin
Ceftriaxon,
Nhiễm khuẩn huyết
imipenem
Viêm màng trong Gentamicin,
Campylobacter fetus ciprofloxacin
tim ampicilin
(ofloxacin)
Viêm màng não
cloramphenicol
Trực khuẩn kháng acid
INH + rifampicin +
Mycobacterium ethambutol +
Bệnh lao
tuberculosis pyrazinamid theo
phác đồ
Mycobacterium Clarithromycin
Nhiễm khuẩn cơ hội Rifabutin,
avium ethambutol 
ở bệnh nhân suy amikacin
Mycobacterium clofazimin
giảm miễn dịch rifampicin
kansasii… ciprofloxacin
Mycobacterium Dapson + rifampicin Clofazimin,
Bệnh phong
laprae theo phác đồ ofloxacin
Xoắn khuẩn
Ceftriaxon,
Treponema pallidum Giang mai Penicilin G
doxycyclin
Penicilin G,
Treponema perenue Ghẻ, cóc Doxycyclin
streptomycin
Amoxycillin
ceftriaxon
Ban da (bệnh Lyme) Doxycyclin
azithromycin
Borrelia burgdorferi clarithromycin
Giai đoạn tổn
Penicilin
thương thần kinh, Ceftriaxon
tetracyclin
tĩnh mạch và khớp
Erythromycin
Borrelia recurrentis Sốt tái phát Doxycyclin
penicilin G
Bệnh Weil, viêm
Leptospira Penicilin G Doxycyclin
màng não
133
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2
Campylobacter
Viêm dạ dày, ruột
(Helicobacter pylori)
Các actinomyces
Các tổn thương cổ,
Penicilin G, Doxycyclin
Actinomyces israelii mặt, ngực và các nơi
ampicilin erythromycin
khác
Minocyclin +
sulfamid
Tổn thương phổi, áp Amoxycilin + acid
Norcadia asteroid xe não và các tổn Co-trimoxazol clavulanic
thương khác Imipenem,
amikacin
ceftriaxon
Các vi khuẩn nội bào
Ureaplasma Viêm niệu đạo
Doxycyclin Erythromycin
urealyticum không đặc hiệu
Mycoplasma Viêm phổi không Erythromycin, Azithromycin,
pneumoniae điển hình doxycyclin clarithromycin
Sốt các loại do
Rickettsia Ricketsia, Doxycyclin Cloramphenicol
Sốt hồi quy
Chlamydia psittaci Bệnh do chim Doxycyclin Cloramphenicol
Bệnh của tổ chức
Erythromycin
lymphô (Hodgkin),
Chlamydia azithromycin
đau mắt hột, viêm Doxycyclin
trachomatis clarithromycin
kết mạc, viêm niệu
sulfamid
đạo không đặc hiệu
Erythromycin
Chlamydia azitromycin
Viêm phổi Doxycyclin
pneumoniae clarithromycin
sulfamid
Clindamycin 
Pneumocystis carinii Viêm phổi Co-trimoxazol primaquin,
pentamidin

LƯỢNG GIÁ

* Trả lời ngắn:


1. Kháng sinh có nguồn gốc từ:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Tổng hợp, bán tổng hợp.
2. Kháng sinh có tác dụng điều trị (A)……………………với liều thấp do
(B)…………………………………một số quá trình sống của sinh vật.
3. Cơ chế tác dụng của nhóm Bêta – Lactam là ức chế (A)……………………………
men này cần cho sự tạo thành (B)………………………..tế bào vi khuẩn.

134
4. Nếu dùng Penicilin G theo đường uống thì Penicilin G sẽ bị (A)………..bởi
(B)…………………………………
5. Penicilin G tác dụng với các cầu khuẩn Gram (-) như;
A………………………………….
B…………………………………..
6. Tai biến nguy hiểm nhất của Penicilin G có thể gây tử vong là
(A)…………………vì vậy trước khi dùng phải (B)………………..
7. Người ta dùng Penicilin V theo đường (A)……………………., Penicilin G theo
đường (B)………………………………
8. Tác dụng không mong muốn của nhóm kháng sinh Cephalosporin là:
A………………………………….
B…………………………………..
9. Kháng sinh nhóm AG có thể gây rối loạn tiền đình biểu hiện bằng các triệu chứng:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Mất điều hoà.
10. Tai biến của nhóm kháng sinh AG là:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Giãn cơ
D. Dị ứng
11. Kể tên thuốc nhóm kháng sinh AG đã học:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Amikacin
12. Chống chỉ định của Cloramphenicol là:
A………………………………….
B. Có thai, cho con bú
C. ………………………………….
13. Uống Tetracyclin cùng với sữa thì sự hấp thụ thuốc sẽ (A)…………………vì
thuốc kết hợp với Calci có trong sữa tạo thành (B)……………….
14. Chống chỉ định của Tetracyclin là:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Suy gan, thận.
15. Tetracyclin gắn vào (A)…………………………………..của răng trẻ nhỏ gây
(B)……………………………………..
16. Kháng sinh nhóm Quinolon diệt khuẩn do (A)………………..sự tổng hợp
(B)…………………………………..
17. Chống chỉ định của nhóm kháng sinh Quinolon là:
A. Có thai 3 tháng đầu và tháng cuối.
B………………………………….
C…………………………………..
D. Lái tàu, xe, làm việc trên cao.
18. Tác dụng không mong muốn của kháng sinh nhóm Quinolon với tiêu hoá là:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Cảm giác đè nặng ở dạ dày.
19. Kể 2 kháng sinh chống nấm đã học:
A………………………………….
135
B…………………………………..
* Phân biệt đúng sai:
20. Phải dùng kháng sinh sớm ngay từ khi có triệu chứng nhiễm khuẩn.
21. Khi dùng kháng sinh, phải dùng liều nhỏ tăng dần để thăm dò sức chịu đựng của
người bệnh.
22. Dùng kháng sinh phải giảm liều dần trước khi ngừng thuốc.
24. Penicilin V bị phá hủy bởi dịch vị.
25. Ampicilin được hấp thu hoàn toàn khi uống.
26. Amoxicilin được hấp thu qua ống tiêu hoá tốt hơn Ampicilin.
27. Phải uống Amoxicilin vào bữa ăn.
28. Gentamicin được hấp thụ tốt qua ống tiêu hoá.
29. Uống Streptomycin để điều trị lao phổi.
30. Khánh sinh nhóm AG có thể gây điếc không hồi phục.
31. Không dùng kháng sinh nhóm Quinolon cho người lái tàu xe.
32. Không dùng Ampicilin cho người làm việc ở trên cao.
* Chọn 1 ý đúng nhất:
33. Một bệnh nhân vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính
mạng nhưng chưa rõ nguyên nhân. Hãy chọn một cách điều trị tốt nhất.
A. Theo dõi chưa dùng kháng sinh.
B. Dùng kháng sinh ngay.
C. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm rồi dùng kháng sinh ngay.
D. Làm xét nghiệm cấp cứu, đợi kết quả xét nghiệm rồi chọn kháng sinh phù
hợp với kết quả xét nghiệm.
34. Penicilin G có tác dụng với:
A. Liên cầu, phế cầu, trực khuẩn lao.
B. Liên cầu, phế cầu, lậu cầu.
C. Liên cầu, phế cầu, trực khuẩn lỵ.
D. Trực khuẩn thương hàn, phế cầu, tụ cầu.
35. Thử phản ứng nội bì Penicilin G, cần đưa vào cơ thể bệnh nhân một lượng thuốc
là:
A. 10 đơn vị quốc tế.
B. 50 đơn vị quốc tế.
C. 100 đơn vị quốc tế.
D. 1000 đơn vị quốc tế.
36. Uống Penicilin V tốt nhất vào lúc:
A. 8 giờ sáng.
B. Trước bữa ăn 1 giờ.
C. Ngay sau bữa ăn.
D. Trước khi ngủ.
37. Nên uống Amoxicilin vào lúc:
A. 8 giờ sáng
B. Trước bữa ăn 1 giờ.
C. Vào bữa ăn.
D. Trước khi ngủ.
38. Ampicilin được hấp thu qua ống tiêu hoá khoảng:
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
39. Amoxicilin được hấp thu qua ống tiêu hoá khoảng:
136
A. 20% - 30%
B. 40% - 50%
C. 60% - 70%
D. 80% - 90%
40. Khi dùng phối hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin với Furosemid thì:
A. Tác dụng kháng sinh tăng lên.
B. Không ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của kháng sinh.
C. Giảm tác dụng của kháng sinh.
D. Tăng độc tính của kháng sinh.
41. Trong các nhóm kháng sinh sau, nhóm kháng sinh không dùng cho người lái tàu xe
là:
A. Nhóm Bêta – Lactam.
B. Nhóm Aminoglycosid.
C. Nhóm Tetracyclin.
D. Nhóm Quinolon.
42. Để điều trị nấm da, có thể uống:
A. Nystatin
B. Griseofulvin
C. Ampicilin
D. Cefalexin
43. Uống Nystatin để điều trị:
A. Nấm miệng
B. Nấm da
C. Nấm ruột
D. Nấm tóc
44. Cần uống với nhiều nước khi dùng thuốc:
A. Ampicilin
B. Penicilin V
C. Amoxicilin
D. Co – Trimoxazol
45. Trong các thuốc sau, thuốc dễ lắng đọng ở ống thận là:
A. Ampicilin
B. Amoxicilin
C. Bactrim
D. Erythromycin
46. Bactrim là thuốc phối hợp Sulfamid với:
A. Penicilin
B. Amoxicilin
C. Sulfamethoxazol
D. Trimethoprim
47. Không dùng Bactrim cho trẻ:
A. Sơ sinh
B. Dưới 3 tháng
C. Dưới 6 tháng
D. Dưới 12 tháng

137
PHẦN THỰC HÀNH

Bài 1
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG

MỤC TIÊU
1. Nhận dạng và chỉ ra được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều lượng của một số thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
2. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm.
3. Phân tích được các bài tập tình huống
4. Thực hiện được phần nhận thức các thuốc trong nhóm theo các tiêu chí
5. Tư vấn, hướng dẫn tốt cho người sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc
trong bài.

NỘI DUNG
1. Thuốc Isofluran.
A, Qui cách đóng gói

B, Cách dùng, liều lượng


Nồng độ phế nang tối thiểu của isofluran thay đổi tùy theo tuổi.
 Khởi mê: Nếu dùng isofluran cho khởi mê thì nồng độ bắt đầu là 0,5%. Nồng
độ từ 1,5 - 3,0% thường dẫn đến mê cho phẫu thuật trong vòng 7 - 10 phút.
Một thuốc barbiturat tác dụng ngắn hoặc một thuốc khởi mê tĩnh mạch như
midazolam, etomidat được khuyến cáo dùng trước khi cho hít hỗn hợp isofluran.
Isofluran có thể sử dụng với oxygen hoặc với hỗn hợp oxygen - protoxid nitơ
 Dùng cho duy trì mê: Mê giai đoạn phẫu thuật được duy trì với nồng độ 1 -
2,5% isofluran kèm protoxid nitơ và oxygen. Nếu chỉ dùng với oxygen duy nhất nồng
độ isofluran phải tăng cao từ 1,5 - 3,5%
2. Thuốc Fentanyl.
A, Qui cách đóng gói

138
- Ống tiêm 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml (50 microgam/ml); lọ 20, 30 và 50 ml (50
microgam/ml).
- Ống tiêm 2 ml chứa 50 microgam fentanyl và 2,5 mg droperidol/ml.
B, Cách dùng, liều lượng
Liều lượng dao động tùy theo phẫu thuật và đáp ứng của người bệnh.
 Dùng cho tiền mê: 50 - 100 microgam có thể tiêm bắp 30 - 60 phút trước khi
gây mê, tuy nhiên thường hay tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ 1 đến 2 phút.
 Bổ trợ trong gây mê: Liều lượng có thể thay đổi tùy theo tiểu, trung hoặc đại
phẫu thuật và có hỗ trợ hô hấp hay không. Với người bệnh tự thở: 50 - 200 microgam,
sau đó tùy theo tình hình có thể bổ sung 50 microgam, 30 phút sau. Với liều trên 200
microgam, suy hô hấp đã có thể xảy ra. Với người bệnh được hô hấp hỗ trợ có thể
dùng liều khởi đầu từ 300 - 3500 microgam (tới 50 microgam/kg thể trọng), sau đó
từng thời gian bổ sung 100 - 200 microgam tùy theo đáp ứng của người bệnh. Liều cao
thường áp dụng trong mổ tim và các phẫu thuật phức tạp về thần kinh và chỉnh hình có
thời gian mổ kéo dài.
 Giảm đau sau phẫu thuật: 0,7 - 1,4 microgam/kg thể trọng, có thể nhắc lại
trong 1 - 2 giờ nếu cần.
Dùng phối hợp với droperidol để gây trạng thái giảm đau an thần
(neuroleptanalgesia) để có thể thực hiện những thủ thuật chẩn đoán hoặc phẫu thuật
nhỏ như nội soi, nghiên cứu X quang, băng bó vết bỏng, trong đó người bệnh có thể
hợp tác làm theo lệnh thầy thuốc. Liều dùng: 1 - 2 ml (tối đa 8 ml). Loại ống tiêm chứa
50 microgam fentanyl và 2,5 mg droperidol/ml. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
 Với người cao tuổi phải giảm liều.
 Với trẻ em (từ 2 - 12 tuổi): Trường hợp không có hỗ trợ hô hấp, liều khởi đầu
từ 3 - 5 microgam/kg thể trọng, liều bổ sung 1 microgam/kg; trường hợp có hỗ trợ hô
hấp, liều khởi đầu có thể tăng lên là 15 microgam/kg thể trọng. Hoặc có thể dùng liều
2 - 3 microgam/kg ở trẻ em 2 - 12 tuổi.
Fentanyl chỉ dùng ở bệnh viện do cán bộ có kinh nghiệm về gây mê bằng
đường tĩnh mạch và quen xử trí các tai biến của thuốc giảm đau opioid. Cơ sở phải có
sẵn thuốc đối kháng opioid, thuốc hồi sức, phương tiện đặt nội khí quản và oxygen,
trong và sau khi dùng fentanyl.
3. Thuốc Thiopental.
A, Qui cách đóng gói

139
- Lọ hoặc chai 0,5 g; 1 g; 2,5 g; 5 g bột đông khô màu vàng, kèm một ống hoặc
chai nước cất vô khuẩn (20 ml, 40 ml, 100 ml hoặc 200 ml) để pha tiêm.
B, Cách dùng, liều lượng
- Hòa tan lọ thuốc bột bằng cách thêm nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh
lý cho đến nồng độ 2,5 - 5%. Nên dùng dung dịch 2,5% cho tất cả các người bệnh cao
tuổi và người bệnh có nguy cơ, nhưng đôi khi cũng dùng dung dịch 5%. Có thể tiêm
vào bất kỳ tĩnh mạch nào ở nông.
- Không thể qui định liều nhất định cho mọi trường hợp. Phải quan sát đáp ứng
của mỗi người bệnh và điều chỉnh liều dựa vào lúc bắt đầu mê.
- Sau khi tiêm được 2 - 3 ml dung dịch 2,5% với tốc độ không quá 1 ml/10
giây, cần phải quan sát trước khi tiêm nốt số thuốc còn lại. Trong khoảng 30 giây đến
1 phút, cần quan sát phản ứng của người bệnh. Nếu người bệnh còn phản ứng, nên tiếp
tục tiêm thuốc với tốc độ bình thường, cho đến khi đạt được mức độ mê mong muốn
thì ngừng thuốc.
- Hầu hết người bệnh cần không quá 0,5 g. Nếu dùng liều cao hơn, thời gian
thoát mê sẽ kéo dài và có thể gặp tai biến. Ða số các thầy thuốc có kinh nghiệm cho
rằng bình thường liều không quá 1 g và liều tối đa là 2 g. Tuy nhiên trong những
trường hợp rất hãn hữu có thể cần liều cao hơn mức bình thường. Người có thể tích
máu tăng hoặc thể tích máu bình thường có khả năng chịu đựng liều cao hơn. Những
trường hợp kháng thuốc thường là người nghiện rượu, người trước đây đã dùng hoặc
đang dùng barbiturat hoặc người nghiện barbiturat. Thuốc tiêm thiopental dùng cho trẻ
em cũng tương tự như người lớn. Liều thường dùng là 2 - 7 mg/kg, tiêm tĩnh mạch.
- Trong mọi trường hợp, người bệnh nên được tiền mê bằng atropin và nếu cần
bằng một thuốc giảm đau hoặc an thần, mặc dù dùng thuốc giảm đau hoặc an thần sẽ
làm thời gian hồi phục kéo dài. Nếu tiền mê bằng clorpromazin hoặc promethazin,
lượng thiopental cần gây mê sẽ giảm.
- Nếu dùng thiopental cho khoa răng cần đặt dụng cụ mở miệng vào trước khi
tiêm thuốc. Họng phải được nhét gạc vào để tránh đờm dãi, máu trào vào thanh quản,
và liều dùng không nên quá 0,25 g.
4. Thuốc Propofol.
A, Qui cách đóng gói

- Nhũ dịch propofol (Diprivan) để tiêm là một nhũ dịch vô khuẩn, không gây
sốt, chứa 10 mg/ml propofol, thích hợp để dùng đường tĩnh mạch. Cùng với thành
140
phần có hoạt tính, propofol, chế phẩm còn chứa dầu đậu tương, glycerol, lecithin từ
trứng và dinatri edetat; với natri hydroxyd để điều chỉnh pH. Nhũ dịch tiêm propofol
đẳng trương, có pH 7 - 8,5. Thuốc dưới dạng ống tiêm 20 ml, lọ chứa dung dịch tiêm
truyền 50 ml hoặc 100 ml, và những bơm tiêm có sẵn 50 ml chứa 10 mg/ml propofol.
B, Cách dùng, liều lượng
Xác định liều lượng và tốc độ tiêm truyền thuốc cho từng cá nhân để đạt được
tác dụng mong muốn, tùy theo những yếu tố có liên quan về lâm sàng, bao gồm sự tiền
mê và các thuốc dùng đồng thời, tuổi, phân loại về thể chất và mức độ suy nhược của
người bệnh. Propofol có 2 loại nhũ dịch 1% và 2%. Loại 1% có thể tiêm tĩnh mạch
hoặc tiêm truyền, loại 2% chỉ dùng để tiêm truyền.
 Khởi mê:
Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 40 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần
cho tới khi bắt đầu mê (2 đến 2,5 mg/kg).
Người bệnh cao tuổi, hoặc suy yếu: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần
cho tới khi bắt đầu mê (1 đến 1,5 mg/kg).
Gây mê cho người bệnh tim: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới
khi bắt đầu mê (0,5 đến 1,5 mg/kg).
Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần
cho tới khi bắt đầu mê (1 đến 2 mg/kg).
Trẻ em khỏe mạnh từ 3 tuổi trở lên: 2,5 đến 3,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20
- 30 giây.
 Duy trì mê, truyền tĩnh mạch:
Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 100 đến 200 microgam/kg/phút (6 đến12
mg/kg/giờ).
Người bệnh cao tuổi hoặc suy yếu: 50 đến 100 microgam/kg/phút (3 đến 6
mg/kg/giờ).
 Gây mê người bệnh tim: Ða số người bệnh cần:
Nếu dùng nhũ dịch tiêm propofol là thuốc chủ yếu, có bổ sung opioid là thuốc
thứ yếu, thì tốc độ truyền propofol là 100 - 105 microgam/kg/phút.
Nếu dùng opioid là thuốc chủ yếu, thì dùng liều thấp nhũ dịch propofol 50 - 100
microgam/kg/phút.
 Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 100 đến 200 microgam/kg/phút (6 đến 12
mg/kg/giờ).
 Trẻ em khỏe mạnh, từ 3 tuổi trở lên: 125 đến 300 microgam/kg/phút (7,5 đến
18 mg/kg/giờ).
 Duy trì mê - tiêm tĩnh mạch cách quãng:
Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Gia tăng từ 20 đến 50 mg khi cần thiết.
 Gây an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor:
Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Áp dụng kỹ thuật tiêm truyền chậm hoặc
tiêm chậm để tránh ngừng thở hoặc hạ huyết áp. Phần lớn người bệnh cần tiêm truyền
tĩnh mạch từ 100 đến 150 microgam/kg/phút (6 đến 9 mg/kg/giờ) trong 3 đến 5 phút;
hoặc tiêm chậm tĩnh mạch 0,5 mg/kg trong 3 đến 5 phút, và tiếp ngay sau đó tiêm
truyền để duy trì.
Người bệnh cao tuổi hoặc suy yếu hoặc người bệnh thần kinh: Phần lớn người
bệnh cần những liều lượng tương tự như người lớn khỏe mạnh. Tránh áp dụng kỹ thuật
tiêm tĩnh mạch nhanh.
 Duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor:
Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Kỹ thuật tiêm truyền với tốc độ thay đổi
được ưa dùng hơn kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cách quãng. Ða số người bệnh cần được
141
tiêm truyền 25 đến 75 microgam/kg/phút (1,5 đến 4,5 mg/kg/giờ) hoặc tiêm tĩnh mạch
với các liều gia tăng 10 mg hoặc 20 mg.
Người cao tuổi hoặc suy yếu hoặc phẫu thuật thần kinh: Ða số người bệnh cần
80% liều thường dùng cho người lớn. Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh.
 Gây và duy trì an thần ở đơn vị điều trị tích cực cho người bệnh được đặt ống
nội khí quản, thông khí bằng máy:
Người lớn: Vì những tác dụng còn lại của lần gây mê trước hoặc của thuốc an
thần, ở phần lớn người bệnh, liều tiêm truyền đầu tiên là 5 microgam/kg/phút (0,3
mg/kg/giờ) trong ít nhất 5 phút.
Tiếp theo đó có thể tiêm truyền những lượng gia tăng từ 5 đến 10
microgam/kg/phút (0,3 đến 0,6 mg/kg/giờ) trong 5 đến 10 phút cho tới khi đạt được
mức độ an thần mong muốn. Có thể cần dùng lượng gia tăng để duy trì từ 5 đến 50
microgam/kg/phút (từ 0,3 đến 3 mg/kg/giờ) hoặc cao hơn. Phải đánh giá mức độ an
thần và chức năng hệ thần kinh trung ương hàng ngày trong thời kỳ duy trì để xác định
liều tối thiểu nhũ dịch tiêm propofol cần thiết.
Nếu thời gian gây an thần vượt quá 3 ngày, nồng độ lipid phải được giám sát
theo dõi.
5. Thuốc Procain.
A, Qui cách đóng gói

B, Cách dùng, liều lượng


Khi gây tê bằng procain cần phải sẵn các dụng cụ hồi sức, oxygen cũng như các
thuốc cấp cứu khác. Liều dùng ở đây là liều trung bình cho một người nói chung, do
vậy cần phải hiệu chỉnh liều theo sự dung nạp của từng cá thể, diện tích vùng gây tê,
phân bố mạch máu vùng gây tê và kỹ thuật gây tê.
Gây tê tủy sống: khi gây tê tủy sống cần pha loãng procain 10% với nước muối
sinh lí hoặc dung dịch glucose hoặc nước cất hoặc nước não tủy. Tùy thuộc vị trí gây
tê tủy sống mà tỉ lệ procain/dung dịch pha loãng thay đổi từ 1/1 đến 2/1. Tốc độ tiêm:
1ml trong 5 giây.
Gây tê tiêm thấm: Trường hợp dùng procain hydroclorid dung dịch 0,25 hoặc
0,5% để gây tê kiểu tiêm thấm có thể dùng liều 350 – 600mg.
Phong bế thần kinh: để phong bế thần kinh ngoại vi, liều thường dùng là 500mg
procain hydroclorid với dung dịch 0,5% (100ml), 1% (50ml) hoặc 2% (25ml). Có thể
dùng liều tối đa 1000mg. Để kéo dài tác dụng của procain trong những trường hợp gây
tê tiêm thấm hoặc bế thần kinh ngoại vi có thể pha trộn adrenalin và dung dịch procain
để cho nồng độ cuối cùng của adrenalin là 1/200000 hoặc 1/100.000.

142
6. Thuốc Lidocain.
A, Qui cách đóng gói

Hàm lượng và liều lượng được tính theo lidocain hydroclorid. Thuốc tiêm:
0.5% (50 ml); 1% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 1,5% (20 ml); 2% (2 ml, 5
ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 4% (5 ml); 10% (3 ml, 5 ml, 10 ml); 20% (10 ml, 20
ml).
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong glucose 5%: 0,2% (500 ml); 0,4% (250
ml, 500 ml, 1000 ml); 0,8% (250 ml, 500 ml):
Dung dịch 4% (25 ml, 50 ml), dung dịch 5% (20 ml) để pha với dung dịch
glucose 5% thành 250, 500, 1000 ml dịch tiêm truyền tĩnh mạch lidocain hydroclorid
0,2%, 0,4%, 0,8%, 1%.
Thuốc dùng ngoài: Gel: 2% (30 ml); 2,5% (15 ml). Thuốc mỡ: 2,5%, 5% (35
g). Dung dịch: 2% (15 ml, 240 ml); 4% (50 ml). Kem: 2% (56 g).
B, Cách dùng, liều lượng
Thiết bị hồi sức, oxy và những thuốc để cấp cứu phải sẵn sàng để có ngay, nếu
cần. Khi dùng thuốc tê để khám nghiệm hoặc thực hiện kỹ thuật với dụng cụ, liều
khuyến cáo là để dùng cho một người trung bình; cần hiệu chỉnh liều theo từng cá
nhân, dựa trên tuổi, kích thước và tình trạng cơ thể, và dự đoán tốc độ hấp thu toàn
thân từ chỗ tiêm.
- Gây tê tại chỗ niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường
niệu - sinh dục: Bôi trực tiếp dung dịch lidocain hydroclorid (2% - 10%). Liều tối đa
an toàn để gây tê tại chỗ cho người lớn cân nặng 70 kg là 500 mg lidocain.
- Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp vào mô thuốc tiêm lidocain hydroclorid (0,5%
- 1%); khi không pha thêm adrenalin: Liều lidocain tới 4,5 mg/kg; khi có pha thêm
adrenalin: có thể tăng liều này thêm một phần ba (7 mg/kg).
- Gây tê phong bế vùng: Tiêm dưới da dung dịch lidocain hydroclorid với cùng
nồng độ và liều lượng như gây tê từng lớp.
- Gây tê phong bế thần kinh: Tiêm dung dịch lidocain vào hoặc gần dây thần
kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi có tác dụng gây tê rộng hơn so với những kỹ
thuật nêu trên. Ðể phong bế trong 2 - 4 giờ, có thể dùng lidocain (1% - 1,5%) với liều
khuyến cáo ở trên (xem gây tê từng lớp).
- Ðiều trị cấp tính loạn nhịp thất: Ðể tránh sự mất tác dụng có liên quan với
phân bố, dùng chế độ liều nạp 3 - 4 mg/kg trong 20 - 30 phút, ví dụ, dùng liều ban đầu
100 mg, tiếp theo cho liều 50 mg, cứ 8 phút một lần cho 3 lần; sau đó, có thể duy trì
nồng độ ổn định trong huyết tương bằng tiêm truyền 1 - 4 mg/phút, để thay thế thuốc
bị loại trừ do chuyển hóa ở gan. Thời gian đạt nồng độ lidocain ở trạng thái ổn định là
8 - 10 giờ.

143
7. Thuốc Phenobarbital.
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 15 mg, 50 mg, 100 mg; dung dịch tiêm 200 mg/1 ml; dung dịch uống
15 mg/5 ml; viên đạn
B, Cách dùng, liều lượng
Cách dùng
- Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch
chậm. Ðường tiêm dưới da gây kích ứng mô tại chỗ, không được khuyến cáo. Tiêm
tĩnh mạch được dành cho điều trị cấp cứu các trạng thái co giật cấp, tuy vậy tác dụng
của thuốc cũng bị hạn chế trong các trường hợp này (thuốc được lựa chọn trong trạng
thái động kinh là diazepam hoặc lorazepam). Khi tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải
nằm bệnh viện và được theo dõi chặt chẽ. Thuốc phải tiêm chậm vào tĩnh mạch, tốc độ
không quá 60 mg/phút.
- Ðể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, 120 mg bột natri phenobarbital khan được hòa
tan trong 1 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Ðể tiêm tĩnh mạch, 120 mg bột natri
phenobarbital khan cần được hòa tan trong 3 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn.
Nếu đã dùng dài ngày, phải giảm liều phenobarbital dần dần để tránh các triệu
chứng cai thuốc khi người bệnh đã nghiện. Khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật
khác, phải giảm liều phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu
dùng thuốc thay thế với liều thấp.
 Liều lượng
Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh. Nồng độ phenobarbital huyết tương 10
microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở đa số người bệnh.
Nồng độ phenobarbital huyết tương lớn hơn 50 microgam/ml có thể gây hôn mê và
nồng độ vượt quá 80 microgam/ml có khả năng gây tử vong. Tổng liều dùng hàng
ngày không được vượt quá 600 mg.
- Ðường uống (tính theo phenobarbital base):
Liều thông thường người lớn:
Chống co giật: 60 - 250 mg mỗi ngày, uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ.
An thần: Ban ngày 30 - 120 mg, chia làm 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Gây ngủ: 100 - 320 mg, uống lúc đi ngủ. Không được dùng quá 2 tuần điều trị
mất ngủ.
Chống tăng bilirubin huyết: 30 - 60 mg, 3 lần mỗi ngày.
Liều thông thường trẻ em:
Chống co giật: 1 - 6 mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia nhỏ liều.
An thần: Ban ngày 2 mg/kg, 3 lần mỗi ngày.
Trước khi phẫu thuật: 1 - 3 mg/kg.

144
Chống tăng bilirubin - huyết: Sơ sinh: 5 - 10 mg/kg/ngày, trong vài ngày đầu
khi mới sinh.
Trẻ em tới 12 tuổi: 1 - 4 mg/kg, 3 lần mỗi ngày.
- Ðường tiêm: (tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch).
Liều thông thường người lớn:
Chống co giật: 100 - 320 mg, lặp lại nếu cần cho tới tổng liều 600 mg/24 giờ
Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch 10 - 20 mg/kg, lặp lại nếu cần.
An thần: Ban ngày, 30 - 120 mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
Trước khi phẫu thuật: 130 - 200 mg, 60 đến 90 phút trước khi phẫu thuật.
Gây ngủ: 100 - 325 mg.
Liều thông thường trẻ em:
Chống co giật: Liều ban đầu: 10 - 20 mg/kg, tiêm 1 lần (liều tấn công hoặc liều
nạp).
Liều duy trì: 1 - 6 mg/kg/ngày.
Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch chậm (10 - 15 phút) 15 - 20 mg/kg.
An thần: 1 - 3 mg/kg, 60 - 90 phút trước khi phẫu thuật.
Chống tăng bilirubin huyết: 5 - 10 mg/kg/ngày, trong vài ngày đầu sau khi sinh.
Ghi chú: Người bệnh cao tuổi và suy nhược có thể bị kích thích, lú lẫn hoặc trầm cảm
với liều thông thường. Ở những người bệnh này có thể phải giảm liều.
8. Thuốc Diazepam.
A, Qui cách đóng gói

- Thuốc uống: Dạng cồn thuốc 2 mg/5 ml, dạng siro hoặc dung dịch sorbitol;
dung dịch uống 5 mg/5 ml, dung dịch uống đậm đặc 5 mg/1 ml; viên nén: 2 mg, 5 mg,
10 mg; viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg.
- Thuốc tiêm: Ống tiêm 10 mg/2 ml, lọ 50 mg/10 ml.
- Thuốc trực tràng: Viên đạn 5 mg, 10 mg; dạng ống thụt hậu môn 5 mg, 10 mg
B, Cách dùng, liều lượng
Khi điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên dùng liều thấp
nhất. Ðể tránh nghiện thuốc (không nên dùng quá 15 - 20 ngày).
 Viên nén
Người lớn: Ðiều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 - 5 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Tuy
nhiên trong trường hợp lo âu nặng, kích động có thể phải dùng liều cao hơn nhiều (cơn
hoảng loạn lo âu nên ưu tiên điều trị bằng thuốc chống trầm cảm tác dụng lên hệ
serotonin). Trường hợp có kèm theo mất ngủ: 2 - 10 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ.
Người già và người bệnh yếu ít khi dùng quá 2 mg.
 Ðạn trực tràng
Người lớn: 5 - 10 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày.
145
Người cao tuổi và người bệnh yếu: 5 mg/ngày.
Trẻ em 3 - 14 tuổi: 1/2 - 1 đạn 5 mg, dùng 1 - 2 lần/ngày.
 Dạng dung dịch
Trẻ em: 1 - 3 tuổi: 0,4 - 1 mg/lần, 3 lần/ngày.
Trên 3 tuổi: 1 - 2 mg/lần, 3 lần/ngày.
Người lớn: 2 - 6 mg/lần, 3 lần/ngày.
Người cao tuổi và người yếu: 2 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày.
 Thuốc tiêm
Người lớn: Ðiều trị lo âu nặng và co thắt cơ cấp tính 10mg tiêm tĩnh mạch hoặc
tiêm bắp, nhắc lại sau 4 giờ nếu cần thiết.
Bệnh uốn ván: 100 - 300 microgam/kg thể trọng, có thể tiêm tĩnh mạch và dùng
nhắc lại sau 1 - 4 giờ; hoặc bằng cách tiêm truyền liên tục với liều 3 - 10 mg/kg thể
trọng trong 24 giờ, có thể dùng liều tương tự bằng dùng ống thông mũi - tá tràng.
Ðộng kinh liên tục: 150 - 250 microgam/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
và nhắc lại sau 30 - 60 phút nếu cần.
Trẻ em: Liều tối đa là 200 microgam/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh
mạch.
Người cao tuổi: Không nên vượt quá 1/2 liều người lớn.
 Ống thụt hậu môn
Trẻ em dưới 10 kg: Không dùng; từ 10 - 15 kg: 1 ống 5 mg; trên 15 kg: 1
ống 10 mg.
Người lớn: 0,5 mg/kg (2 ống 10 mg).
Người cao tuổi và người yếu: Không nên dùng quá 1/2 liều người lớn.
 Thuốc tiền mê: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 kg: 10 mg
diazepam.
Người cao tuổi và trẻ em dưới 12 kg: 5 mg diazepam.
9. Thuốc Morphin.
A, Qui cách đóng gói

- Viên nén (giải phóng nhanh hoặc giải phóng chậm) 5 mg, 10 mg, 30 mg, 60
mg, 100 mg, 200 mg dưới dạng muối sulfat.
- Nang (giải phóng chậm) 10 mg, 30 mg, 60 mg, 100 mg, 200 mg, thường dùng
dưới dạng muối sulfat.
- Ống tiêm 10 mg/1 ml; 20 mg/2 ml, dưới dạng muối hydroclorid hoặc muối
sulfat.
- Ống tiêm 2 mg/1 ml; 4 mg/1ml và 10 mg/1 ml, dưới dạng muối hydroclorid
hoặc muối sulfat, không có chất bảo quản để tiêm ngoài màng cứng.
B, Cách dùng, liều lượng
 Thuốc uống
Nang hoặc viên nén, nên nuốt không nhai.
146
Liều uống trung bình là 1 nang hoặc 1 viên nén 10 mg. Morphin giải phóng
nhanh có thể dùng ngày 4 lần, nhưng loại giải phóng chậm dùng ngày 2 lần, cứ 12 giờ
một lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau. Nếu đau nhiều hoặc đã quen thuốc, liều có
thể tăng 30, 60, 100 mg hoặc phối hợp morphin với thuốc khác để được kết quả mong
muốn.
Ðối với người bệnh đã tiêm morphin, liều uống phải đủ cao để bù cho tác dụng
giảm đau bị giảm đi khi uống. Liều có thể tăng 50 - 100%. Cần thay đổi liều theo từng
người bệnh, do có khác nhau lớn giữa các cá thể.
 Thuốc tiêm
Liều tiêm dưới da hoặc bắp thường dùng cho người lớn là 10 mg, cứ 4 giờ 1
lần, nhưng có thể thay đổi từ 5 - 20 mg.
Tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu 10 - 15 mg, tiêm tĩnh mạch chậm. Truyền tĩnh
mạch liên tục tùy theo trạng thái người bệnh, thông thường 60 - 80 mg/24 giờ.
Tiêm ngoài màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) để giảm đau
vùng rễ lưng và đám rối thần kinh ngoài màng cứng. Ðặc biệt hay dùng trong phẫu
thuật và trong sản khoa (đau sau phẫu thuật và đau sau chấn thương).
Ðau cấp tính và đau mạn tính: 0,05 - 0,10 mg/kg (2 - 4 mg cho đến 5 mg). Nếu
cần, có thể dùng lặp lại liều 2 - 4 mg khi tác dụng giảm đau của liều đầu tiên không
còn. Thường sau 6 - 24 giờ.
Morphin tiêm ngoài màng cứng 10 mg/ml chỉ dùng cho người ung thư đã điều
trị kéo dài nên quen thuốc.
Tiêm trong màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) chỉ để giảm
đau trực tiếp trên trung ương (tác dụng trực tiếp trên não và tủy).
Ðau cấp tính: 0,02 - 0,03 mg/kg/ngày.
Ðau mạn tính: 0,015 - 0,15 mg/kg/ngày. Liều có thể gấp 10 lần tùy theo tình
trạng người bệnh.
Trẻ em trên 30 tháng tuổi: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: 0,1 - 0,2 mg/kg/1 liều.
Tối đa 15 mg; có thể tiêm lặp lại cách nhau 4 giờ. Tiêm tĩnh mạch: Liều bằng 1/2 liều
tiêm bắp.
Người cao tuổi: Giảm liều khởi đầu.
10. Thuốc Codein
A, Qui cách đóng gói

- Viên nén: 15 mg, 30 mg, 60 mg.


- Ống tiêm: 15; 30; 60 mg/ml, 600 mg, 1200 mg/20 ml.
- Siro: 25 mg/ml.
- Thuốc nước: 3 mg, 15 mg/5 ml.
- Dung dịch uống: Codein phosphat 5 mg, dicyclomin hydroclorid 2,5 mg, kali
clorid 40 mg, natri clorid 50 mg, natri citrat 50 mg/5 ml.
- Dịch treo: Codein phosphat 5 mg, kaolin nhẹ 1,5 g/ml.

147
B, Cách dùng, liều lượng
 Ðau nhẹ và vừa.
- Uống: Mỗi lần 30 mg cách 4 giờ nếu cần thiết; liều thông thường dao động từ
15 - 60 mg, tối đa là 240 mg/ngày. Trẻ em 1 - 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia thành liều
nhỏ (6 liều).
- Tiêm bắp: Mỗi lần 30 - 60 mg cách 4 giờ nếu cần thiết.
 Ho khan: 10 - 20 mg 1 lần, 3 - 4 lần trong ngày (dùng dạng thuốc nước 15
mg/5 ml), không vượt quá 120 mg/ngày. Trẻ em 1 - 5 tuổi dùng mỗi lần 3 mg, 3 - 4
lần/ngày (dùng dạng thuốc nước 5 mg/5 ml), không vượt quá 12 mg/ngày; 5 - 12 tuổi
dùng mỗi lần 5 - 10 mg, 3 - 4 lần trong ngày, không vượt quá 60 mg/ngày.
11. Thuốc Naloxon
A, Qui cách đóng gói

Ngoài đường tiêu hóa: Thuốc tiêm chứa naloxon hydroclorid: 0,02 mg/ml; 0,4
mg/ml; 1 mg/ml
B, Cách dùng, liều lượng
Naloxon hydroclorid có thể tiêm tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp, hoặc truyền tĩnh
mạch. Nên dùng đường tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu. Trong trường hợp cấp
cứu, khi không dùng được đường tĩnh mạch, một số ít chứng cứ gợi ý có thể dùng
thuốc có hiệu quả qua ống nội khí quản.
Thuốc tiêm naloxon hydroclorid có ở thị trường chứa 0,02 mg/ml được dùng để
điều trị ngạt ở trẻ sơ sinh; thuốc tiêm 0,4 mg và 1 mg/ml dùng cho người lớn.
Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục naloxon hydroclorid có thể là biện pháp thích
hợp nhất đối với người bệnh cần dùng các liều cao hơn, vẫn tái diễn ức chế hô hấp
hoặc ức chế hệ thần kinh sau khi đã điều trị có kết quả bằng các liều nhắc lại, và/ hoặc
ở những người mà tác dụng kéo dài của opiat đang được đối kháng. Ðể tiêm truyền
tĩnh mạch liên tục, có thể pha loãng 2mg naloxon hydroclorid trong 500 ml dung dịch
tiêm natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% để tạo thành dung dịch chứa 0,004 mg/ml (4
microgam/ml). Trước khi dùng, phải kiểm tra kỹ dung dịch naloxon hydroclorid tiêm
tĩnh mạch xem có chất lạ hoặc biến màu. Chỉ dùng dung dịch thuốc đã pha loãng trong
vòng 24 giờ; thuốc đã pha loãng sau 24 giờ phải loại bỏ.
 Ức chế hô hấp do opiat gây nên
Khi dùng naloxon hydroclorid để làm mất một phần tác dụng ức chế do opiat
dùng trong khi phẫu thuật, liều tiêm tĩnh mạch ban đầu thường là 0,1 - 0,2 mg/kg cho
người lớn, hoặc 0,005 - 0,01 mg/kg cho trẻ em, cách 2 đến 3 phút lại tiêm một liều,
cho tới khi đạt được đáp ứng mong muốn. Có thể cần những liều bổ sung cách nhau 1
đến 2 giờ, tùy theo đáp ứng của người bệnh và tùy theo liều lượng và thời gian tác
dụng của opiat đã dùng. Một số thầy thuốc lâm sàng khuyên dùng phác đồ cho người
lớn là tiêm tĩnh mạch 0,005 mg/kg và nhắc lại sau 15 phút nếu cần. Một cách dùng
khác là 15 phút sau liều tiêm tĩnh mạch ban đầu, tiêm bắp liều 0,01 mg/kg. Liều
148
naloxon tiêm bắp bổ sung có tác dụng dài hơn liều tiêm tĩnh mạch nhắc lại. Cũng dùng
cách tiêm truyền tĩnh mạch liên tục naloxon với liều 0,0037 mg/kg trong mỗi giờ ở
người lớn để hủy tác dụng ức chế hô hấp do opiat gây ra sau mổ.
 Ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh do opiat:
Khi dùng để điều trị ngạt do opiat ở trẻ sơ sinh, liều naloxon hydroclorid ban
đầu thường dùng là 0,01 mg/kg, tiêm vào tĩnh mạch rốn trẻ sơ sinh, cách 2 đến 3 phút
lại tiêm một liều cho tới khi đạt được đáp ứng mong muốn. Có thể cần các liều bổ
sung cách nhau từ 1 đến 2 giờ tùy theo đáp ứng của trẻ sơ sinh và tùy theo liều lượng
và thời gian tác dụng của opiat dùng cho người mẹ. Khi không thể dùng đường tĩnh
mạch, có thể tiêm bắp hoặc dưới da.
Quá liều opiat (đã biết hoặc nghi ngờ)
Ðể điều trị quá liều opiat đã biết hoặc để hỗ trợ chẩn đoán khi nghi ngờ quá liều
opiat, liều naloxon hydroclorid ban đầu thường dùng đối với người lớn là 0,4 - 2 mg,
tiêm tĩnh mạch; cứ cách 2 đến 3 phút lại tiêm tiếp một liều nếu cần; nếu không thấy
đáp ứng sau khi cho tổng liều 10 mg, thì trạng thái ức chế có thể là do một thuốc hoặc
một quá trình bệnh lý không đáp ứng với naloxon. Trẻ em có thể dùng một liều ban
đầu tiêm tĩnh mạch là 0,01 mg/kg; nếu liều này không gây mức độ đáp ứng mong
muốn, có thể cho một liều tiếp sau là 0,1 mg/kg. Một cách khác, đối với trẻ sơ sinh và
trẻ em tới 5 tuổi, dùng liều ban đầu 0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch, tiêm nhắc lại cứ 2 - 3
phút một lần, khi cần thiết; ở 5 tuổi, có thể dùng liều tối thiểu 2 mg tiêm tĩnh mạch và
tiêm nhắc lại khi cần thiết. Khi không thể dùng đường tĩnh mạch ở người lớn hoặc trẻ
em, có thể tiêm bắp hoặc dưới da.
Vì thời gian tác dụng của opiat thường dài hơn so với naloxon, tác dụng ức chế
của opiat có thể trở lại khi tác dụng của naloxon giảm, nên có thể cần dùng các liều
naloxon bổ sung (hoặc cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục). Phải theo dõi chặt chẽ
người bệnh trong một ngày hoặc lâu hơn, không kể đến mức độ cải thiện bề ngoài.
Phác đồ liều lượng naloxon tiêm truyền tĩnh mạch liên tục chưa được xác định tốt và
phải dò tốc độ tiêm truyền tùy theo đáp ứng của người bệnh. Ở người lớn, một số thầy
thuốc lâm sàng khuyên dùng một liều nạp tiêm tĩnh mạch ban đầu là 0,4 mg, tiếp sau
là tiêm truyền liên tục với tốc độ ban đầu là 0,4 mg/giờ. Một cách khác, các thầy thuốc
lâm sàng đã khuyên dùng một liều nạp tiêm tĩnh mạch là 0,005 mg/kg, tiếp sau là tiêm
truyền liên tục 0,0025 mg/kg mỗi giờ.
Trẻ em có thể cần tốc độ tiêm truyền tính theo mg/kg/giờ lớn hơn so với người
lớn. Trong nhiều báo cáo, tốc độ tiêm truyền ở trẻ em xê dịch trong khoảng 0,024 -
0,16 mg/kg mỗi giờ. Một số thầy thuốc lâm sàng khuyên dùng tốc độ tiêm truyền ban
đầu cho trẻ em là 0,4 mg/giờ.
12. Thuốc Niketamid
A, Qui cách đóng gói

149
B, Cách dùng, liều lượng
Tiêm bắp thịt, tĩnh mạch hoặc dưới da
- Người lớn: 1-2 ống/lần. Có thể đến 8 ống tuỳ trường hợp.
- Trẻ em: 25mg/kg thể trọng 1 lần.
13. Thuốc Strychnin
A, Qui cách đóng gói

B, Cách dùng, liều lượng


Tiêm bắp theo chỉ dẫn của thầy thuốc
- Liều khuyến cáo đối với người lớn: 01 ống x 2 lần/ngày
- Trong bệnh tê liệt dây thần kinh, phải tiêm với liều tăng dần. Bắt đầu với liều
2 mg/ngày, mỗi ngày tăng thêm 1 mg, dần dần có thể lên tới 5 mg/ngày, rồi rút xuống
2 mg mỗi ngày đến liều ban đầu.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng
- Liều tối đa đối với: Người lớn: 2 mg/lần; 5 mg/ngày
Trẻ 2 tuổi: 0,25 mg/lần; 0,5 mg/ngày
Trẻ 3 – 4 tuổi: 0,3 mg/lần; 0,6 mg/ngày
Trẻ 5 – 6 tuổi: 0,5 mg/lần; 1 mg/ngày
Trẻ 7 – 9 tuổi: 6,0 – 0,7 mg/lần; 1,2 – 1,5 mg/ngày
Trẻ 10 – 14 tuổi: 0,75 – 1 mg/lần; 1,5 – 2 mg/ngày
14. Thuốc Phenytoin
A, Qui cách đóng gói

150
Viên nén 50 mg, 100 mg phenytoin; nang tác dụng kéo dài và nang tác dụng
nhanh chứa 30 mg, 100 mg phenytoin; dịch treo (hỗn dịch): 30 mg/5 ml và 125 mg/5
ml; thuốc tiêm 50 mg phenytoin natri (50 mg/ml).
B, Cách dùng, liều lượng
Liều phenytoin phải được điều chỉnh theo nhu cầu từng người bệnh để khống
chế cơn động kinh, nên cần giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương (10 - 20
microgam/ml).
Các tên thương mại khác nhau của phenytoin cũng như các dạng bào chế khác
nhau của cùng một nhà sản xuất cũng có sinh khả dụng và tốc độ hòa tan khác nhau,
do đó người bệnh cần tiếp tục dùng Loại thuốc đã dùng ban đầu để ổn định bệnh, và
nếu cần thay thuốc khác thì cần thiết phải ổn định lại.
Ðể giảm bớt kích ứng dạ dày, phenytoin phải uống cùng hoặc sau bữa ăn.
Nếu người bệnh đang dùng thuốc chống động kinh khác, mà chuyển sang
phenytoin thì phải thực hiện dần dần, liều dùng có thể chồng lên nhau.
Khi tiêm tĩnh mạch, phải chọn một tĩnh mạch lớn, dùng kim to hoặc một ống
thông tĩnh mạch để tiêm với tốc độ không được vượt quá 50 mg/phút. Tiêm nhanh có
thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương, do thuốc tiêm
có chất propylen glycol.
Không khuyến khích tiêm bắp vì hấp thu chậm và kích ứng tại chỗ.
Lắc hỗn dịch trước khi dùng. Chú ý khi sử dụng nang thuốc tác dụng kéo dài
hoặc nang tác dụng nhanh. Chỉ nang thuốc tác dụng kéo dài mới được sử dụng 1
lần/ngày. Không nên dùng nang thuốc tác dụng nhanh 1 lần/ngày.
 Thuốc uống
Người lớn và thiếu niên: Liều ban đầu là: 100 - 125 mg/lần, 3 lần/ngày. Cần
điều chỉnh liều theo khoảng cách 7 - 10 ngày. Liều duy trì: 300 - 400 mg/ngày.
Trẻ em: Liều ban đầu là 5 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần. Ðiều chỉnh liều khi cần, nhưng
không được vượt 300 mg/ngày. Liều duy trì: 4 - 8 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần.
 Thuốc tiêm:
Ðể điều trị trạng thái động kinh, thường bắt đầu tiêm tĩnh mạch benzodiazepin
(như diazepam), tiếp theo là tiêm tĩnh mạch phenytoin.
- Người lớn và thiếu niên: 15 - 20 mg/kg, tiêm tĩnh mạch trực tiếp, tốc độ không
vượt quá 50 mg/phút. Liều duy trì: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 100 mg/lần, 6 - 8 giờ/lần,
tốc độ không vượt quá 50 mg/phút.
- Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 15 - 20 mg/kg, tốc độ không vượt quá 50
mg/phút (tốc độ 1 - 3 mg/kg thể trọng/phút).
- Người cao tuổi, bệnh nặng hoặc người suy gan cần phải giảm liều bởi có sự
chuyển hóa chậm của phenytoin hoặc giảm liên kết với protein huyết tương. Ðối với
người béo phì, toàn bộ liều phải được tính toán dựa trên trọng lượng lý tưởng cộng với
1,33 lần phần vượt quá cân nặng lý tưởng, bởi vì phenytoin được phân bố nhiều trong
mỡ.

151
15. Thuốc Carbamazepin
A, Qui cách đóng gói

Viên nén: 200 mg. Viên nhai: 100 mg; 200 mg. Viên giải phóng chậm: 100 mg; 200
mg; 400 mg. Hỗn dịch uống: 100 mg/5 ml.
Ðạn trực tràng 125 mg, 250 mg
B, Cách dùng, liều lượng
 Ðiều trị động kinh:
Nên ưu tiên dùng một thuốc nhưng cũng có thể cần phải phối hợp. Phải bắt đầu cho
carbamazepin với liều thấp và khi tăng hoặc giảm liều phải tiến hành dần dần từng
bước. Khi bổ sung carbamazepin vào chế độ trị liệu chống co giật, thì nên thêm dần
dần carbamazepin trong khi đó phải duy trì hoặc giảm dần các thuốc chống co giật kia,
trừ phenytoin có thể phải tăng liều. Khi ngừng dùng carbamazepin, phải giảm liều từ
từ để tránh tăng cơn động kinh hoặc tình trạng động kinh liên tục
Phenytoin ít hiệu quả hơn carbamazepin nhưng lại là thuốc được chọn dùng nếu người
bệnh bị dị ứng với carbamazepin
Với người mang thai chỉ nên dùng carbamazepin đơn trị liệu với liều thấp nhất
có thể được
Liều cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Bắt đầu uống 100 - 200 mg, 1 hoặc 2 lần/ngày và cứ một tuần lại tăng thêm 200
mg cho đến khi đạt được đáp ứng tối đa. Liều dùng không được quá 1.000 mg/ngày
cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi và 1200 mg cho người bệnh trên 15 tuổi. Những liều tới
1600 mg/ngày cho người lớn cũng đã được dùng trong một vài trường hợp cá biệt.
Liều duy trì: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả, thường từ 800 - 1200 mg/ngày
Liều cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:
Bắt đầu 200 mg/ngày chia làm 2 - 4 lần/ngày và cứ sau một tuần lại tăng thêm
100 mg
Liều dùng không được quá 1.000 mg/ngày. Liều duy trì điều chỉnh đến liều
thấp nhất có hiệu quả, thường là: 400 - 800 mg/ngày
Liều cho trẻ em dưới 6 tuổi:
Bắt đầu 10 - 20 mg/kg/ngày, chia thành 2 hoặc 3 liều và cứ tăng liều dần sau
mỗi tuần cho tới khi đạt được đáp ứng lâm sàng tối đa. Liều duy trì điều chỉnh đến liều
thấp nhất có hiệu quả, thường là 15 - 35 mg/kg/ngày
Còn có thể dùng carbamazepin theo đường trực tràng với liều tối đa là 250
mg/lần, cách 6 giờ/1 lần, cho người bệnh tạm thời không thể dùng đường uống. Nên
tăng liều thêm 25%, khi chuyển từ dạng uống sang dạng đưa thuốc vào trực tràng và
không nên dùng đường này quá 7 ngày
 Ðiều trị đau do thần kinh và do trung ương:
Nên dùng thuốc ở liều thấp và tăng dần. Uống 100 mg, hai lần/ngày, cứ cách 3 ngày
lại tăng một lần cho tới liều tối đa là 400 mg, hai lần/ngày
 Ðiều trị viêm dây thần kinh tam thoa:

152
Uống 100 mg, hai lần/ngày. Liều tăng từ từ để tránh buồn ngủ. Có thể dùng liều 400
mg, hai lần/ngày, cho một số người bệnh. Khi đã giảm đau được một số tuần, thì giảm
dần liều
Liều ở người cao tuổi: Ðộ thanh thải carbamazepin bị giảm ở một số người cao tuổi,
do đó liều duy trì có thể cần phải thấp hơn
16. Thuốc Clorpromazin
A, Qui cách đóng gói

- Viên nén: 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 200 mg.


- Viên nang giải phóng thuốc kéo dài: 30 mg, 75 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg.
- Dung dịch uống: 30 mg/ml; 40 mg/ml; 100 mg/ml.
- Sirô: 10 mg/5 ml, 25 mg/5 ml, 100 mg/5 ml.
- Ống tiêm: 25 mg/1 ml.
- Thuốc đạn: 25 mg, 100 mg.
B, Cách dùng, liều lượng
Liều lượng thuốc thay đổi theo từng người bệnh và theo mục đích điều trị.
Clorpromazin không được tiêm dưới da vì có thể gây hoại tử mô nặng.
- Tiêm bắp: Pha loãng dung dịch tiêm clorpromazin bằng dung dịch natri clorid
tiêm và/hoặc thêm 2% procain để phòng kích ứng nơi tiêm.
- Tiêm tĩnh mạch: Chỉ dùng khi bị nấc nặng, khi phẫu thuật hoặc trong bệnh
uốn ván. Trước khi tiêm cần pha loãng thuốc với dung dịch natri clorid tiêm.
Cần theo dõi chặt chẽ huyết áp để phòng và kịp xử lý hạ huyết áp khi dùng
dạng tiêm.
Liều và hàm lượng của các dạng thuốc tính theo clorpromazin base (không theo
dạng muối hydroclorid).
Với các chứng nấc khó chữa: Khi bắt đầu điều trị dùng dạng uống, nếu các triệu
chứng vẫn còn kéo dài 2 hoặc 3 ngày, thì dùng dạng tiêm bắp, nếu vẫn còn nấc thì
truyền tĩnh mạch chậm.
 Ðiều trị các bệnh loạn tâm thần
Người lớn: Uống: 10 - 25 mg/lần, 2 - 4 lần/ngày. Với viên nang giải phóng
chậm: 30 - 300 mg, 1 - 3 lần/ngày.
Tiêm bắp khi có những rối loạn nặng: Bắt đầu 25 - 50 mg; có thể tiêm nhắc lại
trong 1 giờ và sau đó cách 3 đến 12 giờ một lần; có thể tăng liều, nếu cần.
Liều tối đa: 1 g/ngày (đôi khi có thể tăng dần tới 2 g/ngày hoặc hơn trong thời
gian ngắn).
Trẻ em: Từ 6 tháng tuổi trở lên: 0,55 mg/kg thể trọng/lần, uống cách 4 - 6
giờ/lần hoặc tiêm bắp cách6 - 8 giờ/lần.
 Ðiều trị buồn nôn, nôn
Người lớn: Uống 10 - 25 mg/lần ; cách 4 giờ một lần nếu cần.
Tiêm bắp: Ðầu tiên 25 mg; sau đó có thể tiêm từ 25 mg tới 50 mg, cách 3 - 4
giờ một lần nếu cần.
153
Ðặt trực tràng: 50 - 100 mg/lần; cách 6 - 8giờ một lần nếu cần.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Liều chưa được xác định.
Trẻ em: Từ 6 tháng tuổi trở lên: thường dùng 0,55 mg/kg thể trọng, uống 4 - 6
giờ/lần hoặc tiêm bắp:6 - 8 giờ/lần, hoặc đặt trực tràng: 1 mg/kg thể trọng, 6 - 8
giờ/lần.
 An thần trước phẫu thuật
Người lớn: Uống: 25 - 50 mg, 2 - 3 giờ trước phẫu thuật. Tiêm bắp: 12,5 - 25
mg, 1 - 2 giờ trước phẫu thuật.
Trẻ em: Từ 6 tháng tuổi trở lên: 0,55 mg/kg thể trọng, uống trước khi mổ 2 - 3
giờ, hoặc tiêm bắp trước khi mổ 1 - 2 giờ.
 Ðiều trị nấc
Người lớn: Uống hoặc tiêm bắp 25 - 50 mg/lần, 3 hoặc 4 lần/ngày.
Tiêm truyền tĩnh mạch: 25 - 50 mg, pha loãng trong 500 đến 1000 ml dung dịch
tiêm natri clorid và truyền chậm với tốc độ 1 ml/phút. Theo dõi huyết áp sát sao.
Trẻ em: Liều chưa được xác định.
 Ðiều trị rối loạn chuyển hóa porphyrin
Người lớn: Uống 25 - 50 mg/lần; 3 hoặc 4 lần/ngày.
Tiêm bắp: 25 mg/lần; cách 6 hoặc 8 giờ một lần, cho tới khi người bệnh có thể
điều trị theo đường uống.
Trẻ em: Liều chưa được xác định.
 Ðiều trị uốn ván
Người lớn: Tiêm bắp: 25 - 50 mg/lần; 3 hoặc 4 lần/ngày. Liều có thể tăng lên
dần nếu cần.
Tiêm truyền tĩnh mạch: 25 - 50 mg pha loãng tới nồng độ ít nhất 1 mg/ml, bằng
dung dịch tiêm natri clorid và truyền với tốc độ 1 ml/phút.
Trẻ em: Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch: 0,55 mg/kg thể trọng; cách 6 - 8 giờ
một lần.
17. Thuốc Haloperidol
A, Qui cách đóng gói

Viên nén haloperidol 0,5 mg; 1 mg; 1,5 mg; 2 mg; 5 mg; 10 mg và 20 mg.
Ống tiêm 5 mg/ml (dung dịch 0,5%). Ống tiêm haloperidol decanoat 50 mg và
100 mg/ml (Tính theo base của muối haloperidol base). Ðây là dạng thuốc tác dụng
kéo dài.
Dung dịch uống haloperidol loại 0,05% (40 giọt = 1 mg), loại 0,2% (10 giọt = 1
mg).
B, Cách dùng, liều lượng

154
- Cách dùng: Haloperidol có thể uống, tiêm bắp. Haloperidol decanoat là thuốc
an thần tác dụng kéo dài, dùng tiêm bắp.
Nên uống haloperidol cùng thức ăn hoặc 1 cốc nước (240 ml) hoặc sữa nếu cần. Dung
dịch uống không được pha vào cafê hoặc nước chè, vì sẽ làm haloperidol kết tủa.
- Liều lượng: Liều lượng tùy theo từng người bệnh, bắt đầu từ liều thấp trong
phạm vi liều thường dùng. Sau khi có đáp ứng tốt (thường trong vòng 3 tuần), liều duy
trì thích hợp phải được xác định bằng giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả.
 Bệnh loạn thần và các rối loạn hành vi kết hợp.
Người lớn: Ban đầu 0,5 mg - 5 mg, 2 - 3 lần/24 giờ. Liều được điều chỉnh dần
khi cần và người bệnh chịu được thuốc. Trong loạn thần nặng hoặc người bệnh kháng
thuốc, liều có thể tới 60 mg một ngày, thậm chí 100 mg/ngày. Liều giới hạn thông
thường cho người lớn: 100 mg
Trẻ em:
Dưới 3 tuổi: Liều chưa được xác định.
3 - 12 tuổi (cân nặng 15 - 40 kg): Liều ban đầu 25 - 50 microgam/kg (0,025 -
0,05 mg/kg) mỗi ngày, chia làm 2 lần. Có thể tăng rất thận trọng, nếu cần. Liều tối đa
hàng ngày 10 mg (có thể tới 0,15 mg/kg).
Người cao tuổi: 500 microgam (0,5 mg) cho tới 2 mg, chia làm 2 - 3 lần/ngày.
Thuốc tiêm: Dùng trong loạn thần cấp: tiêm bắp ban đầu 2 - 5 mg. Nếu cần 1
giờ sau tiêm lại, hoặc 4 - 8 giờ sau tiêm lặp lại.
Ðể kiểm soát nhanh loạn thần cấp hoặc chứng sảng cấp, haloperidol có thể tiêm
tĩnh mạch, liều 0,5 - 50 mg với tốc độ 5 mg/phút, liều có thể lặp lại 30 phút sau nếu
cần.
Liều giới hạn thông thường tiêm bắp cho người lớn: 100 mg/ngày.
Liều tiêm thông thường cho trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả.
Khi người bệnh đã ổn định với liều uống haloperidol và cần điều trị lâu dài, có
thể tiêm bắp sâu haloperidol decanoat. Liều ban đầu, thông thường tương đương 10
đến 15 lần tổng liều uống hàng ngày, cho tới tối đa 100 mg. Các liều sau, thường cho
cách nhau 4 tuần, có thể tới 300 mg, tùy theo nhu cầu của người bệnh, cả hai liều và
khoảng cách dùng thuốc phải được điều chỉnh theo yêu cầu. Liều giới hạn kê đơn
thông thường cho người lớn: 300 mg (base) mỗi tháng.
Ðiều trị buồn nôn và nôn do các nguyên nhân: Liều thông thường: 1 - 2 mg
tiêm bắp, cách nhau khoảng 12 giờ
18. Thuốc Imipramin
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 10 mg, 25 mg; ống tiêm: 25 mg/2 ml; sirô: 25 mg/5ml
B, Cách dùng, liều lượng
Tùy theo từng người bệnh. Gợi ý về liều trong một số bệnh:
Liều cho người lớn:
155
Tiêm bắp: Trong giai đoạn đầu điều trị, nếu không thể uống được, tiêm bắp liều
ban đầu để điều trị trầm cảm cho tới 100 mg/ngày chia làm nhiều lần nhưng phải thay
thế bằng uống càng sớm càng tốt. Ðối với thiếu niên và người bệnh ngoại trú, cần
giảm liều.
Uống: Chứng sợ khoảng rộng, hiệu quả phụ thuộc vào liều; có thể tới 150
mg/ngày hoặc cao hơn.
Chứng ăn vô độ: 75 - 275 mg/ngày.
Trầm cảm: Người bệnh nội trú: Liều ban đầu thường là 100 mg/ngày chia làm
nhiều lần, nếu cần tăng dần lên tới 200 mg/ngày. Nếu sau 2 tuần không có kết quả thì
có thể tăng liều lên tới 250 - 300 mg/ngày.Người bệnh ngoại trú: Liều ban đầu thường
là 75 mg/ngày uống một lần hay chia làm nhiều lần; liều tối đa nên dùng là 150 - 200
mg/ngày. Liều duy trì hằng ngày (150 mg/ngày hoặc ít hơn) có thể uống một lần vào
lúc đi ngủ. Có thể dùng thuốc dài ngày để điều trị duy trì đối với người bệnh trầm cảm
mạn tính có đáp ứng với imipramin.
Ðái không tự chủ: Uống từ 10 đến 50 mg/ngày, liều phải được điều chỉnh theo
nhu cầu và khả năng dung nạp thuốc, tới liều tối đa 150 mg/ngày. Liều imipramin 75
mg/ngày có tác dụng trong điều trị đái không tự chủ do gắng sức ở phụ nữ như ho,
cười, cúi xuống hoặc nâng nhấc 1 vật. Imipramin 25 mg, ba lần một ngày được dùng
để điều trị đái không tự chủ ở phụ nữ do cơ vòng của bàng quang không ổn định.
Cơn hoảng sợ cấp có kèm chứng sợ khoảng rộng:2,25 mg/kg/ngày (khoảng 100
mg/ngày). Dùng liều cao hơn thì có kết quả hơn nhưng tỷ lệ phải bỏ thuốc cao do bị
tác dụng phụ.
Liều ở người cao tuổi
Nên giảm liều ở người cao tuổi vì người bệnh cao tuổi dùng thuốc chống trầm
cảm 3 vòng có tỷ lệ gia tăng các phản ứng loại lú lẫn và các triệu chứng thần kinh
trung ương khác. Với người cao tuổi, nên giảm một phần ba hay một nửa liều thuốc
chống trầm cảm 3 vòng. Tuổi tăng thì thời gian ổn định của nồng độ thuốc trong huyết
thanh của imipramin, desipramin và amitriptylin cũng tăng theo.
Trầm cảm: Liều ban đầu nên dùng là 30 - 40 mg/ngày; có thể dùng liều thấp
ban đầu 10 mg vào buổi tối; thường không cần thiết vượt quá 100 mg/ngày.
Ðái không tự chủ kèm theo cơ vòng bàng quang co thắt bất thường: Liều bắt
đầu là 25 mg uống vào lúc đi ngủ và tăng dần mỗi lần 25 mg cho đến khi người bệnh
đái tự chủ hoặc bị tác dụng phụ hay khi đã đạt đến liều 150 mg/ngày.
Liều cho trẻ em
Suy giảm chú ý: Liều dùng từ 25 đến 100 mg/ngày; liều thường thấp hơn liều
dùng điều trị trầm cảm. Trẻ thường có đáp ứng trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều
trị.
Trầm cảm: Trẻ em dưới 6 tuổi, không nên dùng. Từ 6 đến 12 tuổi: Liều bắt đầu
là 1,5 mg/kg/ngày uống một lần hoặc chia đều làm 4 lần; cứ 3 - 4 ngày lại tăng liều lên
1 mg cho mỗi kg cân nặng. Liều hàng ngày không được vượt quá 5 mg/kg/ngày. Trẻ
uống liều 3,5 mg/kg/ngày cần phải được theo dõi chặt chẽ. Ðối với thiếu niên: liều ban
đầu là 30 - 40 mg/ngày. Thường không cần dùng đến liều cao hơn 100 mg/ngày.
Ðái dầm: Trẻ em trên 6 tuổi cần bắt đầu với liều 25 mg uống trước khi đi ngủ 1
giờ. Nếu trong vòng 1 tuần mà không có kết quả thì có thể tăng liều thêm 25 mg/ngày;
liều tối đa cho trẻ dưới 12 tuổi: 50 mg/ngày; liều tối đa cho trẻ trên 12 tuổi: 75
mg/ngày. Nếu đái dầm sớm trong đêm, thì nên uống thuốc sớm hơn và chia làm nhiều
lần, ví dụ uống 25 mg buổi chiều rồi uống thêm một liều trước khi đi ngủ. Thời gian
điều trị, kể cả thời gian giảm dần liều trước khi ngừng thuốc, không được quá 3 tháng.
Không cần phải bổ sung liều sau khi lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm phân
màng bụng.
156
Ngừng thuốc đột ngột sau trị liệu lâu ngày bằng imipramin có thể gây triệu
chứng cai thuốc như nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Cần ngừng thuốc từ từ
trong khoảng thời gian 1 tháng nhằm phát hiện tái phát và để tránh hiện tượng tái
cường phát mất ngủ, lo âu hay mệt mỏi, đặc biệt là ở người bệnh được điều trị với liều
cao. Thậm chí ngay cả giảm liều dần dần vẫn có thể gây ra các triệu chứng nhất thời
(tăng kích thích, bồn chồn, kích động, rối loạn giấc ngủ và mơ); các triệu chứng này
thường mất đi sau vài tuần.
19. Thuốc Olanzapin
A, Qui cách đóng gói

B, Cách dùng, liều lượng


Liều khuyên dùng khởi đầu của Olanzapine là 10 mg, dùng một lần trong 24
giờ mà không cần chú ý bữa ăn. Sau này có thể điều chỉnh liều hằng ngày tùy theo tâm
trạng lâm sàng, thay đổi từ 5 mg đến 20 mg trong 24 giờ. Chỉ được tăng liều cao hơn
liều thông thường 10 mg trong 24 giờ, nghĩa là dùng liều 15 mg trong 24 giờ hoặc cao
hơn, sau khi đã có đánh giá lâm sàng thích hợp.
* Trẻ em: Olanzapine chưa được nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi.
* Người bệnh cao tuổi: Không nên dùng, thường quy liều khởi đầu thấp là 5 mg nhưng
nên cân nhắc đối với người bệnh hơn 65 tuổi khi có kèm các yếu tố lâm sàng không
thuận lợi.
* Người bệnh suy thận và / hoặc suy gan: nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu
thấp là 5 mg. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan loại A hoặc B Child -
Pugh) nên dùng liều khởi đầu 5 mg và cẩn thận khi tăng liều.
* Người bệnh nữ so với người bệnh nam: Không có khác nhau về liều khởi đầu
và phạm vi liều thông thường.
* Người bệnh không hút thuốc so với người bệnh có hút thuốc: Không có khác
nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường.
Khi có nhiều hơn một yếu tố làm chậm quá trình chuyển hóa của Olanzapine
(nữ giới, tuổi già, không hút thuốc...) nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp. Nên
cẩn thận khi có chỉ định tăng liều ở những người bệnh này.
Yêu cầu sinh viên thực hành cần
* Quan sát kỹ đặc điểm, quy cách đóng gói, nhãn thuốc
* Ghi chép các đặc điểm của từng thuốc về:
- Tên thuốc, tên quốc tế, tên khác, tên biệt dược
- Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng
- Đặc điểm, màu sắc, quy cách đóng gói...
- Tác dụng, tác dụng phụ
- Chỉ định, chống chỉ định
- Cách dùng, liều lượng và chú ý khi dùng.
- Chế độ và kỹ thuật bảo quản, hạn dùng của thuốc.
* Nhận xét chất lượng bằng cảm quan.
157
* Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài
* Thực hành hướng dẫn sử dụng thuốc trong một số bài tập tình huống sau:
Bài tập tình huống 1: Bệnh nhân L, 70 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối phải
sử dụng Morphin để giảm đau. Anh (chị) hãy hướng dẫn sử dụng thuốc trên cho bệnh
nhân. Với bệnh nhân này có nên dùng phối hợp thúôc trên với các thuốc an thần gây
ngủ cho bệnh nhân trên hay không?
Bài tập tình huống 2: Anh (chị) hãy thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc
Strychnin sulfat?
Bài tập tình huống 3: Anh (chị) hãy thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc
Phenolbarbital cho bệnh nhân động kinh?
Phân tích các đơn thuốc sau:
Đơn 1
Sở Y Tế Phú Thọ MS: 17D/BV-01
Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ Số đơn
ĐƠN THUỐC

Họ tên:..Nguyễn Quỳnh Hoa Tuổi:.63 nữ


Địa chỉ : Cẩm Khê- Phú Thọ
Chẩn đoán bệnh: Ung thư dạ dày
Chỉ định dùng thuốc:
Morphin clohydrat ống 10 mg.1 ml 10 ống
Mỗi ngày 1 ống
Ngày12 tháng 6 năm 2013
Bác sỹ khám bệnh

BS. Trần Bá Nguyên


KHÔNG DÙNG QUÁ LIỀU CHỈ ĐỊNH

Đơn thuốc số 2

ĐƠN THUỐC

Họ tên:Hoàng Thị Ngọc Tuổi:.


Địa chỉ : Hà Nội
Chẩn đoán bệnh: K- Phổi
Chỉ định dùng thuốc:
1. Morphin clohydrat ống 10 mg.1 ml 7 ống
Tiêm lúc đau
2. Efferagan 500 mg 10 viên
Ngày 2 viên
3. Hotamin 20 viên
Ngày 2 viên
Ngày12 tháng 7 năm 2013
Bác sỹ khám bệnh

BS. Tuyết Mai

KHÔNG DÙNG QUÁ LIỀU CHỈ ĐỊNH

158
Đơn thuốc số 3

Sở Y Tế Phú Thọ MS: 17D/BV-01


Bệnh viện Đa khoa Yên Lập Số đơn

ĐƠN THUỐC

Họ tên:Nguyễn Văn Anh Tuổi:58


Địa chỉ : Yên Lập- Phú Thọ

Chẩn đoán bệnh: Khó ngủ

Chỉ định dùng thuốc:

1. Gardenal viên 60 viên


Uống 3v.2 lần/ngày

Ngày12 tháng 6 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh

BS. Minh Hà

159
Bài 2
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH
THỰC VẬT
MỤC TIÊU
1. Nhận diện và chỉ ra được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều lượng của một số thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật.
2. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm.
3. Phân tích được các bài tập tình huống
4. Thực hiện được phần nhận thức các thuốc trong nhóm theo các tiêu chí
5. Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài.

NỘI DUNG
1. Nhận thức thuốc:
1.1. Thuốc Adrenalin
A, Qui cách đóng gói

- Dung dịch tiêm 0,1 mg/ml (0,1:1000), 1 mg/ml (1:1000) epinephrin dưới dạng
muối hydroclorid.
- Thuốc nhỏ mắt, dung dịch 1%.
- Thuốc phun định liều 280 microgram adrenalin acid tartrat mỗi lần phun.
- Thuốc phối hợp với thuốc chống hen.
- Thuốc phối hợp với thuốc khác.
B, Liều lượng
Liều lượng phải được tính toán theo mức độ nặng nhẹ và theo đáp ứng của
từng người bệnh.
 Choáng phản vệ: Adrenalin là thuốc ưu tiên lựa chọn để điều trị choáng phản
vệ. Liều ban đầu nên dùng ở người lớn là tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 0,3 đến 0,5 ml
dung dịch 1:1000, cứ 20 hoặc 30 phút tiêm nhắc lại một lần. Nếu tiêm bắp hoặc tiêm
dưới da không có tác dụng, thì phải dùng đường tĩnh mạch; liều tiêm tĩnh mạch là từ 3
đến 5 ml dung dịch nồng độ 1:10000; các lần cách nhau từ 5 đến 10 phút. Nếu trụy tim
mạch nặng thì phải tiêm trực tiếp adrenalin vào tim. Trong trường hợp sốc, khó thở
nặng hay khi có cản trở ở đường hô hấp thì nên dùng đường tĩnh mạch.
- Ngừng tim: Adrenalin là thuốc ưu tiên để điều trị ngừng tim. Liều thường
được khuyên dùng là tiêm tĩnh mạch từ 0,5 đến 1 mg, cách nhau từ 3 đến 5 phút. Với
người đã bị ngừng tim trước khi vào viện thì có khi phải dùng liều cao hơn nhiều (tới 5
mg tiêm tĩnh mạch). Có thể truyền adrenalin liên tục (0,2 đến 0,6 mg/phút), nếu cần
160
thiết. Cũng có thể tiêm thẳng vào tim 0,1 - 1,0 mg adrenalin pha trong vài ml dung
dịch muối hay dung dịch glucose đẳng trương. Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch, vào khí
quản hay vào tim có tác dụng tốt trong điều trị ngừng tim do rung thất. Adrenalin chủ
yếu được sử dụng trong trường hợp điều trị rung thất bằng sốc điện thất bại. Liều
khuyên dùng ở trẻ em là 7 - 27 microgam/kg (trung bình là 10 microgam/kg).
- Sốc nhiễm khuẩn: Trong trường hợp điều trị sốc nhiễm khuẩn nặng bằng
truyền dịch, truyền dopamin một mình hoặc kết hợp với dobutamin bị thất bại, thì
truyền adrenalin vào tĩnh mạch (0,5 đến 1 microgam/kg/phút) có thể có kết quả tốt.
- Cơn hen phế quản nặng: Adrenalin là thuốc hay được dùng nhất để điều trị
cơn hen cấp, do thuốc có tác dụng nhanh và làm giảm phù nề phế quản nên góp phần
cải thiện dung tích sống. Adrenalin tiêm dưới da thường có tác dụng ngay tức khắc,
nhưng vì tác dụng ngắn nên cứ 20 phút lại phải tiêm lại. Tiêm nhiều liều adrenalin
dưới da có thể duy trì tác dụng của liều tiêm đầu tiên mà không gây tích lũy thuốc.
Liều 0,5 mg adrenalin tiêm dưới da được coi là liều tối ưu để điều trị cơn hen cấp tính
tốt, mà lại tác động ít nhất lên hệ tim - mạch. Không nên coi tăng huyết áp và tim
nhanh là chống chỉ định đối với dùng adrenalin liều này, nếu người bệnh không bị
bệnh tăng huyết áp hay bệnh tim từ trước.
- Thở khò khè ở trẻ nhỏ: Adrenalin tiêm dưới da có tác dụng tốt để điều hòa cơn
khó thở rít ở trẻ dưới 2 tuổi. Adrenalin (1 mg/1 ml) được tiêm với liều 0,01 ml/kg.
- Ðục nhân mắt: Nhỏ vào trong nhãn cầu dung dịch adrenalin 1:1000000 có tác
dụng duy trì giãn đồng tử tốt và an toàn trong lúc mổ.
- Ngộ độc cloroquin: Kết hợp diazepam và adrenalin cùng với hô hấp hỗ trợ có
thể có tác dụng tốt để điều trị ngộ độc cloroquin. Adrenalin liều 0,25 microgam/kg
tiêm tĩnh mạch bằng bơm tiêm tự động, sau đó truyền với liều 0,25 microgam/kg/phút
cho đến khi huyết áp tâm thu cao hơn 100 mm Hg.
- Viêm thanh - khí quản: Adrenalin dạng khí dung racemic hoặc levo -
adrenalin cùng với các thuốc khác, bao gồm cả các steroid (như dexamethason) và
dạng thuốc phun sương có tác dụng trong điều trị viêm thanh - khí quản gây khó thở ở
trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi.
- Glôcôm: Nhỏ adrenalin vào mắt bị glôcôm góc mở nguyên phát có tác dụng
làm giảm kéo dài nhãn áp và gây co mạch màng tiếp hợp. Trong điều trị glôcôm góc
mở nguyên phát và các glôcôm mạn tính khác, adrenalin thường được chỉ định bổ sung
để chống co đồng tử. Dùng phối hợp với timolol (sau 2 tuần dùng timolol thì dùng
thêm adrenalin) có tác dụng tốt hơn.
- Chảy máu đường tiêu hóa trên: Tiêm adrenalin qua nội soi có tác dụng tốt để
điều trị các vết loét chảy máu ở người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa trên, Tiêm 0,5
ml dung dịch adrenalin (1:10.000) chia làm nhiều mũi vào giữa và xung quanh ổ chảy
máu cho đến khi máu ngừng chảy.
- Herpes simplex: Bôi dung dịch adrenalin (1:1000) vào chỗ tổn thương có tác
dụng làm giảm rất nhanh các triệu chứng và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Bôi 30 phút
một lần hoặc tùy yêu cầu nhằm duy trì vùng được bôi có màu nhợt trong 3 - 4 giờ đầu
tiên.
- Giảm đau trong sản khoa: Adrenalin thường được cho thêm vào các thuốc tê
tại chỗ để tăng giảm đau hoặc để tăng cường và kéo dài gây tê ngoài màng cứng.
Thêm 0,2 mg adrenalin vào hỗn hợp thuốc gây tê có 10 microgam sufentanil và 2,5 mg
bupivacain có tác dụng kéo dài giảm đau khi đẻ mà không gây tác dụng phụ có ý nghĩa
lâm sàng cho cả thai nhi lẫn người mẹ. Thêm adrenalin vào hỗn hợp sufentanil và
bupivacain kéo dài đáng kể thời gian tê và làm giảm cảm giác mà không ảnh hưởng
đến vận động.

161
- Gây tê tại chỗ: Phối hợp adrenalin với các dung dịch thuốc tê tại chỗ (như
tetracain/ adrenalin/cocain hay tetracain/lidocain/adrenalin) có tác dụng giảm đau tốt
trong một số tiểu phẫu thuật (khâu các vết rách không bị nhiễm khuẩn hay phức tạp ở
mặt và da đầu) ở trẻ em.
- Dương vật cương đau (priapism): Tiêm riêng adrenalin vào dương vật hay kết
hợp với tiêm bắp leuprolid có tác dụng điều trị cơn đau dương vật. Tiêm vào dương
vật 20 ml adrenalin 1:1.000.000 trong dung dịch natri clorid 0,9%, vừa tiêm, vừa hút
ra.
1.2. Thuốc methyldopa ((Dopegyt, Aldomet)
A, Qui cách đóng gói

Viên nén: 125 mg, 250 mg và 500 mg; hỗn dịch uống: 250 mg/5 ml.
B, Liều lượng
 Người lớn
Ðiều trị bắt đầu: Liều dùng bắt đầu thông thường của methyldopa là 250 mg, 2
đến 3 lần trong ngày, trong 48 giờ đầu. Sau đó liều này được điều chỉnh tùy theo đáp
ứng của mỗi người bệnh. Ðể giảm thiểu tác dụng an thần, nên bắt đầu tăng liều vào
buổi tối.
Ðiều trị duy trì: Liều dùng thông thường của methyldopa là 0,5 - 2 g/ngày, chia
2 - 4 lần. Liều hàng ngày tối đa được khuyến cáo là 3 g.
Nên dùng phối hợp thuốc lợi niệu thiazid nếu không khởi đầu điều trị bằng
thiazid hoặc nếu tác dụng làm giảm huyết áp không đạt với liều methyldopa 2 g/ngày.
Methyldopa được bài tiết với số lượng lớn qua thận và những người bệnh suy
thận có thể đáp ứng với liều nhỏ hơn. Ngất ở người cao tuổi có thể liên quan tới sự
tăng nhạy cảm với thuốc hoặc tới xơ vữa động mạch tiến triển. Ðiều này có thể tránh
được bằng dùng liều thấp hơn.
 Người cao tuổi
Liều ban đầu 125 mg 2 lần mỗi ngày, liều có thể tăng dần. Liều tối đa 2 g/ngày.
 Trẻ em
Liều bắt đầu là 10 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 - 4 lần. Liều tối đa là 65
mg/kg hoặc 3 g/ngày.

162
1.3. Thuốc Salbutamol
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 2 mg, 4 mg; thuốc tiêm 0,5 mg/1 ml; 5 mg/5 ml; đạn trực tràng 1 mg.
Ventolin Inhaler (Bình xịt khí dung cứ 1 liều xịt có 100 microgam Salbutamol, bình
200 liều)
B, Liều lượng.
 Liều uống
Ðiều trị hen:
Người lớn: 2 - 4 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến
8 mg/lần. Với người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích beta2
thì nên bắt đầu với liều 2 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/lần; 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 0,2 mg/kg, tức là từ 1 - 2mg/lần; 3 - 4 lần/ngày.
Ðề phòng cơn hen do gắng sức:
Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 2 mg trước
khi vận động 2 giờ.
Ðối với chuyển dạ sớm:
Liều dùng thông thường là 16 mg/ngày, chia 4 lần. Trong quá trình điều trị, có
thể điều chỉnh liều uống tùy theo tiến triển lâm sàng. Tần số tim của người bệnh không
được quá 120 - 130 nhịp/phút. Nói chung, đường uống được sử dụng nối tiếp sau khi
tiêm truyền salbutamol lúc đầu.
Ðối với cơn đau co hồi tử cung hậu sản: 8 mg/ngày, chia 4 lần.
 Liều tiêm
Co thắt phế quản cấp nghiêm trọng:
Người lớn, tiêm tĩnh mạch chậm 250 microgam, dùng nhắc lại nếu cần.
Co thắt phế quản cấp:
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: Người lớn, 500 microgam, nhắc lại sau mỗi 4 giờ
nếu cần.
Chuyển dạ sớm:
Tiêm truyền tĩnh mạch: người lớn ban đầu 10 microgam/phút, cách 10 phút
tăng dần tốc độ truyền tùy theo đáp ứng, cho tới khi cơn co giảm, sau đó tăng tốc độ
truyền (tối đa 45 microgam/phút) cho tới khi hết cơn co, duy trì tốc độ đó trong 1 giờ
rồi giảm dần; hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, người lớn, 100 - 250 microgam,
tiêm lặp lại tuỳ theo đáp ứng; sau đó, uống, 4 mg cách nhau 6 - 8 giờ/lần (không nên
dùng trên 48 giờ).
Tiêm bắp: dùng ống tiêm 0,5 mg/ml, không cần pha loãng. Để tiêm tĩnh mạch
chậm hoặc truyền tĩnh mạch, phải pha loãng thuốc với dung dịch glucose 5%.
 Dạng bình xịt:
Ðiều trị cơn hen cấp: Ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, dùng bình
xịt khí dung 100 microgam/liều cho người bệnh, hít 1 - 2 lần qua miệng, cách 15 phút
163
sau, nếu không đỡ, có thể hít thêm 1 - 2 lần. Nếu đỡ, điều trị duy trì; không đỡ phải
nằm viện.
- Ðề phòng cơn hen do gắng sức:
+ Người lớn: dùng bình xịt khí dung để hít 2 lần, trước khi gắng sức từ 15 đến
30 phút
+ Trẻ em: hít 1 lần, trước khi gắng sức 15 đến 30 phút.
Để giảm bớt co thắt phế quản cấp và để kiểm soát các cơn suyễn không liên tục:
có thể dùng liều duy nhất 1 hay 2 lần hít.
Liều khuyến cáo dùng dự phòng hay duy trì bệnh mãn tính: 2 lần hít vào dùng 3
hay 4 lần mỗi ngày.
1.4. Terbutalin
A, Qui cách đóng gói.
Viên nén 2,5 mg và 5 mg. Loại 5 mg là viên nén tác dụng kéo dài.
Siro 0,3 mg/ml, lọ 60 ml.
ống tiêm 0,5 mg/ml hoặc 1 mg/ml.
Bơm xịt đơn liều 5 mg.
Bơm xịt định liều, có 200 liều, 0,25 mg/liều.
Khí dung đơn liều, 5 mg/2 ml.
Khí dung đa liều 50 ml,10 mg/ml.
Lọ bột hít chia liều 0,5 mg (turbuhaler).
Ngoài ra, còn có dạng terbutalin phối hợp với thuốc khác để chống hen.
B, Cách dung liều lượng
 Dạng hít:
Khí dung: Người lớn và trẻ em: 250 - 500 microgam (1 - 2 xịt). Đối với triệu
chứng dai dẳng, tối đa 3 - 4 lần/ngày.
Phun sương: Người lớn 5 - 10 mg ngày 2 - 4 lần; có thể dùng thêm nếu hen cấp
nặng.
Trẻ em cho tới 3 tuổi: 2 mg, ngày 2 - 4 lần; 3 - 6 tuổi: 3 mg, ngày 2 - 4 lần; 6 - 8
tuổi: 4 mg ngày 2 - 4 lần; trên 8 tuổi: 5 mg, ngày 2 - 4 lần.
Hít bột (turbohaler): 500 microgam (1 lần hít); nếu triệu chứng dai dẳng có thể
cho hít tới 4 lần/ngày.
 Dạng viên: (khi hít không hiệu quả) Uống:
Người lớn: Liều thông thường ban đầu 2,5 - 3 mg ngày uống 3 lần, nếu cần có
thể tăng tới 5 mg ngày uống 3 lần. Tổng liều không quá 15 mg/24 giờ.
Trẻ em: Không dùng thuốc viên uống cho trẻ dưới 12 tuổi. Trẻ từ 12 - 15 tuổi
dùng liều 2,5 mg/lần, ngày uống 2 - 3 lần. Tổng liều không quá 7,5 mg/ngày.
 Dạng tiêm: Để điều trị co thắt phế quản nặng, có thể tiêm dưới da, bắp, hoặc
tiêm tĩnh mạch chậm.
Người lớn: 250 - 500 microgam, tối đa 4 lần/ngày.
Trẻ em 2 - 15 tuổi: 10 microgam/kg, tối đa 300 microgam (tổng liều)
 Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục, dùng dung dịch chứa 3 - 5 microgam/ml,
truyền với tốc độ 0,5 - 1 ml/phút đối với người lớn (1,5 - 5 microgam/phút, trong 8 -
10 giờ).
Phải giảm liều đối với trẻ em.
 Xử trí doạ đẻ non (mục đích để trì hoãn chuyển dạ ít nhất trong 48 giờ để áp
dụng liệu pháp corticosteroid hoặc để chuyển sản phụ đến 1 đơn vị tăng cường)
Terbutalin được truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trong dung dịch glucose 5%, nên
dùng bơm tiêm tự động khi nồng độ là 100 microgam/ml. Nếu không có bơm tiêm tự
động, phải dùng nồng độ 10 microgam/ml. Tốc độ ban đầu được khuyến cáo là 5

164
microgam/phút, cách 20 phút tăng lên thêm khoảng 2,5 microgam/phút, cho tới khi hết
cơn co tử cung. Thông thường, tốc độ tới 10 microgam/phút là đủ; không được truyền
với tốc độ vượt quá 20 microgam/phút. Nếu tốc độ tối đa này không làm trì hoãn
chuyển dạ thì phải ngừng truyền. Trong suốt thời gian truyền, phải theo dõi mạch của
mẹ để tránh tần số tim vượt quá 135 - 140 nhịp đập/phút. Phải theo dõi chặt tình trạng
bồi phụ nước cho người mẹ, vì đưa dịch nhiều được coi là 1 nguy cơ chính gây phù
phổi cấp. Một khi hết cơn co tử cung và truyền thuốc đã được 1 giờ, cách 20 phút lại
giảm liều khoảng 2,5 microgam/phút cho tới khi đạt được liều duy trì thấp nhất mà
không còn cơn co. Sau 12 giờ, có thể bắt đầu duy trì bằng đường uống, 5 mg ngày
uống 3 lần. Tuy nhiên, cách dùng này không được khuyến cáo, vì nguy cơ đối với mẹ
tăng sau 48 giờ. Hơn nữa, không có lợi thêm khi điều trị thêm. Cũng có thể sau khi
tiêm truyền, cho tiêm dưới da 250 microgam ngày 4 lần trong 1 ít ngày trước khi bắt
đầu cho uống.
1.5. Thuốc Ephedrin.
A, Qui cách đóng gói.

B, Cách dùng, liều lượng


Ống tiêm 25 mg/ml, 50 mg/ml, khí dung, viên nén 10 mg, siro, thuốc nhỏ mũi 1
- 3%. Ephedrin là thành phần chính trong Sulfarin (thuốc dùng để nhỏ mũi).
Ðiều trị sung huyết mũi kèm theo cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi hay
viêm xoang: Nhỏ mũi hay xịt dung dịch 0,5% (với trẻ nhỏ: dung dịch 0,25 - 0,5%).
Không dùng quá 7 ngày liền, không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Ðiều trị tụt huyết áp trong khi gây tê tủy sống: Tiêm dưới da ephedrin
hydroclorid 50 mg, 30 phút trước khi gây tê tủy sống.
Phòng cơn co thắt phế quản trong bệnh hen: Ephedrin hydroclorid hay ephedrin
sulfat uống 15 đến 60 mg, chia làm 3 đến 4 lần mỗi ngày, hoặc tiêm dưới da 15 - 50
mg, nếu cần có thể tiêm nhắc lại, tối đa 150 mg/ngày. Hiện nay ephedrin không được
coi là thuốc chọn lọc để chữa hen nữa, người ta ưa dùng các thuốc kích thích chọn lọc
lên thụ thể beta 2 hơn, ví dụ như salbutamol.
1.6. Thuốc Propranolol
A, Qui cách đóng gói

165
Viên nang giải phóng chậm: 60, 80, 120, 160 mg; viên nén: 10, 20, 40, 60, 80,
90 mg; dung dịch: 20 mg/5 ml; 40 mg/5 ml; 80 mg/5 ml; thuốc tiêm: 1 mg/ml.
B, Liều lượng và cách dùng
 Ðường uống:
Tăng huyết áp: Liều dùng phải dựa trên đáp ứng của mỗi cá thể. Khởi đầu: 20 -
40 mg/lần, 2 lần/ngày, dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu. Tăng dần liều
cách nhau từ 3 - 7 ngày, cho đến khi huyết áp ổn định ở mức độ yêu cầu. Liều thông
thường có hiệu quả: 160 - 480 mg hàng ngày. Một số trường hợp phải yêu cầu tới 640
mg/ngày. Thời gian để đạt được đáp ứng hạ áp từ vài ngày tới vài tuần. Liều duy trì là
120 - 240 mg/ngày. Khi cần phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid, đầu tiên phải hiệu
chỉnh liều riêng từng thuốc.
Ðau thắt ngực: Liều dùng mỗi ngày có thể 80 - 320 mg/ngày tùy theo cá thể,
chia làm 2 hoặc 3, 4 lần trong ngày, với liều này có thể tăng khả năng hoạt động thể
lực, giảm biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ. Nếu cho ngừng điều trị,
phải giảm liều từ từ trong vài tuần. Nên phối hợp propranolol với nitroglycerin.
Loạn nhịp: 10 - 30 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.
Nhồi máu cơ tim: Liều mỗi ngày 180 - 240 mg, chia làm nhiều lần. Chưa rõ
hiệu quả và độ an toàn của liều cao hơn 240 mg để phòng tránh tử vong do tim. Tuy
nhiên cho liều cao hơn có thể là cần thiết để điều trị có hiệu quả khi có bệnh kèm theo
như đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp.
Ðể phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, cho
uống 80 mg/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần ngày.
Ðau nửa đầu: Phải dò liều theo từng người bệnh. Liều khởi đầu 80 mg/ngày,
chia làm nhiều lần. Liều hiệu dụng thường là 160 - 240 mg/ngày. Có thể tăng liều dần
dần để đạt hiệu quả tối đa. Nếu hiệu quả không đạt sau 4 - 6 tuần đã dùng đến liều tối
đa, nên ngừng dùng propranolol bằng cách giảm liều từ từ trong vài tuần.
Run vô căn: Phải dò liều theo từng người bệnh. Liều khởi đầu: 40 mg/lần, 2
lần/ngày.
Thường đạt hiệu quả tốt với liều 120 mg/ngày, đôi khi phải dùng tới 240 - 320
mg/ngày.
Hẹp động mạch chủ phì đại dưới van: 20 - 40 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, trước khi
ăn và đi ngủ.
U tế bào ưa crom: Trước phẫu thật 60 mg/ngày, chia nhiều lần, dùng 3 ngày
trước phẫu thuật, phối hợp với thuốc chẹn alpha adrenergic.
Với khối u không mổ được: Ðiều trị hỗ trợ dài ngày, 30 mg/ngày, chia làm
nhiều lần.
Tăng năng giáp, propranolol dùng liều từ 10 - 40 mg, ngày uống 3 hoặc 4 lần.
Có khi cần phải tiêm tĩnh mạch; liều 1 mg tiêm tĩnh mạch trong 1 phút, lặp lại cách
nhau 2 phút, cho tới khi có đáp ứng hoặc cho tới liều tối đa 10 mg ở người bệnh tỉnh
táo hoặc 5 mg ở người bệnh gây mê.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, liều đầu tiên 40 mg, ngày 2 lần; liều có thể tăng khi
cần, cho tới 160 mg, ngày 2 lần.
Với trẻ em: Chỉ dùng uống, để chống tăng huyết áp. Bắt đầu 1,0 mg/kg/ngày
(nghĩa là 0,5 mg/kg/lần, 2 lần/ngày). Thông thường, liều là 2 - 4 mg/kg/ngày, chia 2
lần. Không được dùng liều cao hơn 16 mg/kg/ngày cho trẻ em. Nếu ngừng thuốc phải
giảm liều từ từ trong vòng 7 - 14 ngày.
 Ðường tiêm tĩnh mạch: Dùng trong trường hợp loạn nhịp đe dọa tính mạng
hoặc xảy ra trong khi gây mê. Liều dùng 0,5 - 3 mg tiêm tĩnh mạch. Nếu cần thiết có
thể tiêm tĩnh mạch một liều thứ hai sau 2 phút. Có thể dùng các liều bổ sung tiếp theo,

166
với khoảng cách thời gian ít nhất là 4 giờ cho tới khi đạt đáp ứng mong muốn. Nên
chuyển sang uống càng sớm càng tốt.
Hiệu quả của tiêm tĩnh mạch chưa được đánh giá đầy đủ trong điều trị cấp cứu
tăng huyết áp.
1.7. Thuốc atenolol
A, Qui cách đóng gói
Viên nén 25, 50 và 100 mg.
Thuốc tiêm tĩnh mạch 5 mg/10 ml
B, Liều lượng và cách dùng
- Tăng huyết áp: Liều khởi đầu của atenolol là 25 - 50 mg/ngày/lần. Nếu vẫn
chưa đạt đáp ứng tối ưu trong vòng 1 hoặc 2 tuần, nên tăng liều lên tới 100 mg/ngày
hoặc kết hợp với thuốc lợi niệu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên. Tăng liều quá 100
mg cũng không làm tăng hơn hiệu quả chữa bệnh
- Ðau thắt ngực: Liều bình thường của atenolol là 50 - 100 mg/ngày
- Loạn nhịp nhanh trên thất: Liều bình thường là 50 - 100 mg/ngày
Nếu chức năng thận giảm, cần giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các
liều:
Khi độ thanh thải của creatinin bằng 15 - 35 ml/phút, liều tối đa là 50 mg/ngày
Khi độ thanh thải của creatinin dưới 15 ml/phút, liều tối đa là 50 mg/ngày, cứ 2
ngày dùng một liều
- Nhồi máu cơ tim cần điều trị sớm: Tiêm tĩnh mạch 5 mg (trong 5 phút). 10
phút sau, tiêm nhắc lại 1 liều. Người cao tuổi có thể tăng hoặc giảm nhạy cảm với tác
dụng của liều thường dùng. Nếu người bệnh dung nạp được tổng liều (10 mg) tiêm
tĩnh mạch, cần bắt đầu điều trị atenolol uống 10 phút sau lần tiêm cuối cùng: Bắt đầu
uống 50 mg, 12 giờ sau đó uống thêm 50 mg nữa. Uống tiếp trong 6 - 9 ngày hoặc cho
đến khi xuất viện, mỗi ngày 100 mg, uống 1 lần hoặc chia 2 lần
1.8. Thuốc ergotamin.
A, Qui cách đóng gói
Viên nén 1mg; viên ngậm dưới lưỡi 2 mg; bình xịt 22,5 mg/2,5 ml (0,36
mg/liều xịt).
B, Cách dùng, liều lượng:
Ðặt thuốc dưới lưỡi tới khi tan hết. Không được nhai hoặc nuốt viên thuốc, vì
khi ngậm thuốc được hấp thu vào máu nhanh hơn qua mao mạch của miệng. Không
ăn, uống hoặc hút thuốc trong khi thuốc đang còn dưới lưỡi.
 Viên ngậm dưới lưỡi:
Người lớn: Ðể giảm đau nửa đầu hoặc đau đầu từng cụm: 1 - 2 mg ergotamin
(ngậm dưới lưỡi). Sau liều đầu tiên, nếu vẫn chưa đỡ đau đầu, và không có tác dụng
phụ xảy ra, có thể dùng tiếp liều thứ 2 và thậm chí cả liều thứ 3, những liều này phải
cách nhau ít nhất 30 phút. Không nên dùng thuốc quá 2 lần trong một tuần, các lần
cách nhau ít nhất 5 ngày.
Ðể dự phòng đau đầu từng cụm:
Liều phụ thuộc vào số lần đau đầu thường có trong ngày. Có thể 1 - 2 mg, 1
lần/ngày là đủ, nhưng cũng có người bệnh phải dùng 2 hoặc 3 lần/ngày.
Ðể điều trị và dự phòng: Không nên dùng quá 6 mg ergotamin/ngày.
Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Chỉ dùng khi các thuốc ít độc hơn không có hiệu quả.
Ðể giảm đau nửa đầu: 1 mg ergotamin/lần. Nếu vẫn chưa đỡ đau đầu và không
có tác dụng phụ xảy ra, có thể dùng tiếp liều thứ 2 và thậm chí cả liều thứ 3, những
liều này phải cách nhau ít nhất 30 phút. Trẻ em không dùng quá 3 mg ergotamin/ngày,
và cũng không dùng thuốc quá 2 lần trong tuần, các lần cách nhau ít nhất 5 ngày.

167
 Thuốc xông họng:
Người lớn: 0,36 mg khi bắt đầu liều tấn công; nhắc lại liều khoảng ít nhất sau 5
phút khi cần thiết, tổng liều có thể lên tới 2,16 mg/ngày.
Trẻ em: Theo liều chỉ định của thầy thuốc.
 Viên nén:
Người lớn: 1 đến 2 mg khi bắt đầu liều tấn công, thêm 1 đến 2 mg sau ít nhất 30
phút, tổng liều có thể lên tới 6 mg/ngày.
Liều khởi đầu tối đa là 3 mg ergotamin.
 Ghi chú: Ðể giảm nguy cơ lệ thuộc ergotamin, không dùng thuốc quá 2
lần/tuần, tốt hơn là cách nhau ít nhất 5 ngày.
1.9. Thuốc ergometrin
A, Qui cách đóng gói
Viên nén ergometrin maleat: 0,2 mg.
Ống tiêm ergometrin maleat: 0,2 mg/ml.
B, Liều lượng và cách dùng
Ðể gây co tử cung mạnh và để giảm chảy máu sau khi sổ nhau, liều tiêm bắp
thường dùng là 0,2 mg ergometrin, nhắc lại khi cần, nhưng thường không mau hơn 2 -
4 giờ một lần hoặc tổng cộng không tiêm quá 5 lần.
Khi chảy máu tử cung quá nhiều, có thể dùng cùng liều như vậy nhưng tiêm
tĩnh mạch chậm ít nhất trong 1 phút, và phải theo dõi cẩn thận huyết áp và co tử cung.
Sau khi khởi đầu tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, có thể dùng ergometrin uống với liều
0,2 - 0,4 mg, cứ 6 - 12 giờ một lần, trong 2 - 7 ngày, để giảm bớt chảy máu sau đẻ, tử
cung đỡ giảm trương lực và co hồi tốt hơn.
1.10. Reserpin
A, Qui cách đóng gói
Viên nén 0,1 mg; 0,25 mg; 1 mg.
Ống tiêm 1 mg.
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn: Liều uống 0,25 - 0,5 mg/ngày, dùng trong 1 - 2 tuần, khi huyết áp
đã trở về bình thường thì dùng liều duy trì 0,1 - 0,25 mg/ngày. Liều thông thường
không được vượt quá 0,5 mg/ngày.
Liều thông thường ở trẻ em:
Chống tăng huyết áp: Uống 5 - 20 microgam (0,005 - 0,02 mg)/kg/ngày, uống
làm 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
1.11. Atropin.
A, Qui cách đóng gói

168
Viên nén 0,25 mg; thuốc nước để tiêm 0,25 mg/1 ml, 0,50 mg/ml; dung dịch
nhỏ mắt 1%
B, Cách dùng và liều lượng
 Dùng tại chỗ (nhỏ mắt):
Trẻ em trên 6 tuổi: 1 giọt, 1 - 2 lần mỗi ngày
Người lớn: 1 giọt, 1 - 5 lần/ngày (1 giọt chứa khoảng 0,3 mg atropin sulfat)
 Ðiều trị toàn thân:
Ðiều trị chống co thắt và tăng tiết đường tiêu hóa: Liều tối ưu cho từng người
được dựa vào khô mồm vừa phải làm dấu hiệu của liều hiệu quả.
Ðiều trị nhịp tim chậm: 0,5 - 1 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại cách nhau 3 - 5
phút/lần cho tới tổng liều0,04 mg/kg cân nặng. Nếu không tiêm được tĩnh mạch, có thể
cho qua ống nội khí quản.
Ðiều trị ngộ độc phospho hữu cơ: Người lớn: liều đầu tiên 1 - 2 mg hoặc hơn,
tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cách nhau 10 - 30 phút/lần cho tới khi hết tác dụng muscarin
hoặc có dấu hiệu nhiễm độc atropin. Trong nhiễm độc phospho vừa đến nặng, thường
duy trì atropin ít nhất 2 ngày và tiếp tục chừng nào còn triệu chứng. Khi dùng lâu, phải
dùng loại không chứa chất bảo quản
 Tiền mê:
Người lớn: 0,30 đến 0,60 mg;
Trẻ em: 3 - 10 kg: 0,10 - 0,15 mg; 10 - 12 kg: 0,15 mg; 12 - 15 kg: 0,20 mg; 15
- 17 kg: 0,25 mg; 17 - 20 kg: 0,30 mg; 20 - 30 kg: 0,35 mg; 30 - 50 kg: 0,40 - 0,50 mg
Tiêm thuốc vào dưới da 1 giờ trước khi gây mê. Nếu không có đủ thời gian thì
có thể tiêm vào tĩnh mạch một liều bằng 3/4 liều tiêm dưới da 10 - 15 phút trước khi
gây mê
2. Yêu cầu sinh viên thực hành cần
* Quan sát kỹ đặc điểm, quy cách đóng gói, nhãn thuốc
* Ghi chép các đặc điểm của từng thuốc về:
- Tên thuốc, tên quốc tế, tên khác, tên biệt dược
- Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng
- Đặc điểm, màu sắc, quy cách đóng gói...
- Tác dụng, tác dụng phụ
- Chỉ định, chống chỉ định
- Cách dùng, liều lượng và chú ý khi dùng.
- Chế độ và kỹ thuật bảo quản, hạn dùng của thuốc.
* Nhận xét chất lượng bằng cảm quan.
* Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài.
* Phân tích một số bài tập tình huống sau:
Bài tập tình huống 1: Một bệnh nhân nữ 30 tuổi có thai được 7 tháng, tiền sử
bị hen phế quản. Anh chị hãy lựa chọn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
trên.
Bài tập tình huống 2: Một bệnh nhân nữ 30 tuổi có thai và gần đến ngày sinh
bác sỹ cho biết bệnh nhân này có nguy cơ bị sản giật. Anh (chị) hãy lựa chọn thuốc và
hướng dẫn sử dụng thuốc đó cho bệnh nhân trên.

169
Phân tích đơn thuốc
Sở Y Tế Phú Thọ MS: 17D/BV-01
Bệnh viện Đa khoa Yên Lập Số đơn

ĐƠN THUỐC

Họ tên:Nguyễn Văn Anh Tuổi:58


Địa chỉ : Yên Lập- Phú Thọ

Chẩn đoán bệnh: Hen cấp- Khó ngủ

Chỉ định dùng thuốc:


1. Salbutamol 0.005g 20 viên
2. Gardenal viên 60 viên
Uống 3v.2 lần/ngày
3. Theophylin 0.1g 40 viên

Ngày12 tháng 6 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh

BS. Minh Hà

Sở Y Tế Phú Thọ MS: 17D/BV-01


Bệnh viện Đa khoa Yên Lập Số đơn

ĐƠN THUỐC

Họ tên:Nguyễn Văn Anh Tuổi:58


Địa chỉ : Yên Lập- Phú Thọ

Chẩn đoán bệnh: Hen phế quản-Tăng huyết áp

Chỉ định dùng thuốc:


1. Salbutamol 0.005g 20 viên
2. Propranolol viên 60 viên
Uống 3v.2 lần/ngày

Ngày12 tháng 6 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh

BS. Minh Hà

170
Bài 3
THUỐC CHỐNG VIÊM PHI STEROID

MỤC TIÊU
1. Nhận dạng và chỉ ra được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều lượng của một số thuốc chống viêm Phi Steroid.
2. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm.
3. Phân tích được các bài tập tình huống
4. Thực hiện được phần nhận thức các thuốc trong nhóm theo các tiêu chí
5. Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài.

NỘI DUNG
1. Aspirin
A, Qui cách đóng gói

Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg. Viên nén nhai được: 75 mg, 81 mg. Viên
nén giải phóng chậm (viên bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg, 325 mg, 500
mg, 650 mg, 975 mg. Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg.
B, Cách dùng và liều lượng
Người lớn (liều dùng cho người cân nặng 70 kg).
- Giảm đau/giảm sốt: Uống 325 đến 650 mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn
còn triệu chứng.
- Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): Uống 3 - 5 g/ngày, chia làm nhiều liều
nhỏ.
Ða số người bị viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng aspirin đơn
độc hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác. Một số người có bệnh tiến
triển hoặc kháng thuốc cần các thuốc độc hơn (đôi khi gọi là thuốc hàng thứ hai) như
muối vàng, hydroxy-cloroquin, penicilamin, adrenocorticosteroid hoặc thuốc ức chế
miễn dịch, đặc biệt methotrexat.
- Ức chế kết tập tiểu cầu: Uống 100 - 150 mg/ngày.
Trẻ em:

171
- Giảm đau/hạ nhiệt: Uống 50 - 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 - 6 lần, không vượt
quá tổng liều 3,6 g/ngày. Nhưng chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye.
- Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Uống 80 - 100
mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 - 6 lần), tối đa 130 mg/kg/ngày khi bệnh nặng
lên, nếu cần.
Bệnh Kawasaki:
Trong giai đoạn đầu có sốt: Uống trung bình 100 mg/kg/ngày (80 - 120
mg/kg/ngày), chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần điều chỉnh
liều để đạt và duy trì nồng độ salicylat từ 20 đến 30 mg/100 ml huyết tương.
Trong giai đoạn dưỡng bệnh: Uống 3 - 5 mg/kg/ngày (uống 1 lần). Nếu không có bất
thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu 8 tuần. Nếu có bất
thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thường
đó đã thoái lui. Trái lại nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa
2. Indomethacin
A, Qui cách đóng gói

Viên nang 25 mg, 50 mg; viên nang giải phóng kéo dài 75 mg; đạn trực tràng
50 mg; lọ thuốc tiêm 1 mg (indomethacin).
B, Cách dùng và liều lượng
- Liều uống thông thường để điều trị các bệnh về cơ và khớp là 25 mg/lần, uống
2 - 3 lần mỗi ngày, vào bữa ăn. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng hàng tuần 25 mg đến 50
mg/ngày, cho đến tối đa là 150 - 200 mg mỗi ngày. Ðể giảm đau ban đêm và cứng
khớp buổi sáng, có thể uống 100 mg hay đặt thuốc vào trực tràng lúc đi ngủ.
- Ðau nửa đầu mạn tính kịch phát (nhức đầu hàng ngày có nhiều đợt đau vùng
mắt, trán, thái dương, có chảy nước mắt, nước mũi): Uống mỗi lần 25 mg, mỗi ngày 3
lần. Indomethacin đáp ứng tốt với kiểu đau đầu này (khác với nhức đầu kiểu
migraine).
- Ðiều trị bệnh Gout(cơn cấp): Mỗi lần 50 mg, 3 lần mỗi ngày. Tránh dùng phối
hợp với aspirin.
- Ðiều trị thống kinh: Có thể dùng tới 75 mg mỗi ngày.
- Ðiều trị viêm khớp mạn tính thiếu niên: 1 - 2,5 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm
3 - 4 lần, tối đa 4 mg/kg/ngày hoặc liều không được quá 150 mg/ngày.
- Ðể làm đóng ống động mạch ở trẻ đẻ non: Ðợt điều trị ngắn bằng
indomethacin (muối natri) tiêm tĩnh mạch 3 lần cách nhau từ 12 đến 24 giờ; mỗi mũi
tiêm chậm từ 5 đến 10 giây. Liều indomethacin natri (quy về indomethacin) phụ thuộc
vào tuổi của trẻ sơ sinh và liều tiếp theo phải dựa vào tuổi của đứa trẻ khi tiêm liều đầu
tiên. Trẻ sơ sinh dưới 48 giờ tuổi, tiêm liều đầu tiên trên 200 microgam cho 1 kg thể
trọng, sau đó tiêm 2 liều, mỗi liều tiêm 100 microgam cho 1 kg thể trọng; trẻ từ 2 đến
7 ngày tuổi, tiêm 3 liều, mỗi liều 200 microgam cho 1 kg thể trọng, sau đó tiêm 2 liều,
mỗi liều 250 microgam. Nếu ống động mạch không đóng hoặc thông trở lại, có thể
tiến hành đợt điều trị thứ hai. Nguy cơ nặng nhất đáng quan tâm của liệu pháp này là

172
tác dụng của thuốc lên sự cấp máu tới thận. Nếu đợt điều trị thứ hai không có kết quả
thì có thể cần phải phẫu thuật.

3. Piroxicam
A, Qui cách đóng gói

Viên nang 10 mg, 20 mg; viên nén 10 mg, 20 mg; ống tiêm 20 mg/ml; gel
0,5%; viên đạn đặt hậu môn 20 mg
B, Cách dùng và liều lượng
* Ðường uống
Người lớn: 20 mg, ngày một lần (một số người có thể đáp ứng với liều 10 mg
mỗi ngày, một số khác có thể phải dùng 30 mg mỗi ngày, uống một lần hoặc chia làm
2 lần trong ngày).Vì nửa đời thải trừ của thuốc kéo dài, nồng độ thuốc chưa đạt được
mức ổn định trong vòng 7 - 10 ngày, nên sự đáp ứng với thuốc tăng lên từ từ qua vài
tuần; piroxicam còn được dùng trong điều trị bệnh gút cấp với liều 40 mg mỗi ngày
trong 5 - 7 ngày.
Trẻ em: Thuốc không nên dùng cho trẻ em. Tuy vậy, piroxicam cũng có thể
dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị viêm khớp dạng thấp. Liều uống thường dùng: 5
mg/ngày cho trẻ nặng dưới 15 kg, 10 mg/ngày cho trẻ nặng 16 - 25 kg, 15 mg/ngày
cho trẻ cân nặng 26 - 45 kg, và 20 mg/ngày cho trẻ cân nặng từ 46 kg trở lên.
* Ðường trực tràng: Liều tương tự như đường uống.
* Ðường tiêm: Tiêm bắp piroxicam với liều 20 - 40 mg mỗi ngày.
* Bôi tại chỗ: 1 g gel (loại 0,5%) được bôi tại chỗ đau, chia 3 hoặc 4 lần trong ngày,
đối với trường hợp viêm hoặc đau khác nhau
4. Ibuprofen
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg; Viên nang 200 mg; Kem
dùng ngoài 5% (dùng tại chỗ); Ðạn đặt trực tràng 500 mg; Nhũ tương: 20 mg/ml.
B, Cách dùng và liều lượng
173
- Người lớn: Liều uống thông thường để giảm đau: 1,2 - 1,8 g/ngày, chia làm
nhiều liều nhỏ tuy liều duy trì 0,6 - 1,2 g/ngày đã có hiệu quả. Nếu cần, liều có thể
tăng lên, liều tối đa khuyến cáo là 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày. Người bệnh bị viêm
khớp dạng thấp thường phải dùng ibuprofen liều cao hơn so với người bị thoái hóa
xương - khớp.
Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 - 400 mg, cách nhau 4 - 6 giờ/lần, cho tới tối
đa là 1,2 g/ngày.
- Trẻ em: Liều uống thông thường để giảm đau hoặc sốt là 20 - 30 mg/kg thể
trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ. Tối đa có thể cho 40 mg/kg/ngày để điều trị viêm
khớp dạng thấp thiếu niên nếu cần.
Ibuprofen thường không khuyến cáo dùng cho trẻ cân nặng dưới 7 kg và một số
nhà sản xuất gợi ý liều tối đa hàng ngày là 500 mg đối với trẻ cân nặng dưới 30 kg.
Một cách khác, liều gợi ý cho trẻ em là: Ðối với sốt, 5 - 10 mg/kg (phụ thuộc
vào mức độ sốt) và đối với đau, 10 mg/kg; liều có thể cho cách nhau 6 - 8 giờ/lần, liều
tối đa hàng ngày 40 mg/kg.
Ðể tránh thuốc tích lũy quá nhiều, nhà sản xuất khuyên nên giảm liều ibuprofen
ở người có tổn thương chức năng thận. Chưa xác định được độ an toàn của thuốc ở
người suy thận.
Ðặt thuốc hậu môn: Phù hợp với người bệnh không uống được (ví dụ người lớn
bị suy hô hấp), cũng tác dụng như uống.
5. Diclofenac
A, Qui cách đóng gói

Diclofenac được dùng chủ yếu dưới dạng muối natri. Muối diethylamoni và
muối hydroxyethylpyrolidin được dùng bôi ngoài. Dạng base và muối kali cũng có
được dùng làm thuốc uống. Liều lượng diclofenac được tính theo diclofenac natri.
Viên nén: 25 mg; 50 mg; 100 mg.
Ống tiêm: 75 mg/2 ml; 75 mg/3 ml.
Viên đạn: 25 mg; 100 mg.
Thuốc nước nhỏ mắt: 0,01%.
Thuốc gel để xoa ngoài 10 mg/g.
B, Cách dùng và liều lượng
Cần phải tính toán liều một cách thận trọng, tùy theo nhu cầu và đáp ứng của
từng cá nhân và cần phải dùng liều thấp nhất có tác dụng. Trong trị liệu dài ngày, kết
quả phần lớn xuất hiện trong 6 tháng đầu và thường được duy trì sau đó.
- Viêm đốt sống cứng khớp: Uống 100 - 125 mg/ngày, chia làm nhiều lần (25
mg, bốn lần trong ngày, thêm một lần 25 mg vào lúc đi ngủ nếu cần).

174
- Thoái hóa (hư) khớp: Uống 100 - 150 mg/ngày, chia làm nhiều lần (50 mg,
hai đến ba lần một ngày, hoặc 75 mg, ngày hai lần). Ðiều trị dài ngày: 100 mg/ngày;
không nên dùng liều cao hơn.
- Hư khớp: 100 mg/ngày, uống làm một lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ hoặc
uống 50 mg, ngày hai lần.
- Viêm khớp dạng thấp:
Viên giải phóng kéo dài natri diclofenac, viên giải phóng nhanh kali diclofenac
hay viên bao tan ở ruột: 100 - 200 mg/ngày uống làm nhiều lần (50 mg, ngày ba hoặc
bốn lần, hoặc 75 mg, ngày hai lần). Tổng liều tối đa 200 mg/ngày.
Ðiều trị dài ngày viêm khớp dạng thấp: Liều khuyên nên dùng là 100 mg/ngày
và nếu cần tăng, lên tới 200 mg/ngày, chia hai lần.
- Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên: Trẻ em từ 1 - 12 tuổi: 1 - 3 mg/kg/ngày,
chia làm 2 - 3 lần.
Ðau:
Ðau cấp hay thống kinh nguyên phát: Viên giải phóng nhanh kali diclofenac 50
mg, ba lần một ngày.
Ðau tái phát, thống kinh tái phát: Liều đầu là 100 mg, sau đó 50 mg, ba lần mỗi
ngày. Liều tối đa khuyên dùng mỗi ngày là 200 mg vào ngày thứ nhất, sau đó là 150
mg/ngày.
Ðau sau mổ: 75 mg, tiêm bắp ngày hai lần; hoặc 100 mg, đặt thuốc vào trực
tràng ngày hai lần. Với người bệnh mổ thay khớp háng: tiêm liều khởi đầu là 75 mg
vào tĩnh mạch sau đó là 5 mg/giờ (dùng cùng với fentanyl).
Ðau trong ung thư: 100 mg, ngày hai lần.
- Nhãn khoa: Liều thường dùng là nhỏ 1 giọt dung dịch tra mắt 1 mg/ml (0,1%)
vào mắt bị đau, 4 lần một ngày, sau khi mổ đục nhân mắt 24 giờ và tiếp tục liền trong
2 tuần sau đó
6. Paracetamol
A, Qui cách đóng gói

 Uống: Nang: 500 mg.


 Nang (chứa bột để pha dung dịch): 80 mg.
 Gói để pha dung dịch: 80 mg, 120 mg, 150 mg/5 ml.
 Dung dịch: 130 mg/5 ml, 160 mg/5 ml, 48 mg/ml, 167 mg/5 ml, 100 mg/ml.
 Dịch treo: 160 mg/5 ml, 100 mg/ml.
 Viên nén có thể nhai: 80 mg, 100 mg, 160 mg.
 Viên nén giải phóng kéo dài, bao phim: 650 mg.
 Viên nén, bao phim: 160 mg, 325 mg, 500 mg.
 Thuốc đạn: 80 mg, 120 mg, 125 mg, 150 mg, 300 mg, 325 mg, 650 mg.

175
B, Cách dùng và liều lượng
Cách dùng
Paracetamol thường dùng uống. Ðối với người bệnh không uống được, có thể
dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng; tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng
độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.
Liều lượng
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn
hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài
như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và
điều trị có giảm sát.
Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên
39,5 C), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì
O

sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán
nhanh chóng.
Ðể giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol
để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
Ðể giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol
thường dùng uống hoặc đưa vào trực tràng là 325 - 650 mg, cứ 4 - 6 giờ một lần khi
cần thiết, nhưng không quá 4 g một ngày; liều một lần lớn hơn (ví dụ 1 g) có thể hữu
ích để giảm đau ở một số người bệnh.
Ðể giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 - 6
giờ một lần khi cần, liều xấp xỉ như sau: trẻ em 11 tuổi, 480 mg; trẻ em 9 - 10 tuổi,
400 mg; trẻ em 6 - 8 tuổi, 320 mg; trẻ em 4 - 5 tuổi, 240 mg; và trẻ em 2 - 3 tuổi, 160
mg.
Trẻ em dưới 2 tuổi có thể uống liều sau đây, cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần: trẻ em
1 - 2 tuổi, 120 mg; trẻ em 4 - 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg.
Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tùy theo mỗi bệnh nhi.
Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài
650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi
cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không
được nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng.
Yêu cầu sinh viên thực hành cần
* Quan sát kỹ đặc điểm, quy cách đóng gói, nhãn thuốc
* Ghi chép các đặc điểm của từng thuốc về:
- Tên thuốc, tên quốc tế, tên khác, tên biệt dược
- Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng
- Đặc điểm, màu sắc, quy cách đóng gói...
- Tác dụng, tác dụng phụ
- Chỉ định, chống chỉ định
- Cách dùng, liều lượng và chú ý khi dùng.
- Chế độ và kỹ thuật bảo quản, hạn dùng của thuốc.
* Nhận xét chất lượng bằng cảm quan.
* Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài..
Bài tập tình huống 1: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc giảm đau đã được học
cho bệnh nhân A (nữ giới, 25 tuổi, 49 kg) bị sâu răng số 7 và vừa đi nhổ răng số 7?
Cần lưu ý gì nếu bệnh nhân này bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Bài tập tình huống 2: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc cho bệnh nhân B (nữ
giới, 45 tuổi, nặng 50 kg) bị viêm khớp dạng thấp.

176
Sở Y Tế Phú Thọ MS: 17D/BV-01
Bệnh viện Đa khoa Cẩm Khê Số: 20

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Hồ Anh Tú Tuổi:01


Địa chỉ : Cẩm Khê- Phú Thọ

Chẩn đoán bệnh: Viêm phế quản

Chỉ định dùng thuốc:


1.Ceclor 1 lọ
2. Kiddy 1 Lọ
3. Efferangan 6 gói

Ngày12 tháng 6 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh

BS. Trần Bá Nguyên

KHÔNG DÙNG QUÁ LIỀU CHỈ ĐỊNH

Sở Y Tế Phú Thọ MS: 17D/BV-01


Bệnh viện Đa khoa Cẩm Khê Số: 20

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Hoàng Ngọc Hưng Tuổi:60


Địa chỉ : Cẩm Khê- Phú Thọ
Chẩn đoán bệnh: Thấp Khớp mãn
Chỉ định dùng thuốc:
1.Prednisolon 5 mg 50 viên Ngày 2 viên
2. Ibuprofen 250 mg 20 viên ngày 4 viên chia 2 lần
3. Bcomlex 20 viên

Ngày12 tháng 6 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
BS. Trần Bá Nguyên
KHÔNG DÙNG QUÁ LIỀU CHỈ ĐỊNH

177
Bài 4
THUỐC VITAMIN

MỤC TIÊU
1. Nhận dạng và chỉ ra được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều lượng của một số thuốc Vitamin.
2. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm.
3. Phân tích được các bài tập tình huống
4. Thực hiện được phần nhận thức các thuốc trong nhóm theo các tiêu chí
5. Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài.

NỘI DUNG
1. Vitamin A
A, Qui cách đóng gói

 Viên nén 50.000 đơn vị quốc tế.


 Nang mềm 50.000 đơn vị quốc tế.
 Dung dịch uống (siro).
 Dung dịch tiêm bắp.
 Kem, thuốc bôi.
 Thuốc nhỏ mắt.
Một đơn vị quốc tế tương đương 0,3 microgam retinol.
Hàm lượng vitamin A trong thực phẩm thường được biểu thị dưới dạng đương
lượng retinol (RE: Retinol equivalent). Một RE bằng 1 microgam retinol và bằng 3,3
đơn vị quốc tế.

B, Cách dùng và liều lượng


- Nhu cầu hằng ngày của trẻ em là 400 microgam (1330 đvqt), và của người lớn
là 600 microgam (2000 đvqt) (theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam).
- Thiếu vitamin A và hậu quả của nó là một vấn đề lớn ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam và trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tác hại. Hàng năm,
ở Việt Nam có chiến dịch cho trẻ em uống vitamin A trên quy mô toàn quốc. Những
yếu tố chính làm cho tình trạng thiếu vitamin A xuất hiện là: chế độ ăn nghèo vitamin
A, nhiễm khuẩn (đặc biệt là sởi, bệnh hô hấp cấp) và ỉa chảy. Chương trình Tiêm
chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên cho trẻ 6 tháng tuổi uống thêm
100.000 đơn vị; liều này có tác dụng bảo vệ cho đến khi trẻ được tiêm phòng sởi vào
178
lúc 9 tháng tuổi, và vào lúc này có thể cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao uống thêm
một liều nữa. Ngoài ra, theo Chương trình chăm sóc sức khỏe, nên cho trẻ từ 1 đến 5
tuổi cứ 3 - 6 tháng một lần uống một liều 200.000 đơn vị. Tổ chức Y tế Thế giới cũng
khuyến dụ cho người mẹ uống 200.000 đơn vị ngay sau lúc sinh hoặc trong vòng 2
tháng sau khi sinh.
- Có thể uống vitamin A hằng ngày với liều thấp hoặc có thể uống liều cao hơn
nhưng phải cách quãng, thời gian cách nhau tùy theo liều uống nhiều hay ít để tránh
liều gây ngộ độc cấp hay mạn tính.
- Liều thường dùng cho người lớn và thiếu niên:
 Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
 Nam: 800 - 1000 microgam (2665 - 3330 đvqt).
 Nữ: 800 microgam (2665 đvqt).
 Người mang thai: 800 - 900 microgam (2665 - 3000 đvqt).
 Người cho con bú: 1200 - 1300 microgam (4000 - 4330 đvqt).
- Liều thường dùng cho trẻ em:
 Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
 Từ khi sinh đến 3 tuổi: 375 - 400 microgam (1250 - 1330 đvqt).
 4 - 6 tuổi: 500 microgam (1665 đvqt).
 7 - 10 tuổi: 700 microgam (2330 đvqt).
-Ðiều trị và phòng ngừa thiếu vitamin A có thể uống liều cao cách quãng như sau:
 Phòng ngừa thiếu vitamin A: Uống vitamin A (dạng dầu hay dạng nước, dạng
nước thường được ưa chuộng hơn). Có thể tiêm bắp chế phẩm vitamin A dạng tan
trong nước (dạng tan trong dầu được hấp thu kém). Ðể đề phòng bệnh khô mắt gây mù
loà thì cứ 3 - 6 tháng một lần uống một liều tương đương với 200.000 đơn vị. Trẻ dưới
1 tuổi uống liều bằng một nửa liều trên.
 Ðiều trị thiếu vitamin A: Ðể điều trị bệnh khô mắt thì sau khi chẩn đoán phải
cho uống ngay lập tức 200.000 đơn vị vitamin A. Ngày hôm sau cho uống thêm một
liều như thế. Sau hai tuần cho uống thêm một liều nữa. Nếu người bệnh bị nôn nhiều
hay bị ỉa chảy nặng thì có thể tiêm bắp 100.000 đơn vị vitamin A dạng tan trong nước.
Trẻ em dưới 1 tuổi dùng liều bằng nửa liều trên.
 Ðối với bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay bệnh gan mạn tính có ứ mật:
Thường cho người bệnh uống thêm vitamin A vì những người này thường bị thiếu hụt
vitamin A.
Một số bệnh về da: Thuốc bôi vitamin A được dùng để điều trị bệnh trứng cá hay vẩy
nến; ngoài ra còn dùng phối hợp với vitamin D để điều trị một số bệnh thông thường
của da kể cả loét trợt.
2. Vitamin D
A, Qui cách đóng gói

Một đơn vị quốc tế vitamin D bằng hoạt tính sinh học của 25 nanogam
ergocalciferol hay colecalciferol.
179
Ergocalciferol:
 Nang: 1,25 mg (Drisdol).
 Dung dịch uống: 0,2 mg/ml (Calciferol, Drisdol). 0,01 mg/giọt (Sterogyl); 15
mg/1,5 ml (Sterogyl 15A và Sterogyl 15H).
 Viên nén: 1,25 mg (Calciferol).
 Dung dịch để tiêm bắp: 12,5 mg/ml (Calciferol). 15 mg/1,5 ml (Sterogyl 15H).
Colecalciferol (INN: Colecalciferol):
 Dung dịch uống: 7,5 microgam/giọt (Adrigyl).
 Dung dịch uống và tiêm bắp: 5 mg/ml (Vitamin D3 BON).
Alfacalcidol:
 Nang: 0,25 và 1 microgam (Un - alfa).
 Dung dịch uống: 2 microgam/ml (Un - alfa).
 Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 2 microgam/ml (Un - alfa).
Calcifediol:
 Nang: 0,02 và 0,05 mg (Calderol).
 Dung dịch uống: 5 microgam/giọt (Dedrogyl).
Calcitriol:
 Nang: 0,25 và 0,5 microgam (Rocaltrol).
 Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 1 microgam/ml và 2 microgam/ml (Calcijex).
 Dihydrotachysterol:
 Nang: 0,125 mg (Hytakerol).
 Dung dịch uống đậm đặc: 0,2 mg/ml (DHT intensol).
 Viên nén: 0,125; 0,2 và 0,4 mg (DHT).
B, Cách dùng và liều lượng
Nhu cầu ergocalciferol và colecalciferol, lấy từ khẩu phần ăn, thay đổi theo
từng người. Liều lượng của vitamin D tùy thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của
hạ calci huyết. Liều phải được điều chỉnh theo từng người để duy trì nồng độ calci
huyết thanh ở 9 - 10 mg/decilít. Trong điều trị thiểu năng cận giáp, giả thiểu năng cận
giáp, giảm phosphat huyết kháng vitamin D liên kết X, giữa liều có hiệu quả và liều
gây độc có giới hạn hẹp.
Trong khi điều trị bằng vitamin D, người bệnh nên bổ sung đủ lượng calci từ
thức ăn, hoặc thực hiện điều trị bổ sung calci. Cần giảm liều vitamin D khi đã có cải
thiện triệu chứng và bình thường về sinh hóa hoặc khỏi bệnh ở xương, vì nhu cầu về
vitamin D thường giảm sau khi khỏi bệnh ở xương.
Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng còi xương:
Người lớn, người mang thai hoặc cho con bú: Uống 400 đvqt/ngày.
Trẻ em: Uống 200 - 400 đvqt/ngày.
Còi xương do dinh dưỡng (điều trị):
Uống 1000 đvqt/ngày, trong khoảng 10 ngày, nồng độ của Ca 2+ và phosphat
trong huyết tương sẽ trở về bình thường. Trong vòng 3 tuần, sẽ có biểu hiện khỏi bệnh
trên phim X quang. Tuy nhiên thường chỉ định liều 3000 đến 4000 đvqt/ngày để nhanh
khỏi bệnh, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp còi xương nặng ở ngực gây
cản trở hô hấp.
Còi xương kháng vitamin D hạ phosphat máu:
Dùng vitamin D kết hợp với phosphat vô cơ (thường uống kết hợp với 1 - 2
gam/ngày, tính theo phospho nguyên tố).
Dihydrotachysterol: Liều uống khởi đầu: 0,5 - 2 mg/ngày (cho đến khi lành
xương). Sau đó uống liều duy trì 0,2 - 1,5 mg/ngày.
Ergocalciferol:
Người lớn: Uống 250 microgam đến 1,5 mg/ngày.
180
Trẻ em: Uống 1 - 2 mg/ngày.

Còi xương phụ thuộc vitamin D:


Bệnh đáp ứng với liều sinh lý của calcitriol: Trẻ em hoặc người lớn, uống 1
microgam/ngày.
Loạn dưỡng xương do thận:
Ðiều trị bằng calcitriol sẽ tăng nồng độ Ca2+ trong huyết tương; sử dụng DHT
(dihydrotachysterol) hoặc 1 - OHD3 (alfacalcidol) cũng có hiệu quả, vì các chất này
không cần hydroxyl hóa ở thận để chuyển thành chất có hoạt tính. Mặc dù 25 - OHD3
(calcifediol) có thể có hiệu quả, song cần phải sử dụng liều cao.
Liều uống của calcitriol dùng cho người bệnh suy thận mạn tính có lọc máu:
Người lớn: 0,5 - 1 microgam/ngày.
Trẻ em: 0,25 - 2 microgam/ngày.
Liều calcitriol tiêm tĩnh mạch dùng cho người bệnh suy thận mạn tính, có lọc
máu: Người lớn: liều khởi đầu 0,5 microgam (0,01 microgam/kg), dùng 3 lần mỗi
tuần, sau đó tăng dần, nếu cần, cho tới 3 microgam, 3 lần mỗi tuần.
Dihydrotachysterol:
Người lớn: Uống 0,1 - 0,6 mg/ngày.
Trẻ em: Uống 0,1 - 0,5 mg/ngày.
Ergocalciferol:
Người lớn: Uống 500 microgam/ngày.
Trẻ em: Uống 100 microgam đến 1 mg/ngày. Liều từ 250 microgam đến 7,5 mg
được khuyến cáo dùng để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở mức bình thường.
Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp:
DHT đã được dùng để điều trị bệnh này vì DHT có tác dụng nhanh, thời gian
tác dụng ngắn và tác dụng huy động khoáng từ xương mạnh hơn vitamin D. Calcitriol
có tác dụng trong điều trị thiểu năng cận giáp và ít nhất là một vài dạng của giả thiểu
năng cận giáp mà nồng độ calcitriol nội sinh thấp dưới mức bình thường. Tuy nhiên,
nhiều người thiểu năng cận giáp có đáp ứng với bất cứ dạng nào của vitamin D.
Calcitriol có thể là thuốc được lựa chọn để điều trị tạm thời hạ calci máu trong khi chờ
một dạng vitamin D tác dụng chậm đạt hiệu quả.
Calcitriol: Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Uống liều khởi đầu thông
thường là 0,25 microgam/ngày; phần lớn người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên cần uống
calcitriol với liều 0,5 - 2 microgam/ngày; đa số trẻ em từ 1 - 5 tuổi cần uống calcitriol
với liều 0,25 - 0,75 microgam/ngày.
Dihydrotachysterol:
Người lớn: Uống liều khởi đầu 0,75 - 2,5 mg/ngày, trong vài ngày, sau đó uống
liều duy trì 0,2 - 1 mg hàng ngày.
Trẻ em: Uống liều khởi đầu 1 - 5 mg/ ngày, trong 4 ngày, sau đó duy trì liều
như trên hoặc giảm liều bằng 1/4 liều khởi đầu.
Ergocalciferol:
Người lớn: Uống liều 0,625 - 5 mg/ngày.
Trẻ em: Uống liều 1,25 - 5 mg/ngày.
Loãng xương:
Dihydrotachysterol: Uống 0,6 mg/ngày, phối hợp với bổ sung calci và fluorid.
Ergocalciferol: Uống 25 - 250 microgam/ngày, phối hợp với bổ sung calci và fluorid.

181
3. Vitamin K
A, Qui cách đóng gói

+ Vitamin K1:
Viên bọc đường 10mg.
Ống tiêm 1ml: 0,05g.
+ Vitamin K3:
Viên nén 2 – 5 – 10mg.
Ống tiêm: 1ml có 5mg
B, Cách dùng và liều lượng
+ Vitamin K1:
Uống 40 – 60mg/ngày.
Tiêm bắp 20 – 40mg/ngày.
+ Vitamin K3:
Tác dụng mạnh hơn Vitamin K1.
Uống, tiêm bắp 5 – 10mg/ngày.
4. Vitamin E
A, Qui cách đóng gói

Viên nén hoặc viên bao đường 10, 50, 100 và 200 mg dl - alphatocopheryl
acetat.
Nang 200 mg, 400 mg, 600 mg.
Thuốc mỡ 5 mg/1 g.
ỐNG TIÊM DUNG dịch dầu 30, 50, 100 hoặc 300 mg/1 ml; tiêm bắp.
B, Cách dùng và liều lượng
Liều khuyến cáo thay đổi, 1 phần do hoạt tính khác nhau của các chế phẩm.
Tuy vậy, liều khuyến cáo hàng ngày gấp 4 đến 5 lần khẩu phần khuyến cáo hàng ngày
(RDA), hoặc từ 40 đến 50 mg d - alphatocopherol trong hội chứng thiếu hụt vitamin E.
182
Xơ nang tuyến tụy: 100 - 200 mg dl - alphatocopheryl acetat hoặc khoảng 67
đến 135 mgd-alphatoco-pherol.
Bệnh thiếu betalipoprotein - máu: 50 - 100 mg dl - alphatocopheryl acetat/kg
hoặc 33 đến 67 mg d - alphatocopherol/kg.
Dự phòng bệnh võng mạc do đẻ thiếu tháng: 15 - 30 đơn vị/kg (10 - 20 mg
alphatocopherol tương đương/kg) mỗi ngày để duy trì nồng độ tocopherol huyết tương
giữa 1,5 - 2 microgam/ml.
Dự phòng: 10 - 20 mg hàng ngày. Tương tác thuốc
Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăng thời gian đông
máu.
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc (như kém hấp thu khi
dùng cholestyramin).
5. Vitamin C
A, Qui cách đóng gói

Nang giải phóng kéo dài: 500 mg; viên hình thoi:60 mg; viên nén: 50 mg; 100
mg; 250 mg; 500 mg; 1g; viên nén, có thể nhai: 100 mg; 250 mg; 500 mg, 1 g; viên
nén giải phóng kéo dài: 500 mg; 1 g; 1,5 g; viên sủi bọt 1g; ống tiêm: 100 mg/ml, 250
mg/ml, 500 mg/ml.
B, Cách dùng và liều lượng
Cách dùng:
Thường uống vitamin C. Khi không thể uống được hoặc khi nghi kém hấp thu,
và chỉ trong những trường hợp rất đặc biệt, mới dùng đường tiêm. Khi dùng đường
tiêm, tốt nhất là nên tiêm bắp mặc dù thuốc có gây đau tại nơi tiêm.
Liều lượng:
Bệnh thiếu vitamin C (scorbut):
Dự phòng: 25 - 75 mg mỗi ngày (người lớn và trẻ em).
Ðiều trị: Người lớn: Liều 250 - 500 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít
nhất trong 2 tuần.
Trẻ em: 100 - 300 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần.
Phối hợp với desferrioxamin để tăng thêm đào thải sắt (do tăng tác dụng chelat - hóa
của desferrioxamin) liều vitamin C: 100 - 200 mg/ngày.
Methemoglobin - huyết khi không có sẵn xanh methylen: 300 - 600 mg/ngày
chia thành liều nhỏ.

183
6. Vitamin B1
A, Qui cách đóng gói

- Chế phẩm (dạng muối hydroclorid):


Viên nén, hàm lượng từ 5-500mg. Thuốc tiêm uống 100 và 200mg
B, Cách dùng và liều lượng
- Liều dùng:
Trị bệnh beri - beri: 40-100mg/24h
Đau dây thần kinh: 100-500mg/24h
7. Vitamin B6
A, Qui cách đóng gói

- Chế phẩm: viên nén từ 5mg - 500mg, dung dịch tiêm 100mg/mL
B, Cách dùng và liều lượng
- Liều dùng:
+ Phòng bệnh: người lớn 2-2,5mg/24h. Trẻ em 0,5-2mg/24h
+ Điều trị: từ 500mg-1000mg/24h tuỳ thuộc vào mức độ thiếu.
Không nên dùng đồng thời với L-Dopa vì làm giảm tác dụng của L-Dopa khi
điều trị bệnh Parkinson.
8.Vitamin B9

- Chế phẩm:
184
- Viên nén, viên nang 0,4; 0,8; 1 và 5mg
Ống tiêm 2,5 và 5mg/mL, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Liều dùng:
+ Điều trị thiếu máu hồng cầu to:
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: 5mg/24h
Trẻ em dưới 1 tuổi: 500g/kg/24h
+ Bổ sung cho phụ nữ mang thai: 200-400g/24h.
9. Vitamin B12
A, Qui cách đóng gói

- Chế phẩm:
Cyanocobalamin: (Redisol) ống 30, 100, 500 và 1000g
Hydroxocobalamin (Codroxomin) ống tiêm các hàm lượng từ 50-5000g, dạng
viên 200, 500 và 1000g.
Ngoài ra có nhiều dạng chế phẩm phối hợp với vitamin B1, B6 (Nevramin,
H5000) hoặc acid folic, sắt (Ferrimax), calci gluconat (Arphos)…
- Liều dùng
Điều trị thiếu máu: khởi đầu 100-1000g/24h, dùng hàng ngày hoặc cách ngày,
liên tục trong 1-2 tuần; duy trì: 100-1000g/lần/tháng.
Điều trị viêm dây thần kinh: thường phải dùng liều cao và dùng dạng tiêm từ
500-5000g/ngày.
10. Vitamin PP
A, Qui cách đóng gói

- Chế phẩm:
Viên nén, viên nang 25-750mg
Cồn ngọt 50mg/5mL
Dung dịch tiêm 100mg/mL
Có trong thành phần của nhiều biệt dược phối hợp
- Liều dùng:

185
Phòng bệnh: 50-200mg/24h
Điều trị: 200-500mg/24h
Yêu cầu sinh viên thực hành cần
* Quan sát kỹ đặc điểm, quy cách đóng gói, nhãn thuốc
* Ghi chép các đặc điểm của từng thuốc về:
- Tên thuốc, tên quốc tế, tên khác, tên biệt dược
- Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng
- Đặc điểm, màu sắc, quy cách đóng gói...
- Tác dụng, tác dụng phụ
- Chỉ định, chống chỉ định
- Cách dùng, liều lượng và chú ý khi dùng.
- Chế độ và kỹ thuật bảo quản, hạn dùng của thuốc.
* Nhận xét chất lượng bằng cảm quan.
* Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài
Bài tập tình huống 1: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc Vitamin cho bệnh nhân
A (nữ giới, 27 tuổi, nặng 50kg) bị trứng cá.
Bài tập tình huống 2: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc Vitamin đã được học
cho bệnh nhân B (nam giới, 52 tuổi, cao 1m65 nặng 50 kg) bị suy nhược cơ thể, viêm
đa dây thần kinh.
Bài tập tình huống 3: Anh chị tập lựa chọn và hướng dẫn sử dụng thuốc
Vitamin B1, B2, B6, B9, B12, C, A, E, D cho trẻ em bị suy nhược cơ thể (3 tuổi nặng
14kg)

Sở y tế Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa Yên lập

ĐƠN THUỐC

Họ tên:.Chu Quỳnh Trang Tuổi: 30 nữ


Địa chỉ: Hương lung- Yên lập

Chẩn đoán: Suy nhược cơ thể


Chỉ định dùng thuốc:
1. Fumafer B9 1 viên/lần. 2 viên/ngày 60 viên
2. Multivitamin sủi viên/lần. 2 viên/ngày 2 tuýp
3. Sắt (II) Oxalat 1 viên/lần.2 viên/ngày 60 viên
4. Acid Folic 1 viên/lần/ngày 30 viên
5. Vitamin B12 1viên/lần/ngày 30 viên

Ngày 4 tháng 11 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

186
Bộ Y tế
Bệnh viện Bạch Mai MS: 17 D/BV-01

ĐƠN THUỐC

Họ tên:. Nguyệt Anh Tuổi: 12


Địa chỉ: Khương Thượng- Hà Nội

Chẩn đoán: Thấp khớp cấp


Chỉ định dùng thuốc:
1. Hydrocortison 125 mg 6 lọ
Tiêm trong 6 ngày
2. Vitamin C 0,1 g 100 viên
3. Vitamin B6 100 viên

Ngày 4 tháng 11 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

187
Bài 5
THUỐC KHÁNG SINH

MỤC TIÊU
1. Nhận dạng và chỉ ra được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều lượng của một số thuốc kháng sinh.
2. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm.
3. Phân tích được các bài tập tình huống
4. Thực hiện được phần nhận thức các thuốc trong nhóm theo các tiêu chí
5. Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài.

NỘI DUNG
1. Benzyl penicilin(Penicilin Gpotassium) (Penicilin G sodium)
A, Qui cách đóng gói

Lọ, ống chứa bột hoà tan trong nước để tiêm, hàm lượng 500.000 đv, 1 triệu đv
B, Cách dùng liều lượng
- Người lớn
Tiêm bắp: Dùng 500.000 - 1.000.000 đv/24 giờ, chia làm 3 - 4 lần, có thể dùng
tới 2 - 3 triệu đvqt trong 24 giờ. Trường hợp bệnh nặng (viêm màng não, viêm màng
bụng) có thể truyền 10 triệu - 20 triệu đv/24 giờ.
Tiêm truyền tĩnh mạch (pha vào dung dịch Natri clorid 0.9%), liều dùng theo
chỉ định của y bác sĩ. Dùng dưới dạng bột tiêm đóng lọ 500.000 hoặc 1.000.000 đv.
2. Benzathin benzyl penicilin (Penicilin G benzathin) (Benzetacil) (Bicillin)
A, Qui cách đóng gói

Lọ thuốc bột tiêm 1.200.000 - 2.400.000đv.


B, Cách dùng liều lượng
- Uống:
Người lớn dùng 800.000 - 1.200.000 đv/ngày, chia làm 2 - 3 lần dưới dạng
viên nén 200.000 đv hoặc dịch treo 150.000/đv/5ml.
188
Trẻ em dùng 300.000 - 900.000đv/ngày, chia làm 2 - 3 lần, dạng thuốc như
trên.
- Tiêm bắp:
Cứ 3 - 7 ngày tiêm một lần (hoặc cách xa hơn nữa khi dùng ở liều cao) 600.000
- 1.200.000đv.
3. Amoxycilin (Amociline) Augmentin ( Amoxicilin + Acid Clavulanic)
A, Qui cách đóng gói

Viên nén, viên nang 125, 250, 500mg, 1g; bột pha hỗn dịch: gói 250mg; bột
pha tiêm: lọ 500mg, 1g
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 0,25g/lần. Uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày uống 3 lần
4. Ampicilin (Ampilin) (Unasyn)

A, Qui cách đóng gói


Viên nén 250, 500mg Hỗn dịch uống 125, 250mg
Lọ bột pha tiêm tĩnh mạch hay tiêm truyền hàm lượng 125, 250, 500mg, 1g, 2g,
10g.
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 0,5g – 1g/ lần x 4lần/ ngày. Uống trước bữa ăn 1 giờ.
Tiêm bắp hay tĩnh mạch: 0,5 – 1g/lần x 4 lần/ ngày.
5. Cephalexin
A, Qui cách đóng gói

189
Viên nang 250 mg, 500 mg
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 1 - 4g/ngày chia làm 3 - 4 lần.
Trẻ em uống 25 - 50mg/kg thể trọng/24 giờ.
6.Cefotaxim (Claforan):
A, Qui cách đóng gói

Dạng thuốc: lọ 1g
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 2g/24 giờ.
7. Streptomycin:
A, Qui cách đóng gói

Lọ 1g
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn tiêm bắp 1g/24giờ. Tiêm 1 lần.
Người già yếu hay người có vóc nhỏ bé dùng 500mg/24 giờ.

190
8. Gentamicin:
A, Qui cách đóng gói

Ống 40 – 80mg.
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn tiêm bắp 3mg/kg/24 giờ. Tiêm 1 lần/ngày.
Chú ý: không tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, không nên dùng quá 10 ngày liền
9. Amikacin:
A, Qui cách đóng gói

Dung dịch tiêm amikacin sulfat (có sulfit để bảo quản): 1 ml chứa 50 mg (dùng
cho trẻ em) và 250 mg amikacin base
Bột amikacin sulfat để pha tiêm (không có sulfit): Lọ 250 mg hoặc 500 mg bột
(tính theo amikacin base) kèm theo tương ứng 2 ml hoặc 4 ml dung môi (nước để pha
thuốc tiêm)
B, Cách dùng liều lượng
Cách dùng: Amikacin sulfat dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Ðể truyền tĩnh
mạch, đối với người lớn, pha 500 mg amikacin vào 100 - 200 ml dịch truyền thông
thường như dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%. Liều thích hợp amikacin
phải truyền trong 30 - 60 phút
Ðối với trẻ em, thể tích dịch truyền phụ thuộc vào nhu cầu người bệnh, nhưng
phải đủ để có thể truyền trong 1 - 2 giờ ở trẻ nhỏ, hoặc 30 - 60 phút ở trẻ lớn
Liều lượng: Liều amikacin sulfat được tính theo amikacin và giống nhau khi
tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Liều lượng phải dựa vào cân nặng lý tưởng ước lượng
Liều thông thường đối với người lớn và trẻ lớn tuổi, có chức năng thận bình
thường là 15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần
Liều hàng ngày không được vượt quá 15 mg/kg hoặc 1,5 g
Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non: Liều nạp đầu tiên 10 mg/kg, tiếp theo là 7,5 mg/kg
cách nhau 12 giờ/lần
Hiện nay có chứng cứ là tiêm aminoglycosid 1 lần/ngày, ít nhất cũng tác dụng
bằng và có thể ít độc hơn khi liều được tiêm làm nhiều lần trong ngày
Ở người có tổn thương thận, nhất thiết phải định lượng nồng độ amikacin huyết
thanh, phải theo dõi kỹ chức năng thận và phải điều chỉnh liều.
191
Căn cứ vào nồng độ thuốc trong huyết thanh và mức độ suy giảm của thận, đối
với người suy thận, có thể dùng các liều 7,5 mg/kg thể trọng, theo các khoảng cách
thời gian ghi trong bảng dưới đây, tùy thuộc vào nồng độ creatinin huyết thanh hoặc
vào độ thanh thải creatinin
10. Lincomycin:
A, Qui cách đóng gói

+ Nang trụ hay viên bọc đường 250 – 500mg.


+ Lọ thuốc bột 250 – 500mg.
+ Ống tiêm 300 – 600mg.
B, Cách dùng liều lượng
Uống 1,5 – 2g/24 giờ chia 2 lần. Uống xa bữa ăn.
Tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch 0,6 – 1,5/24giờ (không tiêm trực tiếp vào tĩnh
mạch).
11.Clindamycin:
A, Qui cách đóng gói

Nang trụ 70mg – 150mg.


Ống tiêm: 4ml có 600mg.
B, Cách dùng liều lượng
Uống 150 – 300mg/lần x 4 lần/ngày.
Tiêm bắp 600mg – 2400mg/24 giờ chia làm 2 – 4 lần, không tiêm trực tiếp vào
tĩnh mạch

192
12. Erythromycin
A, Qui cách đóng gói

Viên nén hoặc viên nang 250 – 500mg.


Gói thuốc bột cho trẻ em không đắng có mùi thơm 125 – 250mg
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 1 – 2g/24 giờ chia 4 lần, uống sau bữa ăn.
13.Spiramycin: (Rovamycine)
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 1,5 – 3 triệu UI.


Người lớn uống 3 triệu UI/lần x 2 – 3 lần/ngày.
14. Azithromycin (AZ 500, Acizit 250)
A, Qui cách đóng gói

Nang 250 mg và 500 mg azithromycin


Bột pha hỗn dịch uống 200 mg azithromycin/5 ml
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn chỉ cần uống 500mg/1 lần. Ngày 1 lần x 3 ngày

193
15. Cloramphenicol (Clocid, Beoxid)
A, Qui cách đóng gói

Viên nén, viên nang 250 – 500mg.


Lọ thuốc bột 1g.
Viên đặt âm đạo 250mg.
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 1,5 – 2g/ngày, chia 4 lần.
Tiêm bắp 1 – 3g/ngày.
Đặt sâu âm đạo 250mg trước khi ngủ để điều trị nhiễm trùng tại chỗ.
16. Tetracyclin: (Servitet 500mg)
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 250mg


Thuốc mỡ tra mắt
B, Cách dùng liều lượng
Liều dùng: người lớn uống 0,25 – 0,5g/lần. Ngày 4 lần, uống với nhiều nước
(không uống cùng với sữa).
17. Doxycyclin
A, Qui cách đóng gói

Dịch treo uống 50 mg/5 ml.


194
Thuốc nang 50 mg, 100mg.
Nang giải phóng chậm 100 mg.
Viên bao phim 100 mg.
Bột để tiêm truyền tĩnh mạch 100 mg, 200mg
B, Cách dùng liều lượng
Ngày đầu uống 200mg, uống 1 lần sau khi ăn, những ngày sau uống 100mg.
18. Norfloxacin: Loravax, Effectsal
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 200 – 400mg


Dung dịch tra mắt 0,3%.
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 400/lần x 2 – 3 lần/ngày, uống xa bữa ăn, uống với nhiều nước.
19. Ciprofloxacin: Cinfax, cipchem
A, Qui cách đóng gói

Viên nén 250mg – 500mg – 750mg.


Lọ 200mg/100ml.
B, Cách dùng liều lượng
Người lớn uống 250mg – 750mg/lần, 1 – 2 lần/24 giờ, uống xa bữa ăn, uống
với nhiều nước.
Tiêm truyền TM 200mg/lần, 2 – 3 lần/ 24 giờ.
Yêu cầu sinh viên thực hành cần
* Quan sát kỹ đặc điểm, quy cách đóng gói, nhãn thuốc
* Ghi chép các đặc điểm của từng thuốc về:
- Tên thuốc, tên quốc tế, tên khác, tên biệt dược
- Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng
- Đặc điểm, màu sắc, quy cách đóng gói...
- Tác dụng, tác dụng phụ
- Chỉ định, chống chỉ định
195
- Cách dùng, liều lượng và chú ý khi dùng.
- Chế độ và kỹ thuật bảo quản, hạn dùng của thuốc.
* Nhận xét chất lượng bằng cảm quan.
* Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài
Bài tập tình huống 1: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc cho bệnh nhân nhi (8
tháng tuổi, 9kg) bị sốt, viêm phế quản kèm theo có ho và đờm đặc quánh.
Bài tập tình huống 2: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc cho bệnh nhân A (nam
giới, 30 tuổi, cao 1m70, nặng 70 kg chức năng gan thận bình thường) bị bệnh giang
mai.
Bài tập tình huống 3: Anh chị hãy tập lựa chọn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân
B (nữ giới, 30 tuổi, nặng 50 kg) bị viêm da trứng cá.
Bài tập tình huống 4: Anh chị hãy tập lựa chọn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân
B (nữ giới, 30 tuổi, nặng 50 kg) bị viêm bộ phận sinh dục (bộ phận sinh dục bị ngứa
nóng rát âm đạo, ra nhiều khí hư có mùi hôi, đau khi giao hợp, âm đạo có xuất huyết
nhẹ).
Bài tập tình huống 5: Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc cho bệnh nhân A (nam
giới, 30 tuổi, cao 1m70, nặng 70 kg chức năng gan thận bình thường) bị bệnh lậu.
Bài tập tình huống 6 : Anh (chị) hãy tập lựa chọn thuốc cho bệnh nhân A (nữ
giới, 30 tuổi, cao 1m70, nặng 50 kg) bị viêm tai giữa.

Phân tích đơn thuốc


Đơn 1
Bộ Y tế
Bệnh viện Nhi TW MS: 17 D/BV-01

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Nguyễn Bá Quang Tuổi: 15 tháng tuổi nam


Địa chỉ: Từ Liêm- Hà Nội

Chẩn đoán: Viêm phổi


Chỉ định dùng thuốc:
1. Efferagal 80 mg ngày 2-3 lần mỗi lần 1 gói
2. Acemuc 200 mg ngày 2 lần mỗi lần 1 gói (dùng 5 ngày)
3. Cefixim 50 mg ngày 2 lần mỗi lần 1 gói (dùng 5-7 ngày)
Ngày 4 tháng 11 năm 2013
Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

196
Đơn 2

Bộ Y tế
Bệnh viện Bạch Mai MS: 17 D/BV-01
ĐƠN THUỐC

Họ tên: Nguyễn Bá Quang Tuổi: 17 nam


Địa chỉ: Thanh Xuân- Hà Nội
Chẩn đoán: Thủy đậu
Chỉ định dùng thuốc:
1. Vitamin C (Ascorbic 500 mg): 20 viên, uống ngày 2 lần (sáng - tối)
2. Paracetamol 500 mg uống ngày 2 lần mỗi lần 1 viên (dùng khi có sốt)
2. dd xanhmetylen: chấm vào nốt mụn nước.
3. Cloramphenicol 0.4% nhỏ dự phòng ngày 4 lần cách nhau 4-5h
4. Acyrclovir 400 mg1 viên/lần.2 viên/ngày cách nhau 12h uống trong 5-7
ngày
5. Acyrclovir dạng kem bôi chấm vào các nốt (cả các nốt nhỏ)
Ngày 4 tháng 11 năm 2013
Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

Đơn 3
Bộ Y tế
Bệnh viện Bạch Mai MS: 17 D/BV-01

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Nguyễn Thị Sen Tuổi: 18 nữ


Địa chỉ: Khương Thượng- Hà Nội

Chẩn đoán: Viêm da tiết bã nhờn


Chỉ định dùng thuốc:
1. Tretionin 0.05% 1 tuýp
2. Tretionin 1 viên/lần. 2 lần/ngày 60 viên
3. Doxycylin 1 viên/lần/.2lần/ ngày 3 vỉ

Ngày 4 tháng 11 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

197
Đơn 4

Sở Y Tế Hà Nội
Phòng Khám Sản Hà Nội MS: 17 D/BV-01

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Hoàng Thành Trung Tuổi 28 nam


Địa chỉ: Đống Đa- Hà Nội

Chẩn đoán: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới do vi khuẩn


Chỉ định dùng thuốc:
1. Betadin sát trùng 1 chai
2. Ciplofloxacin 250 mg ngày 3 lần mỗi lần 1 viên uống trong 10 ngày

Ngày 4 tháng 11 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này


Đơn 5

Bộ Y tế
Bệnh viện Bạch Mai MS: 17 D/BV-01

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Nguyễn Văn Nam Tuổi: 60 nam


Địa chỉ: Khương Hạ- Hà Nội

Chẩn đoán: Viêm tai ngoài


Chỉ định dùng thuốc:
1. Polymycin B 0,25% nhỏ vào tai ngày 3 lần

Chú ý: Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc

Ngày 4 tháng 11 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

198
Đơn 6

Bộ Y tế
Bệnh viện Bạch Mai MS: 17 D/BV-01

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Nguyễn Văn Bình Tuổi: 50 nam


Địa chỉ: Khương Hạ- Hà Nội
Chẩn đoán: Viêm tai giữa
Chỉ định dùng thuốc:
1. Gentamycin 0.3% nhỏ vào tai ngày 3 lần
2. Ciprofloxacin 250 mg ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên uống với nhiều nước (7
ngày)

Ngày 4 tháng 11 năm 2013


Bác sỹ khám bệnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khám lại xin mang theo đơn này

199

You might also like