You are on page 1of 1

LỊCH SỬ ĐỀ 112

Câu 1: -Diễn biến cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917
+ Trải qua 1 thời gian đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng, tháng
10/1917, Đảng Bôsêvich Nga đã quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân
dân Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật rời Phần lan về nước để trực tiếp chỉ đạo
cách mạng.
+ Đêm 24/10/ 1917, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nga đã bùng nổ tại thàng
phố Matxcova và nhanh chóng giành thắng lợi.
+ Đầu năm 1918, cách mạng đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga
rộng lớn.
-Kết quả: Cách mạng tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi vẻ vang, các
Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời thì bị bắt, còn thủ tướng Kerenski phải
chạy trốn ra nước ngoài. Cách mạng tháng 10 nga thành công đã lật đổ chính
quyền tư sản trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu 2: + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội
nghị hòa bình ở Vécxai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân
chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống Vécxai -
Oasinhtơn.
+Hệ thống Véxai - Oasinh tơn mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước
thắng trận. Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận,
gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
+Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc Liên thành lập với sự tham gia của
44 nước.
Câu 3: -Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách,
biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã
hội, được gọi chung là Chính sách mới. Với các biện pháp:
+ Giải quyết  nạn thất nghiệp;
+ Phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng;
+ Phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
-Tác dụng đối với nước Mỹ là:
+Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
+Khôi phục được sản xuất.
+Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
+Duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Câu 4: Những việc em sẽ làm để thế giới không còn chiến tranh là:
+Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không
kì thị phân biệt màu da
+Có ý thức học tập và rèn luyện để là một công dân xứng đáng giúp đất nước
luôn trở nên vững bền, giàu mạnh.
+Học tập thật tốt ,giúp đỡ nước nhà và luyện tính dùng thương lượng và đàm
phán để giải quyết mâu thuẫn xung đột
+Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa
phương tổ chức

VẬT LÝ 112
Câu 1: a.Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng
của đoạn mạch đó và có  trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong
một đơn vị thời gian. Hoặc bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và
cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó:
P=A/t=UI
b. -Mối liên hệ giữa P và U: P tỉ lệ thuận với U
-Mối liên hệ giữa P và I: P tỉ lệ thuận với I
-Khi R tăng 4 lần và hiệu điện thế không đổi thì công suất giảm 2 lần vì P tỉ
lệ nghịch với R mũ 2 (P=U/R mũ 2)
Câu 2: -Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện là
suất điện động của nguồn điện.
-Định nghĩa: Suất điện động E của một nguồn điện được đo bằng thương số
giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q
ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó
-Biểu thức: E=A/q (đơn vị: V)
Câu 3: -Bản chất dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược
chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
-Ở điều kiện bình thường chất khi không dẫn điện vì các phân tử chất khí
luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
Câu 4, 5, 6, 7: bài tập tính toán

VẬT LÝ 111
Câu 1: a. -Điều kiện để có dòng điện trong mạch là cần phải duy trì một hiệu
điện thế giữa 2 đầu vật dẫn
-Công dụng của nguồn điện là cung cấp dòng điện để các thiết bị điện hoạt
động
b.-Hiện tượng đoản mạch: 1 mạch điện kín khí điện trở mạch ngoài Rn rất
nhỏ (Rn=0)thì ta nói nguồn điện bị đoản mạch, khi đó cường độ dòng điện I
chạy qua mạch đạt giá trị rất lớn.    I=E/r
Câu 2: - Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi
theo thời gian. Trong đó, q là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật
dẫn trong khoảng thời gian t.
-Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng thương số của điện
lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng và vật dẫn trong khoảng thời gian
∆t và khoảng thời gian đó.
I=tam giác q/tam giác t
Câu 3: -Bản chất của dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng
của các electron dưới tác dụng của điện trường.
-Kim loại dẫn điện tốt hơn vì mật độ các êlectron tự do trong kim loại nhiều,
tốc độ của chuyển động có hướng của êlectron nhanh do ít bị cản trở.
Câu 4, 5, 6, 7: bài tập tính toán

You might also like