You are on page 1of 3

ĐỊA LÝ 017

Câu 1: *Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế:


Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
(Kinh tế, Văn hóa, Khoa học…).
Biểu hiện
-Thương mại thế giới phát triển mạnh
+Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao
+Hình thành tổ chức thương mại toàn cầu WTO
-Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
+Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh
+Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ.
-Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
+Hình thành mạng lưới liên kết tài chính
+Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB…đóng vài trò to lớn trong nền
kinh tế - xã hội.
-Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
+Số lượng các công ty xuyên quốc gia ngày càng nhiều
+Nắm trong tay một khối lượng tài sản lớn.
*Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế
-Tích cực: Thúc đẩy phát triển và tăng cường kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu
tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
-Thách thức: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các nước.
Câu 2: -Đặc điểm tự nhiên của Châu Phi:
+Khí hậu đặc trưng: khô nóng.
+Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan rừng.
+Tài nguyên: giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt,
mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốt pho…; Rừng chiếm diện tích khá
lớn phân bố ở nhiều nơi với nhiều loại: rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô…;
tài nguyên đang bị khai thác mạnh.
+Sông ngòi: Sông Nil có giá trị nhất.
-Giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên của
Châu Phi:
+Phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên của đất nước.
+Liên kết với nhau để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất giữa các
nước trong khu vực.
+Học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.
+Áp dụng các biện pháp thủy lợi nhằm hạn chế sự khô hạn
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế
của Liên Bang Nga
-Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
-Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng
giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến
việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
-Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho
việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
-Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung
cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những
ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
-Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu
và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế
mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
-Quá trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ
yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này
làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.
-Có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa thuận lợi cho phát triển kinh tế
Câu 4: a. Vẽ biểu đồ
b.Nhận xét biểu đồ:
Nhìn chung ở Trung Quốc cả thời kì 1995 - 2015 thì tỉ lệ xuất khẩu nhỏ hơn
so với nhập khẩu. Tỉ lệ xuất khẩu lớn nhất ở năm 2015 và nhỏ nhất ở năm
2004, lần lượt đạt ngưỡng 57,6% và 51,4%, tương đương với mức tỉ lệ nhập
khẩu là 42,4% và 48,6%. Năm 1995 là năm có tỉ lệ xuất khẩu lớn thứ 2, ở
mức 53,5% và đứng ở vị trí thứ 3 là năm 2010 với tỉ lệ 53,1%. Tỉ lệ nhập
khẩu của các năm 2010 và 1995 lần lượt đứng vị trí 2 và 3, đạt mức 46,9% và
46,5%.
ĐỊA LÝ ĐỀ 018
Câu 1: *Đặc điểm tự nhiên của vùng phía Tây:
- Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng Bắc -
Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là
những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu:
+ Vùng ven biển TBD: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.
+ Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì…; tài nguyên năng lượng
phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.
*Đặc điểm tự nhiên của vùng phía Đông (bao gồm dãy núi già Apalat và các
đồng bằng ven Đại Tây Dương.)
- Dãy Apalat:
+ Địa hình: cao TB 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.
+ Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.
+ Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng…
- ĐB ven Đại Tây Dương:
+ Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.
+ Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.
+ Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu…
Câu 2: *Biến đổi khí hậu qoàn cầu
-Nguyên nhân:
+ Khí CO2 tăng đáng kể.
+ Khí thải công nghiệp và sinh hoạt.
+ Khí CFCs
-Hậu quả:
+Băng 2 cực tan dẫn đến mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt ở nhiều nơi.
+ Thiên tai bất thường.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
-Giải pháp:
+ Sử dụng hệ thống công nghệ để xử lí các khí độc trước khi thải ra bầu khí
quyển.
+ Trồng và bảo vệ rừng.
*Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
-Nguyên nhân:
+Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí.
+ Sự cố tràn dầu, đắm tàu, rửa tàu…
-Hậu quả:
+ Con người thiếu nước sạch sinh hoạt.
+ Sinh vật biển bị đe dọa, cảnh quan biển bị hủy hoại.
-Giải pháp:
+Xử lí nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi đổ vào sông ngòi, biển.
+ Xử phạt nặng những xí nghiệp nhà máy xả thải bừa bãi.
Câu 3: *Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ phát triển:
- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện…
+ Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.
- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các
ngành CN truyền thống, tăng các ngành CN hiện đại.
*Sự thay đổi về cơ cấu và phân bổ của nền công nghiệp hoa kỳ:
-Về cơ cấu:
+ Giảm tỉ trọng các ngành sản xuất truyền thống: luyện kim, dệt, gia công đồ
nhựa... Tăng tỉ trọng các ngành sản xuất hiện đại: hàng không, vũ trụ, điện tử.
+ Giảm mức độ tập trung công nghiệp ở vùng Đông Bắc, mở rộng hoạt động
sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương.
-Về phân bổ:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành CN
hiện đại
*Giải thích:
+ Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới,
kinh tế Hoa Kì đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát
triển các ngành công nghiệp hiện đại, mũi nhọn nhằm mang lại năng suất và
giá trị sản phẩm.
+ Giảm các ngành CN truyền thống sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lao
động, gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
+ Mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái
Bình Dương vì 2 vùng này giáp biển thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và là
2 vùng có tài nguyên phong phú.
Câu 4: a.Vẽ biểu đồ
b.Nhận xét biểu đồ:
Nhìn chung ở Trung Quốc cả thời kì 1995 - 2015 thì tỉ lệ xuất khẩu nhỏ hơn
so với nhập khẩu. Tỉ lệ xuất khẩu lớn nhất ở năm 2015 và nhỏ nhất ở năm
2004, lần lượt đạt ngưỡng 57,6% và 51,4%, tương đương với mức tỉ lệ nhập
khẩu là 42,4% và 48,6%. Năm 1995 là năm có tỉ lệ xuất khẩu lớn thứ 2, ở
mức 53,5% và đứng ở vị trí thứ 3 là năm 2010 với tỉ lệ 53,1%. Tỉ lệ nhập
khẩu của các năm 2010 và 1995 lần lượt đứng vị trí 2 và 3, đạt mức 46,9% và
46,5%.
CÔNG NGHỆ 112:
Câu 1: *Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm
*So sánh cách xây dựng hình chiếu phối cảnh và hình chiếu trục đo
- Giống nhau: Đều sử dụng phép chiếu để vẽ vật thể.
- Khác nhau:
+Phép chiếu của hình chiếu phối cảnh là phép chiếu song song còn phép
chiếu của hình chiếu trục đo là phép chiếu xuyên tâm
+Hình chiếu phối cảnh có 2 loại: Vuông góc, xuyên góc cân còn hình chiếu
trục đo có 2 loại 1 điểm tụ, 2 điểm tụ

Câu 2: Các giai đoạn thiết kế


-Giai đoạn 1: Điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường và nguyện vọng người
tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.
- Giai đoạn 2: Căn cứ vào mục đích và yêu cầu đề tài thiết kế, thu thập thông
tin, đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định
hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm.
-Giai đoạn 3: Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
-Giai đoạn 4: Thẩm định, phân tích đánh giá phương án thiết kế, nếu cần sửa
đổi cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất.
-Giai đoạn 5: Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ
thuật. Hồ sơ gồm có các bản vẽ tổng thể và chi tiết sản phẩm, các bản thuyết
minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm.
Câu 3: *Hình cắt và mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên
trong của vật thể.
*Các loại hình cắt:
-Hình cắt toàn bộ
+Sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần
+ Dùng biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
-Hình cắt 1 nửa
+Biểu diến môt nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu và được ngăn cách
nhau bằng nét gạch chấm mảnh
+ Biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng
-Hình cắt cục bộ:
+Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt
+ Được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch chấm mảnh
Câu 4: a. Bản vẽ xây dựng gồm các loại bản vẽ về các công trình xây dựng
như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng,… Thể hiện hình dạng, kích thước, cấu
tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
b. -Bản chất: Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của
ngôi nhà
-Nội dung: Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng
nhà theo chiều cao, cửa sổ..
-Đặc điểm:
+Không biểu diễn phần khuất
+Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất.

You might also like