You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC 11

* Lưu ý: Các phần chữ đỏ, trong dấu mở ngoặc là phần giải thích/ làm rõ
đáp án.
A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
I. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1. Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp bằng
A. mang. B. bề mặt cơ thể. C. phổi. D. hệ thống ống khí.
Câu 2. Côn trùng có hình thức hô hấp
A. bằng mang. B. qua bề mặt cơ thể. C. phổi. D. bằng hệ thống ống khí.
Câu 3. Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Thủy tức. (bề mặt cơ thể) B. Giun đất. (da) C. Châu chấu. (ống khí) D. Tôm. (mang)
Tôm: chân khớp sống trong nước. Thuỷ tức: Ruột khoang.
Giun đất: Giun đốt. Châu chấu: Chân đốt sống trên cạn.
Câu 4. Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí có ở
A. ếch nhái. B. châu chấu. C. chim. D. giun đất.
Câu 5. Nhóm động vật có bề mặt trao đổi khí ở cả phổi và da là
A. cá. B. lưỡng cư. C. bò sát. D. chim.

II. CÂN BẰNG NỘI MÔI


Câu 6. Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
A. Gan và thận. B. Phổi và thận.
C. Tuyến ruột và tuyến tụy. D. Các hệ đệm.
Gan: điều hoà thông qua nồng độ glucose máu – sử dụng 2 hormone: insulin và glucagon
Thận: điều hoà thông qua hấp thụ nước và các ion khoáng: K+, Na+, Cl-, …
Câu 7. Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu bao gồm các cơ chế điều hoà hấp thụ
A. nước ở thận và Na+ ở gan. B. nước ở gan và Na+ ở thận.
C. nước ở gan và Na+ ở gan. D. nước ở thận và Na+ ở thận.

III. TUẦN HOÀN MÁU


Câu 8. Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?
A. Động mạch. B. Mạch bạch huyết. C. Tĩnh mạch. D. Mao mạch.
Câu 9. Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu chảy với áp lực thấp. B. Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
C. Có hệ thống mạch góp dẫn máu về tim. D. Có hệ thống các mao mạch.
Câu 10. Chức năng quan trọng nhất của hệ tuần hoàn là
A. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể.
B. duy trì cân bằng nội môi.
C. điều hoà nhiệt độ.
D. bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
Câu 11. Ở nhóm động vật nào, máu không tham gia vào sự vận chuyển khí?
1
A. Sâu bọ (côn trùng) B. Giun đốt C. Thân mềm D. Giun dẹp
Côn trùng: hô hấp bằng hệ thống ống khí → Khí được đưa vào từng tế bào nhờ hệ thống ống khí phân nhỏ.
Câu 12. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Ếch. B. Cá rô phi. C. Tôm sông. D. Chim bồ câu.
Các loài động vật có xương thường có hệ tuần hoàn kín.
Câu 13. Đại diện nào dưới đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Cá trắm B. Cóc C. Cá voi D. Mèo
Cá trắm: Lớp cá → HTH đơn.
Cóc: lưỡng cư; Cá voi và Mèo: Thú → HTH kép.
Câu 14. Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở động vật có xương sống.
B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.

B. CẢM ỨNG
I. Ở THỰC VẬT
Câu 15. Vận động nở hoa thuộc kiểu ứng động nào?
A. Ứng động sinh trưởng. B. Ứng động không sinh trưởng.
C. Ứng động tiếp xúc. D. Ứng động tổn thương.
Câu 16. Các dây leo uốn quanh thân cây gỗ là kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng. B. Hướng đất. C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc.
Câu 17. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh
sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?
A. Hướng sáng dương. B. Hướng hóa. C. Hướng tiếp xúc. D. Hướng nước.
Câu 18. Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất là kiểu hướng động nào?
A. Hướng hóa. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng.
Câu 19. Đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại so với trọng lực là kiểu hướng động nào?
A. Hướng hóa. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng.

II. Ở ĐỘNG VẬT


Câu 20. Ví dụ nào sau đây là phản xạ có điều kiện ở người?
A. Co ngón tay khi chạm vào kim nhọn.
B. Đứa trẻ khóc khi vừa được sinh ra.
C. Nổi da gà khi gặp lạnh.
D. Dừng lại khi gặp đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.
Đọc cả các đáp án còn lại, các câu hỏi ví dụ thường hay được biến tấu câu hỏi.
Ý A, B và C là ví dụ của phản xạ không có điều kiện.
Câu 21. Những tập tính nào là tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy. (tập tính học được)
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, nhện giăng tơ thành lưới bắt mồi.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, nhện giăng lưới bắt mồi.
2
Câu 22. Ví dụ nào sau đây là ví dụ về hình thức học tập quen nhờn ở động vật?
A. Vịt con mới nở đi theo và nhận vật chuyển động đầu tiên nó nhìn thấy là mẹ. (in vết)
B. Loài voọc trong rừng thường được du khách cho ăn nên dần không còn sợ hãi, né tránh sự xuất hiện
của loài người nữa.
C. Trong cùng 1 khu vực, chuột đã thăm dò đường sẽ tìm thấy thức ăn nhanh hơn chuột mới. (học ngầm)
D. Chó tiết nước bọt khi nghe thấy tiếng chuông sau một thời gian dài tiến hành vừa đánh chuông vừa
cho chó ăn. (điều kiện hoá đáp ứng).
Để trả lời câu hỏi, cần hình dung được các hình thức học tập ở động vật.
→ Vẫn phải đọc hết các đáp án, phân loại hình thức.
Các hình thức
Đặc điểm Ví dụ
học tập
- Đơn giản nhất. - Nếu bóng đen trên cao ập
- Nếu kích thích không nguy hiểm mà xuống lặp lại nhiều lần mà
Quen nhờn
lặp lại nhiều lần  Phớt lờ, không trả không nguy hiểm  Gà con
lời nữa. không ẩn nấp nữa.
- Đi theo vật chuyển động mà nhìn
- Vịt con mới nở đi theo đồ
In vết thấy đầu tiên.
chơi.
- Hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu.
Điều kiện hóa - Đáp ứng lại các kích thích kết hợp
đáp ứng đồng thời. - Thí nghiệm của Paplôp
(Điều kiện hoá kiểu  Hình thành mối liên kết mới trong (SGK).
Paplôp) thần kinh trung ương.
- Liên kết hành vi với một phần
Điều kiện hóa - Thí nghiệm của Skinnơ
thưởng hoặc phạt.
hành động (SGK).
 Động vật chủ động lặp lại hành vi.
- Kiểu học không có ý thức.
- Trong cùng 1 khu vực, chuột
- Kiến thức tự tái hiện lại khi gặp tình
Học ngầm đã thăm dò đường sẽ tìm thấy
huống tương tự giúp động vật giải
thức ăn nhanh hơn chuột mới.
quyết được tình huống.
- Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm
Học khôn - Tinh tinh lấy các thùng gỗ
cũ để tìm cách giải quyết tình huống
(không yêu cầu học chồng lên nhau để lấy chuối
mới.
sinh thực hiện) treo trên cao.
- Chỉ có ở người và bộ linh trưởng.

Câu 23. I. Paplốp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông
và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào?
A. Học ngầm. B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. Học khôn. D. Điều kiện hoá hành động.
Câu 24. Thí nghiệm của Skinner được thực hiện như sau: Một con chuột được thả vào một cái hộp có một
nút nhỏ đặt bên trong. Khi chuột ấn nút xuống, thức ăn sẽ rơi xuống. Ban đầu con chuột chạy khắp nơi trong
hộp và vô tình một lần đạp phải cái nút nhỏ và phát hiện ra thức ăn rớt xuống. Sau đó chuột liên tục đạp vào
nút và hăm hở mang thức ăn rớt xuống xếp vào một góc hộp. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào?
3
A. Học ngầm. B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. Học khôn. D. Điều kiện hoá hành động.
Câu 25. Khi nói về đặc điểm của tập tính bẩm sinh ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sinh ra đã có. B. Mang tính bản năng.
C. Dễ thay đổi. D. Được quy định trong tế bào.

C. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN


I. Ở THỰC VẬT
Câu 26. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây hai lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 27. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 28. Loại hoocmon nào sau đây thuộc nhóm hoocmon ức chế?
A. Giberelin. B. Xitôkinin. C. Etilen. D. Auxin.
Câu 29. Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả?
A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Etilen. D. Auxin.
Câu 30. Nhân tố quyết định tốc độ lớn và giới hạn lớn của thực vật là
A. tính di truyền. B. hormone thực vật.
C. nguyên tố khoáng. D. chế độ chiếu sáng.
Câu 31. Hoocmon nào sau đây kích thích ra rễ ở cành giâm, chiết?
A. Giberelin. B. Xitôkinin. C. Etilen. D. Auxin.
Câu 32. Dấu hiệu cơ bản của sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là
A. sự dài ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.
B. sự to ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên.
C. sự dài ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên.
D. sự to ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.
Câu 33. Dấu hiệu cơ bản của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là
A. sự dài ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.
B. sự to ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên.
C. sự dài ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên.
D. sự to ra của thân và rễ cây, do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.
Câu 34. Hoocmon nào sau đây có tác dụng kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ?
A. Giberelin. B. Xitôkinin. C. Etilen. D. Auxin.
Câu 35. Hoocmon nào ức chế sự nảy mầm của hạt, chồi, củ?
A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Etilen. D. Auxin.
Câu 36. Nhân tố điều tiết tốc độ sinh trưởng của thực vật là
A. tính di truyền. B. hormone thực vật.
C. nguyên tố khoáng. D. chế độ chiếu sáng.
Câu 37. Cây ra hoa không phụ thuộc vào các nhân tố nào sau đây?
4
A. Tuổi của cây. B. Nhiệt độ thấp.
C. Quang chu kỳ. D. Vi sinh vật đất.
Câu 38. Tuổi của cây sồi có 40 vòng gỗ là
A. 40 năm. B. 20 năm. C. 59 năm. D. 29 năm.

II. Ở ĐỘNG VẬT


Câu 39. Ở người, hoocmôn testostêrôn có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa trao đổi chất ở tế bào. (tiroxin) B. Tăng phát triển cơ bắp.
C. Điều hòa lượng đường huyết máu. (insulin + glucagon) D. Điều hòa chu kì kinh nguyệt.
Câu 40. Nhóm động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
A. Côn trùng. B. Ếch nhái. C. Cá chép. D. Tôm.
Câu 41. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của
động vật?
A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Thức ăn. D. Hoocmon.
Câu 42. Hoocmon nào sau đây gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì đối với nữ?
A. Testosterôn. B. Ơstrôgen. C. Tiroxin. D. Glucagon.
Câu 43. Hiện tượng nào sau đây là sinh trưởng và phát triển trải qua biến thái?
A. Chim vẹt non mới sinh ra chưa có lông, khi trưởng thành có bộ lông sặc sỡ.
B. Voi trưởng thành có ngà còn voi con thì không.
C. Nòng nọc có đuôi còn ếch thì không.
D. Rắn lột bỏ da.
Câu 44. Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất trong quá trình phát sinh cá thể người vào giai đoạn
A. phôi thai. B. sơ sinh. C. sau sơ sinh. D. trưởng thành.

D. SINH SẢN
I. Ở THỰC VẬT
Câu 45. Cây rêu sinh sản bằng hình thức
A. bằng bào tử. B. phân đôi. C. sinh dưỡng. D. hữu tính.
Câu 46. Ở thực vật, giao tử đực thụ tinh với trứng thực hiện bên trong của
A. đầu nhụy. B. túi phôi. C. bao phấn. D. ống phấn.
Câu 47. Cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì
A. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
B. để nhân giống nhanh và nhiều.
C. tránh sâu bệnh gây hại.
D. dễ trồng và ít công chăm sóc.
Câu 48. Sinh sản là
A. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển của loài.
B. quá trình tạo ra những cá thể mới.
C. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển không liên tục của loài.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 49. Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản

5
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. B. nảy chồi.
C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Câu 50. Sinh sản vô tính là
A. con sinh ra khác mẹ B. con sinh ra khác bố, mẹ.
C. con sinh ra giống bố, mẹ. D. con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Câu 51. Ở thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là
A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
B. sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng cành
C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.
D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.
Câu 52. Khoai tây sinh sản bằng
A. rễ củ. B. thân củ. C. thân rễ. D. lá.
Câu 53. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm
A. sinh sản bằng lá, rễ củ, thân củ, thân bò, thân rễ. B. giâm, chiết, ghép cành.
C. rễ củ, ghép cành, thân hành. D. Thân củ, chiết, ghép cành.
Câu 54. Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận
A. nhị, cánh hoa, đài hoa. B. bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
C. cánh hoa và đài hoa. D. bầu nhuỵ và cánh hoa.
Câu 55. Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) D. năm tế bào con (n)
Câu 56. Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ giảm phân hình thành
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. D. năm tế bào con (n)
Câu 57. Thụ tinh kép là
A. hai giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng.
B. một giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng.
C. hai giao tử đực kết hợp với 1 tế bào trứng.
D. cùng lúc giao tử đực thứ nhất (n) kết hợp với tế bào trứng (n)  hợp tử (2n), giao tử đực thứ hai (n)
kết hợp với nhân trung tâm (2n)  nội nhũ (3n)
Câu 58. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là
A. tiết kiệm vật liệu di truyến (do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh).
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

II. Ở ĐỘNG VẬT


Câu 59. Thủy tức có hình thức sinh sản
A. nảy chồi. B. phân mảnh. C. trinh sinh. D. phân đôi.
Câu 60. Động vật ở nước thường đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử sẽ gặp nhau một cách
ngẫu nhiên, được gọi là
A. tự phối. B. thụ tinh trong. C. thụ tinh ngoài. D. trinh sinh.
6
Câu 61. Điều hoà ngược âm tính diễn ra trong quá trình sinh tinh trùng khi nồng độ
A. GnRH cao. B. testôstêron cao.
C. testôstêron giảm. D. FSH và LH giảm.
Câu 62. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi giống nhau ở đặc điểm
A. cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo thể giao tử.
B. từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n).
C. các tế bào sau giảm phân tiến hành nguyên phân với số lần bằng nhau.
D. chỉ có một bào tử nguyên phân tạo thể giao tử.
Câu 63. Giao tử cái có thể phát triển thành 1 cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao
tử đực, được gọi là sinh sản
A. nảy chồi. B. phân mảnh. C. trinh sinh. D. phân đôi.
Câu 64. Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở động vật lưỡng tính so với động vật đơn tính là
A. hai cá thể bất kì nào gặp nhau vào thời kì sinh sản, sau khi giao phối, thụ tinh đều có thể sinh con.
B. tạo ra cá thể thích nghi với môi trường sống thay đổi.
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian tương đối ngắn.
D. tạo ra cá thể mới đa dạng về mặt di truyền.
Câu 65. Thể vàng tiết ra hoocmôn nào sau đây để kích thích niêm mạc dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử
làm tổ?
A. FSH và testostêron. B. Testostêron và GnRH.
C. Prôgestêron và ơstrôgen. D. FSH, LH.
Câu 66. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là:
A. Tổ hợp vật chất di truyền. B. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Phân bào nguyên nhiễm. D. Phân bào giảm nhiễm.
Câu 67. Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp là
A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử → Phát triển phôi và hình
thành cơ thể mới.
B. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.
C. phát triển phôi và hình thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử → giảm phân hình thành tinh
trùng và trứng .
D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử.
Câu 68. Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?
A. Giun đất, ốc sên, cá chép. B. Giun đất, cá trắm.
C. Giun đất, ốc sên. D. Tằm, ong, cá.
Câu 69. Nhau thai sản sinh ra hoocmôn
A. Progesteron.        B. FSH.       C. HCG.        D. LH.
Câu 70. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích
A. phát triển nang trứng.
B. tuyến yên tiết hoocmôn.
C. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng.
D. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.

E. TỰ LUẬN
7
Câu 71. Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém và não ít nếp nhăn,
trí tuệ thấp?
Dàn ý:
- Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. → Thiếu iôt dẫn tới thiếu tirôxin.
- Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên trẻ chịu lạnh kém.
- Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào → trẻ em chậm hoặc ngừng lớn,
não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.

Câu 72. Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không
có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
Dàn ý:
Tinh hoàn là bộ phận sản xuất hormone nào ở gà trống? → Tác dụng của hormone đó là gì? → Cắt bỏ tinh
hoàn thì hormone đó thừa hay thiếu? → Ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể như thế nào?
Câu 73. Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp về khái niệm, loại mô phân sinh tham gia,
nhóm thực vật thực hiện và kết quả sinh trưởng.
Câu 74. Nêu quá trình hình thành túi phôi ở thực vật.
Câu 75. Chú thích các thành phần của hình dưới đây

You might also like