You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

NHÓM 1 - ST3 (Tiết 1, 2, 3)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

BÀI TẬP NHÓM

Tháng 12 - 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

Họ tên MSSV Đóng góp


Võ Ngọc Minh Trang B1701473 100%
Nguyễn Thị Yến Nhi B1801750 100%
Lê Hoàng Nhựt B1801755 100%
Nguyễn Ngọc Tố Quyên B1801763 100%
Phạm Thị Mai Thảo B1801772 100%
Nguyễn Như Ý B1801802 100%
Nguyễn Kim Khánh B1810447 100%

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
MÃ HỌC PHẦN: KT346

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


LÊ TRUNG NGỌC PHÁT

Tháng 12 - 2020
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................... I
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... III
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... IV
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO ..................... 1
1.1 Thông tin doanh nghiệp ............................................................................... 1
1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 1
1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.............................................................. 2
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh ................................................................... 2
1.3.2 Địa bàn kinh doanh .......................................................................... 3
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, GIÁ TRỊ CỐT LÕI ..................................................... 3
1.4.1 Tầm nhìn .......................................................................................... 3
1.4.2 Sứ mệnh ........................................................................................... 3
1.4.3 Giá trị cốt lõi .................................................................................... 3
1.5 Mục tiêu chiến lược ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH............................ 4
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô ......................................................................... 4
2.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật ................................................................. 4
2.1.2 Yếu tố kinh tế ................................................................................... 5
2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội ...................................................................... 6
2.1.4 Yếu tố công nghệ ............................................................................. 7
2.1.5 Yếu tố tự nhiên ................................................................................. 8
2.2 Phân tích môi trường ngành ......................................................................... 9
2.2.1 Khách hàng ...................................................................................... 9
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh .......................................................................... 10
2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn ............................................................................... 11
2.2.4 Sản phẩm thay thế .......................................................................... 11
2.2.5 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu ................................................... 12

i
2.3 Phân tích môi trường nội bộ ...................................................................... 15
2.3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực .................................................................. 15
2.3.2 Cơ cấu vốn ..................................................................................... 16
2.3.3 Tài sản vật chất .............................................................................. 16
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC......................... 19
3.1 Xây dựng chiến lược .................................................................................. 19
3.1.1 Ma trận SWOT ............................................................................... 19
3.1.2 Ma trận IE ...................................................................................... 20
3.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ..................................................................... 20
3.3 TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC ................................................................... 21

ii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Ma trận EFE ..................................................................................... 13
Bảng 2.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Traphaco và Dược Hậu Giang ..... 14
Bảng 2.3 Ma trận IFE ...................................................................................... 18
Bảng 3.1 Ma trận SWOT ................................................................................. 19
Bảng 3.2 Ma trận QSPM.................................................................................. 20
Bảng 3.3 Kế hoạch thực thi chiến lược chi tiết................................................ 22

iii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Traphaco .................... 15
Hình 3.1 Ma trận IE ......................................................................................... 20

iv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
1.1 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần TRAPHACO
Nhóm ngành: Dược phẩm
Ngành: Sản xuất thuốc và dược phẩm
Mã cổ phiếu: TRA
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Logo:

Trụ sở: 75 Yên Ninh, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Địa chỉ giao dịch: Ngõ 15, Đường Ngọc Hồi – Phường Hoàng Liệt – Quận
Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 18006612
Website: https://traphaco.com.vn/
1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1972: Thành lập Tổ Sản xuất thuộc Ty Y tế Đường sắt.
1994: Công ty Dược và Thiết bị Vật tư Y tế Giao thông Vận tải
(TRAPHACO).
1998: Nhà máy sản xuất thuốc tại Phú Thượng - đạt GMP đầu tiên ở
miền Bắc.
1999: Đại hội đồng Cổ đông sáng lập, Traphaco trở thành 1 trong những
Doanh nghiệp Dược tiên phong cổ phần hóa.
2001: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Traphaco, với mục đích kinh doanh
đa ngành nghề, phù hợp với xu hướng kinh tế mới.
2002: Thành lập Công ty TNHH 2 Thành viên Traphaco Sapa - Lào Cai.
2004: Khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất thuốc Hoàng
Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội.

1
2006: Thành lập Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Traphaco
CNC); Khánh thành Nhà máy Sản xuất thuốc Đông dược tại Văn Lâm - Hưng
Yên theo tiêu chuẩn GMP-WHO.
2008: Ngày 26/11/2008, mã cổ phiếu TRA của Công ty chính thức giao
dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) với vốn điều lệ 80 tỷ
đồng.
2009: Ra mắt công ty TNHH MTV Traphaco Sapa tại Lào Cai, Traphaco
chính thức sở hữu 100% vốn.
2010: Kỷ niệm 10 năm cổ phần hóa. Đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao
động.
2012: Kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống công ty, đón nhận Huân chương
Lao động hạng Nhất.
2014: Thay đổi chính sách bán hàng OTC mới dựa trên nguyên tắc đồng
lợi; Áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị hệ thống phân phối.
2015: Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất Dược Việt Nam với tổng
giá trị ước tính 500 tỷ đồng.
2016: Đại hội đồng Cổ đông nhiệm kỳ 2016-2020 Traphaco xây dựng
Chiến lược Công ty giai đoạn 2017-2020.
2017: Công bố Chiến lược phát triển bền vững 2017-2020. Khánh thành
Nhà máy Sản xuất thuốc Tân dược hiện đại nhất Việt Nam. Kỷ niệm 45 năm
Ngày truyền thống Công ty.
2018: Doanh nghiệp liên tục được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng
cao quý: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á -
Thái Bình Dương, Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội, Top 10
Sản phẩm Thương hiệu Việt tiêu biểu cho Boganic, …
1.3 NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh
Công ty Traphaco hoạt động trên các mảng: sản xuất kinh doanh dược
phẩm, hóa chất và vật tư y tế; Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu; Pha chế
thuốc theo đơn; Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; Kinh doanh xuất nhập
khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc; Sản xuất, buôn bán mỹ
phẩm; Sản xuất, buôn bán thực phẩm; Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực y dược; Sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát
(không bao gồm kinh doanh quán bar); Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty
kinh doanh.

2
Về sản phẩm chủ lực, tận dụng nguồn dược liệu phong phú và nền y học
cổ truyền lâu đời, Traphaco đã lựa chọn nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm
thuốc Đông Dược trên nền công nghệ cao. Hai sản phẩm nổi bật mang thương
hiệu của Traphaco là Boganic – tăng cường chức năng gan và Hoạt huyết dưỡng
não, mang về nguồn thu chủ yếu chiếm ½ trên tổng doanh thu. Traphaco đã lựa
chọn phân khúc chính là kênh phân phối OTC (Hệ thống nhà thuốc) do các sản
phẩm đông dược thường không bán tại các bệnh viện. Đây cũng là thị trường
chủ lực của Traphaco khi trong năm 2016 với 86% doanh thu hàng sản xuất và
phân phối độc quyền của công ty đến từ thị trường này
1.3.2 Địa bàn kinh doanh
Trải dài khắp cả nước, chủ yếu ở miền Bắc và đẩy mạnh phát triển ở miền
Nam.
1.4 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1.4.1 Tầm nhìn
Sáng tạo sản phẩm xanh chăm sóc sức khỏe con người.
1.4.2 Sứ mệnh
Đến năm 2025 là doanh nghiệp dược số 1 Việt Nam về tốc độ tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận.
1.4.3 Giá trị cốt lõi
Trung thực Kết nối
Đồng cảm Sáng tạo
Chủ động Trách nhiệm
1.5 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Đến năm 2025, Traphaco có mặt trên tất cả các tỉnh thành với 30.000 nhà
thuốc trên toàn quốc. Tiếp tục hiện đại hóa chuỗi cung ứng dựa trên công nghệ
hiện đại, tiên tiến.

3
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật
Theo khoản 1 điều 8 Luật dược trong Lĩnh vực ưu tiên trong phát triển
công nghiệp Dược có quy định ưu tiên nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm
thuốc từ nguồn dược liệu có sẵn tại Việt Nam để phục vụ công nghiệp bào chế,
sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền là một lợi thế cho công ty khi công ty
có nơi sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam cung cấp cho việc sản xuất sản phẩm
dược. Traphaco đã có chứng nhận trồng và khai thác dược liệu đạt chuẩn GACP-
WTO, với 5 cây dược liệu gồm: atiso, bìm bìm, đinh lăng (trồng) và chè dây,
rau đắng đất (khai thác tự nhiên). Traphaco có các chứng chỉ, giấy tờ để được
sản xuất và phân phối dược phẩm. Khi luật Dược được sửa đổi bổ sung năm
2016, việc kiểm soát dược phẩm kém chất lượng được tiến hành chặt chẽ hơn
và Traphaco hãnh diện là doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm có chất lượng tốt,
không bị phản ánh về chất lượng của sản phẩm. Nghị định 54/2017/NĐ-CP,
ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
Trong đó, Nghị định dành riêng Chương VIII để quy định cụ thể về các biện
pháp quản lý giá thuốc là kê khai và bán theo giá niêm yết. Và công ty Traphaco
cũng đã thực hiện rất tốt quy định đã đưa ra khi niêm yết công khai tất cả các
sản phẩm dược của công ty sản xuất và bán đúng với giá đã niêm yết.
Hiện nay, các quy định về thủ tục hành chính ngày càng được rút ngắn là
một cơ hội để doanh nghiệp dễ dàng làm thủ tục cho các sản phẩm mới, thời
gian đưa sản phẩm ra thị trường ngắn hơn.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết và có
hiệu lực từ ngày 1/8/2020, vừa mang đến cơ hội nhưng cũng vừa mang đến
những thách thức cho ngành Dược nói chung và doanh nghiệp Traphaco nói
riêng. EU sẽ loại bỏ thuế quan ngay khi có hiệu lực đối với toàn bộ các sản
phẩm Dược phẩm cũng như tất cả các sản phẩm từ động vật, nhuyễn thể, thực
vật được sử dụng để bào chế, sản xuất Dược phẩm, các loại hóa chất, dụng cụ
sử dụng cho Dược phẩm, Đây là cơ hội rộng mở cho thị trường Dược tại Việt
Nam, nguyên liệu sản xuất Dược phẩm sẽ trở nên phong phú hơn, cơ hội xuất
khẩu ra nước ngoài càng tăng, cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn nước ngoài
càng rộng mở. Song song đó Việt Nam cũng sẽ gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối
với EU trong lĩnh vực này. Khi thực hiện hiệp định EVFTA có nghĩa là doanh
nghiệp Dược Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Dược của EU
mà Dược phẩm là một thế mạnh của các doanh nghiệp EU, vì vậy có thể thâm
nhập sâu vào thị trường Dược của Việt Nam, có nguy cơ sẽ thay thế những

4
doanh nghiệp Dược vừa và nhỏ, nếu ngành Dược Việt Nam không có các sản
phẩm chiếm ưu thế độc quyền. Thuế suất của các mặt hàng Dược cũng sẽ giảm
về 0% cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho doanh nghiệp như Hiệp định
EVFTA.
Ngành Dược cũng là ngành bị ảnh hưởng lớn khi Hiệp CPTPP có hiệu lực.
Nhằm khuyến khích đầu tư nghiên cứu phát minh các dược phẩm mới, chính
phủ các nước cho phép doanh nghiệp được quyền đăng ký và được bảo hộ độc
quyền theo luật bảo hộ sở hữu trí tuệ/bằng phát minh nhưng cơ sở vậy chất hạ
tầng máy móc tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu sản phẩm
mới để đăng ký bảo hộ độc quyền.
2.1.2 Yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Mức tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%, là mức cao nhất trong 11 năm
qua. Như vậy, quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỉ đồng;
GDP bình quân đầu người ước đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD,
tăng 198 USD so với năm 2017. Đời sống dân cư năm nay nhìn chung được cải
thiện, khi thu nhập bình quân một người/tháng năm 2018 ước đạt 3,76 triệu
đồng. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế đạt khá, năng suất lao động và chất lượng
tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Tốc độ
tăng GDP ước đạt 6,8%, hoàn thành mục tiêu ở mức cao theo nghị quyết của
Quốc hội. Quy mô GDP tăng lên khoảng 266,5 tỷ USD, bình quân đạt 2.786
USD/người.
Ngành dược được xem là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tốc
độ tăng trưởng bình quân ngành là 16% năm. Nền kinh tế càng phát triển, thì
chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, nhu
cầu về chăm sóc sức khỏe được quan tâm, chú trọng hơn và trở thành nhu cầu
không thể thiếu của con người. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển hơn
nữa cho ngành dược trong tương lai. Bên cạnh đó, do sản phẩm của ngành thuộc
nhóm ngành thiết yếu nên khi kinh tế suy giảm, mức giảm của ngành sẽ thấp
hơn mức giảm của nền kinh tế nói chung.
Lạm phát
Ngành dược ít bị tác động bởi lạm phát vì đây là ngành thiết yếu và chịu
sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về giá.
Lạm phát năm 2019 là 2,79%, thấp nhất trong 3 năm. Mặc dù chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, nhưng bình quân,
mức tăng CPI cả năm chỉ là 2,79%. Lạm phát của Việt Nam đã thấp nhất trong

5
vòng 3 năm qua. Số liệu được Tổng cục Thống kê chính thức công bố, chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 đã tăng tới 1,4% so với tháng trước. Đây là
mức tăng cao nhất của các tháng 12 trong vòng 9 năm qua. Tỷ lệ lạm phát giảm
giúp cho doanh nghiệp mở rộng được thị phần, nhờ vào giá nhập nguyên vật
liệu giảm dẫn đến chi phí đầu vào thấp, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Giá cả ổn định sẽ là tiền đề cho các chỉ
tiêu kinh tế khác ổn định và phát triển.
Lãi suất
Số liệu thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) cho thấy,
lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm 2018. Lãi
suất cho vay bình quân năm 2018 là khoảng 8,91%, năm 2017 là 8,86%. Lãi
suất có xu hướng tăng chủ yếu do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng
hóa thế giới biến động và các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại nguồn vốn
nhằm bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Hiệp ước Basel
II. Sau mùa cao điểm tới cuối quý 1/2019, lãi suất chỉ còn 3,32%. Nguyên nhân
của sự gia tăng lãi suất liên ngân hàng là do đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và
biến động nguồn tiền gửi từ các ngân hàng lớn. Điều này ít tác động đến
Traphaco vì dự án đầu tư tại khu công nghiệp Đông Phố mới đã hoàn tất, công
ty Traphaco Hưng Yên di vào hoạt động, các khoản vay nợ ngắn chiếm phần
nhỏ trong số vốn của công ty. Để hạn chế tác động của lãi suất, Công ty áp dụng
nhiều biện pháp nhằm thắt chặt chi phí như giảm vốn vay từ ngân hàng và thay
bằng các nguồn khác có chi phí vốn thấp hơn, đồng thời tăng cường huy động
vốn cho sản xuất kinh doanh từ các cổ đông của Công ty qua việc phát hành cổ
phiếu tăng vốn điều lệ làm giảm chi phí vốn vay cho Công ty.
2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội
Dân số
Việt Nam có dân số khoảng 97 triệu người và có xu hướng ngày căng tăng;
là một trong những nước có dân số cao trên thế giới nói chung và khu vực Đông
Nam Á nói riêng. Đây là một thị trường rộng lớn cho các công ty dược trong
nước. Tỉ lệ người trong độ tuối lao động tính đến hết năm 2019 chiếm hơn 50%
dân số. Tuổi thọ và thu nhập của người dân ngày căng tăng. Mức sống tăng nên
người dân chú ý đến sức khỏe của mình hơn. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành
dược.
Văn hóa, phong tục tập quán

6
Khuynh hướng tiêu dùng: Tân dược là những dược phẩm phổ biến trong
người dân nhưng có nhiều tác dụng phụ nên nhiều người đã chuyển sang sử
dụng các sản phẩm khác mà trong đó, Đông dược rất được ưa chuộng do nó
lành tính, ít hoặc không gây tác dụng phụ, rất an toàn đối với sức khỏe nhiều
người.
Trình độ nhận thức học vấn chung: trình độ văn hóa của người dân ngày
càng được nâng cao nên họ rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chất lượng cuộc sống gia tăng cũng khiến người dân chi tiêu mạnh tay hơn cho
các loại dược phẩm quý, các loại thực phẩm chức năng giúp họ bảo vệ sức khỏe
và cơ thể.
Từ những thông tin trên đã khẳng định rằng: sức khỏe đối với nhiều người
có một tầm quan trọng rất lớn, ý thức về phòng bệnh ngày càng được nâng cao,
ngành dược đã trở nên không thể thiếu đối với người tiêu dùng hay người dân.
Đối với Traphaco
Cần phát huy những yếu tố phù hợp với văn hóa trong nước như phát triển
các sản phẩm về Đông y. Đối với các sản phẩm Tây y cũng cần xem xét về mức
độ phù hợp của nó với văn hóa trong nước rồi mới quyết định là nên sản xuất
hay nhập khẩu.
Đối với xuất khẩu cũng cần quan tâm đến văn hóa và thói quen tiêu dùng
để tránh trường hợp sản phẩm không phù hợp với văn hóa quốc gia đó làm tốn
các chi phí không cần thiết và không bán được sản phẩm.
2.1.4 Yếu tố công nghệ
Mặc dù quy mô thị trường Dược phẩm đã đạt đến gần 6 tỷ USD (2018)
song Việt Nam vẫn chưa có Viện nghiên cứu Dược phẩm Quốc gia để có thể
nghiên cứu ra sản phẩm có giá trị cao, chưa phát triển công nghệ hóa dược.
Trong khi, thông thường phải mất 10-20 năm các nước phát triển mới chuyển
giao công nghệ cho các nước thứ 3 sản xuất. Thực tế phần lớn cơ sở vật chất và
các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên
cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ nên áp dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại.
Hiện nay có 50% máy móc thiết bị để sản xuất Dược phẩm là nhập khẩu.
Các Công ty chủ yếu nhập từ các nước phát triển (châu Âu, Mỹ, Nhật Bản), với
giá cao hơn khoảng từ 40 – 60% so với máy móc lắp ráp trong nước. Còn đối
với các thiết bị từ các nước có trình độ kỹ thuật công nghệ thấp hơn như Ấn Độ,
Hàn Quốc, Đài Loan thì chỉ có giá cao hơn máy trong nước khoảng từ 25 – 35%,
nhưng thương hiệu, chất lượng cũng tương đối tốt. Công ty trong nước vẫn phải

7
nhập từ các nước có kỹ thuật công nghệ trung bình này là do có những loại thiết
bị trong nước chưa sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng với số lượng không đủ nhu
cầu.
Tuy công nghệ sản xuất trong nước vẫn còn chậm phát triển, nhưng không
phủ nhận các doanh nghệp trong ngành dược vẫn đang cố gắng đổi mới, áp dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất làm cho công nghệ sản xuất của ngành ngày
càng cải tiến; nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng thị trường; cải thiện quy
trình, thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí , gia tăng năng lực sản xuất.
Hiện tại, các doanh nghiệp dược trong nước bắt đầu có hiện tượng tách top
để ứng dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong sản xuất dược phẩm như: GMP/EU,
GMP/PICs.
Traphaco sử dụng dây chuyền thuốc viên với hệ thống thiết bị công nghệ
cao đạt chuẩn châu Âu được vận hành nhờ cánh tay robot, đảm bảo sự liên hoàn,
không sinh bụi; dây chuyền thuốc nước, siro công suất lớn, hoàn toàn đồng bộ
và kết nối tự động; dây chuyền thuốc nhỏ mắt - mũi công nghệ BFS (thổi - rót -
hàn) hiện đại nhất ngành dược tính hiện tại của Traphaco đáp ứng tiêu chuẩn
GMP EU, PIC/S.
Công suất trung bình của phân xưởng nhỏ mắt tăng gấp 1,3 lần so với
trước đây (từ mức xấp xỉ 6000 lọ/giờ, nay tăng lên 8000 lọ/giờ). Số nhân công
vận hành lại chỉ cần một nửa nhờ quá trình tự động hóa diễn ra trong toàn bộ
các giai đoạn từ pha chế, đóng dịch, siết nắp, dán nhãn đến đóng hộp. Bởi vậy,
dây chuyền đủ năng suất để đáp ứng các đơn hàng lớn và có thể mở rộng sản
xuất thêm nhiều mặt hàng mới.
2.1.5 Yếu tố tự nhiên
Việt Nam có vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa, mặt khác
lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có
nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình
ở vùng núi thấp phía Nam, đến khí hậu mang tính chất Á - nhiệt đới vùng núi
cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước
và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng
to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung.
Hiện nay, do khai thác tài nguyên kéo dài cộng với nhiều nguyên nhân tác
động khác, nguồn cây thuốc tự nhiên nói chung đều đã bị suy giảm, nhất là các
cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến. Trước kia một số dược liệu có thể khai
thác hàng chục ngàn tấn/năm ở Việt Nam ví dụ như: Ba kích, Đảng sâm, Hoàng
tinh ... nay đã được đưa vào sách đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đối với một

8
số cây thuốc vốn được coi là quý ở Việt Nam, do bị tìm kiếm không ngừng hoặc
vô tình bị tàn phá hiện đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt ở các mức độ khác
nhau như: Hoàng liên đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn nay chỉ tìm thấy
dạng dấu tích.
Môi trường chưa đựng nhiều nguy cơ hơn cho sức khỏe con người như ô
nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất kích thích
trong thực phẩm, chất phóng xạ, … trong khi đó nguyên liệu đầu vào của
Traphaco chiếm 70% có nguồn gốc từ thiên nhiên. Đối với ngành dược, lâm sản
ngoài gỗ là một trong những nguồn nguyên dược liệu dồi dào để nghiên cứu và
sản xuất thuốc, Công ty Traphaco Sa Pa tại Lào Cai có tổng diện tích 10.000
m2, cung ứng nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng để phục vụ cho việc tạo ra các
sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người với công suất 1000 tấn dược liệu mỗi
năm.
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
2.2.1 Khách hàng
Thị trường
Cũng như nhiều công ty sản xuất dược phẩm, Traphaco kinh doanh trên
thị trường thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, bên cạnh đó chú trọng nhiều
đến các thị trường ngách. Việc gia tăng dân số cùng với tăng trưởng thu nhập
và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy
cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật... sẽ thúc đẩy chi tiêu
cho dược phẩm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết
yếu thì các loại thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe như vitamin hay các loại
thuốc tăng cường sức khỏe khác sẽ được sử dụng nhiều hơn. Theo thống kê mới
nhất cho thấy chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng
khoảng 56 USD năm 2017 và duy trì chi tiêu dành cho dược phẩm ở mức tăng
ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025.
Traphaco chọn thị trường ngách sản xuất thuốc đông dược trên nền công
nghệ cao là cách hóa giải các khó khăn và cạnh tranh với các đối thủ mạnh.
Bằng cách này, Traphaco tận dụng những lợi thế đa dạng sinh học của Việt Nam
và nền y học cổ truyền lâu đời để phát triển những loại thuốc đông dược dễ
dùng, tiện lợi, có tính an toàn cao, thoát khỏi việc phụ thuộc nguồn nguyên liệu
nhập để tối ưu hóa giá thành sản xuất. Và đến thời điểm này cũng không có quá
nhiều người chơi gia nhập vào thị trường đông dược.
Traphaco lựa chọn một thị trường ngách tiềm năng nữa là thuốc nhỏ mắt
– nhỏ mũi với nhu cầu ngày càng tăng tại Việt Nam. Dung lượng thị trường

9
thuốc nhỏ mắt trong nước hiện đạt quy mô 37 triệu USD và tăng trưởng ở mức
2 con số mỗi năm. Người tiêu dùng Việt Nam lâu nay vẫn luôn khát khao sử
dụng các sản phẩm nhỏ mắt – mũi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bằng chứng là các loại
thuốc nhỏ mắt xách tay Made in Japan bán rất chạy, dù có giá cả đắt đỏ lên tới
vài trăm nghìn đồng/lọ. Tuy nhiên rủi ro với người tiêu dùng cũng rất lớn vì dễ
mua phải thuốc dỏm, thuốc nhái. Do đó, đại dương xanh với các dòng sản phẩm
dành cho mắt ở phân khúc chất lượng cao còn rất mênh mông, Traphaco hoàn
toàn có thể chiếm lĩnh và trở thành doanh nghiệp nội địa dẫn đầu trong lĩnh vực
này.
Khách hàng
Ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam chủ yếu phục vụ trong thị trường
nội địa. Dược phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua rất nhiều kênh.
Do đó, khách hàng của ngành dược bao gồm các đối tượng: Bệnh viện, Công ty
bán buôn, trình dược viên, các điểm bán lẻ, người tiêu dùng.
Đối với khách hàng nhỏ lẻ, dược phẩm là sản phẩm chuyên biệt và không
có khả năng thay thế nên người tiêu dùng thường ở thế bị động, Đồng thời nhu
cầu về dược phẩm ngày càng tăng do nhận thức về sức khỏe, sự xuất hiện của
ngày càng nhiều dịch bệnh gây hại và chất lượng môi trường ngày càng bị ô
nhiễm. Ngoài ra phần lớn khách hàng chưa có thói quen tìm hiểu và nắm thông
tin về dược phẩm nên lệ thuộc hoàn toàn vào đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ
tại nhà thuốc bán lẻ. Khách hàng khi mua thuốc hầu hết chấp nhận mức giá được
ấn định sẵn, đồng thời do đây là hàng hóa thiết yếu, là nhu cầu cấp thiết đối với
người bệnh mà không có (hoặc rất ít) sản phẩm có thể thay thế được nên người
tiêu dùng không có mặc cả về giá. Chính vì vậy đối với ngành dược quyền
thương lượng của khách hàng nhỏ lẻ là thấp.
Đối với khách hàng tổ chức là các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế,
nhà thuốc tư nhân, … là các đại lý mua vào với số lượng lớn để phân phối lại
cho người tiêu dùng nhỏ lẻ nên các công ty dược phẩm thường đưa ra những ưu
đãi lớn, đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thường nhắm vào kênh phân
phối này. Do vậy mà khả năng mặc cả của những khách hàng có tổ chức này
lớn hơn hẳn so với nhóm khách hàng nhỏ lẻ.
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Ngành dược là một trong những ngành cạnh tranh nội bộ cao. Sau khi gia
nhập WTO cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng cao. Theo
Cục quản lý dược Việt Nam, thị trường dược phẩm Việt Nam là môi trường
cạnh tranh của 304 doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài, 174 doanh nghiệp nội
địa sản xuất tân dược và 230 sở sản xuất thuốc đông dược.
10
Phân khúc thuốc đông dược chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị ngành
dược khoảng 0,5% - 1,5% giá trị sản xuất toàn ngành, bao gồm các doanh
nghiệp: OPC, Mekophar, dược Pharmar, Traphaco, ... Hiện nay có khoảng 80
doanh nghiệp sản xuất đông dược trong đó có 5 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn
GMP-WHO và hơn 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký. Tính cạnh tranh
cao do sự tương đồng về giá cả và một số mục sản phẩm giữa các đơn vị. Bên
cạnh đó, mảng Đông dược trong nước cũng bị đe dọa bởi các công ty đông dược
Trung Quốc khi đây cũng là một thể mạnh của họ.
Đối với phân khúc sản xuất thuốc tân dược, có khoảng 100 doanh nghiệp
sản xuất, bao gồm Dược Hậu Giang, Imexpharm, Vinapharm và Domesco là
các đối thủ cạnh tranh đáng chú ý đối với Traphaco. Thuốc tây nội chủ yếu là
thuốc kháng sinh và vitamin, và thực phẩm chức năng chiếm 22% và 21% thị
phần sản xuất thuốc trong nước. Thuốc nhập khẩu có ưu thế hơn so với thuốc
nội do tâm lý chuộng thuốc ngoại của người tiêu dùng. Đồng thời các doanh
nghiệp dược trong nước còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy áp lực cạnh tranh giữa các
công ty trong nước và công ty nước ngoài là khá cao.
2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn
Những cơ hội mà thị trường đầy tiềm năng này mang lại luôn hấp dẫn các
doanh nghiệp dược mới gia nhập ngành, làm gia tăng sức ép cạnh tranh của thị
trường trong nước.
Khi EVFTA có hiệu lực cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
phải cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp EU. Việt Nam cam kết loại
bỏ thuế quan cho dược phẩm, dược liệu từ EU ở mức hạn chế hơn so với EU,
theo đó: Loại bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với khoảng 71%
các sản phẩm dược phẩm, dược liệu (phần lớn các dòng sản phẩm này hiện mức
thuế MFN thông thường mà Việt Nam đang áp dụng đã là 0%). Loại bỏ thuế
quan dần trong vòng 5-7 năm (cá biệt có trường hợp 10 năm) kể từ khi EVFTA
có hiệu lực đối với các dược phẩm, dược liệu còn lại (các dòng sản phẩm này
hiện đang có mức thuế MFN thông thường dao động trong khoảng 5-8%). Tuy
nhiên, do thuế MFN hiện hành mà EU đang áp dụng với dược phẩm, dược liệu
nhập khẩu từ tất cả các nước vào EU đã là 0% nên mức cam kết này của EU
trong EVFTA không tạo thêm lợi thế mới nào cho doanh nghiệp dược Việt Nam
(kể cả trong việc nhận thêm các đơn hàng gia công).
2.2.4 Sản phẩm thay thế
Tùy theo từng loại bệnh mà người bệnh mắc phải và tùy theo sự lựa chọn
phương pháp chữa trị mà người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược hay đông
11
dược hoặc các bài thuốc dân gian. Ví dụ như khi bị cảm cúm, sốt gai rét, nhức
đầu ê ẩm, thân thể đau mỏi thay vì dùng thuốc thì người bệnh sử dụng bài thuốc
cổ phương kết hợp bộ đôi xuyên khung bạch chỉ. Vị thuốc từ gừng tươi cũng
được sử dụng phổ biến trong dân gian để làm ấm dạ dày trong các trường hợp
bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh.
Tuy nhiên đối với đặc thù ngành dược không có sản phẩm nào có thể thay
thế thuốc để chữa bệnh.
Sau khi hội nhập WTO, ngành dược Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với nguồn
vốn và trình độ khoa học kĩ thuật cao, nhiều doanh nghiệp đã nắm lấy cơ hội cải
tiến làm xuất hiện nhiều sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ, cải tiến về
chất lượng và chức năng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Người tiêu
dùng có xu hướng quan tâm nhiều tới sức khỏe thông qua việc sử dụng thực
phẩm chức năng như canxi, các loại vitamin A, B, E … thay vì hấp thu các chất
dinh dưỡng này thông qua thực phẩm. Chính vì vậy việc cạnh tranh chỉ diễn ra
giữa các đối thủ trong ngành. Các doanh nghiệp nhận ra triển vọng đó nên tích
cực đầu tư vào công nghệ tạo ra sản phẩm mới. Sự xuất hiện ngày cảng nhiều
của các sản phẩm thay thế làm gia tăng sức cạnh tranh trong ngành dẫn đến tăng
cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và doanh nghiệp có
liên quan.
2.2.5 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Ngành dược Việt Nam hiện có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc,
trong dó 100 công ty sản xuất tân dược và 78 doanh nghiệp sản xuất đông dược.
Ngoài ra còn có hơn 300 cơ sở sản xuất đông được và thực phẩm chức năng nhỏ
lẻ. Điều này cho thấy mức độ tập trung ngành không lớn, các công ty có quyền
thương lượng khá thấp, khả năng tạo áp lực lên các ngành khác không cao. Bên
cạnh đó, chi phí cho tỉm kiếm và chuyển đổi nhà cung ứng là rất lớn, gây sức
ép cho các công ty khi chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.
Về thị trường nguồn nguyên liệu, theo Vietnam Report, 100% doanh
nghiệp được hỏi cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất doanh nghiệp đang gặp phải
hiện nay là "bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ
nước ngoài". Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu
dược phẩm, 78% trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ - là hai nguồn cung
cấp thuốc chủ yếu cho các nước đang phát triển có tham gia sản xuất thuốc
generic. Do đó đối với thuốc tân dược quyền lực nhà cung ứng mạnh, do nước
ta chỉ mới chú trọng đầu tư vào mảng bào chế thuốc và chủ yếu sản xuất các
loại thuốc thông thường, chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu
dược phẩm. Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên các doanh

12
nghiệp trong ngành dễ gặp phải áp lực từ nhà cung cấp như tăng giá, nạn thuốc
giả, kém chất lượng.
Trong khi đó, Việt Nam là nước có nguồn dược liệu phong phú. Cục Quản
lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm
làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu
làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Xét về mảng đông dược, nguyên vật liệu
được thu thập khá dễ dàng. Ví dụ, Traphaco đã tận dụng cây đinh lăng để bào
chế thuốc Hoạt huyết dưỡng não; 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc của Công
ty là dược liệu trồng trong nước. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, công
ty sử dụng nguyên tắc hợp tác lâu dài để tạo sự chủ động với các bạn hàng cung
ứng nguyên liệu. Tùy theo thời gian thu hoạch dược liệu, Công ty hợp đồng 3-
5 năm với các nhà cung ứng, bên cạnh đó ký hợp đồng nguyên tắc thỏa thuận
số lượng cung ứng theo năm đối với đối tác nước ngoài. Điều này làm cho công
ty có sự ổn định về nguồn nguyên vật liệu
* MA TRẬN EFE
Bảng 2.1 Ma trận EFE
Tầm
Trọng Tổng
Các yếu tố quan
số điểm
trọng
O1. Công nghệ hiện đại 0,1 3 0,3
O2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành dược 0,09 3 0,27
O3. Vùng trồng nguyên liệu 0,14 4 0,56
O4. Kênh phân phối 0,12 2 0,24
O5. Dân số già hóa 0,09 3 0,27
T1. Suy thoái kinh tế do Covid-19 0,08 4 0,32
T2. Tỷ giá hối đoái 0,06 3 0,18
T3. Ô nhiễm môi trường 0,08 2 0,16
T4. Áp lực cạnh trạnh từ đối thủ nước ngoài 0,12 2 0,24
T5. Xu hướng tiêu dùng 0,12 3 0,36
Tổng điểm 1,0 2,90
Nhận xét: Mức phản ứng cao nhất là vùng trồng nguyên liệu (0,14), đây
cũng là yếu tố có tầm quan trọng cao nhất. Hệ số phân loại 4 của Traphaco đối
với yếu tố này cho thấy công ty ứng phó hiệu quả với với yếu tố vùng trồng

13
nguyên liệu nhờ vào công ty có vùng trồng nguyên liệu riêng. Bên cạnh đó chiến
lược của công ty cũng ứng phó tốt đối với suy thoái kinh tế do Covid-19. Mức
phản ứng thấp nhất là áp lực cạnh tranh từ đối thủ nước ngoài sau khi hiệp định
EVFTA được thông qua (0,12), nhưng yếu tố có tầm quan trọng thấp nhất là tỷ
giá hối đoái (0,06). Tổng số điểm 2,90 cho thấy, Traphaco có khả năng phản
ứng trung bình ở mức chấp nhận được đối với sự biến đổi của môi trường kinh
doanh.
* MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH CPM
Bảng 2.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Traphaco và Dược Hậu Giang
Dược
Traphaco
Hậu Giang
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng Trọng
đến khả năng cạnh tranh số Điểm Điểm
Phân Phân
quan quan
loại loại
trọng trọng
Chất lượng sản phẩm 0,10 3 0,30 3 0,30
Thị phần 0,10 3 0,30 4 0,40
Giá cạnh tranh 0,10 3 0,30 3 0,30
Năng lực phân phối 0,10 3 0,30 4 0,40
Khuếch trương và thương hiệu 0,05 3 0,15 3 0,15
Năng lực R&D 0,15 4 0,60 2 0,30
Năng lực sản xuất 0,15 3 0,45 3 0,45
Năng lực lãnh đạo và quản lý 0,10 1 0,10 3 0,30
Năng lực tài chính 0,15 3 0,45 4 0,60
Tổng 1,00 2,95 3,20
Nhận xét: Tổng số điểm của Traphaco trong ma trận là 2,95 điểm, thấp so
với Dược Hậu Giang (3,20 điểm). Điều này cho thấy rằng các chiến lược của
DHG ứng phó có hiệu quả tốt đối với các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và vi
mô. Điểm mạnh đặc biệt của doanh nghiệp Traphaco là năng lực R&D, tiên
phong trong sản xuất mảng đông dược, còn đối thủ chỉ ở mức trung bình khá.
Còn những nhân tố còn lại, nhìn chung doanh nghiệp Traphaco đang có những
phản ứng khá tốt, không chênh lệch nhiều so với đối thủ là DHG.

14
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
2.3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực
2.3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Traphaco

15
Số lượng nhân viên
Tính đến 31/12/2019, Tổng số lao động là 728 cán bộ, nhân viên và 197
cộng tác viên, giảm 4,3% so với năm 2018 (do tinh giản cán bộ, nghỉ hưu và
theo nguyện vọng cá nhân người lao động). Tỷ lệ lao động nam chiếm 60% và
tỉ lệ lao động nữ chiếm 40%.
Cơ cấu tuổi đời độ tuổi trung niên (từ 30 đến 50 tuổi) có trình độ chuyên
môn vững vàng và nhiều trải nghiệm thực tế chiếm 77,19%, lực lượng lao động
trẻ dưới 30 tuổi chiếm 14,70% và đội ngũ lao động có tuổi đời trên 50 tuổi, rất
giàu kinh nghiệm, có thâm niên gắn bó lâu năm với Traphaco chiếm 8,11%.
Năm 2019, tỷ lệ thôi việc của Traphaco là 8,51% (điều chuyển 01 cán bộ
từ Công ty Traphaco sang làm việc tại Công ty Traphaco Hưng Yên; 17 người
nghỉ hưu; 44 người thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động) trong đó tỉ lệ thôi
việc của nam giới cao hơn nữ giới. Lao động trên 50 tuổi có xu hướng ổn định
cao nhất nên tỉ lệ thôi việc thấp (0,13%). Trong khi đó, lao động dưới 30 tuổi
chiếm tỉ lệ thôi việc là 1,37% và lao động trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi có tỉ lệ
thôi việc cao nhất (4,53%).
Trình độ nhân viên
Về trình độ, lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm
tỉ lệ 47,93%, tăng 7,14% so với năm 2018 (và tăng 8,93% so với năm 2017).
2.3.2 Cơ cấu vốn
Tổng nguồn vốn: Tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn của công ty
là 1.571.511.988.088 đồng (Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần
Traphaco, 2019). Trong đó tổng vốn chủ sở hữu là 1.118.029.757.883 đồng,
chiếm xấp xỉ 71,14% tổng nguồn vốn của công ty. Vốn chủ ở hữu chiếm trên
70% thể hiện tính tự chủ và độc lập về tài chính của Traphaco.
Tỷ lệ nợ: Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Traphaco
năm 2019, nợ phải trả của công ty trong năm 2019 là 453.482.230.205 đồng. Tỷ
lệ nợ của công ty vào khoảng 28,86% tổng nguồn vốn của công ty.
Với cấu trúc vốn của Traphaco trong giai đoạn này là Nợ phải trả dưới
30% và Vốn chủ sở hữu trên 70%, Traphaco đã thể hiện được mức độ sử dụng
đòn bẩy tài chính rất tốt, đem lại hiệu quả kinh doanh tương đối cao.
2.3.3 Tài sản vật chất
Máy móc thiết bị
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành sản xuất,
nhà máy được đồng bộ và tự động hóa hoàn toàn cho các dây chuyền: Dây
16
chuyền thuốc nhỏ mắt – mũi công nghệ BFS hiện đại nhất ngành dược, dây
chuyền thuốc viên với hệ thống thiết bị công nghệ tự động, liên hoàn, được vận
hành nhờ cánh tay Robot đạt chuẩn châu Âu. Các dây chuyền thuốc nước, siro
công suất lớn hoàn toàn đồng bộ và kết nối tự động, dựa trên nguyên tắc “No
touch, No dust” trong sản xuất, toàn bộ dây chuyền hạn chế đến mức thấp nhất
sự can thiệp của con người vào sản xuất.
Traphaco đã đầu tư công nghệ hiện đại kỹ thuật cao đặc biệt trong dây
chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi sử dụng công nghệ mới BFS thổi rót
hàn – kín hoàn toàn, nhập khẩu từ Mỹ. Với công nghệ này, lọ thuốc nhỏ mắt sẽ
được tạo ra trực tiếp từ hạt nhựa, tự động tiệt trùng vỏ lọ, tự động bơm dịch và
hàn kín lọ trong khu vực vô trùng cấp sạch A (cấp sạch cao nhất). Quá trình sản
xuất được cài đặt tự động, liên tục, không có sự can thiệp của con người.
Công nghệ kín được sử dụng để sản xuất các chế phẩm đa liều và đặc biệt
các chế phẩm đơn liều không sử dụng chất bảo quản. Công nghệ kín không sử
dụng nhiệt để tiệt khuẩn do toàn bộ quá trình sản xuất đã vô trùng.
Nhà xưởng
Đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Traphaco đã có 4 nhà máy sản
xuất thuốc đông dược và tân dược, trở thành đơn vị hàng đầu của ngành dược
trong nước về công nghệ cũng như có các sản phẩm đứng đầu được người tiêu
dung lựa chọn.
nhà máy công nghệ cao đạt chuẩn GMP-WHO: nhà máy TraphacoSapa
đạt chuẩn GMPWHO về chế biến dược liệu đầu tiên của Việt Nam, nhà máy
Hoàng Liệt cải tạo, nâng cấp thành nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO về thực
phẩm chức năng, nhà máy mới Hưng Yên – nhà máy thông minh tiếp tục là
niềm tự hào về công nghệ cao của công ty, nhà máy Traphaco công nghệ cao
sản xuất đông dược vẫn tiếp tục hoàn thiện xứng danh với vị trí số 1 của các nhà
máy đông dược trong cả nước
Nhà máy tân dược “thông minh” được xây dựng trên diện tích 46.288m2
với tổng vốn đầu tư 477 tỉ đồng, gồm 3 phân xưởng và 5 dây chuyền sản xuất.
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành sản xuất, nhà
máy được đồng bộ và tự động hóa hoàn toàn cho các dây chuyền. Hơn nữa,
công ty đã ứng dụng thành công Robot trong dây chuyền sản xuất thuốc tân
dược, trở thành nhà máy thông minh, hiện đại bậc nhất Việt Nam. Với nhà máy
này, công ty hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn GMP-EU, các sản phẩm được sản
xuất trên dây chuyền tự động, tối ưu chi phí, giá thành giảm so với trước đây.
Showroom

17
• Trung tâm Giới thiệu Sản phẩm Traphaco 74 Ngô Quyền, Quang Trung,
Hà Đông, Hà Nội.
• Quầy số 207 Tầng 2, Trung tâm Phân phối Dược phẩm và Trang thiết bị
Y tế Hapu, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
• Trung tâm Phân phối Sản phẩm Traphaco Long Biên số 295 đường
Thanh An, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, TP. Hà Nội
* MA TRẬN IFE
Bảng 2.3 Ma trận IFE
Tầm
Trọng Tổng
Các yếu tố quan
số điểm
trọng
S1. Thương hiệu uy tín 0,15 4 0,6
S2. Chất lượng sản phẩm tốt 0,2 4 0,8
S3. Hệ thống phân phối 0,15 3 0,45
S4. Sản phẩm chủ lực, doanh thu lớn 0,1 3 0,3
S5. Tài chính vững mạnh 0,15 3 0,45
W1. Bộ máy cồng kềnh 0,1 1 0,1
W2. Thương mại hóa sản phẩm chậm 0,05 2 0,1
W3. Khai thác CSVC chưa hiệu quả 0,05 2 0,1
W4. Quản lý theo chuỗi chưa hiệu quả 0,05 2 0,1
Tổng điểm 1,0 3,0
Nhận xét: Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt, có khả năng cạnh tranh
nổi trội so với đối thủ. Trong đó yếu tố “Chất lượng sản phẩm” là yếu tố quyết
định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

18
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
3.1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
3.1.1 Ma trận SWOT
Bảng 3.1 Ma trận SWOT
Cơ hội (O) Thách thức (T)
O1: NTD có xu hướng sử T1: Chiến lược phát triển của
dụng các sản phẩm từ thiên ngành không ổn định; các quy
nhiên, thân thiện môi trường định không khuyến khích các
doanh nghiệp tiên phong
O2: Dung lượng thị trường
còn lớn T2: Chưa có biện pháp ngăn
MA TRẬN SWOT chặn hàng nhái, hàng giả kém
O3: Dân số già hóa
chất lượng
O4: Ứng dụng công nghệ
T3: Cạnh tranh trong ngành
thông tin tạo hiệu suất cao
khốc liệt
O5: Tốc độ tăng trưởng
T4: Yêu cầu khách hàng ngày
ngành dược cao
càng cao theo từng nhóm đối
tượng

Điểm mạnh (S) S1, S2, S3 + O1, O3  CL T2, T3, T4 + S1, S2  CL Phát
S1: Thương hiệu uy tín, được Phát triển thị trường, mở rộng triển sản phẩm
khách hàng tin dùng thị trường miền Nam
S2: Hệ thống phân phối mạnh, S1 + O5  CL Thâm nhập thị
rộng, sâu, hiện đại và chuyên trường
nghiệp
S3: Nguồn cung ứng nguyên
liệu trực tiếp

Điểm yếu (W) W1, W2, W3 + O4  CL Phát


W1: Bộ máy cồng kềnh, chưa triển sản phẩm
tinh gọn
W2: Trình độ tiếp cận công nghệ,
ngoại ngữ, kiến thức, hội nhập
còn thấp
W3: thương mại hóa sản phẩm
còn chậm
W4: Chưa khai thác hiệu quả cơ
sở vật chất (hệ thống 4 nhà máy)

19
3.1.2 Ma trận IE

Tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE


4,0
Tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE

3,0
2,94

2,0

1,0
4,0 3,13,0 2,0 1,0
Hình 3.1 Ma trận IE
Nhận xét: Doanh nghiệp nằm ở ô tấn công thị trường, vì vậy công ty cần
triển khai 2 chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm.
3.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
Bảng 3.2 Ma trận QSPM
Các chiến lược có thể lựa chọn
Phân Thâm nhập Phát triển Phát triển
Các yếu tố chính
loại thị trường thị trường sản phẩm
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong:
S1. Thương hiệu uy tín. 0,2 4 0,8 4 0,8 4 0,8
S2. Hệ thống phân phối
mạnh, rộng, sâu, hiện 0,09 2 0,18 3 0,27 4 0,36
đại chuyên nghiệp.
S3. Sản phẩm chủ lực,
0,03 2 0,06 1 0,03 1 0,03
doanh thu lớn.

20
S4. Tài chính vững mạnh. 0,04 2 0,08 2 0,08 2 0,08
W1. Bộ máy cồng kềnh. 0,06 1 0,06 1 0,06 3 0,15
W2. Thương mại hóa sản
0,075 2 0,15 1 0,075 3 0,225
phẩm chậm.
Các yếu tố bên ngoài:
O1. Ứng dụng công nghệ
0,06 1 0,06 1 0,06 3 0,18
thông tin.
O2. Dân số già hóa. 0,075 1 0,075 4 0,3 1 0,075
O3. NTD có xu hướng sử
dụng các sản phẩm từ
0,07 2 0,14 3 0,21 2 0,14
thiên nhiên, thân thiện
môi trường.
O4. Tốc độ tăng trưởng
0,105 4 0,42 2 0,21 2 0,21
ngành Dược cao.
T1. Chưa có biện pháp, ngăn
chặn hàng nhái, hàng 0,075 1 0,075 1 0,075 4 0,3
giả, kém chất lượng.
T2. Cạnh tranh trong ngành
0,06 1 0,06 1 0,06 3 0,18
khốc liệt.
T3. Yêu cầu của khách hàng
ngày càng cao theo từng 0,06 1 0,06 1 0,06 3 0,18
nhóm đối tượng.
Tổng điểm 1,00 2,22 2,29 2,91

3.3 TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC


Mục tiêu dài hạn: thị phần miền Nam tăng thêm 15% sau 3 năm.

21
Bảng 3.3 Kế hoạch thực thi chiến lược chi tiết
Năm Mục tiêu từng năm Mục tiêu bộ phận Chính sách
Sản xuất: tăng công suất sản xuất lên 1,5 - Công nhân sản xuất được thưởng thêm 1 tháng lương
lần nếu vắng mặt ít hơn 5 ngày/năm.
- Thưởng nông dân 1% giá thu mua đầu vào vùng
trồng nguyên liệu nếu đảm bảo đủ chất lượng và số
lượng nguyên liệu đầu vào.

Marketing và bán hàng: tăng 1,5 lần số - Quảng cáo bằng banner, áp phích ở các ngã đường,
lượng sản phẩm được phân phối ở các nhà các nhà thuốc, tivi…
Tăng 4% thị phần thuốc thị trường miền Nam - Chiết khấu 5% cho các nhà thuốc
1
miền Nam
R&D: Cải tiến mẫu mã của sản phẩm - Trích 10% quỹ khen thưởng và phúc lợi thưởng cho
nhân viên có ý tưởng cải tiến sản phẩm khả thi.

Bộ phận nhân sự: - Hệ thống phân phối miền Nam được phép trích 5%
- Mở rộng số lượng saler và trình dược viên tổng doanh thu để thưởng cho nhân viên.
để giới thiệu và bán sản phẩm ở miền Nam. - Thưởng lương tháng 13 cho nhân viên đạt KPI.
- Số lượng tăng dự kiến 100 người.

22
Sản xuất: tăng công suất sản xuất lên 1,2 - Công nhân sản xuất được thưởng thêm 1 tháng lương
lần so với năm 1. nếu vắng mặt ít hơn 5 ngày/năm.
- Thưởng nông dân 1% giá thu mua đầu vào vùng
trồng nguyên liệu nếu đảm bảo đủ chất lượng và số
lượng nguyên liệu đầu vào.

Marketing và bán hàng: - Quảng cáo bằng banner, áp phích ở các ngã đường,
- Tăng 1,7 lần số lượng sản phẩm được các nhà thuốc, tivi…
phân phối ở các nhà thuốc thị trường miền - Chiết khấu 5% cho các nhà thuốc nhỏ lẻ.
Nam so với năm 1; - Chiết khẩu 7% cho các bệnh viện.
Tăng 5% thị phần
2 - Đẩy mạnh phân phối vào các bệnh viện
miền Nam
trên thị trường miền Nam.

R&D: Cải tiến mẫu mã của sản phẩm - Trích 10% quỹ khen thưởng và phúc lợi thưởng cho
nhân viên có ý tưởng cải tiến sản phẩm khả thi.

Bộ phận nhân sự: - Hệ thống phân phối miền Nam được phép trích 5%
- Mở rộng số lượng saler và trình dược viên tổng doanh thu để thưởng cho nhân viên.
để giới thiệu và bán sản phẩm ở miền Nam. - Thưởng lương tháng 13 cho nhân viên đạt KPI.
- Số lượng tăng dự kiến 50 người.

23
Sản xuất: tăng công suất sản xuất lên 1,2 - Công nhân sản xuất được thưởng thêm 1 tháng lương
lần so với năm 2. nếu vắng mặt ít hơn 5 ngày/năm.
- Thưởng nông dân 1% giá thu mua đầu vào vùng
trồng nguyên liệu nếu đảm bảo đủ chất lượng và số
lượng nguyên liệu đầu vào.

Marketing và bán hàng: - Quảng cáo bằng banner, áp phích ở các ngã đường,
- Tăng 2 lần số lượng sản phẩm được phân các nhà thuốc, tivi…
phối ở các nhà thuốc thị trường miền Nam - Chiết khấu 5% cho các nhà thuốc nhỏ lẻ.
Tăng 6% thị phần so với năm 2;
3 - Chiết khẩu 7% cho các bệnh viện.
miền Nam - Tiếp tục đẩy mạnh phân phối vào các
bệnh viện trên thị trường miền Nam.

R&D: Cải tiến mẫu mã của sản phẩm - Trích 10% quỹ khen thưởng và phúc lợi thưởng cho
nhân viên có ý tưởng cải tiến sản phẩm khả thi.

Bộ phận nhân sự: - Hệ thống phân phối miền Nam được phép trích 5%
- Mở rộng số lượng saler và trình dược viên tổng doanh thu để thưởng cho nhân viên.
để giới thiệu và bán sản phẩm ở miền Nam. - Thưởng lương tháng 13 cho nhân viên đạt KPI.
- Số lượng tăng dự kiến 50 người.

24

You might also like