You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

NGHIỆP TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

Đề Tài: Hệ Thống Mạng Nhiệt Trong Nhà Máy Nhiệt Điện

GVHD: Lê Đình Nhật Hoài


Lớp: DHNL15B
Nhóm 11:
Họ Và Tên MSSV
Đỗ Hoàng Lâm 19470851
Đỗ Quốc Vũ 19470841
Nguyễn Đức Minh 19487221
Lộc Đình Văn 19484521

TPHCM,Ngày 27 tháng 4 năm 2022


Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

Mục Lục
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM VẺ MẠNG NHIỆT..................................................1
1.1. Định nghĩa, ví dụ về mạng nhiệt (MN)...........................................................1
1.1.1. Hộ cấp và hộ tiêu dùng nhiệt - lạnh..........................................................1
1.1.2. Phụ tải nhiệt...............................................................................................1
1.1.3. Mạng nhiệt................................................................................................2
1.1.4 Vận Hành Mạng Nhiệt:..............................................................................3
1.2 Kết cấu đường ống...........................................................................................6
1.2.1. Cấu tạo ống dẫn.........................................................................................6
1.2.2. Các yêu cầu về ống dẫn.............................................................................7
1.2.3. Lắp đặt đường ống...................................................................................7
1.3. Vị trí treo đỡ ống.............................................................................................8
1.3.1. Yêu cầu của việc treo đỡ ống....................................................................8
1.3.2. Xác định vị trí cần treo đỡ ống.................................................................8
1.3.3. Ví dụ:.........................................................................................................9
1.4. Tính bù giãn nở nhiệt......................................................................................9
1.1.4. Hiện tượng giãn nở đều và ứng suất nhiệt................................................9
1.4.2. Các cơ cấu bù nhiệt cho ống...................................................................10
1.4.3 Ví dụ :.......................................................................................................11
CHƯƠNG 2: TÍNH NHIỆT CHO MẠNG NHIỆT................................................11
2.1 Mục đích và cơ sở tính nhiệt cho mạng nhiệt................................................11
2.1.2 Cơ sở để tính nhiệt cho mạng nhiệt..........................................................12
2.2 Tính nhiệt đường ống đặt trong không khí ngoài trời....................................14
2.2.1. Mô tả bài toán..........................................................................................14
2.2.2 Tính các hệ số tỏa nhiệt với môi chất và môi trường...............................14
2.2.3 Tính các nhiệt trở:....................................................................................15
2.2.4 Tính tổn thất nhiệt;...................................................................................15
2.2.5 Phân bố nhiệt độ trong vách ống :............................................................15
2.3 Tính nhiệt ống ngầm đặt trong đất.................................................................16
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

2.3.1 Mô tả kết cấu:...........................................................................................16


2.3.2 Tính các nhiệt trở.....................................................................................17
2.3.3 Tính chọn đường kính ống.......................................................................17
2.3.4 Tính sức cản thủy lực...............................................................................19
2.3.5 TÍNH SỨC CẢN THỦY LỰC................................................................20
2.3.6 PHÂN BỐ ÁP SUẤT MC TRÊN ĐƯỜNG ỐNG...................................22
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM VẺ MẠNG NHIỆT


1.1. Định nghĩa, ví dụ về mạng nhiệt (MN).
1.1.1. Hộ cấp và hộ tiêu dùng nhiệt - lạnh
- Trong thiết bị trao đổi nhiệt (TBTĐN), để nung nóng hay làm lạnh một sản phẩm (SP)
nào đó, người ta cho nó TĐN với một chất trung gian nào đó. Ví dụ: hơi nước hay gas
lạnh, gọi là tác nhân mang nhiệt hay lạnh.

- Hộ cấp nhiệt (lạnh ) là thiết bị sản sinh ra tác nhân nhiệt (lạnh). Ví dụ hộ cấp nhiệt là lò
hơi tạo ra hơi nước, buồng đốt tạo ra khí nóng (sản phẩm cháy – SPC) đề cấp cho thiết bị
sấy sản phẩm.

Ví dụ hộ cấp lạnh là tổ hợp máy nước - bình ngưng sản sinh ra gas lỏng cao áp để cấp
cho thiết bị làm lạnh hoặc Water chiller cung cấp nước lạnh để điều hoà không khí.

- Hộ tiêu thụ nhiệt (lạnh) là TBTĐN sử dụng tác nhân nhiệt (lạnh) để gia nhiệt (hay làm
lạnh) sản phẩm

Ví dụ hộ tiêu thụ nhiệt là dàn caloripher sử dụng hơi đề gia nhiệt không khí.

Ví dụ hộ tiêu thụ lạnh là tủ cấp đông sử dụng môi chất lạnh lỏng cao áp để làm đông lạnh
thực phẩm,

1.1.2. Phụ tải nhiệt


Phụ tải nhiệt Q[W] là lượng nhiệt cần cấp vào hệ tiêu thụ hoặc sinh ra từ hộ cấp, trong
một đơn vị thời gian.

Q là công suất do tác nhân nhiệt (lạnh) mang vào hoặc lấy ra từ thiết bị trao đổi nhiệt,
còn gọi là công suất của thiết bị.

- Đề xác định phụ tải nhiệt Q, ta dựa vào phương trình cân bằng nhiệt cho sản phẩm và
môi chất trong TBTĐN, trên cơ sở yêu cầu của công nghệ sản xuất.

- Theo yêu cầu công nghệ sản xuất, thường phụ tải nhiệt Q thay đổi theo thời gian, Q=Q(
τ)

Để tính chọn phụ tải Q cho một hộ cấp nhiệt cần cộng tất cả các phụ tải Qi(τ ) của các hộ
tiêu thụ, rồi chọn Q theo nguyên tắc: Q ≥ ∑ Qi (τ ), như ví dụ trên hình 1.1:

1
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

- Đối với các thiết bị làm việc không liên tục, ví dụ làm việc theo mẻ, theo mùa, vụ người
ta có thể tính phụ tải nhiệt theo đơn vị kJ/ mẻ, MJ mùa (vụ).

1.1.3. Mạng nhiệt.


Định nghĩa: Mạng nhiệt là hệ thống đường ống và các phụ kiện dẫn môi chất lưu động
giữa hộ cấp và hộ tiêu thụ nhiệt lạnh

Phụ kiện là các thiết bị dung để duy trì và điều khiển sự lưu động của môi chất, như bình
chứa, bình góp, bơm quạt, các loại van, thiết bị pha trộn, tê cút, giá treo trụ đỡ ống, cơ
cấu bù nở nhiệt,….

Ví dụ về mạng nhiệt trong nhà máy nhiệt điện và hệ thống lạnh được mô tả trên hình 1.2
và hình 1.3.

2
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

1.1.4 Vận Hành Mạng Nhiệt:


Nhiệm vụ chủ yếu của việc vận hành mạng nhiệt là tổ chức được việc cung cấp nhiệt
năng cho các hộ tiêu thu một cách liên tục với chất lượng cần thiết.
Do đó cần phải.
1. Phối hợp làm việc chặt chẽ giữa mạng và các thiết bị tiêu thụ.
2. Phân phối đều đặn nhiệt lượng theo yêu cầu qua các hộ tiêu thụ và tính toán lượng
nhiệt đã cấp đi.
3. Trông nom cẩn thận mang các trang thiết bị cố định, kiểm tra và sửa chữa kịp thời,
đảm bảo hạn chế và giải quyết mọi sự cố, và hư hỏng.
4. Tổ chức kiểm tra tình trạng các thiết bị thu nhận nhiệt của hộ tiêu thụ.
Tuỳ theo quy mô của mạng người ta chia ra từng khu vực máy. Khu vực mạng là đơn vị
thấp nhất của hệ thống, nó thường quản lý vận hành phần mạng của 1 trung tâm nhiệt
điện.
a) Các biện pháp phát hiện và giải quyết sự cố:
Đối với mạng cung cấp nước thì dấu hiệu sự cố là sự giảm áp lực ở điểm điều chỉnh hoặc
ở điểm trung hoà. Để duy trì áp lực đã cho phải tăng thêm nước bổ sung so với trị số định
mức, công nhân vận hành phải có kế hoạch hành động rõ ràng đảm bảo tìm ra chỗ hư
hỏng trong thời gian ngắn nhất
Trường hợp nước bổ sung tăng lên đột ngột thì công nhân phải kiểm tra sự làm việc của
các thiết bị bổ sung trong khoảng 2-3 giờ. Trong thời gian đó chế độ nhiệt của mạng phải
được giữ nguyên không thay đổi để cho sự thay đổi (nhiệt độ) thể tích của nước trong hệ
thống không ảnh hưởng đến lưu lượng nước bổ sung. Nếu trong thời gian nói trên nước
bổ sung đã tăng ổn định thì đi tìm chỗ hư hỏng. Đối với mạng nhiệt mới được đưa vào
vận hành hoặc những đoạn đã vận hành lâu, cũ nát thì phải được kiểm tra xem xét trước
tiên. Song song với việc kiểm tra mạng cũng phải tiến hành kiểm tra các thiết bị gia nhiệt

3
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

đạt ở các trạm cung cấp trong nhà máy. Nên nhớ rằng chỉ cần 1 chỗ ống nào bị hở là sự
rò rỉ của nước mang vào nước ngưng đó thế rất lớn. Việc phát hiện sự rò rỉ nước mạng có
thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, trước tiên là bằng phương pháp phân tích hoá
học về độ cứng và độ kiềm, khi có rò rỉ nước mạng vào nước ngưng thì độ cứng và độ
kiềm của nước ngưng tăng lên. Phương pháp thứ hai là kiểm tra độ kín của các bình gia
nhiệt tức là so sánh lượng tiêu hao hơi và lượng nước ngưng trở về. Nếu 2 đại lượng này
khác nhau nhiều chứng tỏ có nước mạng rò rỉ vào nước ngưng. Phương pháp thứ ba là
quan sát mực nước ngưng trong các bình gia nhiệt. Khi có rò rỉ nước mạng thì mức nước
ngưng trong bình gia nhiệt cao hơn mức bình thường và nếu van sự cố không làm việc thì
nước ó thể chảy vào tuốc bin gây nên sự cố nghiêm trọng. Cho nên các bình gia nhiệt
phải được trang bị các thiết bị đo độ nước cho tín hiệu bằng ánh sáng hoặc bằng âm
thanh.
Trong trường hợp mức nước ngưng của bình gia nhiệt dâng lên nhanh thì phải ngắt ngay
bình gia nhiệt đó ra. Cuối cùng việc kiểm tra độ kín của thiết bị gia nhiệt có thể được tiến
hành bằng cách lần lượt ngắt từng thiết bị ra khỏi mạng, nếu thiết bị nào hư hỏng thì sự rò
rỉ nước mạng sẽ chấm dứt.
Nếu việc kiểm tra ngoài mang và kiểm tra độ kín của các bình gia nhiệt cũng không phát
hiện được chỗ bị rò rỉ thì phải tiến hành kiểm tra tỷ mỷ bằng cách lần lượt ngắt từng thiết
bị tiêu thụ và từng đoạn ống ra khỏi hệ thống, đồng thời quan sát sự làm việc của các
thiết bị cung cấp nước bổ sung, khi ngắt thiết bị nào hư hỏng thì nước bổ sung sẽ giảm đi
đột ngột, còn ngắt đoạn nào hư hỏng thì sẽ thấy áp lực bình giảm đi nhanh chóng.
Trong suốt thời gian tìm chỗ hư hỏng vẫn phải duy trì trong mạng một chế độ thuỷ lực
bình thường và sự rò rỉ nước mạng cần phải được bù bằng nước bổ sung. Nếu không kđủ
nước đã được xử lý hoá học để bổ sung thì phải bổ sung nước tự nhiên cho mạng.
Sau khi phát hiện chỗ hư hỏng phải nhanh chóng ngắt đoạn hư hỏng và giải quyết.
b) Chống ăn mòn
Ngoài những hư hỏng bất ngờ xảy ra ở từng bộ phận riêng biệt đôi khi mạng nhiệt còn bị
phá huỷ âm ỉ từ từ và toàn bộ hệ thống. Dạng phá huỷ này rất nguy hiểm hơn bởi vì quy
mô và hậu quả của nó rất lớn, đó là tình trạng ăn mòn. Trong mạng nhiệt có 2 dạng ăn
mòn: ăn mòn bên trong và ăn mòn bên ngoài.
c) Ăn mòn bên trong
Nguyên nhân chủ yếu của sự ăn mòn bề mặt bên trong của ống dẫn là do trong nước có
hoà tan oxy. Nếu có thêm CO2 thì qúa trình ăn mòn sẽ tăng nhanh.
Trong các đường dẫn hơi sự ăn mòn bên trong thường sinh ra trong thời kỳ đường ống
ngừng làm việc để dự phòng lạnh, khi các van trên các ống nhanh nối đường dự phòng
với đường làm việc bị hở thì ở phần dưới đường dự phòng sẽ có nước ngưng tích tụ lại và
xảy ra sự cố ăn mòn cục bộ, sự ăn mòn cục bộ cũng xảy ra trong các ống dẫn các dụng cụ
làm việc với môi chất là nước, chủ yếu là ở các chỗ nước đứng yên, dưới lớp bùn hoặc

4
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

dưới lớp lắng đọng ăn mòn khi bị ăn mòn cục bộ thì trên tường ống tạo thành những lỗ
sau dần dần xuyên thủng ống làm cho ống không dùng được nữa mặc dù sự mất mát về
kim loại không nhiều lắm.
Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào nồng độ oxy và tốc độ khuếch tán của nó tới bề mặt kim
loại. Nồng độ oxy hoá tan càng lớn và nhiệt độ nước càng cao thì quá trình ăn mòn càng
mạnh.
Ngoài việc ống mòn nhanh do bị ăn mòn bề mặt bên trong, khả năng lưu thông (lưu
lượng) của ống cũng bị giảm đi, đồng thời do việc tạo nên những sản phẩm ăn mòn tổn
thất năng lượng cho bơm cũng tăng lên.
Các chất lỏng đọng ăn mòn thường không bám chắc vào bề mặt ống dẫn mà cuốn đi theo
nước tuần hoàn rồi đọng lại ở các ống, các van, các dụng cụ đo lường. Hiện tương này
đặc biệt nguy hiểm đối với hệ thống tiêu thụ, bởi vì các ống nhỏ có thể bị tắc bởi các sản
phẩm ăn mòn nên phải ngừng làm việc, mặc dù kim loại ống chưa bị ăn mòn.
Như vậy không những tổn thất về kim loại mà một phần lớn những hư hỏng và vận hành
còn gây nên bởi sự ăn mòn bên trong ống dẫn.
Để khắc phục sự ăn mòn bên trong cần phải thủ tiêu mọi chỗ có không khí lọt vào và
thực hiện việc bổ sung cho mạng (bù tổn thất rò rỉ) cũng như trước khi đưa các thiết bị
tiêu thụ vào vận hành bình thường chỉ khi nào nước bổ sung đã được khử khí hoặc khử
oxy.
Chất lượng nước bổ sung có ý nghĩa rất lớn đến tuổi thọ của mạng và đến độ tin cậy của
việc cung cấp nhiệt.
Khi nước bổ sung cho mạng có độ cứng tạm thời lớn thì sẽ tạo thành cáu và bùn trọng các
thiết bị gia nhiệt, rút cục làm tăng trở lực thuỷ lực và làm giảm năng suất của hệ thống.
Một trong những điều kiện nhất thiết phải có đối với sựlàm việc bền vững và tin cậy của
hệ thống là nước bổ sung phải được làm mềm hoặc nước có độ cứng ổn định.
Do sự ảnh hưởng lớn của chất lượng nước trong mạng đến qúa trình ăn mòn bên trong
cần phải có một chế độ kiểm tra thật nghiêm khắc tới chất lượng nước, công việc này
được tiến hành bằng cách chọn một cách có hệ thống các mẫu nước ở ống góp của trung
tâm nhiệt điện. Ở các điểm trung gian của mạng và ở các cửa vào hệ tiêu thụ việc kiểm
tra tình trạng bề mặt trong của ống dẫn do công nhân của mạng tiến hành. Để thuận tiện
cho công việc kiểm tra người ta đặt những tấm kim loại kiểm tra ở những chỗ có tính chất
khác nhau của mạng, ví dụ ở các ống góp cung cấp, ống góp quay về ở các điểm cuối của
mạng hệ thống tiêu thụ.
Căn cứ theo tổn thất trọng lượng của tấm kim loại kiểm tra có thể xác định cường độ ăn
mòn kim loại và qua nghiên cứu bề mặt của chúng có thể xác định độ sâu cực đại của sự
ăn mòn cục bộ.
Trong điều kiện bình thường chiều sâu ăn mòn trung bình cho phép không được vượt quá
0,04 - 0,05mm/năm còn chiều sâu ăn mòn cục bộ không được vượt quá 0,1 - 0,2mm/năm.

5
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

Nếu hệ thống đã làm việc một thời gian lâu với nước có hàm lượng oxy hoà tan lớn và đã
bị ăn mòn bên trong thì khi chuyển sang làm việc với nước đã được khử khí cần phải
đuổi tất cả những chất lắng đọng ăn mòn đã tạo thành ra khỏi hệ thống bằng dòng nước
rửa có tốc độ lớn. Lượng tiêu hao nước để rửa lớn hơn lượng nước tuần hoàn bình thường
của hệ thống tiêu thụ gấp 6 - 8 lần. Việc rửa hệ thống được tiến hành cho đến khi nào
nước xả ra ngoài hết bẩn.
d) Ăn mòn bên ngoài
Việc bảo vệ cho mạng nhiệt khỏi bị ăn mòn bên ngoài là một nhiệm vụ quan trọng trong
vận hành. Đối với mạng nhiệt đặt ngầm dưới đất có thể xảy ra sự ăn mòn của đất cũng
như có thể bị hư hỏng bởi các dòng điện tản mạn. Sự ăn mòn của đất xảy ra chậm hơn là
sự phá huỷ bởi các dòng điện tản mạn. Tuy vậy sự ăn mòn của đất lại nguy hiểm hơn bởi
vì nó không biểu hiện cùng một lúc và có thể bao chùm một phần lớn của mạng. Khi bị
ăn mòn, mạng nhiệt có thể cùng 1 lúc bị hư hỏng trên một khoảng dài lớn. Nguồn gốc
chủ yếu của sự ăn mòn bên ngoài là độ ẩm có lẫn các tạp chất ăn mòn chứa trong đất và
trong chất cách nhiệt. Khi độ ẩm đã thấm vào bề mặt ngoài của ống dẫn thì sinh ra qúa
trình ăn mòn.
Để ngăn ngừa sự ăn mòn bên ngoài, trước khi đặt ống cần phải nghiên cứu tính chất ăn
mòn của đất và mật độ dòng điện tản mạn theo đường đặt ống.
Ở những chỗ nguy hiểm nhất phải bảo vệ chống ăn mòn thật chắc chắn.

1.2 Kết cấu đường ống


1.2.1. Cấu tạo ống dẫn.

6
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

Mặt cắt ngang của ống dẫn thường có cấu tạo như hình 1.4, gồm 3 lớp vật liệu: ống, lớp
cách nhiệt, lớp bảo vệ.

Tính Đường kính trong d1 của ống được tính theo lưu lượng G, vận tốc ω và khối lượng
riêng môi chất theo quan hệ:

π
G= ρωf =ρω d 12 hay d1= 2
4 √ G
πρω
ω [m/s] chọn theo loại môi chất.

Chất khí ω ϵ [4÷ 75] m/s tăng theo áp suất và độ quá nhiệt .

1.2.2. Các yêu cầu về ống dẫn.


1) Chịu được nhiệt độ, áp suất và tính ăn mòn của môi chất khi làm việc. Khi t, p cao,
phải dùng ống kim loại không hàn mép, nổi ống bằng hàn hoặc bích.
2) Có lớp cách nhiệt bằng vật liệu có λ bé, chịu được nhiệt độ vỏ ống, ít hút ẩm, ít mao
dẫn, bền lâu.
3) Có lớp bảo vệ ngoài cùng để cách ẩm chỗ ướt lớp cách nhiệt, chịu được tác động của
môi trường xung quanh (không khí, đất, nước…)

1.2.3. Lắp đặt đường ống.

7
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

-Tùy theo công nghệ sản xuất và địa bàn nhà máy, khi lựa chọn vị trí lắp đặt đường ống
cần chú ý:

1) Bố trí hộ cấp, hộ tiêu thụ hợp lí.


2) Đường ống ngắn, gọn, ít tê cút bảo đảm giảm tổn thất nhiệt và thủy lực.
3) Không cản trở không gian làm việc , ít ảnh hưởng môi trường.
- Vị trí đặt đường ống có thể trong không khí (trong nhà, ngoài trời) dưới mặt đất (ngầm
trong đất) hoặc dưới mặt nước ( trong nước, trong ống ngầm).
-Khi đặt ống ngoài trời cần chống ảnh hưởng cửa mưa gió. Khi đtặ ống ngầm cần chống
ảnh hưởng của nước ngầm và tác dụng ăn mòn của môi trường.

1.3. Vị trí treo đỡ ống.


1.3.1. Yêu cầu của việc treo đỡ ống
Khi đặt ống trong không khí cần sử dụng các móc treo, giá đỡ hoặc trụ đỡ nhằm giữ cho
ống được an toàn và ổn định khi làm việc. Các kết cấu treo đỡ có cấu tạo theo quy phạm
an toàn, cần bảo đảm yêu cầu sau:
-Giữ cho ống an toàn dưới tác dụng của trọng lực và gió bão
-Chống rung động và biến dạng đường ống.

8
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

1.3.2. Xác định vị trí cần treo đỡ ống.


Để bảo đảm yêu cầu treenn, khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm treo đỡ ống là:


[lt] = 12 φηδ ¿cp
W
q
, (m)

Với:
φ = 0,8 ; η = (0,4 ÷ 0,5 )
δ*cp [N/m2] là ứng suất định mức cho phép của vật liệu ống tại nhiệt độ làm việc cực đại.

W= 0,1 d 41−d 41 ; [m3] là mô men bền tương đương của ống.


d1

q= √ q21 + q22 [N/m] là lực tác động trên 1m ống,

Trong đó:
q1 là trọng lượng trên 1 mét ống (ống, môi chất, vật liệu cách nhiệt)
π π π
q1= q1= g[ρô 4 (d22– d12) + ρMC 4 d12+ ρc 4 (dc2– d22)], [N/m]

ρ ω2
q1 = kdc [N/m] là lực đẩy 1m ống do gió có vận tốc lấy bằng ω=30 m/s, khối
2
lượng riêng ρ =1,2 kg/m3, với hệ số khí động k= (1,4 ÷ 1,5)
dc(m) là đường kính ngoài lớp bảo vệ hay cách nhiệt.
¿ 4 4 1
12 φη δ cp (d 2 −d 1 ) 2
Tóm lại, nếu đường ống dài 1≥ lt hay 1 ≥ [ ], ¿m]
5 d i √ 4 q 1+ k d e p ω
2 2 2 2 4

thì cần chọn thêm 1 điểm treo đỡ ống.

1.3.3. Ví dụ:
¿
Tính [lt] cho ống thép C10 có δ cp(t=250oC) = 11,2 kg/mm2= 11,2.9,18.106 = 1,1.108 N/m2
với d2/d1 = 60/50 mm, dc=70mm, pô=7850 kg/m3 đặt trong không khí. Ta có:

9
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

4 4
d 2−d 1 (60 ¿ ¿ 4−504 ) .10−3× 4
W=0,1 = 0,1 −3
=1,34. ¿10-5 m3.
d1 50. 10

q1= 67,8 N/m.


ρ ω4 1,2.302
q2 = kdc = 1,5.0,07 . = 56,7 N/m
2 2
q = √ 67,82 +56,72 = 88,4 N/m
−5
w 1,34.10 0,5
[lt] = (12.φ . η . δ cp * )0,5 = (1,2.0,8.0,45.1,1.108. ) = 8,49 m
q 88,4
Thực tế nếu 1> 8 thì cần giá treo đỡ.

1.4. Tính bù giãn nở nhiệt.


1.1.4. Hiện tượng giãn nở đều và ứng suất nhiệt.
Một ống dài l, khi nhiệt độ tăng lên ∆ t thì nở dài thêm đoạn
∆ l=1α ∆ t
∆l
Hệ số nở dài α = [1/K] phụ thuộc loại vật liệu.
l ∆t

Với thép các bon thì α = 12.10-6 l/K


Khi đó trong ống phát sinh ứng suất nhiệt tính theo định luật Hook
∆x
δ =Ei=E . = Eα ∆ t
1

Với thép các bon thì δ =2,35 ∆ t [Mpa] =24∆ t ¿Kg/cm2]

Lực nén sinh ra khi có ứng suất nhiệt là:


π 2 2 π ∆l 2 2
p = δf = δ ( d −d )= . ( d −d ) , [N] .
4 2 1 4 l 2 1

Ứng suất nhiệt khi quá giới hạn cho phép có thể gây ra nứt, gãy ống, làm hư hỏng thiết bị
và gây sự cố nguy hiểm.
Để khắc phục tình trạng này ta dùng cơ cấu bù nhiệt.

10
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

1.4.2. Các cơ cấu bù nhiệt cho ống


Để bù nở nhiệt đường ống ta dùng cơ cấu bù nhiệt hàn vào giữa đường ống, Cơ cấu này
gồm một ống liền được uốn cong hình chữ U, chữ S hoặc chữ Ω với các bán kính cong R
xác định theo qui phạm, phụ thuộc đường ống và vật liệu.

Khoảng cách cần đặt bù nhiệt là:


δ
1>[lb]= μq ]
¿ , [m]
1
Với δ= (d 2−d 1) (m) là chiều dài ống
2

q là áp suất trên mặt kê ống, q= trọng lượng ống/ diện tích kê


q1 [ l t ]
q= d2 b
, [N/m2]

δ
¿
cp [ ]
N
m2
làứng suất cho phép của vật liệu ống .

φ=0,8

P [N/m2] là áp suất môi trường trong ống


d 2 [ m ] là đường kính ngoài ống dẫn môi chất

1.4.3 Ví dụ :
Tính [ l b ] cho đường ống như ở ví dụ 1.3.3 nói trên, khi chọn mặt kê có diện tích
d 2 . b=( 0,06. 0,10 ) m2 với hệ số ma sát μ thép =0,18 sẽ có: áp suất môi chất trong ống là
8.105 N/m2

11
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

1 1
δ = ( d 2−d 1 )= ( 60−50 ) . 10−3 =0,005 m
2 2
q1 [ l t ] 67,8.8,49
q= = =95937 N .m 2
d2 b 0,06.0,1
δ
[ l b ]= μq √¿ ¿
0,005
[l b ¿= √ ¿ ¿= 24,8 m
0,18.95937

Chú ý :
-Các mặt kê đặt, treo đỡ tiếp xúc mặt ống d 2để ống khỏi làm móp vỏ bảo ôn
-Phần thấp của cơ cấu bù nhiệt cần lắp van xả nước ngưng

CHƯƠNG 2: TÍNH NHIỆT CHO MẠNG NHIỆT


2.1 Mục đích và cơ sở tính nhiệt cho mạng nhiệt
1) Xác định tổn thất nhiệt, tức lượng nhiệt truyền qua ống ra môi trường, qua từng ống và
toàn mạng nhiệt.
2) Xác định phận bố nhiệt độ trên mặt cắt ngang ống, trong môi chất nhiệt và trong môi
trường xung quanh ống.
3) Xác định thay đổi nhiệt độ môi chất dọc ống, tính nhiệt độ môi chất ra khỏi ống
4) Xác đinh sự chuyển pha của môi chất dọc ống tức là tìm vị trí xảy ra sự ngưng tụ hay
sôi hóa hơi, lượng môi chất đã chuyển pha.
5) Để chọn kết cấu cách nhiệt thích hợp

2.1.2 Cơ sở để tính nhiệt cho mạng nhiệt


Để tính nhiệt cho mạng nhiệt, người ta dựa vào phương trình truyền nhiệt, phương trình
cân bằng nhiệt, kết cấu đường ống cùng môi chất và môi trường
2.1.2.1 Kết cấu đường ống, môi chất và môi trường
Mặt cắt ngang đường ống, thường có kết cấu: bên trong là môi chất, có thông số cho
trước GCp t1 , tiếp theo là ống dẫn có d1 /d0 , ρô , ngoài là lớp cách nhiệt có λc , δc , ngoài
cùng là lớp bảo vệ có λb , δb , môi trường xung quanh có nhiệt độ t0 có kết cấu như hình

12
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

2.1.2.2 Phương trình truyền nhiệt


Để tính tổn thất nhiệt trên 1 mét ống dùng công thức:
t 1−t 0 W
q1= ;[ ]
R1 m

với : t1: nhiệt độ môi chất [℃ ¿


t0: nhiệt độ môi trường [℃ ¿
R1: tổng nhiệt trở truyền nhiệt qua 1 mét ống [mK/W]
R1=∑ R li =R α 1+ R 0+ R c + R b + Rα 2

1 1 d 1 d 1 d 1
R 1= + ln 1 + ln c + ln b +
π d 0 α 1 2 π λ 0 d 0 2 π λ c d 1 2 π λb d c π d b α 2

Trong tổng trên, Rc và Rα 2 luôn có trị số đáng kể không thể bỏ qua . Các nhiệt trở khác
có thể bỏ qua khi đáp ứng điều kiện sau :
1) Khi môi chất là chất lỏng hay chất khí có vận tốc ω ≥ 5m/s, thì α 1 khá lớn cho phép
coi Rα =0 2

W
2) Khi ống bằng kim loại mỏng, với d1/d2 ≤ 2 và λ ô ≥ 30 , thì Rc
mK

1 mk
≤ ln 2=0,0037 , có thể coi Rô =0
2 π .30 W

3) Khi lớp bảo vệ bằng vật liệu mỏng, coi db = dc và Rb =0


Tính tổn thất nhiệt trên 1 ống dài (m), có thể tính theo
Q= lq1 [W] , khi q1 = const , ∀ x ∈ [ o ,1 ]
1

Q¿ ∫ q 1 ( X ) dx
0

13
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

khi q 1 thay đổitrên trục x của ống ( do nhiệt độ môi chất thay đổidọc ống )

2.1.2.3 Phương trình cân bằng nhiệt


Phương trình cân bằng nhiệt cho môi chất chảy trong ống ổn định là
( Biến thiên Entanpy môi chất qua ống )= ( tổn thất nhiệt qua ống do truyền nhiệt)
*Phương trình cân bằng nhiệt và tích phân cho môi chất tỏng đoạn ống dx là
dI= δQ hay Gdi = q1dx ( dạng tổng quát)
Nếu môi chất không chuyển pha, bị làm nguội do tỏa nhiệt thì phương trình cân bằng
nhiệt có dạng:
t−¿
GCpdt= dx
R1
*Phương trình cân bằng nhiệt tích phân cho đoạn ống dài 1(m) là:
1
t ( x )−t 0
∆ I =Q hay G(i1-i2)=∫ dx=1q 1
0 R1
Nếu môi chất không đổi pha thì
1

GCp(t1-t2) =∫ q 1 ( x ) dx , [ W ]
0

2.2 Tính nhiệt đường ống đặt trong không khí ngoài trời
2.2.1. Mô tả bài toán
Xét môi chất một pha nhiệt độ t1 chảy qua ống chiều dài l có các thông số của ống d1/d0, λ
0 của lớp cách nhiệt dc, λ c của lớp bảo vệ db , λ b đặt trong không khí nhiệt độ t0

14
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

2.2.2 Tính các hệ số tỏa nhiệt với môi chất và môi trường
Trong trường hợp tổng quát, hệ số trao đổi nhiệt α 1 với môi chất là chất khí, và với môi
trường là α 2 sẽ được tính theo phương pháp lặp. Các bước tính lặp gồm:
1) Chọn nhiệt độ mặt trong ống tw1.
λ1
Tính α 1 theo công thức TN tỏa nhiệt cưỡng bức α 1¿ Nu ( ReGrPr) 1
d0 1

Tính α 1 ε= ε w δ 0 ¿4 - T W 4)/ (T1 – Tw) với ε w= độ đen ống


Tính q1l = (α 1+ α 1 ε ¿(t1 – tw1) π d0 , [W/m].
2) Tính nhiệt độ ngoài vỏ bảo vệ tb theo phương trình:
t w 1−t b t w1 −t b d
q λl = ln i +1
qli= d i+1 tức tb = tw1 =
∑ 2 π1 λ ln
di
∑ 2 π1 λ d i
i i

λ2
Tính α 2 = Nu ((ReGrPr )2 theo công thức TN tỏa nhiệt môi trường.
db 2

Tính ql2 = α 2( tb – to) π db . [W/m].

l2
| | q
3) So sánh sai số ε q = 1− q với [ε ] = 5% chọn trước, tức là xét:
l1

ε q –[ε ¿ = {
¿ 0 →Thay đổit w 1 và lặp lại(1 ÷3)
≤ 0 →lấy α 1 , α 2 như trên

Nếu môi chất là pha lỏng,có thể coi α 1 → ∞ hay t w 1= t1, và tính một lần tb, α 2 theo công
thức ở bước 2
*Tính toán thực tế có thể dung các công thức kinh nghiệm tính α 2ra môi trường không
khí theo:

{ ( )
0,25
t 1 −t 0
1,16
α 2= db
11,6+7 √ω

Với : t1,t0 là nhiệt độ môi chất, môi trường [oC]


db là đường kính ngoài lớp bảo vệ, [m]
ω là tốc độ gió, [m/s]
α là hệ số tỏa nhiệt, [W/m2K]

15
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

2.2.3 Tính các nhiệt trở:


1
Rα 1=
π d0 α 1
, [mK/W]

1 d1 1 dc
Ro = 2 π λ ln d , Rc = 2 π λ ln d , [mK/W]
0 0 c 1

1 db 1
Rb = 2 π λ ln d , Rα 2 =
π db α 2 R1= ∑ R li[mK/W] .
b c

Trong thực hành, cho phép bỏ qua Rα 1, Rô , Rb theo các điều kiện nói trên và tính α 2 theo
công thức kinh nghiệm .
2.2.4 Tính tổn thất nhiệt;
t Mc −t 0
Tổn thất nhiệt trên 1m dài đường ống là: q1= , khi tính gần đúng , coi nhiệt độ
R1
t 1−t 0
trung bình của môi chất trong ống là t1 ở đầu vào tức là q1= , khi tính gần đúng, coi
R1
t 1−t 0
nhiệt độ trung bình của môi chất trong ống là t1 ở đầu vào tức là q1 = , [W/m]
R1

- Tổn thất nhiệt trên ống dài l:


t 1−t 0
Q = l.ql = l , [W]
R1

2.2.5 Phân bố nhiệt độ trong vách ống :


* Nhiệt độ mặt ngoài lớp cách nhiệt tc khi coi Rb = Rô = Rα 1= 0 xác định theo phương
trình cân bằng nhiệt :
t1 t 0
+
t 1−t c t c −t 0 Rc Rα 2
q1 = Rc
= R α2
→ t c=
1 1
+
Rc Rα 2

16
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

Phân bố nhiệt độ t trong các lớp vách có dạng đường cong lôgarit Ghi chú: nếu ống chữ
4 f 2a . b
nhật a x b thì dùng đường kính tương đương d= = và tính như ống tròn
u a+b

2.3 Tính nhiệt ống ngầm đặt trong đất


2.3.1 Mô tả kết cấu:
Một ống chôn ngầm trong đất gồm: ống dẫn, (d1 /d0 , λ0 ), bọc cách nhiệt (dc , λc ), lớp
bảo vệ (db , λb ) có khả năng chống thấm nước, chôn ngầm trong đất (λ0 , t0 ), cách mặt
đất h

17
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

Nhiệt độ vùng đất xung quanh ống được xác định theo qui ước:
• t0 = nhiệt độ mặt đất khi h < 2db
• t0 = nhiệt độ đất tại độ h ≥ 2db lấy theo giá trị trung bình năm (đo tại thực địa)
2.3.2 Tính các nhiệt trở
Các nhiệt trở Rα1 , Ro , Rc , Rb được tính nhưu trên, Rα1 , Ro , Rc , Rb được phép bỏ
qua theo các điều kiện như trên

Nhiệt trở đất được coi là nhiệt trở 1m ống trụ bằng đất có λđ và tỉ số các đường kính
ngoài, trong là

2.3.3 Tính chọn đường kính ống


a) Nhiệm vụ tính thủy lực cho mạng nhiệt
• Xác định d các ống
• Tính tổn thất p (tổn thất thủy lực)
• Tìm phân bố p trên đường ống
18
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

• Kiểm tra áp suất và lưu lượng của MC đến các hộ tiêu thụ ở cuối đường ống
• Chọn bơm, quạt cho mạng nhiệt
b) Tính chọn đường kính ống:
Chọn d(m) ống dựa vào: V (m3 /s), hoặc G (kg/s), ρ (kg/m3 ), vận tốc ω (m/s) của từng
loại môi chất theo quan hệ sau:

ω (m/s): vận tốc trung bình của môi chất trong ống

Ống là hình hộp vuông hay chữ nhật, thì:

19
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

2.3.4 Tính sức cản thủy lực


• Sức cản thủy lực được đo bằng hiệu số p: ∆p (N/m2 = Pa)
• Quan hệ giữa các đơn vị là: 1Pa = N/m2 = 10-5bar = 0,987-5atm = 1,020-5at = 0,102
mmH2O (4oC)
a) Các loại tổn thất áp suất
Áp suất toàn phần cần thiết kế để khắc phục tất cả các sức cản thủy lực trong hệ thống
ống dẫn, thiết bị của môi chất chảy đẳng nhiệt là:

Trong đó:
2
ρω l
∆ pm =λ , (N/m2)
2 d
Là áp suất để khắc phục trở lực ma sát khi MC chảy ổn định trong ống thẳng áp suất để
khắc phục trở lực cục bộ tại các chi tiết
2
ρω
l(m) – chiều dài dài ống, d(m) – đường kính ống, λ – hệ số ma sát Động năng của
2
dòng chảy

ξ - hệ số trở lực cục bộ


ltd (m) – chiều dài tương đương: bằng chiều dài ống thẳng có trở lực bằng trở lực cục bộ
của chi tiết
∆ph = f.g.h (N/m2 ): áp suất để nâng chất lỏng lên cao hoặc khắc phục áp suất thủy lực, g
= 9,81 m/s2
h (m): chiều cao nâng chất lỏng hoặc cột chất lỏng
2
∆ pω = ρ ω (N/m2)
2
áp suất động lực học, cần để tạo dòng ra khỏi ống với tốc độ ω (m/s)
∆pt (N/m2 ): áp suất để khắc phục trở lực trong thiết bị

20
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

∆pf (N/m2 ): áp suất bổ sung ở cuối ống dẫn khi cần đưa chất lỏng vào thiết bị có p > pk
hoặc để phun chất lỏng vào thiết bị..

b) Hệ số trở lực ma sát λ


λ = f (Re, độ nhám ε thành ống)
Khi chảy tầng Re < 2320, với:
ω.d ω.d. ρ A A .v A. μ
Re= v = μ
, λ= = =
ℜ ωd ωdρ

Trong đó:
ν (m2 /s) - độ nhớt động học của môi chất (tra bảng)
μ (Ns/m2 ) - độ nhớt động lực học của môi chất
A - hệ số phụ thuộc hình dạng mặt cắt ngang ống (tra bảng)
d (m) - đường kính tương đương của ống
 Khi chảy quá độ: 2320 < Re < 4000 thì
0,3164
λ= =0,3164 ¿
ℜ0,25

Là công thức thực nghiệm của Brassius

2.3.5 TÍNH SỨC CẢN THỦY LỰC


a) Hệ số trở lực ma sát λ (tt)
 Khi chảy rối Re > 4000 thì: λ=(1,8 lgRe−1,64)−2
8 −1
d d
Khi: 4000< Re < 6( )7 thì : λ=(1,14 +2 lg )
ω ω

21
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

b) Hệ số trở lực cục bộ ξ

22
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

2.3.6 PHÂN BỐ ÁP SUẤT MC TRÊN ĐƯỜNG ỐNG


a) Phân bố áp suất môi chất trong ống trơn
Xét môi chất có lưu lượng G(kg/s), độ nhớt ν (m2 /s), áp suất p1 (N/m2 ), chảy vào ống
trơn đường kính d. Áp suất môi chất tại điểm x là p(x)= p1−∆ p m , với ∆ pm= λ
ρω 2
2d ( )
x,
N
m2
A Aω
Nếu môi chất chảy tầng thì: λ= =
ℜ ωd
π2
Vận tốc ωtính theo : G= ρω d
4

Thay ω, ρ, ν, λ, ∆pm ta được hàm phân bố áp suất như sau:


2v. A.G N
p ( x ) =p 1− x ,( )
πd
4
m 2

2 v . A .G N
Áp suất môi chất ra khỏi ống dài l là: p= p1 − 4
l ,(
m2
)
πd
Nếu chế độ chảy thay đổi thì tính λ, ω theo công thức tương ứng

23
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

b) Phân bố áp suất môi chất trên ống có ∆pc


Tại mỗi chi tiết cục bộ, áp suất MC giảm đột ngột một lượng:
ρω2
∆ pci =ξ i
2
Do đó phân bố áp suất, chẳng hạn trên ống có các ∆pci , có dạng:

Áp suất môi chất ra khỏi ống dài l, có n chi tiết gây tổn thất cục bộ là:
n 2
2v . A.G ρω N
p ( l ) = p1 − l−∑ ξi ,( )
πd
4
1 2 m2

Tài liệu tham khảo

24
Nhà Máy Nhiệt Điện Lê Đình Nhật Hoài

https://tailieu.vn/doc/mang-nhiet-241268.html
http://www.polytee.com.vn/van-hanh-mang-nhiet
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
brief_2383_10948_KTD0015.pdf
Bài giảng chương 7 Mạng nhiệt của- “Thầy Nguyễn Văn Tuấn”

25

You might also like