You are on page 1of 246

DANH MỤC CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT

KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH THƯỜNG QUY TẠI BỆNH VIỆN

MỤC LỤC
1. 57. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI LOẠN CƠ TRƯƠNG LỰC CẤP.....................................................................1
2. 60. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI KHÔNG ĂN................................................................................................3
3. 65. XỬ TRÍ HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ.....................................................................................................5
4. 64. CẤP CỨU TỰ SÁT.......................................................................................................................7
5. 7. NGHIỆM PHÁP NALOXONE CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN......12
6. 8. CẤP CỨU NGỘ ĐỘC CHẤT OPIATES...........................................................................................14
7. 68. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI SẢNG RƯỢU............................................................................................16
8. 15. SỐC ĐIỆN TÂM THẦN...............................................................................................................18
9. 16. KỸ THUẬT KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ.......................................................................20
10. 17. LIỆU PHÁP THƯ GIÃN...............................................................................................................23
11. 37. LIỆU PHÁP TÂM LÝ NHÓM.......................................................................................................28
12. 40. LIỆU PHÁP GIẢI THÍCH HỢP LÝ.................................................................................................39
13. 41. TRỊ LIỆU HÀNH VI.....................................................................................................................42
14. 42. TRỊ LIỆU ÁM THỊ.......................................................................................................................45
15. 43. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI................................................................................................49
16. 44. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC...........................................................................................................52
17. 45. LIỆU PHÁP TÂM LÝ ĐỘNG........................................................................................................56
18. 46. LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI (BA).......................................................................................60
19. 48. LIỆU PHÁP TÁI THÍCH ỨNG XÃ HỘI..........................................................................................63
20. 33. LIỆU PHÁP HÀNH VI CẢM XÚC HỢP LÝ (REBT).........................................................................68
21. 39. LIỆU PHÁP THÔI MIÊN.............................................................................................................73
22. 40. LIỆU PHÁP ÂM NHẠC...............................................................................................................76
23. 41. LIỆU PHÁP HỘI HỌA.................................................................................................................81
24. 1. TRẮC NGHIỆM TRẦM CẢM BECK...............................................................................................85
25. 2. THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM HAMILTON................................................................................87
26. 3. TRẮC NGHIỆM TRẦM CẢM Ở CỘNG ĐỒNG (PHQ-9)..................................................................89
27. 5THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM NGƯỜI GIÀ.................................................................................93
28. 8. THANG ĐÁNH GIÁ HƯNG CẢM YOUNG.....................................................................................95
29. 9. TRẮC NGHIÊM LO ÂU ZUNG......................................................................................................97
30. 11. THANG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM (DENVER-II)......................................................99
31. 12. TRẮC NGHIỆM SÀNG LỌC TỰ KỶ CHO TRẺ NHỎ 18-36 THÁNG (CHAT)..................................101
32. 13. THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ........................................................................................103
33. 14. THANG ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TRẺ EM CBCL.............................................................................105
34. 17. THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN TỐI THIỂU.........................................................107
35. 18. TRẮC NGHIỆM RAVEN............................................................................................................109
36. 19. TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ WAIS.................................................................................................112
37. 20. TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ WISC.................................................................................................117
38. 21. THANG ĐÁNH GIÁ TRÍ NHỚ WECHSLER.................................................................................121
39. 25. TRẮC NGHIỆM RORSCHACH...................................................................................................123
40. 28. THANG ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH TAT......................................................................................126
41. 54. THANG ĐÁNH GIÁ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý VANDERBILT Ở TRẺ........................................130
42. 34. THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG RƯỢU (AUDIT)..........................................................132
43. 36. TRỊ LIỆU THƯ GIÃN LUYỆN TẬP..............................................................................................137
44. 42. THANG HỘI CHỨNG DƯƠNG TÍNH VÀ ÂM TÍNH (PANSS)......................................................141
45. 72. TRẮC NGHIỆM ĐIỂM MẠNH VÀ KHÓ KHĂN TRẺ EM..............................................................149
46. 74. THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM LO ÂU HAD............................................................................151
47. 75. TRẮC NGHIỆM LO ÂU LAN TỎA GAD- 7..................................................................................153
48. 69. TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - ASQ...................................155
49. 71. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG..............................................................158
50. 75. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG..............................................................161
51. 76. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CẢ NGÀY...........................................................164
52. 77. NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU NỬA NGÀY...........................................................................................171
53. 78. NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU THEO NHÓM........................................................................................174
54. 89. ÁP DỤNG PHÂN TÍCH HÀNH VI (ABA)....................................................................................178
55. 95. LƯỢNG GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ THEO TIÊU CHUẨN DSM 4........................................................181
56. 96. THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CARS..............................................................................184
57. 39. TƯ VẤN TÂM LÝ CHO NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH.................................................................186
58. 100. GHI ĐIỆN NÃO GIẤC NGỦ....................................................................................................190
59. 100. GHI ĐIỆN NÃO THƯỜNG QUY..............................................................................................192
60. 101. GHI ĐIỆN NÃO VIDEO...........................................................................................................194
61. 103. SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ (TCD)....................................................................................196
62. 104. GHI ĐIỆN CƠ BẰNG ĐIỆN CỰC KIM......................................................................................200
63. 105. CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH SỌ NÃO KHÔNG TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG....................................203
64. 62. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI BỒN CHỒN BẤT AN DO THUỐC HƯỚNG THẦN (AKATHESIA)................205
65. 59. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH...........................................................................................207
66. 61. XỬ TRÍ HỘI CHỨNG AN THẦN KINH ÁC TÍNH.........................................................................210
67. 50. LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TÂM LÝ..........................................................................................213
68. KHÁM ĐÁNH GIÁ CHO TRẺ TỰ KỶ................................................................................................216
69. KHÁM SỨC KHỎE TÂM THẦN......................................................................................................219
70. LIỆU PHÁP NGÔN NGỮ................................................................................................................221
71.THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI SỬ DỤNG CÁC THUỐC AN THẦN KINH...........225
72. TEST NHANH PHÁT HIỆN CHẤT GÂY NGHIỆN TRONG NƯỚC TIỂU

73. XỬ TRÍ TRANG THÁI LOẠN ĐỘNG MUỘN .

74 THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH (EPDS)

75. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CẤP CỨU TRẠNG THÁI KÍCH ĐỘNG

76. QUY TRÌNH CẤP CỨU NGỘ ĐỘC CÁC CHẤT DẠNG AMPHETAMIN

78. QUY TRÌNH CẤP CỨU NGỘ ĐỘC CẦN SA

79. QUY TRÌNH CẤP CỨU NGỘ ĐỘC COCAINE.

80. THANG ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN STRESS SAU SANG CHẤN ( PTSD )
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
57. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI LOẠN CƠ TRƯƠNG LỰC CẤP
1.ĐẠI CƯƠNG
Loạn trương lực cơ cấp do an thần kinh được mô tả là sự duy trì tư thế bất thường hoặc co cứng
cơ khởi phát trong vòng 7 ngày từ khi bắt đầu dùng an thần kinh hoặc tăng nhanh liều an thần
kinh hoặc giảm liều các thuốc điều trị (hoặc ngăn ngừa) các triệu chứng ngoại tháp cấp (ví dụ các
thuốc kháng Cholinergic)[1]
II.CHỈ ĐỊNH: Tất cả các trường hợp được chẩn đoán loạn trương lực cơ cấp sau khi dùng thuốc
an thần kinh .
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Với các trường hợp loạn động muộn
IV.CHUẨN BỊ THỰC HIỆN:
1. Người thực hiện: Bác sĩ và điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
a) Phương tiện, dụng cụ
- Ống nghe, huyết áp.
-Bơm tiêm, băng cố định.
b)Thuốc:
-Atropin 0.25mg dạng dd hoặc thuốc kháng histamin Promethazine 50mg.
-Diazepam dạng dung dịch.
-Trihexyphenydyl dạng viên
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho người nhà, bệnh nhân biết tình trạng của bệnh nhân và hướng xữ trí.
- Bệnh nhân nên được nằm điều trị nơi thông thoáng dễ theo dõi.
4. Hồ sơ bệnh án
- Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Chẩn đoán bệnh.
- Tiền sử bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.
2. Kiểm tra người bệnh: Kiểm tra lại các chỉ số sinh tồn của người bệnh như nhịp thở, nhiệt độ,
mạch, huyết áp.
Bs khám đánh giá các biểu hiện lâm sàng sau dùng thuốc an thần kinh bệnh nhân có mộthoặc
nhiều hơn các dấu hiệu xuất hiện liên quan đến việc dùng thuốc an thần kinh: tư thế bất thường

1
của đầu, cổ so với cơ thể, xoắn vặn các cơ cổ, ưỡn cổ ra sau...có thể sai khớp; co thắt các cơ
hàm: cứng hàm, há hốc miệng, nhăn nhó...; khó nuốt, khó nói, khó thở (do co thắt các cơ hầu
họng)...có thể gây ngạt thở; nói ngọng, nói cứng lưỡi (do cứng lưỡi hoặc to lưỡi), loạn vận ngôn;
lưỡi thập thò hoặc rối loạn chức năng lưỡi; mắt bị kéo xếch lên trên, xuống dưới hay về một bên,
có khi có hiện tượng đảo lộn nhãn cầu; tư thế bất thường của các chi, ngọn chi hoặc thân mình.
Các dấu hiệu trên xuất hiện vài ngày (trong vòng 7 ngày) sau khi bắt đầu, hoặc tăng nhanh liều
thuốc an thần kinh, hoặc khi giảm liều các thuốc dùng để dự phòng các triệu chứng ngoại tháp
3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1: .Sử dụng các thuốc kháng cholinergic đườngtiêm dưới da hoặc tiêm bắp : Atropin
0.25mg X 2 ống hoặc thuốc kháng histamin (prromethazine 50mg).có thể tiêm lần thứ 2 lần cách
lần tiêm thứ nhất 30 phút nếu chưa có dấu hiệu cải thiện.
Nếu tình trạng loạn trương lực chưa cải thiên thực hiện bước 2
Bước 2:Sau khi dùng các.thuốc trên 30 phút nếu không cải thiện và tình trạng loạn trương lực cơ
càng nặng thì dùng thêm Diazepame 5mg- 10mg đường tiêm TM.
Sau đó tiếp tục duy trì thuốckháng cholinergic đường uống như: Trihexyphenidylliều trung bình 
2-5 mg /ngày trong 5-7 ngày đồng thời động viên tâm lý cho bệnh nhân giúp bệnh nhân đỡ lo
lắng căng thẳng.
Sau đó xem xét giảm liều an thần kinh hoặc chuyển sang sử dụng an thần kinh ít tác dụng phụ
ngoại tháp
VI. THEO DÕI:
- Nhịp thở, mạch, nhiệt, huyết áp.
- Các biểu hiện của tình trang loạn trương lực
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Theo dỏi tình trạng hạ huyết áp và suy hô hấp khi sử dụng Diazepam đường tiêm tĩnh mạch .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bộ môn tâm thần trường Đại học Y Huế.
2.Xử trí loạn trương lực cơ cấp do thuốc an thần kinh. (n.d.). Retrieved July 22, 2018, from
http://nimh.gov.vn/cac-roi-loan-tam-than/50-cp-cu-tam-thn/113-x-tri-lon-trng-lc-c-cp-do-thuc-
an-thn-kinh.html

2
QUY TRÌNH KỸ THUẬT

60. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI KHÔNG ĂN


I. ĐẠI CƯƠNG
- Trong chuyên ngành tâm thần thì không ăn hoặc chống đối ăn uống là một vấn đề cần giải quyết
cấp bách là trong những trường hợp cấp cứu tâm thần. Khi bệnh nhân được đưa vào điều trị nội
trú thì thường là đã chống đối ăn uống nhiều ngày mà thân nhân không còn cách giải quyết (chăm
sóc tại nhà hoặc đã được sự giúp đở của y tế địa phương ).
- Bệnh chẩn kéo dài lâu ngày điều trị khó khăn vì ngoài việc đưa năng lượng vào cơ thể nuôi
dưỡng bệnh nhân thì tình trạng suy kiệt nguy cơ loét do nằm lâu, nhiễm trùng cơ hội...Rất dễ đưa
đến tử vong, nên cần có chẩn đoán điều trị chăm sóc tích cực.
II. CHỈ ĐỊNH
Cần chẩn đoán chính xác để có thái độ điều trị phù hợp. Trong bài này chỉ đề cập đến trạng thái
không ăn do các rối loạn tâm thần mà không có kết hợp tổn thương thực thể và các bệnh lí tổn
thương đường tiêu hoá.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Bệnh nhân hôn mê
IV. CHUẨN BỊ Đối với trường hợp chống đối ăn phải nuôi dưỡng qua đường sond dạ dày
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chẩn đoán ra y lệnh và theo dõi quá trình thực hiện để có chỉ định can thiệp đúng mức,
giải quyết các biến chứng nếu có.
- 2 Điều dưỡng thực hiện quy trình, hộ lí hổ trợ.
2.Phương tiện – dụng cụ
- Chuẩn bị các dụng cụ Sond dạ dày theo đúng kích cỡ người bệnh, găng tay vô khuẩn, bơm 50ml
dùng ăn sond
- Thức ăn đã chế biến theo khẩu phần để cho ăn qua sond.
3.Người bệnh:
- Thông báo, giải thích cho người nhà, bệnh nhân biết tình trạng của bệnh nhân và hướng xử trí
4.Hồ sơ bệnh án:
- Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Chẩn đoán bệnh.
- Tiền sử bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.

3
2. Kiểm tra người bệnh: Kiểm tra lại các chỉ số sinh tồn của người bệnh như nhịp thở, nhiệt độ,
mạch, huyết áp.
3. Thực hiện kỹ thuật:
Bước 1:- Trường hợp cho ăn uống qua sond thì cần cố định bệnh nhân tại giường để thực hiện
các thao tác kỹ thuật đặt sond
Bước 2: Thực hiện thủ thuật đặt sond dạ dày theo đúng quy trình kỹ thuật đặt sond kiểm tra tránh
nhầm lẫn qua đường hô hấp trược khi bơm thức ăn.
Bước 3: Bơm thức ăn đã chế biến thành dạng soup qua sond vào dạ dày sau cùng bơm lượng
nước vừa đủ.Vệ sinh sạch sẽ, cố định lưu sond dạ dày hoàn tất quá trình cho ăn sond
VI. THEO DỎI
Theo dõi để kịp thời xử trí các tai biến có thể xảy ra: Bệnh nhân kích động chống đối, các tai biến
trong kỹ thuật và quá trình thực hiện cho ăn qua sond dạ dày, các tai biến trong tiêm truyền, trong
chăm sóc.

4
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
65. XỬ TRÍ HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ
I.ĐẠI CƯƠNG
Hạ huyết áp tư thế là sự thay đổi huyết áp, tụt huyết áp khi con người ở tư thế nằm chuyển sang
tư thế đứng và tăng trở lại khi nằm. Hạ huyết áp tư thế là tình trạng lâm sàng với huyết áp tâm thu
giảm ít nhất 20 mmHg và /hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10 mmHg trong vòng 3 phút
sau
Hạ huyết áp tư thế do rất nhiều nguyên nhân: Tim mạch, thần kinh, do thuốc, do chất độc,…Các
thuốc dùng trong chuyên khoa tâm thần thường gây ra hạ huyết áp tư thế, thuốc chống loạn thần
như: Chlorpromazine, Levomepromazine, Thioridazine và Clozapine.Các thuốc chống trầm cảm
3 vòng như amitriptyline,… gây ức chế hệ adrenergic sẽ đưa đến hạ huyết áp khi đứng.
II. CHỈ ĐỊNH .
Cho các trường hợp hạ huyết áp tư thế sau khi dùng thuốc hướng thần, chống trầm cảm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Các trường hợp tăng huyết áp
IV. CHUẨN BỊ
1.Người thực hiện: 2 Điều dưỡng, 1 bác sĩ
2.Phương tiện: Máy đo huyết áp, đồng hồ đếm mạch, Găng tay vô trùng: 03 đôi ; Băng cố định.
Bơm tiêm 5ml: 05 cái; dịch truyền Natri clorua 0,9%, Ringer lactate, thuốc nâng huyết áp
3. Người bệnh
Thông báo, giải thích cho người nhà người bệnh biết về tình trạng của người bệnh và hướng xử
trí
Đặt người bệnh ở tư thế an toàn, thuận tiện.
4. Hồ sơ bệnh án
 Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
 Chẩn đoán bệnh.
 Xem lại thuốc đang dùng cho bệnh nhân.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.
2.Kiểm tra người bệnh

5
Xem lại các thông số về hô hấp, tuần hoàn, tình trạng ý thức, các triệu chứng cơ thể Mệt, chóng
mặt, hoa mắt ngay sau khi đứng, nhức đầu, buồn nôn.
Nặng hơn có thể ngất hay co giật lan tỏa (thường gặp trong khoa Nội trú là bệnh nhân té ngã
trong khi thay đổi tư thế hay khi đi vệ sinh).
Khám phát hiện chấn thương do té ngã.
3.Thực hiện kỹ thuật
Các bước và thứ tự ưu tiên các thuốc kiểm soát huyết áp.
- Đưa bệnh nhân đến nơi an toàn, thông thoáng
- Tư thế bệnh nhân nằm thẳng, đầu thấp, kê chân cao.
- Nới hoặc cởi áo (nếu có thể) để khỏi cản trở hô hấp.
- Đo mạch, đo huyết áp, nghe tim, quan sát đồng tử.
Tuỳ theo mức độ của hạ huyết áp mà chỉ định thuốc đường uống hoặc đường tiêm
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch xử trí Hept-a-myl 2-5ml tiêm tĩnh mạch chậm, 5-10 ml/ngày
- NaCl 0,9% 500ml 1 chai Truyền Tĩnh mạch XXX giọt/ phút.
- Nếu không có kết quả, có thể dùng Corticoit Solumedrol 40-80mg /lần
- Chống chỉ định dùng Adrenaline.
VI. THEO DỎI Theo dỏi mạch huyết áp mỗi 15 phút. Nếu sau 30 phút không có kết quả, chuyển
cấp cứu Nội khoa.
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình bộ môn tâm thần trường Đại học Y Huế.
- Theo “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa” (Ban hành kèm theo Quyết định số 3154/QĐ-
BYT ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

6
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
64. CẤP CỨU TỰ SÁT

I. ĐẠI CƯƠNG: Tự sát là tự hủy hoại sinh mạng bản thân bằng một hoặc nhiều cách như: tự
đâm, nhảy lầu, treo cổ, bắn vào cơ thể mình,…chiếm tỷ lệ cao. Theo tổ chức y tế thế giới ước
tính nó là nguyên nhân đứng thứ 13 gây ra tử vong trên toàn thế giới. Mặc khác, tự sát là nguyên
nhân hàng đầu gây ra tử vong ở thanh thiếu niên và ngưới trưởng thành dưới 35 tuổi. Tỷ lệ tự sát
ở nam cao hơn so với nữ. Khoảng 10 đến 20 triệu người tự sát không thành xảy ra mỗi năm trên
toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo thống kê từ trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, số người
chết do tự sát chiếm 33,7%.Tự sát do nhiều nguyên nhân và có nhiều cách để thực hiện tự sát.
II. CHỈ ĐỊNH: Tùy theo từng cách tự sát mà có chỉ định cụ thể
-Đã có hành vi hủy hoại bản thân nhưng còn sống
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Chưa chắc bệnh nhân đã thực hiện hành vi hủy hoại bản thân
IV.CHUẨN BỊ:
1.Người thực hiện: điều dưỡng, bác sỹ
2. Phương tiện- dụng cụ luôn sẵn sàng các dụng cụ như bình oxy, mặt nạ bóp bóng, máy sốc
tim, các dụng cụ cầm máu, dịch truyền, thuốc
3.Người bệnh:
4.Hồ sơ bệnh án:
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Có nhiều cách để bệnh nhân tự sát, dưới đây chỉ làm những cách tự sát thường gặp
1. Tự sát bằng cách treo cổ: Khi phát hiện bệnh đã thực hiện treo cổ
1.1.Thao tác đầu tiên: phải nhanh chóng
- Đỡ lấy chân, cắt dây thắt hoặc nới lỏng, đừng để nạn nhân ngã xuống đất
- Đặt nằm trên phản cứng, nằm ngửa, cổ hơi kéo cao lên một tí vì sợ có gãy đốt sống cổ
- Đặt nơi thoáng, tháo hết những gì cản trở hô hấp
1.2. Ba trường hợp có thể xảy ra:
1.2.1.Mới chết lâm sàng: Nạn nhân bị giảm hô hấp, mạch và tiếng tim, mựt tím, đồng tử giãn,
hôn mê sâu.
- Phải hồi sức ngay: Thổi miệng- miệng + xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu có thê đặt nội khí
quản và thông khí hổ trợ.
- Chống phù não sau ngạt bằng Mannitol 15% x 250 ml/ 20 phút, có thể nhắc lại nếu chưa đỡ,
chống toan chuyển hóa (bicacbonat, THAM).

7
- Chống rối loạn thần kinh thực vât: Procain, Hydergin, nếu có rối loạn thần kinh thực vật ít thì
cho quạt thoáng khí
- Bù dịch: rất cần (chất thế plasma)
Người bệnh phải nhanh chóng được đưa đến viện chuyên khoa có thùng oxy cao áp
- Chống hậu quả thần kinh: đặt biệt chống phù não bằng oxy cao áp (2 đợt/ ngày với áp lực 2
ATA trong 8-10 ngày) để tránh hậu quả tâm thần kinh
- Cung cấp năng lượng: Huyết thanh ngọt, vitamin, enzyme, oxy và các chất như Piracetam
1.2.2. Rối loạn thần kinh nặng, không suy hô hấp: Mới hôn mê chưa có suy tuần hoàn- hô hấp,
phải cho vào viện ngay. Trong bệnh viện xử trí như phần mới chết lâm sàng
1.2.3. Thoáng mất nhận biết, rối loạn giác quan: Chóng mặt, ù tai,..Đưa vào viện để chống phù
não cấp, mặc khác để theo dõi tình trạng hô hấp và thần kinh của nạn nhân
1.3. Theo dõi và chăm sóc:
Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác, hành vi
1.4.Tai biến:
Thường để lại di chứng tâm thần và một số rối loạn thần kinh như liệt nửa người, mất trí,..
2. Tự sát do cắt cổ tay, cổ họng, tự đâm:
- Kiểm tra hô hấp và tuần hoàn, tiến hành cấp cứu tim phổi nếu cần
- Ấn hoặc garo động mạch vùng trên vết thương hoặc kẹp mạch. Lưu ý: nới garo 20 đến 30
phút/01 lần, thời gian nghỉ 4 đến 5 phút, trước khi nới cần nhớ ấn động mạch, nếu trong quá trình
nới garo mà máu chảy nhiều hơn thì buộc lại dây garo ở vị trí cao hơn vị trí cũ.
- Băng ép cầm máu.
- Nâng cao vùng bị tổn thương hơn so với mức tim (nếu cắt tay thì đưa tay lên, cắt cổ thì cho nằm
đầu cao).
- Không cố gắng rút dao ra khỏi vết thương.
- Thiết lập đường truyền nếu cần thiết.
- Chuyển đến bệnh viện chuyên khoa nếu cần.
3.Tự sát do thuốc:
3.1.Đường tiêu hóa:
- Mở miệng, lau sạch miệng và họng.
- Kiểm tra hô hấp, tuần hoàn. Cấp cứu tim phổi nếu có ngừng thở, ngừng tim.
- Cho bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu thấp (nếu bệnh nhân dùng thuốc trừ sâu hoặc diệt cỏ thì
cho nằm đầu cao để tránh chất nôn sặt vào phổi).

8
- Tìm cách cho bệnh nhân nôn ra (nếu bệnh nhân dùng chất acid, dẫn xuất dầu hỏa, xà phòng,
chất tẩy uế, các chất cháy bỏng, bệnh nhân lơ mơ bất tỉnh, hôn mê, nguy cơ co giật thì không cố
làm cho bệnh nhân nôn ra). Nếu bệnh nhân đến trước 6 giờ tính từ khi dùng thuốc thì súc rửa dạ
dày (nếu bệnh nhân hôn mê, lơ mơ, co giật thì chống chỉ định tuyệt đối rửa dạ dày và gây nôn).
- Cho bệnh nhân uống nước sữa để trung hòa chất độc (nếu bệnh nhân uống thuốc trừ sâu hoặc
diệt cỏ thì không cho uống sữa).
- Dùng các thuốc giải độc đặc hiệu.
- Thanh lọc chất độc: truyền dịch (huyết thanh), Mannitol 15% x 250ml/ 20-30 phút và huyết
thanh ngọt với điện giải.
- Điều trị triệu chứng: Co giật, hô hấp hổ trợ, cân bằng nước và điện giải, rối loạn dẫn truyền
trong tim,…
- Chuyển bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa, nhớ mang theo mẫu thuốc, chất độc đẻ tiện việc xác
định.
3.2. Đường tiêm:
- Loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể (nếu có thể).
- Cho bệnh nhân nằm đầu thấp và đặt nằm ở nơi phẳng- thoáng khí, nới rộng áo quần.
- Hạn chế cử động nhằm làm chậm thời gian chất độc thâm nhập vào cơ thể.
- Chuyển ngay tới bệnh viện chuyên khoa chống độc nhớ mang theo mẫu thuốc đã dung.
- Tùy từng loại thuốc mà có hướng xử trí thích hợp.
+ Dùng thuốc giải độc đặc hiệu
+ Thanh lọc chất độc: truyền dịch (huyết thanh), Mannitol 15% x 250ml/ 20-30 phút và huyết
thanh ngọt với điện giải
+ Điều trị triệu chứng: Co giật, hô hấp hổ trợ, cân bằng nước và điện giải, rối loạn dẫn truyền
trong tim,…
4.Tự sát bằng cách nhảy sông (giống cấp cứu đuối nước):
4.1.Động tác đầu tiên: Cứu nạn nhân đây là giai đoạn sống còn, mọi người phải làm ngay.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, không có rối loạn hô hấp: đặt lên phản, ủ ấm, cho thở oxy qua mặt nạ.
- Có rối loạn hô hấp: theo dõi tim- mạch, săn sàng ứng cứu và chuẩn bị cho vào viện.
- Nếu có hôn mê, rối loạn hô hấp và tuần hoàn:
+ Phải giải phóng đường hô hấptrên bằng máy hút đờm giải.
+ Đặt nằm đầu thấp để dẫn lưu nước.
+ Cho thở oxy rồi hô hấp hổ trợ (miệng- miệng hoặc đặt nội khí quản dùng máy thở).
+ Vận chuyển sau khi đã hồi sức tốt và vận chuyển bằng xe cứu thương.

9
Nếu đã chết lâm sàng:
+ Phải hô hấp nhân tạo (miệng- miệng, đặt nội khí quản) và xoa bóp tim ngoài lồng ngực đồng
thời.
+ Không có gì cấp cứu tốt hơn là hà hơi thổi ngạt: làm ngay từ đầu, đặt đầu thấp, nằm ngữa, đầu
nghiêng. Hồi sức cho đến khi có thầy thuốc chuyên khoa đến. Chỉ chuyển đi khi tuần hoàn hoạt
động trở lại.
4.2.Hồi sức trước khi vào viện:
4.2.1.Giai đoạn 1: Lạnh, kiệt sức, hốt hoảng
- Ủ ấm,
- Cho thở oxy 2-5lit/phút qua mặt nạ
- Nghỉ tuyệt đối.
- Tiêm tĩnh mạch chậm 10ml Glucose 30% + 1g vitamin C
4.2.2.Giai đoạn 2: Thiếu oxy ít, ứ đọng phế quản, lạnh, kiệt sức, hốt hoảng
- Ủ ấm
- Cho thở oxy nguyên chất
- Tiêm corticoid (Solumedrol) và huyết thanh ngọt 30%
- Để cả như vậy di chuyển đi bệnh viện (không cho truyền dịch)
4.2.3.Giai đoạn 3: Thiếu oxy nhiều, rối loạn ý thức, vật vã, ứ đọng, phù phổi, nhịp nhanh, hạ
huyết áp, ứ dịch dạ dày.
- Giải phóng đường thở:
+ Hút mũi họng
+ Hô hấp hổ trợ ambu- mặt nạ nguyên chất hoặc nội khí quản
+ Dẫn lưu dạ dày nếu có thể
+ Đặt đường tĩnh mạch để dùng thuốc: kiềm hóa THAM 250ml, Solomedrol, glucose 30% x
20ml.
- Chuyển bệnh nhân đi bệnh viện sau khi đã điều trị và có mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Ủ ấm trong khi vận chuyển.
4.2.4.Giai đoạn 4: Không có oxy và chết lâm sàng, tim ngừng đập, hôn mê, đồng tử giãn,ngáp
cá, ngừng thở, tuần hoàn ngừng.
- Hồi sức tim- tuần hoàn:
+ Miệng- miệng: Ambu- mặt nạ oxy 100%, đặt nội khí quản ngay
+ Bóp tim ngoài lồng ngực
+ Đặt đường tĩnh mạch và ECG dưới màn hình

10
+ Cho thuốc kiềm hóa 40ml bicabonat 1,4% + 250ml THAM trong 10 phút
+ Nhịp chậm: Insuprel (3 ống)
+ Rung thất: sốc điện (300J)
- Chờ khi huyết áp ổn định(tối đa trên 70) và thở lại được
- Chuyển bệnh nhân kèm theo thông khí oxy nguyên chất và theo dõi liên tục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Cấp cứu nội khoa, của Alain Larcan- Marie- Claude Laprevote- Heule do Lê văn Tri dịch, nhà
xuất bản y học 1998.
-Cơ sở của lâm sàng tâm thần học. Biên soạn: Sidney Bloch và Bruces S.Singh. Biên dịch; Trần
Viết Nghị và cộng sự. Của nhà xuất bản y học

11
7. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
7. NGHIỆM PHÁP NALOXONE CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI CÁC CHẤT DẠNG
THUỐC PHIỆN
I. ĐẠI CƯƠNG
Opiate là các chất có nguồn gốc từ nhựa cây thuốc phiện. Opioid là các chất mà tất cả các tác
dụng trực tiếp đều bị naloxon đối kháng. Các opioid được phân loại thành tự nhiên, tổng hợp và
bán tổng hợp.
Nghiệm pháp naloxone dùng để xác định một người có xử dụng các chất ma túy nhóm opiate
hay không.
Nghiệm pháp này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện tuyến huyện trở lên.
II. CHỈ ĐỊNH
Xác định một người có xử dụng các chất ma túy nhóm opiate hay không.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng.
2. Phương tiện: thuốc naloxone, bơm kim tiêm, cồn sát trùng.
3. Người bệnh: được kiểm tra kỹ càng các dấu hiệu sinh tồn. Giải thích cho bệnh nhân và người
nhà (nếu có).
4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ các thông tin hành chính của bệnh nhân, các dấu hiệu lâm sàng,
các kết quả CLS, các y lệnh điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra tất cả các thông tin trong hồ sơ.
2. Kiểm tra người bệnh: kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Tiêm TM naloxone 0,2 mg (1/2 ống naloxone 0,4 mg).
- Quan sát người bệnh trong vòng 20 giây: Nếu người bệnh có biểu hiện sớm của hội chứng
cai thì tức là họ có xử dụng ma túy nhóm opiate (Nghiệm pháp naloxone (+)). Nếu người bệnh
không có biểu hiện của hội chứng cai thì tiêm TM tiếp 0,6 mg naloxone.
- Tiếp tục quan sát người bệnh trong vòng 30 phút: Nếu người bệnh có biểu hiện các triệu
chứng của hội chứng cai thì tức là họ có xử dụng ma túy nhóm opiate (Nghiệm pháp naloxone
(+)). Nếu vẫn không có biểu hiện gì tức là người bệnh không xử dụng ma túy nhóm opiate
(Nghiệm pháp naloxone (-)).

12
Để chắc chắn hơn có thể tiêm TM tiếp 0,8 mg naloxone (Như vậy tổng liều là 1,6 mg
naloxone), nếu vẫn không có biểu hiện gì tức là Nghiệm pháp naloxone (-).
VI. THEO DÕI
Sau khi tiêm naloxone, theo dõi các triệu chứng cai sau đây:
- Ngạt mũi.
- Hắt hơi.
- Chảy nước mắt.
- Co cơ hoặc chuột rút.
- Co cứng bụng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Ỉa chảy.
- Dãn đồng tử.
- Nổi da gà hoặc ớn lạnh.
- Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp.
- Ngáp.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Rất hiếm khi xảy ra tai biến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm opiats – chất dạng thuốc phiện (Phụ lục 2);
Ban hành kèm theo QĐ số 5075/QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

13
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
8. CẤP CỨU NGỘ ĐỘC CHẤT OPIATES
I. ĐẠI CƯƠNG
Opiate là các chất có nguồn gốc từ nhựa cây thuốc phiện. Opioid là các chất mà tất cả các tác
dụng trực tiếp đều bị naloxon đối kháng. Các opioid được phân loại thành tự nhiên, tổng hợp và
bán tổng hợp.
Nguyên nhân ngộ độc opiate: do sử dụng quá liều (người nghiện tăng liều để tìm cảm giác
thoải mái, tính sai liều, đầu độc, tự tử, tai biến khi điều trị…).
Lâm sàng ngộ độc opiate gồm các biểu hiện sau: ức chế thần kinh trung ương (lơ mơ, ngủ gà,
hôn mê, co giật,…); đồng tử co nhỏ; ức chế hô hấp (giai đoạn đầu là giảm tần số thở, thở nhanh
nông khi bị phù phổi cấp); mạch chậm, giảm huyết áp tâm thu và tâm trương; buồn nôn và nôn,
giảm nhu động ruột,…
II. CHỈ ĐỊNH
Cấp cứu ngộ độc opiat được chỉ định cho bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là bị ngộ độc
opiate.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không.
IV. CHUẨN BỊ
5. Người thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng.
6. Phương tiện: thuốc naloxone, bóp bóng, máy thở, bộ nội khí quản, bơm kim tiêm, dây truyền,
dịch truyền.
7. Người bệnh: được kiểm tra kỹ càng các dấu hiệu lâm sàng và CLS để xác định chẩn đoán.
Giải thích cho người nhà bệnh nhân (nếu có).
8. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ các thông tin hành chính của bệnh nhân, các dấu hiệu lâm sàng,
các kết quả CLS, các y lệnh điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra tất cả các thông tin trong hồ sơ, đặc biệt là các dấu hiệu lâm sàng
của ngộ độc opiate, các XNCLS có giá trị chẩn đoán ngộ độc opiate (Test tìm heroin trong nước
tiểu), các XNCLS để đánh giá toàn trạng người bệnh (BUN, creatine, Ion đồ, AST, ALT, ECG).
2. Kiểm tra người bệnh: kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc opiate, đặc biệt là các dấu
hiệu sinh tồn.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Cho bệnh nhân nằm nghiêng an toàn nếu không có suy hô hấp.

14
- Nếu ngưng thở hoặc thở chậm: bóp bóng qua mask 14 – 16 l/p.
- Dùng các thuốc vận mạch nếu có tụt HA.
- Naloxone: TTM 0,8 – 1,2 mg/ lần. Tiêm nhắc lại mỗi 5 phút cho tới khi tri giác cải thiện, thở
tốt. Nếu vẫn không cải thiện thì TTM 2mg, cách 2 – 3 phút cho tới khi tổng liều đạt 10 mg. Nếu
có đáp ứng bắt đầu chuyển sang truyền TM naloxon.
Phác đồ truyền TM liên tục: ở người lớn pha 4 mg naloxone trong 1000 ml dịch glucose 5 %,
truyền với tốc độ 100 ml/h.
VI. THEO DÕI
Theo dõi trong bệnh viện từ 24 – 48h.
Các chỉ số cần theo dõi: sự tiến bộ của tình trạng tri giác và ý thức, sự cải thiện của các triệu
chứng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, đồng tử,…
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Trước và trong quá trình xử trí cấp cứu, nếu đánh giá tình trạng bệnh nhân nặng, có thể nguy
hiểm tính mạng (hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp,…) thì chuyển bệnh nhân đến bệnh viện
tuyến cao hơn, nơi có khoa hồi sức tích cực để đủ điều kiện cấp cứu bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.  Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bệnh viện Bạch Mai (2011) “Ngộ độc cấp
Opioid”, Tr.166-167.
3. Darke S, Zador D. Fatal heroin 'overdose': a review. Addiction 1996; 91:1765.
4. Waldhoer M, Bartlett SE, Whistler JL. Opioid receptors. Annu Rev Biochem 2004; 73:953.

15
QUY TRINH KỶ THUẬT
68. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI SẢNG RƯỢU
I.ĐẠI CƯƠNG:
Trạng thái cai rượu có mê sảng (sảng rượu) là một cấp cứu tâm thần và nội khoa khẩn cấp
thường gặp trong lâm sàng, xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính khi ngừng hoặc giảm lượng
rượu uống đột ngột biểu hiện nhiều hội chứng nguy hiểm nỗi bật như: Hội chứng mê sảng kích
động (ý thức định hướng lực mù mờ, loạn thần đa dạng với ảo giác và hoang tưởng chi phối hành
vi và cảm xúc mạnh: tấn công, tự sát …). Hội chứng thần kinh (run mạnh, khó thở, nói khó, rối
loạn nuốt, tăng trương lực cơ, co giật, rối loạn thần kinh thực vật: nhịp tim nhanh, vả mồ hôi,
nôn, tiêu chảy, mất nước và điện giải). Nếu không can thiệp cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử
vong (20-33%). Vì vậy quy trình kỷ thuật cấp cứu trạng thái sảng rượu được đặt ra khẩn trương
và kịp thời. Quy trình tuỳ theo tính chất nguy hiểm xảy ra trên người bệnh mà ưu tiên tiến hành
trước hoặc sau.
II.CHỈ ĐỊNH:
Chế độ chăm sóc cấp I:
- Khó thở: chỉ định quy trình kỹ thuật thở oxy.
- Rối loạn nuốt, không ăn uống được: chỉ định kỹ thuật đặt ống sonde dạ dày.
- Rối loạn hành vi, cảm xúc: tấn công, bỏ chạy hoặc tự sát: chỉ định kỹ thuật cố định tại giường
xử trí thuốc.
- Thể trạng suy kiệt, mất nước và điện giải: chỉ định quy trình kỹ thuật truyền dịch (thành lập
đường truyền tĩnh mạch, lấy máu làm xét nghiệm …).
- Bí tiểu hoặc bàng quang căng: chỉ định quy trình kỹ thuật đặt sonde tiểu.
- Rối loạn thần kinh thực vật: run, nhịp tim nhanh, rối loạn chức năng sống: chỉ định quy trình kỹ
thuật đặt máy Monitor theo dõi.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Tuỳ theo quy trình kỹ thuật chỉ định – có chống chỉ định kèm theo.
IV.CHUẨN BỊ:
1.Người thực hiện: 1 Bác sĩ và 2 điều dưỡng.
2.Phương tiện: Bình ô xy ; máy hút đờm giải ; máy Monitor theo dỏi ; Bộ đặt nội khí quản
3.Người bệnh: Nằm tại giường chăm sóc cấp 1
4.Hồ sơ bệnh án:
Kiểm tra hồ sơ bệnh án đối chiếu đúng người bệnh, giường bệnh, buồng bệnh.
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

16
1.Kiểm tra hồ sơ:
Đối chiếu đúng bệnh, đúng chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh:
Đúng hồ sơ bệnh án
Đúng chỉ định
Tình trạng người bệnh
3.Thực hiện kỷ thuật:
Đúng quy trình kỷ thuật được chỉ định (theo tiêu chuẩn Bộ y tế).
VI.THEO DÕI:
Quá trình theo dõi từ khi chỉ định quy trình được tiến hành cho đến thời gian quy trình còn tồn
tại.
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:
Quy trình kỷ thuật nào cũng có tai biến xảy ra và đã có hướng dẫn xử trí theo quy trình đã được
chỉ định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chẩn đoán và điều trị Trạng thái lệ thuộc (nghiện) - Viện sức khoẻ tâm thần TW.
2. Điều trị nghiện rượu – Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh.
3. Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng Việt Nam.

17
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
15. SỐC ĐIỆN TÂM THẦN
I.ĐẠI CƯƠNG
Sốc điện Electroconvulsive (ECT) làmộtthủthuậtđiềutrịtrongđódòngđiệnđượcchuyển qua bộnão,
chủ ý gâycơn co giậtngắn.Điềunàydườngnhưlàmthayđổihóachấtnão do
đócóthểnhanhchónglàmgiảmtriệuchứngmộtsốbệnhtâmthần, chẳnghạntrầmcảm.
Bởivìnócóthểcungcấpnhữngcảithiệntriệuchứngđángkểvànhanhhơn so
vớithuốchoặctrịliệutâmlý.Trongmộtsốtìnhhuốngnhấtđịnh ECT cóthểlàlựachọnđiềutrịtốtnhất.
Máycókhảnăngbiếndòngđiệnthôngthườngthànhdòng
điệncócườngđộđiệnthếvàthờigianđủđểgâymột cơn co
giậtkiểuđộngkinhmàkhônggâytổnthươngchonão.Máythườngcócườngđộdòngđiệntừ 50-250mA,
điệnthếtừ 80-12V thờigiantừ 0,2-1S. Dòngđiện qua máysốcvà qua nãobằng 2 điệncựcđặt ở
haibêntháidương, saukhibấmnút, ngườibệnhlêncơn co giậtkiểuđộngkinh, hônmêtừ 2-3
phútrồitỉnhlại.
II. CHỈ ĐỊNH:
Tấtcả nhữngtrườnghợptrầmcảmnặng,
Tâmthầnphânliệtcăngtrươnglực(bấtđộng hay kíchđộng)
Trongnhữngtrườnghợpsửdụnganthầnkinhlâungàynhưngkhôngcókếtquả, hiệntượng kháng
cácthuốc an thầnkinh.
Hoang tưởngtrườngdiển, kémđápứngvớicácthuốc an thầnkinh.
Kíchđộngdữdộihoặc hung cảmkéodài
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trẻemdưới 6 tuổivàngườigiàtrên 60 tuổi, phụnữcóthai, cơthểsuyyếu.
Hộichứng tang áplựcnộisọ, tăng nhãnáp
Bệnhtimmạch: tang huyếtáp, suyvành đặt Stent,phồngxơcứngđộngmạchnão.
Lao phổi, bệnhgan, thận, cườnggiáp, bệnhkhớp
IV. CHUẨN BỊ
1.Ngườithựchiện:1 Bácsĩ, 4 điềudưỡng
2.Phươngtiện:Máythườngcócườngđộdòngđiệntừ 50-250mA, điệnthếtừ 80-120 hoặc 220V
thờigiantừ 0,2-1s.
3.Ngườibệnh:
Giảithíchchobệnhnhânyêntâmđểtránh lo lắng.Nênnóivớibệnhnhânlà “đotrínhớ”
Giảithíchchongườinhàbệnhnhânyêntâmvàlàmcácthủtụccầnthiết

18
Căndặnbệnhnhânkhôngđượcănuốnggìítnhấtlà 2
giờtrướckhisốcđiệnđểtránhtìnhtrạngnônmửatràongượcvàođườngkhíquảngâydịvậtđườnghôhấpgây
ngừngthở
Cho bệnhnhânđitiểutiện
Cấtbỏ răng giảnếucó, nớibớtngựcáonếunữ, khuyáovàthắtlưng
Tiêmdưới da Atropin sulfate 1/4mg từ 30 phúttrướckhisốcđiệnđểchốngnônvàgiảmtiếtnướcbọt,
cũngnhưđiềuhòanhịptimsausốc.
Nếubệnhnhân lo lắngnêntiêmbắpSeduxen 10mg 1 ốngtrướckhisốc.
4.Hồsơbệnh án:Ghiđầyđủthông tin cánhânvàtìnhtrạngngườibệnhtrướcvàsaukhilàmthủthuật.
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểmtrahồsơ:Kiểmtrathông tin cánhân, tìnhtrạnglâmsàng, chỉđịnhsốcđiện.
2.Kiểmtrangườibệnh:Xácđịnhđúngngườibệnhtrướckhitiếnhànhthủthuật.
3.Thựchiệnkỹthuật:Sốcđiệnthôngthường (haibên).
+ Đặtbệnhnhânnằmngửa,kêgốivai, thắtlưng,khoeo.
+ Trướckhisốcđiệnđặtngáncaosugiữahaihàmrang
đểtránhcắnphảilưỡivàmôi.Mộtngườiđặtđiệncựcvàbấmnútsaukhiđãkiểmtracácthôngsốtrênmáy(cườ
ngđộ, điệnthế, thờigian)
+ Trongkhisốc, haingườigiữkhớpvaihaibên, mộtngườigiữ khớpgối,
mộtngườigiữkhớphàmchobệnhnhânkhỏisailệch
+ Saukhisốc,đểđầunghiêngmộtbênchonướcdãidểchảyrangoài.
VI.THEO DÕI
Theo dõibệnhnhântạiphòngsốcđiệnchođếnkhitỉnhhẳnmớiđưavềbuồngbệnh,
vìsausốccómộtsốbệnhnhân ý thứcrơivàotrạngtháihoànghôn.
Saukhihếtcơnphảitiếnhànhđếmmạch, nhịpthở, cặpnhiệtđộđohuyếtáp, sautừ 30 phútđến 1
giờngườibệnhtrởlạibìnhthường.
VII. TAI BIẾN VÀXỬ TRÍ
Nhữngtaibiếnxảyrakhikhôngtuânthủnhữngchốngchỉđịnhsốcđiện,
cũngnhưkỹthuậttiếnhànhkhôngđúng
Nhữngtaibiếnthườnggặp:
Trậtkhớpvai, khớphàmcắnphảilưỡi
Ngừngthởlâu, ápxephổi, suyhôhấpcấp do thứcăntràongượcvàođườngkhíquản.
Nhịptimnhanhnhấtthời, rung nhỉ
Trạngtháilúlẩntrínhớgiảm (nêndùngPiracetamchonhữngbệnhnhânnày).

19
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
16. KỸ THUẬT KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ
I. ĐẠI CƯƠNG:
Kích thích từ xuyên sọ (Transcranial Magnetic Stimulation – TMS)Là kỹ thuật kích thích không
xâm lấn, không bị trở ngại bởi tổ chức mỡ hay xương và không gây khó chịu.
Sử dụng tác dụng của điện từ xuyên qua xương sọ đến các neurone ở vỏ não với mục đích: tăng
cường hoạt động điện sinh lý của tế bào thần kinh (TBTK)  tái tạo đường liên hệ giữa các
vùng chức năng của vỏ não  giải ức chế  chống trầm cảm, chống loạn thần. Được sử dụng
phổ biến trong chỉ định điều trị các rối loạn tâm thần đáp ứng kém với liệu pháp hoá dược và
hoặc do tác dụng phụ của thuốc trên các cơ quan đích.
II. CHỈ ĐỊNH:
Điều trị các rối loạn tâm thần: Trầm cảm, lo âu, rối loạn liên quan stress, Tâm thần phân liệt, Rối
loạn ám ảnh cưỡng bức.
Điều trị bệnh của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi
Điều trị các bệnh về mạch máu, cột sống, thần kinh, bệnh mất myelin
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
1. Chống chỉ định liên quan đến tác động trực tiếp của từ:
- Cấy ghép nội sọ bằng kim loại
- Mang máy tạo nhịp tim (theo lý thuyết từ trường không tác động đến vùng trước tim)
- Đặt máy bơm thuốc
- Đặt điện cực ốc tai
2. Chống chỉ định liên quan đến tăng nguy cơ co giật.
- Bệnh nhân có bệnh ở não (khối u, chảy máu não, thiếu máu não, viêm não, viêm màng não).
- Tiền sử chấn thương sọ não gây mất ý thức ≥ 15 giây.
- Tiền sử phẩu thuật sọ não
- Tiền sử cơn động kinh hoặc co giật
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 1 Bác sĩ và 1điều dưỡng
2. Phương tiện: Máy kích thích từ trường xuyên sọ MAGSTIM RAPID 2
3. Người bệnh:
- Làm công tác tâm lý giải thích trấn an cho bệnh nhân an tâm, hợp tác điều trị. Đo dấu sinh tồn,
mạch, nhiệt, huyết áp cho bệnh nhân trước khi đưa vào thực hiện thủ thuật.
- Loại bỏ các vật dụng có khả năng nhiễm từ ra khỏi cơ thể người bệnh.

20
4. Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị Hồ sơ bệnh án và phiếu chỉ định kích thích từ trường xuyên sọ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra đối chứng giữa hồ sơ bệnh án với người bệnh
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng người bệnh được chỉ định TMS
3. Thực hiện kỹ thuật:
3.1. Phần thiết bị:
Kiểm tra hiện trạng trang thiết bị, công tắt điện nguồn, ổn áp điện ở vị trí tắt, dây tiếp địa
nguồn máy đảm bảo đấu nối an toàn.
Kiểm tra cuộn Coil kích thích cần sử dụng đảm bảo đấu nối đúng khớp với máy.
Đóng công tắt nguồn điện ổn áp – Bật công tắc nguồn phía sau thân máy
Bật công tắt nút “ POWER” ở mặt trước thân máy
Màn hình máy đã được khởi động.Nhấn nút Continue để tiếp tục lựa chọn các chế độ cài đặt
Đầu tiên phải lựa chọn chế độ xung đơn (Single Pulse) để tìm ngưỡng kích thích vận động của
từng bệnh nhân. Ở chế độ này việc cài đặt điều chỉnh thông số linh hoạt tùy theo từng bệnh nhân.
Lưu ý là di chuyển cuộn Coil linh hoạt trên bán cầu não để tìm ngưỡng vận động.
Tiếp theo chế độ xung đơn là cài đặt chế độ lặp lại ta chọn nút (Repetitive Mode).Chế độ này
dùng để xác định một chuỗi xung từ một kích thích đơn.
Tiếp theo cài đặt chế độ phiên, chọn nút (Session Mode).Chế độ này cho phép hệ thống chạy
nhiều chuỗi xung lặp lại chỉ từ một kích hoạt ban đầu
3.2.Phần bệnh nhân:
Cho bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái trên ghế 2 bàn tay đặt ngữa trên đùi. Đội mũ và nhét nút
tai chống ồn cho bệnh nhân. Xác định vị trí các mốc giải phẩu trên đỉnh đầu bệnh nhân để tìm
điểm đặt Coil xác định ngưỡng vận động trong chế độ Single pulse.
Cầm cuộn Coil đưa đầu phát ra từ trường tới điểm xác định theo mốc giải phẩu rồi bấm nút
khởi động trên cuộn Coil và đạp công tắc chân để nạp từ trường từng lúc, mỗi nhác bấm cách
nhau 2 giây. Ngưỡng được xác định khi ta nhìn thấy ngón cái của bàn tay co giật nhẹ theo từng
nhác bấm
Sau khi đã xác định được ngưỡng vận động thì chuyển sang các chế độ cài đặt
RepetitiveMode Và chế độ điều trị phiên Session Mode.
Mỗi phiên điều trị kéo dài từ 15ph–25ph tùy theo thể loại bệnh và theo chỉ định của bác sĩ
Kết thúc phiên điều trị, muốn tiếp tục điều trị cho bệnh nhân tiếp theo thì lại quay lại thứ tự cài
đặt thông số ban đầu

21
Khi kết thúc điều trị ấn nút công tắc POWER để tắt máy ở chế độ STANDBY và chú ý phải chờ
sau 10 phút để quạt gió làm mát máy bên trong trước khi tắt nguồn điện
Tắt nguồn điện vệ sinh máy, vệ sinh cuộn Coil - Bảo quản thiết bị nơi khô ráo, sạch sẽ
CHÚ Ý: Khi thử máy có bất kỳ sự cố khác thường nào cũng nên lập tức tắt máy và thông báo
cho nhân viên kỹ thuật đến xử lý.
VI. THEO DÕI: Kiểm tra lại dấu sinh tồn khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng cơ thể
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ: Tai biến được ghi nhận có thể xảy ra là bệnh nhân lên cơn co giật
trong lúc thực hiện TMS
Thái độ xử trí khi có co giật:Điều quan trọng trước tiên là nhận biết các dấu hiệu thoáng báo co
giật (rung phần chi trên, chứng loạn ngôn ngữ, lắp bắp...) nó có thể là cơn cục bộ hoặc toàn thể.
Bước tiếp theo phải thực hiện là:
- Bảo vệ phần đầu bệnh nhân
- Nghiêng đầu sang một bên tránh xa các vật sắc nhọn
- Khai thông đường thở: Cho bệnh nhân nằm ngữa cổ nghiêng đầu về một bên
- Cung cấp đủ oxy
Nếu cơn giật kéo dài hơn 3 phút (Chưa xảy ra với kỹ thuật TMS)
Bước tiếp theo phải thực hiện là:
- Tiếp tục cung cấp đủ oxy
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch
- Dùng thuốc chống co giật (Diazepam 10 mg tiêm tĩnh mạch chậm)
Tiếp tục theo dỏi bệnh nhân sau cơn co giật:
- Khám đánh giá lại thần kinh
- Làm xét nghiệm cơ bản
- Điều tra về nghiện chất
- Thăm dò chức năng (MRI hoặc CT scanner)
- Điện não
- Thông báo cho bệnh nhân về khả năng xuất hiện cơn co giật không tăng hơn
- Ghi nhận trong hồ sơ bệnh án và ngừng chỉ định TMS
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Hướng dẫn sử dụng máy MAGSTIM –RAPID của nhà sản xuất.
- Transcranial Magnetic Stimulation in clinical psychiatry: Mark S.Gearge M D and Robert
Belmaker - BBBbEH.Belmaker M D

22
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
17. LIỆU PHÁP THƯ GIÃN
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Khái niệm về thư giãn
Thư giãn, là một thuật ngữ được dịch ra từ tiếng Anh “relaxation”, chỉ một trạng thái tâm sinh lý
trong đó bao gồm sự thư thái về tinh thần và giãn mềm về cơ bắp. Đây là trạng thái nghỉ ngơi tích
cực, giảm tiêu hao năng lượng và giảm sự căng thẳng tối ưu nhất.
Trong thư giãn người ta sử dụng tính hiệp đồng (synergy) giữa thể chất và tinh thần, cụ thể là
giữa trương lực cơ bắp và trương lực cảm xúc.
Có nhiều phương pháp thư giãn, mỗi phương pháp có một số mặt ưu điểm riêng.Trong chương
trình chúng tôi chỉ đề cập đến phương pháp thở bụng sâu.
2. Các lợi ích của thở bụng sâu
- Tăng lượng oxy cung cấp đến não và cơ.
- Kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, thông qua đó sẽ dẫn đến sự bình tĩnh.
- Có cảm giác tốt hơn về sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Lo lắng sẽ làm cho bệnh nhân cảm
giác như mọi thứ “đang bốc lên đầu”, một vài phút thở bụng sâu sẽ giúp bệnh nhân bình an trở
lại.
- Giúp cơ thể bài tiết các chất độc tốt hơn vì một số chất được thải qua phổi.
- Cải thiện sự tập trung.
- Tự bản thân việc thở bụng có thể gây ra một đáp ứng thư giãn.
Thư giãn Các biểu hiện Lo âu
Bình thản Tinh thần Căng thẳng
Chậm đều Mạch Nhanh
Sâu và đều Nhịp thở Nhanh và nông
Giãn cơ Cơ Căng cơ

II. CHỈ ĐỊNH:


- Trầm cảm
- Lo âu.
- Rối loạn sợ
- Ám ảnh cưỡng bức
- Rối loạn stress sau sang chấn.

23
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Suy giảm nhận thức nặng
- Giai đoạn cấp của loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp nhận thức
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3.Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 3 buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều trị là 45 phút
gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
 Nội dung cụ thể của liệu pháp:
- Bài tập thở bụng
Buổi 1:
 Hướng dẫn bệnh nhân thở:
- Chuẩn bị tư thế:
o Thảo luận tư thế thoải mái của bệnh nhân

24
- Nội dung:
o Nhắm mắt lại.
o Tự thả lỏng toàn thân
o Thở đều: chậm- đều,
o Cảm nhận được luồng khí đi vào cơ thể:
 Hít vào: khí qua mũi- vào họng- xuống bụng
 Thở ra: khí từ bụng- đi lên- qua họng- ra mũi
 Bệnh nhân tự thực hiện:
- Bệnh nhân tự thực hiện tại phòng khám
- Thời gian 5-10 phút
- Bệnh nhân tự đánh giá
- Phản hồi của nhà trị liệu và thảo luận một số nhận xét của nhà trị liệu
- Thảo luận ý nghĩa của thư giãn đối với bệnh nhân
- Thảo luận kế hoạch thực hiện tại nhà
Buổi 2
 Hướng dẫn bệnh nhân:
- Đánh giá kết quả thực hành tại nhà
- Chuẩn bị tư thế:
o Thảo luận tư thế thoải mái của bệnh nhân
- Nội dung:
o Nhự nội dung buổi 1.
o Chú tâm vào sự di chuyển của bụng:
 Khi luồng khí đi vào bụng căng lên
 Khi luồng khí đi ra bụng xẹp xuống
 Bệnh nhân tự thực hiện:
- Bệnh nhân tự thực hiện tại phòng khám
- Thời gian 5-10 phút
- Bệnh nhân tự đánh giá
- Phản hồi của nhà trị liệu và thảo luận một số nhận xét của nhà trị liệu
- Thảo luận ý nghĩa của việc thở bụng với bệnh nhân
- Thảo luận kế hoạch thực hiện tại nhà
Buổi 3:

25
 Hướng dẫn bệnh nhân:
- Đánh giá kết quả thực hành tại nhà
- Chuẩn bị tư thế:
o Thảo luận tư thế thoải mái của bệnh nhân
- Nội dung:
o Nhự nội dung buổi 2.
o Sự hài hòa giữa sự giãn cơ - hơi thở - vận động của bụng - ý chí:
 Khi luồng khí đi vào, bụng căng lên tưởng tượng chữ: “TOÀN”
 Khi luồng khí đi ra bụng xẹp xuống tưởng tượng chữ: “THÂN”
 Khi luồng khí đi vào, bụng căng lên tưởng tượng chữ: “YÊN”
 Khi luồng khí đi ra bụng xẹp xuống tưởng tượng chữ: “TĨNH”
 Bệnh nhân tự thực hiện:
- Bệnh nhân tự thực hiện tại phòng khám
- Thời gian 5-10 phút
- Bệnh nhân tự đánh giá
- Phản hồi của nhà trị liệu và thảo luận một số nhận xét của nhà trị liệu
- Thảo luận ý nghĩa của SỰ HÀI HÒA với bệnh nhân
- Thảo luận kế hoạch thực hiện tại nhà
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tâm trạng hằng ngày của bệnh nhân. Kiểm tra dấu sinh rồn của bệnh nhân trước và
sau thực hiện liệu pháp
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN:
 Bệnh nhân cảm thấy căng thẳng: Vì bệnh nhân tập trung cao độ để thở cho đúng.
 Tạo không khí thoải mái.
Không nhất thiết phải làm đúng hoàn toàn như hướng dẫn (đặc biệt lúc mới tập)
 Bệnh nhân cảm giác chóng mặt: Vì bệnh nhân hít sâu và chậm.
 Không thở với tần số thấp
 Bệnh nhân lo lắng vì không tập trung được
 Giải thích cho bệnh nhân biết lúc đầu rất khó tập trung, sau nhiều lần tập tập mới đạt được kết
quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26
1. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y
học,
2. Lương Hữu Thông(2001), “Rối loạn khí sắc”, Bài giảng tâm thần học, Nxb Y học,
3. Lương Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”, Sức khỏe tâm thần vàCác rối loạn tâm thần thường
gặp, Nxb Lao động,
4. Trần Đình Xiêm (1995), “Các rối loạn khí sắc”, Tâm thần học, Nxb Y học.
5. Trần Thị Hải Vân “ Liệu pháp Thư giãn” Quản lý Trầm cảm tại cộng đồng “

27
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
37. LIỆU PHÁP TÂM LÝ NHÓM
I. ĐẠI CƯƠNG
Trị liệu nhóm là một hình thức tham vấn trực tiếp, theo đó các vấn đề của các cá nhân sẽ được thể
hiện trong phạm vi một nhóm gồm nhiều người có cùng vấn đề giống nhau cần được giúp đỡ.
Liệu pháp nhóm là phương pháp sử dụng tác động tâm lý của nhà trị lên toàn bộ nhóm và từng
thành viên trong nhóm; đồng thời sử dụng tác động tâm lý giữa các thành viên với nhau. Trong
tác động tâm lý tương hỗ giữa các thành viên nhóm, nhà trị liệu đã sử dụng động lực nhóm là một
công cụ điều trị
Ngày nay trị liệu nhóm được các nhà tâm lý ưa chuộng vì có nhiều người cùng được trị liệu. Nó
cũng được các thân chủ ưa thích vì đỡ tốn kém hơn trị liệu cá nhân. Một nhà trị liệu nếu áp dụng
trị liệu cá nhân chỉ có thể thăm khám tối đa 40 thân chủ mỗi tuần, hoặc một người mỗi giờ.
Nhưng làm việc với một nhóm, trong một giờ trị liệu có thể giúp đỡ được 8 đến 10 thân chủ;
trong 5 giờ trị liệu nhóm, một nhà tâm lý có thể giúp đỡ cho 40 thân chủ. Vì phí tổn trị liệu có thể
được chia ra cho thành viên của nhóm, nên trị liệu nhóm sẽ ít tốn kém hơn trị liệu cá nhân.
- Mục đích:
 Trị liệu nhóm nhằm mục đích giúp các thành viên giải quyết các vấn đề và các mâu thuẫn
trong cuộc sống của họ.
 Giúp các thành viên phát triển sự tự nhận thức và có những thay đổi về nhận thức, cảm xúc.
 Phát triển mối quan hệ hài hòa (trao, nhận những vấn đề tốt – xấu) giữa các thành viên trong
nhóm hoặc giữa các thành viên với nhà trị liệu nhằm mục đích tăng cường sự tham gia của họ
trong nhóm.
 Giáo dục các thành viên của nhóm để hoàn thiện bản thân.
 Trị liệu nhóm không chỉ làm giảm nhẹ các rối loạn bệnh lý thông qua sự thay đổi phản ứng
cảm xúc đối với các rối loạn, mà còn nhằm thiết lập cách ứng xử và nhằm thay đổi nhận thức
cũng như cách thức giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Như vậy liệu pháp tâm lý nhóm
vừa hướng tới triệu chứng vừa hướng tới thay đổi nhân cách và cách ứng xử.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các rối loạn tâm căn: Rối loạn phân ly, rối loạn lo âu, trầm cảm tâm căn, tâm căn nghi bệnh,
tâm căn ám ảnh…
- Các bệnh cơ thể tâm sinh
- Bệnh tâm thần phân liệt
- Rối loạn cảm xúc: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn hưng cảm, trầm cảm, rối loạn khí sắc…

28
- Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên
- Các chứng nghiện: nghiện rượu, nghiện ma túy…
- Rối loạn hành vi và bệnh lý nhân cách: nhân cách dạng phân liệt, nhân cách bệnh ranh giới,
nhân cách bùng nổ, nhân cách bệnh lệ thuộc, nhân cách né tránh, nhân cách chống đối xã hội…
- Các rối loạn khác: nói lắp, rối loạn ăn uống…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không thích hợp với những người nhút nhát, tự ti
- Những người không có khả năng diễn đạt ngôn ngữ, sợ hãi khi giao tiếp.
- Tâm thần phân liệt cấp và đang trong giai đoạn tiến triển nặng
IV. CHUẨN BỊ
5. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp tâm lý và liệu pháp nhóm
6. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt có đủ không gian cho 10-12 bệnh nhân, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Ghế ngồi cho 10-12 bệnh nhân
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
7. Người bệnh: chọn 10-12 bệnh nhân có cùng vấn đề sức khỏe tâm thần
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
8. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ
(5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 1 buổi giới thiệu liệu pháp nhóm, các buổi thực hành
cho từng kỹ thuật, một buổi đánh giá trước khi kết thúc; mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm các
bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành

29
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
Buổi 1: Giới thiệu liệu pháp
Mục tiêu:
- Làm quen với các thành viên nhóm
- Biết các quy định của nhóm
- Biết cấu trúc của liệu pháp
Buổi 2-6: Nội dung các kỹ năng hướng dẫn: Tùy thuộc vào các liệu pháp có các nội dung phù
hợp.
Buổi 7: Đánh giá hoạt động nhóm
Mục đích:
- Đánh giá hiệu quả của liệu pháp.
- Biết cách áp dụng các kỹ năng vào cuộc sống.
VI. ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá sự tham gia các hoạt động của nhóm.
- Đánh giá các triệu chứng của rối loạn tâm thần.
- Đánh giá kỹ năng giao tiếp
V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến chưa có báo cáo tai biến trong y văn

30
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
38. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH
I. ĐẠI CƯƠNG
Mọi cá nhân đều tồn tại trong môi trường gia đình và văn hóa gia đình. Hoạt động của gia đình
ảnh hưởng sâu sắc tới từng cá nhân, vì thế, nhà trị liệu khó có thể trị liệu riêng biệt cho từng cá
nhân để giải quyết vấn đề của cá nhân, mà cần có sự kết hợp với trị liệu giữa các thành viên trong
gia đình và nhìn nhận vấn đề của người bệnh trong mối quan hệ với những người khác, vấn đề
khác ở gia đình họ.
Trị liệu gia đình là một hoạt động nhằm giúp các gia đình cơ cấu hài hòa tạo mối quan hệ để các
thành viên trong gia đình phát huy vai trò mới của họ và làm nên sức mạnh của cả gia đình.
Liệu pháp gia đình được xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX ở Mỹ dựa vào chủ yếu là
thuyết giao tiếp của Palo Alto và thuyết hệ thống của Ludwing van Bertallanfy. Người có công
lớn nhất trong việc xây dựng liệu pháp gia đình là Nathan Ackerman (nhà trị liệu phân tâm và trị
liệu nhóm). Gần đây trị liệu gia đình được chú ý đến nhiều vì mục đích của nó là làm thay đổi
những cách thức quan hệ trong gia đình.
Trị liệu gia đình là một phương pháp tiếp cận khác với trị liệu cá nhân. Trị liệu gia đình quan
trọng khi vấn đề của cá nhân không còn của riêng họ. Cá nhân có rối loạn tâm lý thường liên
quan đến cha mẹ trẻ. Vì vậy trị liệu trẻ em có thể liên quan đến trị liệu gia đình (trẻ em vi phạm
pháp luật, trẻ em bị bạo hành gia đình…), hay trị liệu về mâu thuẫn gia đình.
Các vấn đề của gia đình thường có nguyên nhân từ chính gia đình. Bản chất của trị liệu gia đình
là giúp cho các thành viên trong gia đình hiểu và chấp nhận thực tế đang xảy ra trong gia đình họ,
giúp họ tự giải quyết. Mặt khác, trị liệu gia đình nhằm loại trừ hoặc làm giảm những căng thẳng
cảm xúc, nhằm thiết lập lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở thay đổi
phương thức mối quan hệ giữa các thành viên chứ không phải là đổ lỗi hay chỉ trích ai trong gia
đình đó.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Trẻ em có rối loạn cảm xúc hành vi
- Rối loạn phân ly
- Trẻ em có rối loạn cảm xúc
- Bệnh nhân tâm thần phân liệt
- Bệnh cơ thể tâm sinh
- Rối loạn ăn uống: ăn uống vô độ (Boulimia nervosa), chám ăn tâm thần (Anorexia nervosa).
- Các chứng nghiện: nghiện ma tuý (Toxicomania), nghiện rượu (Alcôhlism).

31
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
9. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp gia đình
10. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
11. Người bệnh và gia đình:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
12. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ
(5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 6 buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm
các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
Buổi 1:Chẩn đoán cấu trúc gia đình
Mục tiêu:
- Đánh giá được cấu trúc gia đình.
- Xác định được các yếu tố bảo về và các yếu tố nguy cơ trong cấu trúc gia đình
Buổi 2: Đánh giá nhu cầu và vai trò của liệu pháp gia đình:

32
Mục tiêu:
- Đánh giá mong đợi của các thành viên trong gia đình
- Giới thiệu cấu trúc và ý nghĩa của liệu pháp gia đình
Buổi 3:Hướng dẫn cách giải quyết vấn đề
Mục tiêu:
- Giới thiệu cách giải quyết vấn đề
- Áp dụng để giải quyết vấn đề trong gia đình
Buổi 4: Cách hài hào trong giải quyết vấn đề
Mục tiêu:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng giải quyết các bất đồng trong gia đình
Buổi 5: Thực hành các kiến thức
Mục đích:
- Áp dụng các kiến thức để giai quyết các vấn đề trong gia đình.
- Đánh giá lại cấu trúc gia định.
Buổi 6: Ngăn ngừa tái phát:
Mục đích:
- Xác định vai trò của các thành viên trong gia đình.
- Ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình trong ngăn ngừa tái phát
VI. THEO DÕI
- Theo dõi đánh sau mỗi điều trị
- Theo dõi đánh giá hành vi cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình tại nhà
- Theo dõi tiến triển của gia đình bằng lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý: thang đánh giá hoạt
động hàng ngày ADLS.
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến chưa có báo cáo tai biến trong y văn
- Xử trí: Khi thảo luận vấn đề mà các thành viên trong gia đình quá trầm hoặc không muốn thảo
luận về chủ đề nào đó thì cần thay đổi nội dung sang chủ đề khác hoặc tổ chức trò chơi để thay
đổi bầu không khí trong gia đình.

33
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
20. LIỆU PHÁP TÂM KỊCH
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Tâm kịch là cách sử dụng kỹ thuật kịch nghệ để điều phối sự phát triển và sức khỏe tâm thần của
con người.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1929, T.J. Moreno (1889 - 1974) đã đề xuất phương pháp trị liệu tâm kịch, làm sao cho chủ
thể biểu diễn, diễn trên sân khấu những nỗi tâm tư thầm kín, kết hợp cả lời nói và điệu bộ, chuyển
động cơ thể, giải tỏa những mặc cảm, ấm ức một cách triệt để hơn trong giao tiếp. Diễn xuất ra
được trước nhiều người khác, tạo ra tâm thế mới trong sự giao tiếp xã hội khác.
Trong tâm kịch cổ điển có 5 thành tố chính: Người bệnh – diễn viên, những người bệnh khác –
diễn viên phụ, dàn đồng ca, bác sĩ – đạo diễn và khán giả. Tâm kịch có thể được thực hiện theo
một kịch bản chuẩn bị sẵn hoặc do người bệnh phóng tác. Việc lý giải cơ chế của tâm kịch cũng
có nhiều khác nhau. Một số tác giả cho rằng đây là cơ chế “giải tỏa”. Những người ủng hộ thuyết
“vai trò” thì cho rằng người bệnh đã được thể hiện “vai trò” mong muốn của mình một cách vô
thức.
Tâm kịch nổi lên như là một liệu pháp nghệ thuật sáng tạo vào những năm 1970. Ngày nay, tâm
kịch được thực hiện trên toàn thế giới, các chương trình đào tạo có tại Anh, Đức, Hà Lan,
Canada, Israel và Hoa Kỳ. Tâm kịch có một nhánh nhỏ là Play back theater - chơi trị liệu
3. Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý
a. Giai đoạn chuẩn bị
 Giai đoạn chuẩn bị thường được bắt đầu bằng chẩn đoán/đánh giá tâm lý.
 Vấn đề chính của người bệnh.
 Xác định những khía cạnh tâm lý còn được bảo toàn ở người bệnh.
 Xây dựng kế hoạch điều trị tâm lý
 Xác định khoảng thời gian thực hiện điều trị. Thông thường là khoảng 3 tháng hoặc kéo dài
đến 6 tháng, với tần số 2 buổi/tuần trong những tuần đầu tiên và sau đó là 1 buổi/tuần.
 Xác định mục tiêu cần phải đạt được qua từng thời điểm và cho toàn bộ quá trình.
 Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên.
b. Giai đoạn điều trị

34
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh. Tùy
theo từng định hướng lý thuyết của mình, nhà trị liệu có thể sử dụng các kĩ thuật liệu pháp tâm lý
khác nhau.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị. Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng
điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt được kết quả như dự kiến, họ có thể chuyển
sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được.
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định. Đợt điều trị kết thúc không có
nghĩa là mọi vấn đề đã được giải quyết. Do đó cần có buổi gặp lại giữa nhà trị liệu với người
bệnh nhằm giúp người bệnh điều chỉnh hoặc nhà trị liệu đưa ra những tư vấn cần thiết cho người
bệnh.
4. Vai trò của liệu pháp
- Mục đích:
 Giúp người bệnh bộc lộc những cảm xúc và những trải nghiệm vô thức, từ đó có tác dụng như
một kỹ thuật động lực tâm thần
 Qua vở kịch, những ý tưởng và hành vi của kịch cảnh giúp người bệnh có nhận thức đúng đắn
và thay đổi những hành vi không phù hợp
- Nguyên lý:
Làm giải tỏa các xung đột dồn nén, làm sảng khoái tinh thần, tạo tâm trạng thư thái vì nó tháo gỡ
những vướng mắc về xúc cảm, tình cảm, tư tưởng, nhận thức và cả cơ thể…Nguồn gốc của giải
tỏa, theo Morenon tính tự phát được hiểu là khả năng người bệnh phản ứng phù hợp với những
tình huống, hoàn cảnh xuất hiện đột ngột. Thường thường, những người bị các rối loạn nhiễu tâm
lý hay rối loạn tâm thần có những thiếu hụt nào đó về kỹ năng giao tiếp, ít có khả năng ứng phó
kịp thời phù hợp với hoàn cảnh. Hơn nữa, họ còn bị rối loạn cân bằng giữa thế giới thực và thế
giới tưởng tượng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các rối loạn tâm căn: lo âu, trầm cảm,…
- Các rối loạn hành vi, cảm xúc ở lứa tuổi thanh thiếu niên
- Tâm thần phân liệt ổn định…

35
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp loạn thần cấp và chậm phát triển tâm thần nặng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Ít nhất 2 nhà trị liệu trở lên. Một người đóng vai như người hướng dẫn chương trình, người
còn lại như một người ghi chép khách quan, sau đó lý giải những tình huống xảy ra
2. Dụng cụ
- Phòng rộng, được thiếu kế thoáng, mát, đủ ánh sáng, được tranh bị điều hòa không ồn ào, cách
xa sự chú ý của mọi người
- Có bàn, ghế
- Giấy, bút
3. Người bệnh
- Nhóm người bệnh khoảng 10 người.
4. Hoạt động của mỗi buổi trị liệu: 90 phút
 Phần 1(15 phút): Nhân viên ôn tập nội dung buổi trước và hướng dẫn đánh giá kết quả bài tập
hôm trước/ giải đáp thắc mắc phát sinh và phân tích bài tập áp dụng.
 Phần 2 (30 phút): Nhân viên hướng dẫn bệnh nhân chủ đề mới
 Phần 3 (15): Phản hồi và ôn lại
 Phần 4 (25 phút): Bệnh nhân thực hành
 Phần 5 (5 phút): Tổng kế buổi tập, giao bài tập về nhà,...
5. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ tâm lý
- Tiến trình điều trị theo phiên
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 Bước 1: xây dựng chủ đề của buổi trị liệu (thời gian 5-10 phút)
o Mọi người ngồi thành vòng tròn
o Mọi người được yêu cầu tìm chủ đề để tạo ra một kịch cảnh
o Mỗi người kể về điều mà họ nghĩ hay tưởng tượng trong tuần trước (chuyện gì xảy ra trong
cuộc sống của họ hay họ tưởng tượng ra chuyện gì).
o Nhà trị liệu hỏi, khơi gợi và hướng dẫn người bệnh kể về các vấn đề liên quan để tạo ra chủ đề
yêu thích của cả nhóm cùng quan tâm.
 Bước 2: chuẩn bị cho vở kịch (thời gian 5- 10 phút)

36
- Nhà trị liệu và nhóm xây dựng vở kịch từ chủ đề đã chọn.
- Phân vai các thành viên trong nhóm (ông bố, bà mẹ, gia đình hay đồng nghiệp…), hoặc các
con vật, đồ vật quen thuộc trong cuộc sống (do người bệnh tự nhân vai mà mình thích).
- Cả nhóm thống nhất được các vai trong vở kịch
 Bước 3: Diễn tiến của vở kịch (thời gian 20- 30 phút)
o Vở diễn bắt đầu như ý tưởng ban đầu
o Tuy nhiên cũng sẽ xuất hiện những tình huống bất ngờ đối với diễn viên (như tình tiết cá nhân
của cuộc đời mình)
o Nhà trị liệu một khơi gợi để các vai diễn làm bộc lộ cảm xúc, những ám ảnh bị dồn nén, để từ
đó kích thích những biểu diễn và làm nảy sinh những hồi tưởng, những tình tiết giống cuộc sống
thực. Nhà trị liệu 2 ghi lại một cách cẩn thận buổi diễn.
 Bước 4: Kết thúc buổi trị liệu (thời gian khoảng 20 -30 phút)
 Để cho người bệnh sống thật với tình huống của mình.
 Nhà trị liệu sẽ quyết định xem liệu diễn tiếp hay dừng lại.
 Mọi người sẽ ngồi lại và chia sẻ những cảm tưởng, những suy nghĩ đã được kịch cảnh gợi ra,
những kỷ niệm có thể đã đến với tâm trí mình…
 Nhà trị liệu tham gia trao đổi cùng người bệnh và đưa ra những quan sát, những lý giải cho
tình huống (không nhất thiết bởi người bệnh hầu như đã nhận ra vấn đề và cách giải quyết cho
vấn đề đó rồi).
 Nhà trị liệu ôn lại những quy ước từ buổi đầu tiên trị liệu.
 Giới thiệu cho nhóm một vài kỹ thuật thư giãn.
 Tuyên bố kết thúc trị liệu.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi đánh sau mỗi điều trị
- Theo dõi tiến triển của gia đình bằng lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý: thang đánh giá hoạt
động hàng ngày ADLS.
- Theo dõi đánh giá cảm xúc bằng thang đo trầm cảm – lo âu – stress (DASS)
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến chưa có báo cáo tai biến trong y văn
- Xử trí: Khi thảo luận vấn đề mà các thành viên trong nhóm quá trầm hoặc không muốn thảo
luận về chủ đề nào đó thì cần thay đổi nội dung sang chủ đề khác hoặc tổ chức trò chơi để thay
đổi bầu không khí trong nhóm.

37
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Thọ, tamlyhocungdung.com/chi-tiet-ve-lieu-phap-tri-lieu-gia-dinh, tháng 6/
2015.
2. Nguyễn Khắc Viện, " Bài giảng tâm lý học, tập IV, Bàn về các loại tâm pháp" , NXB
Phụ Nữ, năm 1992.
3. LifeartVietNam,basic.facebook.com/notes/lifeart-vietnam/psycho dramat
%C3%A2m-k%E1%BB%8Bch-l%C3%A0-g%C3%AC/163401 0279960158/, tháng 10/
2015.

38
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
40. LIỆU PHÁP GIẢI THÍCH HỢP LÝ
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Liệu pháp giải thích hợp lý là liệu pháp tâm lý dùng lý lẽ logic để giải thích và
thuyết phục, giúp bệnh nhân tự điều chỉnh lại các mối quan hệ và hệ thống thái độ có ý thức, chủ
động khắc phục ý nghĩ sai lệch, tư duy thiếu logic về bệnh tật của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1903 P.Dubois, nhà tâm thần học Thụy Sĩ đã cho xuất bản cuốn sách “Các bệnh tâm căn và
liệu pháp tâm lý”. Trong cuốn sách này ông cho rằng bản chất bệnh tâm căn là do tư duy thiếu
logic, hiểu biết lệch lạc của người bệnh gây ra. Vì vậy, thầy thuốc có nhiệm vụ dùng lý lẽ để
thuyết phục, làm bệnh nhân có ý thức, chủ động khắc phục ý nghĩ sai lệch, tư duy thiếu logic về
bệnh tật của mình.
3. Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý
a. Giai đoạn chuẩn bị
 Giai đoạn chuẩn bị thường được bắt đầu bằng chẩn đoán/đánh giá tâm lý.
 Vấn đề chính của người bệnh.
 Xác định những khía cạnh tâm lý còn được bảo toàn ở người bệnh.
 Xây dựng kế hoạch điều trị tâm lý
o Xác định khoảng thời gian thực hiện điều trị. Thông thường khoảng 3 tháng hoặc kéo dài đến
6 tháng, với tần số 2 buổi/tuần trong những tuần đầu tiên và sau đó là 1 buổi/tuần.
o Xác định mục tiêu cần phải đạt được qua từng thời điểm và cho toàn bộ quá trình.
o Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên.
b. Giai đoạn điều trị
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh. Như
trên đã đề cập, tùy theo từng định hướng lý thuyết của mình, nhà trị liệu có thể sử dụng các kĩ
thuật liệu pháp tâm lý khác nhau.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị. Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng
điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt được kết quả như dự kiến, họ có thể chuyển
sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được.

39
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định.
4. Vai trò của liệu pháp
Liệu pháp giải thích hợp lý là làm cho người bệnh hoàn toàn tin tưởng vào kết quả điều trị.
Liệu pháp giải thích hợp lý là khởi đầu của các liệu pháp tâm lý tiếp theo, sau khi tiếp xúc với
người bệnh nhà trị liệu phải giải thích cho người bệnh hiểu rõ về bệnh tật của họ và gây cho họ có
được niềm tin vào kết quả điều trị.
Nhà trị liệu trò chuyện với người bệnh, tìm hiểu nững khó khăn của họ, tìm hiểu nguyên nhân
gây bệnh, giúp người bệnh bộc lộ bản thân, và khi cần thiết dùng lời lẽ hợp lý, logic giải thích
cho người bệnh về cơ chế sinh bệnh của họ, hay giúp họ điều chỉnh các mối quan hệ và điều
chỉnh thái độ cho phù hợp với chuẩn mực.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh tâm căn: rối loạn phân ly, rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tâm căn nghi bệnh….
- Các bệnh tâm thể: cao huyết áp tâm thể, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
- Các rối loạn tâm sinh khác: rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tâm thần phân liệt
- Chậm phát triển tâm thần
- Mất trí
- Mất nhớ
- Các bệnh thực thể
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Cán bộ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần (Cần phải có những đức tính của một nhà trị liệu tâm lý):
+ Là người có tri thức và hiểu biết về khoa học.
+ Là người có đạo đức và phong cách giao tiếp có sức thu hút và truyền cảm.
+ Biết tôn trọng và biết chia sẻ những nỗi đau của người bệnh, đặc biệt biết giữ kín những bí mật
của người bệnh.
2. Dụng cụ
- Phòng thoáng mát, có trang bị điều hòa, bàn và 2 ghế
- Bút, giấy viết
3. Người bệnh
- Một bệnh nhân về các triệu chứng như đã nêu ở phần chỉ định

40
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ tâm lý cá nhân
- Tiến trình trị liệu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân thông qua giao tiếp trực tiếp để tìm hiểu các triệu chứng,
các sang chấn tâm lý, diễn biến các triệu chứng, đặc điểm nhân cách người bệnh
2. Giải thích cho người bệnh hiểu được bệnh tật của họ, cơ chế phát sinh, tiến triển của các triệu
chứng của bệnh, đồng thời giải thích phương thức điều trị để làm cho người bệnh hoàn toàn tin
tưởng và yên tâm vào quá trình điều trị.
VI. THEO DÕI
- Hồ sơ tâm lý
- Tiến trình trị liệu
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y học, Năm 2002.
2. Nguyễn Sinh Phúc, Liệu pháp tâm lý, Bài giảng chuyên ngành tâm thần – Liệu pháp tâm lý và
giao tiếp thầy thuốc - bệnh nhân, benhvien103.vn /vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-
than/lieu-phap-tam-li-va-giao-tiep-thay-thuoc---benh-nhan/661/, tháng 10 năm 2015.

41
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
41. TRỊ LIỆU HÀNH VI
I. ĐẠI CƯƠNG: Thuyết hành vi bắt nguồn từ trong lý thuyết học tập cổ điển của Watson đưa ra
khái niệm hộp đen (black box) tức ông chỉ quan sát những hành vi bên ngoài mà không đi sâu
vào tìm hiểu cơ chế tâm lý chiều sâu bên trong và năm 1924 Ông đưa ra “học thuyết hành vi”
(các tiếp thu có được thông qua rèn luyện có điều kiện và có thể quan sát đo lường được).
Học thuyết phản xạ có điều kiện dựa trên các thực nghiệm của Pavlov (1927), Skinner (1938) đã
phát triển kỹ thuật điều kiện hóa và đưa học thuyết về điều kiện hóa thực thi.
Tiếp đó tâm lý học hành vi phát triển rực rỡ vào những năm 1930 – 1950 nhờ những nghiên cứu
của J. Wolpe (1952) trên động vật ở Nam Phi, Ông đã mô tả liệu pháp cảm ứng có hệ thống để
điều trị ám sợ (phobia) trong cuốn sách “Liệu pháp tâm lý nhờ vào ức chế qua lại” năm 1958.
Bằng kết quả thực nghiệm và nghiên cứu trên lâm sàng người bệnh, Wolpe đã đi đến kết luận
rằng: Các rối loạn tâm căn là do hiện tượng tập nhiễm, bệnh xuất hiện theo cơ chế tập nhiễm và
khái quát hóa sang chấn tâm lý, muốn điều trị khỏi cần phải tiến hành bằng liệu pháp khử tập
nhiễm và giảm cảm ứng có hệ thống…
Vào những năm 60 liệu pháp hành vi rất thịnh hành ở Mỹ, Hà Lan, Pháp…Năm 1969, Bandura
đã cho công bố “những nguyên tắc về sự thay đổi hành vi” và ông đã mô tả hiện tượng tập nhiễm
xã hội bởi sự bắt chước mô hình như là quá trình cơ bản. Ông đã phát triển quan điểm của mình
trong cuốn sách “Lý thuyết xã hội về hiện tượng tập nhiễm xã hội – 1977, trong đó ông nhấn
mạnh đến vai trò của những yếu tố nhận thức như sự tự kiểm tra, sự chờ đợi về hiệu quả điều trị
và kết quả của sự điều chỉnh hành vi con người.
Theo đó hành vi của con người được học thông qua trải nghiệm và là chức năng tương tác giữa
họ và môi trường. Các hành vi được hình thành bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này
và lặp lại những hành vi đó. Cả những hành vi bình thường và bất thường đều được hình thành
theo chuỗi kích thích – phản ứng trên ba quá trình cơ bản: điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa
tạo tác và học qua quan sát.
Liệu pháp hành vi không chú trọng đến nguyên nhân, chỉ tập trung vào điều chỉnh những hành vi
lệch lạc. Người bệnh chỉnh hành vi theo mẫu đúng, có sự hướng dẫn đánh giá của nhà trị liệu và
chế độ thưởng phạt rõ ràng.
Liệu pháp hành vi (behavior therapy) là liệu pháp nhằm thay đổi những hành vi của người bệnh.
Những rối loạn này được xem như những mô hình hành vi bị tập nhiễm hơn là những triệu chứng
của một vài bệnh tâm thần tiềm ẩn. Các nhà tâm lý học hành vi tin tưởng rằng thay đổi hành vi sẽ
điều chỉnh được các triệu chứng.

42
II. CHỈ ĐỊNH: Thay đổi hành vi trong các rối loạn
- Trầm cảm
- Lo âu.
- Rối loạn sợ
- Ám ảnh cưỡng bức
- Rối loạn hành vi trẻ em
- Tự kỷ
- Tăng động
- Rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt
- Triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt
- Chậm phát triển tâm thần
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ đinh
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp hành vi
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ
(5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 4 buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho từng
hành vi, mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

43
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
Buổi 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Đánh giá các vấn đề hành vi của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị
Buổi 2: Giới thiệu mô hình ABC của liệu pháp hành vi
Mục tiêu:
- Bệnh nhân biết được mô hình ABC của lý thuyết hành vi.
- Bệnh nhân biết cách phân tích cấu trúc ABC
Buổi 3: Xác định các yếu tố A và C trong mô hình ABC
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân nhận diện yếu tố A và ý nghĩa của yếu tố A.
- Giúp bệnh nhân nhận diện yếu tố C và ý nghĩa của yếu tố C
Buổi 4: Các cách làm tăng và giảm yếu tố B:
Mục tiêu:
- Cách xác định và thực hiện các cũng cố tích cực.
- Cách xác dịnh và thực hiện các phương pháp trừng phạt
Các buổi sau: Thực hành trên các hành vi cụ thể
Mục tiêu:
- Phân tích mô hình ABC trên hành vi cụ thể
- Cách thực hiện thay đổi hành vi cụ thể dựa trên mô hình ABC
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tâm trạng hằng ngày của bệnh nhân.
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến

44
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
42. TRỊ LIỆU ÁM THỊ
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Liệu pháp ám thị là sự tiếp nhận một cách thụ động những tác động tâm lý từ bên ngoài của một
cá thể, từ đó gây ra những biến đổi nhất định về thể chất và tâm thần.
Liệu pháp ám thị là tác động tâm lý của một người lên người khác hay nhóm người khác, làm cho
họ nhận thức và tiếp thu một cách không phê phán những lời lẽ, ý nghĩa và ý chí biểu hiện trong
đó.
2. Lịch sử vấn đề
Thuật ngữ ám thị xuất hiện trong tiếng Pháp vào năm 1174, về sau ám thị được sử dụng trong
công việc của những người yểm bùa và nhà phù thủy. Nhưng chỉ khi Mesmer áp dụng thôi miên
trong điều trị thì khi đó ám thị mới được đưa vào trong y học như một thuật ngữ chuyên môn.
Bernheim cho rằng: “Ám thị là một ý tưởng được thực hiện trong hành động tâm lý.”
P.Jenet “ám thị có một ý tưởng về một hiện tượng có thực xảy ra trước khi thực hiện hiện tượng
đó và ám thị được xác định theo biến chuyển của vô thức.”
Wunt “Ám thị được xem như những liên tưởng ý nghĩ dựa trên ấn tượng bên ngoài và được đặc
trưng bởi sự thu hẹp của trường ý thức và bởi sự thiếu vắng ảnh hưởng thực tế. Nghĩa là ám thị là
sự gợi ý và là sự phát động một chuỗi ý tưởng và có thể một chuỗi hành động.”
Freud “Ám thị là sự ảnh hưởng tác động lên một chủ thể nhờ vào hiện tượng chuyển dịch”.
Pavlov “Ám thị là phản xạ có điều kiện nhạy cảm nhất và đặc trưng nhất của loài người”.
3. Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý
a. Giai đoạn chuẩn bị
 Giai đoạn chuẩn bị thường được bắt đầu bằng chẩn đoán/đánh giá tâm lý.
 Vấn đề chính của người bệnh.
 Xác định những khía cạnh tâm lý còn được bảo toàn ở người bệnh.
 Xây dựng kế hoạch điều trị tâm lý
o Xác định khoảng thời gian thực hiện điều trị. Thông thường là khoảng 3 tháng hoặc kéo dài
đến 6 tháng, với tần số 2 buổi/tuần trong những tuần đầu tiên và sau đó là 1 buổi/tuần.
o Xác định mục tiêu cần phải đạt được qua từng thời điểm và cho toàn bộ quá trình.
o Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên.
b. Giai đoạn điều trị

45
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh. Tùy
theo từng định hướng lý thuyết của mình, nhà trị liệu có thể sử dụng các kĩ thuật liệu pháp tâm lý
khác nhau.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị. Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng
điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt được kết quả như dự kiến, họ có thể chuyển
sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được.
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định.
4. Vai trò của liệu pháp
Đây là phương pháp hay dùng nhất, nhằm chủ yếu giải quyết các triệu chứng, khi đó nhân cách
người bệnh được điều chỉnh lại.
5. Phân loại ám thị
o Tự ám thị và bị ám thị
o Ám thị trực tiếp và ám thị gián tiếp
o Ám thị lúc thức (nhằm xóa bỏ một triệu chứng chức năng nào đó), ám thị trong giấc ngủ thôi
miên và ám thị sau thôi miên.
II. CHỈ ĐỊNH
o Các rối loạn tâm căn: các rối loạn phân ly, đau tâm sinh, tíc…
o Cắt cơn nghiện: thuốc lá, rượu, ma túy
o Một số rối loạn tâm thể: viêm đại tràng co thắt, hen tâm thể…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
o Các bệnh loạn thần
o Các bệnh thực thể
o Các bệnh tâm thể nặng
o Rối loạn nhân cách
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
o Nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần, y tá

46
2. Dụng cụ
o Phòng thoáng mát có trang bị điều hòa.
o Có bàn và 2 ghế ngồi
3. Người bệnh
o Bệnh nhân được nêu trong phần chỉ định
4. Thời gian thực hiện
o Thường thực hiện 5-7 buổi, mỗi buổi 30 phút – 1 tiếng
5. Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ tâm lý cá nhân
o Tiến trình trị liệu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Các bước tiến hành của ám thị
Buổi 1. Xây dựng mối quan hệ trị liệu với người bệnh (tìm hiểu các triệu chứng, các vấn đề sang
chấn tâm lý, sở thích, thói quen của người bệnh)
Buổi 2: Nhà chị liệu làm liệu pháp giải thích hợp lý cho người bệnh hiểu về bệnh của họ và tin
tưởng vào điều trị
Buổi 3: Chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp đối với từng người bệnh mục đích làm tăng hiệu quả
của ám thị và không nguy hại cho người bệnh: bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp…
Buổi 4: Nhà trị liệu dùng lời nói kết hợp cả về động tác, hành vi với phương pháp hỗ trợ, chủ
động ám thị người bệnh theo hướng dẫn đã lựa chọn trước. Trong ám thị, nhà trị liệu phải biết lôi
cuốn sự chú ý của thân chủ vào chủ đề ám thị của mình, không để cho họ có thời gian suy luận.
Ví dụ: ám thị khi thức: Cán bộ tâm lý hoặc bác sĩ thực hiện, nhân viên khác phải hành động, nói
năng theo đúng kế hoạch của cán bộ tâm lý hoặc bác sĩ làm ám thị.
Trong một vài trường hợp bác sĩ dùng thêm một số phương tiện hỗ trợ như: canxi clorua,
placebo, thuốc an tĩnh, điện châm, châm cứu…hiệu quả rất nhanh.
Buổi 5: Kết thúc điều trị: nhà trị liệu tiếp tục khuyến khích tính tự ám thị của thân chủ để duy trì
kết quả điều trị.
2. Các bước tiến hành của thôi miên
Bước 1: Đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên
o Kích thích thị giác: Yêu cầu bệnh nhân nhìn tập trung vào một điểm, một vật…
o Kích thích thính giác: nghe máy ngõ nhịp, nghe đồng hồ
o Khứu giác hoặc xúc giác

47
Đi kèm với kích thích là những lời nói đều đều, ám thị của nhà trị liệu để đưa người bệnh vào
trạng thái thôi miên
Bước 2: tiến hành
o Buổi 1: nhà trị liệu ám thị cho người bệnh “sống lại” những hoàn cảnh gây chấn thương tâm lý
o Buổi 2: nhà trị liệu ám thị cho người bệnh nhằm xóa bỏ căn nguyên bệnh, làm cho người bệnh
thay đổi thái độ đối với sức khỏe, với bản thân và với những người xung quanh…
Bước 3: ra khỏi trạng thái thôi miên
Thông thường, sau khi đưa người bệnh ra khỏi trạng thái thôi miên, nhà trị liệu thường ám thị để
đưa họ vào giấc ngủ sinh lý. Giấc ngủ này có thể kéo dài từ 5 – 10 phút sau đó mới đánh thức.
VI. THEO DÕI
o Hồ sơ tâm lý
o Tiến trình điều trị
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
o Tai biến đôi khi khi người bệnh biết họ “bị lừa” thì họ không tin tưởng vào điều trị nữa.
o Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y học, Năm 2002
2. Nguyễn Sinh Phúc, Bài giảng chuyên ngành tâm thần – Liệu pháp tâm lý và giao tiếp thầy
thuốc - bệnh nhân, benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/lieu-phap-tam-
li-va-giao-tiep-thay-thuoc---benh-nhan/661/, tháng 10 năm 2015.
3. Nguyễn Văn Thọ, Liệu pháp tâm lý ám thị, tamlythuchanh.com/tam-ly-nguoi-lon/tri-lieu-tam-
ly/263/lieu-phap-tam-ly-am-thi-suggestion.html, năm 2009.

48
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
43. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
I. ĐẠI CƯƠNG: Alfred Adler là người đầu tiên đề cập đến liệu pháp tâm lý nhận thức. Vào giữa
những năm 1950. Albert Ellis một nhà tâm lý học lâm sàng, lúc đầu ông được đào tạo như một nhà
phân tâm học nhưng sau đó nhận thấy phương pháp này có hiệu quả rất chậm ở các bệnh nhân và
những bệnh nhân này có khuynh hướng cải thiện tốt hơn khi thay đổi cách suy nghĩ đối với
bản thân, những vấn đề mà những bệnh nhân này đang gặp phải và với thế giới bên ngoài. Vì
vậy, ông đã phát triển một liệu pháp gọi là liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (Rational
Emotive Behaviour Therapy). Aaron Beck (1960) xuất bản cuốn “tự nhận thức và trầm cảm”
(The self conception in depression) và ông đã phát triển liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy)
vào thời kỳ này, liệu pháp này của Beck trở nên nổi tiếng do có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh
nhân trầm cảm. Năm 1990, tên gọi “liệu pháp nhận thức hành vi” bắt đầu được sử dụng. Tên gọi
này để chỉ tất cả những liệu pháp tâm lý có định hướng đến nhận thức (cognitively – oriented
psychotherapy) như liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý của Ellis, liệu pháp nhận thức của Beck,
liệu pháp hành vi hợp lý của Maultsby.
Theo học thuyết nhận thức, các rối loạn chức năng nhận thức là điểm cốt lõi của trầm cảm. Các
thay đổi về cơ thể, cảm xúc và các triệu chứng khác liên quan đến trầm cảm đều là hậu quả của
rối loạn nhận thức.
Một trong những trọng tâm chính của liệu pháp nhận thức hành vi là thay đổi suy nghĩ tiêu cực tự
động- cái có thể góp phần và làm trầm trọng thêm những khó khăn về cảm xúc, trầm cảm và lo
âu. Những ý nghĩ tiêu cực này xuất hiện trong tương lai một cách tự động, được chấp nhận như là
đúng và có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của cá nhân. Thông qua quá trình CBT,
thân chủ sẽ xem xét những suy nghĩ này và được khuyến khích xem bằng chứng từ thực tế rằng
ủng hộ hay bác bỏ những suy nghĩ này. Bằng cách này, mọi người có thể có cái nhìn khách quan
hơn và thực tế hơn vào những suy nghĩ góp phần vào những cảm giác lo âu và trầm cảm của
mình. Bằng việc nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực và không thực tế đã làm giảm cảm xúc
và tâm trạng của mình, mọi người có thể bắt đầu tham gia vào các kiểu tư duy lành mạnh hơn.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Trầm cảm
- Lo âu.
- Rối loạn sợ
- Ám ảnh cưỡng bức
- Rối loạn stress sau sang chấn.

49
- Tâm thần phân liệt khởi phát sớm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Suy giảm nhận thức nặng
- Giai đoạn cấp của loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp nhận thức hành vi.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ
(5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 6 buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm
các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
Buổi 1: Giới thiệu liệu pháp
Mục tiêu:
- Đánh giá các vấn đề của bệnh nhân.

50
- Xác định mục tiêu điều trị.
- Giới thiệu mô hình của liệu pháp
Buổi 2: Cách đánh giá sự kiện và tâm trạng hiện tại
Mục tiêu:
- Bệnh nhân biết cách xác định sự kiện khởi phát vấn đề.
- Bệnh nhân hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá cảm xúc và biết cách đánh giá cảm xúc
Buổi 3: Xác định niềm tin không hợp lý
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân nhận diện các niềm tin không hợp lý.
- Hiểu được vài trò của niềm tin không hợp lý
- Phân loại niềm tin không hợp lý
Buổi 4: Tranh luận với niềm tin không hợp lý:
Mục tiêu:
- Biết sử dụng kỹ thuật chứng mình
- Biết kỹ thuật đóng vai
- Biết kỹ thuật định nghĩa từ.
Buổi 5: Thực hiện các bước của liệu pháp:
Mục đích:
- Biết cách bước trong quá trình thực hiện liệu pháp.
- Biết cách áp dụng cho bản thân.
Buổi 6: Ngăn ngừa tái pháp:
Mục đích:
- Nhận diện các yếu tố nguy cơ tái phát.
- Biết các vượt qua các nguy cơ tái phát.
- Tăng tự tin
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tâm trạng hằng ngày của bệnh nhân.
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến

51
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
44. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC

I. ĐẠI CƯƠNG:
Beck nhận ra rằng liên kết giữa suy nghĩ và cảm xúc là rất quan trọng. Ông đã đưa ra thuật ngữ “
suy nghĩ tự động (automatic thoughts)” để mô tả những suy nghĩ đầy xúc cảm có thể xuất hiện
trong tâm trí. Beck nhận thấy rằng mọi người không phải lúc nào cũng nhận thức đầy đủ về
những suy nghĩ như vậy, nhưng có thể học tập để nhận diện và nói ra chúng.
Mô hình nhận thức mô tả cách nhận thức của một người, tức là những suy nghĩ tự động
(automatic thoughts) về những tình huống ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc, hành vi (và thường
là sinh lý) của họ. Mô hình này cho rằng không phải những sự kiện làm chúng ta khó chịu mà là
những ý nghĩa mà chúng ta đặt cho chúng-những suy nghĩ của chúng ta về các sự kiện đó. Nếu
suy nghĩ của chúng ta quá tiêu cực, nó sẽ ngăn cản chúng ta không nhìn thấy hoặc làm những
điều phù hợp-điều này không thực tế (những gì chúng ta tin là đúng).
Beck đề xuất rằng những kiểu suy nghĩ này được hình thành từ thời thơ ấu, sau đó chúng trở nên
tự động và tương đối ổn định.
Một trong những trọng tâm chính của liệu pháp nhận thức hành vi là thay đổi suy nghĩ tiêu cực tự
động- cái có thể góp phần và làm trầm trọng thêm những khó khăn về cảm xúc, trầm cảm và lo
âu. Những ý nghĩ tiêu cực này xuất hiện trong tương lai một cách tự động, được chấp nhận như là
đúng và có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của cá nhân. Thông qua quá trình CBT,
thân chủ sẽ xem xét những suy nghĩ này và được khuyến khích xem bằng chứng từ thực tế rằng
ủng hộ hay bác bỏ những suy nghĩ này. Bằng cách này, mọi người có thể có cái nhìn khách
quanhơn và thực tế hơn vào những suy nghĩ góp phần vào những cảm giác lo âu và trầm cảm của
mình. Bằng việc nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực và không thực tế đã làm giảm cảm xúc
và tâm trạng của mình, mọi người có thể bắt đầu tham gia vào các kiểu tư duy lành mạnh hơn.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Trầm cảm
- Lo âu.
- Rối loạn sợ
- Ám ảnh cưỡng bức
- Rối loạn stress sau sang chấn.
- Tâm thần phân liệt khởi phát sớm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

52
- Suy giảm nhận thức nặng
- Giai đoạn cấp của loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp nhận thức
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ
(5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 8 buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm
các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
Buổi 1: Giới thiệu liệu pháp
Mục tiêu:
- Đánh giá các vấn đề của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị.
- Giới thiệu mô hình của liệu pháp

53
Buổi 2: Giới thiệu mô hình ABC của liệu pháp nhận thức
Mục tiêu:
- Bệnh nhân biết được mô hình ABC của lý thuyết nhận thức.
- Bệnh nhân biết cách phân tích cấu trúc ABC
Buổi 3: Xác định các yếu tố A và C trong mô hình ABC
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân nhận diện yếu tố A và ý nghĩa của yếu tố A.
- Giúp bệnh nhân nhận diện yếu tố C và ý nghĩa của yếu tố C
Buổi 4: Hiểu được các thành phần trong yếu tố B- cách xác định suy nghĩ tự động:
Mục tiêu:
- Hiểu được các thành phần suy nghĩ tự động, các giả định và niềm tin cốt lõi.
- Cách xác dịnh suy nghĩ tự động
Buổi 5: Cách xác định các giả định và niềm tin cốt lõi.
Mục tiêu:
- Cách xác định các giả định
- Cách xác định niềm tin cốt lõi
Buổi 6: Cách phân loại các niềm tin
Mục tiêu:
- Phân loại niềm tin theo tính hợp lý
- Phân loại niềm tin theo có lợi cho sức khỏe
Buổi 7: Các cách đấu tranh với các suy nghĩ không hợp lý:
Mục đích:
- Biết sử dụng kỹ thuật chứng mình
- Biết kỹ thuật đóng vai
- Biết kỹ thuật định nghĩa từ.
Buổi 8: Ngăn ngừa tái pháp:
Mục đích:
- Nhận diện các yếu tố nguy cơ tái phát.
- Biết các vượt qua các nguy cơ tái phát.
- Tăng tự tin
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tâm trạng hằng ngày của bệnh nhân.
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.

54
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến

55
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
45. LIỆU PHÁP TÂM LÝ ĐỘNG
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Liệu pháp tâm lý động là liệu pháp tâm lý giúp con người lùi lại quá khứ, tìm lại
những cội rễ vô thức của các vấn đề gây ra rối loạn ở hiện tại, nhằm giải phóng những cảm xúc
tiêu cực có liên quan và/ hoặc loại trừ các triệu chứng tâm bệnh.
2. Lịch sử vấn đề
Tiếp cận tâm lý động được khởi xướng bởi phân tâm học của Sigmund Freud (1856 -1939) -
(phân tâm cũ) và các trường phái phân tâm mới như Alfred Adler, Carl Jung, Harry Stack
Sullivan, Otto Rank, Wikhem Reich, Melanie Klein, Heinz Kohut và Margaret Mahler đại diện.
Năm 1984, Goldencon cho rằng tâm lý động có điểm chung là giải thích động cơ thúc đẩy bên
trong của người bệnh, nhấn mạnh vai trò của ý thức và vô thức đến hành vi cá nhân và ảnh hưởng
của quá khứ trong việc hình thành và quyết định nhân cách cá nhân.
Alfred Adler (1870- 1937) đã phát triển lý thuyết riêng của ông bằng cách thu hẹp đáng kể tầm
quan trọng của nhục dục, của vô thức trong sự phát triển nhân cách (phân tâm mới). Ông cho
rằng: Con người bị chi phối bởi các yếu tố xã hội hơn là yếu tố sinh học và bản chất con người là
tích cực. Con người biết cách giải quyết vấn đề của mình trong cuộc sống thực tế chứ không
thuần túy bị lệ thuộc vào tuổi thơ, quá khứ và kinh nghiệm.
Ferenzy (1920) và sau đó là Alexander và French (1946) đề xuất hình thức rút gọn nhằm đẩy
nhanh quá trình điều trị. Liệu pháp này cơ bản vẫn dựa trên nền tảng lý luận của Phân tâm học về
các rối loạn tâm thần, về quan hệ chuyển di…tuy nhiên quá trình điều trị chỉ tập trung vào vấn đề
chủ yếu của người bệnh.
3. Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý
a. Giai đoạn chuẩn bị
 Giai đoạn chuẩn bị thường được bắt đầu bằng chẩn đoán/đánh giá tâm lý.
 Vấn đề chính của người bệnh.
 Xác định những khía cạnh tâm lý còn được bảo toàn ở người bệnh.
 Xây dựng kế hoạch điều trị tâm lý
o Xác định khoảng thời gian thực hiện điều trị. Thông thường là khoảng 3 tháng hoặc kéo dài
đến vài tháng thậm chí đến vài năm, với tần số 2 buổi/tuần trong những tuần đầu tiên và sau đó
là 1 buổi/tuần.
o Xác định mục tiêu cần phải đạt được qua từng thời điểm và cho toàn bộ quá trình.

56
o Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên.
b. Giai đoạn điều trị
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị.
Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt
được kết quả như dự kiến và chuyển sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được.
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định.
4. Vai trò của liệu pháp
o Tâm lý động làm cho cái không có ý thức trở thành có ý thức, nghĩa là đưa cái vô thức trong
bóng tối ra ánh sáng để ý thức về nó cho rõ ràng. Nhà trị liệu giúp người bệnh tập trung vào sự
kiện xảy ra trong quá khứ để liên kết sự kiện ăn nhập với vấn đề đang xảy ra ở hiện tại. Qua đó
những hành vi hiện tại bất thường có thể là hậu quả tồn đọng trong vô thức từ quá khứ bị dồn
nén.
o Thông qua quá trình trị liệu, người bệnh khám phá những sự kiện quá khứ với những trải
nghiệm hiện tại của họ, qua đó giúp họ có cách hiểu mới. Đó là nền tảng của sự thay đổi nhân
cách, nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt.
5. Các kỹ thuật
o Duy trì khung phân tích vấn đề
o Tự do liên tưởng
o Phân tích các giấc mơ
o Diễn dịch thông tin
o Phân tích sự chống đối
o Phân tích sự chuyển dịch
II. CHỈ ĐỊNH
 Ám sợ xã hội, ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ đặc hiệu
 Cơn hoảng sợ
 Ám ảnh cưỡng bức không kèm trầm cảm nặng

57
 Rối loạn ăn uống
 Rối loạn stress sau sang chấn (tâm căn sau chiến tranh)
 Rối loạn nhân cách
 Các chứng nghiện: thuốc lá, rượu, ma túy
 Các rối loạn tâm lý ở trẻ em: đái dầm ban đêm, nói lắp, lo âu, ám ảnh sợ, ám ảnh, tự kỷ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát
- Loạn thần cấp và mạn
- Sa sút trí tuệ hoặc chậm phát triển tâm thần
- Các bệnh thực tổn
- Nhân cách Paranoia
- Loạn thần hưng trầm cảm
- Bệnh nhân từ chối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
o Bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu tâm lý
2. Dụng cụ
o Phòng đủ ánh sáng, thoáng mát có trang bị điều hòa
o Bàn, ghế
o Giấy và bút viết
3. Người bệnh
o Bệnh nhân như đã ghi ở phần chỉ định
4. Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ tâm lý
o Tiến trình trị liệu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Đánh giá tình hình bệnh nhân và tạo dựng mối quan hệ. Giáo dục tâm lý cho người bệnh
biết về trị liệu cần tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Tình trạng phải được cải thiện
sau một số buổi (6- 25 buổi)
Bước 2: Bác sĩ/ Nhà trị liệu phải chủ động khêu gợi, hướng dẫn chứ không thụ động ngồi nghe và
chờ chuyển di

58
Bước 3: Làm sáng tỏ những vấn đề hiện thời, những vấn đề cần được giải quyết sớm (tập trung
chủ yếu vào những vấn đề, những hành vi hiện tại của người bệnh, không quá quan tâm tới những
vấn đề quá khứ)
Bước 4. Kết thúc trị liệu, hẹn gặp lại
VI. THEO DÕI
o Bài tập về nhà
o Tiến trình điều trị
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
o Chưa có báo cáo tai biến trong y văn
o Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Năm 2009.
2. Nguyễn Sinh Phúc, Bài giảng chuyên ngành tâm thần – Liệu pháp tâm lý và giao tiếp thầy
thuốc - bệnh nhân, benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/lieu-phap-tam-
li-va-giao-tiep-thay-thuoc---benh-nhan/661/, tháng 10/2015.

59
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
46. LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI (BA)

I. ĐẠI CƯƠNG:Liệu pháp hành vi cổ điển bao gồm thành phần kích hoạt, mục tiêu của liệu
pháp là làm gia tăng tiếp cận các sự kiện gây thích thú và các sự kiện củng cố tích cực, đồng thời
làm giảm về cường độ và tần suất các sự kiện và hậu quả nguy hại.
Ferster (1973) phát triển mô hình trầm cảm dựa vào học thuyết tập nhiễm: khi người ta bị trầm
cảm, nhiều hoạt động thể hiện sự tránh và trốn khỏi các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Bởi vậy trầm
cảm xảy ra khi một người thu hẹp các hành vi tích cực và tránh các kích thích gây khó chịu. Điều
này làm cho người bị trầm cảm ít tham gia vào các hoạt động gây thích thú và từ đó ít thu nhận
được các củng cố tích cực.
Liệu pháp kích hoạt hành vi là thế hệ thứ 3 của liệu pháp hành vi trong điều trị trầm cảm. Đó là
một trong những liệu pháp tâm lý phân tích chức năng dựa trên mô hình tâm lý về thay đổi hành
vi của Skinner. Liệu pháp kích hoạt hành vi là một phần của liệu pháp hành vi nhận thức.
Một trong những cách để giúp cho bệnh nhân vượt qua trầm cảm là gia tăng các hoạt động phù
hợp. Những người có nhiều hoạt động thì nguy cơ trầm cảm thấp hơn những người ít hoạt động.
Liệu pháp kích hoạt hành vi là một trong những liệu pháp tâm lý có thể giúp cho bệnh nhân làm
được điều này. Pim nhận xét, lập chương trình hoạt động là một điều trị hành vi cho bệnh nhân
trầm cảm, lúc này bệnh nhân học được cách kiểm soát cảm xúc và các hoạt động hằng ngày và
đồng thời biết cách làm gia tăng số lượng các hoạt động thích thú và làm gia tăng các tương tác tích
cực với môi trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy lập kế hoạch hoạt động so với liệu pháp hành vi có
hiệu quả tương đương
II. CHỈ ĐỊNH:
- Trầm cảm.
- Rối loạn lo âu
- Ám ảnh sợ
- Rối loạn stress sau sang chấn
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: các bác sĩ, điều dưỡng đại học và cán bộ tâm lý đã được
tập huấn về liệu pháp kích hoạt hành vi.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.

60
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ: (mỗi buổi kéo dài 30-60 phút)
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ
(5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
Buổi 1: Hoạt động ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn
Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp điều trị
- Trầm cảm làm bệnh nhân ít hoạt động- ít hoạt động làm bệnh nhân trầm cảm thêm.
- Biết cách đánh giá cảm xúc của bản thân
- Chọn hoạt động ưa thích để thực hiên
Buổi 2: Tạo động cơ và chọn hoạt động thực hiện
Mục tiêu:
 Hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa hoạt động và cảm xúc.
 Biết cách tự tạo động cơ để thực hiện các hoạt động.
 Biết cách chọn hoạt động phù hợp.
Buổi 3: Vượt qua trở ngại để thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe

61
Mục tiêu
 Biết đặt câu hỏi “” làm như thế nào?”” khi đứng trước một vấn đề khó khăn.
 Biết cách chia nhỏ các hoạt động để thực hiện
 Biết cách thực hiện các bước để giải quyết vấn đề.
Buổi 4: Tiên đoán sự thích thú và cân bằng các hoạt động có lợi cho sức khỏe
Mục tiêu
 - Nhận thức được tiên đoán sự thích thú của cá nhân là không phù hợp, từ đó có động cơ để
thực hiện hoạt động.
- Biết cách cân bằng các hoạt động để thay đổi tâm trạng
Buổi 5: Tién hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe để định hướng tương lai
Mục đích
* Nhận thức được vai trò của bản thân trong quá trình vượt qua trầm cảm, từ đó tăng tự tin trong
tương lai.
*Tự tin vượt qua các tình huống nguy cơ cao trong tương lai
VI.THEO DÕI:
- Sử dụng bảng PHQ-9 hoặc BECK trầm cảm để theo dõi tiến triển của bệnh.
- 2 tuần tiến hành 1 lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến khi điều trị

62
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
48. LIỆU PHÁP TÁI THÍCH ỨNG XÃ HỘI
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Liệu pháp tái thích ứng xã hội là liệu pháp tâm lý dùng kỹ thuật tâm lý để giải
thích và thuyết phục, giúp bệnh nhân tự điều chỉnh lại hành vi/ việc làm của mình để chủ động
khắc phục những khiếm khuyết về bệnh tật của mình, nhằm làm cho người bệnh tâm thần không
tách rời các phương thức sinh hoạt xã hội trước đây, làm cho người bệnh thích ứng và tái hoà
nhập với cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1995, Fishbain nghiên cứu phương pháp điều trị đa ngành tập trung vào một mô hình y sinh
học truyền thống và trong việc giảm đau. Trong những năm 70 đầu thế kỷ XX với các công trình
tiên phong của W. E. Fordyce năm 1973 bắt đầu áp dụng phương pháp hành vi có hiệu quả để
giảm khuyết tật.
Waddell 1996 Turk 1987, phương pháp tiếp cận đa ngành cho bệnh nhân đau mãn tính được xác
định trên cơ sở của sự thay đổi từ chỉ một mô hình y sinh học và hướng tới một mô hình đa ngành
về thể chất, tâm lý và xã hội / nghề nghiệp.
Năm 1980, Zachrison và các chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu Mayer 1987; Gatchel
năm 1992; Hazard năm 1995. Chức năng phục hồi bao gồm đào tạo giám sát chuyên sâu hướng
dẫn đánh giá lặp đi lặp lại các khả năng vật lý và chức năng. Mục tiêu rõ ràng của nó là để cải
thiện hiệu suất của các hoạt động hàng ngày và nhiệm vụ nghề nghiệp. Hầu hết các chương trình
phục hồi chức năng kết hợp tư vấn và các hoạt động liên quan đến công việc.
Gần đây có hệ thống đánh giá khắt khe đã xử lý rộng rãi với các tác giả được biết đến như:
Cohen 1994; Koes 1994; Di Fabio năm 1995; VanTulder năm 1996. Đánh giá này tập trung vào
các chương trình điều trị phối hợp (bao gồm cả các chương trình phục hồi chức năng) nhằm giải
quyết các khía cạnh nghề nghiệp / vật lý, tâm lý và xã hội của điều trị đau mãn tính. Phương pháp
điều trị đa ngành cho đau mãn tính đã là chủ đề của hơn một trăm các nghiên cứu không ngẫu
nhiên.
3.Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý
a. Giai đoạn chuẩn bị
 Giai đoạn chuẩn bị thường được bắt đầu bằng chẩn đoán/đánh giá tâm lý.
 Vấn đề chính của người bệnh.
 Xác định những khía cạnh tâm lý còn được bảo toàn ở người bệnh.
 Xây dựng kế hoạch điều trị tâm lý

63
o Xác định khoảng thời gian thực hiện điều trị. Thông thường khoảng 3 tháng hoặc kéo dài đến
6 tháng, với tần số 2 buổi/tuần trong những tuần đầu tiên và sau đó là 1 buổi/tuần.
o Xác định mục tiêu cần phải đạt được qua từng thời điểm và cho toàn bộ quá trình.
o Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên.
b. Giai đoạn điều trị
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị.
Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt
được kết quả như dự kiến, họ có thể chuyển sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu
khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được.
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định.
3. Vai trò của liệu pháp
- Giúp bệnh nhân phục hồi, mở rộng kiến thức và cập nhật kịp thời thông tin các lĩnh vực trong
đời sống, bệnh nhân có kiến thức căn bản để hòa nhập cộng đồng
- Tạo cơ hội cho bệnh nhân thể hiện những hiểu biết của bản thân
- Duy trì tương tác xã hội
- Tăng lòng tự tin
- Duy trì các kết quả điều trị của các liệu pháp sinh học và tâm lý.
- Làm thuyên giảm hoặc mất đi các triệu chứng gây thiếu sót về nhân cách và hành vi ứng xử xã
hội.
- Tái lập lại nhân cách thói quen và ứng xử xã hội để đạt mục đích cuối cùng là ổn định và tái hoà
nhập được cộng đồng.
4. Các kỹ năng tái thích ứng xã hội
o Kỹ năng đánh răng rửa mặt
o Kỹ năng gội đầu
o Kỹ năng tắm
o Kỹ năng đi vệ sinh đúng chỗ

64
o Kỹ năng mặc quần áo
o Kỹ năng giặt quần áo
o Kỹ năng cắt móng tay, móng chân
o Kỹ năng ăn chung với người khác
o Kỹ năng dọn bàn sau khi ăn và rửa bát
o Kỹ năng lau dọn nhà cửa
o Kỹ năng quét sân
o Kỹ năng gấp chăn màn
o Kỹ năng nấu ăn
o Kỹ năng giao tiếp với gia đình
o Kỹ năng giao tiếp với nhân viên y tế
o Kỹ năng giao tiếp với các bệnh nhân khác trong bệnh viện
o Kỹ năng yêu cầu giúp đỡ khi cần
o Kỹ năng giao tiếp với khách đến thăm, đoàn từ thiện
o Kỹ năng giao tiếp từ bạn bè
o Kỹ năng giao tiếp với hàng xóm
o Kỹ năng gọi va nghe điện thoại
o Kỹ năng tham gia giao thông, phương tiện giao thông
o Kỹ ăng đi đến cơ quan hành chính/ y tế
o Kỹ năng đi đến nơi công cộng
II. CHỈ ĐỊNH
a. Trầm cảm nhẹ và vừa
b. Ám sợ xã hội, ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ đặc hiệu
c. Cơn hoảng sợ
d. Ám ảnh cưỡng bức không kèm trầm cảm nặng
e. Lo âu lan tỏa
f. Đau mạn tính có nguồn gốc thực thể hoặc tâm lý
g. Rối loạn stress sau sang chấn (tâm căn sau chiến tranh)
h. Các bệnh lý cơ thể có liên quan đến tâm lý hành vi: cao huyết áp, AIDS, ung thư, lão khoa…
i. Chậm phát triển ở mức nhẹ và vừa
j. Các rối loạn tâm lý ở trẻ em: nói lắp, lo âu, ám ảnh sợ, ám ảnh, tự kỷ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

65
a. Trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát
b. Loạn thần cấp và mạn
c. Sa sút trí tuệ hoặc chậm phát triển tâm thần nặng
d. Các bệnh thực tổn
e. Nhân cách Paranoia
f. Loạn thần hưng trầm cảm
g. Bệnh nhân từ chối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
o Cán bộ tâm lý/ bác sĩ tâm thần/ y tá
2. Dụng cụ
o Phòng rộng, thoáng có trang bị điều hòa.
o Dụng cụ tùy thuộc vào từng kỹ thuật cụ thể để tiến hành trên người bệnh thì cần những dụng
cụ tương ứng.
3. Người bệnh
- Bệnh nhân ở các thể bệnh đáp ứng với nhu cầu sau:
- Không có dấu hiệu gây rối
- Có một số chức năng nhận thức (tri giác sự vật, phán đoán,...)
- Hiểu được yêu cầu của hoạt động
4. Thời gian thực hiện
o Thời gian tiến hành 30 - 45 phút/ buổi
o 1-2 buổi/ tuần
o 7 lần/ đợt điều trị
5. Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ tâm lý
o Tiến trình trị liệu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Nhà trị liệu giới thiệu mục đích hoạt động
Bước 2: Thảo luận nội quy và chủ đề của hoạt động
Bước 3: Thảo luận kinh nghiệm của bệnh nhân về chủ đề
Bước 4: Hướng dẫn bệnh nhân các bước cụ thể:

66
1. Xác định hoạt động xã hội cần tham gia
+ Hoạt động gì?
+ Nội dung cụ thể?
+ Cách tham gia?
2. Xác định địa điểm, thời gian tham gia hoạt động.
3. Chuẩn bị phương tiện, trang phục, đối tượng tham gia cùng.
4. Tiến hành tham gia hoạt động
+ Tuân thủ nội quy, nguyên tắc của người hướng dẫn
* Lưu ý: Nên lựa chọn phù hợp với từng bệnh nhân (sức khỏe, sở thích…)
Bước 5: Nhà trị liệu cho bệnh nhân nhắc lại các bước, nhận xét đánh giá, ghi chép vào sổ.
VI. THEO DÕI
o Tiến trình trị liệu
o Bài tập về nhà của người bệnh
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
o Chưa có báo cáo tai biến trong y văn
o Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phục hồi chức năng trong tâm thần, Bệnh viện tâm thần Khánh Hòa, Tài liệu lưu hành nội bộ.
2. Phục hồi chức năng Tâm thần - Xã hội cho người bệnh tâm thần, bvtamthan bd.com.vn/?
655=5&658=65&657=402&654=4, tháng 5/2009.
3. J Guzmán, R Esmail, K Karjalainen, A Malmivaara, E Irvin, C Bombardier, Multidisciplinary
bio-psycho-social rehabilitation for chronic low-back pain, Năm 2002.

67
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
33. LIỆU PHÁP HÀNH VI CẢM XÚC HỢP LÝ (REBT)
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (Rational emotive behavior therapy - REBT)
dựa trên khái niệm cảm xúc và hành vi xuất phát từ quá trình nhận thức và con người có thể thay
đổi quá trình nhận thức để đạt đến các cảm xúc và hành vi theo cách khác. Liệu pháp cảm xúc
hành vi hợp lý là một loại của liệu pháp hành vi nhận thức. Giữa những năm 1950, tiến sĩ Albert
Ellis, nhà tâm lý lâm sàng được đào tạo về phân tâm học đã nhận thấy, bệnh nhân có xu hướng
tốt hơn khi học thay đổi cách suy nghĩ của họ về bản thân, về các vấn đề của họ và về thế giới.
Ông cho rằng liệu pháp sẽ tiến triển nhanh hơn nếu tập trung trực tiếp vào niềm tin của bệnh nhân
và từ đó ông khai sinh ra liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý.
2. Nền tảng triết lý
Triết lý của nhà triết học Hy lạp cổ đại Epictetus: “Con người bị rối loạn không phải do chính
bản thân sự kiện mà do quan niệm của họ về sự kiện đó”.
Cơ sở triết lý của REBT: “Con người bị rối loạn không phải do chính bản thân sự kiện mà do
quan niệm cứng nhắc và cực đoan về sự kiện đó”.
3. Các nguyên lý cơ bản
Mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
 Suy nghĩ có thể dẫn đến các cảm xúc và hành vi
 Rối loạn cảm xúc xuất phát từ các suy nghĩ
 Các rối loạn cảm xúc đó có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi những suy nghĩ
Cấu trúc ABCDEF
Cấu trúc ABCDEF là một mô hình đơn giản để chỉ rõ niềm tin quyết định các đáp ứng của ta về
mặt cảm xúc và hành vi như thế nào:
 A: Sự kiện hoạt hoá (Activating event); Ví dụ: con đi học về trễ
 B: Niềm in (Belief); Ví dụ:Có chuyện không lành xảy ra với con
 C: Hậu quả (Consequence); Ví dụ: Lo lắng, bồn chồn
 D: Tranh luận (Dispute); Ví dụ: có thể con bận việc gì đó
 E: Hiệu quả (Effective); Ví dụ: cảm giác lo lắng giảm đi
 F: Hành động hơn nữa (Further action): làm cái gì để tránh lặp lại các phản ứng suy nghĩ
không hợp lý

68
A: Sự kiện B: Niềm tin C: Hậu quả

F: Hành động
D: Tranh luận E: Hiệu quả
hơn nữa

4. Mục tiêu của liệu pháp và nhiệm vụ của nhà trị liệu
Mục tiêu:
Dạy cho bệnh nhân biết cách thay đổi các cảm xúc và hành vi không có lợi cho sức khỏe của họ
thành cảm xúc và hành vi có lợi cho sức khỏe thông qua việc thay đổi những niềm tin không hợp
lý của họ bởi những niềm tin hợp lý.
Nhiệm vụ của nhà trị liệu:
Thông qua các buổi trị liệu, nhà trị liệu cần trao đổi với bệnh nhân để:
- Xác định các suy nghĩ và niềm tin không hợp lý của bệnh nhân
- Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao các suy nghĩ và niềm tin đó là không hợp lý
- Giúp bệnh nhân thấy được sự liên kết giữa các niềm tin không hợp lý với rối loạn cảm xúc
- Giúp bệnh nhân xác định được suy nghĩ và niềm tin nào là hợp lý để thay thế niềm tin không
hợp lý
- Tạo điều kiện để họ thay đổi các niềm tin đó
- Giúp họ duy trì được sự thay đổi đó
II. CHỈ ĐỊNH
- Trầm cảm: bao gồm rối loạn ám ảnh cưỡng bức, sợ khoảng trống, sợ đặc hiệu, Trầm cảm, rối
loạn stress sau sang chấn
- Rối loạn ăn uống
- Nghiện các chất
- Nghi bệnh
- Rối loạn kiểm soát xung động
- Hành vi chống đối xã hội.
- Ghen tuông
- Kiểm soát tức giận
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
o Các bệnh loạn thần
o Các bệnh thực thể

69
o Các bệnh tâm thể nặng
o Rối loạn nhân cách
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
o Nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần, y tá
2. Dụng cụ
o Phòng thoáng mát có trang bị điều hòa.
o Có bàn và 2 ghế ngồi
3. Người bệnh
o Bệnh nhân được nêu trong phần chỉ định
4. Thời gian thực hiện
o Thường thực hiện 10 buổi, mỗi buổi 30 phút – 1 tiếng
5. Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ tâm lý cá nhân
o Tiến trình trị liệu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3.Thực hiện kỹ thuật:
Các bước tiến hành của liệu pháp: thời gian thực hiện 6 buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều
trị là 45 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
Nội Dung liệu pháp gồm 10 buổi sau:
Buổi 1: Mục tiêu
-Tạo được mối quan hệ tốt với bệnh nhân
-Bệnh nhân biết cách đánh giá cảm xúc của mình

70
-Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá cảm xúc
-Biết cách đánh giá nhanh cảm xúc của mình
-Bài tập về nhà: xác định tâm trạng trong tuần
Buổi 2: Mục tiêu
Ôn lại nội dung buổi 1
Bệnh nhân hiểu được ý nghĩa của liệu pháp
Bệnh nhân hiểu được mối quan hệ giữa cảm xúc vBệnh nhân hiểu được cấu trúc ABC của liệu
pháp
Giải quyết được tình huống của bệnh nhân từ đó bệnh nhân tin và hiểu liệu pháp.
Bài tập về nhà
Buổi 3: Mục tiêu
Ôn tập buổi 2 và xem lại bài tập về nhà
- Thu thập thêm các thông tin của bệnh nhân, đặc biệt các vấn đề trong tuần qua
- Tạo được mối quan hệ thân thiết để bệnh nhân tâm sự với nhà trị liệu
- Bệnh nhân hiểu được nội dung của buổi điều trị.
- Bài tập về nhà
Buổi 4: Mục tiêu
Ôn lại các nội dung cơ bản của buổi 3.
Đánh giá sự cảm nhận và khả năng tiếp thu của bệnh nhân
Bệnh nhân biết cách xác định chính xác sự kiện gây lo âu
Hướng dẫn bệnh nhân tự đánh giá tâm trạng trong tuần và xác định các tình huống gây lo âu, tự
tìm ra niềm tin.
Bài tập về nhà
Buổi 5: Mục tiêu
Ôn lại nội dung cơ bản buổi 4 và xem bài tập
Đánh giá các thay đổi và việc thực hành của bệnh nhân.
Hướng dẫn bệnh nhân biết cách tranh luận với niềm tin không hợp lý và tìm ra niềm tin hợp lý để
thay thế.
Buổi 6: Mục tiêu:
Ôn lại các nội dung cơ bản của buổi 5 và xem bài tập.
Đánh giá sự cảm nhận và khả năng tiếp thu của bệnh nhân
Hướng dẫn bệnh nhân tự đánh giá tâm trạng trong tuần và xác định các tình huống gây lo âu, tự
tìm ra niềm tin

71
Bài tập về nhà
Buổi 7: Mục tiêu:
Ôn lại nội dung cơ bản buổi 6 và xem bài tập
Xác định vai trò của bệnh nhân trong quá trình hồi phục bệnh.
Củng cố lòng tự tin của bệnh nhân.
Bài tập về nhà
Buổi 8: Mục tiêu:
Ôn lại nội dung cơ bản buổi 7 và xem bài tập
Xác định các tình huống nguy cơ cao của bệnh nhân
Bài tập về nhà
Buổi 9: Mục tiêu:
Biết cách vượt qua các tình huống nguy cơ cao
Bệnh nhân biết các biểu hiện của tái phát.
Cách duy trì các kết quả trong thực tế.
Biết cách tìm sự hỗ trợ
Bài tập
Buổi 10: Mục tiêu:
Ôn lại toàn bộ nội dung của liệu pháp
Chào tạm biệt
VI. THEO DÕI
a. Hồ sơ tâm lý
b. Tiến trình điều trị
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
a. Không có tai biến trong điều trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y học, Năm 2002
2. Nguyễn Sinh Phúc, Bài giảng chuyên ngành tâm thần – Liệu pháp tâm lý và giao tiếp thầy
thuốc - bệnh nhân, benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/lieu-phap-tam-
li-va-giao-tiep-thay-thuoc---benh-nhan/661/, tháng 10 năm 2015.
3. Lâm Tứ Trung, Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý

72
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
39. LIỆU PHÁP THÔI MIÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa:
Theo các tác giả sau cho rằng:
Pavlov: thôi miên là giấc ngủ cục bộ.
Liebault: thôi miên là giấc ngủ được tạo nên kèm tăng tính ám thị.
Berheim: thôi miên là một trạng thái tâm thần đặc biệt có thể gây ra được và làm tăng tính ám thị
ở nhiều mức độ khác nhau.
Waren: thôi miên là một trạng thái nhân tạo, gây ra cho bệnh nhân thường giống như một giấc
ngủ, nhưng khác về mặt sinh lý. Đặc điểm trong trạng thái thôi miên có tăng tính ám thị và gây
được những dị thường về giác quan, vận động và trí nhớ dễ dàng hơn rất nhiều so với trạng thái
bình thường.
Qua các định nghĩa của các tác giả nêu trên, có thể định nghĩa thôi miên như sau:
Thôi miên là một trạng thái nhân tạo, gây ra một giấc ngủ cục bộ và có đặc điểm tăng tính ám
thị.Khi sử dụng ám thị điều trị không kết quả, người ta sử dụng ám thị trong thôi miên.
2. Cơ chế:
Theo Pavlov: trong giấc ngủ thôi miên, quá trình ức chế lan tỏa, trương lực vỏ não giảm rõ rệt.
Khi có một điểm hưng phấn, theo qui luật hoạt động thần kinh sẽ gây cảm ứng âm tính đi theo lan
tỏa ra toàn bộ vỏ não, không gặp sự chống đối nào. Khi đó, lời nói mệnh lệnh của thầy thuốc tác
động qua điểm cảnh tỉnh của bệnh nhân là một hưng phấn. Hưng phấn này bị cách ly mọi ảnh
hưởng, mọi sự chống đối, trở nên tuyệt đối, không thể cưỡng lại. Do đó hiệu lực ám thị tăng lên
gấp bội. Những ám thị mang tính chất xóa đi những triệu chứng bệnh lý sẽ dễ dàng thực hiện
hơn.
Trong giấc ngủ thôi miên, vỏ não trong trạng thái giai đoạn. Trong trạng thái này, lời nói thì thầm
của thầy thuốc được đáp ứng mạnh và có tác động ám thị lớn.
3. Các giai đoạn thôi miên:
Giai đoạn 1: Giai đoạn buồn ngủ. Bệnh nhân trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Giai đoạn
này bệnh nhân có thể cưỡng lại được ám thị của thầy thuốc.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ngủ nông. Bệnh nhân không thể tự mở mắt ra được. Giai đoạn này đã
có thể thực hiện ám thị của thầy thuốc. Đánh thức dậy, bệnh nhân sẽ nhớ sự kiện xảy ra.

73
Giai đoạn 3: Giai đoạn ngủ sâu, miên hành. Bệnh nhân tiếp tục ngủ. Thầy thuốc có thể ra lệnh
cho bệnh nhân mở mắt, đi lại, nói chuyện, thực hiện ám thị mà vẫn đang ngủ. Đánh thức dậy,
bệnh nhân sẽ quên hết mọi việc đã xảy ra.
.4. Tác động của thôi miên:
Hiệu lực của ám thị trong thôi miên rất lớn, nhất là đối với thần kinh thực vật: mạch giảm, huyết
áp giảm, giãn mạch ngoại vi, thay đổi hô hấp, bài tiết, điều hòa thân nhiệt, phân bố dinh dưỡng,
Qua thôi miên, có thể tạo ra những triệu chứng thực nghiệm cho người bệnh như đau đầu, lo lắng,
trạng thái nặng nề về tim mạch. Ngược lại, cũng có thể ức chế dấu hiệu bệnh lý của bệnh nhân.
II. CHỈ ĐỊNH
o Các rối loạn tâm căn: các rối loạn phân ly, đau tâm sinh, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ, tíc…
o Cắt cơn nghiện: thuốc lá, rượu, ma túy
o Một số rối loạn tâm thể: viêm đại tràng co thắt, hen tâm thể…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
o Các bệnh loạn thần
o Các bệnh thực thể
o Các bệnh tâm thể nặng
o Rối loạn nhân cách
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
o Nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần, tâm lý, điều dưỡng…
2. Dụng cụ
o Phòng thoáng mát có trang bị điều hòa.
o Có bàn và 2 ghế ngồi
3. Người bệnh
o Bệnh nhân được nêu trong phần chỉ định
4. Thời gian thực hiện
o Thường thực hiện 5-7 buổi, mỗi buổi 30 phút – 1 tiếng
5. Hồ sơ bệnh án
o Hồ sơ tâm lý cá nhân
o Tiến trình trị liệu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

74
1.Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3.Thực hiện kỹ thuật: Cán bộ tâm lý phỏng vấn bệnh nhân trên cấu trúc đề mục có sẵn, lựa chọn
một chỉ số điểm phù hợp với mức độ triệu chứng bệnh của bệnh nhân.
Các bước tiến hành của thôi miên
Bước 1: Đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên
o Kích thích thị giác: Yêu cầu bệnh nhân nhìn tập trung vào một điểm, một vật…
o Kích thích thính giác: nghe máy ngõ nhịp, nghe đồng hồ
o Khứu giác hoặc xúc giác
Đi kèm với kích thích là những lời nói đều đều, ám thị của nhà trị liệu để đưa người bệnh vào
trạng thái thôi miên
Bước 2: tiến hành
o Buổi 1: nhà trị liệu ám thị cho người bệnh “sống lại” những hoàn cảnh gây chấn thương tâm lý
o Buổi 2: nhà trị liệu ám thị cho người bệnh nhằm xóa bỏ căn nguyên bệnh, làm cho người bệnh
thay đổi thái độ đối với sức khỏe, với bản thân và với những người xung quanh…
Bước 3: ra khỏi trạng thái thôi miên
Thông thường, sau khi đưa người bệnh ra khỏi trạng thái thôi miên, nhà trị liệu thường ám thị để
đưa họ vào giấc ngủ sinh lý. Giấc ngủ này có thể kéo dài từ 5 – 10 phút sau đó mới đánh thức.
VI. THEO DÕI
o Hồ sơ tâm lý
o Tiến trình điều trị
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
o Tai biến đôi khi khi người bệnh quá bị lệ thuộc vào nhà trị liệu.
o Cách xử trí nhà trị liệu nên tạo tự tin cho bệnh nhân bằng các phương pháp trị liệu tâm lý kết
hợp: nhận thức hành vi, giải quyết vấn đề…
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y học, Năm 2002
5. Nguyễn Sinh Phúc, Bài giảng chuyên ngành tâm thần – Liệu pháp tâm lý và giao tiếp thầy
thuốc - bệnh nhân, benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/lieu-phap-tam-
li-va-giao-tiep-thay-thuoc---benh-nhan/661/, tháng 10 năm 2015.

75
6. Nguyễn Văn Thọ, Liệu pháp tâm lý ám thị, tamlythuchanh.com/tam-ly-nguoi-lon/tri-lieu-tam-
ly/263/lieu-phap-tam-ly-am-thi-suggestion.html, năm 2009.
7. Liệu pháp thôi miên. Viện Tâm lý học thực hành
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
40. LIỆU PHÁP ÂM NHẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Liệu pháp âm nhạc là phương pháp điều trị cho bệnh nhân bằng cách sử dụng âm nhạc (nhịp
điệu, giai điệu, hòa âm, tiết tấu…) trong mối quan hệ trị liệu để duy trì, phục hồi hoặc cải thiện
cảm xúc, nhận thức, cơ thể và sức khỏe tinh thần.
2. Lịch sử vấn đề
Từ thời cổ xưa, âm nhạc đã được dùng làm một phương tiện chữa bệnh. Những nghi thức chữa
bệnh bao gồm âm thanh và âm nhạc đã tồn tại ở nhiều nền văn hóa. Loại âm nhạc được dùng
chữa bệnh được xác định tuỳ thuộc vào bản chất của tinh thần đang xâm lấn cơ thể.
Trong thời kì Baroque (1580-1750), âm nhạc được liên kết với thực hành y học hàng ngày, lý
thuyết về khí chất và cảm xúc của Kircher (1602-1680) đã cung cấp quan điểm trong lành về sử
dụng âm nhạc trong điều trị bệnh. Kircher cho rằng đặc tính của con người gắn với kiểu âm nhạc
nhất định. Thí dụ, cá nhân trầm cảm đáp ứng với âm nhạc buồn; người vui vẻ hầu như bị tác động
bởi nhạc múa vì nó kích thích máu. Do đó, điều cần thiết là phải lựa chọn những kiểu âm nhạc
chính xác điều trị cho từng người bệnh.
Trong suốt thế kỉ 19 và nửa đầu thế kỉ 20, liệu pháp âm nhạc được sử dụng đều đặn ở bệnh viện
và một số nơi khác nhưng hầu như luôn kết hợp với các liệu pháp khác
Những năm 1940, ở nước Mỹ, việc sử dụng âm nhạc trong điều trị rối loạn tâm thần đã trở nên
rộng rãi hơn, được biết đến như Karl Menninger, nhà tâm thần học lỗi lạc, bắt đầu bảo vệ cách
tiếp cận điều trị đa liệu pháp (Sáp nhập nhiều phương thức điều trị). Năm 1944, Frances Paperte,
người sáng lập quĩ tài trợ nghiên cứu liệu pháp âm nhạc áp dụng âm nhạc tại bệnh viện đa khoa
Walter Reed ở Washinton, DC. Năm 1950 Ray Green thành lập Hội liệu pháp âm nhạc quốc gia.
Năm 1964, William Sears cho ra đời của Tạp chí Liệu pháp Âm nhạc của Mỹ.
Vào năm 1990, đã có hình thức điều trị điều dưỡng tại nhà cho người cao tuổi, điều trị cho những
bệnh nhân bị bệnh nội khoa, và còn điều trị cho cả những tù nhân
Năm1998, Hội Liệu pháp âm nhạc Mỹ đã ra đời (AMTA)
Mặc dù việc sử dụng âm nhạc trị liệu khác xa với chuẩn mực trong rất nhiều các lĩnh vực khác
của nền y học hiện đại, nhưng nó đã được chấp nhận trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng liệu pháp

76
âm nhạc ngày càng được chú ý, khi mà các nghiên cứu liên tục cho thấy tác dụng của nó đối với
tất cả mọi điều, từ việc giảm cân đến rối loạn tâm lý, cho đến ung thư.
3. Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý
a. Giai đoạn chuẩn bị
Chọn nhóm bệnh nhân tâm thần ở các thể bệnh có các biểu hiện sau:
- Hạn chế khả năng giao tiếp, thụ động
- Thiếu tự tin và khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
- Bệnh nhân có ảo thanh
- Bệnh nhân thiếu tính tuân thủ nội qui và nguyên tắc
Và đáp ứng các nhu cầu sau:
- Không có dấu hiệu gây rối
- Có đủ khả năng tập trung để tham gia hoạt động ít nhất 30 phút
- Một nhóm khoảng từ 6 - 8 bệnh nhân.
- Không cần phải hiểu biết gì về âm nhạc
b. Giai đoạn điều trị
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh. Như
trên đã đề cập, tùy theo từng định hướng lý thuyết của mình, nhà trị liệu có thể sử dụng các kĩ
thuật liệu pháp tâm lý khác nhau.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị. Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng
điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt được kết quả như dự kiến, họ có thể chuyển
sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được. Đôi khi có thể có sự không thống nhất trong đánh giá
mục tiêu đạt được theo kế hoạch ban đầu. Một số người bệnh kì vọng vào những điều mà nhà trị
liệu có thể đem lại. Đối với họ, sự cải thiện tình trạng sức khỏe vẫn chưa phải là “khỏi bệnh”. Do
vậy ngay trong giai đoạn đầu, nhà trị liệu cần phải thảo luận và giải thích rõ với người bệnh về
những gì có thể đạt được, về yêu cầu sự nỗ lực của bản thân người bệnh.
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định. Đợt điều trị kết thúc không có
nghĩa là mọi vấn đề đã được giải quyết. Do đó cần có buổi gặp lại giữa nhà trị liệu với người

77
bệnh nhằm giúp người bệnh điều chỉnh hoặc nhà trị liệu đưa ra những tư vấn cần thiết cho người
bệnh.
4. Vai trò của liệu pháp
Liệu pháp âm nhạc có tác động rất lớn tới cảm xúc con người. Việc nghe nhạc hay tự mình được
tham gia vào các hoạt động âm nhạc giúp người bệnh thể hiện cảm xúc. Âm nhạc trị liệu là một
phương pháp chữa trị bền vững và hiệu quả đối với người có nhu cầu về tâm lý xã hội, tình cảm,
nhận thức và giao tiếp. Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn y khoa đã chứng minh hiệu quả của
âm nhạc, thậm trí với cả những bệnh nhân không đáp ứng với những cách chữa trị khác.
Giúp điều trị các chứng bệnh thần kinh và tâm lý như bệnh tự kỷ, alzheimer, thiểu năng trí tuệ.
Dựa trên âm nhạc và âm thanh, liệu pháp này có thể áp dụng cho người lớn lẫn trẻ em, âm nhạc là
một phương cách biểu lộ và trao đổi vốn có thể giúp đỡ những người ít có tính cởi mở. Nó có một
tác động tích cực chống stress và làm giảm thiểu tâm trạng âu lo.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân các thể bệnh, với các triệu chứng:
+ Có khó khăn trong việc biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc
+ Rối loạn tư duy
+ Có sự tự tin thấp
+ Thu rút, thụ động, ít giao tiếp
+ stress
+ Rối loạn lo âu
+ Trầm cảm
+ Trẻ em tự kỷ, chậm phát triển mức độ nhẹ và vừa
+ Mất trí nhớ
+ Parkinson
- Đáp ứng các nhu cầu:
+ Không có dấu hiệu gây rối
+ Có một số chức năng nhận thức, tầm nhìn rõ ràng
+ Hiểu được yêu cầu của hoạt động
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Loạn thần cấp và mãn tính
- Chậm phát triển tâm thần nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện

78
Nhà trị liệu có chuyên môn về tâm lý, tâm thần có kiến thức về âm nhạc
2. Dụng cụ
- Phòng liệu pháp yên tĩnh có phân chia khu vực sân khấu, đảm bảo riêng tư và thoáng mát có
trang bị điều hòa
- Các loại nhạc cụ: đàn ghita, đàn T’rưng, sáo, xắc xô, trống, bộ gõ…
- Đầu đĩa CD, băng nhạc (có lời, không lời, hình ảnh), loa, ti vi
3. Người bệnh
- Nhóm nhạc không lời: bệnh nhân 6- 8 người và 1 nhà trị liệu (bệnh đã được nêu trong phần
chỉ định)
- Nhóm nhạc có lời: 10 – 12 người và 2 nhà trị liệu
- Nhóm múa: 3- 6 người và 1 nhà trị liệu
- Cá nhân: 1 người bệnh – 1 nhà trị liệu
4. Thời gian thực hiện
- Mỗi bổi kéo dài 40 -45 phút
- Thực hiện trong 5 buổi, 1 buổi/ tuần
5. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án
- Hồ sơ nhóm
- Tiến trình điều trị
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Phổ biến nguyên tắc hoạt động của nhóm
Bước 2: Tiến hành hoạt động theo trình tự nhất định (khoảng 5 phút thì cho bệnh nhân dừng lại
và chuyển hoạt động):
- Lần 1: Mỗi người chọn 1 loại nhạc cụ và cả nhóm cùng chơi tự do
- Lần 2: Đổi nhạc cụ và cả nhóm cùng chơi tự do lần 2
- Lần 3: Ngừng chơi, nhắm mắt lại suy nghĩ về những cảm xúc của mình (1 phút)
- Lần 4: Từng người dùng nhạc cụ để giới thiệu về mình(trên sân khấu)
- Lần 5: Từng cặp cùng biểu diễn (trên sân khấu).
- Lần 6: Mỗi người chọn 1 loại nhạc cụ và chơi tự do (quay lại bước 1)
- Lần 7: Mỗi người nói lên cảm xúc của mình sau buổi trị liệu
Bước 3: Nhận xét việc tuân thủ nguyên tắc và kết quả hoạt động của nhóm và giao bài tập về nhà
VI. THEO DÕI
- Bài tập về nhà của bệnh nhân

79
- Tiến trình trị liệu
- Đánh giá tiến triển thông qua trao đổi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phục hồi chức năng trong tâm thần, tài liệu nội bộ, Bệnh viện tâm thần Khánh Hòa.
2. Giới thiệu về liệu pháp âm nhạc, sites.google.com/site/100000moilo /home /tam-ly-hoc/gioi-
thieu-ve-lieu-phap-am-nhac, năm 2015.

80
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
41. LIỆU PHÁP HỘI HỌA
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Là việc sử dụng chất liệu nghệ thuật cho việc tự bộc lộ và phản ánh dưới sự hiện diện của một
nhà nghệ thuật trị liệu đã được huấn luyện. Thân chủ tham gia tiến trình nghệ thuật trị liệu
không cần có kỹ năng hoặc trải nghiệm về nghệ thuật trước đó. Khởi đầu, nhà nghệ thuật trị liệu
không chú tâm đến việc đánh giá khiếu thẩm mỹ hay chẩn đoán bệnh nhân trên sản phẩm nghệ
thuật của họ. Mục tiêu chung của các nhà thực hành là phải thúc đẩy thân chủ thay đổi và
trưởng thành lên mức độ mới thông qua sử dụng chất liệu nghệ thuật trong điều kiện an toàn và
dễ dàng (Hiệp hội các nhà nghệ thuật Anh)
Nghệ thuật trị liệu như là hoạt động nghệ thuật được sử dụng có tính trị liệu, trong mối quan hệ
chuyên nghiệp, bởi những người có trải nghiệm bệnh tật, sang chấn, đang đương đầu với những
thách thức trong cuộc sống hoặc những người tìm kiếm sự phát triển nhân cách. Thông qua tiến
trình sáng tạo nghệ thuật, con người có thể tăng trưởng nhận thức về bản ngã và về người khác,
đương đầu với những triệu chứng, sự căng thẳng, kinh nghiệm sang chấn, nâng cao khả năng
nhận thức và trải nghiệm cuộc sống qua sự thư giãn trong hoạt động nghệ thuật.(Hội nghệ thuật
trị liệu Mỹ)
2. Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật trị liệu, một phương pháp được áp dụng trong trị liệu các vấn đề về sức khỏe tinh
thần, được hình thành và phát triển từ khoảng cuối thập niên 1940. Tại Anh, Adrian Hill được
biết đến như là nhà tiên phong sử dụng thuật ngữ này để nói về việc tạo hình ảnh trong ứng dụng
trị liệu. Ông là người tìm thấy lợi ích trị liệu của hoạt động động sơn vẽ. Theo ông, giá trị của
nghệ thuật trị liệu nằm ở chổ: Nó hoàn toàn choáng hết tâm trí, giải phóng năng lực sáng tạo, và
nó có thể kích hoạt bệnh nhân xây dựng hàng rào tự vệ mạnh mẽ đối với những biến cố không
may.
Cùng khoảng thời gian này, tại Mỹ, nhà tâm lý học Margaret Naumberg cũng dùng thuật ngữ này
cho công việc trị liệu của mình. Bà cho rằng đây là phương pháp giải phóng vô thức thông qua sự
bộc lộ nghệ thuật một cách tự phát. Gốc rễ của nó là mối quan hệ chuyển di giữa bệnh nhân và
nhà trị liệu trong khung cảnh khuyến khích liên tưởng tự do. Phương pháp này gần gũi với lý
thuyết phân tâm. Việc trị liệu được dựa trên sự phát triển của mối quan hệ chuyển di và hiệu quả
tiếp nối của việc tự diễn giải.
3. Các giai đoạn của liệu pháp tâm lý

81
a. Giai đoạn chuẩn bị
- Liệu pháp có thể tiến hành theo nhóm hoặc cá nhân
- Nhóm 8 bệnh nhân với 1 nhà trị liệu Hoặc nhóm 9- 16 bệnh nhân với 2 nhà trị liệu
b. Giai đoạn điều trị
Đây là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất giữa nhà trị liệu và người bệnh. Như
trên đã đề cập, tùy theo từng định hướng lý thuyết của mình, nhà trị liệu có thể sử dụng các kĩ
thuật liệu pháp tâm lý khác nhau.
Trong quá trình thực hiện chương trình điều trị có thể xuất hiện những vấn đề mới, khi đó cả hai
bên có thể điều chỉnh, thống nhất lại kế hoạch điều trị. Mặt khác, người bệnh cũng có quyền dừng
điều trị nếu thấy quá trình liệu pháp tâm lý không đạt được kết quả như dự kiến, họ có thể chuyển
sang dạng điều trị khác hoặc chuyển sang nhà trị liệu khác.
c. Giai đoạn kết thúc
Những công việc chính của giai đoạn kết thúc gồm
 Đánh giá những mục tiêu đã đạt được. Đôi khi có thể có sự không thống nhất trong đánh giá
mục tiêu đạt được theo kế hoạch ban đầu.
 Xác định những việc cần làm nhằm củng cố kết quả đạt được và dự phòng, ngăn ngừa tái phát.
 Thống nhất lịch hẹn gặp lại sau một khoảng thời gian nhất định. Đợt điều trị kết thúc không có
nghĩa là mọi vấn đề đã được giải quyết. Do đó cần có buổi gặp lại giữa nhà trị liệu với người
bệnh nhằm giúp người bệnh điều chỉnh hoặc nhà trị liệu đưa ra những tư vấn cần thiết cho người
bệnh.
4. Vai trò của liệu pháp
Hoạt động vẽ tranh được xem là một công cụ trung gian nhằm giúp bệnh nhân bộc lộ những suy
nghĩ của bản thân một cách tự nhiên. Rèn luyện khả năng tập trung của bệnh nhân, khả năng linh
hoạt khéo léo của bàn tay. Kích thích sự sáng tạo, tăng lòng tự tin và kỹ năng giao tiếp của bệnh
nhân với mọi người.
Bản chất của nghệ thuật trị liệu cung cấp một phương thức để vượt qua những cảm nhận khó chịu
như nản lòng, khủng hoảng và cô độc, bằng cách chọn lựa một cách thức trung gian để giao tiếp
và diễn đạt mà ở đó cảm giác có thể được bày tỏ và được bày tỏ và được người khác hiểu.
Trong bối cảnh mối quan hệ có tính nâng đỡ, thông qua việc tạo dựng những hình ảnh do thân
chủ sử dụng trí tưởng tượng của mình để thể hiện tư duy và cảm xúc, cùng với sự lãnh nhận
những thách thức, có thể giúp thân chủ trở nên trưởng thành hơn về mặt cảm xúc, gia tăng lòng tự
trọng, thống hợp các đặc trưng tâm lý và xã hội của bản thân mình.
II. CHỈ ĐỊNH

82
- Bệnh nhân các thể bệnh, với các triệu chứng:
+ Có khó khăn trong việc biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc
+ Rối loạn tư duy
+ Có khó khăn trong hoạt động khéo léo bàn tay
+ Có sự tự tin thấp
+ Thu rút, thụ động, ít giao tiếp
- Đáp ứng các nhu cầu:
+ Không có dấu hiệu gây rối
+ Có một số chức năng nhận thức, tầm nhìn rõ ràng
+Hiểu được yêu cầu của hoạt động
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Loạn thần cấp và mãn tính
- Sa sút trí tuệ
- Chậm phát triển tâm thần nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Nhà trị liệu có chuyên môn về tâm lý, tâm thần
2. Dụng cụ
Phòng liệu pháp yên tĩnh, đảm bảo riêng tư và thoáng
Các vật dụng cần thiết: giấy A4, bút chì, màu tô, cọ
Khung treo sản phẩm của bệnh nhân
3. Người bệnh
Nhóm bệnh nhân 8 hoặc 9- 16 người (bệnh đã được nêu trong phần chỉ định)
4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án
- Hồ sơ nhóm
- Tiến trình điều trị
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Giới thiệu mục đích hoạt động của nhóm và tên các thành viên
(buổi đầu tiên)
Bước 2: Thảo luận nội quy và nội dung hoạt động
Bước 3: Tiến hành hoạt động: bệnh nhân vẽ và trang trí theo ý muốn bản thân
Bước 4: Chia sẻ cảm nhận

83
Bước 5: Tổng kết và đánh giá quá trình tham gia hoạt động của bệnh nhân
VI. THEO DÕI
- Bài tập về nhà của bệnh nhân
- Tiến trình trị liệu
- Đánh giá tiến triển thông qua trao đổi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phục hồi chức năng trong tâm thần, tài liệu nội bộ, Bệnh viện tâm thần Khánh Hòa.
2. Nguyễn Minh Tiến và cộng sự, “Áp dụng các liệu pháp chơi và liệu pháp nghệ thuật trong
việc hỗ trợ tâm lý trẻ em sống trong một số cơ sở bảo trợ xã hội tại Tp HCM, năm 2013.

84
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
1. TRẮC NGHIỆM TRẦM CẢM BECK
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang trầm cảm Beck (BDI) được xem như là một thang đo tiêu chuẩn vàng do bệnh nhân tự
đánh giá. Dùng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài
hạn.
Thang BDI ban đầu được thiết kế với mục đích đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp phân tâm
ở những bệnh nhân trầm cảm. Ngoài ra, thang BDI còn được thiết kế để khảo sát mức độ nặng
của các triệu chứng trầm cảm mà bệnh nhân có tại thời điểm khảo sát. Thang BDI gốc gồm có 21
mục, mỗi mục gồm có 4 câu trả lời được cho điểm từ 0 - 3 theo mức độ nặng dần của các triệu
chứng. Thang này được thiết kế lần đầu vào năm 1961, sau đó thang được chỉnh sửa và bổ sung
thành thang BDI - IA được cấp bản quyền năm 1978, đến khi DSM IV được xuất bản, phiên bản
thứ hai của thang khảo sát trầm cảm Beck ra đời (BDI - II) và được xuất bản lần đầu vào năm
1996.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân rối loạn trầm cảm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1 - Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của
bác sĩ (5 phút)
2- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3- Thực hiện kỹ thuật: Hướng dẫn người bệnh “ Trong bảng có 21 mục. Anh (chị ) hãy lần lượt
đọc từng mục. Ở mỗi mục, hãy chọn một câu phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của mình và
khoanh tròn vào chữ số tương ứng với câu đã chọn. Anh (chị )cũng có thể đánh dấu các câu khác
trong mục, nếu như những câu đó cũng phù hợp với mình.
- Xử lý kết quả.
- Tính tổng số điểm của các mục mà bệnh nhân đánh dấu (mỗi mục chỉ chọn 1 câu có điểm cao
nhất)
- Tiến hành xem xét mức độ trầm cảm

85
- Bảng đối chiếu mức độ trầm cảm
Điểm Mức độ trầm cảm
0-13 Không có trầm cảm
14 – 19 Trầm cảm nhẹ
20 – 29 Trầm cảm vừa
≥ 30 Trầm cảm nặng

VI. THEO DÕI:


- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004
2. Beck Aaron T., Steer Robert A., Brown Gregory K., (2006), “RCMAR Measurement Tools -
Beck Depression Inventory - 2nd Edition (BDI-II)”, Resource centers for Minority Aging
Research

86
2. THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM HAMILTON
(Hamilton Depression Rating Scale – HDRS)
I.ĐẠI CƯƠNG
Đây là một trong những thang đánh giá trầm cảm được hình thành sớm nhất vào khoảng năm
1960, thang này thường được sử dụng để đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân trầm cảm. Thang
khảo sát trầm cảm Hamilton còn được gọi là thang phỏng vấn có cấu trúc hoặc thang lượng giá.
HAM - D là một thang đánh giá trầm cảm được sử dụng rộng rãi nhất trong các thử nghiệm lâm
sàng về trầm cảm để đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân trầm cảm. HAM - D gốc gồm có 21
mục nhưng Hamilton đã chỉ ra 4 mục cuối của thang là sự thay đổi trong ngày (diurnal variation),
giải thể nhân cách/ tri giác sai thực tại (depersonalization/derealization), các triệu chứng paranoid
và các triệu chứng ám ảnh cưỡng bức (Obsessive /Compulsive Symptoms) không nên được tính
điểm vào thang điểm tổng cộng vì những nhóm triệu chứng này không phải là những triệu chứng
thường gặp của trầm cảm và cũng không phản ánh được mức độ nặng của trầm cảm. Vì vậy, sau
đó tác giả đã đưa ra một thang HAM - D 17 mục, thang này ngay sau đó được xem là một thang
chuẩn trong các thử nghiệm lâm sàng và được sử dụng rộng rãi nhất trong các thử nghiệm lâm
sàng có đối chứng.
Bagby RM trong một tổng kết trên 70 nghiên cứu về thang HAM - D được xuất bản từ năm 1979
nhận thấy đa số các mục của thang này đều có độ tin cậy cao. Độ tin cậy khi làm lại trắc nghiệm
(test - retest realibility)của HAD - M theo nhiêù tác giả khoảng 0.81 và hiệu lực của thang này là
0.65 - 0.9.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân rối loạn trầm cảm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần.
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3. Thực hiện kỹ thuật: Cán bộ tâm lý phỏng vấn bệnh nhân trên cấu trúc đề mục có sẵn, lựa
chọn một chỉ số điểm phù hợp với mức độ triệu chứng bệnh của bệnh nhân.

87
Tổng điểm được tính bằng tổng các chỉ số điểm từng mục.
Mức độ đánh giá:
Không có trầm cảm: 0 – 7 điểm;
Trầm cảm nhẹ: 8 – 13 điểm;
Trầm cảm vừa: 14 – 18 điểm;
Trầm cảm nặng: 19 – 22 điểm;
Trầm cảm rất nặng: ≥ 23 điểm.
VI THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hedlund JL, Viewig BW (1979) The Hamilton rating scale for depression: a comprehensive
review. Journal of Operational Psychiatry 10:149-165
- Hamilton, M (1960) A rating scale for depression. Journal of Neurology, Neurosurgery and
Psychiatry. 23: 56-62.

88
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
3. TRẮCNGHIỆM TRẦM CẢM Ở CỘNG ĐỒNG (PHQ-9)
I.ĐẠI CƯƠNG
Được xây dựng bởi Robert L. Spitzer, anet B.W. Williams, Kurt Kroenke. Đây là thang đánh giá
trầm cảm gồm 9 câu hỏi. Nó là công cụ có giá trị giúp cho thầy thuốc trong chẩn đoán trầm cảm
và theo dõi tiến trình điều trị. 9 câu hỏi của PHQ-9 dựa vào 9 tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của
DSM-IV. Các câu hỏi đề cập đến các biểu hiện trầm cảm xảy ra thường xuyên ở mức độ nào
trong hai tuần qua: không bao giờ-vài ngày-hơn một nửa số ngày-gần như mọi ngày [74].
Bộ sàng lọc trầm cảm ngắn gọn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DMS-IV và một câu
đánh giá tổng quát về mức độ khó khăn khi thực hiện công việc
Người ta sử dụng Thang đánh giá PHQ-9 với các mục đích sau:
+ Để sàng lọc trầm cảm tại cộng đồng.
+ Theo dõi tiến triển biểu hiện trầm cảm.
+ Để bệnh nhân tự nhận thức tình trạng của bản thân.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng trầm cảm, trầm cảm tái diễn, rối loạn trầm cảm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Hướng dẫn:
- Đọc lời hướng dẫn cho bệnh nhân.
- Nhấn mạnh các vấn đề trong bảng hỏi là trong hai tuần qua.
- Đọc chậm và rõ các câu từ câu số 1 đến số 9.
 Nếu không có biểu hiện chuyển qua câu tiếp.
 Nếu có biểu hiện, đưa cho bệnh nhân thước đo về tần suất để bệnh nhân định mức độ: vài
ngày, hơn một nửa số ngày hoặc hầu như mọi ngày.với các thang điểm sau:
+ điểm 0: Không ngày nào

89
+ điểm 1: Vài ngày. Số ngày trong câu này khoảng từ 1-7 ngày
+ điểm 2: Hơn một nửa số ngày. Số ngày trong câu này khoảng từ 8-11 ngày
+ điểm 3: Gần như mọi ngày. Số ngày trong mục này khoảng từ 12-14 ngày
 Câu số 10: Đánh giá mức độ khó khăn, gồm có bốn mức độ từ thấp tới cao:
+ mức 0: Không chút khó khăn nào
+ mức 1: Một chút khó khăn
+ mức 2: Rất khó khăn
+ mức 3: Cực kỳ khó khăn
Xử lý kết quả.
Điểm mỗi câu sẽ là số điểm cao nhất của các mục trong câu đó.
Để chẩn đoán, cần phải có các tiêu chuẩn sau:
 Tổng điểm các câu lớn hơn 9.
 Có 5 câu chính ở mức độ 2 điểm trở lên (câu 9 chỉ cần điểm 1)
 Có ít nhất 1 trong 2 câu 4 và 5 ghi điểm 2 trở lên.
 Câu 10 phải ghi điểm 1 trở lên.
Khi đã đủ các tiêu chi ở trên, lúc này mức độ trầm cảm được tính như sau:

Điểm Mức độ trầm cảm


0-4 Không trầm cảm
5–9 Triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ
10 – 14 Trầm cảm nhẹ
15- 19 Trầm cảm vừa
20 -27 Trầm cảm nặng

VI. THEO DÕI


- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004,

90
2. Beck Aaron T., Steer Robert A., Brown Gregory K., (2006), “RCMAR Measurement
Tools - Beck Depression Inventory - 2nd Edition (BDI-II)”, Resource centers for Minority Aging
Research.

91
5. THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM NGƯỜI GIÀ
(GERIATRIC DEPRESSION SCALE – GDS)
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá trầm cảm người già được Yesavitch & cs (Mỹ) xây dựng vào năm 1982, để đánh
giá trạng thái trầm cảm ở người già (65 tuổi trở lên) theo các đặc trưng thường thấy ở trầm cảm
người già: lo lắng về cơ thể, cảm xúc đi xuống, suy giảm nhận thức, cảm giác bị phân biệt đối xử,
mất động cơ, thiếu định hướng tương lai, và mất tự tin.
- Cấu trúc:
Thang đánh giá trầm cảm người già là bảng tự đánh giá gồm 30 đề mục, mỗi đề mục được trả lời
Đúng hoặc Không đúng, được yêu cầu trả lời về tình trạng của bệnh nhân trong khoảng thời gian
từ 1 đến 2 tuần trước thời điểm đánh giá.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng trầm cảm, trầm cảm tái diễn, rối loạn trầm cảm > 65 tuổi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:
Tính điểm theo bảng khóa của trắc nghiệm. Tổng điểm từ 0 đến 30 điểm.
Mức độ tính điểm như sau:
Không có trầm cảm: 0 – 9 điểm;
Trầm cảm nhẹ: 10 – 19 điểm;
Trầm cảm nặng: 20 – 30 điểm.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

92
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Brink TL, Yesavage JA, Lum O, Heersema P, Adey MB, Rose TL: Screening tests for geriatric
depression. Clinical Gerontologist 1: 37-44, 1982.
- Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, Lum O, Huang V, Adey MB, Leirer VO: Development and
validation of a geriatric depression screening scale: A preliminary report. Journal of Psychiatric
Research 17: 37-49, 1983.

93
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
8. THANG ĐÁNH GIÁ HƯNG CẢM YOUNG
(YOUNG MANIA RATING SCALE – YMRS)
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá hung cảm Young do tác giả R.Young và cộng sự xây dựng và phát triển tại Mỹ
và lần đầu tiên được công bố vào năm 1978. YMRS là một bảng hỏi gồm 11 mục có nhiều lựa
chọn được tiến hành bởi cán bộ trắc nghiệm có kinh nghiệm để đo lường mức độ nghiêm trọng
của cơn hưng cảm ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên.
- Cấu trúc:
Thang đánh giá hưng cảm Young gồm 11 đề mục được thiết kế dưới dạng nhiều câu hỏi. Thông
tin để đánh giá được bệnh nhân báo cáo các triệu chứng trong suốt 48 giờ trước và từ quan sát
lâm sàng của cán bộ trắc nghiệm trong suốt quá trình phỏng vấn.
Thang này cung cấp những đánh giá căn bản mức độ trầm trọng của các triệu chứng hưng cảm,
đồng thời cung cấp thông tin cho việc điều trị ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực type I và II.
Ưu điểm của YMRS là ngắn gọn, dễ sử dụng và dễ hiểu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân ở trạng thái hưng cảm không có loạn thần
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:
Có 4 đề mục được tính điểm từ 0 đến 8; đó là các đề mục: dễ bị kích thích, lời nói, suy nghĩ nội
dung và gây rối/ hành vi hung hăng.
Có 7 đề mục được tính điểm từ 0 đến 4. Cộng điểm các đề mục để lấy tổng số điểm.
Đánh giá: < 12 điểm: không có hưng cảm
12 – 20 điểm: có dấu hiệu hưng cảm

94
> 20 điểm: có hưng cảm
VI THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004
2. R Young, et al. A Rating Scale for Mania: Reliability, Validity and Sensitivity. 133: Br J
Psychiatry429-435. 1978.

95
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
9. TRẮC NGHIÊM LO ÂU ZUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá lo âu Zung do Zung W.K đề xuất năm 1980 . được coi là tiêu chuẩn để
đánh giá lo âu. Là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một trắc nghiệm khách quan
định lượng hóa và chuẩn hóa, sử dụng nhanh.
Test Zung cũng được Tổ chức Y tế thế giới thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu
và hiệu quả của các phương pháp trị liệu lo âu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân rối loạn lo âu
- Lo âu đi kèm những bệnh lí khác.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân , chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Hướng dẫn người bệnh đọc từng câu và lựa chọn mức độ phù hợp với mình trong số 20 câu của
trắc nghiệm với các mức độ sau:
1.Tình trạng đó không có hoặc hầu như không đáng kê
2. Thỉnh thoảng
3.Thường xuyên
4. Luôn luôn có
*Xử lý kết quả
Cho điểm từng câu theo mức độ mà người bệnh lựa chọn ; mức 1 : 1 điểm, mức 2 : 2 điểm...
Các câu 5, 9, 13, 17, 19 cho điểm theo chiều ngược lại: mức 1 : 4 điểm, mức 2 : 3 điểm, mức 3 : 2
điểm, Mức 4 : 1 điểm
Tổng số điểm từ 45 trở lên được xem là có rối loạn lo âu.
Bảng đối chiếu mức độ lo âu :
Điểm Mức độ lo âu
20-44 Không có lo âu bệnh lý

96
45 -59 Lo âu mức độ nhẹ đến trung bình
60 -74 Lo âu mức độ nặng
75 – 80 Lo âu mức độ rất nặng
VI. THEO DÕI
- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất
bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội 2004.

97
11. THANG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM (DENVER-II)
(DENVER DEVELOPMENTAL SCREENING TEST)
I. ĐẠI CƯƠNG
Trắc nghiệm Denver được xây dựng và áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ năm 1967 do nhóm tác giả
William, Josian và Alma nghiên cứu và áp dụng, đến nay đã được chuẩn hóa trên hơn 20 quốc
gia. Tại Việt Nam, Denver được áp dụng lần đầu tiên tại khoa Tâm thần kinh – BV Bạch Mai từ
năm 1977. Đến năm 2000, BV Nhi TW tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hóa thành trắc nghiệm
Denver-II, thay đổi và điều chỉnh một số mục cho phù hợp với môi trường và văn hóa Việt Nam.
Mục đích của Denver-II là nhằm đánh giá mức độ phát triển tâm lý – vận động ở trẻ nhỏ từ sơ
sinh đến 6 tuổi, giúp phát hiện sớm những trạng thái chậm phát triển trong giai đoạn những năm
đầu đời của trẻ, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Cấu trúc:
Denver –II gồm 125 đề mục, đánh giá một cách toàn diện sự phát triển tâm lý – vận động của trẻ
tập trung vào 4 lĩnh vực:
+ Khu vực các nhân – xã hội (25 mục): đánh giá khả năng nhận biết bản thân, chăm sóc bản
thân và thiếp lập các quan hệ tương tác với người khác.
+ Khu vực vận động tinh tế - thích ứng (29 mục): đánh giá khả năng vận động khéo léo của
đôi tay và khả năng quan sát tinh tế của đôi mắt.
+ Khu vực ngôn ngữ (39 mục): đánh giá khả năng lắng nghe và đáp ứng với âm thanh, khả
năng phát âm, và sau cùng là khả năng phát triển ngôn ngữ (nghe, hiểu và nói).
+ Khu vực vận động thô (32 mục): đánh giá khả năng phát triển các vận động toàn thân và khả
năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Cấu trúc của tờ ghi Denver: mỗi mục đánh giá được biểu thị bằng một ô hình chữ nhật có 2 phần:
màu nhạt và màu đậm. Phần màu nhạt phản ánh nếu trẻ không thực hiện được đề mục đó thì bình
thường; phần màu đậm phản ánh nếu trẻ không thực hiện được đề mục đó là có nghi vấn; và nếu
trẻ hoàn toàn không thực hiện được những đề mục có màu đậm nằm ngoài đường tuổi thì đó là đề
mục chậm phát triển.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ có rối loạn phát triển tâm lí vận động
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
- Nội dung trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.

98
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm lần lượt kiểm tra các mục mà đường tuổi của trẻ đi qua, ghi kết quả từng
mục theo các mức độ: làm được; không làm được; không muốn làm hoặc không có cơ hội làm.
Khi trẻ thực hiện được liên tiếp 3 mục liền nhau thì dừng đánh giá ở từng khu vực.
- Đánh giá và tổng hợp kết quả:
Đánh giá kết quả trắc nghiệm Denver-II thành 3 mức độ như sau:
+ Phát triển bình thường: trẻ không có đề mục chậm phát triển và tối đa 01 đề mục nghi vấn.
+ Nghi ngờ chậm phát triển: trẻ có hơn 02 đề mục nghi vấn và có hơn 01 đề mục chậm phát triển.
+ Chậm phát triển: trẻ có ít nhất 02 đề mục chậm phát triển ở ít nhất 02 khu vực được kiểm tra.
VI THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của trẻ trong quá trình đánh giá
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất
bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội 2004.
2. Trần Trọng Thủy (1992) Khoa học chẩn đoán tâm lý. NXB Giáo dục

99
12. TRẮC NGHIỆM SÀNG LỌC TỰ KỶ CHO TRẺ NHỎ 18-36 THÁNG (CHAT)
I.ĐẠI CƯƠNG
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, biểu hiện là những khiếm khuyết trong các lĩnh vực:
tương tác xã hội; giao tiếp; và hành vi, sở thích thu hẹp, rập khuôn. Theo thống kê của Trung tâm
Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) của Mỹ, năm 2009 t ỷ lệ trẻ tự kỷ là 1/110. Chẩn đoán sớm trẻ
tự kỷ sẽ giúp làm tăng hiệu quả của can thiệp. Vì vậy, các thang đánh giá, sàng lọc tự kỷ ở trẻ
nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong phát hiện sớm và chẩn đoán sớm rối loạn này. 

- M-CHAT – bảng kiểm tự kỷ dành cho trẻ nhỏ do các tác giả Diana Robins, Deborah Fein và
Marianne Barton phát triển vào năm 1999 - là một công cụ có giá trị sàng lọc trẻ em từ 16 đến 30
tháng tuổi nhằm đánh giá nguy cơ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ. Bảng kiểm gồm 23 câu, trong
đó có 11 câu quan trọng được in đậm, đươc thực hiện bởi ngươi chăm sóc cha/mẹ hoặc 
ông/bà... dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Sàng lọc dương tính nếu trẻ có ít nhất hai câu quan
trọng hoặc có ít nhất 3 câu bất kỳ không vượt qua được. Đây chỉ là bảng kiểm sàng lọc, không
dùng để chẩn đoán xác định rối loạn phổ tự kỷ. 

II.CHỈ ĐỊNH

Tất cả các người bệnh trong độ tuổi 16-30 tháng có triệu chứng nghi ngờ tự kỷ.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh nhỏ hơn 16 tháng hoặc lớn hơn 30 tháng. Người bệnh mệt mỏi, đang có bệnh cơ th ể
nặng; người đánh giá không ph ải là người chăm sóc, không có đủ thông tin về người bệnh. 
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Cán bộ tâm lý hoặc bác sỹ. 
2. Phương tiện 
Phòng thực hiện yên tĩnh, đủ ánh sáng, có đồ chơi phù hợp cho trẻ, bàn ghế cho cha mẹ, phiếu M-
CHAT và giấy bút. 
3. Người bệnh và người chăm sóc 
4. Hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh. 
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh
Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý. Giải thích cho người chăm sóc mục đích, ý nghĩa của buổi
sàng lọc. Tạo không khí thoải mái, thân thiện, tin cậy cho trẻ và người chăm sóc. 
3. Các bước thực hiện
- Phát phiếu M -CHAT, hướng dẫn người chăm sóc cách điền phiếu. 

100
- Để người chăm sóc điền vào các “Có” hoặc “Không” tùy vào biểu hiện 
của trẻ. Sẵn sàng giải thích nội dung hoặc lấy ví dụ từng câu nếu người chăm sóc chưa hiểu. 
- Tính điểm dựa theo số câu trẻ không vượt qua được, lưu ý một số câu trả lời ngược mới có ý
nghĩa. 
- Khi kết quả sàng lọc dương tính, tiến hành phỏng vấn tiếp theo M -
CHAT (M-CHAT follow-up interview. Chọn những câu thể hiện nguy cơ tự kỷ 
và hỏi lại người chăm sóc theo từng bước của sơ đồ phỏng vấn. Ngoài ra, người 
thực hiện chơi và tương tác với trẻ nhằm quan sát, thu thập thông tin từ những 
biểu hiện của trẻ tại thời điểm đánh giá. 
- Giải thích kết quả buổi sàng lọc cho gia đình người bệnh. Ghi chép hồ 
sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
VI.THEO DÕI
- Nếu kết quả sàng lọc dương tính, tươvấn gia đình người bệnh thực hiện
một thăm khám toàn di ện với các cán bộ y tế chuyên khoa nhằm chẩn đoán sớm 
tự kỷ và có hướng can thiệp tích cực, kịp thời. 
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII.TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004
2. Nguyễn Minh Tiến Dịch và biên soạn.(2005) Tổng quan về tự kỷ.Nhà xuất bản Y học
3.Chiristine Comblain (2006) Tư vấn cho Trẻ tự kỷ,

101
13. THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ
(CARS: CHILDHOOD AUTISM RATING SCALE-CARS)
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá hành vi 15 mục này để chẩn đoán trẻ tự kỷ và phân biệt chúng với những khuyết
tật phát triển khác mà không phải là tự kỷ. Thêm vào đó, nó phân biệt mức độ tự kỷ nhẹ tới trung
bình so với tự kỷ nặng. Thang đánh giá này ngắn gọn, thuận tiện và phù hợp với mọi trẻ từ 2 tuổi
trở lên, khiến cho các nhà lâm sàng và nhà giáo dục thực hiện dễ dàng hơn để nhận biết và phân
loại tự kỷ.
 Phát triển trong khoảng thời gian 15 năm, với hơn 1.500 trường hợp, CARS bao gồm mục rút ra
từ năm hệ thống nổi bật để chẩn đoán tự kỷ. Mỗi mục bao gồm một đặc tính, một kỹ năng, hoặc
hành vi cụ thể. Sauk hi quan sát trẻ và kiểm tra thông tin liên quan với những báo cáo của cha mẹ
và các ghi chép khác, người kiểm tra sẽ đánh giá trẻ trên mỗi mục. Sử dụng thang 7 điểm, người
kiểm tra sẽ chỉ ra mức độ chênh lệch về hành vi của đứa trẻ tự kỷ so với trẻ bình thường ở cùng
tuổi ra sao.
 Các chuyên gia như là bác sỹ, nhà giáo dục đặc biệt, nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ trị liệu, nhà
thính học, những người dù chỉ tiếp xúc rất ít với tự kỷ, cũng có thể dễ dàng được đào tạo để sử
dụng CARS.
Sau khi đứa trẻ đã được đánh giá trên mỗi 15 mục, tổng điểm sẽ được tính bằng cách cộng các
điểm đánh giá. Trẻ nào có điểm trên một mức nhất định nào đó sẽ được phân loại là mắc chứng
tự kỷ. Ngoài ra, điểm rơi trong phạm vi tự kỷ có thể được chia thành hai loại: tự kỷ từ nhẹ đến
trung bình và tự kỷ nặng. Hệ thống phân loại này dựa trên sự so sánh của điểm CARS tương ứng
với những đánh giá của các chuyên gia lâm sàng trên hơn 1.500 trẻ.
Là sản phẩm của nghiên cứu thực nghiệm lâu dài, CARS cung cấp các đánh giá định lượng dựa
trên quan sát hành vi trực tiếp. Những đánh giá này là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán hệ
thống của tự kỷ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân được nghi ngờ bị tự kỷ đến khám tại bệnh viện
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tự kỷ
- Gia đình của bệnh nhân
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định
IV CHUẨN BỊ
- Bộ câu hỏi, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.

102
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng
dẫn cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Thang Đánh giá mức độ Tự kỷ:(CARS: CHILDHOOD AUTISM RATING SCALE-CARS):
Gồm 15 lãnh vực, Mỗi lãnh vực có 4 mức độ từ thấp đến cao.
Chỉ dẫn:
- Đối với mỗi lĩnh vực sử dụng khoảng trống ở dưới mức độ để ghi chép các hành vi tương ứng
với mỗi mức độ.
- Sau khi kết thúc quan sát trẻ, phối hợp với thông tin do người chăm sóc trẻ cung cấp, đánh giá
các hành vi tương ứng với mỗi mục của mức độ đó.
- Với mỗi mục, khoanh trồn vào số ứng với tình trạng mô tả đúng nhất của trẻ
- Có thể chỉ ra trẻ với tình trạng nằm giữa 2 mức độ bằng việc cho điểm 1,5. 2,5. 3,5.
Cách cho điểm và đánh giá:
Mỗi lĩnh vực cho từ 1 đến 4 điểm.
Đánh giá kết quả: Tù 15 đến 30 điểm: Không tự kỷ.
Từ 30,5 đến 36.5điểm:Tự kỷ nhẹ và vừa.
Từ 37 đến 60 điểm: Tự kỷ nặng.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần thị Thu Hà (2005) Phát hiện sớm,can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em VIỆT
NAM, Nhà xuất bản y học
2. Nguyễn Minh Tiến Dịch và biên soạn.(2005) Tổng quan về tự kỷ.Nhà xuất bản Y học
3.Chiristine Comblain (2006) Tư vấn cho Trẻ tự kỷ

103
14. THANG ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TRẺ EM CBCL
(CHILDREN BEHAVIOR CHECK LIST)
I. ĐẠI CƯƠNG:
Thang đánh giá hành vi trẻ em CBCL lần đầu tiên được tác giả Thomas Achenbach và cộng sự
nghiên cứu, phát triển và công bố từ những năm 1966. Qua nhiều năm, nhóm tác giả vẫn tiếp tục
hoàn thiện và phát triển. CBCL là một bộ câu hỏi toàn diện, là bản hỏi tự đánh giá dành cho cha
mẹ hoặc người chăm sóc cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi, nhằm sàng lọc các vấn đề có liên quan đến sức
khỏe tâm thần của trẻ, hỗ trợ đắc lực cho công tác chẩn đoán của bác sỹ. CBCL đã được dịch và
chuẩn hóa thành nhiều thứ tiếng và hiện nay được sử dụng rộng rãi trên hơn 80 quốc gia.
Tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin hướng nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý, trường Đại
học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội đã mua bản quyền và tiến hành nghiên cứu chuẩn hóa
thang đo cho phù hợp với văn hóa và môi trường Việt Nam từ năm 2013.
Cấu trúc:
CBCL là một bản tự đánh giá, dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, giám hộ hợp pháp. Bảng
gồm 118 đề mục là liệt kê của tất cả các hành vi ở trẻ dựa trên phương pháp phân tích nhân tố để
đánh giá hành vi và cảm xúc ở trẻ dựa theo sự phân chia thành 8 nhóm hội chứng. Đó là: Lo âu/
Trầm cảm; Thu mình/ Trầm cảm; Than phiền cơ thể; Vấn đề xã hội; Vấn đề Tư duy; Vấn đề chú
ý; Phá bỏ quy tắc và Hành vi xâm khích.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc phải có ít nhất 6 tháng ở cùng trẻ để thực hiện thang đánh giá này.
Mỗi đề mục có 3 mức độ đánh giá: không đúng ở trẻ; đúng một phần và đúng hoàn toàn.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Người được đánh giá có khả năng đọc, viết cơ bản trở lên.
- Hợp tác làm trắc nghiệm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Người có triệu chứng loạn thần
IV. CHUẨN BỊ:
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.

104
- Xử lí kết quả theo đánh giá sau:
Cộng điểm theo từng nhóm hội chứng.
Đối chiếu với diễn đồ cho bé trai và bé gái.
Phần đánh giá có 3 phần: bình thường: < 67%;
mức ranh giới: 67 – 70%;
có rối loạn: > 70%.
VI. THEO DÕI:
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của trẻ trong quá trình đánh giá
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Achenbach TM & Craig Edelbrock, 1983, Manual for the Child Behavior Checklist and
Revised Child Behavior Profile, Department of Psychiatry, University of Vermont, Burlington.
2 Achenbach TM, 1991, Manual for the child behavior checklist/4-18 and 1991 profile,
University of Vermont, Department of Psychiatry, Burlington.
3 Achenbach, T.M. & Rescorla, L.A. (2000),M”annual for the CBCL, School-Age Forms &
Profiles. Burlington, University of Vermont, Research Center for Children, Youth & Families

105
17. THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN TỐI THIỂU
(MINI – MENTAL STATE EXAMINATION (MMSE))
I.ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá trạng thái tâm thần MMSE, hay còn gọi là thang Folstein, là thang đánh giá rút
gọn gồm 11 câu hỏi nhằm đánh giá mức độ chức năng nhận thức của người già. MMSE được
L.Kurlowicz và cộng sự (Mỹ) giới thiệu năm 1975.
MMSE thường được sử dụng để đánh giá chứng mê sảng hoặc mất trí ở người già. MMSE cũng
được sử dụng để phát hiện sự suy giảm chức năng nhận thức; theo dõi tiến triển, và đáp ứng với
điều trị của người bệnh.MMSE đánh giá sáu lĩnh vực nhận thức: định hướng, chú ý, trí nhớ gần,
khả năng ghi nhận, ngôn ngữ và năng lực làm theo những mệnh lệnh bằng chữ hoặc bằng lời đơn
giản.
- Cấu trúc:
MMSE được chia làm hai phần. Phần một nghiệm thể trả lời theo câu hỏi để đánh giá năng lực
định hướng, chú ý và trí nhớ gần, điểm tối đa của phần này là 21. Phần hai, nghiệm thể được yêu
cầu làm theo chỉ dẫn, điểm tối đa của phần này là 9.
II. CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân có suy giảm nhận thức
III CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:
Điểm tối đa của MMSE là 30. Điểm dưới 20 chỉ báo sự mê sảng, mất trí, tâm thần phân liệt hoặc
rối loạn khí sắc.
Với chứng sa sút trí tuệ có các mức điểm như sau:
≥ 24 điểm: không có suy giảm nhận thức;
20 – 23 điểm: suy giảm nhận thức nhẹ;

106
14 – 19 điểm: suy giảm nhận thức vừa;
0 – 13 điểm: suy giảm nhận thức nặng.
VI THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VII TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004
2. Folstein MF, Folstein SE, McHugh PR: “Mini-mental state: A practical method for grading
the cognitive state of patients for the clinician.” J Psychiatr Res 1975;12:189-198

107
18. TRẮC NGHIỆM RAVEN
I. ĐẠI CƯƠNG
Trắc nghiệm Raven là trắc nghiệm nhằm khảo sát trí tuệ . Raven được Jonh.C.Raven phát triển
vào năm 1936
Raven là một test được sử dụng để khảo sát IQ hay còn gọi là trí thông minh của con người.
Raven gồm hai bộ một bộ hoàn chỉnh dành cho người lớn gồm 60 câu hỏi, một bộ rút gọn dành
cho trẻ em có màu.
Test Raven là một loại test trắc nghiệm dạng điền khuyết, mỗi câu hỏi đều có quy luật để điền
một bức tranh sao cho phù hợp và người làm test phải động não để có thể hoàn thành bài test một
cách chính xác. các trắc nghiệm sẽ được xếp theo mức độ thấp dần và được chia thành các bộ A,
B, C, D, E..
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân được nghi ngờ bị chậm phát triển trí tuệ
- Bệnh nhân có yêu cầu làm trắc nghiệm kiểm tra chỉ số trí tuệ
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ tranh và các bài tập trắc nghiệm: Trắc nghiệm do Raven đề xuất năm 1936 gồm 5 loạt bài
tập (A, B, C, D,E ) sắp xếp từ dễ đến khó. Mỗi loạt gồm 12 bài cũng được cấu trúc phức tạp dần.
- Giấy, bút mực.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Cách tiến hành
- Hướng dẫn người bệnh: “ Anh chị hãy quan sát hình này có một phần bị thiếu. Anh (chị) hãy
tìm trong số những hình dưới đây một hình phù hợp để ghép vào chỗ thiếu này và nói cho tôi biết
đó là hình số mấy”.
- Nếu người bệnh chưa hiểu, hãy giải thích và nhấn mạnh yếu tố phù hợp. Tránh để người bệnh
định hướng về kích thước của mình.
- Sau khi người bệnh đã hiểu cách làm thì không giải thích gì thêm.
- Nếu có hiện tượng vội vàng dẫn đến trả lời sai, có thể điều chỉnh nhịp độ bằng những câu hỏi
dạng như: Anh chị vừa nói hình số mấy

108
Xử lý kết quả
- Đối chiếu kết quả của người bệnh với đáp án. Mỗi bài tập giải đúng tính 1 điểm.
- Tính tổng điểm của từng loạt bài và của cả trắc nghiệm.
- Đối chiếu với bảng kì vọng. Kết quả được xem là đủ độ tin cậy nếu sự chênh lệch ở từng loạt
bài không vượt quá 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá 6. Tuy nhiên trong lâm sàng, nếu có
sự chênh lệch quá lớn so với phân bố chuẩn thì nên có những khảo sát cần thiết khác để định
nguyên nhân.
- Từ điểm tổng, hãy tra bảng để xác định chỉ số IQ (bảng dành cho lứa tuổi 16 – 45)
+ Về chỉ số trí tuệ (IQ) (Theo wechler, 1981)
Trên 130: rất thông minh.
Từ 120 đến 129: thông minh
Từ 110 đến 119: trí tuệ trung bình trên
Từ 90 đến 109: Trí tuệ trung bình dưới
Từ 70 đến 79: trạng thái ranh giới
Dưới 70: trí tệ bị khuyết tật
+ Phân loại chậm phát triển trí tuệ (theo ICD – 10, 1992)
Từ 50 đến 69: Chậm phát triển mức độ nhẹ
Từ 35 đến 49: Chậm phát triển mức độ vừa
Từ 20 đến 34: Chậm phát triển mức độ nặng.
Dưới 20: Chậm phát triển mức độ trầm trọng.
Cũng có thể đánh giá mức độ trí tuệ bằng Thang tỉ lệ phần trăm (theo nhóm tuổi chuẩn) như
nhau:
Mức độ Đánh giá kết quả Nhận xét
I Rất tốt Kết quả bằng hoặc lớn hơn 95%
II Tốt Kết quả bằng hoặc lớn hơn 755
III Trung bình Kết quả từ trên 25% đến dươi 75%
+ Trung bình trên Kết quả trên trung bình cộng so với tuổi
- Trung bình dưới Kết quả dưới trung bình cộng so với tuổi
IV Yếu Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 25%
V Rất yếu Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 5%

VI. THEO DÕI

109
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

110
19. TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ WAIS
I. ĐẠI CƯƠNG
Trắc nghiệm tâm lý là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán trong tâm thần học lâm sàng. Có các
dạng trắc nghiệm như: trắc nghiệm về cảm xúc, trắc nghiệm về nhân cách, trắc nghiệm về trí
tuệ…
Trắc nghiệm WAIS là một trắc nghiệm trí tuệ được sử dụng rộng rãi trong tâm thần học lâm sàng
nhằm đánh giá mức độ trí tuệ của người bệnh, đồng thời giúp loại trừ trong một số chẩn đoán của
bác sỹ tâm thần.
Trắc nghiệm WAIS được David Wechsler – Giáo sư Tâm lý học lâm sàng làm việc tại Mỹ xây
dựng lần đầu tiên năm 1939 từ quan điểm trí tuệ là khả năng tư duy hợp lý và hành động có hiệu
quả. Năm 1955, trắc nghiệm WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale) được chuẩn hóa và được
áp dụng cho người lớn từ 16 tuổi trở lên.
Trắc nghiệm WAIS được Wechsler chuẩn hóa trên mẫu 1700 người lớn tại Mỹ bao gồm 850 nữ
và 850 nam, ở 7 độ tuổi khác nhau, từ 16 đến 65 tuổi, tại 4 vùng của nước Mỹ, cả da trắng và da
màu, trình độ văn hóa từ 8 đến 16 năm học, với 13 loại hình nghề nghiệp khác nhau.
Wechsler xây dựng trắc nghiệm WAIS dựa trên lập trường lý luận cho rằng trí tuệ (trí thông
minh) không thể là những thuộc tính tách rời nhau của nhân cách. Trí tuệ là một năng lực toàn
thể, thể hiện toàn bộ nhân cách nói chung. Hệ thống trắc nghiệm của ông dựa trên lý thuyết của
Spearman. Ngoài ra, khi xây dựng trắc nghiệm, các bài tập được lựa chọn sao cho không chỉ có
những nhân tố trí tuệ được phản ánh mà cả những nhân tố phi trí tuệ cũng được phản ánh.
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, trắc nghiệm WAIS được Bác sỹ Trần Di Ái
dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Wechsler, bước đầu có sửa đổi một số chỉ mục lời nói cho phù
hợp với văn hóa Việt Nam. Dịch giả và cộng sự cũng đã thể nghiệm bộ trắc nghiệm này trên 70
sinh viên Đại học Y Hà Nội, và đối chiếu với kết quả học tập của họ. Sau đó, bộ trắc nghiệm một
lần nữa được điều chỉnh lại với sự hợp tác của Giáo sư Tâm lý học Trần Trọng Thủy và cộng sự.
Nội dung của trắc nghiệm WAIS
Trắc nghiệm WAIS được Wechsler chia thành 11 tiểu nghiệm thuộc hai loại: Tiểu nghiệm Ngôn
từ (gồm 6 tiểu nghiệm) và Tiểu nghiệm Thực thi (gồm 5 tiểu nghiệm).
* Tiểu nghiệm Ngôn từ:
1. Tiểu nghiệm về kiến thức chung:
Tiểu nghiệm này đo năng lực kiến thức chung về văn hóa, xã hội, những hiểu biết thông thường
trong đời sống hàng ngày. Vốn kiến thức chung này khó bị giảm theo tuổi. Tiểu nghiệm này tất
cả 29 câu hỏi.

111
2. Tiểu nghiệm về mức độ thông hiểu chung:
Tiểu nghiệm này đo năng lực hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, năng lực phán đoán, mức độ hiểu
biết các tiêu chuẩn đạo đức, xã hội. Người được trắc nghiệm phải trả lời bằng một vài từ đối với
tình huống được mô tả. Tiểu nghiệm này có 14 câu hỏi.
3. Tiểu nghiệm về số học:
Trong tiểu nghiệm này, nghiệm thể phải trả lời miệng một loạt các bài tập số học, từ đó có thể
phán đoán về năng lực tập trung chú ý, về mức độ dễ dàng của vệc sử dụng các tài liệu bằng số.
4. Tiểu nghiệm xác định sự giống nhau:
Nhiệm vụ của nghiệm thể trong tiểu nghiệm này là phải xác lập sự giống nhau của một loạt khái
niệm đánh giá năng lực hình thành khái niệm. Ngoài năng lực phân loại, sắp xếp tài liệu tri giác,
năng lực trừu tượng hóa, so sánh, năng lực vạch ra sự giống nhau và khác nhau cũng được đề cập
đến.
5. Tiểu nghiệm nhắc lại trật tự các chữ số:
Tiểu nghiệm này đánh giá việc vận dụng trí nhớ thao tác và sự chú ý của nghiệm thể, bao gồm 2
phần: lặp lại các chữ số theo chiều thuận và sau đó theo chiều nghịch.
6. Tiểu nghiệm về từ vựng:
Tiểu nghiệm này đánh giá vốn từ vựng của cá nhân, nó phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ.
Toàn bộ tiểu nghiệm có 42 từ: 10 từ đầu là những từ được sử dụng thông thường. 10 từ sau có
mức độ phức tạp trung bình và cuối cùng là những từ phức tạp nhất, đòi hỏi người trả lời phải có
trình độ học vấn đáng kể mới có thể giải thích được ý nghĩa của chúng. Các kết quả của tiểu
nghiệm này ít biến đổi theo tuổi.
* Tiểu nghiệm Thực thi:
7. Tiểu nghiệm mã hóa các con số:
Ở tiểu nghiệm này, nghiệm thể được quan sát một vài dãy chữ số, tương ứng phía dưới là một
tượng trưng (ký hiệu). Phần thực hành sẽ là ghi lại ký hiệu tương ứng với các dãy chữ số cho sẵn
ở vị trí ngẫu nhiên trong một thời gian hạn chế. Tiểu nghiệm này nghiên cứu mức độ của các kỹ
xảo thị giác – vận động, năng lực tổng hợp các kích thích thị giác – vận động. Kết quả bị giảm sút
rõ rệt bắt đầu từ tuổi 40. Việc đánh giá ứng với số lượng các chữ số được mã hóa đúng trong giới
hạn thời gian đã ấn định.
8. Tiểu nghiệm tìm những chi tiết bị thiếu:
Tiểu nghiệm này gồm 21 tranh vẽ, trong mỗi tranh thiếu mất một chi tiết nào đó, hoặc chi tiết nào
đó không phù hợp với nội dung bức tranh. Tiểu nghiệm này nghiên cứu những đặc điểm của tri
giác nhìn, quan sát, năng lực tách biệt các chi tiết có hay không có.

112
9. Tiểu nghiệm các khối Kohs:
Nội dung của tiểu nghiệm này là dùng các khối gỗ có 2 màu sắc khác nhau để xếp thành 10 hình
theo mẫu (các khối gỗ được chia làm 2 màu đỏ và trắng theo đường chéo). Tiểu nghiệm này
nghiên cứu sự phối hợp cảm giác – vận động, độ dễ dàng thao tác với vật liệu, năng lực tổng hợp
cái toàn thể từ các bộ phận.
10. Tiểu nghiệm các bức tranh lien tục:
Tiểu nghiệm có 8 loạt tranh, mỗi loạt có chủ đề nhất định và nghiệm thể phải sắp xếp các sự kiện
được mô tả cho phù hợp với trình tự thời gian của chúng. Tiểu nghiệm này nghiên cứu năng lực
tổ chức các hình ảnh đứt đoạn thành một chỉnh thể logic, năng lực hiểu được tình huống và dự
đoán được các sự biến.
11. Tiểu nghiệm ghép hình:
Nghiệm thể được đưa cho các chi tiết của 4 bức hình theo một trình tự nhất định mà không cho
biết là phải ghép lại thành hình gì từ những chi tiết đó. Yêu cầu nghiệm thể ghép hình theo thứ tự.
Tiểu nghiệm này nghiên cứu các yếu tố như ở tiểu nghiệm 9. Việc đánh giá căn cứ vào tính chính
xác vào thời gian thực hiện.
Trắc nghiệm Wechsler, chúng ta có thể thu được không chỉ là sự đánh giá chung về trình độ trí
tuệ, mà là cả sự xác định riêng biệt trí tuệ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người lớn từ đủ 16 tuổi đến 65 tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khác độ tuổi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:
- 01 cán bộ tâm lý đã được tập huấn thực hiện trắc nghiệm.
2. Phương tiện:
- Phòng thực hiện trắc nghiệm có không gian yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, điều hòa không khí, 01
cán bộ tâm lý hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm và đánh giá cho 01 người bệnh.
- Bản hướng dẫn các câu hỏi của các Tiểu nghiệm Ngôn từ và các bộ dụng cụ của Tiểu nghiệm
Thực thi.
- Phiếu ghi kết quả trắc nghiệm.
- Phiếu vẽ diễn đồ.
- Bảng quy đổi điểm chuẩn sang IQ Ngôn từ, IQ Thực thi và IQ toàn bộ theo tuổi.
- Máy tính, máy in, giấy in, bút, thước kẻ, đồng hồ bấm dây.

113
3. Đối tượng:
- Bệnh nhân được bác sỹ chỉ định làm trắc nghiệm.
- Người bình thường có nhu cầu đánh giá IQ.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Bệnh án nội trú.
- Sổ khám bệnh ngoại trú.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
* Hướng dẫn người bệnh thực hiện trắc nghiệm:
- CBTL hướng dẫn người bệnh thực hiện trực tiếp từng tiểu nghiệm một theo bản hướng dẫn các
câu hỏi.
- Tính giờ và ghi điểm chính xác theo bản hướng dẫn ghi điểm cho từng câu hỏi của từng đề mục.
- Có thời gian nghỉ giải lao để người bệnh không quá mệt mỏi khi thực hiện trắc nghiệm, làm sai
lệch kết quả trắc nghiệm.
*. Thời gian thực hiện:
- Thời gian CBTL hướng dẫn và người bệnh thực hiện trắc nghiệm: 120 phút.
- Thời gian CBTL xử lý kết quả, đọc kết quả, trả kết quả: 60 phút.
* Xử lý kết quả:
- Cộng điểm thô của từng câu trắc nghiệm nhỏ, đối chiếu với Bảng tương đương điểm chuẩn để
tìm điểm chuẩn của từng tiểu nghiệm.
- Cộng điểm chuẩn của các “Tiểu nghiệm Ngôn từ”, đối chiếu tổng điểm với Bảng tính IQ theo
lứa tuổi – phần dành cho “Tiểu nghiệm Ngôn từ”, ta được IQ của “Tiểu nghiệm Ngôn từ”.
- Cộng điểm chuẩn của các “Tiểu nghiệm Thực thi”, đối chiếu tổng điểm với Bảng tính IQ theo
lứa tuổi – phần dành cho “Tiểu nghiệm Thực thi”, ta được IQ của “Tiểu nghiệm Thực thi”.
- Cộng các điểm chuẩn của “Tiểu nghiệm Ngôn từ” và “Tiểu nghiệm Thực thi” thành “Điểm
chuẩn toàn bộ”, đối chiếu tổng điểm với “Bảng tính IQ toàn bộ” theo lứa tuổi để có IQ toàn bộ.
- Vẽ diễn đồ theo tỷ lệ %.
- Trả kết quả cho người bệnh.

V. THEO DÕI
Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc nghiệm

114
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn.
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004.

115
20. TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ WISC
I. ĐẠI CƯƠNG
Trắc nghiệm tâm lý là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán trong tâm thần học lâm sàng. Có các
dạng trắc nghiệm như: trắc nghiệm về cảm xúc, trắc nghiệm về nhân cách, trắc nghiệm về trí
tuệ…
Trắc nghiệm WISC là một trắc nghiệm trí tuệ được sử dụng rộng rãi trong tâm thần học lâm sàng
nhằm đánh giá mức độ trí tuệ của người bệnh, đồng thời giúp loại trừ trong một số chẩn đoán của
bác sỹ tâm thần.
Từ năm 1939, David Wechsler, nhà tâm lý học lâm sàng Mỹ tại bệnh viện Bellevue đã phát triển
và công bố bộ công cụ để đo lường trí tuệ của người lớn. Sau đó, năm 1949, ông phát triển bộ
công cụ Thang trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em dành cho trẻ từ 6 đến 16 tuổi. Bản sửa đổi
(WISC-R) được công bố năm 1974. Phiên bản 3 (WISC-III) được xuất bản năm 1991 và phiên
bản mới nhất WISC-IV được xây dựng năm 2003.
Nhóm mẫu chuẩn của WISC-IV tại Mỹ được nghiên cứu trên 2,200 trẻ trong độ tuổi từ 6 tuổi đến
16 tuổi 11 tháng và mẫu chuẩn tại Anh là trên 780 trẻ. Cả hai nhóm chuẩn đều bao gồm những
nhóm mẫu đặc biệt như: nhóm trẻ có năng khiếu, nhóm trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần nhẹ
hoặc vừa, nhóm trẻ có rối loạn học tập (rối loạn đọc, viết, làm toán, đọc/viết/toán), trẻ có rối loạn
tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ, trẻ có rối loạn tự kỷ và Hội chứng Asperger…
Nội dung của trắc nghiệm WISC
Trắc nghiệm WISC được Wechsler chia thành 15 tiểu nghiệm. 10 tiểu nghiệm cũ của phiên bản
WISC-III và 5 tiểu nghiệm bổ sung. Cụ thể như sau:
 Chỉ số Hiểu bằng lời (VCI) gồm:
1. Từ vựng: trẻ được yêu cầu xác định một từ có trong bộ công cụ.
2. Tìm điểm tương đồng: trẻ được yêu cầu trình bày điểm tương đồng/ tương tự giữa 2 từ.
3. Hiểu: gồm những câu hỏi về những tình huống xã hội hoặc những khái niệm chung, thông
thường.
4. Thông tin (phần bổ sung): yêu cầu trả lời về những câu hỏi kiến thức chung.
5. Lý luận từ (bổ sung): yêu cầu trẻ hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến đầu mối dẫn đến một từ
cụ thể, mỗi đầu mối cho biết thêm nhiều thông tin về các đối tượng/từ/khái niệm.
Chỉ số Hiểu bằng lời nói là một phép đo tổng thể của sự hình thành khái niệm bằng lời nói (khả
năng lý luận bằng lời nói của đứ trẻ) và chịu ảnh hưởng của kiến thức học được từ môi trường.
 Chỉ số Lý luận Nhận thức (PRI) gồm các tiểu nghiệm sau:

116
1. Thiết kế khối gỗ: trẻ được yêu cầu sắp xếp các khối gỗ có 2 màu đỏ - trắng được chia theo
đường chéo, theo những mẫu cho sẵn. Phần này có ấn định về thời gian, và ở một số yêu cầu cao
hơn, có điểm thưởng về tốc độ xếp khối.
2. Các khái niệm hình ảnh: trẻ được cung cấp một loạt các hình ảnh được trình bày thành hang (2
hoặc 3 hàng) và được yêu cầu sắp xếp hình nào đi với hình nào, một hình từ mỗi hang.
3. Lý luận Ma trận: trẻ được xem một hình ảnh bị thiếu mất một phần trong một ô vương, và phải
lực chọn một hình trong 5 sự lựa chọn sao cho phù hợp với phần bị thiếu.
4. Hoàn thành bức tranh (bổ sung): trẻ được xem các tác phẩm nghệ thuật phổ biến với 1 phần bị
thiếu và được yêu cầu xác định phần còn thiếu bằng cách chỉ và/hoặc đặt tên.
 Chỉ số Trí nhớ Công việc (WMI):
1. Nhắc lại số: trẻ được đọc cho nghe một trình tự các con số và được yêu cầu nhắc lại chúng,
bao gồm cả việc nghe và đọc theo thứ tự ngược lại.
2. Trật tự Chữ - Số: trẻ được cung cấp một loạt các con số và chữ cái và yêu cầu cung cấp trở lại
các con số và chữ cái đó trong một trật tự xác định trước.
3. Số học (bổ sung): trẻ được nghe các câu hỏi số học bằng lời, trả lời miệng, có tính thời gian.
 Chỉ số Tốc độ Xử lý (PSI):
1. Mã hóa: trẻ dưới 8 tuổi ghi chú lại một hàng các hình dạng với các dòng khác theo mã số; trẻ
em trên 8 tuổi phải phiên theo một mã số - một ký hiệu. Phần này có giới hạn thời gian và có
điểm thưởng cho tốc độ thực hiện.
2. Tìm kiếm biểu tượng: trẻ được cho một hàng các biểu tượng và các biểu tượng nhiệm vụ, và
được yêu cầu ghi chú lại liệu các biểu tượng nhiệm vụ có xuất hiện trong hàng hay không.
3. Trẻ rà soát các bức hình được sắp xếp theo cấu trúc và ngẫu nhiên và ghi chú lại những bức
hình nhiệm vụ cụ thể với một khoảng thời gian giới hạn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến 16 tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khác độ tuổi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:
- 01 cán bộ tâm lý đã được tập huấn thực hiện trắc nghiệm.
2. Phương tiện:

117
- Phòng thực hiện trắc nghiệm có không gian yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, điều hòa không khí, 01
cán bộ tâm lý hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm và đánh giá cho 01 trẻ em.
- Bản hướng dẫn các câu hỏi của các Tiểu nghiệm Ngôn từ và các bộ dụng cụ của Tiểu nghiệm
Thực thi.
- Phiếu ghi kết quả trắc nghiệm.
- Phiếu vẽ diễn đồ.
- Bảng quy đổi điểm chuẩn sang IQ Hiểu bằng lời, IQ Lý luận Nhận thức, IQ Trí nhớ Công
việc, IQ Xử lý tốc độ và IQ toàn bộ theo tuổi.
- Máy tính, máy in, giấy in, bút, thước kẻ, đồng hồ bấm dây.
3. Đối tượng:
- Trẻ em được bác sỹ chỉ định làm trắc nghiệm.
- Người bình thường có nhu cầu đánh giá IQ.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Bệnh án nội trú.
- Sổ khám bệnh ngoại trú.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2. Kiểm tra người bệnh: Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện trắc nghiệm:
- CBTL hướng dẫn người bệnh thực hiện trực tiếp từng tiểu nghiệm một theo bản hướng dẫn các
câu hỏi.
- Tính giờ và ghi điểm chính xác theo bản hướng dẫn ghi điểm cho từng câu hỏi của từng đề mục.
- Có thời gian nghỉ giải lao để người bệnh không quá mệt mỏi khi thực hiện trắc nghiệm, làm sai
lệch kết quả trắc nghiệm.
- Thời gian thực hiện:
- Thời gian CBTL hướng dẫn và người bệnh thực hiện trắc nghiệm: 120 phút.
- Thời gian CBTL xử lý kết quả, đọc kết quả, trả kết quả: 60 phút.
- Xử lý kết quả:
- Cộng điểm thô của từng câu trắc nghiệm nhỏ, đối chiếu với Bảng tương đương điểm chuẩn để
tìm điểm chuẩn của từng tiểu nghiệm.

118
- Cộng điểm chuẩn của các “Tiểu nghiệm Chỉ số Hiểu bằng lời”, đối chiếu tổng điểm với Bảng
tính IQ theo lứa tuổi – phần dành cho “Tiểu nghiệm Chỉ số Hiểu bằng lời”, ta được IQ của “Tiểu
nghiệm Chỉ số Hiểu bằng lời”.
- Cộng điểm chuẩn của các “Tiểu nghiệm Chỉ số Lý luận Nhận thức”, đối chiếu tổng điểm với
Bảng tính IQ theo lứa tuổi – phần dành cho “Tiểu nghiệm Chỉ số Lý luận Nhận thức”, ta được IQ
của “Tiểu nghiệm Chỉ số Lý luận Nhận thức”.
- Cộng điểm chuẩn của các “Tiểu nghiệm Chỉ số Trí nhớ Công việc”, đối chiếu tổng điểm với
Bảng tính IQ theo lứa tuổi – phần dành cho “Tiểu nghiệm Chỉ số Trí nhớ Công việc”, ta được IQ
của “Tiểu nghiệm Chỉ số Trí nhớ Công việc”.
- Cộng điểm chuẩn của các “Tiểu nghiệm Chỉ số Tốc độ Xử lý”, đối chiếu tổng điểm với Bảng
tính IQ theo lứa tuổi – phần dành cho “Tiểu nghiệm Chỉ số Tốc độ Xử lý”, ta được IQ của “Tiểu
nghiệm Chỉ số Tốc độ Xử lý”.
- Cộng các điểm chuẩn của “Tiểu nghiệm Chỉ số Hiểu bằng lời”, “Tiểu nghiệm Chỉ số Lý luận
Nhận thức”, “Tiểu nghiệm Chỉ số Trí nhớ Công việc” và “Tiểu nghiệm Chỉ số Tốc độ Xử lý”
thành “Điểm chuẩn toàn bộ”, đối chiếu tổng điểm với “Bảng tính IQ toàn bộ” theo lứa tuổi để có
IQ toàn bộ.
- Vẽ diễn đồ theo tỷ lệ %.
- Trả kết quả cho trẻ.
V. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của trẻ trong quá trình đánh giá
- Theo dõi đánh giá sau 6 tháng hoặc 1 năm theo yêu cầu của bác sỹ điều trị (nếu có).
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn.
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wechsler, D. (1991). The Wechsler intelligence scale for children—third edition. San
Antonio, TX: The Psychological Corporation.
2. Wechsler, D. (2004). The Wechsler intelligence scale for children—fourth edition. London:
Pearson Assessment.

119
21. THANG ĐÁNH GIÁ TRÍ NHỚ WECHSLER
(Wechsler Memory Scale – WMS)
I. ĐẠI CƯƠNG
Trắc nghiệm trí nhớ Wechsler được D.Wechsler xây dựng năm 1945 và hiện đã có phiên bản III
(1999), để đánh giá các chức năng trí nhớ như nhớ thính giác tức thời, nhớ thị giác tức thời, nhận
thức thính giác nhớ lại, nhận thức thị giác nhớ lại, trí nhớ hiện thời, khả năng nhớ lại, khả năng
định hướng. Trắc nghiệm dùng cho những người trong độ tuổi từ 20 đến 64. Thời gian trung bình
thực hiện trắc nghiệm là 45 phút.
- Cấu trúc:
Trắc nghiệm trí nhớ Wechsler gồm 7 đề mục:
- Thông tin: gồm 6 câu hỏi kiến thức chung về cá nhân và xã hội;
- Định hướng: gồm 5 câu hỏi về định hướng không gian và thời gian;
- Kiểm định tâm lý: năng lực nhắc lại các câu theo trật tự;
- Trí nhớ logic: nhắc lại hoặc viết lại ngay lập tức sau khi được nghe một câu chuyện ngắn;
- Nhớ dãy số: nhớ xuôi, nhớ ngược;
- Tái hiện thị giác: tái hiện bằng cách vẽ lại ba hình đơn giản, mỗi hình được giới thiệu cho
nghiệm thể trong 10 giây;
- Trí nhớ liên tưởng: đề mục này gồm 10 cặp từ sắp xếp theo thứ tự khác nhau thành 3 nhóm,
nghiệm thể nghe cả 10 cặp từ, sau đó nhắc lại cho nghiệm thể từ thứ nhất trong mỗi cặp và yêu
cầu nghiệm thể nhắc lại từ thứ 2. Thời gian nhắc lại không quá 5 giây.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân có nghi ngờ suy giảm trí nhớ.
- Bệnh nhân có yêu cầu thực hiện trắc nghiệm.
III CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).

120
3. Thực hiện kỹ thuật: Cán bộ tâm lý phỏng vấn bệnh nhân trên cấu trúc đề mục có sẵn, lựa
chọn một chỉ số điểm phù hợp với mức độ triệu chứng bệnh của bệnh nhân.
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:
+ Tìm hằng số theo lứa tuổi (CA) của nghiệm thể ở bảng điều chỉnh;
+ Cộng điểm đạt được với hằng số theo lứa tuổi để có điểm điều chỉnh (Y).
Y = X + CA
+ Từ điểm điều chỉnh (Y), ta tra bảng tương ứng để tìm chỉ số trí nhớ (MQ). Theo Wechsler, chỉ
số trí nhớ tương ứng với chỉ số trí tuệ (IQ).
+ Mức độ chỉ số trí nhớ như sau: Điểm MQ:
>=130 Rất tốt
120-129 Tốt
110-119 Trên trung bình
90-109 Trung bình
80-90 Dưới trung bình
70-80 Ranh giới
<70 Yếu
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004.

121
25. TRẮC NGHIỆM RORSCHACH

I. ĐẠI CƯƠNG
Rorschach (1884-1922) là người đầu tiên phát triển kỹ thuật vết mực loang. Ý tưởng chính mà
Rorschach phát triển kỹ thuật này chính là sự khác nhau trong các câu trả lời. Ông đã xác lập
những chuẩn đầu tiên để phân biệt người bệnh tâm thần với người bình thường. Tiếp đó các tiêu
chuẩn này được phát triển để phân biệt những người chậm phát triển tâm thần, người bình
thường, nghệ sỹ, học giả và những loại người khác.
Phương pháp Rorschach gồm 10 bức hình, còn gọi là 10 vết mực loang, đối xứng qua trục thẳng
đứng.
Hình I, IV, V, VI, VII màu đen xám.
Hình II, III, VIII, IX, X nhiều màu.
Người bệnh được mô tả và giải thích những vết mực mà họ thấy. Nội dung các câu trả lời, hành
vi, phản ứng cảm xúc và thời gian trả lời của người bệnh được ghi lại cụ thể.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, kết quả của phương pháp Rorschach được xử lý theo hệ
thống tổng thể (Comprehensive System) do Exner xây dựng năm 1969.
Các nhà tâm lý lâm sàng Xô viết xử lý kết quả theo câu trả lời, số lượng câu trả lời và thời gian
trả lời. Mỗi câu trả lời lại được phân tích theo 5 chỉ số về định khu (người làm trắc nghiệm diễn
tả được toàn phần hay một phần của vết mực), ưu thế (về hình dáng hay màu sắc vết mực), mức
độ hình dáng (hình dáng rõ ràng, tích cực hay không rõ ràng), nội dung (vết mực là hình người,
động vật hay là hình phong cảnh thiên nhiên) và tính phổ thông (tần suất gặp câu trả lời).
Trong các rối loạn liên quan stress theo Rorschach thì điểm nổi bật của các rối loạn này là phản
ứng âm tính với màu sắc, tình trạng bệnh càng nặng thì phản ứng cảm xúc âm tính càng nhiều.
Phương pháp Rorschach không chỉ được sử dụng trong lâm sàng tâm thần học mà còn cả trong
lâm sàng các bệnh nội khoa khác, cho cả bệnh nhân nội trú cũng như ngoại trú, trong giám định
và trong tham vấn…
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân được bác sỹ chỉ định.
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:
- 01 cán bộ tâm lý đã được tập huấn thực hiện trắc nghiệm.

122
2. Phương tiện:
- Phòng thực hiện trắc nghiệm có không gian yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, điều hòa không khí, 01
cán bộ tâm lý hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm và đánh giá cho 01 bệnh nhân.
- 10 bức hình của phương pháp Rorschach.
- Bản ghi lại phần trả lời cũng như quan sát thái độ, hành vi của người bệnh.
- Máy tính, máy in, giấy in, bút.
3. Đối tượng:
- Người bệnh được bác sỹ chỉ định làm trắc nghiệm.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Bệnh án nội trú.
- Sổ khám bệnh ngoại trú.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3. Thực hiện kỹ thuật
* Hướng dẫn người bệnh thực hiện trắc nghiệm:
- Cán bộ trắc nghiệm làm quen để tạo không khí thoải mái, tránh tâm lý căng thẳng ở người bệnh.
- Cán bộ trắc nghiệm hoàn thành phần thông tin cá nhân của bệnh nhân.
- Cán bộ trắc nghiệm lần lượt đưa các bức tranh cho bệnh nhân và ghi lại phần trả lời cũng như
những ghi chú về hành vi, biểu hiện của người bệnh trong quá trình thực hiện. Trong biên bản ghi
tỉ mỉ: thời gian tiềm tàng, thời gian trả lời, hành vi phản ứng cảm xúc của người bệnh, nội dung
câu trả lời, những phần tranh khó mà người bệnh mô tả.
* Xử lý kết quả:
Kết quả được xử lý theo: câu trả lời, số lượng câu trả lời và thời gian trả lời. Mỗi câu trả lời được
phân tích theo 5 chỉ số: định khu, ưu thế, mức độ hình dáng, nội dung và độc đáo – phổ thông.
Trả kết quả theo bảng đối chiếu của Rorschach.
- Định khu: có 2 chỉ số là W là D. W là chỉ số tổng thể. Định khu tổng thể có thể xuất hiện dưới
dạng đơn giản. Có chỉ số W là trả lời theo một ý mới, không có ở người bình thường, chỉ có ở
người bệnh tâm thần. Có W+ phản ánh sự giàu tưởng tượng nghiêng về mặt thích tổng hợp, phê
phán hình ảnh tái hiện. Trong một chừng mực nào đó chính là chỉ số trí tuệ. D là tính tích cực trí
tuệ, cụ thể, thực tế.

123
- Ưu thế: ưu thế cho phép đánh giá:
+ Mức độ hiện thực của tri giác thực tế khách quan.
+ Tính tích cực hướng ra ngoài hay xuất hiện trong tưởng tượng.
+ Mối quan hệ tình cảm với người xung quanh.
+ Xu hướng báo động, bất an, kích thích hoặc kìm hãm tính tích cực cá nhân.
- Hình dáng: để nhìn thấy một cái gì đó, chủ thể phải làm sống lại những hình ảnh của quá khứ,
kết hợp, so sánh với hiện tại và tìm ra cái phù hợp nhất. Trong trường hợp đó, cần phải có mối
quan hệ phê phán với những hình ảnh/biểu tượng trong quá khứ. Trong quá trình bỏ qua tính
không ổn định và phi cấu trúc, có sự tham gia của: năng lực quan sát, tư duy kiểm tra và giàu
hình ảnh. Cũng có thể nói chỉ số này là một trong những thành phần của trí tuệ.
- Nội dung: Các chỉ số đánh giá nội dung cho phép biết tính rập khuân của tư duy trong một số
rối loạn tâm thần, có thể là dấu hiệu của sự thiếu hứng thú đối với xung quanh hoặc là một dấu
hiệu của trí tuệ hay bệnh lý.
V. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn.
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Exner, John E. (2002). The Rorschach: Basic Foundations and Principles of Interpretation:
Volume 1. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons.ISBN 0-471-38672-3.
2. Meyer, G. J., & Eblin, J. J. (2012) An overview of the Rorschach Performance Assessment
System (R-PAS). Psychological Inj. and Law, 5, 107-121.

124
28. THANG ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH TAT

I. ĐẠI CƯƠNG
TAT (Thematic Apperception Test) được khởi đầu từ năm 1935 bởi Christina Morgan và Henry
Murray và được hoàn thiện vào các năm 1938 và 1943. Tài liệu của trắc nghiệm bao gồm các bức
tranh. Chủ thể được quan sát và mô tả lần lượt dưới dạng một câu chuyện. Cơ sở chính của trắc
nghiệm ở chỗ các huyễn tưởng vô thức của chủ thể có thể được làm sáng tỏ thông qua phân tích
nội dụng của các câu chuyện. Và TAT đã được tiếp nhận như một công cụ đắc lực, có giá trị cả
trên lĩnh vực lâm sàng lẫn nghiên cứu.
Các nguyên lý của trắc nghiệm:
Trong các câu chuyện của TAT, những cơ chế dưới đây được thể hiện một cách đặc biệt:
- Cơ chế đồng nhất hóa (Identify): chủ thể đồng nhất bản thân mình với một nhân vật chính của
câu chuyện, trải nghiệm những tưởng tượng của nhân vật như của chính mình.
- Cơ chế cô lập hóa (Isolation): sự phân chia tách biệt mạnh giữa nội dung và tình cảm thông
qua nghèo nàn hóa, vô ý nghĩa hóa và hướng vào các chi tiết không phù hợp của tình cảm.: tạo ra
những đường hướng ngược lại với sự căng thẳng bị kìm nén.
- Cơ chế hợp lý hóa: phân tích, lập luận đánh giá có tính chất tư biện về tình cảm đã được
chuyển thể.
- Ngoài ra còn cơ chế phóng chiếu, hoạt động phòng vệ…
Nội dung của trắc nghiệm TAT
Toàn bộ trắc nghiệm TAT có 30 tranh, trong đó có các tranh dành riêng cho tuổi và giới, và có
những tranh chung cho mọi lứa tuổi. Các tranh được ký hiệu:
B (Boy): Dành cho trẻ trai dưới 15 tuổi
G (Girl): Dành cho trẻ gái dưới 15 tuổi
M (Male): Dành cho đàn ông trên 15 tuổi
F (Female): Dành cho phụ nữ trên 15 tuổi
BG: Dành cho trẻ em dưới 15 tuổi
MF: Dành cho người lớn trên 15 tuổi
BM: Dành cho nam giới, không phân biệt tuổi
GF: Dành cho nữ giới, không phân biệt tuổi
Tranh chỉ có số thứ tự: Chung cho mọi lứa tuổi
Về tổng thể, các bức tranh có thể cùng gợi về một số chủ đề:
- Nhóm tranh gợi lo âu: 11, 18BM, 18GF, 19.

125
- Nhóm tranh gợi hung tính: 8BM, 17BM, 18GF.
- Nhóm tranh gợi vấn đề tình dục: 13MF, 10, 9BM, 3BM.
- Nhóm tranh gợi sự tự khẳng định: 1, 14, 8BM.
- Nhóm tranh gợi các vấn đề về sự gắn bó: 4, 6GF, 9BM, 9GF, 12 (BG,M,F).
- Nhóm tranh gợi sự ân hận: 3BM, 3GF, 6BM, 10.
- Nhóm tranh chủ đề quan hệ gia đình, bố/mẹ - con: 2, 5, 6BM, 7 (BM, GF), 12 (M, F).
- Nhóm tranh chủ đề về nữ tính: 2, 7GF, 17GF.
- Nhóm tranh cảm nhận về cuộc sống (tự đánh giá bản thân): 20, 16, 8GF, 3BM, 3GF, 12BG,
13G, 17GF.
II. CHỈ ĐỊNH
- Những đối tượng cần đánh giá nhân cách.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:
- 01 cán bộ tâm lý đã được tập huấn thực hiện trắc nghiệm.
2. Phương tiện:
- Phòng thực hiện trắc nghiệm có không gian yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, điều hòa không khí, 01
cán bộ tâm lý hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm và đánh giá cho 01 trẻ em.
- Bộ tranh TAT.
- Máy tính, máy in, giấy in, bút.
3. Đối tượng:
- Người bệnh được bác sỹ chỉ định làm trắc nghiệm.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Bệnh án nội trú.
- Sổ khám bệnh ngoại trú.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Tùy theo mục đích sử dụng, có thể lựa chọn một số tranh khác nhau: chỉ có thể sử dụng 10 tranh
đầu hoặc có thể sử dụng một nhóm tranh tập trung vào chủ đề cần quan tâm.
* Hướng dẫn người bệnh thực hiện trắc nghiệm:

126
- CBTL hướng dẫn người bệnh: “Bây giờ anh/chị làm bài tập về trí tưởng tượng. Cách làm như
sau. Tôi sẽ đưa cho anh/chị xem các bức tranh. Anh/chị sẽ nghĩ ra cho mỗi bức tranh một câu
chuyện. Anh/chị hãy kể xem điều gì đang xảy ra trên bức tranh; hãy cố gắng mô tả các nhân vật
của chúng ta đang làm gì, những suy nghĩ, cảm xúc của họ ra sao, điều gì đã xảy ra và cái gì sẽ
diễn ra tiếp theo. Đây là bài tập về trí tưởng tượng và mỗi bức tranh anh/chị hãy kể trong vòng 5
phút. Hãy cố gắng tưởng tượng ra câu chuyện càng sinh động càng tốt. Nào ra bắt đầu nhé.
- Ghi lại các thông số liên quan đến trắc nghiệm:
+ Thời gian tiềm tàng: từ lúc người bệnh bắt đầu quan sát tranh cho đến khi trả lời.
+ Thời gian phản ứng: thời gian kể cho mỗi bức tranh.
+ Tất cả các câu chuyện của người bệnh.
+ Những nhận xét về test: phê phán, bình luận…
-Nhận xét của người hướng dẫn về thái độ, hành vi của người bệnh: tích cực, hợp tác, vội vã hay
thờ ơ.
* Xử lý kết quả:
Việc diễn giải kết quả thuộc vào một số hội chứng lâm sàng chủ yếu sau:
- Hội chứng dao động cảm xúc.
- Hội chứng trầm cảm.
- Hội chứng nhiễu tâm.
- Hội chứng hung tính bị kìm nén.
- Các triệu chứng Paranoid.
- Tâm thần phân liệt.
- Rối loạn ám ảnh – cưỡng bức.
V. THEO DÕI
Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc nghiệm
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn.
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


3. PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất
bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội 2004.
4. Trần Trọng Thủy (1992) Khoa học chẩn đoán tâm lý. NXB Giáo dục

127
5. Edward A., Kim A., Marvin R., A Practical Guide to the Thematic Apperception Test: The
TAT in Clinical Practice, 2001, Sheridan Books, Ann Arbor, MI.

128
54. THANG ĐÁNH GIÁ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý VANDERBILT Ở TRẺ
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá tăng động giảm chú ý Vanderbilt được xây dựng và phát triển bởi tác giả Mark
Wolraich và cộng sự từ năm 1996 tại Mỹ. Thang đánh giá này được xây dựng dựa trên những
tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý theo Tiêu chuẩn chẩn đoán các mã bệnh tâm
thần của Mỹ (DSM-IV) và được đánh giá dựa trên quan sát ở các môi trường gia đình và lớp học.
Thang đánh giá tăng hoạt động giảm chú ý Vanderbilt có 2 phiên bản: một dành cho cha mẹ và
một dành cho giáo viên. Ở Việt Nam, thang Vanderbilt đã được sử dụng tại một số cơ sở chuyên
khoa tâm thần như Khoa tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Tâm thần ban ngày
Mai Hương.
- Cấu trúc
Thang đánh giá tăng hoạt động giảm chú ý Vanderbilt gồm 47 câu hỏi tự đánh giá phân loại dựa
trên 4 mức độ: không xuất hiện, thỉnh thoảng, thường xuyên và luôn luôn; đánh giá trên 5 lĩnh
vực: giảm chú ý, tăng hoạt động hoặc kết hợp, hành vi thách thức/ chống đối, rối loạn hành vi và
lo âu trầm cảm.
Cha mẹ của trẻ trả lời bằng cách chọn một mức độ phù hợp với sự xuất hiện các hành vi của trẻ
trong các môi trường ở nhà và ở lớp học.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ có triệu chứng tăng động giảm chú ý
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định
IV CHUẨN BỊ
- Bộ câu hỏi, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước tiến hành
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo đánh giá sau:
+ Có dấu hiệu giảm chú ý: mức 2 hoặc 3 của 6 trên 9 đề mục từ câu hỏi 1 đến 9 và một mức 4
hoặc 5 bất kỳ trong phần câu hỏi nhiệm vụ từ câu 48 đến 55.

129
+ Có dấu hiệu tăng hoạt động/kích thích: mức 2 hoặc 3 của 6 trên 9 đề mục từ câu hỏi 10 đến 18
và một mức 4 hoặc 5 bất kỳ trong phần câu hỏi nhiệm vụ từ câu 48 đến 55.
+ Có dấu hiệu dạng kết hợp tăng động giảm chú ý: thỏa mãn cả 2 dấu hiệu của phần đánh giá
tăng động và phần đánh giá giảm chú ý.
+ Sàng lọc rối loạn thách thức – chống đối: mức điểm 2 hoặc 3 trong 4 của 8 hành vi trong phần
đề mục từ 19 đến 26 và một mức 4 hoặc 5 bất kỳ trong phần câu hỏi nhiệm vụ từ mục 48 đến 55.
+ Sàng lọc rối loạn hành vi: phải có một điểm 2 hoặc 3 trong 3 trên 14 hành vi trong các câu hỏi
từ 27 đến 40 và có điểm 4 hoặc 5 bất kỳ trong câu hỏi nhiệm vụ từ 48 đến 55.
+ Sàng lọc lo âu/trầm cảm: điểm 2 hoặc 3 trong 3 trên 7 hành vi từ câu hỏi 41 đến 47 và một
điểm 4 hoặc 5 bất kỳ của câu hỏi nhiệm vụ từ 48 đến 55.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Thu Hà (2005) Phát hiện sớm,can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em VIỆT
NAM, Nhà xuất bản y học,
2 Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004.

130
34. THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG RƯỢU (AUDIT)
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng rượu được coi là một phương thức giao tiếp và trở thành thói quen tại nhiều nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho
người sử dụng cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Tuy nhiên rượu bia lại
là chất gây nghiện nên người sử dụng rất dễ lạm dụng và phụ thuộc và gây nhiều hậu quả cho
bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội.
AUDIT (The Alcohol Use Disorders Identification Test) là bộ câu hỏi do Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG) xây dựng, đây là một phương pháp đơn giản, thực hiện sàng lọc mức độ lạm dụng
rượu chỉ trong thời gian vài phút.
Dựa vào bộ câu hỏi AUDIT có thể xác định việc sử dụng rượu và đề xuất các biện pháp can
thiệp thích hợp giúp người lạm dụng rượu bia giảm hoặc ngừng sử dụng rượu bia và nhờ vậy có
thể giảm thiểu những tác hại do rượu bia gây ra đối với sức khỏe. AUDIT còn là công cụ tiện lợi
không chỉ cho nhân viên y tế mà còn dễ sử dụng cho tất cả những người có chung mối quan tâm
đối với các hoạt động phòng chống tác hại của sử dụng rượu
II. CHỈ ĐỊNH
- Người có sử dụng rượu bia trong cộng đồng: cần được tiến hành sàng lọc và phân loại về mức
độ nguy cơ
- Người bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính và các rối loạn sức
khỏe liên quan đến phụ thuộc rượu bia: viêm tụy, xơ gan, viêm dạ dày, bệnh lao, rối loạn thần
kinh, bệnh cơ tim, trầm cảm, hoặc các bệnh tâm thần khác.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Cán bộ y tế (CBYT) cơ sở: thôn bản, trạm y tế xã, phường; trường học; nhà máy; doanh
nghiệp…
- CBYT tại các phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa, bệnh việnchuyên khoa các
tuyến; các phòng khám chuyên khoa, phòng mạch…
- Người sử dụng rượu bia và gia đình họ.
- Các đối tượng khác có quan tâm đến giảm thiểu tác hại do lạm dụng rượubia…
2. Dụng cụ: Bộ câu hỏi

131
STT Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Mức
điểm
1 Xin cho biết mức độ uống + Chưa bao giờ 0
rượu/bia của Anh/chịtrong 12 (chuyển sang câu 9 và câu 10)
tháng vừa qua + ≤ 1 lần/tháng 1
+ 2-4 lần/tháng 2
+ 2-3 lần/tuần 3
+ ≥ 4 lần/tuần 4
2 Trong một ngày có uốngrượu/bia, + 1-2 lon/chai bia, cốc rượu vang120ml 0
Anh/chịthường uống bao nhiêu? hay chén rượu mạnh 30ml
+ 3-4 lon/chai bia, cốc rượu vang120ml 1
hay chén rượu mạnh 30ml
+ 5-6 lon/chai bia, cốc rượu vang120ml 2
hay chén rượu mạnh 30ml
+ 7-9 lon/chai bia, cốc rượu vang120ml 3
hay chén rượu mạnh 30ml
+ ≥ 10 lon/chai bia, cốc rượu vang120ml 4
hay chén rượu mạnh 30ml
3 Có khi nào trong một lầnuống, + Không bao giờ 0
Anh/chị uống hết 6chai/lon bia + Ít hơn hằng tháng 1
hay 6 ly rượuvang 120ml hay 6 + Hằng tháng 2
chénrượu 30ml hoặc nhiềuhơn + Hằng tuần 3
nữa không? + Hằng ngày hoặc gần như hằngngày 4
Nếu câu hỏi 2 và câu hỏi 3 có số
điểm đều bằng “0” thì chuyển tiếp đến
câu hỏi 9 và 10
4 Trong 12 tháng qua cókhi nào + Không bao giờ 0
trong khi uốngrượu/bia, Anh/chị + Ít hơn hằng tháng 1
nhậnthấy không thể tự dừng + Hằng tháng 2
uống được không? + Hằng tuần 3
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày 4
5 Trong 12 tháng qua, cókhi nào do + Không bao giờ 0

132
uống rượu/biamà Anh/chị không + Ít hơn hằng tháng 1
làmđược những công việc đãdự + Hằng tháng 2
định làm không? + Hằng tuần 3
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày 4
6 Trong 12 tháng qua, cókhi nào + Không bao giờ 0
buổi sáng ngaysau khi thức dậy, + Ít hơn hằng tháng 1
Anh/chịcần phải uống ngay một + Hằng tháng 2
cốc rượu/bia trướckhinghĩ đến + Hằng tuần 3
việc kháckhông? + Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày 4
7 Trong 12 tháng qua,Anh/chị có + Không bao giờ 0
khi nào cảmthấy mắc lỗi hoặc áy + Ít hơn hằng tháng 1
náy/day dứt/lo lắng vềviệc uống + Hằng tháng 2
rượu/bia củabản thân không? + Hằng tuần 3
+ Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày 4
8 Trong 12 tháng qua,Anh/chị có + Không bao giờ 0
khi nào ởrong trạng thái sau khi + Ít hơn hằng tháng 1
uống rượu/bia không thểnhớ được + Hằng tháng 2
chuyện gì đãxảy ra trước đó + Hằng tuần 3
không? + Hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày 4
9 Từ trước đến nay, Anh/chị đã bao + Chưa bao giờ 0
giờ bị thương do uống rượu/bia + Có nhưng không phải trong 1
chưa? năm vừa qua
+ Có trong năm vừa qua 2
10 Từ trước đến nay, cóngười thân, + Chưa bao giờ 0
bạn bè, bác sĩhay CBYT nào lo + Có nhưng không phải trong 1
ngại vềviệc sử dụng rượu/bia năm vừa qua
của Anh/chị và đề nghịAnh/chị + Có trong năm vừa qua 2
giảm uốngkhông?
Tổng số điểm
Bộ công cụ này được thực hiện khoảng từ 5 đến 7 phút. Tuy nhiên, đối với nhiều người, sẽ
không cần thiết phải khai thác đầy đủ thông tin cho toàn bộ số câu hỏi nêu trên vì họ uống rượu
bia không thường xuyên, uống ở mức an toàn hoặc không uống.

133
Nếu người được hỏi trả lời Câu hỏi 1 là “không sử dụng rượu trong năm vừa qua”, người phỏng
vấn có thể bỏ qua các câu hỏi, chuyển tiếp đến câu hỏi 9 và câu hỏi 10 để khai thác thông tin về
các vấn đề sức khỏe đã gặp phải trong quá khứ do sử dụng rượu bia.
Với câu hỏi 2, câu hỏi 3, nếu người được hỏi có điểm số bằng “0” thì người phỏng vấn có thể
chuyển tiếp luôn đến câu hỏi 9 và câu hỏi 10 vì họ không sử dụng rượu bia quá giới hạn cho phép
để có thể gây nguy hại đối với sức khỏe.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Thông báo rõ ràng với đối tượng về mục đích của việc sàng lọc, phân loại nguy cơ do sử dụng
rượu bia liên quan đến tình trạng sức khỏe của họ, sự cần thiết phải hợp tác của họ. Tiến hành
phỏng vấn khi được đối tượng đồng ý tham gia.
- Người phỏng vấn cần phải thân thiện, cởi mở, không dọa nạt, không làm cho cuộc phỏng vấn
trở nên nghiêm trọng.
- Lựa chọn đối tượng có thể đáp ứng tốt cuộc phỏng vấn (không say rượu hoặc không có nhu cầu
cần chăm sóc y tế tại thời điểm phỏng vấn, v.v).
- Cam kết giữ bí mật các thông tin do đối tượng cung cấp.
- Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu sao cho các đối tượng hiểu rõ các câu hỏi để có thể trả lời một
cách chính xác.
- Lần lượt nêu hoặc tự trả lời các câu hỏi, ghi nhớ phương án trả lời với từng câu rồi chấm số
điểm tương ứng với mỗi phương án bằng cách khoanh tròn vào điểm số trong cột “mức diểm”.
Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời (tương ứng với điểm số từ 0-3) hoặc 5 phương án trả lời
(tương ứng với điểm số từ 0-4). Nếu các câu trả lời chưa rõ ràng hoặc người trả lời tỏ thái độ lảng
tránh, người thực hiện bộ công cụ sàng lọc cần tiếp tục yêu cầu làm rõ bằng cách lặp lại các câu
hỏi và nêu ra các phương án trả lời để đối tượng chọn lựa phương án thích hợp nhất với họ.
Kết quả đánh giá:
Sau khi hoàn thành tổng kết số điểm và phân loại
Phân loại mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu bia thành 4 nhóm
như sau:
 <8 điểm: uống rượu biahợp lý, nguy cơ thấp.
 8-15 điểm: uống rượu bia ở mức nguy cơ.

134
 16-19 điểm: uống rượu bia ở mức có hại.
 ≥ 20 điểm: lệ thuộc/nghiện rượu bia.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Tâm thần (2000), Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm
thần, Tập bài giảng dành cho sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Tổ chức y tế thế giới (2001): The Alcohol Use Disorders Identification Test. Guidelines for
Use in Primary Care- Second Edition
3. Nguyễn Thanh Long (2013): hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do sử dụng rượu
bia
4. Sadock, Benjamin James (2007), Subtance – Related Disorders, Kaplan & Sadock’s
Synopsis of Psychiatry Behavioral Sciences/Clincal Psychiatry, Lippincott williams & wilkins.

135
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
36. TRỊ LIỆU THƯ GIÃNLUYỆN TẬP

I.ĐẠI CƯƠNG:
Thư giãn, là một thuật ngữ được dịch ra từ tiếng Anh “relaxation”, chỉ một trạng thái tâm sinh
lý trong đó bao gồm sự thư thái về tinh thần và giãn mềm về cơ bắp. Đây là trạng thái nghỉ ngơi
tích cực, giảm tiêu hao năng lượng và giảm sự căng thẳng tối ưu nhất.
Trong thư giãn người ta sử dụng tính hiệp đồng (synergy) giữa thể chất và tinh thần, cụ thể là
giữa trương lực cơ bắp và trương lực cảm xúc.
Có nhiều phương pháp thư giãn, mỗi phương pháp có một số mặt ưu điểm riêng.Trong
chương trình chúng tôi chỉ đề cập đến phương pháp thở bụng sâu.
Các lợi ích của thở bụng sâu :
- Tăng lượng oxy cung cấp đến não và cơ.
- Kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, thông qua đó sẽ dẫn đến sự bình tĩnh.
- Có cảm giác tốt hơn về sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Lo lắng sẽ làm cho bệnh nhân cảm giác
như mọi thứ “đang bốc lên đầu”, một vài phút thở bụng sâu sẽ giúp bệnh nhân bình an trở lại.
- Giúp cơ thể bài tiết các chất độc tốt hơn vì một số chất được thải qua phổi.
- Cải thiện sự tập trung.
- Tự bản thân việc thở bụng có thể gây ra một đáp ứng thư giãn.
Thư giãn Các biểu hiện Lo âu
Bình thản Tinh thần Căng thẳng
Chậm đều Mạch Nhanh
Sâu và đều Nhịp thở Nhanh và nông
Giãn cơ Cơ Căng cơ

II. CHỈ ĐỊNH:


- Trầm cảm
- Lo âu.
- Rối loạn hoảng sợ
- Ám ảnh cưỡng bức
- Rối loạn stress sau sang chấn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

136
-Suy giảm nhận thức nặng
-Giai đoạn cấp của loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
1.Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp nhận thức
2.Phương tiện, dụng cụ :
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
3.Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4.Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3.Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 3 buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều trị là 45 phút
gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
Nội dung cụ thể của liệu pháp:
-Bài tập thở bụng
Buổi 1: Hướng dẫn bệnh nhân thở:
Chuẩn bị tư thế. Thảo luận tư thế thoải mái của bệnh nhân
Nội dung: Nhắm mắt lại.
+ Tự thả lỏng toàn thân
+ Thở đều: chậm- đều,

137
+ Cảm nhận được luồng khí đi vào cơ thể:
Hít vào: khí qua mũi- vào họng- xuống bụng
Thở ra: khí từ bụng- đi lên- qua họng- ra mũi
*Bệnh nhân tự thực hiện:
- Bệnh nhân tự thực hiện tại phòng khám
- Thời gian 5-10 phút
- Bệnh nhân tự đánh giá
- Phản hồi của nhà trị liệu và thảo luận một số nhận xét của nhà trị liệu
- Thảo luận ý nghĩa của thư giãn đối với bệnh nhân
- Thảo luận kế hoạch thực hiện tại nhà
Buổi 2 : Hướng dẫn bệnh nhân:
- Đánh giá kết quả thực hành tại nhà
- Chuẩn bị tư thế: thảo luận tư thế thoải mái của bệnh nhân
- Nội dung: Nhự nội dung buổi 1.
Chú tâm vào sự di chuyển của bụng:
Khi luồng khí đi vào bụng căng lên
Khi luồng khí đi ra bụng xẹp xuống
*Bệnh nhân tự thực hiện:
- Bệnh nhân tự thực hiện tại phòng khám
- Thời gian 5-10 phút
- Bệnh nhân tự đánh giá
- Phản hồi của nhà trị liệu và thảo luận một số nhận xét của nhà trị liệu
- Thảo luận ý nghĩa của việc thở bụng với bệnh nhân
- Thảo luận kế hoạch thực hiện tại nhà
Buổi 3: Hướng dẫn bệnh nhân:
- Đánh giá kết quả thực hành tại nhà
- Chuẩn bị tư thế:
o Thảo luận tư thế thoải mái của bệnh nhân
- Nội dung:
o Nhự nội dung buổi 2.
o Sự hài hòa giữa sự giãn cơ - hơi thở - vận động của bụng - ý chí:
 Khi luồng khí đi vào, bụng căng lên tưởng tượng chữ: “TOÀN”

138
 Khi luồng khí đi ra bụng xẹp xuống tưởng tượng chữ: “THÂN”
 Khi luồng khí đi vào, bụng căng lên tưởng tượng chữ: “YÊN”
 Khi luồng khí đi ra bụng xẹp xuống tưởng tượng chữ: “TĨNH”
 Bệnh nhân tự thực hiện:
- Bệnh nhân tự thực hiện tại phòng khám
- Thời gian 5-10 phút
- Bệnh nhân tự đánh giá
- Phản hồi của nhà trị liệu và thảo luận một số nhận xét của nhà trị liệu
- Thảo luận ý nghĩa của SỰ HÀI HÒA với bệnh nhân
- Thảo luận kế hoạch thực hiện tại nhà
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tâm trạng hằng ngày của bệnh nhân. Kiểm tra dấu sinh rồn của bệnh nhân trước
và sau thực hiện liệu pháp
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN:
 Bệnh nhân cảm thấy căng thẳng: Vì bệnh nhân tập trung cao độ để thở cho đúng.
 Tạo không khí thoải mái.
Không nhất thiết phải làm đúng hoàn toàn như hướng dẫn (đặc biệt lúc mới tập)
 Bệnh nhân cảm giác chóng mặt: Vì bệnh nhân hít sâu và chậm.
 Không thở với tần số thấp
 Bệnh nhân lo lắng vì không tập trung được
 Giải thích cho bệnh nhân biết lúc đầu rất khó tập trung, sau nhiều lần tập tập mới đạt được
kết quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y
học,
7. Lương Hữu Thông(2001), “Rối loạn khí sắc”, Bài giảng tâm thần học, Nxb Y học,
8. Lương Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”, Sức khỏe tâm thần vàCác rối loạn tâm thần thường
gặp, Nxb Lao động,
9. Trần Đình Xiêm (1995), “Các rối loạn khí sắc”, Tâm thần học, Nxb Y học.

139
42. THANG HỘI CHỨNG DƯƠNG TÍNH VÀ ÂM TÍNH (PANSS)
I. ĐẠI CƯƠNG
Trắc nghiệm tâm lý là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán trong tâm thần học lâm sàng. Có các
dạng trắc nghiệm như: trắc nghiệm về cảm xúc, trắc nghiệm về nhân cách, trắc nghiệm về trí
tuệ…
Thang Hội chứng Dương tính và Âm tính (PANSS) là một thang đánh giá được sử dụng trong đo
lường các triệu chứng của bệnh nhân Tâm thần phân liệt. Thang PANSS được xuất bản lần đầu
tiên năm 1987 bởi Stanley Kay và cộng sự, và ban đầu được cải biên từ hai thang đánh giá tâm
thần là Thang Đánh giá Tâm thần Rút gọn – BPRS (Overall & Groham, 1962) và Bảng Đánh giá
tâm lý bệnh (Singh & Kay, 1975). Thang được phát triển và chuẩn hóa để đánh giá về thể loại và
các khía cạnh của hiện tượng tâm thần phân liệt.
Đặc điểm tâm trắc của thang PANSS
Thang PANSS đã được áp dụng cho 101 bệnh nhân tâm thần phân liệt được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn DSM-III, tuổi từ 20 đến 68, thời gian bị bệnh trung bình là 14 năm. Kết quả cho thấy tất cả
4 thang có kiểu phân phối bình thường, không bị lệch hay biến dạng. Điều này cho thấy cấu trúc
về câu hỏi có sự liên tục điển hình và cho phép soạn ra những chuẩn tạm thời. Sự phân tích hệ số
tương quan alpha cho thấy có độ tin cậy và tính đồng nhất bên trong cao (0,73 đến 0,83; p <=
0,001) giữa các đề mục của mỗi thang. Độ tin cậy tách đôi của Thang Tâm lý Bệnh chung là 0,80
(p<0,001). Các chỉ số tin cậy trắc nghiệm trên tái trắc nghiệm cho một nhóm nhỏ bệnh nhân
không hồi phục trong khoảng thời gian 3 đến 6 tháng là 0,89; 0,82; 0,81 và 0,77 lần lượt cho các
thang Dương tính, Âm tính, Kết hợp và Tâm lý bệnh chung. Đối với cả mẫu, các thang Dương
tính và Âm tính có tương quan ngược nhau khi sự liên hợp chung của chúng với thang Tâm lý
bệnh chung được tách ra bằng phương pháp thống kê, chứng tỏ tính giá trị cấu trúc của chúng
loại trừ lẫn nhau (Kay, Opler & Fizsbein, 1986).
Mục đích của sự phát triển của thang PANSS là các tác giả muốn cung cấp một kỹ thuật rõ ràng,
được chuẩn hóa để đánh giá các Hội chứng Dương tính và Âm tính, đáp ứng những yêu cầu về
phương pháp luận và đo lường tâm lý cho bệnh nhân Tâm thần phân liệt. Thang PANSS được sử
dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về điều trị chống loạn thần.
Nội dung của Thang PANSS:
Thang PANSS có 30 đề mục, mỗi đề mục được đánh giá theo 7 mức và được cho điểm từ 1 đến 7
để đánh giá các triệu chứng Dương tính, Âm tính và nhiều triệu chứng khác dựa trên một sự
phỏng vấn lâm sàng bán cấu trúc chính thức và các nguồn tin khác. Ngoài ra, thang PANSS còn

140
bao gồm 3 đề mục phụ để đánh giá nguy cơ gây hấn của người bệnh. Như vậy tổng là 33 đề mục,
giúp đánh giá và tính điểm ở các thang:
- Thang Dương tính
- Thang Âm tính
- Thang kết hợp (Dương tính – Âm tính)
- Thang Tâm lý bệnh chung
- Thang Nguy cơ gây hấn.
Ngoài a còn có những điểm số them vào dành cho nhóm các triệu chứng như: mất năng lực, rối
loạn tư duy, hoạt động, hoang tưởng Paranoid/gây gổ và trầm cảm.
1. Thang Dương tính (P):
P1. Hoang tưởng:
Mục này đánh giá sự tin tưởng không có cơ sở, không có thực và khác thường của riêng bệnh
nhân được biểu hiện ở nội dung tư duy thể hiện qua cuộc phỏng vấn và những ảnh hưởng của nó
đến các quan hệ xã hội và hành vi được các nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc gia đình
báo cáo lại.
P2. Sự tan rã các ý niệm:
Cán bộ phỏng vấn đánh giá sự tan rã của quá trình tư duy đặc trưng bởi sự gián đoạn tiến trình
hướng tới mục đích. Ví dụ: tư duy lai nhau, vòng vo, lien tưởng lỏng lẻo, không logic rõ rệt hoặc
tư duy đứt quãng dựa trên các quá trình nhận thức ngôn ngữ được nhận thấy qua cuộc phỏng vấn.
P3. Hành vi ảo giác:
Phàn này nhằm mục đích đánh giá ngôn ngữ hoặc hành vi của người bệnh cho thấy các tri giác
không do các kích thích bên ngoài khởi động. Các tri giác này có thể thuộc lĩnh vực thính giác,
thị giác, khứu giác hoặc bản thể được biểu hiện qua ngôn ngữ và cơ thể người bệnh trong lúc
phỏng vấn hoặc do người nhà, người chăm sóc cung cấp.
P4. Kích động:
Mục này đánh giá sự gia tăng hoạt động phản ánh quá trình gia tăng hành vi của người bệnh.
Người bệnh đáp ứng cao độ với các kích thích quá thận trọng hoặc cảm xúc rất không ổn định
biểu hiện qua hành vi của người bệnh trong quá trình phỏng vấn hoặc qua báo cáo lại của người
nhà hoặc người chăm sóc.
P5. Tự cao:
Phần này đánh giá sự cường điệu các quan điểm của chính bệnh nhân và sự tin tưởng phi lý về
khả năng siêu việt bao gồm các hoang tưởng về các khả năng khác thường, giàu có, hiểu biết,

141
danh tiếng, quyền lực, đạo đức được biểu hiện qua nội dung tư duy trong quá trình phỏng vấn và
các ảnh hưởng trên hành vi được ghi nhận lại bởi người nhà hoặc người chăm sóc.
P6. Đa nghi, ý tưởng bị ám hại:
Mục này đánh giá các ý nghĩ bị ám hại không có thực hoặc phóng đại phản ánh qua sự thận trọng,
thái độ ngờ vực, tăng cảnh giác, đa nghi hoặc hoang tưởng rõ ràng cho rằng người khác muốn hại
mình, được biểu hiện qua nội dung tư duy trong quá trình phỏng vấn và các ảnh hưởng đến hành
vi được người nhà và người chăm sóc báo cáo lại.
P7. Sự thù ghét:
Phần này đánh giá các biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của sự giận dữ và tức giận bao gồm
cả sự châm chọc, các hành vi gây hấn thụ động, chửi bới và hành hung thông qua các hành vi
giao tiếp quan sát được qua cuộc phỏng vấn và các báo cáo của người nhà và người chăm sóc.
2. Thang Âm tính (N):
N1. Cảm xúc cùn mòn:
Đánh giá sự giảm các đáp ứng của cảm xúc đặc trưng bởi việc giảm các biểu hiện ở nét mặt, các
thay đổi của cảm xúc và các cử chỉ giao tiếp thông qua việc quan sát các biểu hiện cơ thể của
trương lực cảm xúc và đáp ứng cảm xúc qua cuộc phỏng vấn.
N2. Thu rút tình cảm:
Đánh giá sự mất hứng thú hoặc biểu lộ tình cảm trong các sự kiện của cuộc sống thông qua ghi
nhận các hoạt động được báo cáo bởi người nhà hoặc người chăm sóc và các hành vi giao tiếp
với người khác được quan sát qua cuộc phỏng vấn.
N3. Quan hệ kém:
Mục này đánh giá sự mất đồng cảm với mọi người, sự mất cởi mở trong giao tiếp cũng như cảm
xúc gần gũi, sự hứng thú hoặc quan tâm đến người phỏng vấn. Điều này được thể hiện qua sự xa
cách với mọi người, qua các giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
N4. Thu hút xã hội/ thụ động vô cảm:
Phần này đánh giá sự hứng thú và sáng kiến trong các quan hệ xã hội do thụ động, vô cảm, mất
năng lực và mất ý chí, đưa đến việc giảm sút trong quan hệ giao tiếp và thờ ơ đối với các sinh
hoạt hang ngày, thông qua các ghi nhận về hành vi và xã hội được cung cấp từ người nhà hoặc
người chăm sóc.
N5. Tư duy trừu tượng khó khăn:
Mục này đánh giá việc người bệnh gặp trở ngại trong việc sử dụng các hình thức tượng trưng,
biểu tượng của tư duy thể hiện bởi sự khó khăn trong việc phân loại, tổng quát hóa, và tiến trình
vượt quá tư duy cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề. Mục này được đánh giá thông qua việc

142
người bệnh trả lời dựa trên các câu hỏi về sự tương đồng và giải thích các câu tục ngư và sử dụng
các hình thức cụ thể so với trừu tượng trong cuộc phỏng vấn.
N6. Mất sự tự phát và trôi chảy của lời nói:
Đánh giá sự giảm trôi chảy bình thường trong giao tiếp kết hợp với vô cảm, mất ý chí, thái độ tự
vệ hoặc thiếu sót trong nhận thức, được biểu hiện bởi sự giảm trôi chảy và phong phú của quá
trình giao tiếp bằng lời nói thông qua quá trình nhận thức ngôn ngữ được nhận thấy qua cuộc
phỏng vấn.
N7. Tư duy định hình:
Đánh giá sự giảm lưu loát, tự phát và mềm dẻo của tư duy thể hiện bằng một nội dung tư duy
cứng ngắc, lặp đi lặp lại hoặc nghèo nàn được ghi nhận qua các quá trình nhận thức – ngôn ngữ
nhận thấy qua cuộc phỏng vấn.
3. Thang Tâm lý bệnh chung (G):
G1. Sự quan tâm cơ thể:
Mục này đánh giá các than phiền về cơ thể hoặc nghĩ đến bệnh tật hoặc rối loạn chức năng của cơ
thể, có thể đi từ một cảm giác bị bệnh mơ hồ đến một hoang tưởng về một bệnh cơ thể nặng được
biểu hiện qua nội dung tư duy trong cuộc phỏng vấn.
G2. Lo âu:
Mục này đánh giá kinh nghiệm chủ quan của người bệnh về sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hoặc
bất an đi từ sự bận tâm quá mức về hiện tại hoặc tương lai đến cảm giác hoảng loạn thông qua lời
khai và các biểu hiện cơ thể tương ứng qua cuộc phỏng vấn.
G3. Cảm giác tội lỗi:
Mục này đánh giá cảm giác ăn năn hoặc tự trách mình về các hành vi sai trái có thật hoặc do
tưởng tượng trong quá khứ, được biểu hiện qua sự than phiền các cảm giác tội lỗi trong lúc phỏng
vấn và ảnh hưởng đến thái độ và tư duy của người bệnh.
G4. Căng thẳng:
Đánh giá các biểu hiện cơ thể rõ rệt của sợ hãi, lo âu và bứt rứt như cứng cơ, run, vã mồ hôi và
bất an. Cán bộ phỏng vấn xác nhận sự lo âu qua lời khai và mức độ các biểu hiện cơ thể của sự
căng thẳng được ghi nhận trong lúc phỏng vấn.
G5. Điệu bộ và tư thế:
Đánh giá các cử động hoặc tư thế không tự nhiên, đặc trưng bởi bề ngoài vụng về, cứng ngắc, lộn
xộn hoặc kỳ quái thông qua quan sát các biểu hiện của cơ thể trong lúc phỏng vấn cũng như lời
khai của người chăm sóc hoặc người nhà.
G6. Trầm cảm:

143
Đánh giá cảm giác buồn bã, chán nản, vô dụng và bi quan, biểu hiện qua lời khai về khí sắc trầm
cảm trong quá trình phỏng vấn và ảnh hưởng nhận thấy được của nó trên thái độ và hành vi qua
báo cáo của người nhà hoặc người chăm sóc.
G7. Vận động chậm chạp:
Đánh giá sự giảm hoạt động vận động thể hiện bằng sự chậm chạp hoặc giảm thiểu các cử động
và ngôn ngữ, giảm đáp ứng với các kích thích và giảm trương lực cơ thể thông qua các biểu hiện
trong quá trình phỏng vấn cũng như lời khai cung cấp từ gia đình hoặc người chăm sóc.
G8. Không hợp tác:
Mục này đánh giá việc người bệnh chủ động từ chối việc tuân thủ các quy định của những người
có trách nhiệm bao gồm người phỏng vấn, nhân viên bệnh viện hoặc gia đình có thể kết hợp với
sự ngờ vực, thái độ tự vệ, ngoan cố, phủ định, không chấp nhận quyền lực của người khác, thù
địch hoặc chống đối thông qua hành vi giao tiếp với người khác nhận thấy trong quá trình phỏng
vấn cũng như sự báo cáo lại từ gia đình hoặc người chăm sóc.
G9. Nội dung tư duy khác thường:
Đánh giá tư duy của người bệnh được biểu hiện bằng các ý nghĩ kỳ lạ, ly kỳ hoặc kỳ quái, đi từ
những ý nghĩ xa vời hoặc không điển hình đến những ý nghĩ lệch lạc, không logic và vô lý rõ rệt
thông qua nội dung tư duy trong quá trình phỏng vấn.
G10. Rối loạn định hướng lực:
Người bệnh không nhận biết được mối liên hệ của mình với môi trường xung quanh, bao gồm
người, không gian và thời gian có thể do lú lẫn hoặc do thu rút, được biểu hiện qua các câu trả lời
với những câu hỏi phỏng vấn về định hướng lực.
G11. Chú ý kém:
Người bệnh giảm tập trung, cảnh giác biểu hiện qua việc tập trung kém, dễ bị lôi cuốn bởi những
kích thích từ bên trong và bên ngoài và gặp khó khăn trong việc theo đuổi, duy trì hoặc chuyển
mục tiêu chú ý sang các kích thích mới thông quá các biểu hiện trong quá trình tiếp xúc.
G12. Mất khả năng phán đoán và tự nhận thức:
Mục này đánh giá sự nhận thức hoặc hiểu biết về tình trạng tâm thần hoặc hoàn cảnh sống của
chính người bệnh bị giảm sút, biểu hiện bằng sự giảm nhận thức về bệnh tâm thần hoặc các triệu
chứng tâm thần trước kia và hiện nay, từ chối nhập viện hoặc điều trị về tâm thần. Các quyết định
này có đặc điểm là do không lường được các hậu quả và do các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có
tính chất phi thực tế.
G13. Rối loạn ý chí:

144
Đánh giá sự khởi đầu có ý chí, sự duy trì và kiểm soát các ý nghĩ, hành vi, cử động và ngôn ngữ
của người bệnh qua nội dung tư duy và hành vi được biểu hiện trong quá trình phỏng vấn.
G14. Khó kiểm soát xung động:
Rối loạn trong việc điều chỉnh và kiểm soát các xung động nội tâm đưa đến các cơn bùng nổ về
sự căng thẳng và cảm xúc đột ngột, không phù hợp, thất thường, hay lệch lạc mà không quan tâm
đến hậu quả thông qua các hành vi trong quá trình tiếp xúc, hành vi được kể lại bởi người nhà
hoặc người chăm sóc.
G15. Bận tâm:
Đánh giá việc người bệnh bị thu hút bởi các ý nghĩ và cảm giác bắt nguồn từ nội tâm và với các
kinh nghiệm tự kỷ đến mức làm phương hại đến sự định hướng về thực tại và hành vi thích ứng
thông qa hành vi giao tiếp được nhận thấy qua quá trình phỏng vấn.
G16. Tránh né xã hội tích cực:
Đánh giá sự giảm quan hệ xã hội kết hợp với sự sợ hãi, thù hằn hoặc ngờ vực vô cớ được biểu
hiện qua lời khai về hoạt động xã hội bởi gia đình hoặc người chăm sóc.
4. Các đề mục bổ sung cho Profile Nguy cơ Gây hấn (S)
S1. Giận dữ:
Đánh giá trạng thái chủ quan không hài long và bực tức đối với những người khác thông qua lời
khai của người bệnh về các cảm xúc giận dữ trong quá trình phỏng vấn và các hành vi thù hằn
tương ứng được nhận thấy trong lúc phỏng vấn hoặc được ghi nhận qua báo cáo của gia đình
hoặc người chăm sóc.
S2. Bực tức khi sự thỏa mãn các đòi hỏi bị chậm trễ:
Đánh giá sự đòi hỏi, yêu sách, các nhu cầu phải được thỏa mãn ngay lập tức và khó chịu rõ rệt
khi sự đáp ứng các nhu cầu hoặc nguyện vọng bị chậm trễ thông qua quan sát hành vi của người
bệnh trong quá trình phỏng vấn cũng như báo cáo của gia đình hoặc người chăm sóc.
S3. Cảm xúc không ổn định:
Đánh giá các biểu hiện cảm xúc không ổn định, dao động, không phù hợp và khó kiểm soát thông
qua trạng thái cảm xúc được nhận thấy trong quá trình phỏng vấn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh mắc rối loạn tâm thần phân liệt được bác sỹ chỉ định làm đánh giá.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:

145
- 01 cán bộ tâm lý đã được tập huấn thực hiện trắc nghiệm.
2. Phương tiện:
- Phòng thực hiện trắc nghiệm có không gian yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, điều hòa không khí, 01
cán bộ tâm lý hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm và đánh giá cho 01 người bệnh và người nhà.
- Bản hướng dẫn các câu hỏi của các đề mục của thang đánh giá.
- Phiếu ghi trả lời thang PANSS Quik Score.
- Phiếu chấm điểm thang PANSS.
- Biểu mẫu Profile thang PANSS.
- Máy tính, máy in, giấy in, bút.
3. Đối tượng:
- Bệnh nhân được bác sỹ chỉ định làm trắc nghiệm.
- Người bình thường có nhu cầu đánh giá IQ.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Bệnh án nội trú.
- Sổ khám bệnh ngoại trú.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
* Phỏng vấn bệnh nhân:
- Giai đoạn 1: giai đoạn không hướng dẫn nhằm thiết lập quan hệ và “khởi động” người bệnh lẫn
người phỏng vấn.
- Giai đoạn 2: phỏng vấn theo cấu trúc:
+ Khuyến khích người bệnh nói về bệnh sử của họ, các hoàn cảnh liên quan đến nhập viện,
hoàn cảnh sống và các triệu chứng nhằm thiết lập quan hệ và giúp người bệnh nói ra các lĩnh vực
mà họ quan tâm để xem cách nói chuyện, cách quan hệ, các đáp ứng về cảm xúc và vận động…
+ Người phỏng vấn tập trung vào các thông tin chuyên biệt hơn về triệu chứng nhằm mục đích
đánh giá những triệu chứng phát sinh do chính người bệnh báo cáo. Người phỏng vấn phải xác
định dự hiện diện của các triệu chứng và sau đó là mức độ nặng nhẹ của chúng dựa trên sự nổi
bật của các biểu hiện bất thường, tần số xuất hiện và ảnh hưởng của chúng trong hoạt động hang
ngày.

146
+ Người phỏng vấn quan sát các biểu hiện cơ thể, hành vi đối với người khác, các quá trình
nhận thức – ngôn ngữ, nội dung tư duy của người bệnh để đánh giá mức độ rối loạn chính xác
nhất.
* Thời gian thực hiện:
- Thời gian phỏng vấn: 40 phút.
- Thời gian xử lý kết quả, đọc kết quả, trả kết quả: 30 phút.
* Xử lý kết quả:
- Ghi điểm cho từng đề mục vào Bảng trả lời.
- Cộng điểm cho từng Thang.
- Chuyển điểm tổng của từng Thang lên diễn đồ thang PANSS. Điểm T >= 65 là có ý nghĩa về
mặt lâm sàng.
- Kết luận, trả kết quả cho người bệnh.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn.
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y
học,
2. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004

147
72. TRẮC NGHIỆM ĐIỂM MẠNH VÀ KHÓ KHĂN TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá điểm mạnh và khó khăn trẻ em SDQ25 được bác sỹ Robert Goodman xây dựng
và phát triển năm 1997. Đây là một bảng hỏi để sàng lọc hành vi ban đầu để phát hiện các rối
loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 4 đến 16 tuổi.
Nội dung của Thang đánh giá điểm mạnh và khó khăn trẻ em SDQ25
Thang đánh giá điểm mạnh và khó khăn bao gồm 25 đề mục được chia thành 5 tiểu mục: Các
triệu chứng cảm xúc (5 đề mục); các vấn đề về hành vi (5 đề mục); tăng hoạt động/ giảm chú ý (5
đề mục), vấn đề mối quan hệ bạn bè (5 đề mục) và hành vi xã hội tích cực (5 đề mục).
Phiên bản mở rộng của SDQ được bổ sung thêm việc liệu những người trả lời có nghĩ rằng con
em mình có vấn đề gì mạn tính, căng thẳng, suy giảm xã hội và là gánh nặng cho người khác hay
không.
Vì thế, SDQ bổ sung giải quyết được hiệu quả tổng thể về hành vi hay những khó khăn về xã hội,
về chất lượng cuộc sống, chức năng, gia đình, nhà trường và xã hội của trẻ em và vị thành niên.
SDQ25 có 2 phiên bản; một phiên bản dành cho trẻ tự trả lời từ 12 đến 16 tuổi; một phiên bản
dành cho trẻ từ 4 – 11 tuổi do cha mẹ hoặc người chăm sóc hoàn thành.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ em và vị thành niên cần được đánh giá về điểm mạnh và khó khăn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khác độ tuổi.
- Khác chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1.Người thực hiện:
- 01 cán bộ tâm lý đã được tập huấn thực hiện trắc nghiệm.
2. Phương tiện:
- Phòng thực hiện trắc nghiệm có không gian yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, điều hòa không khí, 01
cán bộ tâm lý hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm và đánh giá cho 01 bệnh nhân.
- Bản ghi đánh giá điểm mạnh và khó khăn trẻ em SDQ25.
- Máy tính, máy in, giấy in, bút.
3. Đối tượng:
- Người bệnh được bác sỹ chỉ định làm trắc nghiệm.
4. Hồ sơ bệnh án:

148
- Bệnh án nội trú.
- Sổ khám bệnh ngoại trú.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật:
Hướng dẫn người bệnh thực hiện trắc nghiệm:
- Cán bộ trắc nghiệm làm quen để tạo không khí thoải mái, tránh tâm lý căng thẳng ở người bệnh.
- Cán bộ trắc nghiệm hướng dẫn trẻ hoặc cha/mẹ trẻ hoàn thành bài trắc nghiệm.
- Đánh giá cho điểm theo bản hướng dẫn cho điểm của SDQ25.
Xử lý kết quả:
- Tổng điểm khó khăn từ 0 – 40, bao gồm điểm của các tiểu thang vấn đề tình cảm, vấn đề hành
vi, vấn đề quan hệ bạn bè, vấn đề tăng động/giảm chú ý – không bao gồm vấn đề xã hội tích cực.
- Tổng điểm khó khăn từ 14 đến 16: mức ranh giới
Từ 17 – 40: có khó khăn.
VI. THEO DÕI
Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa có báo cáo tai biến trong y văn.
- Cách xử trí tai biến cũng không thấy đề cập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


3. Goodman, R. (1997). The Strengths and Difficulties Questtionnaire: A research note. Journal
of Child Psychology and Psychiatry, 38(5), 581-586.
4. Goodman, R. (1999). The extended version of the Strengths and Diffficulties Questionnaire as
a guide to child psychiatric caseness and consequent burden. Journal of Child Psychology and
Psychiatry, 40(5), 791-799.

149
74. THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM LO ÂU HAD
(HOSPITAL ANXIETY DEPRESSION SCALE (H.A.D)
I.ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá trầm cảm – lo âu H.A.D (Hospital Anxiety Depression Scale) là thang tự đánh
giá lo âu và trầm cảm ở những bệnh nhân có rối loạn về cơ thể và tâm thần do Zigmond & Snaith
(Thụy Điển) thiết kế năm 1983.
Thang đánh giá trầm cảm – lo âu H.A.D là thang tự đáng giá gồm 14 đề mục, trong đó 7 đề mục
đánh giá lo âu (gồm các câu: 2, 4, 6, 8, 11, 12 và 14) và 7 đề mục đánh giá trầm cảm (gồm các
câu: 1, 3, 5, 7, 9, 10 và 13).
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng trầm cảm, trầm cảm tái diễn, rối loạn trầm cảm,
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả:
Mỗi phương án trả lời của từng đề mục đã có sẵn mức điểm trên đầu câu. Tổng điểm của thang
đánh giá được tính trên tổng các điểm tương ứng với câu trả lời của bệnh nhân.
Kết quả được đánh giá như sau:
0 – 7 điểm: bình thường;
8 – 10 điểm: ranh giới;
≥ 11 điểm: có trầm cảm/lo âu.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn

150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y
học,
11. Nguyễn Công Khanh (2000), “Trị liệu hành vi”, Tâm lý trị liệu, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà
Nội,
12. Lương Hữu Thông(2001), “Rối loạn khí sắc”, Bài giảng tâm thần học, Nxb Y học,
13. Lương Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”, Sức khỏe tâm thần vàCác rối loạn tâm thần thường
gặp, Nxb Lao động,
14. Trần Đình Xiêm (1995), “Các rối loạn khí sắc”, Tâm thần học, Nxb Y học.

151
75. TRẮC NGHIỆM LO ÂU LAN TỎA GAD- 7
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang đo GAD -7 là thang đánh giá lo âu của Spitzer và cộng sự được Nhóm nghiên cứu của
bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa. GAD -7 dựa trên các tiêu chí chẩn đoán
được mô tả trong DSM-IV. Nó bao gồm bảy câu hỏi và được tính toán bằng cách gán điểm số từ
0, 1, 2, và 3: yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần
vừa qua.Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau. Trong đó: Không ngày nào là 0 điểm; Vài
ngày là 1 điểm; Hơn một nửa số ngày là 2 điểm; Gần như mọi ngày là 3 điểm
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân có rối loạn lo âu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:
Tính điểm tổng của thang đo rồi phân nhóm các biểu hiện:
0 -4 điểm: Không có lo âu
5-9 điểm: Lo âu nhẹ
10-14 điểm: Lo lắng vừa phải
15-21 điểm: Lo âu nặng
Ưu điểm: GAD -7 có tính năng hoạt động tương đối tốt cho ba rối loạn lo âu khác thường - rối
loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Nhiều Gần như
Không Xuất hiện
Nội dung hơn nửa hàng
xuất hiện vài ngày
thời gian ngày
1. Cảm giác bối rối, lo lắng và bực mình

152
2. Không thể ngừng lo lắng hoặc kiểm soát sự
lo lắng đó
3. Lo lắng quá mức về nhiều điều khác nhau
4. Khó thư giãn
5. Thấy bồn chồn bứt rứt đến mức không thể
ngồi yên được
6. Dễ trở nên cáu kỉnh và bực bội
7. Cảm thấy sợ hãi như thể có điều gì đó
khủng khiếp sắp xảy ra
VI. THEO DÕI
- Theo dõi hành vi xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá
VII TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004.
2. Trần Trọng Thùy (1992) Khoa học chẩn đoán tâm lý. NXB Giáo dục.

153
69. TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - ASQ
I. ĐẠI CƯƠNG
Thang ASQ dùng Lượng giá sự phát triển theo tuổi nhằm phát hiện sớm bất thường của trẻ cũng
như đánh giá được sự tiến bộ của trẻ sau điều trị.
Hệ thống ASQ được trình bày lần đầu tiên trên một bài báo của Hilda Knobloch và các đồng
nghiệp của bà xuất bản năm 1979 (Knobloch, Stevens, Malone, Ellison & Risemburg, 1979).
Trong nghiên cứu này, có 36 câu hỏi đánh giá sự phát triển của trẻ từ 20 đến 32 tuần tuổi được
gửi cho cha mẹ của 526 trẻ nhỏ 28 tuần tuổi có nguy cơ cao trong phát triển. Bảng hỏi đã được
cha mẹ trẻ hoàn thành và gửi lại. Theo điểm số, trẻ được phân thành các mức độ: Bình thường,
bất thường hoặc nghi ngờ. Khi được 40 tuần tuổi, trẻ được đánh giá tại phòng khám chuyên môn
hoặc bệnh viện. Theo Knobloch (1979), đánh giá của chuyên gia và cha mẹ nhìn chung đã thống
nhất trong sự phân loại trẻ. Sự thành công của nghiên cứu này cho thấycó thể phát triển một hệ
thống đánh giáchức năng của trẻ sơ sinh và trẻ lớn dựatrên những thông tin phản hồi từ cha
mẹhoặc người chăm sóc chúng.
Vào năm 1980, nhóm tác giả thuộc Chương trình can thiệp sớm, Trường Đại học Oregon (Hoa
kì) đã nhận được sự tài trợ từ Viện Nghiên cứu người khuyết tật Hoa Kì để nghiên cứu hệ thống 6
bảng hỏi dành cho cha mẹ thực hiện đối với trẻ ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Nghiên cứu đã xem xét
thời điểm có nguy cơ chậm phát triển của trẻ nhỏ từ 4 - 24 tháng tuổi. Những phát hiện từ nghiên
cứu này trong 3 năm đạt kết quả đáng khích lệ. Thứnhất, hầu hết phụ huynh không cảm thấy bị
phiền toái khi hoàn thành bảng hỏi. Thứ hai, sự kiểm tra - kiểm tra lại có độ tin cậy hơn 90%.
Thứ ba, có sự phù hợp lớn giữa sự phân loại của cha mẹ trẻ sử dụng bảng hỏi và sự phân loại của
một chuyên gia đã được tập huấn (Knobloch và những người khác). Từ năm 1983 đến 1985, việc
sử dụng ASQ đánh giá trẻ nhỏ được thực hiện khắp từ trung tâm chăm sóc sâu (chuyên chăm sóc
trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt) đến những cơ sở y tế địa phương và cả bệnh viện đa khoa.
Trong suốt thời gian này, những tiêu chí của bảng hỏi dành cho trẻ 30 - 36 tháng tuổi đã được
phát triển trên cơ sở của sáu bảng hỏi gốc dành cho cha mẹ. Năm 1985, kết quả nghiên cứu được
thực hiện trong 3 năm cho thấy: có sự thống nhất cao giữa phụ huynh và chuyên gia trong việc
phân loại trẻ. Trong những năm 1988 - 1991, nghiên cứu nhằm tìm hiểu hai vấn đề: (i) Cha mẹ
của nhóm trẻ chịu rủi ro cao có thể hoàn thành chính xác bảng hỏi không?; (ii) Có phải việc hoàn
thành bảng hỏi có ảnh hưởng đến thái độ và kiến thức của phụ huynh về sự phát triển của trẻ?
Những kết quả từ 3 năm nghiên cứu rộng rãi cho thấy: Cha mẹ có thu nhập thấp, cha mẹ có hạn
chế về trình độ giáo dục chung, cha mẹ tuổi vị thành niên và cha mẹ bị lạm dụng, lệ thuộc đều có
thể hoàn thành chính xác bảng hỏi (Squires, Potter, Bricker & Lamorey).

154
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ em tuổi từ 0-6 tuổi (bình thường, theo dõi khuyết tật và khuyết tật đã được chẩn đoán trước
đó).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
IV. CHUẨN BỊ
- Phòng riêng tư để khám và thực hiện đánh giá
- Biểu mẫu test, phiếu trả kết quả.
- Các dụng cụ hỗ trợ thực hiện trắc nghiệm
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước tiến hành
 Cách đánh giá
- Hỏi tên, tháng và năm sinh của trẻ để tìm ra Phiếu đánh giá thích hợp.
- Đánh giá lần lượt theo trình tự các câu hỏi của Phiếu đánh giá
- Đánh giá từng mục một và dành thời gian cho trẻ thực hiện hoạt động.
- Nếu trẻ không làm được hỏi gia đình xem những lúc khác trẻ có làm được hay không
 Cách điền phiếu
- Người phỏng vấn điền câu trả lời vào “Phiếu đánh giá” bằng cách đánh dấu (x) hoặc (1) vào
đúng ô “Có” hoặc “Không” trung thành với mức phát triển của trẻ.
- Không tự ý thay đổi kết quả đánh giá.
 Người đánh giá phải
- Đọc trước và hiểu rõ từng câu hỏi trước khi đánh giá.
- Lặp lại ba lần nếu nghi ngờ đánh giá không chính xác.
- Động viên khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động
 Đánh giá kết quả
- Phiếu số 1: Trẻ bị nghi ngờ có rối loạn phát triển khi ”Có” bất cứ 1 dấu hiệu bất thường (Khi
có bất cứ câu trả lời nào rơi vào ô ”Có”).
- Phiếu số 2 - 9: Trẻ bị nghi ngờ có rối loạn phát triển khi
+ ”Không” làm được 2 trong 3 kỹ năng của các lĩnh vực Giao tiếp - Ngôn ngữ; Vận động thô,
Vận động tinh; Bắt chước và Học, Cá nhân - Xã hội (Câu hỏi 1-15), hoặc

155
+ “Có” 1 trong các dấu hiệu chung bất thường (Câu hỏi 16-20).
Lưu ý: Các phiếu sàng lọc từ phiếu số 2 trở đi có thể áp dụng cho trẻ có độ tuổi trước hoặc sau
mốc độ tuổi quy định ở trên khoảng 10 ngày.
Bước 3:Giáo dục tâm lý ban đầu cho gia đình hoặc bệnh nhân. Sau khi hoàn thành, chuyển lại
cho bác sĩ điều trị.
Bước 4: Dựa vào kết quả đánh giá lâm sàng và kết quả trắc nghiệm đưa ra chẩn đoán.
Bước 5: Bác sĩ điều trị dựa vào mong muốn của người nhà bệnh nhân để đưa ra quyết định
phương pháp can thiệp
VI. THEO DÕI
- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS, TS Nguyễn Văn Nhận, TS Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

156
71. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Định nghĩa:Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhu cầu, tình cảm giữa ít nhất hai đối
tượng (người gửi và người nhận ) nhờ các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.
- Các hình thức của giao tiếp
+ Giao tiếp có lời: Gồm lời nói và chữ viết
+ Giao tiếp không lời: Gồm ngôn ngữ cơ thể (giao tiếp bằng nét mặt, ánh mắt, tư thế, cơ thể,
giọng nói). Dùng dấu và hình vẽ
II. CHỈ ĐỊNH:
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
- Chậm phát triển tâm thần
- Trẻ tự kỷ, bại não…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi phù hợp với các bài tập.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)

157
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 4 buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho từng
bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 60 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
 Bước 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề về giao tiếp của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị
 Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của trẻ để hợp tác trong quá trình trị liệu
- Cùng lên kế hoạch điều trị.
 Bước 3: Tiến hành can thiệp theo kế hoạch
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân khắc phục các vấn đề khó khăn khi giao tiếp.
- Phát triển các kỹ năng giao tiếp đã có của bệnh nhân.
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch can thiệp
VI. THEO DÕI:
- Đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN:
Không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO

158
15. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y
học,
16. Tài liệu về Chậm phát triển ngôn ngữ Trên Internet:http://www.lamchame.com,
http://www.webtretho.com/forum)

159
75. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Định nghĩa: là những kĩ năng học sinh sử dụng tại môi trường lớp học, trường học hoặc liên
quan đến các yếu tố của trường lớp, được thể hiện ở khả năng thực hiện có kết quả một hành
động hay hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành
động phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giúp cho các em thích ứng với cuộc sống ở trườn tểu
học.
- Các kỹ năng tiền học đường cần chuẩn bị
 Tính kỉ luật, tuân thủ quy định
 Thực hiện các mệnh lệnh trong lớp của người hướng dẫn/giáo viên
 Biết chờ đợi đến lượt
 Tập trung chú ý
 Kiểm soát hành vi trong lớp
 Giao tiếp, tương tác
 Thể hiện nhu cầu khi ở trong lớp với các thành viên khác
 Thiết lập được mối quan hệ với các bạn trong lớp
 Bảo vệ bản thân
 Tự thực hiện các hoạt động tự chăm sóc cá nhân
 Cách xử lý một số tình huống khẩn cấp trong môi trường học đường.
 Chuẩn bị kiến thức cơ bản
 Nhận biết số, đếm số…
 Các khái niệm cơ bản
 Phát âm, nói diễn đạt để người khác hiểu được ý mình
II. CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần, tăng động, giảm tập trung chú ý, tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ
diễn đạt… chuẩn bị hòa nhập, vào lớp 1.
- Bệnh nhân gặp những khó khăn về tâm lý khi chuẩn bị vào lớp 1.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: Bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh

160
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi phù hợp với các bài tập.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện 4 buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho từng
bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 60 – 90 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
 Bước 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề còn cần được hỗ trợ của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị.
 Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của bệnh để hợp tác trong quá trình trị liệu
- Cùng lên kế hoạch điều trị.
 Bước 3: Thực hiện kế hoạch trị liệu

161
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân khắc phục các vấn đề khó khăn.
- Phát triển các kỹ năng đã có của bệnh nhân.
- Hướng dẫn cho người nhà cùng hỗ trợ thực hiện các hoạt động.
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch, các bài tập can thiệp
VI. THEO DÕI:
- Đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần để nhận xét sự đáp ứng điều trị
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến

162
76. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CẢ NGÀY

I. ĐẠI CƯƠNG:
- Định nghĩa: Ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng để tích trữ và trao đổi thông tin. Ngôn ngữ
diễn đạt liên quan đến khả năng phát ra những biểu tượng qua thị giác (viết, ra dấu) hoặc thính
giác (lời nói). Ngôn ngữ cảm nhận liên quan đến khả năng giải mã (vd: biết ý nghĩa) lời nói của
người khác bằng kỹ năng thị giác (hiểu điều được đọc hoặc ra dấu) hoặc thính giác (hiểu qua lắng
nghe). Lời nói liên quan đến khía cạnh cơ học của việc phát âm.
- Sự phát triển ngôn ngữ bình thường
 Trước ngôn ngữ (đến 12-18 tháng tuổi)
 Khi mới chào đời, trẻ khóc để biệu lộ sự khó chịu sinh lý (đói, khát, ướt tã..) đồng thời bày tỏ
cảm giác (giận dữ, không kiên nhẫn, đau đớn, thỏa mãn, thích thú).
 Từ 1 tháng tuổi: bi bô và bé phát âm để đáp lại những kích thích.
 Từ 6-8 tháng tuổi: trẻ nhại lời nghĩa là lặp lại lời nói của mẹ, bắt đầu bập bẹ: “ba-ba-ba”.
 12 tháng tuổi: nói được 5-10 từ, bắt đầu từ “ba”, “má”. Trẻ bắt đầu chỉ đồ vật trẻ yêu cầu bằng
ngón tay trỏ.
 Từ 14 tháng tuổi, trẻ đạt được sự chú ý liên kết: vừa chỉ đồ vật trẻ quan tâm, vừa nhìn người
chăm sóc trẻ.
 Từ 18 tháng tuổi: cụm 2 từ như “đi ba”, “ngủ bé”. Bé bắt đầu hiểu từ “không” và có thể chống
đối.
 2 tuổi: 200 từ với ngôn ngữ hiểu trước ngôn ngữ nói.
 Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nói chuyện với bé để bé có thể “tắm trong ngôn ngữ”.
- Rối loạn phát triển ngôn ngữ:
 Sự phát triển bất thường xảy ra khi sự đạt được ngữ âm của trẻ bị trì hoãn, đưa đến: phát âm
sai gây khó khăn cho những người khác là không thể hiểu được trẻ; sự bỏ sót, không chính xác
hay thay thế của các ngữ âm. − Chẩn đoán chỉ được thiết lập chỉ khi sự nghiêm trọng của rối loạn
về phát âm nằm ngoài những giới hạn của sự thay đổi bình thường theo tuổi tâm thần của trẻ; trí
tuệ phần ngôn ngữ không lời nằm trong giới hạn bình thường, Rối loạn ngôn ngữ liên quan đến
khiếm khuyết trong khả năng giải mã thông tin qua ý nghĩa biểu tượng.
 Rối loạn lời nói liên quan đến khiếm khuyết phát âm.
 Đây là rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 10% trẻ trước tuổi đi học

163
 Trẻ trai thường gặp những khó khăn trong việc phát âm nhiều hơn bé gái, với tỉ lệ là 4:1 hoặc
có báo cáo khác là 2:1. − 30-60% trẻ có tiền sử gia đình là một hay nhiều thành viên trực tiếp có
rối loạn tương tự.
 Nguyên nhân Nguyên nhân của rối loạn này thì chưa được biết. Một số yếu tố được cho là
nguyên nhân của rối loạn này bao gồm: (1) những bất thường khó thấy ở não, (2) yếu tố di
truyền, (3) các ảnh hưởng của môi trường, (4) sự chưa trưởng thành của quá trình phát triển hệ
thần kinh, (5) các yếu tố về ngôn ngữ và (6) những tiến trình về thính giác.
II. CHỈ ĐỊNH: Phát triển và chỉnh sửa ngôn ngữ trong các rối loạn
- Các rối loạn đặc hiệu trong sự phát âm
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhân
- Nói lắp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp ngôn ngữ.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi phù hợp với các bài tập.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ.
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân.

164
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho từng
bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 45 phút và thực hiện 2 buổi/1 ngày gồm các
bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
 Bước 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề rối loạn ngôn ngữ của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị
 Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của trẻ để hợp tác trong quá trình trị liệu
 Bước 3: Tiến hành can thiệp theo kế hoạch
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân phát triển ngôn ngữ
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch can thiệp
VI. THEO DÕI:
- Đánh giá mức độ phát triển giao tiếp của bệnh nhân
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện thay đổi của bệnh lý và hiệu quả điều trị một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu cung cấp cho gia đình trẻ chậm nói, tự kỷ của trung tâm Hy vọng số 1 Hà nội-Hội
cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà nội
2. Giao tiếp với trẻ em- tài liệu huấn luyện ngôn ngữ Tera Winterton

165
3. Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên- Đại học Quốc gia Hà nội

166
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU NỬA NGÀY

III. ĐẠI CƯƠNG:


- Định nghĩa: Ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng để tích trữ và trao đổi thông tin. Ngôn ngữ
diễn đạt liên quan đến khả năng phát ra những biểu tượng qua thị giác (viết, ra dấu) hoặc thính
giác (lời nói). Ngôn ngữ cảm nhận liên quan đến khả năng giải mã (vd: biết ý nghĩa) lời nói của
người khác bằng kỹ năng thị giác (hiểu điều được đọc hoặc ra dấu) hoặc thính giác (hiểu qua lắng
nghe). Lời nói liên quan đến khía cạnh cơ học của việc phát âm.
- Sự phát triển ngôn ngữ bình thường
 Trước ngôn ngữ (đến 12-18 tháng tuổi)
 Khi mới chào đời, trẻ khóc để biệu lộ sự khó chịu sinh lý (đói, khát, ướt tã..) đồng thời bày tỏ
cảm giác (giận dữ, không kiên nhẫn, đau đớn, thỏa mãn, thích thú).
 Từ 1 tháng tuổi: bi bô và bé phát âm để đáp lại những kích thích.
 Từ 6-8 tháng tuổi: trẻ nhại lời nghĩa là lặp lại lời nói của mẹ, bắt đầu bập bẹ: “ba-ba-ba”.
 12 tháng tuổi: nói được 5-10 từ, bắt đầu từ “ba”, “má”. Trẻ bắt đầu chỉ đồ vật trẻ yêu cầu
bằng ngón tay trỏ.
 Từ 14 tháng tuổi, trẻ đạt được sự chú ý liên kết: vừa chỉ đồ vật trẻ quan tâm, vừa nhìn người
chăm sóc trẻ.
 Từ 18 tháng tuổi: cụm 2 từ như “đi ba”, “ngủ bé”. Bé bắt đầu hiểu từ “không” và có thể
chống đối.
 2 tuổi: 200 từ với ngôn ngữ hiểu trước ngôn ngữ nói.
 Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nói chuyện với bé để bé có thể “tắm trong ngôn ngữ”.
- Rối loạn phát triển ngôn ngữ:
 Sự phát triển bất thường xảy ra khi sự đạt được ngữ âm của trẻ bị trì hoãn, đưa đến: phát âm
sai gây khó khăn cho những người khác là không thể hiểu được trẻ; sự bỏ sót, không chính xác
hay thay thế của các ngữ âm. − Chẩn đoán chỉ được thiết lập chỉ khi sự nghiêm trọng của rối loạn
về phát âm nằm ngoài những giới hạn của sự thay đổi bình thường theo tuổi tâm thần của trẻ; trí
tuệ phần ngôn ngữ không lời nằm trong giới hạn bình thường, Rối loạn ngôn ngữ liên quan đến
khiếm khuyết trong khả năng giải mã thông tin qua ý nghĩa biểu tượng.
 Rối loạn lời nói liên quan đến khiếm khuyết phát âm.
 Đây là rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 10% trẻ trước tuổi đi học

167
 Trẻ trai thường gặp những khó khăn trong việc phát âm nhiều hơn bé gái, với tỉ lệ là 4:1 hoặc
có báo cáo khác là 2:1. − 30-60% trẻ có tiền sử gia đình là một hay nhiều thành viên trực tiếp có
rối loạn tương tự.
 Nguyên nhân Nguyên nhân của rối loạn này thì chưa được biết. Một số yếu tố được cho là
nguyên nhân của rối loạn này bao gồm: (1) những bất thường khó thấy ở não, (2) yếu tố di
truyền, (3) các ảnh hưởng của môi trường, (4) sự chưa trưởng thành của quá trình phát triển hệ
thần kinh, (5) các yếu tố về ngôn ngữ và (6) những tiến trình về thính giác.
II. CHỈ ĐỊNH: Phát triển và chỉnh sửa ngôn ngữ trong các rối loạn
- Các rối loạn đặc hiệu trong sự phát âm
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhân
- Nói lắp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
13. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp ngôn ngữ.
14. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi phù hợp với các bài tập.
15. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
16. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ.
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân.

168
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho từng
bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 60 phút trong một ngày gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
 Bước 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề rối loạn ngôn ngữ của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị
 Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của trẻ để hợp tác trong quá trình trị liệu
 Bước 3: Tiến hành can thiệp theo kế hoạch
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân phát triển ngôn ngữ
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch can thiệp
VI. THEO DÕI:
- Đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu cung cấp cho gia đình trẻ chậm nói, tự kỷ của trung tâm Hy vọng số 1 Hà nội-
Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà nội
2. Giao tiếp với trẻ em- tài liệu huấn luyện ngôn ngữ Tera Winterton
3. Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên- Đại học Quốc gia Hà nội

169
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
77. NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU NỬA NGÀY
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Định nghĩa: Ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng để tích trữ và trao đổi thông tin. Ngôn ngữ
diễn đạt liên quan đến khả năng phát ra những biểu tượng qua thị giác (viết, ra dấu) hoặc thính
giác (lời nói). Ngôn ngữ cảm nhận liên quan đến khả năng giải mã (vd: biết ý nghĩa) lời nói của
người khác bằng kỹ năng thị giác (hiểu điều được đọc hoặc ra dấu) hoặc thính giác (hiểu qua lắng
nghe). Lời nói liên quan đến khía cạnh cơ học của việc phát âm.
- Sự phát triển ngôn ngữ bình thường
 Trước ngôn ngữ (đến 12-18 tháng tuổi)
 Khi mới chào đời, trẻ khóc để biệu lộ sự khó chịu sinh lý (đói, khát, ướt tã..) đồng thời bày tỏ
cảm giác (giận dữ, không kiên nhẫn, đau đớn, thỏa mãn, thích thú).
 Từ 1 tháng tuổi: bi bô và bé phát âm để đáp lại những kích thích.
 Từ 6-8 tháng tuổi: trẻ nhại lời nghĩa là lặp lại lời nói của mẹ, bắt đầu bập bẹ: “ba-ba-ba”.
 12 tháng tuổi: nói được 5-10 từ, bắt đầu từ “ba”, “má”. Trẻ bắt đầu chỉ đồ vật trẻ yêu cầu
bằng ngón tay trỏ.
 Từ 14 tháng tuổi, trẻ đạt được sự chú ý liên kết: vừa chỉ đồ vật trẻ quan tâm, vừa nhìn người
chăm sóc trẻ.
 Từ 18 tháng tuổi: cụm 2 từ như “đi ba”, “ngủ bé”. Bé bắt đầu hiểu từ “không” và có thể
chống đối.
 2 tuổi: 200 từ với ngôn ngữ hiểu trước ngôn ngữ nói.
 Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nói chuyện với bé để bé có thể “tắm trong ngôn ngữ”.
- Rối loạn phát triển ngôn ngữ:
 Sự phát triển bất thường xảy ra khi sự đạt được ngữ âm của trẻ bị trì hoãn, đưa đến: phát âm
sai gây khó khăn cho những người khác là không thể hiểu được trẻ; sự bỏ sót, không chính xác
hay thay thế của các ngữ âm. − Chẩn đoán chỉ được thiết lập chỉ khi sự nghiêm trọng của rối loạn
về phát âm nằm ngoài những giới hạn của sự thay đổi bình thường theo tuổi tâm thần của trẻ; trí
tuệ phần ngôn ngữ không lời nằm trong giới hạn bình thường, Rối loạn ngôn ngữ liên quan đến
khiếm khuyết trong khả năng giải mã thông tin qua ý nghĩa biểu tượng.
 Rối loạn lời nói liên quan đến khiếm khuyết phát âm.
 Đây là rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 10% trẻ trước tuổi đi học

170
 Trẻ trai thường gặp những khó khăn trong việc phát âm nhiều hơn bé gái, với tỉ lệ là 4:1 hoặc
có báo cáo khác là 2:1. − 30-60% trẻ có tiền sử gia đình là một hay nhiều thành viên trực tiếp có
rối loạn tương tự.
 Nguyên nhân Nguyên nhân của rối loạn này thì chưa được biết. Một số yếu tố được cho là
nguyên nhân của rối loạn này bao gồm: (1) những bất thường khó thấy ở não, (2) yếu tố di
truyền, (3) các ảnh hưởng của môi trường, (4) sự chưa trưởng thành của quá trình phát triển hệ
thần kinh, (5) các yếu tố về ngôn ngữ và (6) những tiến trình về thính giác.
II. CHỈ ĐỊNH: Phát triển và chỉnh sửa ngôn ngữ trong các rối loạn
- Các rối loạn đặc hiệu trong sự phát âm
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhân
- Nói lắp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp ngôn ngữ.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi phù hợp với các bài tập.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ.
- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân.

171
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho từng
bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 60 phút trong một ngày gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LIỆU PHÁP:
 Bước 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề rối loạn ngôn ngữ của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị
 Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của trẻ để hợp tác trong quá trình trị liệu
 Bước 3: Tiến hành can thiệp theo kế hoạch
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân phát triển ngôn ngữ
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch can thiệp
VI. THEO DÕI:
- Đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu cung cấp cho gia đình trẻ chậm nói, tự kỷ của trung tâm Hy vọng số 1 Hà nội-
Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà nội
2. Giao tiếp với trẻ em- tài liệu huấn luyện ngôn ngữ Tera Winterton
3. Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên- Đại học Quốc gia Hà nội

172
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
78. NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU THEO NHÓM

I. ĐẠI CƯƠNG:
- Định nghĩa: Ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng để tích trữ và trao đổi thông tin. Ngôn ngữ
diễn đạt liên quan đến khả năng phát ra những biểu tượng qua thị giác (viết, ra dấu) hoặc thính
giác (lời nói). Ngôn ngữ cảm nhận liên quan đến khả năng giải mã (vd: biết ý nghĩa) lời nói của
người khác bằng kỹ năng thị giác (hiểu điều được đọc hoặc ra dấu) hoặc thính giác (hiểu qua lắng
nghe). Lời nói liên quan đến khía cạnh cơ học của việc phát âm.
- Sự phát triển ngôn ngữ bình thường
 Trước ngôn ngữ (đến 12-18 tháng tuổi)
 Khi mới chào đời, trẻ khóc để biệu lộ sự khó chịu sinh lý (đói, khát, ướt tã..) đồng thời bày tỏ
cảm giác (giận dữ, không kiên nhẫn, đau đớn, thỏa mãn, thích thú).
 Từ 1 tháng tuổi: bi bô và bé phát âm để đáp lại những kích thích.
 Từ 6-8 tháng tuổi: trẻ nhại lời nghĩa là lặp lại lời nói của mẹ, bắt đầu bập bẹ: “ba-ba-ba”.
 12 tháng tuổi: nói được 5-10 từ, bắt đầu từ “ba”, “má”. Trẻ bắt đầu chỉ đồ vật trẻ yêu cầu bằng
ngón tay trỏ.
 Từ 14 tháng tuổi, trẻ đạt được sự chú ý liên kết: vừa chỉ đồ vật trẻ quan tâm, vừa nhìn người
chăm sóc trẻ.
 Từ 18 tháng tuổi: cụm 2 từ như “đi ba”, “ngủ bé”. Bé bắt đầu hiểu từ “không” và có thể chống
đối.
 2 tuổi: 200 từ với ngôn ngữ hiểu trước ngôn ngữ nói.
 Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nói chuyện với bé để bé có thể “tắm trong ngôn ngữ”.
- Rối loạn phát triển ngôn ngữ:
 Sự phát triển bất thường xảy ra khi sự đạt được ngữ âm của trẻ bị trì hoãn, đưa đến: phát âm
sai gây khó khăn cho những người khác là không thể hiểu được trẻ; sự bỏ sót, không chính xác
hay thay thế của các ngữ âm. − Chẩn đoán chỉ được thiết lập chỉ khi sự nghiêm trọng của rối loạn
về phát âm nằm ngoài những giới hạn của sự thay đổi bình thường theo tuổi tâm thần của trẻ; trí
tuệ phần ngôn ngữ không lời nằm trong giới hạn bình thường, Rối loạn ngôn ngữ liên quan đến
khiếm khuyết trong khả năng giải mã thông tin qua ý nghĩa biểu tượng.
 Rối loạn lời nói liên quan đến khiếm khuyết phát âm.
 Đây là rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 10% trẻ trước tuổi đi học

173
 Trẻ trai thường gặp những khó khăn trong việc phát âm nhiều hơn bé gái, với tỉ lệ là 4:1 hoặc
có báo cáo khác là 2:1. − 30-60% trẻ có tiền sử gia đình là một hay nhiều thành viên trực tiếp có
rối loạn tương tự.
 Nguyên nhân Nguyên nhân của rối loạn này thì chưa được biết. Một số yếu tố được cho là
nguyên nhân của rối loạn này bao gồm: (1) những bất thường khó thấy ở não, (2) yếu tố di
truyền, (3) các ảnh hưởng của môi trường, (4) sự chưa trưởng thành của quá trình phát triển hệ
thần kinh, (5) các yếu tố về ngôn ngữ và (6) những tiến trình về thính giác.
II. CHỈ ĐỊNH: Phát triển và chỉnh sửa ngôn ngữ trong các rối loạn
- Các rối loạn đặc hiệu trong sự phát âm
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
- Nói lắp
- Chậm phát triển tâm thần
- Trẻ tự kỷ, bại não…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp ngôn ngữ.
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh hoặc môi trường sinh hoạt ngoài trời có
không gian thoáng mát.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi dụng cụ phù hợp với các hoạt động.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CẤU TRÚC MỘT BUỔI ĐIỀU TRỊ:

174
- Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác

- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và địa
chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân.
- Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện các buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho
từng bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 60 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
 Bước 1: Đánh giá bệnh nhân, phân loại và sắp xếp nhóm cho các đối tượng
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề về giao tiếp của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị.
 Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của trẻ để hợp tác trong quá trình trị liệu
- Cùng lên kế hoạch điều trị.
 Bước 3: Xác định các hoạt động nhóm phù hợp cho từng nhóm đối tượng
Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân khắc phục các vấn đề khó khăn về ngôn ngữ.
- Phát triển các kỹ năng giao tiếp đã có của bệnh nhân.
- Hướng dẫn cho người nhà cùng hỗ trợ thực hiện các hoạt động.
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch, các bài tập can thiệp
VI. THEO DÕI
- Đánh giá mức độ phát triển giao tiếp của bệnh nhân
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện thay đổi của bệnh lý và hiệu quả điều trị một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến

175
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu cung cấp cho gia đình trẻ chậm nói, tự kỷ của trung tâm Hy vọng số 1 Hà nội-Hội
cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà nội
2. Giao tiếp với trẻ em- tài liệu huấn luyện ngôn ngữ Tera Winterton
3. Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên- Đại học Quốc gia Hà nội

176
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
89. ÁP DỤNG PHÂN TÍCH HÀNH VI (ABA)

I. ĐẠI CƯƠNG:
Thuyết hành vi bắt nguồn từ trong lý thuyết học tập cổ điển của Watson đưa ra khái niệm hộp đen
(black box) tức ông chỉ quan sát những hành vi bên ngoài mà không đi sâu vào tìm hiểu cơ chế
tâm lý chiều sâu bên trong và năm 1924 Ông đưa ra “học thuyết hành vi” (các tiếp thu có được
thông qua rèn luyện có điều kiện và có thể quan sát đo lường được).
Học thuyết phản xạ có điều kiện dựa trên các thực nghiệm của Pavlov (1927), Skinner (1938) đã
phát triển kỹ thuật điều kiện hóa và đưa học thuyết về điều kiện hóa thực thi.
Theo đó hành vi của con người được học thông qua trải nghiệm và là chức năng tương tác giữa
họ và môi trường. Các hành vi được hình thành bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này
và lặp lại những hành vi đó. Cả những hành vi bình thường và bất thường đều được hình thành
theo chuỗi kích thích – phản ứng trên ba quá trình cơ bản: điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa
tạo tác và học qua quan sát.
Phương pháp ABA: Phân tích Hành vi Ứng dụng: Là phưong pháp phân tích các hành vi không
thích hợp, bất thường bằng cách tìm nguyên nhân xảy ra hành vi, tần suất, hậu quả của hành vi,
để loại bỏ hành vi nếu có thể và thay thế bằng một hành vi mới thích hợp hơn, giảm sự tác động
của nguyên nhân dựa trên nguyên tắc: Hành vi được củng cố sẽ được lập lại nhiều lần hơn hành
vi không được quan tâm.Đào tạo các kỹ năng riêng biệt cho trẻ bằng cách các nhiệm vụ được
chia thành từng phần ngắn và đơn giản. Ưu điểm của phương pháp này là: Có kết quả nhất quán
khi dạy những kỹ năng và những hành vi mới cho trẻ tự kỷ, cách dạy rõ ràng, chia các nhiệm vụ
ra từng bước nhỏ.Về nhược điểm: cần rất nhiều thời gian, Ảnh hưởng đến thời gian của gia đình,
không giúp trẻ đâp ứng hoàn cảnh mới.
II. CHỈ ĐỊNH: Thay đổi hành vi trong các rối loạn
- Rối loạn hành vi trẻ em
- Tự kỷ
- Tăng động
- Rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt
- Triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt
- Chậm phát triển tâm thần
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: không có chống chỉ đinh
IV. CHUẨN BỊ

177
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp hành vi
2. Phương tiện:
-‘Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Vật củng cố phù hợp với nhu cầu của từng trẻ
- Dụng cụ trò chơi kết hợp với tiết dạy.
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1 -Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)
2- Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3-Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện các buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho
từng hành vi, mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
Mô hình một buổi dạy:
 Xác định Hành vi đích: Tùy theo từng trẻ, Ví dụ: Bắt chước vận động
Mục tiêu hành vi: khi được hướng dẫn “làm như thế này”, trẻ sẽ làm 10 động tác ngẫu nhiên,
trong đó có 80% động tác là chính xác theo yêu cầu sau 3 buổi tập liên tiếp.
 Định nghĩa hành vi đích: Một bắt chước chính xác được định nghĩa là một đáp ứng gần giống
với mô hình mà người dạy làm và nó xảy ra sau khi làm mô hình 5 giây.
 Vị trí, thời gian và hoạt động dạy: các buổi dạy định hướng đều xảy tại bàn
 Vật liệu hỗ trợ: Tùy theo yêu cầu tiết dạy.

178
 Các vật củng cố: Đánh giá vật củng cố được thực hiện dựa trên cơ sở hằng ngày. Chúng ta có
thể xác định những lời khen, hoặc những thức ăn mà trẻ yêu thích như khoai tây chiên, kẹo,
bánh.. như là các vật củng cố.
 Hệ thống đo: Phần trăm các thử nghiệm đúng.
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tiến triển hằng ngày của bệnh nhân.
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần thị Thu Hà (2005) Phát hiện sớm,can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt
Nam,Nhà xuất bản y học,
2. Nguyễn Minh Tiến Dịch và biên soạn.(2005) Tổng quan về tự kỷ.Nhà xuất bản Y học,
3.Trần Thị Hải Vân(2010):Đánh giá hiệu quả phương pháp Katherine trong điều trị trẻ tự kỷ
tại bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng,
4. Trần Thị Hải Vân(2016):Đánh giá hiệu quả phương pháp Giáo dục tâm lý trong điều trị trẻ
tự kỷ tại bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng,
5. Chiristine Comblain (2006) Tư vấn cho Trẻ tự kỷ.

179
95. LƯỢNG GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ THEO TIÊU CHUẨN DSM 4
I. ĐẠI CƯƠNG
Tác giả Leo Kanner (1943) là người đầu tiên mô tả hội chứng Tự kỷ ở một nhóm trẻ: Tự kỷ ở trẻ
em được xác định bởi sự xuất hiện những rối loạn phát triển từ rất sớm trong quá trình xã hội hóa,
giao tiếp và hoạt động tưởng tượng.
* Khiếm khuyết về tương tác xã hội
* Khiếm khuyết về phát triển ngôn ngữ
* Hành vi, thói quen, sở thích định hình
* Khó khăn với trò chơi cần tưởng tượng.
1. Định nghĩa: Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến
nhiều mặt của sự phát triển nhưng nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội.
2. Dịch tễ học:
* Tỷ lệ mắc bệnh: 0,2 - 0,5 % dân số.
* Giới tính: Nam gặp nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam/ nữ = 4/1
3. Nguyên nhân:
Hiện tại trên thế giới người ta vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Nhưng có thể nói
rằng người ta đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản sau:
*Tổn thương não thực thể: Có thể xảy ra trước khi sinh, do bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3
tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Hoặc xảy ra trong khi sinh như:
Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh như: Trẻ suy hô hấp phải thở
máy, thở ô xy...Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn.
*Di truyền (gien): Nghiên cứu qua các bệnh nhân đã điều trị thì thấy rằng yếu tố di truyền cũng là
một trong những nguyên nhân của hội chứng tự kỷ…. hoặc có gia đình thì bà ngoài, dì ruột đều
tự tử, cháu bị tự kỷ. Có gia đình thì 6 người đàn ông trong nhà không nói chuyện với nhau, lầm
lũi như những cái bóng và có một đứa cháu bị tự kỷ...
*Môi trường: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Có thể do ô nhiễm môi trường như hoá
chất, bụi khói... Một số gia đình có lối sống quá hiện đại như: thiếu sự quan tâm của bố mẹ, trẻ
phải ở với người giúp việc đa số thời gian trong ngày, trẻ không được giao tiếp ra bên ngoài mà
chỉ ở nhà xem ti vi...đó là ô nhiễm về lối sống.
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân được nghi ngờ bị tự kỷ đến khám tại bệnh viện
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tự kỷ
- Gia đình của bệnh nhân

180
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
- Bộ câu hỏi, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bác sỹ tiếp nhận bệnh nhân có đến khám và chẩn đoán dựa vào các Tiêu chuẩn chẩn đoán Tự
kỷ: DSM - IV (Hội Tâm thần Mỹ).
A. Có ít nhất 6 tiêu chuẩn từ (1) (2) (3) với ít nhất 2 tiêu chuẩn từ (1) và 1 tiêu chuẩn từ (2) và
(3):
(1) Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội, biểu hiện ít nhất bằng 2 trong số biểu hiện sau:
a. Khiếm khuyết rõ rệt về sử dụng các hành vi không lời như mắt nhìn mắt, thể hiện bằng nét
mặt, tư thế cơ thể và các cử chỉ nhằm điều hành quan hệ xã hội.
b. Kém phát triển mối quan hệ bạn bè tương ứng với mức phát triển.
c. Thiếu tìm kiếm sự chia sẻ niềm vui, các mối quan tâm, các thành tích với những người khác
(không biết khoe, mang cho người khác xem những thứ mình thích).
d. Thiếu sự quan hệ xã hội hoặc tình cảm.
(2). Khiếm khuyết về chất lượng giao tiếp và có ít nhất 1 trong các biểu hiện sau:
a. Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không cố gắng thay thế bằng các kiểu giao
tiếp khác như điệu bộ, nét mặt)
b. Những trẻ có thể nói được thì có khiếm khuyết rõ rệt về khả năng khởi xướng và duy trì hội
thoại với người khác
c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ lập dị
d. Thiếu các trò chơi đa dạng hoặc giả vờ hoặc chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức
phát triển
(3). Những mẫu hành vi, mối quan tâm, hoạt động gò bó trùng lặp, định hình và có ít nhất 1
trong các biểu hiện sau:
a. Bận tâm bao trùm với 1 hoặc nhiều kiểu thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường
độ và độ tập trung.
b. Bị cuốn hút rõ rệt, không khoan nhượng với những hoạt động hoặc nghi thức đặc biệt.

181
c. Có những cử chỉ, cử động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn vê hoặc xoắn vặn tay hoặc
những cử động phức tạp của cơ thể.
d. Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật.
B. Chậm phát triển hoặc tăng hoạt động chức năng bất thường ở ít nhất một trong các lĩnh vực
sau (trước 3 tuổi):
(1) Quan hệ xã hội.
(2) Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
(3) Chơi tượng trưng hoặc tưởng tượng.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần thị Thu Hà (2005) Phát hiện sớm,can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em VIỆT
NAM, Nhà xuất bản y học,
2. Nguyễn Minh Tiến Dịch và biên soạn.(2005) Tổng quan về tự kỷ.Nhà xuất bản Y học,
3.Chiristine Comblain (2006) Tư vấn cho Trẻ tự kỷ,
4. American Psychiatric Assiciation, DSM-IV.

182
96. THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CARS
(CHILDHOOD AUTISM RATING SCALE-CARS)
I.ĐẠI CƯƠNG
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, biểu hiện là những khiếm khuyết trong các lĩnh vực:
tương tác xã hội; giao tiếp; và hành vi, sở thích thu hẹp, rập khuôn. Theo thống kê của Trung tâm
Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) của Mỹ, năm 2009 t ỷ lệ trẻ tự kỷ là 1/110. Chẩn đoán sớm trẻ
tự kỷ sẽ giúp làm tăng hiệu quả của can thiệp. Vì vậy, các thang đánh giá, sàng lọc tự kỷ ở trẻ
nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong phát hiện sớm và chẩn đoán sớm rối loạn này. 
- M-CHAT – bảng kiểm tự kỷ dành cho trẻ nhỏ do các tác giả Diana Robins, Deborah Fein và
Marianne Barton phát triển vào năm 1999 - là một công cụ có giá trị sàng lọc trẻ em từ 16 đến 30
tháng tuổi nhằm đánh giá nguy cơ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ. Bảng kiểm gồm 23 câu, trong
đó có 11 câu quan trọng được in đậm, đươc thực hiện bởi ngươi chăm sóc cha/mẹ hoặc 
ông/bà... dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Sàng lọc dương tính nếu trẻ có ít nhất hai câu quan
trọng hoặc có ít nhất 3 câu bất kỳ không vượt qua được. Đây chỉ là bảng kiểm sàng lọc, không
dùng để chẩn đoán xác định rối loạn phổ tự kỷ. 
II.CHỈ ĐỊNH
Tất cả các người bệnh trong độ tuổi 16-30 tháng có triệu chứng nghi ngờ tự kỷ.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh nhỏ hơn 16 tháng hoặc lớn hơn 30 tháng. Người bệnh mệt mỏi, đang có bệnh cơ th ể
nặng; người đánh giá không ph ải là người chăm sóc, không có đủ thông tin về người bệnh. 
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Cán bộ tâm lý hoặc bác sỹ. 
2. Phương tiện 
Phòng thực hiện yên tĩnh, đủ ánh sáng, có đồ chơi phù hợp cho trẻ, bàn ghế cho cha mẹ, phiếu M-
CHAT và giấy bút. 
3. Người bệnh và người chăm sóc 
4. Hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh. 
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh
Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý. Giải thích cho người chăm sóc mục đích, ý nghĩa của buổi
sàng lọc. Tạo không khí thoải mái, thân thiện, tin cậy cho trẻ và người chăm sóc. 
3. Các bước thực hiện

183
- Phát phiếu M -CHAT, hướng dẫn người chăm sóc cách điền phiếu. 
- Để người chăm sóc điền vào các “Có” hoặc “Không” tùy vào biểu hiện 
của trẻ. Sẵn sàng giải thích nội dung hoặc lấy ví dụ từng câu nếu người chăm sóc chưa hiểu. 
- Tính điểm dựa theo số câu trẻ không vượt qua được, lưu ý một số câu trả lời ngược mới có ý
nghĩa. 
- Khi kết quả sàng lọc dương tính, tiến hành phỏng vấn tiếp theo M -
CHAT (M-CHAT follow-up interview. Chọn những câu thể hiện nguy cơ tự kỷ 
và hỏi lại người chăm sóc theo từng bước của sơ đồ phỏng vấn. Ngoài ra, người 
thực hiện chơi và tương tác với trẻ nhằm quan sát, thu thập thông tin từ những 
biểu hiện của trẻ tại thời điểm đánh giá. 
- Giải thích kết quả buổi sàng lọc cho gia đình người bệnh. Ghi chép hồ 
sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
VI.THEO DÕI
- Nếu kết quả sàng lọc dương tính, tươvấn gia đình người bệnh thực hiện
một thăm khám toàn di ện với các cán bộ y tế chuyên khoa nhằm chẩn đoán sớm 
tự kỷ và có hướng can thiệp tích cực, kịp thời. 
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
VII.TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004
2. Nguyễn Minh Tiến Dịch và biên soạn.(2005) Tổng quan về tự kỷ.Nhà xuất bản Y học
3.Chiristine Comblain (2006) Tưvấn cho Trẻ tự kỷ,

184
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
39. TƯ VẤN TÂM LÝ CHO NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

I. ĐẠI CƯƠNG:
Liệu pháp Giáo dục tâm lý (LPGDTL) Giáo dục tâm lý (GDTL) là một can thiệp tâm lý dựa vào
bằng chứng cho bệnh nhân bị bệnh tâm thần và gia đình của họ. Nó dạy cho bệnh nhân và gia
đình về bản chất của bệnh, các phương pháp điều trị, các chiến lược thích nghi và các kỹ năng để
tránh tái phát. GDTL được đinh nghĩa như “ sự giáo dục cho người bị một rối loạn tâm thần về
các lảnh vực để phục vụ cho công tác điều trị và phục hồi chức năng”
GDTL bao gồm các thành phần điều trị nâng đỡ, nhận thức và hành vi. Giáo dục là một quá trình
từ từ. Các phương pháp giáo dục tâm lý nhằm mục đích làm gia tang kiến thức và quan điểm về
bệnh và cách điều trị. Mục đích của GDTL là thay đổi hành vi, nó làm cho sự tuân thủ điều trị tốt
hơn. GDTL có thể thực hiện cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hoặc cả hai.Các kết quả nghiên
cứu của hơn 30 thử nghiệm ngẩu nhiên cho thấy phương pháp này làm giảm tỷ lệ tái phát, gia
tăng sự hồi phục và cuộc sống gia đình được cải thiện. GDTL gia đình có hiệu quả bao gồm thể
hiện sự thấu cảm, các kỷ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, hệ thống xã hội, hướng dẫn các
nguồn hỗ trợ lâm sàng và các nâng đỡ. Bệnh nhân bị các rối loạn tâm thần nặng, như tâm thần
phân liệt, dể dàng bị lạm dụng rượu và ma túy, từ đó có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến
rượu và ma túy.Tình trạng này làm cho rối loạn tâm thần trở nên nặng nề thêm. Khi các vấn đề
tâm thần không được điều trị, từ đó đẩy bệnh nhân vào các hành vi nghiện ngập. Việc sử dụng
rượu và ma túy là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng không tuân thủ điều trị.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về GDTL. Theo Goldman GDTL là giáo dục hoặc đào tạo một
người bị rối loạn tâm thần về một lảnh vực để phục vụ mục đích điều trị và phục hồi chức năng,
ví dụ làm gia tang sự chấp nhận bệnh tật của họ, tăng tính hợp tác với điều trị và phục hồi chức
năng, và làm tang cường các kỹ năng thích ứng để bù trừ các thiếu sót do các rối loạn tâm thần
gây ra. Một số tác giả cho rằng GDTL là một can thiệp tâm lý trị liệu kiểu giảng dạy, hệ thống,
nó phù hợp đối với việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về bệnh và
các phương pháp điều trị, từ đó họ thích ứng với rối loạn. Later Bäuml cho rằng GDTL là việc
cung cáp thông tin theo kiểu giáo dục, được cấu trúc, hệ thống về bệnh và các phương pháp điều
trị, và lồng ghép vào các nét cảm xúc để giúp bệnh nhân- cũng như người thân, thích ứng với
bệnh tật. Barker đưa ra định nghĩa GDTL là một quá trình giảng dạy cho bệnh nhân bị các bệnh
tâm than và người thân về bản chất của bệnh, bao gồm căn nguyên, tiến triển, hậu quả, tiên
lượng, và điều trị.

185
Tuy nhiên theo quan đểm của chúng tôi, GDTL là một liệu pháp tâm lý có cấu trúc, hệ thống giúp
bệnh nhân và người thân hiểu được bản chất của bệnh và thay đổi các suy nghĩ không phù hợp về
bệnh, từ đó thay đổi được cảm xúc, nhận thức và hành vi đối với bệnh. Nhờ vậy bệnh nhân sẽ
tham gia, tuân thủ điều trị một cách chủ động. Để thực hiện GDTL nên thực hiện các chủ đề sau:
căn nguyên, tiến triển, hậu quả, tiên lượng, và điều trị. Cách thực hiện đó là đánh giá sự hiểu biết
của đối tượng trước, dựa vào đó có thể cung cấp kiến thức thiếu hoặc thay đổi kiến thức chưa phù
hợp, cuối cùng nghe sự phản hồi của đối tượng về chủ đề vừa thảo luận và sự thay đổi cảm xúc,
nhận thức sau thực hiện liệu pháp.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Người nhà bệnh nhân có rối loạn tâm thần
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Người bị suy giảm nhận thức nặng
- Người bị câm hoặc mất thính lực
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý
2. Phương tiện: Phòng làm tâm lý, các tài liệu
3. Người nhà bệnh nhân:
4. Hồ sơ bệnh án:
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Cấu trúc một buổi giáo dục tâm lý: (mỗi buổi kéo dài 30-60 phút)
- Chào hỏi: Tạo mối quan hệ với người nhà bệnh nhân
- Giới thiệu mục đích của buổi giáo dục tâm lý: Giúp người nhà hiểu được ý nghĩa của buổi
điều trị
- Đánh giá kiến thức và nhận thức của người nhà về nội dung cần trao đôi trong buổi điều trị:
Giúp bệnh nhân tự nhận thức được các kiến thức của bản thân và giúp nhà trị liệu hiểu được các
kiến thức thiếu và kiến thức chưa phù hợp của người nhà bệnh nhân
- Cung cấp các kiến thức còn thiếu của người nhà
- Thảo luận về các kiến thức không phù hợp của người nhà
- Đánh giá lại kiến thức và nhận thức của người nhà

186
- Đánh giá hiệu quả của giáo dục tâm lý
- Hỏi các ý kiến khác
- Chào
Nội dung các buổi giáo dục tâm lý:được tiến hành trong 4 buổi điều trị với các nội dung của
các buổi.
Buổi 1: Kiến thức chung về rối loạn tâm thần
Mục tiêu:
- Giúp người nhà hiểu được các biểu hiện của rối loạn tâm thần
- Giúp người nhà biết cách đánh giá các vấn để của người nhà
Buổi 2: Cách duy trì mối quan hệ với bệnh nhân và phương pháp điều trị cho rối loạn tâm thần
Mục tiêu:
- Người nhà biết cách tạo dựng mối quan hệ với bệnh nhân.
- Người nhà biết các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần.
- Thảo luận cách thực hiện các phương pháp điều trị
Buổi 3: Vai trò của người nhà trong điều trị
Mục tiêu:
- Giúp người nhà hiểu được vai trò của gia đình trong điều trị.
- Giúp người nhà biết cách kết hợp với nhân viên y tế trong điều trị.
Buổi 4: Ngăn ngừa tái phát
Mục tiêu:
- Hiểu được giá trị của tuân thủ điều trị
- Các yếu tố nguy cơ và biểu hiện tái phát
- Cách giải quyết khi xuất hiện nguy cơ tái phát.
VI. THEO DÕI:
- Đánh giá tâm trạng hằng ngày của người nhà.
- Đánh giá sự hiểu biết kiến thức của người nhà.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN:
Không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y
học,
2. Nguyễn Công Khanh (2000), “Trị liệu hành vi”, Tâm lý trị liệu, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà
Nội,

187
3. Lương Hữu Thông(2001), “Rối loạn khí sắc”, Bài giảng tâm thần học, Nxb Y học,
4. Lương Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”, Sức khỏe tâm thần vàCác rối loạn tâm thần thường
gặp, Nxb Lao động,
5. Trần Đình Xiêm (1995), “Các rối loạn khí sắc”, Tâm thần học, Nxb Y học, tr.315.

188
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
100. GHI ĐIỆN NÃO GIẤC NGỦ
I.ĐẠI CƯƠNG:
Điện não đồ giấc ngủ thực chất là một nghiệm pháp hoạt hóa điện não đồ thông thường, nhưng có
ý nghĩa lớn với một số loại động kinh chỉ xuất hiện khi ngủ: các động kinh nguyên phát ở trẻ nhỏ,
hội chứng nhọn sóng liên tục trong giấc ngủ…
II.CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh động kinh.
Đặc biệt động kinh khi ngủ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Các tổn thương không phải của não bộ.
IV. CHUẨN BỊ:
1.Người thực hiện: 01 bác sĩ chuyên khoa thần kinh. 01 điều dưỡng viên.
2.Phương tiện, dụng cụ, thuốc: Ngoài buồng ghi điện não yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, thì cần
phải có:
- Máy ghi điện não: 01 (mỗi máy ghi điện não gồm 1 máy khuếch đại và một bộ phận ghi cơ
hoặc số hóa).
- Máy in: 01 ; Màn hình vi tính: 01 ; Điện cực: 40 ; Bộ dây mắc điện cực: 02; Nước muối sinh
lý: 01 chai ; Pass: 01 type ; Dây đất: 01 ; Giấy ghi điện não: 60 trang/bản ghi ; Mực in.
3. Người bệnh: - Phải nằm ngủ yên .
 Da đầu sạch.
4.Hồ sơ bệnh án: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.
 Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan
. Chẩn đoán bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
2. Kiểm tra người bệnh: Người bệnh đã ngủ, thở đều. Tình trạng sức khỏe trước khi làm
3. Thực hiện kỹ thuật: Người bệnh có thể ngủ ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi. Điều
dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn. Test chuẩn máy. Ghi điện não theo các đạo trình
chuẩn, trong quá trình ghi theo dõi các sóng điện não ở giai đoạn khác nhau của giấc ngủ (4 giai
đoạn), theo dõi hiện tượng động mắt hoặc không (trong quá trình ngủ 75%-90% không động

189
mắt). In bản ghi điện não. Đọc kết quả điện não (chú ý động mắt và các giai đoạn khác nhau
của giấc ngủ).
VI. THEO DÕI:
Sự hợp tác của người bệnh trong quá trình ghi.
 Quan sát người bệnh để phát hiện nhiễu bản ghi. Có cơn co giật trong quá trình ghi.
 Có các biểu hiện bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:
Không có tai biến của quá trình ghi điện não thông thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Sinh lý học. Sinh lý học tập II. Nhà xuất bản Y học. 2005.
2. Lê Quang Cường, Pièrre Jallon (2002). Điện não đồ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
3. Gastaut H (Ed). Handbook of electroencephalography and clinic neurophysiology. Amster,
Elser, Vol 13

190
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
100. GHI ĐIỆN NÃO THƯỜNG QUY
I.ĐẠI CƯƠNG:
Ghi điện não đồ là phương pháp ghi hoạt động điện học của não bằng các điện cực đặt ở da đầu
một cách chuẩn mực. Giá trị của ghi điện não chủ yếu với chẩn đoán bệnh động kinh.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh động kinh.
 Các nghi ngờ tổn thương não.
 Chẩn đoán chết não.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Các tổn thương không phải của não bộ.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện: 01 bác sĩ chuyên khoa thần kinh (hoặc CK tâm thần ) và 01 điều dưỡng
viên.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc: Ngoài buồng ghi điện não yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, thì cần
phải có:
- Máy ghi điện não: 01 (mỗi máy ghi điện não gồm 1 máy khuếch đại và một bộ phận ghi cơ hoặc
số hóa). Máy in: 01 chiếc. Màn hình vi tính: 01 chiếc. Điện cực: 40 cái. Bộ dây mắc điện
cực: 02 bộ. Nước muối sinh lý: 01 chai. Pass: 01 type. Dây đất: 01 dây. Giấy ghi điện
não: 60 trang/bản ghi. Mực in.
3. Người bệnh: Phải nằm yên trong quá trình ghi điện não
 Phải hợp tác được với người ghi để thực hiện một số biện pháp hoạt hóa.
 Da đầu sạch.
4. Hồ sơ bệnh án: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, chẩn đoán bệnh.
 Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
2. Kiểm tra người bệnh: Phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.
 Tình trạng sức khỏe trước khi làm.
3. Thực hiện kỹ thuật: Người bệnh có thể nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi.
 Điều dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn.
 Test chuẩn máy.

191
 Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, thời gian ghi ít nhất 20 phút. Trong quá trình ghi có
thực hiện 1 số nghiệm pháp hoạt hóa như thở sâu, nhắm mở mắt, nháy đèn… In bản ghi điện
não.
 Đọc kết quả điện não.
VI.THEO DÕI
Sự hợp tác của người bệnh trong quá trình ghi.
 Quan sát người bệnh để phát hiện nhiễu bản ghi.
 Có cơn co giật trong quá trình ghi.
 Có các biểu hiện bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ: Không có tai biến của quá trình ghi điện não thông thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Cường, Pièrre Jallon (2002). Điện não đồ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ môn Thần Kinh - Trường Đại học Y Hà Nội. Động kinh. Nhà xuất bản Y học. 2005.
3. A EEG guidelines comitee (1994). Guideline one: Minimum technical requirements for
performing clinical electroencephalography. J. Clin, Neurophisiology, 11; 4-5.

192
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
101. GHI ĐIỆN NÃO VIDEO
I.ĐẠI CƯƠNG:
Ghi điện não video là phương pháp ghi điện não hiện đại, nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ góp
phần làm tăng giá trị của ghi điện não, vì có sự đối chiếu được giữa hoạt động kịch phát trên điện
não với các triệu chứng lâm sàng giúp các chẩn đoán phân biệt được với các bệnh lý tâm thần và
đặc biệt ổ khu trú trong các cơn động kinh cục bộ phức tạp rất có ý nghĩa trong điều trị, đặc biệt
trong phẫu thuật.
II.CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh động kinh, đặc biệt là động kinh cục bộ.
- Phân biệt được cơn động kinh với các cơn tâm thần hoặc các cơn giật cơ của não hay tủy.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không cóp chống chỉ định.
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 01 bác sĩ chuyên khoa thần kinh. (hoặc CK Tâm thần ) - 01 điều dưỡng
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc: Ngoài các phương tiện ghi điện não đồ thông thường thì cần:
Máy quay video: 01.- Phần mềm nối giữa máy quay phim với máy ghi điện não.-
3.Người bệnh: Phải nằm yên trong một thời gian dài.- Phải hợp tác được với người ghi.- Da
đầu sạch.-
4. Hồ sơ bệnh án: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.- Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên
quan.- Chẩn đoán bệnh.-
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
2. Kiểm tra người bệnh: Đạt tiêu chuẩn đề ra.- Tình trạng sức khỏe trước khi làm.-
3. Thực hiện kỹ thuật: Người bệnh có thể ngủ ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi.- Điều
dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn.- Kiểm tra lại máy quay phim và phần kết nối giữa máy
quay và máy ghi điện não.- Test chuẩn máy.- Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, thời gian
ghi điện não video thường là- 24 giờ, ngoài ra còn phụ thuộc vào loại cơn của từng người bệnh,
thời gian xảy ra cơn vào ban đêm hoặc ban ngày mà có thể ghi điện não vào các thời điểm đó.
Nhưng thời gian không dưới 8 giờ. In bản ghi điện não (xem lại toàn bộ thời gian ghi và in lại
những đoạn bệnh lý).- Đọc kết quả điện não.-
VI. THEO DÕI:

193
Ngoài việc phát hiện các bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh thì theo dõi người
bệnh ghi điện não video rất thuận lợi nhờ có máy quay phim ghi lại toàn bộ trạng thái của người
bệnh trong suốt quá trình ghi.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:
Không có tai biến của quá trình ghi điện não video.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Cường, Pièrre Jallon (2002). Điện não đồ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
2. Trương Daniel, Lê Đức Hinh, Nguyễn Thị Hùng. Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản Y
học. 2004.
3. A EEG guidelines comitee (1994). Guideline eight: guideline for writing EEG. Reports Journal
of clinical Neurophisiology. Raven Press Ltd Newyork 1.

194
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
103. SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ (TCD)
I.ĐẠI CƯƠNG:
Siêu âm Doppler xuyên sọ dựa trên nguyên lý các sóng siêu âm sẽ phản chiếu lại khi xuyên qua
một vật thể chuyển động trong dòng máu (hồng cầu) với tần số sóng phản xạ thay đổi theo tốc độ
và hướng chuyển động của hồng cầu. Các tín hiệu ghi được qua thăm dò vùng thái dương
(temporal window) cho phép xác định các thông số về động mạch não giữa, não trước, não sau.
Qua cửa sổ dưới chẩm cho biết các thông số của động mạch đốt sống và thân nền. Qua cửa sổ ổ
mắt có thể xác định được các thông số của động mạch mắt và động mạch cảnh trong.
II. CHỈ ĐỊNH:
TCD được ứng dụng trong: Nghiên cứu huyết động học trong não.
 Phát hiện và theo dõi tình trạng co thắt mạch sau chảy máu dưới nhện.
 Phát hiện các dị dạng thông động tĩnh mạch não
 Chẩn đoán và theo dõi tăng áp lực trong sọ.
 Chẩn đoán chết não.
 Theo dõi trong phẫu thuật Migraine
. Phát hiện tắc mạch não, phát hiện tín hiệu vi tắc mạch.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
TCD là kỹ thuật không xâm nhập, không nguy hại nên không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện: 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc: Máy siêu âm Doppler xuyên sọ, gel bôi đầu dò, khăn lau, bàn
cho người bệnh nằm hoặc ghế cho người bệnh ngồi, máy vi tính, máy in.
3.Người bệnh: Trong tư thế ngồi hoặc nằm, các vùng cửa sổ siêu âm được vệ sinh sạch sẽ và
được bộc lộ tốt.
4. Hồ sơ bệnh án: Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày làm siêu âm và
bác sĩ làm siêu âm.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Các bước siêu âm qua cửa sổ thái dương:
Bước 1: Đặt độ sâu khoảng 50-56mm (điểm giữa của đoạn M1 MCA được thiết lập ở độ sâu xấp
xỉ 50mm). Đặt đầu dò ở vị trí trên cung gò má, chĩa đầu dò hơi hướng lên trên và ra trước tới tai
bên đối diện. Tìm bất cứ tín hiệu dòng chảy nào và tránh tạo góc quá ra trước hoặc quá ra sau.

195
Bằng việc giảm độ sâu, theo dõi tín hiệu đến điểm đầu xa của M1 mà không mất tín hiệu. Thường
thì việc điều chỉnh nhẹ góc đầu dò là cần thiết. Lưu lại tín hiệu đầu xa của M1 MCA tại độ sâu
45mm. Nếu các tín hiệu ở cả hai hướng được tìm thấy, lưu lại tín hiệu tốc độ cao nhất ở mỗi
hướng (các nhánh đầu xa M1- đầu gần M2).
Bước 2: Theo dõi các tín hiệu cho đến tận khi chúng biến mất ở độ sâu 35-45mm. Lưu lại bất kỳ
tín hiệu bất thường nào. Quay trở lại với tín hiệu của M1 MCA đầu xa.
Bước 3: Theo dõi thân của M1MCA đến tận gốc của nó ở độ sâu 60-70mm phụ thuộc vào kích
thước hộp sọ ở người bệnh người lớn. Chú ý tới sự thay đổi về tốc độ dòng chảy và âm thanh khi
siêu âm tới đoạn tận động mạch cảnh trong cũng có thể ở những độ sâu này. Tìm chỗ phân chia
của động mạch cảnh trong ở độ sâu xấp xỉ 65mm (phạm vi từ 58-70mm ở người lớn) và nhận
những tín hiệu cả hai đầu xa của M1 MCA và đầu gần A1 ACA. Lưu lại những tín hiệu hai
hướng ở chỗ phân chia (M1/A1).
Bước 4: Theo dõi tín hiệu A1 ACA cho đến tận những độ sâu 70-75mm.
-Lưu lại tín hiệu A1 ACA ở độ sâu 70mm.
Bước 5: Theo dõi tín hiệu A1 ACA đến tận phạm vi độ sâu đường giữa (75-80mm).
 Tín hiệu A1 ACA có thể biến mất hoặc tín hiệu hai hướng có thể xuất hiện ở độ sâu đường
giữa. Lưu lại bất cứ tín hiệu bất thường nào
. Quay trở lại chỗ phân chia ở độ sâu 65mm.
Bước 6: Tìm tín hiệu chỗ kết thúc của động mạch cảnh trong ngay phía dưới và thỉnh thoảng hơi
phía sau chỗ phân chia ở độ sâu 60-65mm. Nếu đầu dò được tạo góc phía dưới và phía trước tới
chỗ phân chia của động mạch cảnh trong ở các độ sâu 60-70mm, phần xa của động mạch cảnh
đoạn siphon có thể được tìm thấy qua cửa sổ thái dương. Lưu lại bất cứ tín hiệu bất thường nào
. Quay lại chỗ phân chia ở độ sâu 65mm.
Bước 7: Đặt độ sâu ở 63mm và xoay đầu dò ra phía sau 10-300.
Thường có một khoảng trống dòng chảy giữa chỗ phân chia của động mạch cảnh trong và các tín
hiệu của động mạch não sau. Tìm các tín hiệu của PCA cùng hướng đầu dò (P1) và ngược hướng
đầu dò (P2) và ở độ sâu trong phạm vi 55-75mm. Lưu lại các tín hiệu PCA với tốc độ dòng chảy
cao nhất.
2. Các bước siêu âm qua cửa sổ ổ mắt:
Bước 1: Giảm năng lượng (Power) tới mức thấp nhất (17mW) hoặc 10%.
 Đặt độ sâu ở mức 50-52mm, đặt đầu dò trên mí mắt và tạo một góc nhẹ với đường giữa. Xác
định mạch và hướng dòng chảy đầu xa động mạch mắt.

196
 Lưu lại tín hiệu dòng chảy đầu xa động mạch mắt ở độ sâu 52mm.
Bước 2: Tăng độ sâu lên tới 60-64mm tìm các tín hiệu dòng chảy động mạch cảnh trong đoạn
Siphon. Các tín hiệu của đoạn Siphon thường ở chính giữa cửa sổ ổ mắt.
 Lưu lại các tín hiệu hai hướng ở độ sâu 62mm (C3 hoặc gối Siphon).
 Nếu tín hiệu chỉ ở một hướng, lưu lại các tín hiệu cùng hướng đầu dò (C4 hoặc cánh tay dưới
của Siphon) và ngược hướng đầu dò (C2 hoặc cánh tay trên của Siphon).
3. Các bước siêu âm qua cửa sổ dưới chẩm
Bước 1: Đặt lại hệ thống mức năng lượng (Power) cao nhất Đặt đầu dò ở đường giữa và dưới 1
inch (2,54cm) so với gờ xương sọ và chĩa tới sống mũi. Đặt độ sâu ở 75mm (vị trí được cho là
điểm kết thúc của động mạch đốt sống và bắt đầu động mạch thân nền). Xác định tín hiệu dòng
chảy ngược hướng đầu dò.
 Tín hiệu này có thể là đoạn tận của động mạch đốt sống (góc đầu dò hơi chếch sang phía bên)
hoặc của đầu gần động mạch thân nền (đầu dò đặt ở chính giữa và hơi hướng lên trên). Tăng độ
sâu, theo dõi dòng chảy ngược hướng đầu dò. Độ sâu tăng lên được cho là tập trung chùm tia vào
đầu gần của động mạch thân nền. Lưu lại tín hiệu đầu gần động mạch thân nền tới độ sâu 80mm.
Bước 2: Theo dõi động mạch thân nền tới độ sâu 90mm (đoạn giữa động mạch thân nền)
. Các tín hiệu hai hướng có thể được tìm thấy ở các độ sâu khác nhau với dòng chảy sức trở
kháng thấp của các động mạch tiểu não cùng hướng đầu dò. Lưu lại các tín hiệu bất thường.
Bước 3: Theo dõi động mạch thân nền đầu xa tới độ sâu 100+mm đến tận khi nó biến mất hoặc
thay thế bởi tín hiệu tuần hoàn phía trước. Lưu lại tín hiệu tốc độ cao nhất ở độ sâu đầu xa động
mạch thân nền.
Bước 4: Theo dõi thân động mạch thân nền quay về phía trước trong khi giảm độ sâu của siêu âm
tới 80mm và khẳng định những dấu hiệu trước đó.
Bước 5: Đặt đầu dò khoảng 1 inch sang bên so với đường giữa và chĩa về hướng sống mũi hoặc
hơi chếch về mắt bên đối diện. Tìm tín hiệu dòng chảy của động mạch đốt sống ngược hướng
với đầu dò.
 Theo dõi đường đi của đoạn động mạch đốt sống trong sọ từ độ sâu 80mm đến 40mm. Lưu lại
tín hiệu của động mạch đốt sống ở độ sâu 60mm hoặc tín hiệu tốc độ dòng chảy cao nhất.
Bước 6: Đặt đầu dò ở vị trí bên đối diện lệch 1 inch so với đường giữa.
 Nhắc lại các bước kiểm tra động mạch đốt sống cho bên đối diện từ 80 tới 40mm Lưu lại tín
hiệu động mạch đốt sống ở độ sâu 60mm hoặc tín hiệu tốc độ dòng chảy cao nhất.
VI. THEO DÕI: Đối với các người bệnh nặng cần theo dõi các chức năng sống.

197
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ: Không có tai biến do siêu âm xuyên sọ gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Thính (2001). “Doppler xuyên sọ”. Bài giảng Thần kinh dành cho đối tượng chuyên
khoa định hướng. Bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y Hà Nội, 228-232.
2. Andrei V. Alexandrov, MD, RVT (2004). Cerebrovascular ultrasound in stroke prevention
and treatment. 17-32; 81-129. 3. William J. Z
3. William J. Zwiebel, M.D (2004). Introduction to vascular ultrasonography. 145-172.

198
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
104. GHI ĐIỆN CƠ BẰNG ĐIỆN CỰC KIM
I.ĐẠI CƯƠNG:
Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và
cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Điện cơ dựa trên nguyên tắc: tổn thương dây thần
kinh ngoại biên có loại thoái hóa sợi trục và loại hủy myelin. Loại thứ nhất có thể phát hiện được
bằng dùng điện cực kim đâm vào bắp cơ do dây thần kinh đó chi phối để ghi nhận các điện thế tự
phát của cơ và các đơn vị vận động (MUP) (các sợi cơ do một sợi trục chi phối thành một đơn vị
vận động. Khi một neuron vận động phát xung thì tất cả các sợi cơ do nó chi phối sẽ co lại, tạo
thành một làn sóng điện duy nhất gọi là đơn vị vận động). Loại thứ hai sẽ biểu hiện bằng các thay
đổi tốc độ dẫn truyền. Ngoài ra có thể gặp bệnh lý kiểu hỗn hợp cả hai loại.
II. CHỈ ĐỊNH:
Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh cơ hoặc các bệnh lý khác: Tổn thương nhu
mô cơ (bệnh lý cơ, viêm cơ). Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn
thương (chấn thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh). Chẩn đoán hoặc khẳng định những
nghi ngờ bệnh lý thần kinh ngoại biên (do tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn
dịch, do đái tháo đường...). Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu
chi, mỏi, chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..). Định khu những tổn thương thần
kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần
kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần
kinh.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Khi ghi điện cực kim có thể không làm khi người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông như
heparin.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện: 01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV).
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc Vật tư: sử dụng trong đo Điện cơ
Sau khi đo: rửa điện cực dẫn truyền và lau khô, hấp kim.
3. Người bệnh: Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ.
4. Hồ sơ bệnh án: Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi
điện cơ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

199
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
2. Kiểm tra người bệnh: Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy.
1.Điện cực kim 1 chiếc
2 Điện cực tiếp đất 0.005 cái
3 Bông 0.2 gói
4 Cồn sát trùng 0.01 lít
5 Nước muối sinh lý 0.05 lít
6 Dung dịch Cidex 0.05 lít
7 Găng khám 2 đôi
8 Khẩu trang 2 cái
1. Điện cơ đồ 1 cơ: 1 Bác sĩ, 1 KTV 30 phút, 9 Giấy in A4 gam 0.01, 1 Điện cực kim chiếc 1
2 Điện cực tiếp đất cái 0.005, 3 Bông gói 0.2,4 Cồn sát trùng lít 0.01, 5 Nước muối sinh lý lít
0.05, 6 Dung dịch Cidex lít 0.05, 7 Găng khám đôi 2, 8 Khẩu trang cái 2
2. Điện cơ đồ nhiều cơ: 1 Bác sĩ 1 KTV 60 phút 9 Giấy in A4 gam 0.01 Khấu hao chung 10 Máy
điện cơ 1 máy 0,0001
3. Thực hiện kỹ thuật:
3.1. Bước 1: Người bệnh thư giãn cơ, đâm điện cực kim xuyên qua da vào cơ, rồi đâm kim từng
nấc một nhằm khảo sát các hoạt động điện do kim đâm gây ra.
3.2. Bước 2: Để kim nằm im trong bắp cơ đang thư giãn hoàn toàn (không co cơ), nhằm tìm các
hoạt động điện tự phát của cơ đó nếu có.
3.3. Bước 3 Cho người bệnh co cơ một cách nhẹ nhàng để các đơn vị vận động phát xung rời rạc,
khảo sát hình ảnh của từng điện thế của đơn vị vận động.
3.4. Bước 4 Yêu cầu người bệnh co cơ mạnh dần lên để khảo sát hiện tượng kết tập của các đơn
vị vận động, cho tới mức người bệnh co cơ tối đa để xem hình ảnh giao thoa của các đơn vị vận
động. Chú ý khi ghi quan sát các sóng ghi được trên màn hình cần nghe cả âm thanh các sóng
phát ra.
VI. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:
Nhận xét kết quả: Những thay đổi do thần kinh (neurogen) là quá trình tái phân bố thần kinh và
được biểu hiện dưới 2 dạng: tái phân bố sợi trục biểu hiện là đa pha, thời khoảng rộng, biên độ
cao. Thay đổi neurogen thường gặp trong các bệnh thần kinh gây tổn thương cơ. Khi co cơ tăng
dần tới cực đại: nguyên tắc cỡ mẫu bị phá vỡ, các đơn vị vận động lớn hơn xuất hiện sớm, có
hiện tượng tăng tốc, có khoảng trống điện cơ. Những thay đổi do bệnh cơ có các đơn vị vận dộng
giảm về biên độ, thời khoảng ngắn, đa pha (hẹp, thấp và đa pha).

200
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Anh Nhị, Lê Minh, Lê Văn Thính, Nguyễn Hữu Công (2010). "Bệnh học Thần kinh - Cơ
(Sau Đại học)". Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 245 trang.
2. Nguyễn Hữu Công (1998). "Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh - cơ". Nhà xuất bản Y học,
165 trang.
3. Nguyễn Hữu Công (2013). "Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng". Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 125 trang.
4. Junkimura (2001). "Electrodiagnosis in diseases of nerver and muscles. Principles practice".
991 pages.

201
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
105. CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH SỌ NÃO KHÔNG TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG
I.ĐẠI CƯƠNG
Chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc đối quang là một kỹ thuật hình ảnh tiến tiến, áp dụng rộng
rãi trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh. CLVT dùng để thăm khám các bệnh lý nội sọ, xương sọ
rất hiệu quả bao gồm các bệnh lý nội khoa cũng như ngoại khoa. CLVT không tiêm thuốc đối
quang có khả năng đánh giá nhu mô não, các cấu trúc khác như xương sọ, hệ thống xoang cạnh
mũi và phần mềm da đầu.
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chỉ định:
- Các trường hợp chấn thương sọ não nghi ngờ có tổn thương chảy máu nội sọ, dị vật, lún sọ…
- Nghi ngờ các bệnh lý nội sọ: U não trong trục cũng như ngoài trục
- Viêm não, áp xe não
- Dị dạng mạch máu não, thông động tĩnh mạch cảnh xoang hang...
- Dị dạng bẩm sinh: lạc chỗ chất xám, bệnh não chẻ..
- Động kinh
- Đột quỵ: Nhồi máu não, chảy máu não các giai đoạn (chảy máu nhu mô, chảy máu dưới nhện,
chảy máu não thất…). Nhồi máu động mạch, nhồi máu tĩnh mạch
- Theo dõi sau điều trị, theo dõi tiến triển của máu tụ…
2. Chống chỉ định:
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên (Chống chỉ định tương đối)
- Trong vùng thăm khám (sọ não) có nhiều kim loại gây nhiễu ảnh (chống chỉ định tương đối)
- Người bệnh có thai (chống chỉ định tương đối).
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Bác sỹ chuyên khoa
- Kỹ thuật viên điện quang
2. Phương tiện:
- Máy chụp CLVT - Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh
3. Người bệnh:
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
- Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
4. Phiếu xét nghiệm: Có phiếu chỉ định chụp CLVT

202
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đặt người bệnh:
- Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp, đầu vào trước
- Di chuyển bàn chụp vào trong máy với định vị tia sáng cho vùng thăm khám.
2. Kỹ thuật chụp:
- Chụp định vị
- Đặt chương trình chụp sọ não theo hai trình trên lều và dưới lều (độ dày trên lều 7-8mm, dưới
lều 2-3mm)
- Tiến hành cho phát tia và XỬ TRÍ hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các
ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim.
- Bác sỹ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính kết nối nội bộ và in kết quả.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Các lớp cắt cân xứng
- Độ tương phản hình ảnh tốt, phù hợp: phân biệt được chất trắng, chất xám
- Hiển thị được các thay đổi bất thường về t trọng, hình thái của não, màng não, xương, xoang và
phần mềm
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:
- Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh
- Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sỹ gây mê.

203
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
62. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI BỒN CHỒN BẤT AN DO THUỐC HƯỚNG THẦN
(AKATHESIA)
I.ĐẠI CƯƠNG
Trạng thái bồn chồn bất an do dùng thuốc ATK có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình
điều trị, làm bệnh nhân rất bức rức khó chịu, nguy cơ xuất hiện hành vị tự sát của bệnh nhân khi
gặp tình trạng này tương đối cao.Gồm các yếu tố thuận lợi như:
- Do dùng các thuốc ATK có nguy cơ gây ngoại tháp cao.
- Bắt đầu bằng liều quá cao.
- Tăng liều quá nhanh, nhất là bằng đường tiêm.
- Do dùng quá nhiều loại, sai nguyên tắc phối hợp các ATK.
II. CHỈ ĐỊNH: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán Akathesia.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Tất cả những bệnh nhân bị bồn chồn bất an nhưng do hoang tưởng và
ảo giác chi phối.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ và điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
a) Phương tiện, dụng cụ
- Ống nghe, huyết áp.
-Bơm tiêm, băng cố định.
b)Thuốc
- Propranolone 40mg, Diazepame 5mg (thuốc viên).
- Benzodiazepine (Diazepam đường tĩnh mạch).
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho người nhà, bệnh nhân biết tình trạng của bệnh nhân và hướng xữ trí.
- Bệnh nhân nên được nằm điều trị nơi thông thoáng dễ theo dõi.
4. Hồ sơ bệnh án
- Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Chẩn đoán bệnh.
- Tiền sử bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.

204
2. Kiểm tra người bệnh: Kiểm tra lại các chỉ số sinh tồn của người bệnh như nhịp thở, nhiệt độ,
mạch, huyết áp.
3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1: Giảm liều hoặc thay thuốc an thần kinh.
Bước 2: Dùng propranolone 20 – 40mg/ lần, ngày 2-3 lần. Nếu không cải thiện dùng thêm
Diazepame 5mg đường uống, ngày 2-3 lần.
Bước 3: Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn không cải thiện, không ngủ được, lo lắng căng thẳng có
nguy cơ tự sát thì dùng diazepam 10 – 20mg tiêm tỉnh mạch, đồng thời động viên tâm lý cho
bệnh nhân giúp bệnh nhân đỡ lo lắng căng thẳng.
VI. THEO DÕI
- Nhịp thở, mạch, nhiệt, huyết áp.
- Tình trạng lo lắng căng thẳng và nguy cơ tự sát của bệnh nhân.
VII. TAI BIẾN VÀ XỮ TRÍ
1. Tự sát: Tuỳ theo tình trạng tự sát bệnh nhân mà chúng ta có từng phương pháp cấp cứu thích
hợp.
2. Suy hô hấp: Xử trí: Bóp bóng hổ trợ, đặt nội khí quản, thở máy.
3. Ngừng tim: Shock tim, Adrenaline tiêm tĩnh mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình bộ môn tâm thần trường Đại học Y Huế.
- Theo “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa” (Ban hành kèm theo Quyết định số 3154/QĐ-
BYT ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

205
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
59. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
I.ĐẠI CƯƠNG
Trạng thái động kinh là một tình trạng cấp cứu trong thần kinh, nó phản ánh mức
độ nặmg nhất của động kinh vì có nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của người
bệnh, do vậy cần được xử trí kịp thời nhằm:
 Cắt cơn động kinh bằng mọi cách.
 Chống các rối loạn thần kinh thực vật.
Trạng thái động kinh là hiện tượng lặp lại các cơn động kinh trong khoảng thời
gian ngắn (cơn này chưa kết thúc, cơn khác lại bắt đầu) hoặc cơn động kinh tồn tại kéo
dài (từ 10 - 30 phút) hay ít nhất có hai cơn động kinh trở lên kèm theo rối loạn ý thức
hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú giữa các cơn.
II. CHỈ ĐỊNH
 Với tất cả các trạng thái động kinh có co giật
 Còn các trạng thái động kinh cơn cục bộ thì tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Cơn động kinh đơn độc
.IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
02 bác sĩ và 02 điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
2.1. Phương tiện, dụng cụ
Ngoài các dụng cụ thông thường như ống nghe huyết áp thì:
 Đèn soi thanh quản lưỡi cong hoặc đèn soi thanh quản lưỡi thẳng: 01 bộ.
 Ống nội khí quản các cỡ: mỗi loại 02 chiếc
 Nòng nội khí quản: 02 chiếc, Kẹp: 01 chiếc.
 Canun Mayo: 01 chiếc.
 Máy thở: 01 chiếc.
 Bộ hút đờm dãi với ống hút cứng: 01 bộ.
 Bộ thông khí bằng tay: 01 bộ.
 Bóp bóng + Mask: 01 bộ.
 Gel bôi trơn tan trong nước: 01 tuýp.

206
 Nguồn Oxy.
 Găng tay vô trùng: 05 đôi.
 Mũ phẫu thuật: 04 chiếc.
 Băng cố định.
 Bơm tiêm 5ml: 05 cái.
2.2. Thuốc:
Diazepam dạng dung dịch,Phenobarbital, Adrenalin, Atropin, thuốc xịt gây tê.
3. Người bệnh
 Thông báo, giải thích cho người nhà người bệnh biết về tình trạng của người bệnh và hướng xử
trí
 Đặt người bệnh ở tư thế an toàn, thuận tiện.
4. Hồ sơ bệnh án
 Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
 Chẩn đoán bệnh.
 Tiểu sử liên quan đến bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.
2. Kiểm tra người bệnh
Xem lại các thông số về hô hấp, tuần hoàn, tình trạng cơn động kinh.
3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước và thứ tự ưu tiên các thuốc kiểm soát trạng thái động kinh:
Bước 1: Bước đầu tiên (0-10/30 phút), dùng một trong các thuốc sau theo thứ tự ưu tiên:
Diazepam 10 - 20mg ở người lớn hoặc 0,25 - 0,5mg/kg ở trẻ em nhưng không quá 5mg/ph hoặc
Nếu sau 10 phút dùng các thuốc kháng động kinh liều đầu tiên, cơn giật vẫn tiếp tục thì có thể
nhắc lại lần 2
Nếu cơn giật vẫn tiếp tục sau 30 phút thì chuyển bước 2.
Bước 2: Bước kiểm soát trạng thái động kinh (10/30 - 60/90 phút).
Phenobarbital: truyền tĩnh mạch 10 - 20mg/kg ở người lớn hoặc 15 - 20mg/kg ở trẻ em với tốc
độ tối đa 100mg/phút. Nếu người bệnh tiếp tục co giật sau 30 - 90 phút thì chuyển sang bước 3.
Bước 3: Bước của trạng thái động kinh khó trị (trên 60 - 90 phút).Lập giấy chuyển tuyến đến
bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng bằng xe Trung tâm cấp cứu 115

207
Khi cơn giật được kiểm soát trong 12 giờ, liều dùng thuốc nên giảm đi từ khoảng12 giờ 1 lần.
Nếu co giật xuất hiện trở lại, thuốc truyền tĩnh mạch nên được dùng lại trong 12 giờ tiếp theo và
sau đó cai thuốc lần nữa. Vòng xoắn này có thể lặp lại mỗi 24giờ cho đến khi cơn giật được kiểm
soát hoàn toàn. Khẳng định chắc chắn rằng co giật đã chấm dứt bằng điện não đồ và lâm sàng bởi
vì nếu có phân ly điện não đồ - Lâm sàng thì đó là một tiên lượng xấu của trạng thái động kinh.
VI. THEO DÕI
Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác, SpO2, khí máu động mạch, điện tim.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Suy hô hấp:
Xử trí: bóp bóng hỗ trợ, đặt nội khí quản, thở máy nếu có chỉ định.
2. Ngừng tuần hoàn:
Xử trí: cấp cứu ngừng tuần hoàn, ép tim ngoài lồng ngực, Adrenalin tiêm tĩnh mạch.
3. Tụt huyết áp:
Xử trí: truyền dịch, Adrenalin,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Theo“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành thần kinh”(Ban hành kèm theo Quyết
định số 3154/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2014của Bộ trưởng Bộ Y tế)
-. Lê Quang Cường, Pièrre Jallon (2002). Điện não đồ lâm sàng. Nhà xuất bảnY học.
- Hồ Hữu Lương (2000). Động kinh (Lâm sàng thần kinh). Nhà xuất bản Y học.
- C. P. Panayiotopoulos (2010). A clinical guide to epileptic syndromes and their treatment. 2nd
revised edition.

208
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
61. XỬ TRÍ HỘI CHỨNG AN THẦN KINH ÁC TÍNH
I.ĐẠI CƯƠNG
Hội chứng an thần kinh ác tính là một biến chứng đe dọa cuộc sống bệnh nhân do dùng thuốc
ATK, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình điều trị.Gồm các yếu tố thuận lợi như:
- Do dùng các thuốc ATK có nguy cơ gây ngoại tháp cao.
- Bắt đầu bằng liều quá cao.
- Tăng liều quá nhanh, nhất là bằng đường tiêm.
- Do dùng quá nhiều loại, sai nguyên tắc phối hợp các ATK.
- Môi trường nóng nực, bệnh nhân trong điều kiện rối loạn nước – điện giải.
II. CHỈ ĐỊNH
-Đây là một tình trạng cấp cứu nặng, tỷ lệ tử vong cao, cần phải được theo dõi & điều trị tại trung
tâm hồi sức (ICU).
-Tất cả những bệnh nhân bị hội chứng an thần kinh ác tính.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Tất cả những bệnh nhân không bị hội chứng an thần kinh ác tính.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ và điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
a) Phương tiện, dụng cụ
-Ống nghe, huyết áp.
- Đèn soi thanh quản lưỡi cong hoặc thẳng.
- Ống nội khí quản, nòng nội khí quản.
- Canun Mayo.
- Máy thở.
- Bộ hút đờm giải.
- Bóp bóng + Mask.
- Gel bôi trơn tan trong nước.
- Nguồn Oxy.
- Găng vô trùng, mũ phẩu thuật.
- Bơm tiêm, băng cố định.
b) Thuốc
- Dantrolence (dantrium).

209
- Bromocriptine 2,5 - 5 mg/ngày.
- Amantadine.
- Benzodiazepine (Diazepam đường tỉnh mạch).
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho người nhà bệnh nhân biết tình trạng nặng nề của bệnh nhân và hướng
xử trí.
- Bệnh nhân nên được nằm điều trị trong khoa hồi sức tích cực.
4. Hồ sơ bệnh án
- Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Chẩn đoán bệnh.
- Tiền sử bệnh.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Đối chiếu hồ sơ người bệnh xem lại quá trình điều trị trước đó.
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra lại các chỉ số sinh tồn của người bệnh như nhịp thở, nhiệt độ, mạch, huyết áp, ý thức,
trương lực cơ.
3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1: Ngưng các thuốc an thần kinh.
Bước 2: Thở Oxy, giữ thông đường thở, hạ sốt, bồi phụ nước điện giải bằng đường truyền tĩnh
mạch.
Bước 3: Diazepam 10 – 20mg tiêm tĩnh mạch để làm giảm tình trạng căng trương lực của bệnh
nhân. Các loại thuốc như Dantrolence (dantrium), Bromocriptin, Amantadine được chỉ định
dung, nhưng trong cơ số thuốc cấp cứu tại Bệnh viện Tâm thần không có và việc tìm kiếm các
loại này trên thị trường tương đối khó khăn.
Bước 4: Lập giấy chuyển tuyến đến khoa hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng bằng xe
Trung tâm cấp cứu 05.
VI. THEO DÕI
-Nhịp thở, mạch, nhiệt, huyết áp, điện tâm đồ bằng máy Monitoring.
- Tri giác, tình trạng trương lực cơ.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Suy hô hấp Xử trí: Bóp bóng hỗ trợ, đặt nội khí quản, thở máy.
2. Ngừng tim

210
-Shock tim, Adrenaline tiêm tĩnh mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình bộ môn tâm thần trường Đại học Y Huế.
- Theo “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa” (Ban hành kèm theo Quyết định số 3154/QĐ-
BYT ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

211
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
50. LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TÂM LÝ

I. ĐẠI CƯƠNG:
- Thuật ngữ “trắc nghiệm tâm lý” được nhà Nhân chủng học người Anh  - Francis Galton sử
dụng lần đầu tiên vào năm 1884 để đo sự phát triển tài năng của con người bằng phương pháp
thống kê và mô tả toán học. Galton định nghĩa: “Trắc nghiệm tâm lý là nghệ thuật của phép đo và
con số có ý nghĩa dựa trên những hoạt động của trí não” (Galton, 1879).
- Nhà tâm lý học người Mỹ F.S. Freeman (1971) đã đưa ra định nghĩa được nhiều người chấp
nhận rằng: “Trắc nghiệm tâm lý là một công cụ đã được tiêu chuẩn hóa, dùng để đo lường khách
quan một hay nhiều khía cạnh của nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ
hay phi ngôn ngữ hoặc những loại hành vi khác”.
- Theo Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện (1995): “Trắc nghiệm tâm lý là một hệ thống
biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá
ứng xử và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý
(trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…
- Như vậy, có thể thống nhất về mặt nhận thức rằng trắc nghiệm tâm lý là hệ thống các biện
pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm
đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người.
- Chẩn đoán tâm thần học dựa trên việc phân loại, định nghĩa và đánh giá các rối loạn tâm thần.
Không giống như các bệnh lý khác, hầu hết các rối loạn tâm thần được xem xét theo khía cạnh
các hội chứng – nhóm các dấu hiệu và triệu chứng dựa trên tần xuất xuất hiện đồng thời. Để đánh
giá các dấu hiệu và triệu chứng nhằm xác định chẩn đoán, các trắc nghiệm tâm lý đã được xây
dựng để định lượng, cụ thể hóa các triệu chứng chủ quan của đối tượng, trắc nghiệm tâm lý góp
phần làm giảm nhẹ các cuộc phỏng vấn của nhà lâm sàng và tế nhị hóa các triệu chứng khó bộc
lộ của người bệnh, ngoài ra chúng còn có vai trò làm tăng thêm niềm tin của bệnh nhân đối với
thầy thuốc và bản thân chúng chính là liệu pháp tâm lý có hiệu quả.
Với mỗi đối tượng khác nhau thì sẽ có những loại trắc nghiệm phù hợp.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Sàng lọc các rối loạn tâm thần.
- Đánh giá tiến triển của các rối loạn.
- Đánh giá các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự tiến triển của các rối loạn tâm thần
- Chẩn đoán phân biệt các rối loạn tâm thần

212
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Các bệnh nhân không có khả năng giao tiếp.
- Bệnh nhân bị giảm khả năng nghe, nhìn nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý
2. Phương tiện: Phòng làm tâm lý, các tài liệu
3. Bệnh nhân:
4. Hồ sơ bệnh án:
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước trong quy trình:
Bước 1: Bác sĩ kiểm tra lâm sàng
Dựa vào đánh giá lâm sàng, bác sĩ chỉ định trắc nghiệm phù hợp:
 Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến: chuyển bệnh nhân qua phòng trắc nghiệm tâm lý.
 Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm y tế không đúng tuyến: đề nghị mua phiếu test, sau đó
chuyên qua phòng trắc nghiệm tâm lý.
Bước 2: Cán bộ tâm lý tiến hành trắc nghiệm tâm lý
 Làm quen, tạo sự thân thiện.
 Giới thiệu mục đích thực hiện trắc nghiệm.
 Hướng dẫn cách thực hiện trắc nghiệm.
 Tiến hành thực hiện trắc nghiệm.
 Tổng hợp, đánh giá kết quả trắc nghiệm.
Bước 3: Giáo dục tâm lý ban đầu cho gia đình hoặc bệnh nhân. Sau khi hoàn thành, chuyển lại
cho bác sĩ điều trị.
Bước 4: Dựa vào kết quả đánh giá lâm sàng và kết quả trắc nghiệm đưa ra chẩn đoán.
Bước 5: Bác sĩ điều trị dựa vào mong muốn của người nhà bệnh nhân để đưa ra quyết định
phương pháp can thiệp.
VI.THEO DÕI:
- Ghi nhận hồ sơ bệnh án.

213
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN:
Không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học

214
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
KHÁM ĐÁNH GIÁ CHO TRẺ TỰ KỶ

I. ĐẠI CƯƠNG:
Tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm các rối loạn
phức tạp của sự phát triển não bộ. Những rối loạn này gây ra những khó khăn trong tương tác xã
hội, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi lặp lại ở những mức độ khác nhau.
Hội chứng tự kỷ khá phổ biến: Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh
(CDC) thì cứ 68 trẻ ở Mỹ thì sẽ có 1 trẻ bị tự kỷ. Tỷ lệ này tăng gấp 10 lần trong vòng 40 năm
qua. Sự gia tăng tỷ lệ này một phần được lý giải bởi sự cải thiện các điều kiện chẩn đoán và nhận
thức của các bậc cha mẹ về rối loạn phổ tự kỷ. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, số lượng bé
trai mắc hội chứng này cao gấp 4 đến 5 lần so với các bé gái. Ước tính có khoảng 1 trong số 42
bé trai và 1 trong 189 bé gái được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ ở Hoa Kỳ.
Phát hiện sớm, đánh giá đúng và can thiệp sớm tàn tật ở trẻ em ngày nay đang là mục tiêu chung
của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu sự tác động của khiếm khuyết, tăng cường khả
năng của trẻ tàn tật hội nhập xã hội và khắc phục hậu quả của tàn tật ảnh hưởng sâu sắc đến chất
lượng dân số và sự phát triển chung của xã hội;
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều phương pháp diều trị và giáo dục trẻ tự kỷ, như phương pháp
TEACCH, phương pháp PECS. Phương pháp DIR, Phương pháp can thiệp hành vi của
Katherine...Trong đó phương pháp can thiệp.can thiệp hành vi của Katherine được nhiều người
sử dụng và nghiên cứu. Do đó chúng tôi lựa chọn sử dụng phương pháp Katherine trong điều trị
trẻ tự kỷ tại bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu tự kỷ nhưng có thể dùng một số thuốc để giảm những biểu hiện
đặc trưng của bệnh như: Hung hãn, co giật, tăng động, hành vi ám ảnh, rối loạn cảm xúc, động
tác định hình...
+ Thuốc giảm tăng động: Clonidin, Sulpirid,
+ Thuốc giảm hung tính: Haloperidol
+ Thuốc điều chỉnh cảm xúc: Tegretol
+ Điều trị động tác định hình, hành vi ám ảnh: Zoloft, Fluoxetine
+ Thuốc tăng tuần hoàn não: Nootropin,..
II. CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh nhân được nghi ngờ bị tự kỷ đến khám tại bệnh viện
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tự kỷ

215
- Gia đình của bệnh nhân
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Suy giảm nhận thức nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và cán
bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ tự kỷ
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Vật củng cố phù hợp với nhu cầu của từng trẻ
- Dụng cụ trò chơi kết hợp với tiết dạy.
3. Thân nhân người bệnh.
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CÁC BƯƠC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của
bác sĩ (5 phút)
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3. Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện các buổi điều trị cơ bản, mỗi buổi điều trị là 45 phút
gồm các bước sau:
Bước 1: Bác sĩ kiểm tra lâm sàng,
- Nếu nghi ngờ trẻ có rối loạn tự kỷ, bác sĩ chỉ định test đánh giá tự kỷ:
o Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến: chuyển bệnh nhân qua phòng trắc nghiệm tâm lý
o Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm y tế không đúng tuyến: đề nghị mua phiếu test, sau đó
chuyên qua phòng trắc nghiệm tâm lý.
- Nếu không nghi ngờ trẻ bị tự kỷ, đánh giá chính xác để có hướng chẩn đoán và điều trị phù
họp.
Bước 2: Cán bộ tâm lý sử dụng test đánh giá tự kỷ

216
- Nếu kết quả phù hợp với đánh giá lâm sàng: chuyển qua bước 3
- Nếu kết quả chưa phù hợp với đánh giá lâm sàng chuyển lại cho bác sĩ điều trị để đưa ra quyết
đinh cuối cùng
Bước 3: Giáo dục tâm lý cho gia đinh về bệnh tự kỷ. Sau khi hoàn thành, chuyển lại cho bác sĩ
điều trị.
Bước 4: Bác sĩ điều trị dựa vào kết quả và mong muốn của người nhà bệnh nhân để đưa ra quyết
định phương pháp can thiệp:
- Tiến hành thực hiện liệu pháp hành vi, ngôn ngữ trị liệu…. cho trẻ tự kỷ.
- Sử dụng thuốc: Risperidal, Sulpirid, chống trầm cảm, bình thần chỉnh khí sắc, các thuốc điều
trị suy giảm nhận thức…(tùy theo các triệu chứng phối hợp).
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá tiến triển hằng ngày của bệnh nhân.
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Trần Thị Thu Hà (2005) Phát hiện sớm,can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt
Nam,Nhà xuất bản y học
2.Nguyễn Minh Tiến Dịch và biên soạn.(2005) Tổng quan về tự kỷ.Nhà xuất bản Y học
3.Trần Thị Hải Vân(2010):Đánh giá hiệu quả phương pháp Katherine trong điều trị trẻ tự kỷ
tại bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng.
4. Trần Thị Hải Vân(2016):Đánh giá hiệu quả phương pháp Giáo dục tâm lý trong điều trị trẻ
tự kỷ tại bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng
5. Chiristine Comblain (2006) Tư vấn cho Trẻ tự kỷ

217
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
KHÁM SỨC KHỎE TÂM THẦN

I. ĐẠI CƯƠNG:
- Sàng lọc các rối loạn tâm thần.
- Đánh giá tiến triển của các rối loạn.
- Đánh giá các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự tiến triển của các rối loạn tâm thần
- Chẩn đoán phân biệt các rối loạn tâm thần
II. CHỈ ĐỊNH:
- Đối với các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề sức khỏe tâm thần
- Đánh giá tiến triển của bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tâm thần
- Xác định tình trạng sức khỏe tâm thần của một cá nhân
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Tiếp xúc với bệnh nhân, tạo mối quan hệ tốt
2. Điều kiện cơ sở vật chất:
a. Phòng riêng tư để khám và thực hiện đánh giá
b. Biểu mẫu hồ sơ.
c. Các dụng cụ hỗ trợ khám
V. THỰC HIỆN:
1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân, chẩn đoán và chỉ định.
2.Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.
3. Thực hiện kỹ thuật
Đánh giá lâm sàng:
a. Các biểu hiện tâm thần:
- Đánh giá tiến sử;
- Đánh giá sức khỏe tâm thần hiện tại;
b. Các biểu hiện bệnh cơ thể:
- Thực hiện trắc nghiệm đã được chỉ định;
- Trả kết quả đánh giá trắc nghiệm, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trắc nghiệm;
- Giáo dục tâm lý ban đầu cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Các bước trong quy trình:

218
Bước 1: Bác sĩ kiểm tra lâm sàng
Dựa vào đánh giá lâm sàng, bác sĩ chỉ định trắc nghiệm phù hợp:
 Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến: chuyển bệnh nhân qua phòng trắc nghiệm tâm lý.
 Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm y tế không đúng tuyến: đề nghị mua phiếu test, sau đó
chuyên qua phòng trắc nghiệm tâm lý.
Bước 2: Cán bộ tâm lý tiến hành trắc nghiệm tâm lý
 Làm quen, tạo sự thân thiện.
 Giới thiệu mục đích thực hiện trắc nghiệm.
 Hướng dẫn cách thực hiện trắc nghiệm.
 Tiến hành thực hiện trắc nghiệm.
 Tổng hợp, đánh giá kết quả trắc nghiệm.
Bước 3: Giáo dục tâm lý ban đầu cho gia đình hoặc bệnh nhân. Sau khi hoàn thành, chuyển lại
cho bác sĩ điều trị.
Bước 4: Dựa vào kết quả đánh giá lâm sàng và kết quả trắc nghiệm đưa ra chẩn đoán.
Bước 5: Bác sĩ điều trị dựa vào mong muốn của người nhà bệnh nhân để đưa ra quyết định
phương pháp can thiệp.
VI.THEO DÕI:
- Ghi nhận hồ sơ bệnh án.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN:
Không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học

219
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
LIỆU PHÁP NGÔN NGỮ
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Định nghĩa: Ngôn ngữ là hệ thống biểu tượng để tích trữ và trao đổi thông tin.Ngôn ngữ diễn
đạt liên quan đến khả năng phát ra những biểu tượng qua thị giác (viết, ra dấu) hoặc thính giác
(lời nói). Ngôn ngữ cảm nhận liên quan đến khả năng giải mã (vd: biết ý nghĩa) lời nói của người
khác bằng kỹ năng thị giác (hiểu điều được đọc hoặc ra dấu) hoặc thính giác (hiểu qua lắng
nghe). Lời nói liên quan đến khía cạnh cơ học của việc phát âm.
- Sự phát triển ngôn ngữ bình thường
Trước ngôn ngữ (đến 12-18 tháng tuổi)
Khi mới chào đời, trẻ khóc để biệu lộ sự khó chịu sinh lý (đói, khát, ướt tã..) đồng thời bày tỏ
cảm giác (giận dữ, không kiên nhẫn, đau đớn, thỏa mãn, thích thú).
Từ 1 tháng tuổi: bi bô và bé phát âm để đáp lại những kích thích.
Từ 6-8 tháng tuổi: trẻ nhại lời nghĩa là lặp lại lời nói của mẹ, bắt đầu bập bẹ: “ba-ba-ba”.
12 tháng tuổi: nói được 5-10 từ, bắt đầu từ “ba”, “má”. Trẻ bắt đầu chỉ đồ vật trẻ yêu cầu bằng
ngón tay trỏ.
Từ 14 tháng tuổi, trẻ đạt được sự chú ý liên kết: vừa chỉ đồ vật trẻ quan tâm, vừa nhìn người
chăm sóc trẻ.
Từ 18 tháng tuổi: cụm 2 từ như “đi ba”, “ngủ bé”. Bé bắt đầu hiểu từ “không” và có thể chống
đối.
2 tuổi: 200 từ với ngôn ngữ hiểu trước ngôn ngữ nói.
Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nói chuyện với bé để bé có thể “tắm trong ngôn ngữ”.
- Rối loạn phát triển ngôn ngữ:
Sự phát triển bất thường xảy ra khi sự đạt được ngữ âm của trẻ bị trì hoãn, đưa đến: phát âm sai
gây khó khăn cho những người khác là không thể hiểu được trẻ; sự bỏ sót, không chính xác hay
thay thế của các ngữ âm. − Chẩn đoán chỉ được thiết lập chỉ khi sự nghiêm trọng của rối loạn về
phát âm nằm ngoài những giới hạn của sự thay đổi bình thường theo tuổi tâm thần của trẻ; trí tuệ
phần ngôn ngữ không lời nằm trong giới hạn bình thường, Rối loạn ngôn ngữ liên quan đến
khiếm khuyết trong khả năng giải mã thông tin qua ý nghĩa biểu tượng.
- Rối loạn lời nói liên quan đến khiếm khuyết phát âm.
Đây là rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 10% trẻ trước tuổi đi học

220
Trẻ trai thường gặp những khó khăn trong việc phát âm nhiều hơn bé gái, với tỉ lệ là 4:1 hoặc có
báo cáo khác là 2:1. − 30-60% trẻ có tiền sử gia đình là một hay nhiều thành viên trực tiếp có rối
loạn tương tự. –
- Nguyên nhân của rối loạn này thì chưa được biết. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân
của rối loạn này bao gồm: (1) những bất thường khó thấy ở não, (2) yếu tố di truyền, (3) các ảnh
hưởng của môi trường, (4) sự chưa trưởng thành của quá trình phát triển hệ thần kinh, (5) các yếu
tố về ngôn ngữ và (6) những tiến trình về thính giác.
II. CHỈ ĐỊNH: Phát triển và chỉnh sửa ngôn ngữ trong các rối loạn:
- Các rối loạn đặc hiệu trong sự phát âm
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhân
- Nói lắp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không có chống chỉ đinh
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ chuyên khoa Tâm thần, điều dưỡng đại học và
cán bộ tâm lý đã được tập huấn liệu pháp ngôn ngữ
2. Phương tiện:
- Phòng riêng biệt, tạo không gian riêng tư và yên tỉnh.
- Tài liệu ghi chép của bệnh nhân.
- Bảng trắng để viết
- Thẻ hình, thẻ chữ
- Đồ chơi phù hợp với các bài tập
3. Người bệnh:
- Thông báo về thời gian làm liệu pháp.
- Thông báo về tính bảo mật trong điều trị
4. Hồ sơ bệnh án:
- Có chỉ định sử dụng liệu pháp của bác sĩ điều trị.
- Ghi nhận đầy đủ các thông tin của bệnh nhân
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1.Kiểm tra hồ sơ: Đọc lại hồ sơ để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác
sĩ (5 phút)

221
2. Kiểm tra người bệnh: Xác định đúng bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án: hỏi họ và tên, tuổi và
địa chỉ để kiểm tra xác định bệnh nhân (1 phút).
3. Thực hiện kỹ thuật: thời gian thực hiện các buổi điều trị cơ bản và các buổi thực hành cho
từng bài tập phù hợp với bệnh nhân, mỗi buổi điều trị là 45 phút gồm các bước sau:
* Chào hỏi và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
* Kiểm tra phần thực hành
* Giới thiệu nội dung của buổi điều trị.
* Đánh giá sự tiếp thu và hiệu quả của buổi điều trị
* Hướng dẫn phần thực hành
Nội dung cụ thể của liệu pháp:
Bước 1: Đánh giá bệnh nhân
Mục tiêu:
- Tạo mối quan hệ hợp tác với bệnh nhân
- Đánh giá các vấn đề rối loạn ngôn ngữ của bệnh nhân.
- Xác định mục tiêu điều trị
Bước 2: Giáo dục tâm lý cho gia đình
Mục tiêu:
- Gia đình hiểu về các vấn đề của trẻ để hợp tác trong quá trình trị liệu
Bước 3: Tiến hành can thiệp theo kế hoạch
 Mục tiêu:
- Giúp bệnh nhân nhận phát triển ngôn ngữ
 Việc lập một kế hoạch tập nói cho trẻ phải dựa trên các yếu tố sau:
- Nói với trẻ, diễn giải ra bằng ngôn ngữ nói càng nhiều càng tốt.
- Nói và giải thích, hỏi và trả lời một cách thật cụ thể.
- Tạo ra mọi cơ hội trong mọi thời điểm và ở mọi nơi.
- Chú trọng yếu tố vui thích trong mọi yêu cầu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp từng giai đoạn
Mục tiêu:
- Cách xác định kết quả đã đạt được
- Điều chỉnh kế hoạch can thiệp
VI.THEO DÕI:
- Đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Cách 2 tuần đánh giá các biểu hiện bệnh lý một lần.

222
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu cung cấp cho gia đình trẻ chậm nói, tự kỷ của trung tâm Hy vọng số 1 Hà nội-
Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà nội
2. Giao tiếp với trẻ em- tài liệu huấn luyện ngôn ngữ Tera Winterton
3. Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên- Đại học Quốc gia Hà nội

223
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI SỬ DỤNG CÁC THUỐC AN
THẦN KINH
I. ĐẠI CƯƠNG:

II. CHỈ ĐỊNH:


- Trước khi sử dụng các thuốc an thần kinh
- Sau khi sử dụng các thuốc an thần kinh
- Khi các các biểu hiện bất thương trong quá trình sử dụng thuốc an thần kinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không
IV. CHUẨN BỊ
1. Tiếp xúc với bệnh nhân, giải thích các các dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc (nếu
bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt)
2. Thu thập các thông tin về tiến sử các bệnh nội khoa
3. Thu thập các thông tin về các thuốc an thần kinh đã sử dụng trước đây, đặc biết các tác dụng
không mong muốn của thuốc đã dùng.
4. Hồ sơ bệnh án:
V. THỰC HIỆN:
1. Trước khi sử dụng thuốc an thần kinh: đánh giá để loại trừ các chống chỉ định và các trương
hợp thận trọng khi dung thuốc an thần kinh
- Đánh giá chức năng gan:
* Lâm sàng: Đánh giá vàng da, gan,
* Xét nghiệm: SGOT, SGPT, Bilirubin
- Đánh giá hệ thống tim mạch:
* Lâm sàng: Nhịp tim, Huyết áp,
* Cận lâm sàng: Điện tâm đồ
- Đánh giá chức năng thận:
* Lâm sàng: Lượng nước tiểu, khám thận
* Xét nghiệm: Ure và creatinin máu
- Công thức máu
2. Trong quá trình sử dung thuốc an thần kinh:Chỉ áp dụng trong các trường hợp cần thận
trọng và các thuốc đặc hiệu:

224
- Olanzapin: Sau 2 tuần nên kiểm tra
* Lâm sàng: cân nặng
* Xét nghiệm: đường máu
- Clozapin: Kiểm tra công thức máu (đặc biệt công thức bạch cầu) hằng tuần sau khi sử dụng
thuốc trong tháng đầu, sau đó hằng tháng
3. Khi các các biểu hiện nghi ngờ: Tùy theo loại thuốc có các tác dụng không mong muốn khác
nhau. Khi có các biểu hiện nghi ngờ nên ngừng thuốc và đánh giá lâm sàng / cận lâm sàng để xác
định.
VI.THEO DÕI:
- Ghi nhận hồ sơ bệnh án.
- Có chỉ định diều trị và theo dõi kịp thời khi có các biểu hiện tác dụng không mong muốn của
thuốc.

225
THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH EPDS

(Edinburgh Postnatal Depression Scale – EPDS)

I. ĐẠI CƯƠNG

Thang đánh giá trầm cảm sau sinh Edinburgh được Cox J.L., và cộng sự phát triển năm
1987, được sử dụng để sàng lọc những triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

- Cấu trúc:

Thang đánh giá trầm cảm sau sinh Edin burgh gồm 10 đề mục, mô tả các triệu chứng trầm
cảm mà phụ nữ sau khi sinh có thể mắc phải. Mỗi đề mục có 4 phương án trả lời, mỗi một mức
độ tương ứng với một điểm số.

II. CHỈ ĐỊNH

- Bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng trầm cảm, trầm cảm tái diễn, rối loạn trầm cảm có liên
quan đến quá trình sinh đẻ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Bệnh nhân loạn thần

IV. CHUẨN BỊ

- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: Xem hồ sơ đúng với tên tuổi bệnh nhân , chẩn đoán và chỉ định.

2. Kiểm tra người bệnh Hỏi lại tên tuổi và tình trạng bệnh lý.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn
cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.

- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:

Tổng điểm được tính bằng tổng các điểm số của các câu trả lời. Mức độ trầm cảm được
đánh giá như sau:

226
Không có trầm cảm: 0 – 9 điểm;

Có trầm cảm: ≥ 10 điểm.

VI. THEO DÕI

- Theo dõi hành vi cảm xúc và sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình đánh giá thực hiện trắc
nghiệm

- Theo dõi đánh giá trước trong và sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.

- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.

VII. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân
Đội nhân dân, Hà Nội 2004

2. Cox J.L., Holden J.M., Sagovsky R. (1987). "Detection of postnatal


depression: development of the 10-item Edinburgh Postnatal Depression Scale". Br
J Psychiatry 150: 782–786

227
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
CẤP CỨU TRẠNG THÁI KÍCH ĐỘNG

I.ĐẠI CƯƠNG :
Kích động là một trạng thái gia tăng các hoạt động tâm thần, vận động. Các hoạt động này
vượt quá mức phản ứng bình thường, gây vượt quá mức chịu đựng của người xung quanh. Kích
động có thể gây nguy hiếm cho chính bản thân người bệnh cũng như chung quanh. Do vậy kích
động là một cấp cứu tâm thần.
Sau khi xử lý tình trạng kích động, cần nhanh chóng tìm nguyên nhân để điều trị triệt để
II. PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN KÍCH ĐỘNG :
1.Chẩn đoán xác định: Là một cơn rối loạn tâm thần- vận động, từ nhẹ đến nặng, biểu hiện với
các hoạt động hỗn độn với các hành vi xung động, giận dữ, hung hãn và có khi đe dọa. Kích động
có tính chất bệnh lý nghĩa là không thích ứng với tính tình vốn có của người bệnh, hoặc là hành
vi không có ý nghĩa, không có mục đích.
2.Chẩn đoán nguyên nhân:
a/ Kích động trong TTPL: Kích động là rời rạc, động cơ khó hiểu, được kết hợp với hoang tưởng,
ảo giác; thiếu hòa hợp với chung quanh, xung động.
b/ Kích động trong Hưng cảm: hỗn độn, hành vi rối loạn nhiều, vung tay, múa chân, la hét, nói
nhiều, nói hồ lốn, mất ngủ, tăng hoạt động. Tăng khí sắc rõ, có lúc khoái cảm, có lúc đùa giỡn
quá mức, trở nên thô lỗ.
c/ Kích động trong Trầm cảm: Mức độ kích động thừng nhẹ nhàng, hiếm khi mãnh liệt, thường
có liên quan chặt chẽ với lo âu. Có thể do thuốc chống trầm cảm gây ra. Có thể gây ra hành vi tự
sát.
d/ Kích động ở bệnh nhân Rối loạn nhân cách chống đối xã hội, người chưa trưởng thành và
xung động: Kích động kiểu đập phá, bệnh nhân đập tan phá hủy tất cả những gì trong tầm tay.
Kích động này thường diễn ra đột ngột và do bất toại, nặng lên với sự hỗ trợ của các chất giải ức
chế như Rượu, Ma túy…
e/ Kích động của bệnh nhân Say rượu bệnh lý: Đập phá, hung hãn, nguy hiểm.
f/ Kích động ở bệnh nhân Động kinh: Cơn tâm thần-vận động thái dương, kích động lú lẫn sau
khi lên cơn động kinh, các rối loạn nhân cách liên quan đến động kinh.
g/ Kích động ở bệnh nhân Sa sút, mất trí: Thường là hỗn độn, định hình, hay gặp ở bệnh nhân lớn
tuổi kèm theo rối loạn trí nhớ. Một số bệnh lý nội khoa hoặc tình trạng mất nước làm dễ xảy ra
kích động.

228
h/ Kích động ở bệnh nhân Tâm căn: Thường ở bệnh nhân có nhân cách Hysteria, xuất hiện trong
bối cảnh muốn gia tăng sự chú ý và xảy ra khi có nhiều người xung quanh, thường có nét kịch
tính. Xảy ra khi bất toại.
i/ Kích động ở bệnh nhân Sảng rượu: Hỗ độn, mất định hướng, có thể do hoang tưởng - ảo giác
cấp chi phối, kèm theo các triệu chứng rối loạn TKTV nặng nề, run, sốt cao, mạch nhanh, huyết
áp tăng, toát mồ hôi đầm đìa…có tiền sử nghiện rượu.
III.CHỈ ĐỊNH :
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán Kích động tâm thần.
IV.CHỐNG CHỈ ĐỊNH :
Tất cả các bệnh nhân không phải kích động tâm thần.
Loại trừ các bệnh lý cấp cứu khác có thể gây lo âu cấp, thậm chí gây kích động. Nhồi máu cơ tim,
Rối loạn nhịp tim bệnh lý, Hạ glucose máu…, chảy máu tiêu hóa, nhồi máu mạc treo, viêm tụy,
Gen vỡ…
V. CHUẨN BỊ :
1.Người thực hiện: Bác Sĩ ,Điều Dưỡng.
2.Phương tiện,dụng cụ,thuốc.
2.1. Phương tiện,dụng cụ:
Phòng cố định:phòng riêng biệt,yên tĩnh,ánh sáng vừa phải,thoáng mát,tốt nhất là có điều hòa và
camera quan sát;
Dây cố định:dây vải bản to,mềm nhưng chắc chắn,có khóa cố định theo từng nấc.
Gường cố định:giường lớn,bảo đảm nằm thoải mái không vướng chân.tốt nhất là giường cố định
chuyên dùng để dễ vệ sinh tại chỗ cho bệnh nhân.
Băng ca,giường đẩy để di chuyển bệnh nhân khi cần thiết.
Máy đo huyết áp,ống nghe,giá dịch truyền….các phương tiện cấp cứu thường quy,nguồn
Oxy,máy sốc điện (EC ).
2.2. Thuốc:
Seduxen hoặc diazepam ống 10mg.
Phenobarbital ống 100mg.
Haloperidol ống 5mg.
Aminazin ống 25mg.
Các loại dịch truyền thông thường:glucose 5%,20%. Ringerlactac, NaCl 0.9 %, NaHCO3…
Các loại thuốc nâng huyết áp: Heptamyl ống, Soludecadone lọ tiêm…

229
3.Người bệnh: cố gắng trầm tĩnh người bệnh,tránh tụ tập đông người.Nếu bệnh nhân có thể hiểu
được lời nói,cần ôn tồn giải thích cho họ,không lên giọng. Thái độ của người nhân viên y tế luôn
giữ bình tĩnh, khoan hóa, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết.
Nếu cần, xử trí thuốc tại chỗ kích động rồi đưa bệnh nhân về nơi chăm sóc riêng ( bằng băng ca,
giường đẩy ).
Cần thiết phải đưa bệnh nhân về phòng riêng để cố định kết hợp xử trí thuốc.
Giải thích cho người thân nếu có về tầm quan trọng của xử lý kích động, hoặc cố định để họ yên
tâm hợp tác.
4.Hồ sơ bệnh án:
Kiểm tra đúng hồ sơ, đúng tên, tuổi bệnh nhân, số phòng số giường.
Kiểm tra lại chẩn đoán,diễn tiến điều trị trước đó,các loại thuốc đã dùng trước đó.
Đánh giá sơ bộ trạng thái tâm lý của bệnh nhân qua diễn tiến trong hồ sơ.
Ghi chép các chỉ định, y lệnh theo dõi chặt chẽ của quá trình xử lý kích động.
VI.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
1.Kiểm tra hồ sơ : Xác định đúng tên tuổi bệnh nhân với chẩn đoán
2.Kiểm tra người bệnh : các dấu hiệu sinh tồn,ý thức,đánh giá sơ bộ nguyên nhân kích động.
3.Thực hiện kỹ thuật:
Seduxen 10mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm, theo dõi sát tình trạng hô hấp trong và sau
tiêm.
Haloperidol 5-10mg tiêm bắp, lặp lại sau 2-3 giờ nếu cần thiết. Chỉ định cho những trường hợp
kích động do hoang tưởng, ảo giác chi phối, hoặc kích động hưng cảm, kích động trong sảng
rượu.
Aminazin 25mg-50mg tiêm bắp nếu kích động chưa rõ nguyên nhân hoặc kích động trong sảng
rượu. Kết hợp Phenobarbital 200-400mg tiêm bắp nếu nghi ngờ kích động do động kinh tâm
thần.
Lưu ý bù nước, điện giải đầy đủ ( những trường hợp mất nước, sảng rượu…) và dinh dưỡng đầy
đủ.
Sốc điện: nếu kích động dai dẳng, kích động có ý tưởng tự sát mãnh liệt ( Trầm cảm hoặc do
hoang tưởng ảo giác chi phối mạnh trong TTPL).
VII.THEO DỎI :
Cập nhật hồ sơ đầy đủ, 30 phút/ lần về dấu sinh tồn, ý thức cho đến khi hết kích động.

230
Khi bệnh nhân vừa qua cơn kích động, nên có người làm y tế bên cạnh, giải thích hợp lý nhẹ
nhàng để bệnh nhân yên tâm và trả bệnh nhân về phòng cũ sớm để tránh lo lắng, sợ hãi trong môi
trường lạ.
VIII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ :
Theo dõi các tai biến về tim mạch, hô hấp trong quá trình xử trí kích động bằng thuốc và
có phương pháp xử trí kịp thời, hiệu quả.
Nếu cố định bệnh nhân khi kích động kéo dài, lưu ý chống loét.
Phòng ngừa :
Luôn kiểm tra và hoàn thiện chính xác từng giai đoạn của bệnh.
Điều trị nguyên nhân triệt để.
Nắm bắt được diễn tiến tâm lý của bệnh nhân và có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý trong quá trình
điều trị. Luôn chú ý tạo và duy trì mối liên hệ thông hiểu nhau giữa người làm công tác y tế và
bệnh nhân tâm thần.
Ứng xử với người bệnh phải có văn hóa và lòng nhân đạo.

231
QUY TRÌNH CẤP CỨU NGỘ ĐỘC CÁC CHẤT DẠNG AMPHETAMIN

I. ĐẠI CƯƠNG

Edeleano lần đầu tiên tổng hợp amphetamin vào năm 1887, tuy nhiên chỉ đến những năm
1920, trong khi nghiên cứu thuốc điều trị bệnh hen, Alles khám phá dextroamphetamin và Ogata
phát hiện ra methamphetamin, và sau đó amphetamin được xử dụng trên lâm sàng. Amphetamin
có chứa trong mộtt số loại thuốc như Benzphetamine, Diethylpropion, Phendimetrazine,
Phenmetrazine, và Phentermine có tác dụng gây chán ăn điều trị béo phì. Dextroamphetamin
(Dexedrine) và methylphenidat (Ritalin) điều trị rối loạn giấc ngủ và giảm tập trung ở trẻ em.

Các chất kích thích sau đó đã được sử dụng rộng rãi, dẫn đến các hình thức lạm dụng đa
dạng. Lạm dụng thuốc kích thích đã được báo cáo từ năm 1936 và dẫn đến lệnh cấm của cơ quan
quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ vào năm 1959. Trong những năm 1960, các dẫn xuất amphetamin
khác nhau như methylenedioxyamphetamin (MDA) và para-methoxyamphetamin (PMA) được

232
phổ biến rộng rãi như chất gây ảo giác. Đạo luật kiểm soát chất gây nghiện của Mỹ năm 1970 xếp
chất kích thích trong nhóm ma túy. Trong những năm 1980, ma túy tổng hợp, chủ yếu là các dẫn
xuất methylenedioxy amphetamin và methamphetamin, trở nên rất thịnh hành, trong đó được biết
đến nhiều nhất là 3,4 - methylen dioxymethamphetamin (MDMA) và 3,4
methylenedioxyethamphetamin (MDEA).

Amphetamin, methamphetamin, MDMA (thuốc paramethoxyamphetamin (PMA) và một vài


dẫn xuất khác của amphetamin hiện nay là những ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích và gây
ảo giác được xử dụng phổ biến nhất.

Cơ chế ngộ độc:

Amphetamin có tác dụng kích thích làm giải phóng catecholamin đặc biệt là dopamin và
norepinephrin ở đầu tận thần kinh, ức chế tái hấp thu catecholamin và ức chế monoamine oxidase.
Amphetamines đặc biệt là MDMA, PMA, fenfluramin, và dexfenfluramin, cũng gây giải phóng
serotonin và ức chế tái hấp thu serotonin tại xynap thần kinh.

Dược động học:

Các chất này được hấp thu tốt qua đường uống và có thể tích phân bố lớn (Vd = 3–33 L/kg),
chuyển hóa chủ yếu ở gan. Đào thải của hầu hết amphetamin phụ thuốcc vào pH niệu, pH niệu
axit thì amphetamin được đào thải nhanh hơn.

II CHỈ ĐỊNH

a. Lâm sàng:

Dựa vào hỏi bệnh có dùng amphetamin và có triệu chứng lâm sàng của ngộ độc thuốc cường
giao cảm.

- Triệu chứng thần kinh trung ương: nói nhiều, lo âu, mất ngủ, kích thích, co giật và hôn mê.
Có thể bị xuất huyết não do tăng huyết áp hoặc do viêm mạch.

- Biểu hiện ngoại vi cấp: vã mồ hôi, run, tăngg trương lực cơ, nhịp nhanh, tăng huyết áp,
nhồi máu cơ tim cấp (thậm chí ngay cả với mạch vành bình thường). Nếu tiêm nhầm vào động
mạch gáy co mạch có thể dẫn đến hoại tử.

233
- Tử vong do nhịp nhanh thất, co giật, xuất huyết não hoặc do tăng than nhiệt. Tăng thân
nhiệt là hậu quả của co giật và tăng vặn cơ quá mức và có thể gây tổn thương não, và suy thận.

- Hội chứng serotonin: rung giật cơ, máy cơ, kích thích, vã mồ hôi, rung giật nhãn cầu, tăng
phản xạ gân xương đặc biệt ở chi dưới, tăng trương lực cơ, tăng thân nhiệt.

- Dùng kéo dài amphetamin gây sút cân, bệnh cơ tim, tăng áp động mạch phổi, có những
động tác lặp lại (như cào trên da), hoang tưởng, tâm thần. Những rối loạn tâm thần có thể kéo dài
nhiều ngày hoặc hàng tuần. Sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân mệt mỏi, ngủ nhiều, ăn nhiều và trầm
cảm kéo dài nhiều ngày.

- Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau uống là 1 giờ, trong vòng vài phút với đường tiêm.
Thời gian tác dụng kéo dài 2 tới 12 giờ với liều thông thường, nếu dùng liều lớn có thể kéo dài tới
48 giờ.

-Mức độ nặng của ngộ độc:

Mức độ nhẹ Mức độ trung bình Mức độ nặng


Sảng khoái Kích thích Tăng than nhiệt
Tăng tỉnh thức Hoang tưởng Toan chuyển hóa
Nghiến răng Ảo giác Tiêu cơ vân
Thay đổi tính tình Vã mồ hôi Suy thận cấp
Nhịp nhanh Đau bụng Tăng kali máu
Tăng HA Hồi hộp trống ngực Giảm HA

Đau ngực DIC, tử vong

b. Cận lâm sàng

- Xét nghiệm đặc hiệu: amphetamin và các dẫn chất được phát hiện trong nước tiểu, giúp chẩn đoán
xác định. Không có liên quan giữa nồng độ amphetamin huyết thanh với mức độ nặng trên lâm sàng và
do đó thường không định lượng amphetamin máu. Các dẫn xuất của amphetamin và các amin adrenergic
có thể phản ứng chéo khi làm bằng phương pháp miễn dịch, để chẩn đoán cần làm thêm các xét nghiệm
khác như sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí khối phổ.

234
- Xét nghiệm khác: ĐGĐ, đường máu, ure, creatinin, CK, CKMB, troponin T, tổng phân tích nước tiểu,
đông máu cơ bản. Điện tim 12 chuyển đạo và mắc monitor theo dõi điện tim, CT sọ não (nếu nghi ngờ
xuất huyết não). Siêu âm tim và đặt catheter động mạch phổi trong trường hợp nghi ngờ bệnh van tim và
tăng áp mạch phổi.

c. Chẩn đoán xác định:

Bệnh sử sau dùng ma túy tổng hợp, lâm sàng có hộii chứng adrenergic, xét nghiệm có amphetamin
trong nước tiểu.

III CHỐNG CHỈ ĐỊNH

VI CHUẨN BỊ

1/ Người thực hiện: BS, Điều dưởng

2/ Phương tiện:

-Bộ đo huyết áp, găng tay, hộp bông cồn, bơm kim tiêm

- Bình oxy, dụng cụ đặt nội khí quản

3/ Người bệnh:

-Động viên giải thích cho người bệnh nếu còn tỉnh táo

4/ Hồ sơ bệnh án

V CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh : Đảm bảo hô hấp tuần hoàn

 Cấp cứu và các biện pháp hồi sức:


 Hồi sức là điều trị cơ bản. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

- Khai thông đường thở và thông khí nhân tạo nếu cần.

235
- Điều trị kích thích, co giật, hôn mê và tăng thân nhiệt. Benzodiazepin có hiệu quả tốt trong điều
trị chống co giật, ngoài ra các butyrophenon (Haloperidol)

Tăng thải trừ bằng truyền dịch glucose, bù nước điện giải , cân bằng kiềm toan, bù Vitamin

Điều trị triệu chứng :

Kiểm soát thân nhiệt : hạ nhiệt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát- Tiếp tục theo dõi thân
nhiệt, điện tim và các dấu hiệu sinh tồn khác trong ít nhất là 6 giờ.

- Điều trị tăng huyết áp: tốt nhất được điều trị bằng thuốc an thần, nếu không hiệu quả dùng thuốc
giãn mạch ngoại vi như phentolamin hoặc nitroprussid.

− Cơn nhịp nhanh bằng propranolol hoặc esmolol.

 Nếu bệnh nhân có biểu hiện lo âu Diazepam 5-10mg/ lần uống hoặc tiêm bắp , có thể sử dụng
2 lần/ngày
 Bệnh nhân kích động hoang tưởng ảo giác cấp diển : tiêm bắp Haloperidol 5-10mg/ lần có thể
sử dụng 2 lần /ngày
 Điều trị cụ thể - Thuốc chống loạn thần: + Nếu bệnh nhân trong trạng thái kích động hoặc
không hợp tác điều trị: tiêm bắp haloperidol 5mg/lần, 1-3 lần/ngày, dùng trong 2-3 ngày đầu.
Nếu bệnh nhân hợp tác điều trị: uống haloperidol 5mg/lần, 1-3 lần/ngày hoặc risperidone 2
mg/lần, 2-3 lần/ngày hoặc olanzapine 5mg/lần, 2-3 lần/ngày. Các triệu chứng loạn thần
thường mất đi sau 1- 2 tuần.
 . - Thuốc giải lo âu: diazepam 5 mg/lần, 1-2 lần/ngày, không quá 07 ngày. - Thuốc chống trầm
cảm: uống mirtazapine 15-30mg/ngày hoặc sertraline 50mg/lần, 1-2 lần/ngày hoặc các thuốc
chống trầm cảm khác thuộc nhóm SSRI. - Điều trị các bệnh cơ thể phối hợp - Lưu ý phát hiện
và xử trí kịp thời các tác dụng không mong muốn do thuốc.
 Trầm Cảm : Sử dụng các thuốc chống trầm cảm: uống mirtazapine 15-30mg/ngày hoặc
sertraline 50mg/lần, 1-2 lần/ngày hoặc các thuốc chống trầm cảm khác thuộc nhóm SSRI. -
Thuốc giải lo âu: uống diazepam 5 mg/lần, 1-2 lần/ngày, không quá 07 ngày.
 Nếu bệnh nhân có nhiều biểu hiện cơ thể, đặc biệt là rối loạn về tim mạch, biểu hiện nhiễm
độc nặng... cần chuyển đến chuyên khoa chống độc, hồi sức tích cực, cấp cứu.

VI THEO DỎI:

236
Toàn trạng bệnh nhân và tâm thần của người bệnh

Hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Dùng ma túy tổng hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề
về tâm thần.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt: 1. Bộ Y Tế (2010). Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone (Ban hành kèm theo quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của bộ trưởng
Bộ Y Tế).

2. Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma
túy tổng hợp dạng Amphetamine (Ban hành kèm theo Quyết định số 3556/QĐ-BYT ngày 10 tháng 9
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
http://moh.gov.vn/LegalDoc/Lists/OperatingDocument/Attachments/246/huong%20da n
%20ATS1.doc.docx

3. Phỏng vấn tạo động lực là gì? – Khám phá Tâm lý học, NXB Đại học Quốc Gia, 2015.
https://www.verywell.com/what-is-motivational-interviewing-22378

4. Bộ Y tế, 2012, “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” Cục phòng
chống HIV/AIDS, Hà nội 2012.

5. Robert Ali, Vương Thị Thu Hương, Nguyễn Tố Như, Phạm Thị Hương, Kevin Mulvey, Hoàng
Nam Thái, 2012, “Tư vấn điều trị nghiện ma túy”, Tài liệu của tổ chức USAID, FHI360 và Pact Việt
Nam. NXB Hồng Đức.

6. Bộ Y Tế (2016). Tài liệu đào tạo điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone (Sử dụng đào tạo cho Bác sỹ). Nhà xuất bản Y học.
http://vaac.gov.vn/Tai-Lieu/Detail/Tai-lieu-dao-tao-cho-Bac-sy-de-dieu-tri-thay-thecac-chat-dang-
thuoc-phien-bang-thuoc-Methadone

7. Bộ Y Tế (2016). Tài liệu đào tạo điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone (Sử dụng đào tạo cho Tư vấn viên).

237
. Tiếng Anh 8.American Psychiatric Association (2013). Stimulant-Related Disorders, Diagnostic
and statistical manual of mental Disorders, Fifthe Eidtion. American Psychiatric Publishing,
Arlington, VA. 947 pages. https://books.google.com.vn/books?id=-
JivBAAAQBAJ&printsec=frontcover&hl=vi. 9.United Nations Office on Drugs and Crime, &
World Health Organization. (2008, March). Principles of Drug Dependence Treatment - Discussion
paper. 112 https://www.unodc.org/documents/drug-treatment/UNODC-WHO-Pri13.National
Institute on Drug Abuse. (2018, January). Principles of Drug Addiction Treatment: A Research-
Based Guide (3rd Edition).

QUY TRÌNH CẤP CỨU NGỘ ĐỘC CẦN SA

I. Đại cương
Được biết đến ở Trung Á và Trung Quốc ít nhất từ 4000 năm, cây gai dầu An Độ 
Cannabis sativa là một loại cỏ cứng, thơm chỉ sống một năm. Chất có tác dụng sinh học chiết
xuất từ cây này được mọi người biết đến với tên gọi là cần sa. Theo hầu hết các đánh giá, cần sa
là một trong số những chất gây nghiện bất hợp pháp được sữ dụng nhiều nhất.Các nhà lịch sử Hy
lạp (thế kỷ thứ 4 trước CN) đã miêu tả một bộ lạc dân du mục đã biết hít khói hạt cây gai dầu
làm khô trong những ống ở lều và đi vào đi ra vui sướng. Cần sa có tác dụng như một loại thuốc
giảm đau, chống co giật và thôi miên. Tác dụng này đã được ghi nhận từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ
thứ 20.
Tất cả các phần của cây cần sa Cannabis sativa đều chứa chất tác động trên hệ tâm thần
Cannabinoids, trong đó delta-9-tetrahydrocannabinol có nhiều nhất. Các dạng có hiệu lực nhất của
cannabis được lấy từ từ đỉnh hoa hoặc từ nhựa nguyên chất màu nâu đen lấy từ lá cây được gọi là nhựa
cần sa Hashish. Cây cần sa thường được cắt, phơi khô, chẻ ra và cuốn lại thành điếu để hút. Tên thường
gọi của cần sa là bồ đà, cỏ, trà.

Các tên gọi: Cannabis savita L. , Cannnabis indica Lam. , Cannabis ruderali. Cần sa, tài mà, bồ
đà, gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đại ma, hỏa ma.Marịuana, THC ( chất chính : delta-9-
tetrahydrocannabinol). Tên lóng: "cỏ".

Phân bố hiện có ở khắp nơi trên thế giới, tự nhiên hoặc được trồng tại gia đình ( bị cấm). Nguy
hiểm nhưng vẫn được dùng ở một vài nước.

238
Cơ chế ngộ độc

Tác dụng trên tâm thần, giống giao cảm trung ương và chống nôn. Tác dụng trên thụ thể
cannabinoid ở TK ngoại biên và các tế bào miễn dịch, tăng giải phóng dopamin.

Duợc động học :

 Hấp thu nhanh, hoàn toàn qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa (kém hơn),

 Gắn nhiều với protein, tan trong mỡ, Vd cao (10L/kg).

 Chuyển hóa qua gan thành chất có hoạt tính và không hoạt tính, thải trừ qua thận, half-life
thải trừ của các chất chuyển hóa kéo dài vài ngày
II. CHỈ ĐỊNH:

Bệnh sử sau dùng cần sa, lâm sàng có các triệu chứng ức chế/ kích thích thần kinh trung ương, xét
nghiệm độc chất trong nước tiểu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


IV. CHUẨN BỊ:

1/ Người thực hiện: BS, Điều dưởng

2/ Phương tiện:

-Bộ đo huyết áp, găng tay, hộp bông cồn, bơm kim tiêm

- Bình oxy, dụng cụ đặt nội khí quản

3/ Người bệnh:

-Động viên giải thích cho người bệnh nếu còn tỉnh táo

4/ Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

239
Kiểm tra người bệnh :

Đảm bảo hô hấp tuần hoàn

 Cấp cứu và các biện pháp hồi sức:


 Hồi sức là điều trị cơ bản. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

- Khai thông đường thở và thông khí nhân tạo nếu cần.

Điều trị kích thích, co giật, Benzodiazepin có hiệu quả tốt trong điều trị chống co giật, ngoài ra
các butyrophenon (Haloperidol)

Tăng thải trừ bằng truyền dịch glucose, bù nước điện giải , cân bằng kiềm toan, bù Vitamin

Điều trị triệu chứng :

 Nếu bệnh nhân có biểu hiện lo âu Diazepam 5-10mg/ lần uống hoặc tiêm bắp , có thể sử dụng
2 lần/ngày
 Bệnh nhân kích động hoang tưởng ảo giác cấp diển : tiêm bắp Haloperidol 5-10mg/ lần có thể
sử dụng 2 lần /ngày hoặc risperidone 2 mg/lần, 2-3 lần/ngày hoặc olanzapine 10mg/lần, 2-3
lần/ngày. Các triệu chứng loạn thần thường mất đi sau 1- 2 tuần.
 - Nôn nhiều : truyền dịch, thuốc chống nôn

VI .THEO DỎI:

 Theo dõi ít nhất 4 giờ, dặn dò theo dõi tại nhà và khám tâm thần nếu mạn tính.

 Hội chứng cai thường nhẹ : khó chịu, bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, tăng vã mồ hôi,
buồn nôn, tăng thân nhiệt, run tay

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế (2010). Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone (Ban hành kèm theo quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của bộ trưởng Bộ Y
Tế).

240
2. Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma
túy tổng hợp dạng Amphetamine (Ban hành kèm theo Quyết định số 3556/QĐ-BYT ngày 10 tháng 9
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). http://moh.gov.vn/LegalDoc/Lists/OperatingDocum

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

CẤP CỨU NGỘ ĐỘC COCAINE

1. ĐỊNH NGHĨA
- Ngộ độc là một tình trạng hoặc một quá trình trong đó một sinh vật bị tổn hại hóa
học nghiêm trọng (bị nhiễm độc) bởi một chất độc hoặc nọc độc của động
vật khác.
- Cocaine là một trong những chất gây nghiện bị lạm dụng phổ biến & nguy hiểm
nhất ở các nước Âu Mỹ. chế phẩm mạnh nhất của nó là feebase & crack. Cocaine
được chiết xuất từ cây coca có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cocaine được sử dụng trong
gây tê cục bộ, vì nó có tác dụng co mạch.
2. NGUYÊN NHÂN
- Do các rối loạn tâm thần như rối loạn cảm xúc lưởng cực, tâm thần phân liệt, rối
loạn hành vi của thanh thiếu niên hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
- Yếu tố gia đình & môi trường: bố mẹ sử dụng cocain, môi trường bạo lực thời thơ
ấu, gia đình bất ổn…
- Sử dụng các chất ma tuý khác
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định:
- Phải có bằng chứng rõ rang của việc mới sử dụng cocain ở liều cao đủ để gây ngộ
độc.
- Phải có triệu chứng , dấu hiệu ngộ độc dưới đây:
. Phải có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau: Khoái cảm & cảm giác nhiều năng
lượng, tăng độ cảnh tỉnh, hành vi hoặc niềm tin phóng đại, lăng mạ hoặc tấn công
người khác, thích tranh cải, cảm xúc không ổn định, hành vi định hình, ảo thanh,
ảo thị, hoặc ảo giác xúc giác, ý tưởng paranoid hoặc rối loạn hoạt động chức năng
cá nhân.
. Ít nhất phải có hai trong các triệu chứng sau: nhịp tim nhanh( đôi khi nhịp chậm),
loạn nhịp tim, tăng huyết áp( đôi khi hạ huyết áp), vã mồ hôi & gai lạnh, buồn nôn
hoặc nôn, giảm cân, giãn đồng tử, kích động tâm thần vận động( đôi khi chậm chạp
tâm thần vận động), yếu cơ, đau ngực, co giật.

241
3.2. Cận lâm sàng:
- Sử dụng test nhanh 4 hoặc 6 nhóm qua nước tiểu để phát hiện bệnh nhân dùng
cocain và các chất ma tuý khác.
- Sinh hoá máu: glucose, ure, creatinin, SGOT, SGPT, GGT ( trước & sau điều trị)
- X Quang tim phổi
- Điện tâm đồ & siêu âm tim: Cần chỉ định thường quy do tác dụng nghiêm trọng &
phổ biến của cocain trên hệ tim mạch.
- Trắc nghiệm tâm lý: thang đánh giá tình trạng tâm thần tối thiểu ( MMSE), thang
đánh giá nhân cách( RORSCHACH), thang đánh giá trầm cảm ( Beck), thang đánh
giá lo âu ( Zung)
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị triệu chứng: các triệu chứng tim mạch nguy hiểm, xác định đúng rối loạn
tâm thần mắc phải.
- Lựa chọn thuốc hợp lý, đúng thuốc, đúng liều lượng
- Liệu pháp tâm lý
4.2. Điều trị cụ thể: tuỳ từng cá thể và bệnh cảnh lâm sàng
- Các thuốc chống loạn thần: lựa chọn trong các nhóm thuốc sau, ưu tiên đơn trị liệu,
tối đa kết hợp 3 loại để hạn chế tác dụng phụ.
- Thuốc An thần kinh cổ điển: Chlorpromazin: liều 50- 250mg/ ngày.
Levomepromazin: liều 25-250mg/ngày. Haloperidol: liều 5-30mg/ngày
- Thuốc An thần kinh không điển hình: Amisulpiride, clozapin, risperidon,
olanzapin, queatipin….
- Các thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin, clomipramin, fluoxetin, sertralin,
venlafaxin, mirtazapin, tianeptin…
- Các thuốc chỉnh khí sắc: Valproat Na, carbamazepin, topiramat…
- Các thuốc bình thần: Diazepam, lorazepam, bromazepam…
- Các thuốc giải lo âu gây ngủ khác: Zopiclon, etifoxin, melatonin…
- Các nhóm thuốc khác: Tăng cường tuần hoàn não ( Piracetam, ginkgo biloba,
vinpocetine…). Vitamin và các yếu tố vi lượng. Thuốc bổ gan.
- Vận động trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý liệu pháp, lao động liệu pháp.
5. TIÊN LƯỢNG & BIẾN CHƯNG
5.1. Tiên lương:
- Các rối loạn thường tiến triển mạn tính, đòi hỏi điều trị lâu dài.
5.2. Biến chứng:
- Tổn thương phế quản , phổi, sung huyết , viêm loét niêm mạc mũi.
- Lây nhiễm virus viêm gan B, C, HIV
- Biến chứng thần kinh: loạn trương lực cơ, đau đầu migraine, co giật, có thể gây
nhồi máu não.

242
- Tim mạch: Nhồi máu cơ tim hoặc ngoại tâm thu thất
- Tử vong.
6. PHÒNG BỆNH:
6.1. Phòng bệnh cấp 1:
- Quản lý nhà nước về các chất gây nghiện nói chung và chất ma tuý nói riêng trong
đó có Cocain.
- Thực hiện tuyên truyền thông tin đại chúng về tác hại của cocain nhằm hạn chế
người sử dụng cocain.
6.2. Phòng bệnh cấp 2:
- Tầm soát các đối tượng đã sử dụng cocain nhằm phát hiện sớm các rối loạn tâm
thần.
6.3. Phòng bệnh cấp 3:
- Quản lý các bệnh nhân sử dụng đã có vấn đề rối loạn tâm thần.
- Giúp bệnh phục hồi việc làm, hoà nhập xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. ICD- 10
2. Nguyễn Minh Tuấn ( 2016). Các rối loạn tâm thần do chất ma tuý, giáo trình
bệnh học tâm thần
3. Nguyền Kim Việt (2000). Dự phòng nghiện ma tuý, rối loạn tâm thần và hành
vi do sử dụng các chất tác động tâm thần.

243

You might also like