You are on page 1of 7

1.

Theo quan điểm của chủ nghĩa DVBC cơ sở của mối lhe bắt nguồn từ sự vận động
và phát triển thường xuyên trên thế giới
Sai. Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các svht. Các svht
tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác bao nhiêu, song chúng đều chỉ là
những dạng khác nhau của 1 thế giới duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất. Nhờ có tính
thống nhất đó mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuhyeern hoá lẫn nhau theo những
quan hệ xác định.
2. Theo quan điểm của CN DCBC, nguồn gốc của cơ sở phát triển là do sự tác động
của con người nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn
Sai.
Sự phát triển baoh cũng mang tính khách quan, Bởi vì theo quản điểm DVBC, nguồn gốc
của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục
những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn
luôn phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan không phụ thuộc vào ý thức
của con người.
3. Vì con người có thể phân đoạn được thời gian theo ý mình nên thời gian mang
tính chủ quan
Sai.
Tính khách quan nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn
liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và
thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
Thời gian là khách quan vì nó là 1 thuộc tính của vật chất.
“Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta khép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Đây là định nghĩa về vật chất của V.I.Lenin.
CNDVBC cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động và vận động của vật chất diễn ra trong
không gian và thời gian. Vì vậy thời gian là một trong những hình thức tồn tại của vật
chất.
4.Trạng thái của mâu thuẫn thay đổi từ đối lập đến khác biệt đều chuyển hoá trong
quá trình phát triển của svht
Sai.
Vì phải đi từ khác biết -> đối lập -> xung đột -> chuyển hoá.
Trong sự tác động qua lại của các svat đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định
một các tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn chỉ là sự
khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày
càng phát triển và đi đến đối lập. Khi 2 mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện,
chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn sẽ được giải quyết.
5. Sẽ không có sự chuyển hoá vật chất nếu k có trạng thái đứng yên tương đối
Đúng.
Đứng yên chỉ biểu hiện của 1 trạng thái vận động, đó là vận động trong thăng bằng, trong
sự ổn định tương đối, biểu hiện thành 1 sự vật nhất định khi nó còn là nó và chưa bị phân
hoá thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn định đó mà sự vật thực hiện được sự chuyển
hoá tiếp theo. Không có đứng im tương đối thì không có sự vật nào cả. Do đó đứng im
còn được biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi vật chất của sự vật còn ổn
định, chưa thay đổi
6. Vật chất là cái gì đó tác động bằng cách nào đó lên giác quan của chúng ta
Sai
Về định nghĩa: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan đem lại
cho con người trong cảm giác, cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
Như vậy, nói vật chất là cái gì đó tác.. là chưa đủ bởi vật chất là cái gây nên cảm giác ở
con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người, mà cảm giác
thì không khách quan, V.I.Lenin đã khẳng định rằng, vật chất là “thực tại khách quan, tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
7. Ý thức chỉ có thể tác động lên vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con
người/ Theo quan điểm của CNDVBC về mối qhe giữa vật chất và ý thức cho rằng:
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, điều đó đòi hỏi trong
nhận thức và thực tiễm phải dựa vào hiểu biết của mình để tác động vào thế giới và
cải tạo thế giới?
Đúng
Theo CN DVBC thì: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thực,
quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
Ý thức là sự phản ánh, cái phán ánh còn vật là cái được phản ánh. Cái được phản ánh –
tức là vật chất – tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với cái phán ánh tức là ý thức.
Cái phản ánh – tức ý thức – là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, lấy cái khác quan làm tiêu đề, bị cái khách quan quy định, vì thế mà ý thức
tác động trở lại vật chất theo 2 chiều hướng:
Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó thúc đẩy hoạt động thực tiễn
của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
Còn nó phản ánh không đúng hiện thực khác quan thì nó kìm hãm hoạt động thực
tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
Vai trò của ý thức là nói tới vai trò của con người vì ý thức muốn tác động trở lại đời
sống hiện thực thì phải thông qua lực lượng vật chất hay thông qua hoạt động thực tiễn
của con người, bắt đầu từ khâu nhận thức quy luật khách quan, vận dụng đúng đắn quy
luật, có ý chí, phương pháp để tổ chức hành động.

8. Thuộc tính cơ bản, quan trọng nhất của vật chất để phân biệt với ý thức là vận
động
Đúng
“Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta khép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Đây là định nghĩa về vật chất của V.I.Lenin.
Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và k phụ thuộc vào ý thức bất kể sự
tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên
giác quan của con người
Cảm giác, ý thức, tư duy là sự phản ánh vật chất lên con người, tức con người có khả
năng nhận thức được vật chất thực tại khác quan
->Như vậy thì vật chất có thể được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, còn ý thức thì
không.
Đó là sự khác nhau căn bản giữa vật chất & ý thức.
.
Ý thức:
Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan
vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy không thể tách
rời ý thức ra khỏi bộ óc.
CN DVBC cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động và vận động của vật chất diễn ra trong
không gian và thời gian. Vì vậy vận động là một trong những hình thức tồn tại của vật
chất.
Theo quan điểm siêu hình vận động là sự di chuyển vị trí cả về vật thể trong không gian,
thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài svht. Còn theo quan điểm DVBC,
vận động là sự biến đổi nói chung. Vận động không do ai sáng tạo và cũng không mất đi
mà nó tồn tại vĩnh viễn. Nguồn gốc vận động là do svht quy định.
9. Phải chăng nguồn gốc của sự phát triển theo quan điểm của DVBC là do quá
trình hình thành và giải quyết mâu thuẫn của svht.
Đúng.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả
“sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. 2 điều này k tách rời nhau mà gắn
liền với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt
đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: sự thống nhát của các mặt đối
lập là tương đối, tạm thời, sự đáu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I.Lenin viết:
“Sự thống nhất của các mặt đối lâpk là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự
đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng nhưu sự ptrien, sự vận
động là tuyệt đối”.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định
một các tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện chỉ là sự khác nahu căn bản, nhưng theo khuynh hướng
trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt
đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được
giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; svat cũ mất
đi sự vật mới ra đời thay thế. V.I.Lenin viết: “Sự phát triển là một cuộc ‘đấu tranh’ cũng
k có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất là đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách
rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển baoh cũng là sự thống
nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển.
10.Vật chất tác động vào giác quan thì gây ra cảm giác
Đúng
Vật chất là cái gây nên cảm giác ở mỗi con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên
giác quan của con người
11. Theo quan điểm DVBC, sự vận động, phát triển thường xuyên của thế giới chính
là cơ sở của mối liên hệ.
Sai. Theo quan điểm DVBC của triết học Mác – Lenin, tính thống nhất vật chất của thế
giới mới lầ cơ sở của mối liên hệ.
Các svht trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác
động qua lại lẫn nhau. Các svht trong thế giới dù có đa dạng, phong phú bao nhiêu, dù có
phát triển đến đâu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy
nhất, chính là thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chứng k thể tồn tại biệt lập
tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá theo những quan hệ xác
định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định rằng mối lhe là
phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sư chuyển hoá lẫn nhau
giữa các svht hay giữa các mặt của một svht trong thế giới.
12. Bước nhảy dần dần chính là sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật.
Sai
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dẫn
dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Tựu chung
lại, bước nhảy dần dần là sự chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác.
Trong khi đó, sự thay đổi dần dân về lượng của sự vật là sự tích luỹ liên tục về lượng để
đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất. Do vậy, bước nhảy dần dần và sự thay
đổi dần dần về lượng của svat là khác nhau.
13. Ý thức không chỉ là sự phản ánh thgioi khác quan mà còn tạo ra thế giới khách
quan.
Đúng
Theo CN DVBC, ý thức, về bản chất là sự phản ánh khác quan vào trong bộ óc con người
một các năng động, sáng tạo. Điều đó thể hiện ở chỗ, ý thức phản ánh thế giới có chọn
lọc – tuỳ thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó nhằm nắm bắt bản
chất, quy luật vận động và phát triển của svht, khả năng vượt trước của ý thức tạo nên sự
lường trước những tình huống sẽ gây tác động tốt, xấu lên kết quả của hoạt động mà con
người đang hướng tới. Có dự báo đó, con người sẽ điều chỉnh chương trình của mình sao
cho phù hợp với dự kiến xu hướng phát triển của svht; xây dựng các mô hình lý tưởng, đề
ra phương pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu. Như vậy, ý thức k chỉ phản
ánh thế giới khác quan mà còn góp phần tạo ra thgioi khách quan.
14. Liên hệ không có tính khách quan vì trên thực tế có những mối liên hệ giữa cái
tinh thần
Sai
Theo quan điểm triết học DVBC, mối lhe luôn có tính khách quan vì các mối lhe là vốn
có của mọi sự svht, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Cho dù đó là liên hệ
giữa cái tinh thần thì nó vẫn mang tính khác nhau vì chúng đều thuộc về một thgioi thống
nhất duy nhất, tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.

You might also like