You are on page 1of 2

1.4.

Rửa dạ dày

a. Khái niệm

- Là một thủ thuật mà bác sĩ có thể thực hiện để làm rỗng các chất chứa trong dạ
dày một cách nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

b. Chỉ định

- Cho hầu hết các loại ngộ độc cấp đường tiêu hóa với lượng lớn thuốc hay độc
chất và đến viện ngay sau uống.

- rửa dạ dày sau một số cuộc phẫu thuật trên vùng bụng

c. Chống chỉ định

- Không thực hiện với bệnh nhân rối loạn ý thức, hôn mê, co giật

- Phải đặt nội khí quản , bơm bóng chèn trước mới an toàn.

- Khi uống các chất ăn mòn (acid hay kiềm mạnh, hydrocacbon)

d. Kỹ thuật

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, đầu thấp tư thế Trendelenburg

- Đặt nôi khí quản trước ở bệnh nhân rối loạn ý thức hay hôn mê và cho thuốc
chống co giật nếu có ngu cơ co giật co giật.

- Đưa ống rửa dạ dày có bôi trơn nhẹ nhành qua mũi hay miệng bệnh nhân (ống cỡ
36 – 40F ở người lớn; 16 – 28F ở trẻ con) vào dạ dày, cho nước muối sinh lý hay
nước sạch pha muối (5g/1lit), cần làm ấm về mùa đông, mỗi lần 200ml ở ngùi lớn
hay 50ml (trẻ dưới 5 tuổi) vào dạ dày, rồi lại lấy ra. Rửa tổng số một vài lít dịch
hoặc tới khi dịch ra trong.
- Theo dõi sát bệnh nhân bằng monitor và chuẩn bị sẵn máy hút, dụng cụ đặt nội
khí quản để xử trí nếu bệnh nhân nôn, hoặc tiến triển nặng.

You might also like