You are on page 1of 3

Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã mang lại những thành

tựu to lớn trong việc phát triển thị trường nội địa trên nhiều khía cạnh và bình
diện khác nhau. Thương mại và thị trường đã góp phần tạo nên “bức tranh” kinh
tế – xã hội Việt Nam với nhiều gam màu tươi sáng. Nhìn lại chặng đường đã
qua, mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục “phủ sóng” trên cả ba
địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi, góp phần gắn chặt sản xuất với tiêu
thụ, hàng hóa với thị trường. Lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng đa dạng và hàng hóa thiết yếu cho người dân ở mọi miền đất nước
và trong những giai đoạn tiêu dùng cao điểm.

Thực trạng dịch vụ nội địa trong thương mại


1- Quy mô thị trường ngày càng gia tăng.
+ Theo thống kê, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2010 mới đạt 88 tỷ
USD; năm 2016 cán mốc 118 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm trước đó. Năm
2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa (BLHH) và doanh thu dịch vụ (DTDV) tiêu
dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng (164,5 tỷ USD), tăng 2,6% so với cùng kỳ năm
trước. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng gấp 1,6 lần giai đoạn 2011 – 2015, đạt tốc độ tăng bình quân gần
9,4%/năm1.
+ Số liệu thống kê theo vùng kinh tế cho thấy: giai đoạn 2015 – 2019, Đông
Nam Bộ là vùng chiếm tỷ trọng cao nhất so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng, dao động trong khoảng 33 – 33,2%; tiếp đến là
vùng đồng bằng sông Hồng: 22 – 22,6%; đồng bằng sông Cửu Long: 18,5 –
19%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 16,2%; vùng trung du và miền
núi phía Bắc: 5 – 5,1% và cuối cùng là Tây Nguyên với 4,5- 4,6%2.
2- Loại hình kinh doanh ngày càng đa dạng.
+ Sự phát triển của mạng lưới bán lẻ truyền thống và hiện đại đã đáp ứng được
về cơ bản sự gia tăng cả về quy mô và phát triển nhu cầu mua sắm của các tầng
lớp dân cư tại các vùng, địa bàn cả nước.
+ Hiện có 1.085 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành phố và 240 trung tâm thương mại,
trung tâm mua sắm tại 57/63 tỉnh, thành phố. Hơn 10 thương hiệu của các nhà
phân phối đến từ châu Âu và châu Á đã đầu tư xây dựng cơ sở ở Việt Nam
(Lotte, Central Group, TCC Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family
Mart…)3.
+ Cho đến nay, toàn quốc đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng cố định với tên
gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương. Chợ truyền thống với 8.500 chợ
(61 chợ đầu mối) cùng gần 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa vẫn duy trì hoạt động 4.
Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ (sử dụng thanh toán
điện tử, kết hợp cả bán hàng online với offline), tiếp cận xu hướng hiện đại từ
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản
xuất.
3- Cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Những năm gần đây, nhiều doanh nhân, tập đoàn kinh tế của 8 Nam đã nỗ
lực, gia tăng đầu tư để duy trì, giữ lại thị phần, như: Vincommerce (chuỗi
Vinmart và Vinmart+), Masan, BRG Retail (chuỗi siêu thị BRG Mart), thế giới
di động (chuỗi Thegioididong.com; Điện máy và Bách hóa xanh), FPT… Tuy
nhiên, những khó khăn đi kèm cũng không nhỏ khi ngày càng có nhiều đối thủ
tầm cỡ, vốn lớn, có bề dày kinh nghiệm, đã trải qua nhiều thăng trầm trên
thương trường.
+ Các nhà đầu tư lớn thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc mua cổ
phần của các doanh nghiệp (DN) bán lẻ Việt, như: Tập đoàn Aeon – Nhật Bản;
Tập đoàn Central – Thái… khiến việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay
gắt. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong
thời gian qua đã tác động khá lớn tới sự phát triển của thị trường. Tuy số lượng
cơ sở và thị phần còn thấp nhưng đã tạo ra áp lực cho doanh nghiệp và các chủ
thể bán lẻ trong nước hạn chế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ
bán lẻ… các doanh nghiệp Việt bắt đầu gặp khó trong việc thỏa thuận để đưa
hàng hóa vào bán tại các cơ sở phân phối vì mức chiết khấu.
+ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI như: MM Mega Market (trước là Metro),
Tops Market và GO! (trước là Big C)… với nỗ lực thu hút khách hàng đang mở
rộng các nhãn hiệu riêng cũng tác động nhất định tới các doanh nghiệp sản xuất
hàng Việt.
Thực tế cho thấy, kênh bán hàng hiện đại tăng trưởng ở hầu hết các mô hình
kinh doanh, nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi, và siêu thị nhỏ hiện là phân khúc
phát triển nhanh nhất của thị trường bán lẻ Việt Nam đang dần thay thế cho loại
hình tạp hóa truyền thống.
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tỷ lệ tăng
trưởng thương mại điện tử (TMĐT) cao trên thế giới.
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh phổ cập của nhiều doanh nghiệp,
có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người tiêu dùng. Tuy nhiên, những
dịch vụ và tiện ích của thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng nhu cầu
mua sắm tối thiểu và làm phong phú thị trường và vẫn còn tồn tại một khoảng
cách lớn so với nhiều quốc gia.
Các chợ truyền thống và tạp hóa với nguồn lực hạn chế, khả năng tiếp cận công
nghệ thấp, thiếu cả công cụ và kinh nghiệm. Tuy công tác hỗ trợ tiêu thụ nông
sản, thực phẩm đã được quan tâm, mang lại nhiều kết quả song chưa tạo được
những “đột phá” và chuyển biến mạnh mẽ, nên nông sản Việt Nam thường
xuyên rơi vào tình trạng “giải cứu”.
Nhìn tổng quát, còn quá ít những doanh nghiệp và những hệ thống phân phối đủ
mạnh, có khả năng tài chính, có mạng lưới kinh doanh, có nhân lực, công nghệ
quản lý và điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa,
tương xứng với các đối tác quốc tế trong quá trình mở cửa.
Hạ tầng thương mại nông thôn còn rất thiếu và yếu. Phần lớn có quy mô nhỏ, cơ
sở vật chất – kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn, số chợ tạm còn nhiều. Quy mô của
các cửa hàng bán lẻ phổ biến là quy mô hộ gia đình, sử dụng ít lao động và
thiếu tính chuyên nghiệp. Nhìn toàn cảnh, thị trường nông thôn (TTNT), đặc
biệt là khu vực miền núi vẫn là một thị trường nghèo với sức mua bình quân đầu
người khá thấp.

You might also like