You are on page 1of 3

1. Danh sách thành viên tổ 2 lớp LS23.3.

E
Stt HỌ VÀ TÊN SBD
1. Phạm Minh Chuyên 043
2. Lê Bảo Hà Đăng 048
3. Nguyễn Thị Hằng 087
4. Lê Thị Ngọc Hạnh 091
5. Phạm Đắc Hoàng 112
6. Lê Thị Khánh Huyền 132
7. Nguyễn Hoàng Lan 154
8. Phạm Ngọc Quế Anh 161
9. Bùi Thắng Lợi 175
10. Hàng Mỹ Mai 187
11. Lê Hoàng Nam 206
12. Huỳnh Kim Phát 243
13. Nguyễn Quang Vinh 379

2. Luật sư đại diện phía bà Vũ Thùy Linh


Các vấn đề cần quan tâm và làm rõ:

Vấn đề 1: Các tài liệu phục vụ cho cuộc họp ĐHĐCĐ đã đầy đủ và hợp lệ hay chưa?

Căn cứ theo điểm m khoản 2 Điều 153 LDN 2020, HĐQT có quyền và nghĩa vụ sau
đây: “ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông
qua nghị quyết;”
Căn cứ theo Thông báo mời họp ĐHĐCĐ ngày 02/8/2017 có ghi căn cứ theo NQ
01/NQ-HĐQT ngày 01/6/2017 của HĐQT Công ty X nhưng trong hồ sơ không có
tài liệu này. Bà Linh cũng cho rằng Công ty X chưa tiến hành họp HĐQT trước khi
tiến hành họp ĐHĐCĐ, thêm vào đó, bà Linh lại là thành viên của HĐQT cho nên
HĐQT không thể tiến hành cuộc họp mà không thông báo để bà Linh tham dự. Tại
khoản 3 Điều này quy định các nghị quyết phải được thông qua bằng văn bản, vậy
nên phía Luật sư chúng tôi đặt ra nghi vấn về tính hợp lệ và giá trị pháp lý của cuộc
họp này.

Vấn đề 2: Việc thông báo cho các cổ đông tham dự cuộc họp
Cuộc họp diễn ra vào ngày 18/8/2017, thư mời họp được lập và gửi đi ngày
02/8/2017. Căn cứ theo khoản 1 Điều 143 LDN 2020:
“1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất
cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước
ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.”

1
Đến ngày 11/8/2017, bà Linh vẫn chưa nhận đc giấy mời. Như vậy ngày 18/8 đã họp
mà tới ngày 02/8 mới có thông báo mời họp thì việc tổ chức cuộc họp này đã vi phạm
quy định về thời hạn thông báo mời họp. Bên cạnh đó, việc mời họp bỏ sót Bà Linh, là
thành viên hội đồng quản tri, cổ đông chiếm giữ 20% giá trị cổ phần của công ty X, bà
Linh biết được cuộc họp thông qua một cổ đông khác nên mới đến dự. Như vậy, cuộc
họp này đã không mời đầy đủ người có quyền tham dự và vi phạm về thời hạn thông
báo chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp. Căn cứ vào Điều lệ cũng
như Luật Doanh nghiệp 2020, việc phản đối cuộc họp này là có căn cứ.
Yêu cầu hủy bỏ NQ ĐHĐCĐ
“Điều 151. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội
đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ
đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu
Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi
phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;”
Vấn đề 3: Triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ đã đúng theo quy định hay chưa?
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 140 Luật doanh nghiệp “Người triệu tập họp Đại hội đồng
cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp;
danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên
Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
e) Xác định thời gian và địa điểm họp;
g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật
này;
h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.”
Như vậy, yêu cầu cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan như danh sách, chương trình,
nội dung cuộc họp,… để xác định việc triệu họp có đúng theo quy định của pháp luật
hay không?

2
Vấn đề 4: Việc tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ đã đảm bảo đúng các điều kiện để tiến
hành hay chưa?

Theo quy định, Công Ty cổ phần phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông đúng luật
thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị
của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá
06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Giả định năm tài chính của Công ty là 1/1 đến 31/12 thì căn cứ vào tài liệu có trong
hồ sơ, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên của Công ty X được tiến hành quá thời hạn
theo quy định của pháp luật.
Dựa theo những quy định trên, Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên là nghĩa
vụ bắt buộc theo quy định của luật doanh nghiệp.
Nếu công ty không họp thường niên thì có thể bị phạt theo quy định tại điểm a, Khoản
1, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 34: Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn quy định;
…”
Như vậy, nếu công ty cổ phần không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông trong thời
hạn quy định thì bị coi là vi phạm và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến
10.000.000 đồng.
Vấn đề 5: Cuộc họp đại hội đồng cổ đông đã phù hợp hay chưa?
Theo như hồ sơ tài liệu chúng tôi không thấy báo cáo tài chính và báo cáo tự đánh giá
kết quả hoạt động của Ban kiểm soát.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 139 LDN 2020
“3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Báo cáo tài chính hằng năm;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng
quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động
của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.”

You might also like