You are on page 1of 2

Quách Nguyễn Quỳnh Anh - 11A13

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ GDQP


1, Các quan điểm của Đảng và nhà nước CHXHCN VN về bảo vệ biên giới QG.
Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới QG.
 Quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN VN về bảo vệ biên giới quốc
gia:
 Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là thiêng liêng, bất
khả xâm phạm
 Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và
là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
 Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân
tộc ở biên giới
 Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị ; giải quyết các vấn đề về biên giới
quốc gia bằng biện pháp hòa bình
 Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ
biên giới quốc gia
 Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia:
 Công dân:
 Nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia
 Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của nhà nước
 Thực hiện nghiêm Luật Quốc Phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biên
giới
 Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện
nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành
các nhiệm vụ được giao
 Cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
 Học sinh:
 Ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt,
hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc,
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản VN
 xây dựng, cũng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự
cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc
 Tích cực học tập kiến thức quốc phòng - an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn
thành các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà Nước và người có thẩm
quyền huy động, động viên
 Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên cộng sản HCM,
phong chào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về
vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo
2, Nguyên nhân gây ngạt thở, mục đích hô hấp nhân tạo. Những việc cần làm
ngay khi nạn nhân ngạt thở.
 Nguyên nhân gây ngạt thở: 
 Do chết đuối (ngạt nước). Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị
nước nhấn chìm chỉ sau 2-3 phút sẽ ngạt thở.
 Do vùi lấp khi bị sập hầm, đổ nhà cửa, đất cát vùi lấp,... ngực bị đè ép, mũi
miệng bị đất cát nhét kín nhanh chóng gây ngạt thở.
 Do hít phải chất khí độc:
 Kẻ địch có thể sử dụng một số chất khí độc để gây ngạt
 Những người ở lâu trong các khu vực chật hẹp, hầm kín thường xuyên
thiếu không khí
 Những người làm việc trong khu vực tiếp xúc với chất độc, thiếu phương
tiện bảo hộ, hoặc vi phạm các quy tắc an toàn, có thể hít phải một số chất
độc
 Do tắc nghẽn đường hô hấp trên - người bị bóp cổ, người thắt cổ, người bị
nạn có nhiều đờm dãi, máu, các chất nôn,… ùn tắc đường hô hấp trên gây
ngạt thở.
 Mục đích hô hấp nhân tạo là Làm cho không khí ở ngoài vào phổi và
không khí trong phổi ra ngoài để thay thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi
người bị nạn ngạt thở
 Những việc cần làm ngay khi nạn nhân ngạt thở:
 Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt: bởi đất cát cho người bị vui lớp, vớt người
chết đuối, đưa người bị nhiễm độc ra nơi an toàn (phải có phương tiện
bảo vệ cho người cấp cứu), Để người bị nạn tại nơi thông thoáng, tránh
tập trung đông người, nhanh chóng gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu lưu
động
 Khai thông đường hô hấp trên bằng cách:
 Lau chùi đất cát, đờm dãi,… Ở mũi, miệng, cần thiết phải hút trực tiếp
bằng miệng
 Nới hoặc tháo bỏ quần áo, các dây nịt, thắt lưng, dây thắt cổ để người bị
nạn có thể tự thở được
 Làm hô hấp nhân tạo:
 Kiểm tra kỹ người bị nạn để phát hiện sớm dấu hiệu ngừng thở, tim ngừng
đập:
+

You might also like