You are on page 1of 3

Khóa NV6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2 – DẤU CHẤM PHẨY


Hướng dẫn giải câu hỏi trong SGK
(Trang 13, SGK Ngữ văn 6 – tập hai)

Câu 1: Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

“Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy
tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một
người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi
chàng là Thuỷ Tinh.”

Trả lời:

✓ Đoạn văn trên sử dụng hai dấu chấm phẩy.


✓ Các dấu chấm phẩy trong đoạn văn được dùng để ngăn cách giữa các nhóm đối tượng
trong dãy liệt kê.

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng dấu chấm phẩy.

“Nhân vật Sơn Tinh trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là nhân vật anh hùng
khiến em ấn tượng nhất. Sơn Tinh trong câu chuyện không chỉ là vị thần cai quản núi Tản
Viên, có tài dời non, chuyển núi mà chàng còn đại diện cho khát vọng trị thủy của cha ông ta
trong buổi đầu dựng nước. Thủy Tinh là vị thần biển có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
Hai nhân vật lúc đầu giao tranh vì lí do cá nhân – giành quyền kết hôn với công chúa Mị
Nương. Nhưng khi Thủy Tinh hung hăng dâng nước lên cuồn cuộn thì hậu quả của hành
động trả thù cá nhân này lại vô vùng nặng nề: nhà cửa ngập trong nước; thành Phong Châu
nổi lềnh bềnh như trên một biển nước; nhân dân khắp chốn chịu cảnh tai ương màn trời chiếu
đất. Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh để bảo vệ hạnh phúc cá nhân, nhưng đồng thời cũng
để ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống cho con người, cỏ cây, súc vật. Vì
thế chiến thắng của Sơn Tinh trước Thủy Tinh là một chiến thắng biểu tượng cho khát vọng
của cộng đồng và Sơn Tinh cũng là một người anh hùng của cộng đồng.”

Chú thích: Dấu chấm phẩy được sử dụng để ngăn cách giữa các nhóm đối tượng trong
một phép liệt kê phức tạp

Câu 3: Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật Thuỷ Tinh còn được gọi là “Thần
Nước”. Trong tiếng Việt, nhiều từ có yếu tố “thuỷ” có nghĩa là “nước”. Tìm một số từ
có yếu tố “thuỷ” được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của các từ
đó.

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang |1 -


Khóa NV6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Yếu tố Từ Hán Việt Nghĩa của từ Hán Việt


Hán Việt
(Thủy + A)
A

Lợi Thủy lợi Lợi dụng những tác dụng của nước và hạn chế tác hại
của nó

Thủ Thủy thủ Nhân viên làm việc trên tàu thuỷ

Trình Thủy trình Cuộc hành trình đi trên mặt nước (sông, biển)

Quái Thủy quái Quái vật dưới nước

Phi cơ Thủy phi cơ Máy bay hạ cánh được trên mặt nước

Lực Thủy lực Lực do nước tạo ra

Tạ Thủy tạ Nhà xây trên mặt nước, dùng làm nơi vui chơi, giải trí

Cung Thủy cung Cung điện dưới nước

Câu 4: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu.
Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù,
nặng - sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách tương tự.

• Giải nghĩa các thành ngữ:


✓ Hô mưa gọi gió: có sức mạnh to lớn, làm được những điều phi thường.
✓ Oán nặng thù sâu: nỗi thù oán sâu nặng
• Các thành ngữ có cấu tạo tương tự:

Ăn không nói có, đi ngược về xuôi, chân cứng đá mềm, đầu xuôi đuôi lọt, ra ngẩn vào ngơ,
dãi nắng dầm mưa, thở ngắn than dài, đội trời đạp đất, công cha nghĩa mẹ, bóc ngắn cắn
dài,...

Câu 5: Tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh,
Thuỷ Tinh và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

“Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy
tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một
người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi
chàng là Thuỷ Tinh.”

→ Nhấn mạnh và tạo ấn tượng về tài năng, phép thuật cao cường của các vị thần.

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang |2 -


Khóa NV6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

“Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng
làm rể vua Hùng.”

→ Nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức, mỗi người một vẻ của hai vị thần

“Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín
hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

→ Nhấn mạnh sự số lượng nhiều, quý hiếm của những sính lễ vua Hùng đặt ra để thử thách
tài năng của các vị thần.

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang |3 -

You might also like