You are on page 1of 11

Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân

dân
Câu 1: Giai cấp thống trị ở nước ta dưới thời nhà Nguyễn gồm có:
A.Vua quan, địa chủ, cường hào B. Vua và các quan lại đại thần
C. Quan lại triều đình và cường hào ở địa phương D.Quý tộc, quan lại
Câu 2: Phong trào đấu tranh của nông dân chống lại vương triều phong kiến nhà Nguyễn diễn ra quyết liệt bắt đầu
A. Vào cuối triều đại B. Vào đầu triều đại C. Vào giữa triều đại D. Trong suốt triều đại
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của nông dân nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX, dưới thời nhà Nguyễn có quy mô lớn và thời gian
kéo dài nhất là:
A. Khởi nghĩa Nông Văn Vân B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
C. Khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi D.Khởi nghĩa Lê Duy Lương
Câu 4: Vào đầu thế kỉ XIX, ở nước ta, trong dân gian có câu ca dao: “Con ơi, mẹ bảo con này / Cướp đêm là giặc, cướp
ngày là quan”, đã nói lên
A. nạn cướp giật dưới thời nhà Nguyễn B. hiện tượng tham nhũng, sách nhiễu nhân dân rất phổ biến
C. nổi khổ của người dân dưới thời nhà Nguyễn D. sự phẫn nộ của nhân dân dưới thời nhà Nguyễn
Câu 5: Phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho nhà Nguyễn ngày càng suy yếu nghiêm trọng, và cuối cùng tự
chuốc lấy thất bại trước sự xâm lược của
A. Phong kiến phương Bắc B.Thực dân Anh và Pháp
C.Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha D.Thực dân phương Tây
Câu 6: Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân nước ta vào đầu thời Nguyễn là:
A. do chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng. B. nhà Nguyễn không quan tâm đến nhân dân.
C. nhà Nguyễn không đại diện cho giai cấp lãnh đạo nhân dân. D. nhà Nguyễn bị thối nát ngay từ đầu.
Câu 7. Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp, đó là hệ quả của
A. những cuộc đấu tranh của nông dân B.sự suy thoái của nhà Nguyễn
C. bị các thế lực phương Tây xâm lược. D.chính sách cai trị của nhà Nguyễn
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nông dân dưới thời nhà Nguyễn nổ ra ở vùng châu thổ sông Hồng, đó là cuộc khởi nghĩa của?
A. Phan Bá Vành B.Lê Duy Lương C.Nông Văn Vân D. Lê Văn Khôi
Câu 9. Năm 1833-1834, diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân của
A. Phan Bá Vành B. Lê Duy Lương C. Nông Văn Vân D.Lê Văn Khôi
Câu 10. Dưới triều Nguyễn, trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình?
A.Có khoảng 250 cuộc khởi nghĩa. B. Có khoảng 400 cuộc khởi nghĩa.
C.Có khoảng 500 cuộc khởi nghĩa. D. Có khoảng 300 cuộc khởi nghĩa.
Câu 11. Dưới thời vua Minh Mạng, ở nước có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nông dân?
A.Có khoảng 250 cuộc khởi nghĩa. B.Có khoảng 300 cuộc khởi nghĩa.
C.Có khoảng 220 cuộc khởi nghĩa. D.Có khoảng 350 cuộc khởi nghĩa.
Câu 12. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số chống lại nhà Nguyễn do Nông Văn Vân
lãnh đạo đã nổ ra ở đâu?
A.Tuyên Quang, Hà Giang B.Tuyên Quang, Cao Bằng
C.Cao Bằng, Lạng Sơn D.Thái Nguyên, Tuyên Quang
Câu 13. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, ở Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên là nơi bùng nổ cuộc khởi nghĩa nông dân của
A. Nông Văn Vân B. Phan Bá Vành C. Cao Bá Quát D. Lê Văn Khôi
Câu 14: Trong các năm 1840 - 1848, nhiều cuộc khởi nghĩa của người Khơme đã nổ ra ở vùng nào trên lãnh thổ nước ta
gây khó khăn cho nhà Nguyễn?
A.Tây Nam Kì B. Đông Nam Kì C. Biên giới phía Bắc D.Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho nhà Nguyễn
A. sụp đổ B. ngày càng rối ren, phức tạp C. bị phương Tây đe dọa D. bị các nước phương Tây xâm lược
Câu 16. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến đời sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ dưới thời kì nhà Nguyễn?
A. Do chế độ sưu cao, thuế nặng, lao dịch nặng nề B.Do thiên tai, mất mùa thường xuyên diễn ra
C. Do hạn hán, lũ lụt thường xuyên gây ra D. Do kĩ thuật canh tác còn lạc hậu
Câu 17. Nhà Nguyễn ở nước ta được thiết lập trong một giai đoạn lịch sử như thế nào?
A. Đất nước trong tình trạng nội chiến B. Đất nước thái bình
C. Bị phương Tây dòm ngó D. Đất nước bước vào thời kì khủng hoảng
Câu 18. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở nước ta dưới thời nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX nổ ra ở Gia Định, Tuyên Quang,
Cao Bằng, Hà Tây là cuộc khởi nghĩa của
A. Phan Bà Vành, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi B. Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân, Cao Bá Quát
C. Nông Văn Vân, Phan Bá Vành, Cao Bá Quát D. Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân, Cao Bá Quát
Câu 19. Trong các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở nước ta dưới thời nhà Nguyễn, cuộc khởi nghĩa nào diễn ra với quy mô
lớn nhât?
A. Lê Văn Khôi B. Khởi nghĩa Phan Bá Vành C. Lê Duy Lương D. Cao Bá Quát
Câu 20: Trong các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở nước ta dưới thời nhà Nguyễn, cuộc khởi nghĩa nào đã diễn ra trong
những năm 1833-1843?
A.Khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột, Lê Văn Khôi B.Khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi
C.Khởi nghĩa Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi D.Khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiến Bột và Lê Duy Lương
Câu 21: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại vương triều nhà Nguyễn diễn ra liên tục, quyết liệt vào nửa đầu thế kỉ
XIX, xét cho cùng là nhằm chống lại
A. Sự hủy hoại tiềm lực dân tộc của nhà nước phong kiến B. Sự thối nát của nhà Nguyễn
C.Triều Nguyễn và bọn quan lại thối nát D. Chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam
Câu 22: Xã hội Việt Nam thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp như một học giả phương Tây nhận xét
A. Đang khủng hoảng trầm trọng B.Đang bế tắc toàn diện C. Đang lên cơn sốt trầm trọng D.Đang bị giãy chết
Câu 23: Chế độ phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XIX dưới vương triều Nguyễn ở trong tình trạng như thế nào?
A. Phát triển thịnh đạt B. khủng hoảng nghiêm trọng
C.Suy tàn D. Vẫn được duy trì, nhưng không tạo điều kiện vượt qua khủng hoảng
Câu 24. Vào đầu thế kỉ XIX, dưới vương triều Nguyễn, lãnh thổ nước ta
A. bị chia cắt thành hai Đàng Trong - Ngoài B. chưa thống nhất
C. bước đầu thống nhất D. đã hoàn toàn thống nhất
Câu 25. Đặc điểm nổi bật về tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX là?
A.Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nông dân gay gắt B. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhân dân gay gắt
C. Mâu thuẫn giữa nhà Nguyễn với nông dân sâu sắc D. Mâu thuẫn giữa nông dân với nhà Nguyễn gay gắt
Câu 26. Tại sao vào nửa đầu thế kỉ XIX, ở nước ta lại liên tiếp nổ ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nông dân?
A.Do chính sách cai trị của triều đình nhà Nguyễn B. Do chính sách bóc lột về thuế khóa nặng nề của nhà Nguyễn
C. Mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến với nông dân
D. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, đặc biêt là giai cấp nông dân, nên họ đã vùng dậy đấu tranh
Câu 27. Đồng bào dân tộc thiểu số nào ở Cao Bằng đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn vào
nửa đầu thế kỉ XIX là
A.Người Tày B.Người Nùng C.Người Thái D.Người Dao
Câu 28. Đồng bào dân tộc thiểu số nào ở Nam Bộ đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn vào nửa
đầu thế kỉ XIX là
A.Người Khơ me B.Người Chăm C.Người Ê đê B.Người Ba na
Câu 29. Đồng bào dân tộc thiểu số nào ở Hòa Bình và phía Tây Thanh Hóa đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại chế độ phong
kiến nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX là
A.Người Mường B.Người Nùng C.Người Thái B.Người Dao
Câu 30. Cuộc khởi nghĩa chống phong kiến nhà Nguyễn ở Hòa Bình và phía Tây Thanh Hóa vào nửa đầu thế kỉ XIX của
các tù trưởng họ Quách trong những năm 1832-1838 diễn ra với danh nghĩa
A. Phù Lê B. Phù Lê diệt Nguyễn C. Phù Lê diệt Mạc B.Phù Lê diệt Trịnh
Câu 31: Vì sao phong trào đấu tranh của nhân dân ta vào nửa đầu thế kỉ XIX chỉ tạm thời lắng xuống khi thực dân Pháp bắt
đầu có những hành động xâm lược nước ta?
A. Nhân dân lo sợ nhà Nguyễn đàn áp B. Nhân dân ta không còn đủ sức chống lại nhà Nguyễn
C. Nhân dân ta muốn tập trung lực lượng để chống giặc ngoại xâm
D. So sánh tương quan lực lượng giữa nông dân với triều đình phong kiến nhà Nguyễn quá chênh lệch
Câu 32. Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện cho nội dung sau. “Theo sử cũ, trong một lần…ra Bắc, vua… đã bắt nhân dân
xây dựng 44 hoành cung ở dọc đường để vua nghĩ”
A.tuần du, Thiệu Trị B. đi sứ, Minh Mạng C.đi thăm, Tự Đức D. đi chơi, Gia Long
Cầu 33. Cho các sự kiện: 1.Khởi nghĩa Phan Bá Vành; 2. Khởi nghĩa Cao Bá Quát; 3.Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian diễn ra?
A.1,3,2 B.3,2,1 C.2,1,3 D.2,3,1
Câu 34. Lực lượng chính tham gia cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833-1835) là?
A.Nông dân B. binh lính C. Quan lại D. Đồng bào dân tộc thiểu số
Câu 35. Những lực lượng nào đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (1833-1835)?
A. Nông dân B. Binh lính và nông dân C. Thợ thủ công D.Nhân dân lao động
Câu 36. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào nông dân dưới thời nhà Nguyễn so với các triều đại phong kiến nước ta
trước đó là gì?
A. Nổ ra quyết liệt vào cuối vương triều B. Nổ ra quyết liệt ngay từ khi vương triều mới được thành lập
C. Nổ ra quyết liệt vào giữa vương triều D. Nổ ra không quyết liệt trong suốt thời gian tồn tại của vương triều
Câu 37. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX
A.Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ B.Các cuộc khởi nghĩa chưa có đường lối đúng đắn
C.Các cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp được sức mạnh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
D.Các cuộc khởi nghĩa chịu sự đàn áp của lực lượng quân đội triều đình nhà Nguyễn
Câu 38. Cuộc khởi nghĩa nông dân có thời gian kéo dài nhất vào nửa đầu thế kỉ XIX ở nước ta là
A.Cao Bá Quát B. Phan Bá Vành Lê Văn khôi D. Nông Văn Vân
Câu 39. So sánh điểm khác biệt cơ bản về đời sống của nhân dân ta dưới vương triều nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX so
với thời Lê sơ là
A.khổ cực, nạn đói thường xuyên diễn ra B. ổn định, ấm no
C.Sung túc D. Được nhà Nguyễn quan tâm
Câu 40. Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở nước ta chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX mang
tính chất
A. Giai cấp B. Dân tộc C.Chống giặc ngoại xâm D. Dân tộc, dân chủ

Bài 29 : Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh


Câu 1: Đầu thế kỷ XVII, nước Anh có nền kinh tế
A. phát triển nhất châu Âu B. phát triển thứ hai châu Âu C. phát triển thứ ba châu Âu D. không phát triển
Câu 2: Giai cấp tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ vào việc:
A. phát triển công nghiệp B. phát triển nông nghiệp C.phát triển thương nghiệp D.phát triển dịch vụ
Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Anh là:
A. vấn đề tài chính B. vấn đề quân sự C. vấn đề kinh tế D. vấn đề ngoại giao
Câu 4: Đâu là chỗ dựa của chế độ phong kiến Anh trước khi bùng nổ cách mạng?
A. Tư sản B. Công nhân C. Nông dân D. Giáo hội
Câu 5: Đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển kinh tế Anh đầu thế kỷ XVII là
A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào lĩnh vực nông nghiệp B. Sự phát triển của công trường thủ công
C. Sự phát triển của ngoại thương D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào lĩnh vực công nghiệp
Câu 6: Đầu thế kỷ XVII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản tại Anh trong lĩnh vực nông nghiệp dẫn đến 
A. mầm mống của nền kinh tế tư bản. B.sự phát triển cỉa nông nghiệp
C.tiền đề của cuộc cách mạng tư sản D.thúc đẩy công nghiệp phát triển
Câu 7: Chính sách của Sác lơ I đầu thế kỷ XVII đã cản trở sự phát triển của 
A. Giai cấp nông dân B. giai cấp công nhân C. quý tộc mới D. kinh tế tư bản chủ nghĩa
Câu 8:Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là tầng lớp như thế nào ?
A. Địa chủ, quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa B. Quý tộc giàu có muốn trở thành tư sản
C.Quý tộc tư sản hóa D. không có điều kiện phát triển kinh tế
Câu 9: Đỉnh cao của cách tư sản Anh gắn với sự kiện 
A. nền độc tài được thiết lập B. chế độ quân chủ chuyên chế thiết lập
C. Sác-lơ I bị xử tử, nền Cộng hòa thiết lập D. thể chế quan chủ lập hiến được thiết lập
Câu 10: Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là :
A.tư sản B. nông dân C. tư sản và quý tộc mới D. tư sản và phong kiến
Câu 11: Từ năm 1642 đến 1648, ở Anh diễn ra sự kiện gì ?
A. Diễn ra cuộc nội chiến B. Sác-lơ I triệu tập quốc hội tăng thuế
C. Sác-lơ I tuyên chiến với tư sản D.Quốc hội tiến hành chính biến
Câu 12:Sác –lơ I bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập đã đưa cách mạng tư sản
A. Cách mạng tư sản anh kết thúc B. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao
C. Nền độc tài được thiết lập D.Crôm-Oen qua đời
Câu 13: Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Anh trước khi cách mạng tư sản Anh bùng nổ là 
A. Tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động B. Quốc hội với tư sản
C. Tư sản với Quý tộc mới D. Quốc hội với Quý tộc mới
Câu 14: Sau khi Crôm-Oen qua đời nước Anh lâm và tình trạng khủng hoảng là do :
A. sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ B. sự thỏa hiệp giữa lực lượng phong kiến cũ với tư sản
C. sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với quần chúng nhân dân D. sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với tư sản
Câu 15: Việc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến trong cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa
A. cách mạng bị phản bội B. giai cấp tư sản thỏa hiệp với phong kiến
C. bước thụt lùi của cách mạng Anh D. thắng lợi của thế lực phong kiến
Câu 16: Cách mạng tư sản Anh có tính chất là 
A. cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để B. cuộc cách mạng tư sản không triệt để
C. cuộc chiến tranh nhân dân D. cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Câu 17: Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì 
A. Quốc hội tiến hành chính biến B. thiết lập thể chế quân chủ lập hiến ở Anh
C. nền cộng hòa được thiết lập D. nền quân chủ chuyên chế được thiết lập
Câu 18: Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh là
A. lật đổ chế độ phong kiến, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ
B. lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
C. lật đổ chế độ phong kiến, xác lập thể chế mới
D. lật đổ chế độ phong kiến, đưa đất nước bước sang giai đoạn mới
Câu 19 : Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh và  cách mạng tư sản Pháp là gì?
A. Đấu tranh chống chế độ thuộc địa, thiết lập nền thống trị của tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
B. Đấu tranh chống chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của quý tộc mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển
C. Đấu tranh chống chế độ phong kiến. Thiết lập nền thống trị của tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển
D. Thiết lập nền thống trị của tư sản sau khi lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho giai đoạn phát triển mới
Câu 20: Cách mạng tư sản là gì ?
A. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ phong kiến và những dào cản xã hội
B. là cuộc cách mang do giai cấp công nhân lãnh đạo lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển
C. là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển
D. là cuộc cách mạng do giai cấp nông dân lãnh đạo, lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển
Câu 21. Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu

C. Phương thức sản xuất TBCN đã thâm nhập vào nông nghiệp. D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp

Câu 22. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có đặc điểm

A. lạc hậu, manh mún B. kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh

C. Phương thức kinh doanh TBCN thâm nhập mạnh D. Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Câu 23. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân

B. Tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản

C. Tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân

Câu 24. Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh
của tư sản và quý tộc mới là

A. Đặt ra nhiều thứ thuế mới B. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì

C. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp D. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè

Câu 25. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng đã tồn tại mâu thuẫn cơ bản nào?

A. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ

B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ

C. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới

D. Giữa nông dân, nô lệ với chủ đồn điền và giữa quý tộc mới tư sản

Câu 26. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, mâu thuần cơ bản nào mới xã hội

A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ

C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới D. Giữa quý tộc mới với tư sản

Câu 27. Tháng 4 – 1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để

A. Thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy B. Thông qua những chính sách cải cách

C. Thông qua những chính sách cải cách mới về chính trị quân sự D. Phê chuẩn nội các mới

Câu 28. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là
A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa

B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua

C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua

D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt

Câu 29. Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

A. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh B. Nông dân và công nhân C. Quý tộc mới D. Giáo hội Anh

Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tư sản Anh bùng nổ?

A. Nông dân tấn công nơi ở của vua Sáclơ I B. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua

C. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua và Giáo hội Anh D. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội

Câu 31. Nội chiến ở Anh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1640 đến năm 1648 B. Từ năm 1642 đến năm 1648

C. Từ năm 1642 đến năm 1653 D. Từ năm 1640 đến năm 1688

Câu 32. Vua Sáclơ I bị xử tử là do

A. Ý muốn của giai cấp tư sản C. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc

B. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân D. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội

Câu 33. Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì

A. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản B. Vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập

C. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập
hiến

Câu 34. Đọc đoạn tư liệu sau:“Ông là một trong những lãnh tụ xuất sắc, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa ở nước Anh; một
nhà tổ chức và chỉ huy giỏi, trở thành người lãnh đạo quân đội Quốc hội. Trong cuộc nội chiến với quân đội nhà vua, quân đội Quốc hội
giành thắng lợi, Anh trở thành nước cộng hòa do ông đứng đầu”

A. Ôlivơ Crômoen B. Ôlivơ Risa C. Sáclơ Máchiến tranhin D. Vinhem Ôrangiơ

Câu 35. Sau khi Anh trở thành nước cộng hòa, quyền hành trong nước thuộc về

A. Công nhân và binh lính B. Quý tộc C. Quý tộc mới và tư sản D. Tây sản

Câu 36. Ý nào không phản ánh đúng tình hình chiến tranh không ổn định ở Anh từ sau khi trở thành nước cộng hòa?
A. Thiết lập chế độ Bảo hộ công. B. Thiết lập chế độ độc tài quân sự

C. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến D. Thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa

Câu 37. Hãy sắp xếp các sự kiện sau về cách mạng tư sản Anh theo đúng trình tự thời gian:

1. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến; 2. Sac lơ I tuyên chiến với Quốc hội;

3. Anh trở thành nước cộng hòa; 4. Thiết lập chế độ độc tài quân sự.

A. 3, 2, 1, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 1, 4

Câu 38. Vì sao chế độ quân chủ lập hiến ở Anh được thiết lập

A. Đó là một thế chế phù hợp nhất cho sự phát triển của nước Anh

B. Xét về bản chất, quý tộc mới vẫn có quan hệ với chế độ phong kiến

C. Là sự thỏa hiệp của quý tộc mới và tư sản Anh với lực lượng phong kiến cũ để duy trì quyền lực

D. Quần chúng bất mãn với chế độ cộng hòa vì đã không đem lại quyền lợi cho họ

Câu 39. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là

A. Lật đổ chế độ phong kiến B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn

C. Có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản

D. Được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến
Câu 40. Xác định ý nhận xét đúng nhất về quá trình phát triển của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII? Là cuộc cách mạng

A. tư sản phát triển đạt đến đỉnh cao B. Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để

C. trải qua những bước phát triển thăng trầm D. xu hướng chung vẫn tạo ra bước phát triển vượt bậc

Bài 30. CTGĐL


Câu 1. Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất

A. Chưa có người cư trú B. Của thổ dân da đỏ C. Có người da đen cư trú D. Có những tộc người da trắng cư trú

Câu 2. Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thuộc kv nào?

A. Ven bờ Đại Tây Dương B. Ven bờ Thái Bình Dương C. Khu vực Ngũ Hồ D. Ven bờ Bắc Băng Dương

Câu 3. Đến thời điểm nào thực dân Anh thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Cuối thế kỉ XVII B. Đầu thế kỉ XVIII C. Nửa đầu thế kỉ XVIII D. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 4. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là

A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương
nghiệp

B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn

Câu 5. Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp

B. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang

C. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ

D. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh

Câu 6. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?

A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát

C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa

D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc

Câu 7. Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa

A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa

C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây

Câu 8. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài

C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc

Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức

C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập
D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh, chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều quân chiếm đóng

Câu 10. Tháng 7 – 1776, diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào ở 13 thuộc địa?

A. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức B. Đại hội lục địa lần thứ hai được tổ chức

C. Các đại biểu của 13 thuộc địa thông qua Tuyên ngôn độc lập D. Nghĩa quân giành thắng lợi lớn tại Xaratôga

Câu 11. Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì

A. Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

B. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

C. Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi

D. Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ

Câu 12. Hãy ghép mốc thời gian ở cột bên trái với nội dung sự kiện ở cột bên phải cho phù hợp

Thời gian Nội dung sự kiện

1. Tháng 4 -1775 a) Nghĩa quân thắng trận quyết định, toàn bộ quân Anh đầu hàng

2. Ngày 4 – 7 – 1776 b) Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập chủng quốc Mĩ

3. Tháng 10 -1777 c) Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ

4. Năm 1781 d) Nghĩa quân thắng lớn ở Xaratôga, tạo ên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

A. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d. B. 1 – c, 2 – b, 3 – d, 4 – a. C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d. D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Câu 13. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: 1.
Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ; 2. Sự kiện “chè Bôxtơn”; 3. Chiến tranh kết thúc; 4. Hiến pháp
nước Mĩ được thông qua; 5. Hòa ước Vécxai được kí kết, Anh chính thức công nhận nền đọc lập của 13 thuộc địa

A. 2, 1, 3, 5, 4 B. 2, 4, 3, 1, 5 C. 1, 3, 2, 4, 5 D. 2, 3, 1, 4, 5

Câu 14. Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mĩ là

A. G.Oasinhtơn B. A.Lincôn C. B.Phranklin D. T.Giépphécxơn

Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

A. Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh B. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu

C. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển

D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh

Câu 16. Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn trích sau về Tuyên ngôn độc lập (4 – 7 – 1776) của nước Mĩ: “Tất cả
mọi người đều sinh ra………Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có …….. và quyền
mưu cầu hạnh phúc”.

A. Có quyền bình đẳng……….quyền được sống, quyền tự do B. Có quyền sống…….quyền được sống, quyền tự do

C. Có quyền bình đẳng………quyền tư hữu tài sản D. Có quyền tự do………quyền sống

Câu 17. Luận điểm trên được vận dụng trong văn kiện nổi tiếng nào?

A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789) B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848)

C. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) D. Tuyên ngôn Độc lập của Inđônêxia (1945)
BÀI 31: CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
Câu 1: Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng là
A. Nước Pháp vẫn là 1 nước nông nghiệp lạc hậu B. Nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
C. Nước Pháp là nước công nghiệp phát triển D.Nước Pháp là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp đứng đầu châu
Âu.
Câu 2: Người nông dân ở Pháp trước cách mạng bị bóc lột bởi
A. địa chủ phong kiến. B. lãnh chúa phong kiến
C. lãnh chúa phong kiến và Giáo hội D. địa chủ PK và Giáo hội
Câu 3: Cuối TK XVIII, vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp chính là chế độ
A. điền trang, thái ấp. B. phong kiến C. quân chủ chuyên chế. D. cộng hòa.
Câu 4: Cuối TK XVIII, ở Pháp diễn ra mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc về
A. quyền lực B. quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị. C. địa vị xã hội D. vai trò lãnh đạo xã hội
Câu 5: Trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sáng ở Pháp đã phê phán sự thối nát của
A. Chế độ 3 đẳng cấp B. Chế độ PK thối nát
C. Chế độ PK và nhà thờ Ki tô giáo D. Chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 6: Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sang đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ PK, dọn đường cho
A. cuộc cách mạng xã hội bùng nổ B. cuộc cách mạng tư sản bùng nổ
C. nước Pháp phát triển D. nước Pháp chuyển sang giai đoạn TBCN
Câu 7: Cuối TK XVIII, trong long chế độ PK Pháp chứa đựng các mâu thuẫn nào
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ với đẳng cấp thứ ba
B. Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội D. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với chế độ quân chủ chuyên chế
Câu 8: Vì sao vua Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Véc-xai?
A. Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia B. Các thế lực chống đối nhà vua nổi dậy khắp
nơi
C. Đất nước đang lâm nguy D. Quần chúng bất bình với nhà vua đã nổi dậy tấn công vào cung đình.
Câu 9: Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp là:
A. ngày 14-7-1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn cung chiếm ngục Baxti
B. ngày 14-7-1789, đại tư sản lên nắm chính quyền
C. ngày 5-5-1789, cung điện Véc-xai bị quần chúng đánh chiếm
D. ngày 14-7-1789, quần chúng khởi nghĩa ở Pari.
Câu 10: Ngục Ba-xti là biểu tượng của chế độ nào ở nước Pháp?
A. Chế độ PK và Giáo hội B. Chế độ PK chuyên chế C. Chế độ Cộng hòa D. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 11: Thắng lợi của cuộc cách mạng ngày 14-7-1789, đưa đại tư sản lên nắm chính quyền, thuộc phái
A. Gia-cô-banh B. Ghi-rông-đanh C. Lập hiến D. đại tư sản
Câu 12: Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” ở Pháp được thông qua trong
A. Hiếp pháp 1791 B. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
C. Tuyên ngôn độc lập D. Hiến pháp 1793
Câu 13: Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức nào?
A. Cộng hòa B. Dân chủ lập hiến C. Quân chủ lập hiến D. Tư sản
Câu 14: Vào thời kỳ nào cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao?
A. Quân chủ lập hiến B. Phái Ghi- rông- đanh cầm quyền
C. Phái Gia- cô- banh cầm quyền D. Quần chúng hạ ngục Ba-xti.
Câu 15: Khi Tổ quốc bị lâm nguy, để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia- cô- banh
quan tâm là:
A. giải quyết vấn đề ruộng đất B. phải tập trung lực lượng chống thù trong giặc ngoài
C. phải giải quyết bánh mì và ruộng đất D. phải lật đổ ngay phái Ghi- rông- đanh.
Câu 16: Đến cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ
A. quân chủ chuyên chế B. quân chủ lập hiến C. Cộng hòa D. quân chủ chuyên chế xen với quân chủ lập
hiến.
Câu 17: Trong ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, và đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, đặc lợi, không phải
nộp thuế?
A. Tăng lữ B. Quý tộc C. Đẳng cấp thứ ba D. Tăng lữ, Quý tộc.
Câu 18: Đẳng cấp thứ ba gồm những giai cấp và tầng lớp:
A. tư sản, thợ thủ công và bình dân B. tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. tư sản, vô sản, nông dân. D. Tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.
Câu 19: Đại diện cho trào lưu tư tưởng” Triết học Ánh sang” là những người nào?
A. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô
C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê D. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Ru-xô.
Câu 20: Cách mạng tư sản Pháp chính thức bùng nổ vào thời gian nào?
A. Ngày 5-5-1789 B. Ngày 14-7-1789 C. Ngày 14-7-1798 D. Ngày 14-8-1789.
Câu 21: Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm giải quyết là:
A. kiên quyết trừng trị bọn nội phản B. Ban hành ngay Hiến pháp mới
C. Giải quyết ruộng đất cho nông dân D. Kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 22: Hiến pháp năm 1793 của nước Pháp tuyên bố xóa bỏ điều gì?
A. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp B. Mọi đặc quyền của chế độ PK
C. Chế độ tư hữu D. Mọi quyền tự do dân chủ.
Câu 23: Trong cuộc cách mạng Pháp 1789, lực lượng đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công là
A. công nhân B. nông dân C. tư sản D. quần chúng nhân dân.
Câu 24: Cho các sự kiện:
A. Thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
B. Quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp
C. Quốc hội lập hiến thong qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:
A. 2-3-1 B. 2-1-3 C. 3-1-2
Câu 25. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ bất bình đẳng về đẳng cấp. Đó là nội dung được nêu ra trong văn kiện nào của Pháp?
A. n pháp năm 1791 B. Hiến pháp năm 1793
C. Quy định của phái Gia-cô-banh D. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
Câu 26. Năm 1815, gắn với lịch sử nước Pháp đó là:
A. chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi B. Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế, thành lập đế chế thứ nhất
C. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác làm cuộc đảo chính chấm dứt chế độ đốc chính, nền độc tài quân sự được thiết lập.
D. Chính quyền thuộc phái tư sản mới giàu lên trong chiến tranh, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu.
Câu 27. Động lực của cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII là
A. nông dân B. công nhân C. tư sản D. quần chúng lao động.
Câu 28. Trong cách mạng tư sản Pháp, phái Ghi-rông-đanh đại diện cho thành phần nào?
A. Quần chúng nhân dân lao động B. Quân chủ lập hiến C. Tư sản công thương D. Tư sản công
nghiệp.
Câu 29. Trong cách mạng tư sản Pháp, ai là người quyết định tiến trình phát triển của cách mạng?
A. Giai cấp tư sản B. Quần chúng nhân dân C. Nền Cộng hòa D. Nền quân chủ lập hiến.
Câu 30. Đối tượng của cách mạng tư sản Pháp 1789 là:
A. chế độ quân chủ lập hiến B. chế độ PK chuyên chế C. phái Ghi-rông-đanh D. Giáo hội và nhà thờ.
Câu 31. Sự kiện nào thể hiện tính triệt để của cách mạng tư sản 1789 ở Pháp ?
A. Lật đổ chế độ PK cùng với những tàn dư của nó
B. Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi
C. HP mới được thông qua, tuyên bố chế độ CH, ban bố quyền dân chủ rộng rãi
D. Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
Câu 32. Thông qua HP mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kỳ nào của cách mạng 1789 của Pháp?
A. Thời kỳ phái Ghi-rông-đanh cầm quyền B. Thời kỳ phái Gia-cô-banh cầm quyền
C. Thời kỳ quân chủ lập hiến D. Thời kỳ phong kiến chuyên chế.
Câu 33. Giai cấp tư sản lên nắm quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới sau cuộc cách mạng tư sản nào?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan B. Cách mạng tư sản Anh
C. Cách mạng tư sản Pháp D. Cách mạng tư sản Bắc Mĩ.
Câu 34. Cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII phát triển theo đường đi lên, mà đỉnh cao là:
A. nền chuyên chính dân chủ Ghi-rông-đanh B. nền CH lập hiến
C. nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh D. nền CH Ghi-rông-đanh.
Câu 35. Một trong những điểm tích cực của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ở Pháp là:
A. thừa nhận quyền tự do bình đẳng, quyền được an toàn, quyền chống áp bức… của nhân dân.
B. thừa nhận chế độ tư hữu C. bảo vệ quyền hợp pháp của người lao động D. chống đặc quyền của chế độ PK.
Câu 36. Từ 2-6-1793 đến 27-7-1794, Cách mạng TS Pháp đã:
A. đạt đỉnh cao của cách mạng B. cách mạng tiếp tục phát triển
C. thoái trào cách mạng D. cách mạng bùng nổ và phát triển.
Câu 37. Trong các mâu thuẫn sau đây, mâu thuẫn nào là cơ bản nhất trong xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII?
A. . Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến và tăng lữ C. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với đẳng cấp quý tộc và tăng lữ D. Mâu thuẫn công nhân với giai cấp tư sản.
Câu 38. Năm 1793 , vua Lu-i XVI bị xử tử về tội
A. phản quốc B. đàn áp phong trào nông dân
D. cấu kết với các lực lượng phản động trong nước nhằm đàn áp cách mạng D. đàn áp tôn giáo.
Câu 39. Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc
A. Xúi giục bọn phản động nổi loạn B. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp
C. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến D. Phê chuẩn Hiến pháp
Câu 40. Lực lượng lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng kể từ sau ngày 10 – 8 – 1792 là
A. Đại tư sản (phái Lập hiến) B. Quý tộc tư sản hóa
C. Tư sản công thương (phái Girôngđanh) D. Tư sản vừa và nhỏ (phái Girôngđanh)
Câu 41. Phái Girôngđanh trong cách mạng Pháp đã
A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân B. Xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hòa
C. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả mọi công dân D. Chiến thắng thù trong giặc ngoài
Câu 42. Ngày 2 – 6 – 1793 đánh dấu sự kiện
A. Vua Lui XVI bị xử tử C. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng
hòa
Câu 43. Ý nào không phải là biện pháp mà chính quyền của Rôbespie đã thực hiện để đưa nước Pháp vượt qua cơn hiểm
nghèo?
A. Xử tử vua và hoàng hậu vì tội phản quốc B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
C. Ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp D. Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn
quốc”
Câu 44. Nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp được thiết lập khi nào?
A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền B. Phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền
C. Phái Girôngđanh nắm chính quyền D. Phái Giacôbanh nắm chính quyền
Câu 45. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?
A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền
C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền D. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền
Câu 46. Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là
A. Giai cấp tư sản B. Quần chúng nhân dân C. Phái Giacôbanh D. Lực lượng quân đội cách mạng
Câu 47: Tại sao nói CMTS Pháp là một cuộc CM triệt để nhất?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân C. Chiến thắng thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập dân tộc
B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến. D. Giải quyết triệt để những nhiệm vụ của một cách mạng tư sản
Câu 48. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là
A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
B. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
C. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới
D. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới
Câu 49. Đoạn trích sau về đánh giá của Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII: “Cách mệnh Pháp là
…….cách mệnh tư bản,………tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức
thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi
vòng áp bức”. Nội dung đoạn trích chứng tỏ
A. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII chưa thành công B. Hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
C. Mặt trái của chủ nghĩa tư bản D. Gồm tất cả các ý trên.

You might also like