You are on page 1of 6

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội- Khoa Toán Tin 715101119- Vũ Mai Hương- K71A2

BÀI KIỂM TRA


MÔN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 11. Thời gian gần đây trong lớp bạn xuất hiện hiện tượng học
sinh không mặc đồng phục khi tới lớp, trang phục không phù hợp (váy áo, “hip hop”),
nhuộm tóc màu sắc, trang điểm, tạo dáng… Kết quả học tập có xu hướng giảm sút. Tình
trạng này khiến giáo viên bộ môn bức xúc và đề nghị giáo viên chủ nhiệm cần có những biện
pháp xử lý thích đáng đối với những hành vi “càn quấy” này. Với tư cách là giáo viên chủ
nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Câu hỏi:
1/ Hiện tượng trên phản ánh đặc điểm tâm lý đặc trưng nào trong sự phát triển tâm lý của học
sinh THPT. Hãy phân tích để làm sáng tỏ đặc điểm tâm lý đặc trưng đó.
2/ Để xử lý tình huống trên một cách hiệu quả, người giáo viên cần có những năng lực nào?
Liên hệ với thực tiễn và rút ra bài học cho bản thân.
Bài làm:
1/ Hiện tượng trên phản ánh đặc điểm tâm lí sự phát triển của tự ý thức hình ảnh về thân thể của
học sinh THPT. Các bạn học sinh trong trường hợp trên đang học lớp 11 đang ở độ tuổi thanh
niên. Ý thức và tự ý thức của học sinh THPT đã phát triển ở mức độ cao và có nhiều khác biệt so
với các lứa tuổi trước được bộc lộ qua sự phát triển tự ý thức về hình ảnh thân thể của bản thân.
Các bạn học sinh lớp 11 cảm thấy không thích mặc đồng phục khi tới lớp vì cảm thấy mặc đồng
phục không đẹp, không thu hút được ánh nhìn của mọi người, các bạn ấy đang quan tâm đến
hình ảnh của mình trong mắt mọi người, đặc biệt là trong mắt bạn bè khác.
Ngay từ giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ em đã rất quan tâm đến các vấn đề liên quan tới thân thể
của mình. Thái độ này vẫn được duy trì trong suốt thời kì thanh niên mới lớn. Câu hỏi thường
trực đối với nhiều thanh niên mới lớn là hình ảnh thân thể của mình thế nào trong mắt người
khác?, nhất là trong mắt bạn. Nhiều thanh niên (cả nam và nữ) thường xuyên đứng trước
gương để ngắm nhìn và kiểm tra cơ thể của mình; lo lắng về tầm vóc nhỏ bé hoặc béo phệ,
mụn trứng cá, nốt ruồi trên mặt v.v. Không ít thanh niên xây dựng và thực hiện rất nghiêm kế
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội- Khoa Toán Tin 715101119- Vũ Mai Hương- K71A2

hoạch rèn luyện thân thể và các hành vi ứng xử, không phải chủ yếu để tang cường sức khoẻ
mà để tạo ra hình ảnh hấp dẫn, uy tín và sự mến phục của bạn bè. Những thanh niên chậm lớn
hoặc quá béo, chậm xuất hiện các dấu hiệu giới tính phụ thường cảm thấy băn khoăn, khổ
tâm, mặc cảm tự ti trước bạn bè. Thường các trải nghiệm này được dấu kín, nhưng cũng có
nhiều trường hợp được bộ lộ qua các phản ứng tiêu cực về ăn uống (như biếng ăn hoặc ăn
uống vô độ), về hành vi ứng xử (làm dáng quá mức) v.v. Nói chung, hình ảnh về thân thể là
một thành tố quan trọng trong ý thức của tuổi thanh niên và đây chính là một trong những đặc
trưng tâm lí điển hình của lứa tuổi này. Điều này được thể hiện rất rõ trong hiện tượng của
các bạn học sinh lớp 11 được nhắc đến ở trên. Khi các bạn học sinh tự ý thức đến việc quan
tâm đến ánh nhìn của người khác đối với mình, ý thức được hình ảnh của bản thân mình thì
các bạn ấy sẽ có những thay đổi nhanh chóng và rõ rệt. Các bạn cảm thấy mình nên mặc
những bộ quần áo này hơn: váy ngắn, hip hop…; nhuộm tóc, trang điểm son phấn khi đến
lớp… và thích tạo dáng, chụp hình… Những hành động đó đang cho thấy là các bạn đang để
ý, trau chuốt ngoại hình của bản thân. Đó chính là sự tự ý thức về hình ảnh bản thân trong sự
phát triển tâm lí học sinh THPT.
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ
thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Sự tự ý thức của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc
điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích
cuộc sống.
Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình. Giai đoạn này, học sinh không chỉ
tự ý thức về cái tôi của mình mà công nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện
khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT có
nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm cách để người
khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật.
Trong tình huống trên, các bạn học sinh lớp 11 nhiệm vụ chính là học tập và rèn luyện đạo
đức. Nhưng sự quá chú ý đến hình ảnh bản thân, thích mặc áo ngắn, váy ngắn mà không mặc
đồng phục và nhuộm tóc, trang điểm quá đậm, quá nhiều thay vì tập trung học tập đã dẫn đến
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội- Khoa Toán Tin 715101119- Vũ Mai Hương- K71A2

hậu quả là kết quả học tập ngày một đi xuống. Cách ăn mặc kiểu ấy không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như vớí hoàn cảnh của gia đình. Khi
nhắc đến hai chữ “học sinh” thì người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những thiên thần áo trắng
ngây thơ, ngày ngày cắp sách đến trường, trên môi luôn nở nụ cười hồn nhiên tuổi học trò.
Tóc đen mun, áo trắng dường như đã trở thành hình ảnh mặc định khi miêu tả về người học
sinh, do vậy mà khi một học sinh nhuộm tóc thì không chỉ là vi phạm nội quy nhà trường mà
còn làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của hình tượng những người học sinh. Ai cũng biết môi
trường sư phạm là môi trường trong sạch, công bằng nhất khi tất cả mọi học sinh đến trường
cùng mặc một bộ đồng phục như nhau, bạn nhà giàu cũng như bạn nhà nghèo không có sự
khác biệt trong trang phục, do đó mà mọi học sinh bình đẳng với nhau, yên tâm tập trung vào
học tập chứ không phải ngồi ghen tị với nhau. Việc nhuộm tóc, ăn mặc trang phục không phù
hợp tưởng vô hại nhưng đã phá vỡ sự công bằng này. Rất nhiều bạn nhuộm tóc, trang điểm,
váy áo ngắn để bản thân trong sành điệu hơn, điều này đã vô hình tạo ra khoảng cách giữa các
bạn học sinh với nhau khi người giản dị, người ăn chơi sành điệu. Cũng từ đó khoảng cách
tồn tại ấy lớn dần và luôn hiện hữu khiến học sinh trong lớp không còn thoải mái giao lưu,
không đoàn kết trong lớp học. Ai cũng muốn bản thân trở nên xinh đẹp, được mọi người yêu
thích song trước khi làm điều gì hãy nhận thức đúng bản thân mình là ai, mình làm vậy có
đúng hay không để bản thân không trở nên mất thiện cảm trong mắt nhiều người khác.

2/ Để xử lý tình huống trên một cách hiệu quả, người giáo viên cần sử dụng kiến thức khoa
học từ tâm lý học và giáo dục học để giúp học sinh và gia đình các em. Vì vậy giáo viên cần
kết hợp nhiều năng lực của bản thân: năng lực thấu hiểu học sinh, năng lực cảm hóa học sinh,
năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực tư vấn, hướng dẫn.
Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách. Vì vậy,
người giáo viên cần thấu hiểu các em học sinh của mình. Giáo viên cần hiểu rằng đây là hiện
tượng tâm lí diễn ra thường thấy ở học sinh THPT, các em muốn đẹp, muốn được chú ý đến
điều đó là không sai, không có gì đáng chê trách nhưng để ảnh hưởng đến việc học tập thì các
em cần xem xét lại. Giáo viên hãy quan sát hết những biểu cảm tâm lí, thái độ đối với bạn bè
của tất cả các bạn trong nhóm học sinh có hiện tượng “càn quấy” ấy.
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội- Khoa Toán Tin 715101119- Vũ Mai Hương- K71A2

Khi đã hiểu học sinh của mình thì người giáo viên trở thành những nhà tâm lí sử dụng năng
lực cảm hóa học sinh. Mỗi bạn học sinh sẽ có tính cách khác nhau, có cách nhìn nhận việc
đúng, sai khác nhau. Đối với những bạn học sinh ngoan, học tốt nhưng có dấu hiệu đi xuống
do có những hiện tượng “càn quấy” trên với mong muốn mình được đẹp hơn, mọi người nhìn
mình thấy dễ thương hơn thì giáo viên sẽ nhẹ nhàng nói chuyện với các bạn học sinh vì các
bạn mới chỉ có tư tưởng sai lệch một chút làm ảnh hưởng đến việc học nên giáo viên sẽ dễ
dàng làm cho các bạn hiểu hơn. Ở độ tuổi học sinh, việc các em cần đầu tư và tập trung đó là
trau dồi và tích luỹ kiến thức, chứ không phải là quá chăm chút cho vẻ bề ngoài. Dĩ nhiên là
các em có quyền làm cho các em đẹp hơn nhưng đẹp ở mức phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Các em cần tôn trọng nhà trường, các thầy cô giáo không nên có những hành động làm dáng,
chụp hình mà quên mất việc học. Các em hãy nghĩ đến bố mẹ nhiều hơn, bố mẹ vất vả nuôi
các em lớn lên, học hành, các em hãy yêu thương và biết ơn bố mẹ, chăm chỉ cố gắng học tập
bởi không phải gia đinh bạn nào cũng có đủ điều kiện để cho các bạn ăn diện, nhuộm tóc. Bên
cạnh vẻ đẹp bên ngoài thì vẻ đẹp tri thức cũng quan trọng cho nên các em hãy cố gắng học tập
thật tốt. Tuy nhiên đối với những em học sinh mang cá tính mạnh mẽ, đua đòi, ăn chơi thì
người giáo viên cần vất vả hơn giúp các em thoát khỏi sự lún sâu. Giáo viên dùng các kĩ năng
thiếu hiểu, cảm hóa của mình giúp các em hiểu hơn về những hành động của các em. Cùng
với đó, giáo viên cần sự phối hợp từ gia đình để hỗ trợ tâm lí cho các em. Giáo viên sử dụng
năng lực giao tiếp sư phạm và năng lực tư vấn, hướng dẫn để cùng gia đình giúp các bạn học
sinh không sai lầm nữa và trở lại việc học tập thật tốt. Với mỗi em học sinh sẽ có những biểu
hiện khi tiếp nhận lời khuyên của giáo viên khác nhau khi đó giáo viên sẽ giao tiếp ứng xử
với những tình huống bất ngờ đó. Năng lực này mỗi người giáo viên cần phải có nó, nó giúp
giáo viên và học sinh giao tiếp hiệu quả hơn. Sự tư vấn, hướng dẫn khéo léo của người giáo
viên sẽ giúp cho các em và gia đình các em hiểu hơn và cảm nhận rõ hơn về tình yêu thương,
sự nhiệt tình, quan tâm mà người thầy, người cô dành cho các em, luôn muốn các em hoàn
thiện bản thân và học tập thật tốt. Giáo viên chính là người tư vấn, nhà tâm lí giúp học sinh
tìm lại niềm tin về vẻ đẹp bên trong chính các em và vẻ đẹp tri thức quan trọng như thế nào
để học sinh có hứng thú học tập và tập trung vào học tập nhiều hơn, ít giành thời gian trang
điểm, nhuộm tóc…. Giáo viên dùng sự yêu thương của mình có thể chia sẻ về các thế hệ đi
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội- Khoa Toán Tin 715101119- Vũ Mai Hương- K71A2

trước đã từng có những thời gian tinh nghịch, “càn quấy” như các em, nhưng các bạn ấy đã
nhận ra tầm quan trọng của việc học và vẻ đẹp tri thức để rồi ngày hôm nay đã thành công với
một vai trò nào đó đang giúp ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, người giáo viên dùng sự khéo léo trong năng lực giáo tiếp, ứng xử sư phạm để
trao đổi lại với các giáo viên bộ môn khi thấy khó chịu với sự “càn quấy” của học sinh lớp
mình trong thời gian qua. Sự “càn quấy” của học sinh là do các em đang ở tuổi thanh niên, có
tâm lí tự ý thức về hình ảnh bản thân của mình, điều này hoàn toàn bình thường với lứa tuổi
của em. Vì thế mong các thầy cô giáo bộ môn có thể thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ với các em
học sinh nhiều hơn, cũng mong sự giúp đỡ của các thầy cô giúp các em tiến bộ hơn trong học
tập cũng như hoàn thiện về tâm lí lứa tuổi. Giáo viên chủ nhiệm có lời hứa với giáo viên bộ
môn rằng các em sẽ tiến bộ hơn, sẽ thay đổi hơn.
Bài học rút ra đối với bản thân em đó chính là sự yêu thương, thấu hiểu và các năng lực sư
phạm sẽ giúp giáo viên thành công trong việc hỗ trợ tâm lí các bạn học sinh THPT. Hiện
tượng trên là một hiện tượng diễn ra phổ biến ở các trường THPT trong xã hội hiện đại ngày
nay. Để giải quyết hiện tượng chúng ta không thể dùng phương thức khắt khe, triệt để như kỉ
luật được vì giai đoạn này tâm lí của các em phát triển mạnh với những cấp dưới nhỏ hơn. Vì
thế các nhà trường cần phối hợp với gia đình linh hoạt giúp các em hoàn thiện bản thân hơn,
vừa để các em vẫn giữ được sự yêu thích với quần áo hay trang điểm, được sáng tạo và thoải
mái trong tìm hiểu vẻ đẹp bản thân nhưng chỉ là ở mức nhất định, có thể ở các dịp sinh hoạt
ngoại khóa, đi trải nghiệm; còn đối với thời gian học trong lớp các em vẫn cần mặc đồng
phục, gọn gàng, sạch sẽ và tập trung vào việc học tập tốt hơn. Là sinh viên năm nhất trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội, tương lai là người giáo viên, em cần trau dồi thật nhiều kĩ năng
giao tiếp, ứng xử sư phạm để nâng cao năng lực xử lí tình huống của bản thân. Cùng với đó là
học tập tốt, luôn cố gắng nỗ lực học hỏi từ thầy cô, bạn bè, anh chị khóa trên các kinh nghiệm
quý báu trong việc hỗ trợ tâm lí các bạn học sinh. Đặc biệt một yếu tố quan trọng là luôn yêu
thương, thấu hiểu, chia sẻ cùng các bạn học sinh của mình để cô trò hiểu nhau hơn cùng nhau
cố gắng nhiều hơn và tính yêu thương học sinh cũng chính là sức mạnh để giáo viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như đồng hành cùng học sinh trong việc hoàn thiện tâm lí
và học tập.
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội- Khoa Toán Tin 715101119- Vũ Mai Hương- K71A2

Phần tự đánh giá bản thân trong học phần tâm lí học giáo dục
1. Em cảm ơn cô giảng viên cùng tất cả các bạn trong lớp, cảm ơn môn tâm lí học rất nhiều
ạ. Trong môn học này, em đã học được nhiều bài học bổ ích về việc hiểu tâm lí học sinh.
Bên cạnh đó, em học được cách làm việc nhóm cùng các bạn, cách tổ chức các hoạt động
trong giờ học để giúp học sinh có động cơ, hứng thú học tập. Em cũng học tập được sự ghi
chép những vấn đề chính, cốt lõi trong quá trình các bạn đại diện chia sẻ qua điểm. Một
buổi sinh hoạt ngoại khóa với các chủ đề tâm lí của học sinh THPT thật bổ ích, giúp em
học được cách tổ chức một buổi ngoại khóa, tương tác với các bạn học sinh về chủ đề
đang bàn luận để hiểu hơn các em nghĩ gì về chủ đề này.
2. Điều em cảm thấy hài lòng trong quá trình học tập là đã làm quen được rất nhiều bạn mới
ở Đại học, được làm việc, phân chia công việc hiệu quả cùng các bạn trong nhóm để hoàn
thiện các bài tập về nhà cô giao, em có được nhiều bạn mới siêu dễ thương và giỏi nữa
giúp em học hỏi được nhiều điều. Em đã thay đổi hơn nhiều suy nghĩ tích cực hơn, học
được từ cô và môn tâm lí, hiểu tâm lí những người xung quanh mình, yêu thương mọi
người nhiều hơn.
3. Việc học online trong quá trình dài đã làm cho em đôi lúc không tập trung và làm việc
riêng, em muốn thay đổi điều đó tập trung vào việc học và việc thỏa luận cùng các bạn
nhiều hơn, tương tác với cô nhiều hơn ạ. Còn về giảng viên, thì em mong cô có thể tổ
chức thêm nhiều trò chơi hơn để tạo sự tích cực hơn trong việc chúng em tham gia vào bài
học ạ. Em cảm ơn cô rất nhiều ạ.
4. Tự đánh giá bản thân, em đánh giá mình đạt điểm A học phần tâm lí học vì sự tham gia
vào bài học còn ít ạ. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.

You might also like