You are on page 1of 17

Nguyễn Đoàn Minh Tính_20004218

Câu 1: Điền vào chổ trống: “Bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối chủ trương và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, nhà nước, là cơ
sở…  để phát triển bền vững và thực hiện chính sách CNH,HĐH đất nước.”

A. Quan trọng.

B. Rất quan trọng.

C. Đặc biệt quan trọng.

D. Vô cùng quan trọng.

Câu 2: Phương châm lấy Phòng ngừa và ngăn chặn làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với
xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, phát huy?

A. Sức mạnh nội tại.

B. Sức mạnh nội sinh.

C. Sức mạnh ngoại sinh.

D. Sức mạnh tổng hợp.

Câu 3: Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các văn bản pháp luật quy định
những quy tắc xử sự do ai ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Nhà nước.

D. Cơ quan có thẩm quyền.

 
Câu 4: Để bảo vệ môi trường, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định
những, quy tắc xử sự buộc các cá nhân, tổ chức phải?

A. Phục tùng khi tham gia.

B. Thực hiện nghiêm khi tham gia.

C. Chấp hành khi tham gia.

D. Tuân thủ khi tham gia.

Câu 5: Có mấy vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường?

A. 4 vai trò.

B. 5 vai trò.

C. 6 vai trò.

D. 7 vai trò.

Câu 6: Môi trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự?

A. Tác động quá mức của con người.

B. Phá hoại của con người gây ra.

C. Khai thác quá mức của con người.

D. Nhu cầu của con người ngày càng tăng.

Câu 7: Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con
người sẽ có tác dụng như thế nào?

A. Không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.

B. Rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.


C. Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

D. Thay đổi môi trường.

Câu 8: Điền vào chổ trống: “Pháp luật quy định những…  mà con người phải thực hiện khi
khai thác và sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường.”?

A. Nguyên tắc xử sự.

B. Hệ thống pháp luật.

C. Quy tắc xử sự.

D. Điều lệ cụ thể.

Câu 9: Điền vào chổ trống: “Pháp luật với tư cách là…  các hành vi của các thành viên
trong xã hội có tác dụng rất to lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng
môi trường.”?

A. Hệ thống qui tắc.

B. Nguyên tắc xử sự.

C. Đối tượng bắc buộc.

D. Công cụ điều tiết.

Câu 10: Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường thực chất là?

A. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

B. Quy định, Nguyên tắc.

C. Nguyên tắc xử sự.

D. Văn bản hướng dẫn.


 

Câu 11: Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác
định có vi phạm pháp luật về môi trường, đồng thời cũng là cơ sở cho việc?

A. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Tố tụng hình sự.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Thi hành pháp luật về môi trường.

Câu 12: Điền vào chổ trống: “Phát luật quy định các…, dân sự buộc các cá nhân, tổ chức
phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hỏi pháp luật trong việc khai thác, sử dụng các yếu
tố của môi trường.”

A. Nguyên tắc, qui chuẩn, chế tài.

B. Công cụ hổ trợ, cho các đối tượng.

C. Chế tài hình sự, kinh tế, hành chính.

D. Hành lan pháp lý, cơ sở quan trọng.

Câu 13: Khi xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, có mấy hình thức xử phạt?

A.2.

B.3.

C.4.

D.5.

 
Câu 14: Điền vào chổ trống: “Tội phạm  về  môi  trường là hành vi nguy  hiểm cho xã
hội  được  quy  định  trong  Bộ luật hình sự, do…  (1)  hoặc pháp nhân  thương mại thực hiện
một cách có ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định  của  Nhà nước  về  bảo vệ
môi  trường, xâm phạm đến các thành  phần  của  môi  trường  làm thay  đổi trạng  thái,
tính  chất của môi  trường…  (2)  phát  triển  con người và sinh  vật,  mà theo  quy  định
phải  bị  xử lý hình sự.”

A. Cá nhân chủ thể thực hiện (1); làm ô nhiễm tổn hại (2).

B. Cơ quan tổ chức thực hiện (1); gây hậu quả nghiêm trọng (2).

C. Người có năng lực trách nhiệm hình sự (1); gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại (2).

D. Một người đứng ra thực hiện (1); gây hậu quả nghiêm trong (2).

Câu 15: Theo khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường thì, tội phạm về môi trường
trước hết phải là?

A. Hành vi gây nguy hiễm cho xã hội.

B. Người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 16: Theo khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường thì, tội phạm về môi trường
phải như thế nào?

A. Gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.

B. Làm cho môi trường ngày càng xấu đi.

C. Xâm hại đến các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ.

D. Gây mất cân bằng sinh thái môi trường.

 
Câu 17: Để có thể phân biệt được tội phạm về môi trường với các loại tội phạm khác
cần dựa vào yếu tố nào?

A. Yếu tố tội phạm.

B. Yếu tố môi trường.

C. Yếu tố xã hội.

D. Yếu tố về nguyên nhân điều kiện.

Câu 18: Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm về môi trường là?

A. Khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm.

B. Mặt chủ quan của tội phạm và mặt khách quan của tội phạm.

C.  A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 19: Khách thể của tội phạm môi trường được xác định là?

A. Sự xâm phạm vào các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.

B. Sự tác động của con người vào môi trường.

C. Sự ảnh hưởng hoặc làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người và các loài
sinh vật.

D. Sự xâm phạm đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.

Câu 20: Trong khách thể của tội phạm về môi trường, đối tượng tác động của các tội
phạm về môi trường chủ yếu là?

A. Thành phần môi trường như: đất, nước, không khí.


B. Về nhu cầu vật chất của con người trong cuộc sống.

C. Gỗ quý, khoáng sản, lâm sản, động thực vật.

D. Yếu tố khác.

Câu 21: Điền vào chổ trống: “Mặt khách quan của các tội phạm về môi trường được thể
hiện ở những…  (1), được thể hiện dưới dạng các…  (2)”   

A. Đối tượng tác động đến môi trường (1); hành động nguy hiểm (2).

B. Hành vi nguy hiễm cho xã hội (1); hành động hoặc không hành động (2).

C. Nguyên nhân điều kiện của môi trường (1); Hình thức trái pháp luật (2).

D. Những lĩnh vực về môi trường (1); hoạt động vi phạm pháp luật (2).

Câu 22: Chủ thể của tội phạm về môi trường là?

A. Phụ nữ, người già, trẻ em.

B. Thanh niên, người già.

C. Bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

D. A và B đúng.

Câu 23: Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường là?

A. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi không cố ý.

B. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

C. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi vô ý.

D. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý và vô ý.


 

Câu 24: Trong mặt khách quan của tội phạm về môi trường, nhóm các hành vi gây ô
nhiễm môi trường được qui định tại điều mấy trong bộ luật hình sự?

A. Điều 235 và 236.

B. Điều 237 và 239.

C.  A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 25: Trong mặt khách quan của tội phạm về môi trường, nhóm các hành vi hủy hoại
tài nguyên môi trường được qui định tại điều mấy trong bộ luật hình sự?

A. Điều 238 và 242.

B. Điều 243 và 244.

C. Điều 245 và 246.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 26: Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng,
chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông, được qui định tại điều mấy
của luật hình sự?

A. Điều 235.

B. Điều 236.

C. Điều 237.

D. Điều 238.

 
Câu 27 :Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, được qui định tại điều mấy của bộ luật hình sự?

A. Điều 238.

B. Điều 240.

C. Điều 242.

D. Điều 244.

Câu 28: Tội hủy hoại rừng, được qui định tại điều mấy của bộ luật hình sự?

A. Điều 243.

B. Điều 244.

C. Điều 245.

D. Điều 246.

Câu 29: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được qui định tại
điều mấy của bộ luật hình sự?

A. Điều 237.

B. Điều 240.

C. Điều 242.

D. Điều 244.

Câu 30: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiễm cho người và động thực vật, được qui định
tại điều mấy của bộ luật hình sự?

A. Điều 238 và 239.

B. Điều 240 và 241.


C. Điều 242 và 243.

D. Điều 244 và 245.

Câu 31: Điền vào chổ trống:“Sự phát triển…  (1)  và…  (2)  của kinh tế - xã hội không tính
đến yếu tố bảo vệ môi trường của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội là một trong
những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm môi trường và là mảnh đất tốt để
tội phạm môi trường phát triển.”

A. Mạnh mẽ (1) và chủ động (2).

B. Nhanh chống (1) và vượt bật (2).

C. Quá nhanh (1) và nóng (2).

D. Không ngừng (1) và năng động (2).

Câu 32: Có mấy dấu hiệu vi phạm hành chính về môi trường?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 33: Hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, còn tồn tại 1 số bất
cập nào?

A. Quản lý nhà nước đối với nước thải, chất thải rắn.

B. Quản lý nhà nước đối với môi trường không khí.

C. Thẩm định công nghệ môi trường và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 34: Đâu là nguyên nhân và điều kiện khách quan của vi phạm pháp luật về môi
trường?

A. Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn
kém.

C. Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

D. Đội ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về môi
trường còn hạn chế.

Câu 35: Đâu là nguyên nhân và điều kiện chủ quan của vi phạm pháp luật về môi
trường?

A. Nhận thức của một số bộ phận cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao.

B. Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ.

C. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 36: Đâu là nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường?

A. Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. Nhận thức của một số bộ phận cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao.
C. Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng chống tội phạm về môi trường
còn chưa tốt.

D. Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ Cương không tuân thủ các quy tắc chuẩn
mực xã hội.

Câu 37: Điền vào chổ trống: “Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là
hoạt động các…  bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn
chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện, loại trừ các
nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.”

A. Toàn thể nhân dân.

B. Các cấp, các ngành.

C. Mọi tầng lớp trong xã hội.

D. Quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.

Câu 38: Trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì chủ thể để tiến
hành phòng chống là ai?

A. Cơ quan, tổ chức xã hội và mọi công dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được phân công.

B. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp.

D.Các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Câu 39: Có mấy đặc điểm trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường hiện nay?

A. 4.
B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 40: Trong đặc điểm đầu tiên về phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường thì
chủ thể tham gia phòng chống thường như thế nào?

A. Rất phức tạp.

B. Rất phong phú.

C. Rất đa dạng.

D. Rất nhiều thành phần.

Câu 41: Các biện pháp tiến hành phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
thường được triển khai như thế nào?

A. Mang tính ổn định, lâu dài.

B. Triển khai đồng bộ.

C. Một cách rộng rãi.

D. Từ trung ương đến địa phương.

Câu 42: Có mấy nội dung trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
hiện nay?

A. 5 nội dung.

B. 6 nội dung.

C. 7 nội dung.

D. 8 nội dung.
 

Câu 43: Khi nghiên cứu về nội dung và nhiệm vụ thì các cơ quan chuyên môn về bảo vệ
môi trường cần nắm vững những gì?

A. Số vụ vi phạm pháp luật về môi trường, các loại vi phạm pháp luật về môi trường.

B. Lĩnh vực xảy ra là những lĩnh vực nào, đối tượng gây ra các vụ vi phạm.

C. Phương hướng, thủ đoạn hoạt động, hậu quả tác hại gây ra cho xã hội và nhân dân.

D.  Cả 3 đáp án trên.

Câu 44: Khi Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường thì chúng ta cần tìm ra?

A. Hành vi của các đối tượng phạm tội.

B. Thủ đoạn và phương thức hoạt động.

C. Nguyên nhân và điều kiện của hành vi phạm tội.

D. Động cơ mục đích phạm tội của đối tượng.

Câu 45: Khi tổ chức cho các lực lượng tiến hành các hoạt động để khắc phục các nguyên
nhân, điều kiện của tội phạm về môi trường, thì chúng ta cần phải?

A. Từng bước kiềm chế và đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường.

B. Tiến hành điều tra là rõ các nguyên nhân và mục đích của tội phạm.

C. Kịp thời ban hành các văn bản có tính pháp lý liên quan đến môi trường.

D. Cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

 
Câu 46: Khi tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, cần phải căn cứ vào?

A. Dấu hiệu của tội phạm.

B. Tính chất, mức độ của tội phạm.

C. Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.

D. Các yếu tố khác.

Câu 47: Đối với các vi phạm hành chính về môi trường thì cơ quan chuyên môn nào sẽ
thẩm quyền tiến hành xử lý?

A. Công an, toàn án, viện kiểm soát, quản lý thị trường.

B. Công an, thanh tra chuyên ngành, kiểm lâm.

C. Công an, thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm.

D. Công an, quân đội, toàn án, viện kiểm soát.                

 Câu 48: Các biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường, bao gồm những
biện pháp nào?

A. Biện pháp tổ chức - hành chính, Biện pháp kinh tế, Biện pháp khoa học - công nghệ.

B. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, Biện pháp pháp luật.

C. Biện pháp cải tạo, Biện pháp giáo dưỡng, Biện pháp tuyên truyền, Biện pháp vân
động.

D.  A và B đúng.

Câu 49: Trong hiến pháp 2013, qui định: “Mọi người có quyền được sống trong môi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” tại điều mấy?
A. Điều 33.

B. Điều 43.

C. Điều 53.

D. Điều 63.

Câu 50: Điền vào chỗ trống: “Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, khác về môi
trường là một bộ phận của công tác…  có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống, xã hội, do vậy, hoạt động này không phải là trách nhiệm của riêng một cơ quan hay
tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội.”?

A. Phòng chống tội phạm.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Quản lý môi trường.

D. Quản lý nhà nước về môi trường.

Câu 51: Tại khoản 1, điều 4, luật bảo vệ môi trường 2014 quy định. Bảo vệ môi trường là
trách nhiệm và nghĩa vụ của ai?

A. Mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

B. Mọi tầng lớp trong xã hội.

C. Cá nhân, tập thể cơ quan Nhà nước.

D. Các cấp, các ngành địa phương.

Câu 52: Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường là?
A. Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.

B. Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường như: “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”,
“Phòng, chống rác thải nhựa”,... và tổ chức các cuộc thi tìm hiều về môi trường và pháp
luật vê bảo vệ môi trường trong nhà trường.

C. Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp
luật về môi trường có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia.

D. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như ngành Tài nguyên và Môi trường, Công an
(Cảnh sát môi trường), Thông tin truyền thông,... tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm
trao đổi, các cuộc thi tìm hiệu về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.

You might also like