You are on page 1of 1

21.

Bản chất dẫn điện của hệ tiểu phân phụ thuộc vào môi trường phân tán hay pha phân tán ?
 Môi trường phân tán vì là pha liên tục
22.Phân biệt ENTROPY (S, S) - ENTHALPY (H, H) - NĂNG LƯỢNG TỰ DO (G, G)?
 ENTROPY (S, S): chỉ sự hỗn loạn của vật chất trong hệ
 ENTHALPY (H, H): là lượng nhiệt mà hệ thống nhiệt động giải phóng hoặc hấp thụ
từ môi trường xung quanh khi nó ở áp suất không đổi
 NĂNG LƯỢNG TỰ DO (G, G): là năng lượng vốn có của hệ khi cần nó thực hiện
công trong điều kiện áp suất nhất định
23. Phân biệt hòa tan, phân tán và kết tập ?
 Hoà tan là quá trình phân bố các thành phần vào trong môi trường phân tán ở mức độ
phân tử, ion hoặc nguyên tử. Kết quả hoà tan tạo ra dung dịch
 Phân tán là quá trình chia nhỏ tiểu phân kích thước lớn thành tiểu phân có kích thước
nhỏ hơn trong môi trường phân tán. Kết quả quá trình phân tán tạo hệ tiểu phân
 Kết tập là quá trình liên kết các phần tử có kích thước nhỏ (ion, nguyên tử, phân tử
hoặc tiểu phân nhỏ) thành các tiểu phân có kích thước lớn hơn trong môi trường phân
tán nhờ các liên kết hoá lý. Kết quả của quá trình kết tập tạo hệ tiểu phân
24. Phân biệt hai quá trình kết tập: “kết tinh (crystallization)” và “kết tủa (precipitation)”?
 Kết tinh (crystallization): là qua trình hình thành các tiểu phân bằng hiện tượng vật lí
 Kết tủa (precipitation): là quá trình hình thành các tiểu phân bằng phản ứng hoá học
25. Phân biệt bão hòa và hỗn hòa ?
 Bão hoà là trạng thái không thể hoà tan thêm được chất nữa ở điều kiện xác định
 Hỗn hòa (miscibility) là tính chất của các thành phần hòa tan vào nhau ở bất kỳ tỷ lệ
nào tạo dung dịch đồng nhất (hệ đồng nhất).
26. Phân biệt sự hòa tan (solubilisation) và độ hòa tan (dissolution) ?
 Sự hòa tan (solubilisation): là phân tán một chất hay nhiều chất vào trong một môi
trường phân tán lỏng để được một hệ đồng nhất gọi là dung dịch.
 Độ hòa tan (dissolution): một đại lượng dùng để đánh giá động học quá trình hòa tan.
Độ hòa tan là lượng chất tan giải phóng ra môi trường hòa tan theo thời gian. Về mặt
định lượng, độ hòa tan là lượng chất tan hòa tan vào môi trường tại một thời điểm
trong một điều kiện xác định.
 Sự hoà tan là quá trình hòa tan, còn độ hoà tan là khả năng hoà tan

You might also like