You are on page 1of 18

1

A. HÀM SỐ

I. Khái niệm hàm số

Cho X và Y là hai tập con khác rỗng của tập số thực R.

Phép ứng f từ X vào Y (thường được viết là f: X→Y) gọi là hàm số trên X.
Ta cũng viết y = f(x) có nghĩa là y là giá trị (trong Y) ứng với x (trong X)

X là biến độc lập (hay đối số), y là biến phụ thuộc hay giá trị của hàm số f
tại x. Tập X là miền xác định của hàm số f.

Tập gọi là miền giá trị (hay tập ảnh) của f

Chú ý: Miền xác định là toàn bộ tập X, tuy nhiên miền giá trị không nhất
thiết bằng toàn bộ tập Y

Với mỗi có thể có nhiều giá trị y thuộc Y cùng ứng với x, khi đó ta có
hàm đa trị. Nếu với mỗi chỉ có duy nhất một giá trị thì ta
nói f là một hàm đơn trị. Chuyên đề này (nếu không nói gì thêm), ta chỉ xét
các hàm đơn trị

II. Các phương pháp biểu diễn hàm số

Muốn xác định hàm số, ta cần chỉ ra hai điều:

- Miền xác định

- Quy tắc (phép ứng) f

Hàm số thường được xác định bằng một trong ba phương pháp sau:

1. Cho bằng biểu thức giải tích

Trong trường hợp này, MXĐ là tập tất cả các giá trị của đối số sao cho
biểu thứccó nghĩa

Thí dụ. Hàm số có miền xác định là

Bài toán tìm miền xác định của một hàm số thường được quy về việc giải hệ
gồm một hay nhiều phương trình và bất phương trình

1
2

Chú ý.Đôi khi miền xác định của hàm số được ghép thành từ nhiều khúc, và
trên mỗi khúc hàm số có một biểu thức giải tích riêng. Những hàm như vậy
được gọi là hàm xác định từng khúc, hay đơn giản là hàm từng khúc

Thí dụ. Hàm dấu y = sign(x) ( hoặc sgn(x) – signum của x) là một hàm từng
khúc, xác định như sau:

2. Cho dưới dạng bảng

Trong tự nhiên cũng như trong kỹ thuật,nhiều khi quan hệ hàm giữa hai đại
lượng được thiết lập qua thực nghiệm hoặc quan sát tại những thời điểm
(hoặc vị trí) nào đó

Ví dụ. Số đo nhiệt độ tại một điểm xác định nào đó là một đại lượng phụ
thuộc vào thời gian. Những giá trị đo đạc (quan sát) tại những thời điểm
(vi trí) khác nhau có thể được xem là hàm phụ thuộc vào thời điểm (vị trí)
bằng các thiết bị đo đạc sẵn có. Nhưng nói chung, không thể tìm được
biểu thức giải tích biểu diễn kết quả đo đạc theo thời gian (vị trí) một
cách chính xác, thường biểu thị dưới dạng bảng ghi số liệu . Khi đó ta nói
hàm được cho duới dạng bảng.

Cách cho hàm dạng bảng, mặc dù thông tin về hàm không đày đủ (không
liên tục tại mọi điểm), nhưng rất phổ biến trong thực tiễn. Một lĩnh vực
quan trọng của giải tích toán học là nghiên cứu phương pháp “khôi
phục” thông tin (tại những điểm không được cho), mục tiêu là biến
những hàm dạng bảng thành một hàm mà các công cụ giải tích có thể sử
lý được như một hàm thông thường khác.

3. Cho bằng đồ thị

Phương pháp này thực chất là một biến thể của phương pháp bảng. Thay
vì cho một bảng số liệu, người ta cho một tập hợp điểm trong mặt phẳng
tọa độ vuông góc. Hàm f được xác định bởi phép cho tương ứng hoành
độ của mỗi điểm (trong tập đã cho) với tung độ của nó.

2
3

Trong trường hợp có nhiều điểm khác nhau cùng có chung một hoành độ
thì phép ứng không duy nhất, khi đó ta có thể thiết lập một Hàm đa trị,
cho tương ứng một hoành độ với tập các tung độ của tập các điểm có
chung hoành độ này. Trong chương trình Toán phổ thông chỉ xét các hàm
đơn trị, và khi ấy phải giả thiết tập điểm được cho phải thỏa mãn điều
kiện: Không có hai điểm phân biệt nào có cùng hoành độ.

Tập điểm đã cho có tên gọi là Đồ thị hàm f và thường ký hiệu là Gf . Hình
chiếu của Gf lên trục hoành (trục tung) chính là miền xác định (miền giá
trị) của hàm f

Dễ thấy rằng, một hàm số được cho dưới dạng bảng hay biểu thức giả
tích thì cũng có thể cho được bằng đồ thị. Khi đó:

Và việc biểu diễn Gf trong mặt phẳng tọa độ Descartes (đối với hàm f cho
bằng biểu thức giải tích) cũng chính là việc vẽ đồ thị của hàm số đó.

Trong thực tế, thường kết hợp cả ba phương pháp để mô tả hàm số.

- Biểu thức giải tích cho phép ta nghiên cứu các tính chất định tính

- Đồ thị cho ta một hình ảnh trực quan

- Bảng số liệu cho ta một định lượng cụ thể của hàm số

Cũng cần chú ý thêm, không phải hàm nào cũng có thể mô tả chính xác
được bằng đồ thị. Đồng thời cũng có những hàm mô tả được ở dạng đồ
thị hay dạng bảng nhưng không mô tả được bởi biểu thức giải tích.

4. Vẽ đồ thị của hàm số

Việc vẽ đồ thị của một hàm số f (được cho bởi biểu thức giải tích) có
nghĩa là biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ Descartes tập điểm sau đây

Về lý thuyết, để làm được điều đóta phải biết giá trị của hàm số tại mọi
điểm và biểu diễn tất cả các điểm của đồ thị, nhưng trên thực tế đó là điều

3
4

không thể. Người ta chỉ có thể cho được những biểu diễn sấp xỉ của đồ
thị.

Có hai cách để thực hiện điều này.

Phương pháp 1:Vẽ trực tiếp

Chấp nhận một thực tế rằng một đường cong thông thường luôn có thể
xấp xỉ bởi đường gấp khúc (với các khúc nhỏ). Đường gấp khúc này hoàn
toàn được xác định bởi các điểm đỉnh, cho nên nếu ta biết được các điểm
đỉnh này ta sẽ có một biểu diễn xấp xỉ của đồ thị. Mức độ xấp xỉ càng
chính xác nếu các khúc càng nhỏ (các đỉnh càng nhiều).

Phương pháp này (vẽ trực tiếp), nếu thực hiện một cách thủ công sẽ rất
vất vả (vì muốn có một xấp xỉ tốt phải có số điểm đỉnh rất nhiều) nhưng
đối với máy tính thì điều này rất dễ dàng, và trên thực tế với sự trợ giúp
của máy tính người ta vẽ được đồ thị với độ chính xác hay xấp xỉ tùy ý
(Bằng mắt thường không thể biết dược đó chỉ là một hình ảnh xấp xỉ). Tất
cả các đồ thị mô phỏng (trong các tài liệu, giáo trình) đều được vẽ bằng
phương pháp này.

Phương pháp 2: Vẽ thông qua khảo sát

Dựa vào việc khảo sát các tính chất cơ bản của hàm số để dự đoán dáng
điệu của nó trước khi vẽ. Bằng cách này, ta không cần phải biết thông tin
về hàm tại quá nhiều điểm đỉnh như phương pháp 1.Chỉ cần quan tâm đến
một số điểm đặc biệt, phân chia đồ thị thành những vùng với dáng điệu cơ
bản dễ thể hiện. Phương pháp này giúp cho cách vẽ đồ thị bằng phương
pháp thủ công dễ dàng hơn so với phương pháp1. Tuy vậy, lớp hàm có
thể khảo sát được là không nhiều, cho nên khi việc tính toán trên máy
tính trở thành phổ biến thì phương pháp (Vẽ đồ thị thông qua khảo sát)
chỉ mang tính chất củng cố những kiến thức lý thuyết về khảo sát hàm số
mà không còn là công cụ hữu hiệu để vẽ đồ thị.

III. Các lớp hàm có cấu trúc đặc biệt

Khi nghiên cứu về hàm số, ta luôn cố gắng phát hiện những tính chất đặc
biệt của nó. Điều này, cho phép ta hình dung dáng điệu toàn cục của hàm số

4
5

(trên toàn miền xác định) dựa vào các thông tin trên miền hẹp hơn. Sau đây
là tổng kết một số cấu trúc cơ bản cần lưu ý.

1. Hàm đơn điệu

Hàm f xác định trên tập X được gọi là không giảm (không tăng) trên X nếu
với mọi ta có ( )

Hàm f xác định trên tập X được gọi là tăng chặt (giảm chặt) trên X nếu với
mọi ta có ( )

Hàm không tăng (hay không giảm) được gọi chung là đơn điệu. Hàm tăng
chặt hay giảm chặt gọi chung là đơn điệu chặt.

Hàm đơn điệu tăng (giảm) còn được gọi là hàm đồng biến (nghịch biến)

Tính chất đơn điệu của hàm số cho ta dáng điệu đồ thị của hàm trên R:

Đồ thị của hàm đơn điệu tăng (giảm) đi lên (đi xuống) từ trái sang phải.

Thí dụ.

1. y= [x] (Hàm phần nguyên của x) là một hàm tăng không chặt trên R.

2. Có những hàm, chỉ đơn điệu trên từng khoảng chứ không đơn điệu trên
toàn tập xác định. Ví dụ, hàm y = x – [x] là hàm tăng trên từng khoảng
[n; n+1) với mọi số nguyên n.

3. Có những hàm, không đơn điệu trên bất kỳ một khoảng nào

4. Ví dụ, hàm Dirichlet xác định như sau:

Là hàm không đơn điệu trên bắt kỳ khoảng nào

2. Hàm tuần hoàn

5
6

Hàm f được gọi là tuần hoàn nếu tồn tại số T > 0 sao cho f(x+T) = f(x)
với mọi x sao cho x, (x + T) cùng thuộc miền xác định của f. Khi đó T
gọi là chu kỳ của hàm số.

Từ định nghĩa ta thấy ngay rằng, nếu f là hàm tuần hoàn với chu kỳ T thì
hàm f cũng tuần hoàn với chu kỳ nT (với mọi số tự nhiên n) và chứng tỏ
tập xác định của hàm tuần hoàn không bị chặn.

Số T0 > 0 bé nhất (nếu có) trong các chu kỳ T được gọi là chu kỳ cơ bản
của f. Với khái niệm này, để cho ngắn gọn, nếu không giải thích gì thêm,
thuật ngữ “chu kỳ của f “ được dùng để chỉ chu kỳ cơ bản của nó.

Các hàm tuần hoàn thường gặp khi ta nghiên cứu các hiện tượng dao
động trong các hệ cơ học, vật lý hoặc sinh vật…Khi f là hàm tuần hoàn
với chu kỳ T, để nghiên cứu f trên toàn trục số, ta chỉ cần nghiên cứu nó
trên một khoảng bằng chu kỳ của nó là đủ.

Thí dụ.

1.Hàm y = x – [x] là hàm tuần hoàn chu kỳ T = 1

2.Hàm Dỉrichlet là hàm không có chu kỳ cơ bản, nhưng có chu kỳ T là


số hữu tỷ bất kỳ

3.Hàm hằng y = c là hàm tuần hoàn không có chu kỳ cơ bản, nhưng


có chu kỳ T là một số bất kỳ

3. Hàm bị chặn

Ta đã có khái niệm tập bị chặn. Với hàm số cũng có khái niệm tương
tự (Tập các giá trị của hàm f(X) bị chặn):

Ta nói f(x) bị chặn trên (chặn dưới) trong miền X nếu tồn tại số M (m)
sao cho f(x) ≤ M, (f(x) ≥ m) với mọi x thuộc X

Nếu f vừa bị chặn trên, vừa bị chặn dưới trong miền X thì ta nói f(x)
bị chặn (giới nội) trên X. Dễ thấy f(x) giới nội khi và chỉ khi tồn tại số
dương M sao cho

6
7

|f(x)| ≤ M với mọi x thuộc X

Nếu f(x) bị chặn trên thì đồ thị của nó nằm ở phía dưới đường thẳng

y = M. Nếu f(x) bị chặn dưới thì đồ thị của nó nằm ở phía trên đường
thẳng y = m. Nếu f(x) bị chặn (giới nội) thì đồ thị của nó bị “kẹp”
trong dải tạo bởi hai dường thẳng y = m và y = M

Thí dụ.

….

4.Hàm chẵn, hàm lẻ

Ta nói là tập đối xứng (qua gốc tọa độ) nếu kéo theo .
Giả sử hàm f xác định trên tập đối xứng X. Ta nói f là hàm chẵn (lẻ)
trên X nếu f(-x)=f(x) (f(-x) = - f(x)) với mọi

Thí dụ.

 Các hàm y = cos(x); y=| x |; y = x2 là những hàm chẵn trên R

 Các hàm y = sin(x) ; y = x3 là những hàm lẻ trên R


Tính chất

 Hàm chẵn có đồ thị đối xứng qua trục tung

 Hàm lẻ có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.

Chứng minh. Thật vậy, gọi M(x,y) là một điểm trên đồ thị của hàm
chẵn y = f(x). Khi đó y = f(x) = f(-x) suy ra điểm M’(-x,y) đối xứng với
M(x,y) qua trục tung cũng nằm trên đồ thị.

Tương tự nếu M(x,y) là một điểm trên đồ thị của hàm lẻ y = f(x) thì do

-y = -f(x) = f(-x) nên điểm M(-x,-y) đối xứng với M(x,y) qua gốc tọa
độ cũng nằm trên đồ thị.

5.Hàm lồi

Hàm f xác định trên một khoảng X được gọi là lồi trên X nếu bất đẳng thức
7
8

(*)

Nghiệm đúng với mọị

Hàm f gọi là lõm trên X nếu –f là hàm lồi trên X.

Thí dụ

 Các hàm y = x2; y = | x | là những hàm lồi trên R

 Hàm y = x3 lồi trên (0,+∞) và lõm trên (- ∞, 0)


Hàm lồi có đặc trưng đơn giản như sau:

Với hai điểm M1(x1,y1) và M2(x2,y2) trên đồ thị hàm f (tức là y1 = f(x1) và
y2 = f(x2)) ta có vế phải của (*) là điểm nằm trên đoạn thẳng nối M1 M2,
còn vế trái (*) là điểm nằm trên đồ thị, có cùng hoành độ

x = αx1 +(1- α)x2 . Như vậy, hàm lồi được đặc trưng bởi tính chất: Mọi
điểm nằm trên một cung bất kỳ của đồ thị thì hoặc nằm phía dưới dây
cung hoặc ở ngay trên dây cung ấy.

( Hình vẽ mô phỏng)

Tính chất

1. Tổng của hai hàm lồi trên X là một hàm lồi trên X

2. Nếu y = g(u) là một hàm lồi và đơn điệu tăng, còn u = f(x) là hàm
lồi thì g.f cũng là một hàm lồi

Các tính chất và đặc trưng khác của hàm lồi được đề cập sâu hơn
khi ta nghiên cứu các ứng dụng của đạo hàm.

B. GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM SỐ

I. Giới hạn của hàm số

1. Khái niệm giới hạn

Giả sử f là một hàm số xác định trên tập X và a là một điểm tụ của X.

8
9

Định nghĩa. Số L được gọi là giới hạn của hàm f khi x dần tới a (hay
giới hạn của hàm f tại a) nếu với mỗi bất kỳ, có thể tìm được số
sao cho với mọi thỏa mãn

thì ta có

Ký hiệu khi

Về mặt hình học có thể hình dung như sau: Nếu L là giới hạn của f tại
a thì với mỗi ta có thể tìm được một số sao cho đồ thị của
hàm f trên khoảng nằm trọn trong hình chữ nhật có tâm
(a,L) và kích thước là

Thí dụ. khi

Với mỗi cho trước, ta tìm được số và từ bất đẳng thức


ta có ngay .

Chú ý 1. Tại điểm x = a hàm số f có thể không xác định nhưng giới
hạn của hàm số khi x dần tới a có thể vẫn tồn tại.

Thí dụ. Hàm số không xác định tại 0, nhưng vẫn tồn tại

khi .

Thật vậy, với mỗi cho trước, chọn . Do |sinx| ≤ 1 nên với
mọi x≠0, ta có

Hình vẽ mô phỏng

Chú ý 2. Không nhất thiết bao giờ cũng có lim f(x) = f(a) khi

Thí dụ. Hàm số y = f(x) = 1 - |x| có giới hạn bằng 0 khi tuy
nhiên f(0) = 1

Từ các thí dụ trên ta thấy rằng số δ được chọn nói chung phụ thuộc
vào ba yếu tố: số , điểm a và hàm f.

9
10

Định lý (mối quan hệ giữa giới hạn của hàm số và giới hạn của dãy số)

; khi và chỉ khi với mọi dãy số tiến dần đến

a, dãy số hội tụ và khi

Nhận xét. Định lý trên không chỉ cho phép ta hình dung giới hạn của
hàm số thông qua ngôn ngữ giới hạn của dãy số, mà còn đặc biệt tiện lợi
khi ta cần chứng minh sự không tồn tại giới hạn của hàm f. Muốn vậy, ta
xây dựng hai dãy cùng tiến tới a, sao cho

khi

Thí dụ.

1. Hàm y = sgn(x) không có giới hạn tại 0. Thật vậy: Chọn


và . Khi đó ta có

(khi )

2. Hàm không có giới hạn tại 0. Thật vậy, chọn

. Khi đó các dãy cùng dần tới 0

nhưng (khi )

3. Hàm Dirichlet

Là hàm không có giới hạn tại bất kỳ điểm nào. Thật vậy, với mỗi điểm
a bất kỳ, do tính trù mật của Q và R\Q trong R ta luôn tìm được dãy số
hữu tỷ và dãy số vô tỷ cùng tiến tới điểm a. Và

(khi )

Vậy hàm không có giới hạn tại a (bất kỳ)


10
11

II. Tiêu chuẩn tồn tại giới hạn

Định lý: Tồn tại giới hạn của f tại a (tại ∞) khi và chỉ khi với mỗi
, tồn tại số sao cho với mọi ,

Chứng minh. (ta xét trường hợp a hữu hạn, trường hợp vô hạn được
chứng minh tương tự)

Điều kiện cần. Giả sử lìm(x) = L. Theo định nghĩa về giới hạn với mỗi

, tồn tại số sao cho với mọi , .


Khi ta có:

Điều kiện đủ. Cho . Theo định nghĩa tồn tại sao cho với mọi
cặp thỏa mãn thì

Lấy dãy (xn), , bất kỳ mà . Ta sẽ chứng minh

lìm f(xn) tồn tại (khi )

Thật vậy, vì nên tồn tại số N sao cho với mọi m,n > N thì
và theo giả thiết có

Từ (Tiêu chuẩn Cauchy) về sự tồn tại của dãy số ta suy ra tồn tại giới
hạn lìm f(xn)= L (khi )

Với mọi dãy khác mà , ta cũng có (khi )

Thật vậy, giả sử rằng . Khi ấy với tồn tại số


N sao cho mọi n > N ta có

11
12

Từ đây suy ra sai khác giữa và là bé hơn hẳn . Mâu thuẫn này
chứng tỏ .

Theo định lý về quan hệ giữa giới hạn của hàm số và giới hạn của dãy
số ta suy ra lim f(x)=L

III. Tính liên tục của hàm số

Giả sử hàm f xác định trên một đoạn chứa x0

1. Định nghĩa. Hàm f gọi là liên tục tại điểm x0 nếu:

a. Tồn tại lim f(x), khi

b. f(x0) = limf(x), khi

Định nghĩa trên có nghĩa là, khi biến số x dần tới x0 thì giá trị
của hàm số tại x cũng dần tới giá trị của hàm số tại x0

 Ký hiệu số gia của biến số là

∆x:= x – x0

và số gia của hàm số (tương ứng với số gia ∆x của biến số) là:

∆y:= f(x) –f(x0)=f(x0 +∆x) – f(x0)

Khi đó định nghĩa trên được phát biểu tương đương: Hàm f gọi
là liên tục tại điểm x0 nếu: lim∆y=0, khi

 Tính liên tục của hàm số được định nghĩa thông qua khái niệm giới
hạn, nên ta còn có các định nghĩa sau:

+ Hàm f gọi là liên tục tại điểm x0 nếu với mọi dãy (xn) tiến tới x0 ta
đều có lim f(xn) = f(x0),

+ Theo ngôn ngữ ,

Hàm f gọi là liên tục tại điểm x0 nếu với mỗi , tồn tại số sao
cho với mọi x thỏa mãn ta có

12
13

 Tương tự như giới hạn, ta có thể đề cập đến liên tục trái và liên tục
phải (gọi chung là liên tục một phía)

……………..

2. Thí dụ.

a. Từ phép tính về giới hạn của các hàm cơ bản (đã nói trên) ta suy
ra các hàm đa thức , phân thức, lượng giác và hàm mũ là liên
tục (trên X)

b. Những hàm y = [x], y = x – [x] là liên tục phải, nhưng không


liên tục trái tại các điểm nguyên

c. Các hàm y=sgn(x), không liên tục cả trái cả phải tại điểm 0

d. Hàm Dirichlet không liên tục tại bất kỳ điểm nào.

IV. Các định lý cơ bản về hàm liên tục

1. Định lý (Bolzano – Cauchy 1). Nếu f liên tục trên [a,b] thì có ít
nhất một điểm sao cho f(c) = 0

Chứng minh. Không hạn chế tổng quát, ta có thể coi f(a) > 0, f(b)
< 0. Chia [a,b] thành hai đoạn bởi điểm chia . Nếu f(c)=0
thì c là điểm cần tìm.

Nếu f(c) ≠0 thì phải trái dấu với một trong hai số f(a) hoặc f(b).
Trong hai đoạn [a,c],[c,b] chọn đoạn mà giá trị của hàm f tại hai
đầu mút trái dấu, ký hiệu là [a1,b1]

Tiếp tục làm như trên, có thể xảy ra khả năng sau hữu hạn n bước
nào đó ta gặp điểm với f(cn)=0 và có điểm cần tìm.

13
14

Trong trường hợp ngược lại, ta có một dãy vô hạn các đoạn longof
nhau sao cho f(ak). f(bk) < 0. Rõ ràng
khi

Theo tính chất của họ các đoạn lồng nhau, ta tìm được ,
. Vì |an - c| và |bn - c| đều nhỏ hơn nên cả 3
cùng tiến tới 0 khi . Nghĩa là liman = limbn = c, khi

Vì f(an). f(bn) < 0, với mọi n nên sau khi qua giới hạn (cho )
ta có lim f(an). f(bn) ≤ 0. Theo tính chất liên tục của hàm f , ta có
suy ra f(c)=0

Lại do f(a) ≠ 0, f(b )≠ 0 nên a ≠ c ≠b và (Định lý được


chứng minh xong)

2. Định lý (Bolzano – Cauchy 2).

Nếu f liên tục trên [a,b] và f(a) = A ≠ B = f(b). Khi đó, f nhận
mọi giá trị trung gian giữa A và B. (Ta nói f lấp đầy [A,B])

Chứng minh. Không mất tính tổng quát, ta giả thiết A < B. Giả sử
C là một số bất kỳ giữa A và B, A < C < B.

Xét hàm số g(x) = f(x) – C. Rõ ràng g liên tục và g(a).g(b) < 0.

Theo (B – C 1) tồn tại số sao cho g(c)= 0 suy ra f(c) = C

14
15

C. Đạo hàm

Bài toán dẫn tới khái niệm đạo hàm

(Vận tốc tức thời của chuyển động)

Trong thực tiễn, chuyển động của mọi vật thường không đều , do dó vận tốc
trung bình không phản ánh được bản chất của chuyển động tại những thời điểm
khác nhau.

Thí dụ, một vật rơi tự do thì khoảng cách h giữa nó và điểm ban đầu tỷ lệ với
bình phương của thời gian rơi t. Cụ thể, h:=h(t)gt2 (trong đó g ≈9.8m/s2). Sự
chuyển động không đều của vật rơi thể hiện ở chỗ:

Trong giây đàu tiên nó rơi được 9.8m. Trong giây thứ hai nó rơi được quãng
đường h(2) – h(1) = 9,8m.3= 29,4m. Trong giây thứ ba…h(3) – h(2) = 9,8m.5
=49m….

Như vậy, vận tốc trung bình thay đổi theo từng giây và so đó không thể phản
ánh đúng “ vận tốc rơi thực sự” của vật ở các thời điểm khác nhau. Để xác định
chính xác hơn vận tốc thực sự của vật tại thời điểm t0 nào đó, người ta có thể
tính vận tốc trung bình của nó trong một khoảng thời gian rất nhỏ ∆t xung
quanh thời điểm t0, thông qua tính giới hạn của hàm….

Tổng quát, vận tốc tức thời đối với một chuyển động sẽ được xác định nếu giới
hạn sau tồn tại:

Đạo hàm: Cho hàm số f xác định tại lân cận của điểm x0. Nếu tồn tại giới hạn

Thì giới hạn này gọi là đạo hàm của f tại x0 (ta cũng nói f có Đạo hàm của hàm
số

15
16

đạo hàm tại x0). Theo thông lệ ta hay ký hiệu h = ∆x và gọi là số gia biến số và
biểu thức được gọi là số gia hàm số (ứng với số gia biến số ∆x)

I. Các định lý quan trọng

1. Định lý Fermat (về điều kiện cực trị)

Cho f xác định trên khoảng (a,b). Nếu f đạt cực trị tại điểm và tồn
tại thì

2. Định lý (Rolle)

Cho f là hàm liên tục trên [a,b] và có đạo hàm tại mọi điểm . Nếu f(a) =
f(b) thì có ít nhất một điểm để

Chứng minh. Từ giả thiết liên tục của hàm f trên [a,b], theo định lý Weierstrass,
hàm f phải đạt giá trị cực đại và cực tiểu trên [a,b]. Tức là, tồn tại các điểm
sao cho minf(x) = f(x1) = m, maxf(x) = f(x2) = M ;

Có hai khả năng:

a. m= M. Khi đó f(x) = const trên [a,b] do đó

b. m < M. Khi đó vì f(a) = f(b) nên ít nhất một trong hai điểm x1,x2 không
trùng với các đầu mút a và b. Theo định lý Fermat thì đạo hàm bằng 0 tại
điểm này.

Ý nghĩa hình học của định lý:

Đoạn đồ thị nối hai điểm (a,f(a)) và (b,f(b)) gọi là cung, còn đoạn thẳng nối hai
điểm này gọi là dây cung. Định lý Rolle cho thấy khi f(a) = f(b), tồn tại ít nhất 1
điểm để tiếp tuyến đi qua điểm (c,f(c)) song song với trục Ox cũng
chính là song song với dây cung nối hai điểm (a,f(a)) và (b,f(b))

Thí dụ. Ta áp dụng định lý cho hàm f(x) = cos(x) trên đoạn [π,5 π]

Do f(π,) = -1 =f(5 π) và hàm có đạo hàm trên toàn đoạn [π,5 π]

16
17

Nên với a = π, b = 5 π, mọi điều kiện của định lý Rolle đều thỏa mãn. Suy ra
tồn tại điểm để . Đó chính là các điểm 2 π,3 π,4 π.

3. Định lý Lagrange về giá trị trung bình

Đây là sự tổng quát của định lý Rolle trong trường hợp f(a) ≠ f(b). Nó khẳng
định, khi ấy vẫn tồn tại ít nhất một điểm để tiếp tuyến đi qua điểm
(c,f(c)) của dồ thị song song với dây cung nối hai điểm (a,f(a)) và (b,f(b)). Ta
biết rằng hệ số góc của dây cung nối hai điểm (a,f(a)) và (b,f(b)) chính là đại
lượng , còn hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị tại điểm (c,f(c)) chính
bằng , cho nên điều khẳng định được phát biểu như sau:

Định lý (Lagrange). Cho hàm f liên tục trên [a,b] và có đạo hàm tại mọi điểm
của khoảng (a,b). Khi ấy tồn tại ít nhất một điểm để

Chứng minh. Đặt

Ta có g(a) =g(b) và hàm g thỏa mãn mọi điều kiện của định lý Rolle. Theo định
lý này ta suy ra tồn tại ít nhất một điểm để

Chú ý rằng: tức là

Ý nghĩa cơ học. Định lý Lagrange cho thấy rằng khi một vật chuyển động không
đều (trong một khoảng thời gian nào đó) thì luôn tồn tại một thời điểm mà vận
tốc tức thời tại điểm đó bằng vận tốc trung bình trên toàn quãng thời gian đó.

4. Các hệ quả

a. Định lý (Cauchy).

Cho các hàm f, g liên tục trên đoạn [a,b] và có đạo hàm tại mọi điểm của
khoảng (a,b), ngoài ra trên (a,b). Khi ấy tồn tại ít nhất một điểm
để

17
18

Chứng minh. Từ định lý Lagrange và điều kiện trên (a,b) ta suy ra


rằng . Xét hàm số

. Hàm F thỏa mãn mọi điều kiện của


định lý Rolle, cho nên tìm được điểm sao cho

Bằng tính toán trực tiếp ta suy ra đây chính là điểm cần tìm.

b. Hệ quả. Nếu đạo hàm của hàm số bằng 0 trên một đoạn nào đó thì hàm số
đó là hàm hằng trên đoạn ấy

Chứng minh. Thật vậy, cho a, b là hai điểm khác nhau (bất kỳ) thuộc một
đoạn cho trước. Theo định lý giá trị trung bình ta tìm được điểm để
, từ đây suy ra . Do a, b là hai điểm khác
nhau bất kỳ, cho nên f là hàm hằng

c. Hệ quả. Nếu hai hàm số có cùng một đạo hàm trên một đoạn cho trước
thì chúng chỉ sai khác nhau một hằng số

Chứng minh. Suy ra từ hệ quả (b) bằng cách xét hiệu của hai hàm.

18

You might also like