You are on page 1of 11

Lịch sử văn minh thế giới

- Vai trò của ĐKTN đối với sự hình thành các nền VM phương Đông: Ai Cập,
Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ. : điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành các
nền văn minh phương Đông, văn minh phương Đông đặc điểm nổi bật nhất là
hình thành các con sông lớn => phải làm rõ là vai trò của các con sông đối với
Ai Cập Lưỡng Hà Trung Quốc Ấn Độ => làm rõ vai trò kinh tế, giao thương kết
nối giữa các vùng miền, vde trị thuỷ, việc hình thành trên những con sông lớn
ảnh hưởng gì tới cái tín ngưỡng tôn giáo, khoa học tự nhiên thành tựu kiến trúc
điêu khắc của Ai Cập, Lưỡng Hà . những cái đặc trưng riêng về điều kiện tự
nhiên của mỗi quốc gia vd AC có nhiều đá => lý do mà người ta xd các công
trình bằng đá , LH thì có nhiều đất sét => người ta sẽ viết trên đất sét , xây dựng
công trình bằng đất sét ,.. điểm khác biệt dktn giữa các quốc gia này tạo ra
những nét đặc sắc gì . Hy Lạp và La Mã dktn khác biệt so với pĐông ( hình
thành ở vùng biển Địa Trung Hải , nhiều đảo , ptr kte hàng hải , nền văn minh
mở khác với khép kín của pĐông ).

- Đặc điểm và thành tựu nổi bật của các nền VM: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung
Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, Hy Lạp, La Mã : nhắc đến ai cập người ta nghĩ ngay đến
chữ tượng hình ( viết như thế nào ) , kim tự tháp được xây dựng như thế nào ,
để làm gì , nhờ đâu mà xd đc ( phải có đá , phát minh được những thành tụ toán
học vật lý , sông Nin để vận chuyển ) , vde tôn giáo tín ngưỡng các quốc gia
pđông ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực ntn ( đặc biệt tg và tn ở Ấn Độ )

- Ảnh hưởng của VH Ấn Độ, Trung Hoa đến ĐNA.:


Trung Hoa -> Vn có 2 mức độ
Giai đoạn 1 là 1k năm Bắc thuộc ảnh hưởng mang tính bắt buộc
Giai đoạn 2 là pk tự chủ : các triều đại pk chủ động tiếp nhận vhoa TH như
chữ viết , gd , thể chế ctri qly nhà nc và xh
ẤD ảnh khá toàn diện ( chú ý trong khoảng 10 tk đầu lập quốc ) , người Đna
tiếp nhận vh ẤD để tổ chức nhà nc , ảnh chữ viết , kiến trúc điêu khắc , văn
học ,..nhma k tạo các quốc gia như y ẤD ( chỉ tiếp nhận những gì phù hợp )

- Vai trò của nô lệ trong XH Hy Lạp – La Mã cổ đại : Từng có câu K có nô lệ
thì k có vm HL LM cổ đại và k có nền tảng cho vh phục hưng , châu âu sau
này . số lượng nô lệ trong xh HL LM cổ chiếm bao nhiêu % dân số , họ làm gì ,
đảm nhận gì , tại sao những việc đó lại quan trọng trong việc hình thành nên vh
HL LM cổ đại => cho thấy tầm quan trọng

- Thể chế nhà nước: nền cộng hòa ở La Mã, nền dân chủ ở Hy Lạp : Xem đặc
trưng nền cộng hoà LM là gì , tổ chức ntn , dân chủ Hy Lạp tổ chức ntn, có
những điểm gì tiến bộ , sau này các quốc gia cận hiện đại châu âu kế thừa yếu tố
gì từ nền cộng hòa ở La Mã, nền dân chủ ở Hy Lạp nền cộng hòa ở La Mã, nền
dân chủ ở Hy Lạp
1
- Thành tựu & vai trò của VH Phục Hưng : Lý do tại sao có vh PH , giai cấp tư
sản muốn gì ở vh PH ( chống pk , đề cao vai trò con người , gtri dân tộc … )
VH PH để lại thành tựu gì , đóng góp cho tg hiện nay

- Thành tựu & tác động của VMTG cận đại, hiện đại : 4 cuộc cm công nghiệp ,
điểm khác biệt 1.0 , 2.0 , 3.0 , 4.0 chuyển từ ld chân tay sang máy móc , bắt đầu
chỉ là công cụ thô sơ như máy dệt , kéo sợi ,.. sau đó chuyên sang động cơ sd
hơi nc , tiếp sau này sd năng lượng , bước tiến hơn nữa là sd khoa học vào kĩ
thuật , ứng dụng cntt , kỹ thuật số . Cách mạng 1.0 ở Anh r lan rộng châu âu
( khoảng tk 18,19 trc cttg thứ 1 ) , 1.0,2.0 tính là cận đại , 3.0 sau cttg thứ 2 đến
khoảng thập niên 70,90 . 4.0 đầu tk 21 ( thập niên thứ 2 tk 21) bùng nổ công
nghệ tt , kỹ thuật số

1 : Vai trò của ĐKTN đối với sự hình thành các nền VM phương Đông : Ai
Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ
Thiên nhiên có một địa vị trung tâm trong tâm thức của người phương Đông
từ xưa đến nay. Điều đó thể hiện ở tình yêu tha thiết với thiên nhiên trên mọi
chủ đề. Nếu như văn học phương Tây luôn coi tự nhiên là nền cảnh để làm
nổi bật con người thì trong văn học phương Đông, thiên nhiên là biểu tượng
cơ bản để biểu hiện tâm hồn. Đó cũng là nơi mà con người vơi bớt những
buồn phiền, hệ lụy của thế sự nhiêu khê. Văn học hiện đại phương Đông sau
một giai đoạn phần nào bỏ rơi thiên nhiên đã quay trở lại với vấn đề thời sự -
cần bảo vệ sinh thái, sống cân bằng với tự nhiên mới có được hạnh phúc và
yên...
Chưa xong...
2 : Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung hoa đối với ĐNA
Bản sắc của các nước Đông Nam Á được cho là từ sự thống nhất của đa dạng
các nền văn hóa khác nhau khi du nhập vào. Sự thống nhất được vun bồi qua
suốt trường kỳ lịch sử dựa trên cơ sở nền văn hóa bản địa và nền văn hóa du
nhập từ bên ngoài. Do vị trí địa lí đặc biệt của mình, Đông Nam Á đã sớm có
sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Quá
trình giao lưu – tiếp xúc đó đã có nhiều tác động quan trọng đến văn hóa Đông
Nam Á. Điều này được thể hiện trên những phương diện sau:

+ Lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo:

2
 Các hệ tư tưởng – tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào
Đông Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư
dân.
 Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã
có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa.
 Các tôn giáo của Ấn Độ và Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã
có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật
kiến trúc – điêu khắc; quan niệm đạo đức – triết lí sống của cư dân Đông
Nam Á. 
 Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân
gian như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,...

+ Lĩnh vực chữ viết:

 Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông
Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. 
 Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở
đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
+ Lĩnh vực văn học:

 Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi:
Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân
tộc mình.
 Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…)
của Trung Quốc.
+ Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm
nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm
nét của các tôn giáo như Án Độ giáo, Phật giáo.
 Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi,
như đền Bô-rô-bu-đua, Lara Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ
Sơn (Việt Nam),..
 Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ của Ấn Độ
với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần,
Phật,...

3
3 : Thành tựu và vai trò của văn hóa Phục Hưng

I. THÀNH TỰU
a, Thành tựu về văn học :

Trình độ học vấn nâng cao và phát minh in ấn đã giúp các tác phẩm văn học
được lưu truyền rộng rãi. Văn học đa dạng với 3 thể loại: thơ,  kịch, tiểu thuyết.

 Về thơ: các tác phẩm với nội dung cổ vũ cho sự thống nhất của
nước Ý ngày càng xuất hiện nhiều tiêu biểu ở thể loại này là Đantê
với hai tác phẩm lớn là Thần khúc và Cuộc đời mới. Ngoài ra, còn
có Petrarca đã phổ biến sonnette vào thơ và văn xuôi với các nội
dung ca ngợi tình yêu, lý tưởng cao đẹp trong các tác phẩm của
mình,
 Tiểu thuyết: Boccacio là một nhà văn Ý nổi tiếng với tập truyện
Mười ngày, F. Rabole với tác phẩm trào phúng tiêu biểu là Cuộc
đời không giá trị của Gargantua và Pantangruen, Carvantes với tác
phẩm Chàng Đôn kihôtê xứ Mantra,…
 Về kịch: thể loại này phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là ở Anh với
tác giả William Shakespeare có hơn 40 vở kịch như: Romeo và
Juliet, Hamlet, Macbeth,…

b, Thành tựu về nghệ thuật

Thành tựu văn hóa phục hưng tây âu về nghệ thuật phát triển đồng đều ở 3
mảng: hội họa, kiến trúc và điêu khắc

Về hội họa và điêu khắc: điểm khác biệt của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính
hiện thực cao, các tác giả thể hiện cá tính và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước.

Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác
phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang
đá. Từ thế kỷ XV, ông đã có ý tưởng thay mái chèo của thuyền bằng cánh quạt
đẩy nước, vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay, dù thoát hiểm,…

Danh họa và nhà điêu khắc Mikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý nổi tiếng
với bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật
và Cuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ Xixtin. Về điêu khắc
ông để lại nhiều bức tượng như pho tượng David, Người nô lệ bị trói,…

4
Bên cạnh đó, những thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng về nghệ thuật
còn có sự đóng góp của những nghệ sĩ khác như Giôtô (Giotto ), Bôtixeli
(Botticelli),…

Về kiến trúc: Kiến trúc ở giai đoạn này phản ánh sự phục hồi cổ điển. Các công
trình kiến trúc tiêu biểu là: Lâu đài Chambord ở Pháp, lâu đài Azay le Rideau,
bảo tàng Louvre, nóc vòm nhà thờ thánh Peter, nhà thờ thánh Phêrô ở Vantican,

c, Thành tựu về khoa học

 Về phương diện kỹ thuật, các thành tựu của phong trào văn hóa Phục
Hưng lịch sử 10 có thể kể đến như:

 Phát minh in ấn, chế tạo ra giấy => bình dân hóa việc học, thúc đẩy
văn hóa phát triển
 Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang
mà luyện được thép
 Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành
công nghiệp
 Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ
vào chủ nghĩa duy tâm
 Về khoa học tự nhiên, thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đem
lại nhiều bước tiến vượt bậc với sự đóng góp của nhiều nhà khoa học:

 Giáo sĩ người Ba Lan N. Côpecnic (1473 – 1543 ) với thuyết mặt


trời là trung tâm. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đưa ra kết luận:
Trái đất xoay quanh mặt trời – điều này trái ngược với thuyết trái
đất là trung tâm mà giáo hội đã công nhận hàng nghìn năm qua
 Giáo sĩ người Ý Gioocđanô Brunô (1548 – 1600) đã tích cực
hưởng ứng thuyết thuyết mặt trời là trung tâm của N. Côpecnic khi
giáo hội cấm lưu hành. Bên cạnh đó, ông phát triển thêm thuyết tư
tưởng này, ông cho rằng mặt trời là trung tâm của hệ thái dương
chứ không phải là trung tâm vũ trụ
 Một nhà thiên văn học người Ý  là Gallileo Gallilei (1564-1642 )
tiếp tục phát triển hai quan điểm trên. Ông đã chứng minh mặt
trăng có bề mặt gồ ghề chứ không nhẵn bóng, thiên hà được tạo
thành bởi vô số vì sao. Bên cạnh đó, ông còn giải thích hiện tượng

5
sao chổi và là cha đẻ của khoa học thực nghiệm với định luật rơi tự
do và dao động của con lắc.
 Nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ (1571-1630 ) đã chứng
minh rằng quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip chứ
không phải là hình tròn, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển
động càng tăng lên và ngược lại, càng xa Mặt trời thì vận tốc
chuyển động càng chậm lại.

II. VAI TRÒ


Với tư cách một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các
nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc
nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện
thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến
nhưng phổ cập
. - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn
của văn hoá châu Âu và văn hoá nhân loại.
4 : Vai trò của nô lệ đối với xã hội Hy Lạp La Mã cổ đại
Rõ ràng, hình thái chiếm hữu nô lệ với vai trò của nô lệ trong xã hội Hy Lạp-
La Mã cổ đại có một tầm quan trọng mà không ai có thể phủ nhận. Người nô lệ
ở thời kỳ này chính là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng đồng
thời cũng gây nên nhiều mâu thuẫn xã hội gay gắt mà phần thắng lúc nào cũng
nghiêng về phía chủ nô; nô lệ không có bất cứ quyền hành gì ngoài việc chỉ biết
phục tùng chủ nhân của mình. Điều này đã hình thành nên những xáo trộn trong
lòng xã hội của Hy-La nhưng không vì thế mà nó ngăn cản sự phát triển đi lên
của kinh tế cũng như sự giàu mạnh của quốc gia.
Nô lệ luôn luôn phải chịu sự nô dịch nặng nề của giới chủ nô dù muốn hay
không. Họ còn là những thành phần tham gia trực tiếp trong những cuộc chiến
tranh. Rồi sau những cuộc chiến đó, họ không chỉ không có được thành quả mà
có khi chính họ lại bị biến thành một “vật phẩm” để những kẻ thua cuộc cống
nạp cho kẻ dành chiến thắng. Vai trò của nô lệ vì vậy cũng trở nên “linh hoạt”
đối với xã hội Hy- La cổ đại.
Người nô lệ luôn bị coi như là “món hàng”, một thứ “công cụ biết nói” hay
thậm chí là một thứ “đồ vật” vô giá trị của chủ nô. Họ phải làm việc cật lực và
liên tục trong những môi trường độc hại. Vai trò của họ không được đề cao
nhưng chính họ lại là tầng lớp duy nhất trong xã hội làm ra của cải dồi dào. Chủ
nô nắm mọi quyền hành chính trị. Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do
6
hay quý tộc bầu ra và làm việc theo thời hạn, giải quyết mọi việc trong nước và
các cuộc chiến tranh. Chủ nô ở Hy Lạp-La Mã không bao giờ phải lao động
chân tay, mà chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật vì bản thân
họ coi lao động chân tay là công việc dành riêng cho nô lệ và mình không phải
là người phải làm những công việc thấp hèn ấy. Họ có một cuộc sống sung
sướng, nhàn hạ mà không phải lo về của cải, vật chất;  mọi thứ họ đều áp đặt lên
cho tầng lớp nô lệ; họ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng đưa sự nô dịch, sự bóc lột
sức lao động lên trên tầng lớp  nô lệ mà không cần phải suy nghĩ.

5 : Thành tựu và tác động của văn minh thế giới cận đại hiện đại

 Cận đại :

Về văn học: Những biến động của lịch sử thời cận đại đã được văn học
Châu Âu phản ánh một cách sinh động, đặc biệt là văn học Pháp. Sau thất
bại của Napôlêông và sự phục hồi tạm thời của các thế lực bảo hoàng, ở
Pháp đã xuất hiện một dòng văn học lãng mạn thể hiện sự nuối tiếc một thời
vàng son đã qua của giới quí tộc. Đại biểu cho trào lưu này là Satôbriăng
(Chateabriand - 1768-1848).

Víchto Huygô (Vitor Hugo - 1802-1885) là một nhà văn tiêu biểu cho trào
lưu lãng mạn tiến bộ. Ông thể hiện sự thông cảm với những người nghèo
khổ qua các tác phẩm Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Pari. Qua
các tác phẩm, Víchto Huygô thể hiện lòng khát khao muốn vươn tới một xã
hội tốt đẹp, công bằng và chan chứa tình nhân đạo.

Xã hội tư bản khắc nghiệt, tàn bạo cũng đã được phản ánh qua dòng văn
học hiện thực mà tiêu biểu là Bandăc (Honoré de Balzac - 1799-1850).
Những tác phẩm tiêu biểu của ông như Ơgiêni Granđê, Miếng da lừa...và
nhiều tác phẩm khác. Những tác phẩm đó của Bandắc đã đượctập hợp trong
bộ Tấn trò đời. Những tác phẩm như Đỏ và Đen của Xtăngđan (Stendhal -
1783-1842), Viên mỡ bò của Guy de Môpatsăng (Guy de Maupassant) cũng
phản ánh xã hội tư bản đầy bất công, tàn bạo. Văn học Nga thế kỉ XIX cũng
có những đóng góp quan trọng với các tác phẩm như Chiến tranh và hoà
bình của Liep Tônxtôi. Những nhà văn tên tuổi khác của nền văn học Nga
thế kỉ XIX phải kể tới là Tuôcghênhêep, Gôgôn, Đôxtôiepxki, Biêlixki...

7
Về nghệ thuật : Âm nhạc thời cận đại thế kỉ XVIII với sự đóng góp của
những nhạc sĩ lớn như Bách, Môza, thì đế thế kỉ XIX có sự đóng góp vĩ đại
của Bêtôven (Ludwig van Beethoven - Đức), Sôpanh ( Fréderic Chopin - Ba
Lan)...

Hội hoạ theo xu hướng lãng mạn thường đi tìm những phương trời xa lạ.
Danh hoạ Pháp Đơlacroa (Delacroix) thường vẽ những kị sĩ Arập, những
cuộc đi săn. Đến cuối thế kỉ XIX, danh hoạ người Tây Ban Nha là Goya đã
vẽ những cảnh tàn khốc trong cuộc chiến tranh chống Napôlêông.

Điêu khắc thế kỉ XIX không để lại nhiều tác phẩm như thời Phục hưng. Nhà
điêu khắc Pháp Bactônđi (Bartholdi) đã hoàn thành bức tượng Nữ thần tự do
để chính phủ Pháp gửi tặng nước Mĩ. ( Một phiên bản nhỏ, cao gấp 1,5 lần
người thật của bức tượng này cũng được đặt tại Hà Nội ở một công viên mà
người Hà Nội gọi là Vườn hoa Bà Đầm, tiếc rằng phiên bản này ngày nay
không còn nữa. Chúng ta chỉ còn thấy dấu vết qua đồng 50 cen tiền Đông
Dương xưa kia). Khải hoàn môn ở Pari và nhiều dinh thự ở Pari cũng còn
giữ lại được một số tác phẩm điêu khắc giá trị của thế kỉ XIX.

Kiến trúc Âu - Mĩ thế kỉ XIX rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hoá
rộng mở. Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm
nhập vào kiến trúc qua các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày. Một
nhà kiến trúc Mĩ là Lui Sulivan (Louis Sulivan) đã đưa vào các công trình
kiến trúc tư tưởng công năng. Theo ông, các công trình kiến trúc phải được
thiết kế phù hợp với chức năng của chúng. Chẳng hạn một ngân hàng hiện
đại không thể giống một đền đài tôn giáo, một thương xá không thể giống
một lâu đài trung cổ . Đặc biệt là kiến trúc hành chính thời kì này thể hiện
một phong cách rõ rệt mà tiêu biểu là toà nhà Quốc hội Mĩ (1793-1851) và
toà nhà Quốc hội Anh (1840-1865).

Thời cận đại, đặc biệt là giai đoạn thế kỉ XIX đã đánh dấu bước ngoặt căn
bản chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy. Loài người đã
chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Nền
văn minh công nghiệp đã tạo ra cách nhìn mới, kéo theo những biến đổi lớn
về chính trị, văn hoá, xã hội. Loài người bước vào một giai đoạn mới của
văn minh nhân loại.

– Trong chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ phát triển loạt vũ khí mới – vũ khí hạt nhân và
chỉ 2 tháng sau đã đem ra sử dụng. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên

8
tử, tiếp sau là vũ khí hạt nhân được chế tạo tại Anh, Pháp,Trung Quốc. Vũ khí hạt
nhân ra đời làm thay đổi quan điểm và phương thức tiến hành chiến tranh.

– Ra đa và vũ khí hạt nhân là thành quả phát triển vượt bậc của kỹ thuật quân sự
đươc các bên tham chiến nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong chiến tranh thế giới
lần thứ II.

– Vũ khí hạt nhân: phân thành 2 loại: Vũ khí phân hạch (bom nguyên tử); Vũ khí
nhiệt hạch (bom khinh khí).

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã không ngừng làm biến đổi lịch sử và văn
minh nhân loại, do đó con người khai thác nó để nâng cao hơn nửa cuộc sống của
mình. Song, dưới sự tác dộng của khoa học-kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học quân
sự, sự phát triển với các loại vũ khí hạt nhân đang là mối nguy cơ đe dọa cho cuộc
sống nhân loại.

 Hiện đại :
Thế kỷ XX, nhân loại có nhiều thành tựu quan trọng trong đó nổi bật nhất là
12 phát minh vĩ đại:

– Phát minh ra Máy bay: Năm 1903 anh em Rait tiến hành thành công chuyến
bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại trên thiết bị bay có gắn động cơ do họ sáng
chế. Năm 1930, một kỹ sư người Anh Ph. Watl đăng ký phát minh ra động cơ
phản lực. Chín năm sau, hãng Heinkel của Đức chế tạo thành công những chiếc
máy bay khổng lồ có thể chứa được tới 46 700 hành khách. Cải tiến máy bay
dân dụng siêu tốc Concorde và ý tưởng viển vông nhất là lắp cánh cho xe hơi.

– Phát minh Vô tuyến truyền hình: Năm 1923 Kỹ sư người Scotland, J. Berd
đăng ký phát minh ra chiếc máy có khả năng dệt hình ảnh nhận từ những tính
hiệu điện từ mà sau nầy chúng ta gọi là Máy vô tuyến truyền hình, Năm 1932
Hãng BBC của Anh bắt đầu phát các chuơng trình truyền hình thường kỳ. Ngày
nay sóng hình có thể đạt tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp , cáp
truyền hình hoặc là vệ tinh.

– Phát minh Phản ứng nhiệt hạch: Kỷ nguyên nguyên tử mở ra năm 1942 bởi
thành công của một nhóm nhà bác học Đại học Chicago trong việc nghiên cứu
sự phân chia nguyên tử, nguyên tố phóng xạ. Ba năm sau, quả bom nguyên tử
đầu tiên được thử nghiệm. Một tháng sau nữa, hai quả bom nguyên tử được ném
xuống Hirosima vàNgazaki. Trong thời gian chiến tranh lạnh, vũ khí nguyên tử
là cốt lõi của sức mạnh quân sự của hai siêu cường quốc Liên Xô và Mỹ. Ngày
nay năng lượng nguyên tử được sử dụng chủ yếu vào mục đích hoà bình.

9
– Máy tính: Chiếc máy tính điện cơ đầu tiên được sáng tạo ra năm 1943 để dò
mở mã khoá của bọn phát xít Đức, những phát minh tiếp theo làm cho hoạt
động của máy tính hoạt động nhanh hơn hàng vạn lần. Transitor (1947)
microprocessor (1970) làm tăng tốc độ tính toán đĩa cứng năm 1956 -Mo dem
năm (1980), con chuột năm 1983, làm tăng tốc độ nạp liệu, tương lai nhân loại
thuộc về máy tính. Những ý tưởng đang được thực hiện là máy tính tí hon có thể
đeo như đồng hồ tay và máy tính gắn vào tủ lạnh để nhắc nhở bà chủ là thức ăn
trong tủ đã hết, cần phải đến siêu thị ngay.

– Phát minh Peniciline: Thần dược của thế kỷ thế 20 được tạo ra năm 1928 bởi
nhà nghiên cứu người Scotland A .Fleming ông phát hiện ra một loại mốc tiêu
diệt các loài vi khuẩn xung quanh chúng. Mười năm sau một nhóm bác học
người Anh tìm ra phương pháp làm sạch chế phẩm từ loại mốc này, Năm 1943
những viên kháng sinh Pénicicline đầu tiên được ứng dụng rộng rãi trong y học
và cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng.

– Phát minh Thuốc tránh thai: BS người Mỹ G.Pincus sáng tạo ra những viên
thuốc này đầu tiên vào năm 1954. Phát minh của ông đã tạo ra một cuộc cách
mạng thực sự trong xã hội. Giờ đây người phụ nữ có thể hoàn toàn kiểm soát
được việc sinh nở của mình, tạo điều kiện cho họ chủ động trong công tác và
nâng cao vai trò xã hội của nữ giới.

– Phát minh AND: Ngày 28/2/1953 nhà bác học người Anh Cric tuyên bố “tôi
đã tìm ra bí mật của sự sống”. Ông cùng với nhà bác học người Mỹ J.Watson
vừa khám phá ra rằng, phân tử ADN mang trong mình những thông tin di
truyền. Việc phát hiện ra mã gen của người động vật và thực vật đã tạo ra những
thành công to lớn trong y học và Nông học, hình thành cả một bộ môn khoa học
mới đã trở thành mủi nhọn cho thế kỷ sau nhất là giờ đây, bản đồ gen người đã
được thiết lập.

– Phát minh LASER: Ý tưởng về Laser được Einstein đưa ra từ năm 1917
nhưng phải đến 40 năm sau mới được G.Guld – Đại học Columbia Mỹ -biến
thành hiện thực. Tiếp theo Guld đã lao vào cuộc chiến 30 năm dành bản quyền
phát minh của mình. Trong khi đó, Laser đã nhanh chóng được ứng dụng rộng
rãi từ việc hàn xì đến Y học, máy tính và Video.

– Phát minh Cấy ghép bộ phận cơ thể: Chuyện huyển tưởng ấy trở thành hiện
thực lần đầu tiên vào năm 1967 khi bác sĩ người Nam Phi C.Barnard cấy ghép
thành công trái tim của một người mới chết cho người khác. Sau đó Y học lần
lượt thành công trong việc ghép tay, tuỵ, da, buồng trứng, Giờ đây các bác sĩ
đang hy vọng ghép tế bào não để chữa bệnh đảng trí cho người già như đã thay
thế cho một số bộ phận của động vật cho người bệnh.

10
– Phát minh ra kỹ thuật Sinh con trong ống nghiệm: Cô bé đầu tiên được sinh ra
trong ống nghiệm là Liza Braun nay đã 25 tuổi. Thành công này của y học đã
mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình hiếm hoi và góp phần không nhỏ
trong việc giải phóng phụ nữ.

– Phát minh khám phá vũ trụ: Năm 1957, kỷ nguyên vũ trụ mở ra khi vệ tinh
nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng lên Quĩ đạo. Bốn năm sau, Gagarin
bay vào vũ trụ, Tám năm sau ba nhà nữ du hành Mỹ đổ bộ lên mặt trăng. Giờ
đây các vệ tinh được sử dụng rộng rải để chuyển tiếp điện thoại, truyền hình, dự
báo thời tiết, nghiên cứu khoa học và trinh sát.

– Phát minh Internet: Năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các dử
liệu thông tin được truyền tải giữa hai máy tính cách nhau hàng ngàn dặm. Hai
mươi năm sau thí nghiệm nầy của lầu năm gốc trở thành thành tựu văn hoá của
xã hội toàn thế giới. Hiện tại đang có hàng trăm triệu người sử dụng Internet,
đến năm 2003 con số này vượt 1 tỷ người. Đó là 12 phát minh khoa học lớn
nhất thế kỷ 20.

( thiếu)

Câu 6 : Đặc điểm và thành tựu nổi bật của các nền văn minh : Ai Cập,
Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã.

11

You might also like