You are on page 1of 4

CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA

Kể từ năm 1976 tới nay, Chính phủ Mỹ từng "đóng cửa" hơn 12 lần trong quá khứ với lần lâu
nhất kéo dài 21 ngày dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Cụ thể như sau:
1. Thời Tổng thống Gerald Ford
Lần đầu tiên Chính phủ Mỹ phải đóng cửa là dưới thời Tổng thống Gerald Ford trong 10 ngày
từ 30/9/1976 đến 11/10/1976.
2. Thời Tổng thống Jimmy Carter
Dưới thời ông Jimmy Carter Chính phủ Mỹ đóng cửa tới 5 lần do nhiều nguyên nhân khác nhau
từ năm 1977 - 1979. Đỉnh điểm là vào năm 1978, Chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa trong 18
ngày từ 30.9.1978 đến 18.10.1978, khi Quốc hội Mỹ không thông qua khoản chi ngân sách mới
được cho là quá vô lý do Tổng thống Carter đề xuất.
3. Thời Tổng thống Ronald Reagan
Nói đến đóng cửa Chính phủ, không thể không nhắc tới Tổng thống Ronald Reagan bởi chính
phủ Mỹ trong thời gian ông tại nhiệm đã phải đóng cửa tới 8 lần, từ năm 1981 - 1987. Đây cũng
là kỷ lục chưa vị tổng thống nào xô đổ. Mặc dù vậy, những lần Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động
dưới thời ông Reagan đều kéo dài không quá 3 ngày nên được đánh giá là không quá nghiêm
trọng và không gây ra tác động quá lớn.
4. Thời Tổng thống George H.W. Bush và Bill Clinton
Tới thời Tổng thống George H.W. Bush (Bush cha), Chính phủ Mỹ chỉ đóng cửa 1 lần vào năm
1990. 5 năm sau, kịch bản này lặp lại sau khi người kế nhiệm ông Bill Clinton phủ quyết một
nghị quyết tăng phí bảo hiểm Medicare.
Hơn 2 tháng sau đó, Chính phủ Mỹ tiếp tục ngừng hoạt động, nhưng tình trạng này kéo dài tới
21 ngày, trở thành lần đóng cửa dài nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử, kéo dài từ tháng
12.1995 đến tháng 1.1996.
Và đây cũng là lần đầu tiên QH Mỹ đề cập tới vấn đề thâm hụt ngân sách trong chi tiêu công ở
Mỹ, cũng như khởi đầu cho những mâu thuẫn giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong các
gói ngân sách chi tiêu cho Chính phủ Mỹ hàng năm.Tổng thống George W. Bush (Bush con) là
ông chủ Nhà Trắng duy nhất không phải chứng kiến cảnh chính phủ đóng cửa trong suốt nhiệm
kỳ của mình.

5. Thời Tổng thống Barack Obama


Dưới thời Tổng thống Obama, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa do Hạ viện nước này không thông
qua ngân sách cho một năm tài khóa mới vào tháng 10.2013, lần đóng cửa này kéo dài trong 16
ngày, được đánh giá là lần đóng cửa nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên nước Mỹ thực sự “hết tiền” khi 800.000 nhân viên chính phủ buộc phải
nghỉ làm tạm thời và 1,3 triệu người khác buộc phải tiếp tục làm việc mà không xác định được
thời hạn thanh toán lương và trần nợ công của nước Mỹ lên mức đỉnh điểm 16.700 tỷ USD.
6. Thời Tổng thống Donald Trump
Trước lần ngừng hoạt động vào 0 giờ ngày 22/12 năm ngoái, Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng
thống Trump từng phải đóng cửa 2 lần liên tiếp chỉ trong 3 tuần. Trong đó, lần gần nhất là đêm
19.1.2018, Chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa sau khi Thượng viện không đạt được một thỏa
thuận để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời với số phiếu cần thiết. Tổng thống Trump đã phải
hủy bỏ chuyến đi Florida cuối tuần dự lễ kỷ niệm một năm cầm quyền để thương lượng với lãnh
đạo phe Dân chủ thiểu số tại Thượng viện. Tuy nhiên, cuộc thương lượng bất thành do bất đồng
về vấn đề nhập cư.
I-Vậy “ ĐÓNG CỬA CHÍNH PHỦ” là gì?
“Đóng cửa chính phủ” là gì?
Chính phủ liên bang đóng cửa khi luật chi tiêu hết hạn còn Quốc hội và Tổng thống không thể
thống nhất dự luật chi tiêu tạm thời. Kết quả là không có ngân sách, Chính phủ liên bang ngừng
hoạt động. Hiểu nôm na là phía Quốc hội không cấp thêm tiền thì chính phủ không trả lương
cho viên chức và chi trả các chi phí vận hành được.
II-Nguyên nhân phải khiến Chính Phủ Mỹ phải đóng cửa là gì?
Nói một cách đơn giản do chính phủ hết tiền nên đóng cửa, nghĩa là việc chính phủ liên bang
phải tạm đóng cửa vì hết tiền do không được Quốc hội lưỡng viện thông qua ngân sách hoạt
động mới. Nhìn chung, “đóng cửa chính phủ” là biện pháp các chính quyền liên bang cũng như
tiểu bang và chính quyền địa phương thuộc ngành hành pháp Mỹ thường sử dụng, để đối phó
với các cơ quan có quyền chuẩn chi ngân sách chi tiêu hàng năm (Quốc hội, hội đồng thành
phố…) đã không đáp ứng những yêu cầu chi tiêu tài chính của họ đề ra.
III- Chuyện gì sẽ xảy ra khi Chính phủ Mỹ đóng cửa?

1. Về vấn đề việc làm.

Ai làm việc, ai nghĩ khi chính phủ Mỹ đóng cửa?

 Trong lần đóng cửa năm 2013, có tới 850.000 nhân viên nghỉ phép mỗi ngày,
chiếm 40% lực lượng lao động liên bang (không tính quân nhân tại ngũ và nhân
viên Sở Bưu chính Mỹ). Khoảng 6,6 triệu ngày công đã bị mất năm 2013 do chính
phủ đóng cửa. Tình trạng phải nghỉ phép ảnh hưởng tới nhân viên hầu hết các cơ
quan Chính phủ. Hướng dẫn của Bộ trưởng Civilletti năm xưa vẫn được áp dụng,
tức là những nhân viên làm các công việc liên quan tới an ninh công cộng và bảo
vệ tài sản tiếp tục làm việc.Ai làm, ai nghĩ sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc và do
lãnh đạo cấp cao hoặc cố vấn pháp lý tại từng cơ quan quyết định. Những người
làm việc theo hợp đồng với Chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những nhân
viên buộc phải nghỉ phép không được đi làm trong thời gian Chính phủ đóng cửa
cho dù có muốn.
2. Hoạt động của Nhà trắng?

Hơn một nửa nhân viên sẽ phải nghỉ việc và Tổng thống sẽ được hỗ trợ đủ để thực
hiện nhiệm vụ theo hiến pháp. 
3. Quân đội Mỹ sẽ như thế nào?
Quân nhân tại ngũ luôn được yêu cầu làm việc trong các lần Chính phủ đóng cửa. Binh sĩ
không được rời vị trí làm việc, tàu hải quân không được về cảng. Nhiều nhân viên dân sự ở
Bộ Quốc phòng vẫn được lệnh làm việc trong thời gian đóng cửa. Các nhân viên dân sự mà giữ
những vị trí không cấp thiết sẽ ngừng làm việc. Năm 2013, Chính phủ cho nghỉ phép một nửa
nhân viên dân sự, tức 400.000 người.
4. Người dân Mỹ sẽ như thế nào?
Trong khi đóng cửa, một số chức năng của Chính phủ có thể vẫn tiếp tục nhờ Quốc hội đã
thông qua một dự luật chi tiêu cho một cơ quan nào đó hoặc nhờ cơ quan đó không phụ
thuộc vào ngân sách do Quốc hội phân bổ, hoặc nhờ cơ quan đó cần thiết cho tính mạng và
tài sản.
Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động bị ngừng lại và sẽ ảnh hưởng tới nhiều người Mỹ có việc cần
tới các cơ quan Chính phủ:
- Bệnh nhân mới không được tiếp nhận vào bộ phận nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y tế Quốc
gia, đường dây nóng trả lời về bệnh dịch ngừng hoạt động.
- Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh ngừng theo dõi dịch bệnh.
- Ngừng tuyển dụng, kiểm tra quan chức thực thi pháp luật liên bang.
- Các khu vực của Cơ quan Công viên quốc gia, bảo tàng và tượng đài quốc gia đóng cửa.
- Dịch vụ cấp hộ chiếu visa ngừng.
- Kiểm dịch thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và an toàn nơi làm việc không được tiến hành.
- Cơ quan Thuế ngừng xác minh thu nhập và số an sinh xã hội trong năm 2014, khiến 1,2
triệu yêu cầu xác minh bị ứ lại, làm chậm các khoản cho vay và thế chấp.
 Theo các nhà kinh tế, đóng cửa Chính phủ lãng phí rất nhiều tiền thuế của dân, làm
gián đoạn hoạt động Chính phủ và cho thấy một sự quản lý tồi.
Theo báo cáo chi tiết nhất về lần đóng cửa năm 2013, tiền bồi thường cho nhân viên phải
nghỉ phép là 2,5 tỷ USD; số việc mới trong lĩnh vực tư giảm 120.000 trong nửa đầu
tháng 10; mất 500 triệu USD từ du khách do đóng cửa các công viên quốc gia; doanh
thu các công viên quốc gia và Viện Smithsonian mất 11 triệu USD; trả tiền lãi lên tới
hàng tỷ USD cho các bên thứ ba; tốn kém nguồn lực chi cho các hoạt động trực chiến
hoặc duy trì trạng thái nhàn rỗi… Ông Mark Zandi, nhà kinh tế bộ phận phân tích của
hãng Moody cho biết lần đóng cửa Chính phủ năm 2013 khiến tăng trưởng GDP quý 4
của Mỹ giảm 0,5 điểm phần trăm, tức 20 tỷ USD. Hãng Standard & Poor’s còn ước tính
kinh tế thiệt hại tới 24 tỷ USD.
 Tóm lại, đóng cửa Chính phủ sẽ tốn kém hơn là số tiền bỏ ra để duy trì Chính phủ
hoạt động.
IV-Chúng đã được giải quyết như thế nào?
Mỗi lần chính phủ đóng cửa đều gắn liền với một tình huống chính trị nhất định.
Hiện nay, ngay trước Giáng sinh, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đóng cửa chính
phủ như là một cách phản đối việc Hạ viện và Thượng viện không thể thống nhất đồng ý cấp
ngân sách xây dựng bức tường ngăn cách Hoa Kỳ và Mexico (hơn 5 tỷ đô-la Mỹ). Bức tường
này được cho là nhằm giảm thiểu tình trạng di dân trái phép từ Mexico và là một trong những
lời hứa tranh cử chủ chốt của ông này vào năm 2016.
Khi chính phủ đóng cửa, các bên sẽ phải cân nhắc, xem xét lợi ích chung và đàm phán thỏa
hiệp. Thật ra đây đã là lần thứ ba trong năm 2018 mà chính quyền Tổng thống Trump đóng cửa.
Lần đầu tiên là vào tháng 1, chính phủ đóng cửa hết ba ngày, chủ yếu để các bên tranh luận về
ngân sách cho chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals (DACA) – vốn dùng để hỗ
trợ trẻ em bị đưa một cách bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Lần thứ hai vào tháng Hai, việc
đóng cửa chỉ diễn ra trong đúng một ngày, do tranh luận liên quan đến việc tăng ngân sách cho
hoạt động quân sự, cứu nạn thiên tai nhưng lại không bao gồm chương trình DACA.
Vào lần chính phủ đóng cửa năm 2013 kéo dài 16 ngày, với dự luật Chăm sóc Y tế Toàn dân
(Obamacare) là tâm điểm do nhiều thành viên đảng Cộng hòa không vừa lòng với dự thảo đạo
luật. Kết quả là một số chỉnh sửa được ghi nhận trong đạo luật.
Lần đóng cửa dài nhất lịch sử Hoa Kỳ là 21 ngày, từ 16/12/1995 tới 6/1/1996. Nguyên do của nó
không có gì quá đặc biệt. Trong dự thảo chính sách liên quan đến xây dựng mục tiêu ổn định
ngân sách 7 năm của Tổng thống khi đó là Bill Clinton, ông sử dụng dự báo tài chính rất lạc
quan do một cơ quan hành pháp soạn thảo (Office of Management and Budget Forecasts). Các
thành viên đảng Cộng hòa ở cả hai viện thì lại muốn Clinton sử dụng dự báo của một cơ quan
thuộc Quốc hội là Congressional Budget Office’s Economic Forecasts (CBO) để đảm bảo tính
khách quan. Đến cuối cùng, cả hai bên nhượng bộ, Quốc hội thì không quá khắt khe với dự thảo,
còn Bill Clinton thì chấp thuận tham vấn và sử dụng báo cáo từ cơ quan CBO của Quốc hội.
 Nhìn chung, việc chính phủ đóng cửa là điều gì đó kinh khủng, thể hiện sự bế tắc
chính trị, sự lộn xộn trong tổ chức nhà nước Hoa Kỳ như một số chính khách Việt
Nam mô tả.

You might also like