You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021


(Phần dành cho sinh viên)

Bài thi học phần: Triết học Mác-Lênin Số báo danh: 103
Mã số đề thi: 9 Lớp học phần: 2127MLNP0221
Ngày thi: 27/5/2021 Số trang: 5

GV chấm thi 1:
Câu 1: ... điểm Câu 2: ... điểm
GV chấm thi 2:
Câu 1: ... điểm Câu 2: ... điểm
Điểm kết luận:
Câu 1: ... điểm Câu 2: ... điểm
MÃ ĐỀ THI: 9
Câu 1 (5 điểm):
Dựa vào quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất để dự báo nhu cầu
trong nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ của khách hàng trong tương lai (chọn một ngành
hàng hoặc một lĩnh vực dịch vụ).
Câu 2 (5 điểm):
Từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, anh/chị hãy phân tích và làm rõ luận điểm của
C. Mác: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử -
tự nhiên”
(C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 21).
Sự vận dụng lý luận này vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 1:
1. Quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động, phát triển của sự vật.

1.1. Các phạm trù cơ bản

1.1.1. Phạm trù chất.


Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện
tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là


1083°C, nhiệt độ sôi là 2880°C … Đó là chất riêng, phân biệt nó với các kim loại khác.
1.1.2. Phạm trù lượng.
“Lượng” là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ... của các quá trình vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có
chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân v..v
1.2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
1.2.1. Tính thống nhất giữa chất và lượng
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất của hai mặt chất và lượng,
chúng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi. Trong khoảng giới hạn nhất
định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật đang còn là chính nó
gọi là “độ”. 1.2.2. Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn để sự thay
đổi về chất
Sự thay đổi về lượng đến một thời điểm nhất định thì tạo ra sự thay đổi về chất ,
gọi là “điểm nút”. Ví dụ: 0°C, 100°C là điểm nút, tại những điểm nút đó nước từ thể lỏng
chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về Chất).
Sự vật tích lũy đủ về lượng tạo “điểm nút” sẽ tạo ra “bước nhảy”. “Bước nhảy” là
sự kết thúc một giai đoạn phát triển, đồng thời lại mở đầu cho giai đoạn phát triển mới
tiếp theo nó là sự gián đoạn trong quá trình phát triển liên tục của sự vật, cứ như vậy cái
mới ra đời thay cái cũ. Ví dụ: Cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy.
Chất mới ra đời có thể tác động trở lại lượng của sự vật, có thể làm thay đổi quy
mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu vận động của sự vật.
1.2. Nội dung quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng.
Sự thay đổi dần dần của lượng đến điểm nút dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước
nhảy. Chất mới ra đời lại tác động đến lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành
phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên xã hội và tư
duy. 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Thứ nhất, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có
biến đổi về chất không được nôn nóng, cũng không được bảo thủ.
- Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách
quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng vì vậy tránh chủ quan nóng vội đốt cháy giai
đoạn hoặc bảo thủ, thụ động.
- Thứ ba, phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy;
trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan.
- Thứ tư, phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật,
hiện tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp.
2. Dựa vào quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất để dự báo
nhu cầu trong nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ của khách hàng trong tương lai.

Ngành Bán lẻ là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng liên tục và ấn tượng
trong nhiều năm qua ở Việt Nam. Từ quy lượng đổi-chất đổi, ta có thể dự báo nhu cầu
trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng của ngành Bán lẻ trong tương lai.

Ngày trước, xã hội chỉ tồn tại hình thức bán lẻ truyền thống là phương thức bán lẻ
trong đó chủ yếu bán hàng thủ công, trực tiếp gồm: chợ, các cửa hàng bán lẻ và buôn bán
hàng rong,… Tuy nhiên, hình thức này có nhiều mặt hạn chế về không gian, thời gian, sự
thuận tiện, giá cả,... Người tiêu dùng đã tích lũy lượng kiến thức về dịch vụ bán lẻ và
những thiếu sót trên qua việc mua hàng, qua chia sẻ của khách hàng khác, qua báo chí,
truyền thông,... Đó là sự tích lũy về Lượng. Khi đã tích đủ Lượng cần thiết, người tiêu
dùng sẽ chuyển sang một mức nhu cầu cao hơn về hình thức của ngành bán lẻ. Họ hướng
đến một hình thức bán lẻ hiện đại và tiện dụng hơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
công nghệ 4.0, bán lẻ trực tuyến đã ra đời và được ưu chuộng hơn hẳn so với bán lẻ
truyền thống. Các trang bán lẻ Tiki, Lazada, Sendo, A đây rồi, Foody, … trở nên phổ
biến. Như vậy, quá trình trải nghiệm, tích lũy kiến thức là độ, những lần mua sắm trực
tiếp là điểm nút và việc khách hàng chuyển sang một mức yêu cầu cao hơn là bước nhảy.

Sau khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành
và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong nhu cầu của mỗi khách hàng, họ
yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, sự giao hàng nhanh chóng, uy tín của các giao
dịch điện tử,... Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng mới lại bắt đầu, quá trình này
khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở hình thức bán lẻ truyền thống. Bởi đó không
đơn thuần là việc đến tận nơi mua, kiểm tra chất lượng và trải nghiệm dịch vụ bán hàng
mà còn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những nhận xét của
người từng mua hàng, sự tư vấn của người bán hàng còn là những kiến thức chủ quan bản
thân tự trải nghiệm, tự đánh giá sản phẩm qua hình ảnh, video.

Trong tương lai, khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, trong nhu cầu của khách
hàng sẽ thực hiện một bước nhảy mới. Dự báo rằng, họ sẽ có nhu cầu cao hơn cho hình
thức bán lẻ trực tuyến nhưng phải là những trang web, ứng dụng uy tín, có dịch vụ chăm
sóc khách hàng tốt, giá cả lại hợp lí như Shopee, Lazada, ... Đặc biệt, khách hàng trẻ thích
trải nghiệm đối với những sản phẩm mới, thương hiệu mới. Họ sẵn sàng thay đổi thói
quen sử dụng sản phẩm quen thuộc, thay vào đó là những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn,
có tính sáng tạo hơn và thú vị hơn. Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có
khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến. Và con số này sẽ tiếp tục tăng
do nhu cầu tiêu dùng tăng, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh. Có thể
thấy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không
ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng
đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.

Câu 2:

 Phân tích luận điểm của C. Mác: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh
tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.

“Hình thái kinh tế-xã hội” (KT-XH): là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho
xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.

Luận điểm của C. Mác đã khẳng định:

• Sự phát triển của các hình thái KT-XH cũng giống như sự phát triển của tự nhiên
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người làm ra lịch sử
của mình, nhưng không phải con người làm ra lịch sử một cách tuỳ ý mà lịch sử
phụ thuộc vào toàn bộ sự phát triển đã qua của sinh hoạt vật chất của xã hội.
• Các hình thái KT-XH vận động, phát triển và thay thế lẫn nhau do tác động của các
quy luật khách quan của xã hội: quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng, ... Vì thế, hình thái KT-XH có khuynh hướng phát triển như
một quy luật tự nhiên, nó vận động, phát triển từ thấp đến cao.
• Sự phát triển của các hình thái KT-XH ngoài tuân theo các quy luật chung còn bị
chi phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc tạo nên sự khác biệt,
phong phú, đa dạng, phát triển không đồng đều...Ví dụ: Việt Nam phát triển từ hình
thái KT-XH Phong kiến lên Cộng sản chủ nghĩa, bỏ qua Tư bản chủ nghĩa.

Đây là luận điểm khái quát quan trọng của C. Mác, phản bác quan điểm duy tâm về lịch
sử, khẳng định lập trường duy vật triệt để về sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.

 Vận dụng lý luận này vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là đường đi tất yếu của
lịch sử nhân loại”. Người nhận thức rõ bản chất xấu xa của tư bản, nên quá độ lên CNXH
ở nước ta bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Mặc dù CNXH bị khủng hoảng và sụp đổ,
nhưng đó là sụp đổ của mô hình CNXH tập trung quan liêu, bao cấp, chứ không phải
CNXH với tính cách là một xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Xây dựng CNXH bỏ qua
chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp
rất khó khăn và phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, Đảng ta kết hợp giữa phát triển lực lượng sản
xuất với xây dựng quan hệ sản xuất: "Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN". Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh
nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định,
kết quả của quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng hoá các hình thức sở hữu.
Quyết định này vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, vừa phù hợp với yêu
cầu phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, và yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế.

Đảng nhận định: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là nhiệm vụ trung
tâm. Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ
công là chủ yếu, cái thiếu thốn nhất của chúng ta là chưa có nền công nghiệp. Hiện nay,
đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2021 về cơ bản trở
thành một nước công nghiệp. Đây cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định chống lại nguy cơ
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, gắn liền với phát triển kinh tế, CNH,
HĐH đất nước phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì
dân; nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Cùng với phát triển kinh tế, chính trị, Đảng cũng chú trọng phát triển văn hoá, xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng và dân chủ trong
đời sống xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài, bởi “Muốn xây dựng CNXH phải có con người xã hội chủ nghĩa” -
“Những con người vừa hồng vừa chuyên” (Hồ Chí Minh).

Như vậy, học thuyết hình thái kinh tế-xã hội và lý luận của C. Mác là động lực để
xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đó là hệ thống tư tưởng khoa học, khách quan, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt sự phát triển của nước ta sau này.

---Hết---

You might also like