You are on page 1of 2

STT: 19 Họ và tên: Nguyễn Thu Hà

Câu hỏi: Vận dụng lý luận về sản xuất hàng hóa của C. Mác để giải thích vì sao Việt Nam phải phát
triển nền kinh tế hàng hóa? Từ đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay.
Bài làm:
 Lý luận về sản xuất hàng hóa của C. Mác:
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng để chỉ về
kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
việc trao đổi, mua bán trên thị trường.
Nói cách khác, toàn bộ quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng; các câu hỏi sản xuất cái gì,
như thế nào, và cho ai đều thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. Sản xuất hàng
hóa là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự cấp ở thời kì đầu của lịch sử loài người.
Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất hàng hóa
là sản xuất ra sản phẩm để bán, trao đổi trên thị trường.
 Việt Nam phải phát triển nền kinh tế hàng hóa vì:
Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự cung tự
cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên chuyển dần sang nền kinh tế
hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất. Khi kinh tế hàng hoá phát triển tới một mức nào đó cao hơn
nó sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trường được Đảng ta xây
dựng và phát triển là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là mô hình kinh tế thị
trường chưa hề có trong tiền lệ. Trải qua quá trình đổi mới, kể từ Đại hội VI đến Đại hội XIII, tư duy,
nhận thức về mô hình kinh tế này của Đảng ta ngày càng sáng rõ, hoàn thiện và phát triển. Sự phát
triển kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện cho sự ra
đời của sản xuất lớn mang tính xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh
doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu
phát triển của đất nước.
Mặt khác phát triển nền kinh tế thị trường sẽ giúp chúng ta giải phóng sức sản xuất, động viên mọi
nguồn lực trong và ngoài nước để thực công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời
sống của nhân dân. Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp tích cực cải tiến trang thiết bị để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Qua đó nhằm cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm, và năng suất lao động. Và với một
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta mới đi đến mục tiêu không còn áp bức
bóc lột, xã hội dân chủ công bằng văn minh, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhằm
xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng sánh vai với các cường quốc năm châu
và thực hiện ước muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể nhân dân ta.
* Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay:
Thứ nhất, không ngừng nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải
thấy rõ, kinh tế thị trường là thành quả phát triển hàng nghìn năm của nhân loại và đạt được tốc độ
phát triển đột biến khi chuyển sang nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghiệp cơ khí sản xuất hàng
loạt. Chỉ có phát triển kinh tế thị trường ở trình độ cao, mới có thể hoàn thành quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa với một cơ cấu kinh tế chuyên môn hóa sâu dựa trên lợi thế cạnh tranh. Sự nỗ lực đó
chính là nhằm tăng năng suất lao động và chuyên môn hóa sản xuất là con đường tất yếu khách quan.
Vấn đề là phải tìm được các ngành có lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, không ngừng tạo ra các quy chế đảm bảo tính tổ chức và văn minh của các giao dịch trên thị
trường, nhất là về phương diện giảm thiểu chi phí và rủi ro cho các chủ thể kinh tế, trong đó chú ý tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm, kỷ luật hợp đồng và thanh toán không
dùng tiền mặt… Từng bước phát triển các phương thức giao dịch phái sinh và hỗ trợ (giao dịch tương
tác, bảo hiểm…).
Thứ ba, giảm thiểu can thiệp của Nhà nước vào giá cả để tăng cường điều tiết thông qua các công cụ
thị trường như doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác; Nhà
nước sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế để điều tiết phân bổ nguồn lực và phân
phối của cải xã hội...
Thứ tư, tìm kiếm các mô hình kinh tế tập thể hấp dẫn hộ gia đình. Trong khi chưa thể có kết luận rõ
ràng về chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất thì các doanh nghiệp nhà nước hiện tại cần thực hiện
theo ba hướng:
1) Nếu là doanh nghiệp nhà nước sản xuất hàng hóa công cộng thì hoặc quản lý nó như một đơn vị sự
nghiệp, hoặc cho đấu thầu đơn hàng sản xuất theo gói hỗ trợ của Nhà nước.
2) Các doanh nghiệp còn lại phải định hướng theo tiêu chí hiệu quả kinh tế cá biệt trong so sánh và
cạnh tranh bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác cùng ngành. Có thể cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước phù hợp; hoặc có thể cho giải thể, phá sản doanh nghiệp quá yếu kém đi đôi với xem
xét trách nhiệm của cá nhân cán bộ quản lý.
3) Thiết lập cơ chế kiểm soát tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp theo một cách chặt chẽ, phù hợp
với thực tiễn.
Thứ năm, kiên quyết cải cách hành chính để có các cơ quan quản lý nhà nước trong sạch, thủ tục quản
lý đơn giản, dễ tiếp cận, công khai, đề cao trách nhiệm phục vụ và giải trình của công chức. Trọng trách
của Đảng là phải lãnh đạo thành công công cuộc cải cách này và phải thu hút, đào tạo được các công
chức trong sạch, tài năng, thích hợp với chức trách được giao. Tạo cơ chế để nhân dân tăng cường giám
sát đảng viên, công chức (tổ chức các kênh thông tin cung cấp bằng chứng sai trái của công chức, tổ
chức bảo vệ có hiệu quả nhân chứng, tăng cường trách nhiệm phản biện của công luận, nhất là báo chí,
truyền thông,…).
Thứ sáu, tăng cường vị thế của đất nước trên thị trường thế giới bằng chính sách đối ngoại mềm dẻo,
bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia, dân tộc.
Những vấn đề còn lại, như xây dựng kết cấu hạ tầng; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề; nâng
cao nhận thức lý luận của Đảng; nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng; kiện toàn luật
pháp và bộ máy quản lý nhà nước; hoàn thiện hệ thống chính sách… là những vấn đề lâu dài, cần thiết
kế những bước đi ngắn hạn tích cực, nhưng biết lựa chọn mục tiêu đầu tư để đạt hiệu quả dài hạn lớn
nhất. Không thể nóng vội làm một lần là xong.
Ngoài ra, nhà nước ta phải đặt ra và đảm bảo sự tuân thủ các quy chế phòng ngừa gian lận, nhất là gian
lận trên thị trường tài chính, để duy trì cạnh tranh công bằng, để bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường sống chung, bảo vệ lợi ích quốc gia…

You might also like