You are on page 1of 3

Nhóm 2: Phân tích sự vận dụng và phát triển những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã

hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Liên hệ với thực tiễn

I) ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


II)Điều kiện kinh tế
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất là điều kiện cho sự ra
đời của chủ nghĩa xã hội

III) Điều kiện chính trị - xã hội


- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại với giai cấp tư sản lỗi thời xuất hiện
ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ rét thúc đẩy cuộc
cách mạng vô sản nổ ra.
- Sự trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân
dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.

IV) Các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân,
đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ sáu, Chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có
quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

V)Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển những đặc trưng
bản chất của chủ nghĩa xã hội
- Xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại về quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, phát triển toàn diện
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau
cùng tiến bộ;
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

VI) Liên hệ thực tiễn


- Ngày nay, nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”
- Việt Nam hiện nay, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp
quốc
Hiện nay có các hình thức xã hội hóa dịch vụ công như sau:
Tư nhân hóa một số dịch vụ công
Chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho một số tổ chức ngoài nhà
nước
- Nhà nước ủy quyền cho các tổ chức xã hội hay các công ty tư nhân
Ngày nay, dân tộc ta vẫn:
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
- Đoàn kết, đồng lòng tạo nên một đất nước vững mạnh
- Chung tay giúp đỡ miền Trung khi lũ lụt khó khăn
- Cùng nhau chống đại dịch covid-19
- Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào
- Lưu truyền những truyền thống và phong tục, tập quán, món ăn và kiểu trang
phục dân tộc độc đáo
- Tích cực tìm hiểu và lưu giữ về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
- Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh
tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ
lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất
khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Chủ nghĩa xã hội có mấy đặc trưng cơ bản?
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
2. Chọn từ điền vào chỗ trống: “Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ……”
a. Thứ yếu
b. Cơ yếu
c. Chủ yếu
d. Thiết yếu
3. “Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất……, đại biểu cho lợi ích,
quyền lực và ý chí của nhân dân lao động..”
a. Giai cấp công nhân
b. Giai cấp nông dân
c. Giai cấp thống trị
d. Giai cấp bị trị
--- Hết ---

You might also like