You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2021 -2022

Môn Địa lí
Câu 1:
a. Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á.
- Số dân: 672 triệu người (2020) => Là khu vực đông dân của châu Á và thế giới.
- Mật độ dân số 155 người/km2 (2020) bằng mức TB của châu Á và cao hơn TB của thế giới..
- Tỉ lệ gia tăng dân số : 1,5% cao hơn mức TB của châu Á và thế giới
- Có 11 quốc gia với nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều:
+ Tập trung đông ở các đồng bằng và ven biển.
+ Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
b. Trình bày đặc điểm kinh tế khu vực Đông Nam Á.
- Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa:
+ Phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Tỉ trọng nông nghiệp có xu hướng
giảm, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia.
- Nông nghiệp: Trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới.
- Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí , chế tạo máy, hóa chất…
- Sự phân bố các ngành sản xuất chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven biển.
c. Sự ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
- Sự ra đời:
+ Thành lập: 8/8/1967, tại Băng Cốc, Thái Lan.
+ Ban đầu có 5 thành viên: Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Mã-lai-xi-a.
+ 5 nước: Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Cam-pu-chia lần lượt gia nhập hiệp hội.
+ Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995.
+ Hiện nay có 10 quốc gia thành viên.
- Mục tiêu chung: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và cùng nhau phát triển KT-XH.
- Nguyên tắc hoạt động: tự nguyện, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Câu 2:
a.Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Núi nước ta có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
b. Nêu đặc điểm đồng bằng duyên hải Trung Bộ:
- S = 15.000km2
- Là một dải đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển. Đất đai kém phì nhiêu.
- Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ như ĐB Thanh- Nghệ- Tĩnh, ĐB Bình- Trị Thiên, ĐB Nam-
Ngãi- Định…
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá, giữa là
vùng trũng, thấp, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
- Rộng nhất là đb Thanh Hóa: 3.100km2
Câu 3: a. Trình bày đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
- Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa
- Khí hậu nước ta diễn biến phức tạp và phân hoá đa dạng theo mùa, theo không gian.
1
b. Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu việt Nam.
Tính chất Biểu hiện Nguyên nhân
Nhiệt đới - Quanh năm được cung cấp một nguồn nhiệt năng to - VN nằm hoàn toàn trong vòng
lớn. Bình quân: 1 triệu kilo calo/1m2 lãnh thổ, nhiệt đai nội chí tuyến Bán cầu
- Cân bằng bực xạ luôn dương. Bắc, hằng năm ở bất kỳ nơi nào
- Số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ/năm. trên lãnh thổ cũng có 2 lần mặt
- Nhiệt độ TB năm >21 C, tăng dần từ Bắc -> Nam
0
lên thiên đỉnh.
Gió mùa Khí hậu chia làm 2mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa Việt Nam nằm ở:
gió: - Rìa phía Đông của bán đảo
- Gió mùa mùa đông: Đông Dương vừa gắn liền với
+ Từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. lục địa, vừa tiếp giáp với biển
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB. Tính chất: lạnh, khô Đông rộng lớn, trong khu vực
- Gió mùa mùa hạ: + Từ t5 – t10 hoạt động của gió mùa châu Á.
+ Chịu ảnh hưởng của gió TN, ĐN. Tính chất: nóng ẩm
Ẩm - Lượng mưa TB năm lớn từ 1500 -> 2000mm/năm. - Giáp biển, các khối khí di
- Độ ẩm không khí trung bình trên 80%, cân bằng ẩm chuyển qua biển mang lại cho
luôn dương. nước ta 1 lượng ẩm dồi dào
- Một số nơi đón gió có lượng mưa khá lớn TB trên - Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình
2000mm/năm như Bắc Quang (Hà Giang) 4802 mm, thấp dần từ nội địa ra biển làm
Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) 3552 mm, Huế 2867mm, cho ảnh hưởng của biển dễ dàng
Hòn Ba (Quảng Nam) 3752 mm. xâm nhập vào sâu trong đất liền.
Câu 4:
a.Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. HS tự làm.
b. Giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
* Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng chủ yếu là
sông nhỏ, ngắn, dốc
- Lượng mưa lớn tập trung theo mùa trên một miền địa hình chủ yếu là đồi núi, nước mưa cắt xẻ địa
hình tạo ra mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Lãnh thổ hẹp ngang, chủ yếu là đồi núi nên chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc.
* Sông ngòi nước ta hướng chảy theo hướng chính là TB-ĐN và hướng vòng cung.
- Hướng nghiêng của địa hình VN: cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam; 2 hướng chính của núi
Việt Nam: TB-ĐN và vòng cung → sông ngòi có 2 hướng chính là TB-ĐN, vòng cung.
* Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, mùa lũ tương
ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
- Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường
* Sông ngòi nước ta có lưu lượng dòng chảy và hàm lượng phù sa lớn
- Mưa nhiều nên lưu lượng dòng chảy lớn.
- Lượng mưa lớn tập trung theo mùa trên một miền địa hình chủ yếu là đồi núi, độ che phủ rừng
thấp làm cho cho bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi nên hàm lượng phù sa của
sông ngòi VN rất lớn.
Câu 5. So sánh đặc điểm 2 mùa khí hậu của nước ta.
- Nước ta có 2 mùa khí hậu: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam
Mùa khí hậu Mùa gió Đông Bắc Mùa gió Tây Nam
Thời gian Từ tháng 11 đến tháng 4 Từ tháng 5 đến tháng 10

2
Đặc điểm khí - Loại gió thịnh hành: gió mùa Đông Bắc - Loại gió thịnh hành: gió Tây Nam
hậu và xen kẽ với tín phong Đông Bắc xen kẽ là gió Đông Nam.
- Nhiệt, mưa: có sự khác nhau rõ rệt giữa - Nhiệt, mưa:
các miền. + Cả nước: nền nhiệt cao (trung bình
+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh, khô. trên 250C); lượng mưa lớn (chiếm trên
Cuối mùa đông có mưa phùn, ẩm ướt. 80% lượng mưa cả năm).
+ Duyên hải Trung Bộ: mưa lớn vào các + Duyên hải Trung Bộ: thời tiết khô,
tháng cuối năm.. nóng ít mưa.
+ Miền Nam Bộ và Tây Nguyên: Thời tiết - Dạng thời tiết đặc biệt: gió Tây, mưa
nóng khô ổn định suốt mùa. ngâu và bão.
Câu 6 :
a. Giá trị của sông ngòi Việt Nam
- Bồi đắp phù sa hình thành và mở rộng các đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, ĐB sông
Cửu Long)
- Địa bàn đánh bắt nuôi trồng, thủy sản.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nhất là hoạt động nông nghiệp, công nghiệp...
- Phát triển thủy điện (các sông ở Tây Bắc, Tây Nguyên...)
- Phát triển du lịch (sông Hương, sông Đà, sông Hàn...)
- Phát triển giao thông vận tải đường thủy (các hệ thống sông ở Đông bằng sông Cửu Long).
- Cung cấp vật liệu xây dựng (cát, sỏi...).
b. Khó khăn
- Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh, tràn bờ gây thiệt hại lớn về của cải vật chất và tính mạng
của người dân
- Mùa cạn thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt và hạ mực nước hồ chứa thủy điện.
- Lượng phù sa lớn, lắng đọng dưới lòng sông, chiếm diện tích lòng sông làm cho lòng sông cạn
dần. Mùa khô tàu lớn ko đi lại được. Mùa lũ, lũ về nhanh hơn, nước dâng cao hơn.
+ Lượng cát bùn lớn nên việc nạo vét lòng sông , cảng biển, cải tạo luồng lạch tốn kém và đòi hỏi
phải làm hằng năm.
Câu 7.
a. Một số biện pháp để phòng chống lũ lụt ở nước ta.( HS tự làm)
b. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm sông. ( HS tự làm)
Câu 8.
Vẽ biểu đồ cột hoặc tròn, rút ra nhận xét về một số đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

You might also like