You are on page 1of 1

Từ những nội dung của Chủ nghĩa Duy Nghiệm được Locke viết trong “An Essay

Concerning Human Understanding” sẽ khiến ta phải so sánh với học thuyết về ý niệm của Platon
và khái niệm Khái niệm trừu tượng hóa của triết học Aristotle.

Locke chỉ xem xét đến những yếu tố có tính duy cảm, ý niệm của Locke với tư cách chỉ
là một biểu tượng cảm tính - là thứ khác xa với ý niệm phi cảm tính của Plato trong thực tế đã
cấu thành nên cái eidos, mô thức, thực tại đích thực của tồn tại. Chính sự thay đổi triệt để về khái
niệm ý niệm này đã tạo nên đóng góp đặc biệt của Locke cho lý thuyết nhận thức. “Nguồn gốc
của đại đa số các ý tưởng mà chúng ta có, nó tuỳ thuộc hoàn toàn vào Giác quan của chúng ta, và
được Giác quan đưa vào Hiểu biết, tôi gọi chúng là Cảm giác”. Việc ông xem tinh thần chỉ như
tổng số những biểu tượng cảm tính được thể hiện rõ ràng nhất trong việc ông phân chia nội dung
của tâm trí và giải thích về nguồn gốc của chúng. “. Quan sát của chúng ta bao gồm các Vật thể
bên ngoài, có thể cảm nhận được; hoặc những Tiến trình bên trong của Tâm trí, được nhận biết
và phản ánh bởi chính chúng ta, nó cung cấp tất cả các chất liệu tư duy cho những Hiểu biết của
chúng ta.”

Khái niệm trừu tượng hóa của triết học Aristotle có tính cách lôgic học và hữu thể học;
nó là khái niệm đích thực về bản chất; do đó, nó vượt khỏi kinh nghiệm giác quan dựa trên sự
quy nạp và bao hàm bên trong nó những thức nhận và trực giác siêu hình học tổng quát. Ngược
lại, sự trừu tượng của Locke hoàn toàn bị giới hạn trong “những hiện tượng trần trụi” và chỉ đơn
thuần là vấn đề đơn giản hóa những ý niệm và tên gọi - “ Do tôi đã gọi giác quan kia là Cảm
giác, vì vậy, tôi sẽ gọi nó là Phản ánh”. Nó là hoạt động thuần túy tâm lý học và không được
biện minh bởi một siêu hình học về bản chất. Điều quan trọng cần lưu ý là Locke không đưa ra
tiêu chuẩn khách quan nào biện minh cho lập trường của ông về nguồn gốc và sự hình thành
những ý niệm phổ quát. Locke chỉ quan tâm đến nhân tố tâm lý học trong sự đơn giản hóa do
ông đề xuất mà thôi.

Sau cùng, người ta đã ghi nhận Locke với khẳng định của ông rằng tâm thức con người là
một “tabula rasa”, một "cái bảng trống trơn", là "trang giấy trắng," mà viết trên đó là các trải
nghiệm rút ra từ các ấn tượng giác quan trong cuộc sống. Và đồng tình với quan niệm giáo dục
tiến bộ của ông đó là nhấn mạnh vai trò và quyền năng của giáo dục chính là tạo ra sự trải
nghiệm trong tâm trí của trẻ trong quá trình trưởng thành, mục tiêu rộng lớn của giáo dục là để
có những con người phù hợp với cuộc sống, với thế giới chứ không phải là để vào đại học.
Những đóng góp của ông về Thuyết Duy Nghiêm là vô cùng quý giá và có giá trị cho sự phát
triển văn minh tiến bộ của nhân loại.

You might also like